Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2072/KH-UBND 2020 phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Đắk Lắk

Số hiệu: 2072/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: H'Yim Kđoh
Ngày ban hành: 13/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2072/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 13 tháng 03 năm 2020

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020

Phần thứ nhất.

ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2019

Năm 2019, các dịch bệnh nguy hiểm vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế cho cộng đng, kể cả các quốc gia phát triển như bệnh do virus Ebola có số mắc/chết là 3.185/2.908; Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính vùng Trung Đông (MERS-CoV) với số mắc/chết 2.266/804; Cúm A H5N1, H7N9, H5N6; Bệnh sởi gia tăng với 664.221 trường hợp mắc tại 171 quốc gia và vùng lãnh thổ (ở các các quốc gia đã công bố loại trừ bệnh Sởi như: Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore); Bệnh sốt xuất huyết tăng cao tại nhiều quốc gia với smắc/chết là Philippin (348.893/1.342), Malaysia (104.746/152), Lào (33.728/59)... Đặc biệt cuối năm 2019, đầu năm 2020; với sự xuất hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút corona gây ra (Covid-19). Bệnh ghi nhận đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn Trung Quốc và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 31/01/2020, WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu và tại Việt Nam công bố dịch từ ngày 01/02/2020. Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 12g00 ngày 12/3/2020, có 108 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc, với tổng số 125.841 người mắc, trong đó có 4.621 người tử vong, số người tử vong tại Lục địa Trung Quốc: 3.169 người; số người tử vong ngoài Lục địa Trung Quốc: 1452 người, trong đó một số nước có số người tử vong cao như Ý: (827), Iran (354), Hàn Quốc (66), Tây Ban Nha (55), Pháp (48); Mỹ (36), Nhật Bản (10), Anh (08)...

Tại Việt Nam, trong năm 2019 không ghi nhận sự xâm nhập của các bệnh nguy hiểm mới nổi ngoại trừ dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 (tính đến ngày 12/3/2020 Việt Nam ghi nhận 39 trường hợp dương tính với Covid-19, đã điều trị khỏi 16 trường hợp; đang tiến hành cách ly theo dõi chặt chẽ 119 trường hợp nghi ngờ nhiễm và theo dõi sức khỏe 24.938 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch), các bệnh dịch lưu hành tiếp tục được khng chế, tỷ lệ mắc và tử vong của hầu hết các bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành thấp hơn so với trung bình giai đoạn 5 năm qua, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm phòng có tỷ lệ mắc giảm mạnh do duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao. Tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Một số bệnh truyền nhim lưu hành gia tăng cục bộ tại một số địa phương vào các tháng cao điểm với số mắc/chết là: Tay chân miệng (89.807/1), st xuất huyết Dengue (277 348/49) Sởi (6.956/3)...

Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có những thành quả trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm như không có trường hợp mắc bệnh dịch hạch, góp phần cùng cả nước thanh toán bệnh bại liệt, một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát. Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm tại tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp như sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng, bạch hầu, viêm não Nhật Bản, sởi, bệnh dại...Một số bệnh có số tử vong vẫn còn cao như dại và năm 2019 được xem như một năm đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh với 04 trường hợp tử vong được ghi nhận...

Trong bối cảnh cơ sở vật chất và nguồn nhân lực y tế cơ sở còn hạn chế; ý thức của một bộ phận người dân trong việc tự phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm chưa cao và sự phối hợp của chính quyền địa phương với ngành y tế trong quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh chưa thật sự hiệu quả, còn mang tính hình thức.... đòi hỏi công tác phòng chống dịch cần triển khai quyết liệt và chủ động hơn.

Căn cứ tình hình dịch tễ bệnh truyền nhiễm những năm qua và tình hình dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2020, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2019

Trước diễn biến phức tạp về dịch bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nên khả năng các bệnh dịch mới phát sinh, bệnh nguy hiểm vẫn có thể xâm nhập vào Việt Nam nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt là các nhóm bệnh do vi rút gây ra, các bệnh chưa có vắc xin dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu luôn có nguy cơ xâm nhập và lan rộng ra cộng đồng trong quá trình giao lưu, tiếp xúc. Tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm và đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh. Kết quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019, cụ thể như sau:

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019

Kết quả năm 2019

So vi kế hoạch

1. MERS-CoV

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

2. Cúm A (H7N9):

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát.

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

3. Cúm A (H5N1):

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch; không để dịch bệnh bùng phát, lan rng.

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

4. Bệnh tả:

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

Không có trường hợp mắc

Đạt

5. Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,05%.

- 62.1/100.000 dân

- 0%

Đạt

Đạt

6. Bệnh sốt xuất huyết:

- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 120/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,09%.

- Không có dịch lớn

- 1.200/100.000 dân

- 0,017%

Đạt

Không đạt

Đạt

7. Bệnh sốt rét:

- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 0,68/1.000 dân.

- Tỷ lệ tử vong: ≤ 0/100.000 dân.

- Không xảy ra dịch.

- 0,34/1.000 dân

- 0/100.000 dân

Đạt

Đạt

Đạt

8. Bệnh dại:

Khống chế ≤ 4 trường hợp tử vong.

05 tử vong

(0,31/100.000 dân)

Không đạt

9. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

- Bệnh sởi:

+ Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

+ Tỷ lệ mắc: < 5/100.000 dân.

- Bệnh bạch hầu: < 0,02/100.000đ

- Ho gà: Tỷ lệ mắc: < 1/100.000 dân

- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Không có dịch lớn

- 20.36/100.000 dân

- 0,3/100.000 dân

- 1,52/100.000 dân

Đạt

Không đạt

Không đạt

Không đạt

Đạt

10. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác:

Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.

Không có dịch bệnh lớn xảy ra

Đạt

II. KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI

- Trên thế giới và khu vực, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát bệnh dịch, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm như Covid-19, dịch bệnh cúm A(H7N9), MERS-CoV, sốt vàng ... chưa khống chế được triệt để; một số bệnh trước đây đã được khng chế nhưng hiện gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bại liệt, sởi. Trong đó có những quốc gia có chung đường biên giới và một số quốc gia có nhiều hoạt động giao lưu thương mại với nước ta.

- Một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A(H7N9), MERS - CoV, sốt vàng ... đã được ngăn chặn trên cả nước, góp phần rất lớn vào việc ổn định an sinh xã hội trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại ngày càng gia tăng. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại tỉnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết ...vẫn có nguy cơ lây lan, bùng phát nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch một cách triệt để.

- Các bệnh dịch chủ yếu do vi rút (tay chân miệng, sốt xuất huyết...), không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng, các biện pháp phòng chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu, tuy đã được kiểm soát và có số mắc giảm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát. Các bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ tại Việt Nam như dịch hạch, bại liệt luôn có nguy cơ tái xâm nhập.

- Sự biến đổi khí hậu, biến động về dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận lớn dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện trở lại.

- Một số địa phương chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống dịch, chưa thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng, chống dịch bệnh, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ của ngành y tế, các Ban, ngành, đoàn thể chưa tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

- Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng; bệnh dại còn ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do người dân không chủ động, tự giác đi tiêm phòng vắc xin dại; có thói quen, tập quán ăn uống không đảm bảo vệ sinh (ăn tiết canh sống gây bệnh liên cầu lợn).

- Bùng nổ dân số, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự giao lưu rộng rãi của người dân, hậu quả của thiên tai, lụt bão đang tác động tiêu cực tới các hoạt động y tế dự phòng, có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.

- Hoạt động cung ứng vắc xin trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân từ các nhà sản xuất chưa đáp ứng, cung ứng chậm để đảm bảo triển khai thực hiện theo kế hoạch.

- Việc quản lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong tiêm chủng mở rộng sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ, không quản lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động. Tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa quản lý được hết các đối tượng, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp ở quy mô cấp xã.

- Chưa triển khai hoạt động kiểm dịch y tế đối với người do hiện tại tỉnh chưa xây dựng cửa khẩu.

- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia liên tục bị cắt giảm, kinh phí bố trí cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương hạn chế, nhiều địa phương không bố trí hoặc bố trí chậm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2020

Diễn biến phức tạp về dịch bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nên khả năng các bệnh dịch mới phát sinh, bệnh nguy him xâm nhập vào Việt Nam nói chung và tai tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt là các nhóm bệnh do vi rút gây ra điển hình như Covid-19, các bệnh chưa có vắc xin dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu luôn có nguy cơ xâm nhập và lan rộng ra cộng đồng trong quá trình giao lưu, tiếp xúc. Dbáo trong năm 2020, dịch bệnh sẽ diễn biến vô cùng phức tạp, đng thời nguy cơ dịch bệnh gia tăng ở một số bệnh lưu hành thường xuyên như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dại ... trên địa bàn tỉnh vì một số lý do sau:

a) Dịch bệnh Covid-19

Tính đến ngày 12/3/2020, toàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, đã triển khai cách ly 325 đối tượng, hiện tại đang cách ly 257 đối tượng (trong đó, có 09 đối tượng cách ly tại cơ sở y tế, 15 đối tượng cách ly tập trung và 233 đối tượng được hướng dẫn cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà). Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến rất phức tạp, do đó không loại trừ khả năng dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh. Để chủ động trong công tác phòng chống dịch, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch phòng chống Covid-19 trên địa bàn (Chi tiết tại Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk).

b) Bệnh Cúm A (H5N1)

Năm 2019 đã phát hiện 01 ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột. Trong khi đó việc kiểm soát, vận chuyển, giết mổ gia cầm còn nhiều tồn tại, bất cập do đó trong năm 2020 tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp.

c) Bệnh tay chân miệng: trong năm 2019 bệnh được ghi nhận tại 15/15 huyện/thị xã/thành phố với 1.274 trường hợp mắc, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018, không có hường hợp tử vong. Vì đây là bệnh lưu hành trên diện rộng, các biện pháp phòng chống không đặc hiệu, hiệu quả không cao. Việc cách ly tại bệnh viện còn hạn chế, cách ly tại cộng đồng khó thực hiện, việc nâng cao ý thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn khó khăn. Dự báo trong năm 2020 dịch bệnh có thể bùng phát và diễn biến phức tạp.

d) Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Là bệnh lưu hành hàng năm của tỉnh, năm 2019 tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp và dù đã áp dụng nhiều biện pháp khống chế nhưng dịch bệnh vẫn kéo dài và ảnh hưởng trên diện rộng, số ca bệnh sốt xuất huyết ghi nhận trên toàn tỉnh trong năm 2019 là 23.040 ca tăng 20,4 lần so với năm 2018, ghi nhận 04 trường hợp tử vong (Tp Buôn Ma Thuột: 01, huyện Cư M’gar: 02, huyện Ea Súp: 01). Với thói quen tích trữ nước dài ngày của người dân là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sản, công tác vệ sinh môi trường còn nhiu tn tại, bất cập, ý thức tự bảo vệ của người dân chưa cao, còn trông chờ nhiều vào việc xử lý ca bệnh/ổ dịch bàng hóa chất mà không quan tâm loại trừ ổ chứa lăng quăng, bọ gậy tại nhà; Ngoài ra theo dự báo của thế giới do sự biến đổi của khí hậu, thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xem lẫn các đợt mưa, tốc độ đô thị hóa nhanh nhiêu công trình xây dựng, đất bỏ hoang, các khu nhà trọ, lán trại, nghĩa trang... chưa được quan tâm, xử lý là môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và lăng quăng phát triển, cũng là điều kiện cảnh báo sự bùng phát, khó kiểm soát của dịch sốt xuất huyết Dengue. Năm 2020 là năm nối tiếp dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue của năm 2019. Vì vậy, dự báo năm 2020 dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn còn có nguy cơ tiếp tục xảy ra với nhiều diễn biến phức tạp.

đ) Bệnh uốn ván sơ sinh: Tập quán sinh đẻ tại nhà của đồng bào dân tộc thiểu s, việc hưởng ứng của người dân đối với công tác tiêm chủng mở rộng còn nhiều hạn chế tại một số vùng dân cư là nguy cơ mắc bệnh.

e) Bệnh dại: Trong năm 2019, ghi nhận 05 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Cư M’gar (01), Krông Bông (01), Krông Pắc (01), M' Đrắk (01), Ea HTeo (01). Không tăng không giảm so với năm 2018 (05 trường hợp).Thực trạng nuôi chó trông nhà/nương rẫy, chó thả rông, không đeo rọ mõm vẫn còn phổ biến. Bệnh dại không có biểu hiện bệnh ngay lập tức nên người dân chủ quan, không đi tiêm phòng. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, giá thành vắc xin còn cao, cần phải tiêm nhiều liều. Dự báo, vẫn tiếp tục ghi nhận một số trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại trong năm 2020.

g) Bệnh viêm não Nhật Bản B: Trong năm 2019, ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật bản B tại xã Ea Rbin, huyện Lk. Đây là bệnh truyền nhiễm thường hay gặp ở trẻ em, bệnh xảy ra ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp, người dân chưa hưởng ứng tốt công tác tiêm chủng mở rộng.

h) Bệnh sởi: Trong năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận 387 trường hợp sởi dương tính ghi nhận tại 15/15 huyện/thị xã/thành phố, số mắc tăng 5,8 lần so với cùng kỳ năm 2018. Không có trường hợp tử vong. Theo nhận định của các chuyên gia y tế, dự báo dịch sởi có thể gia tăng trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

i) Bệnh bạch hầu Trong những năm gần đây, bệnh bạch hầu đang có nguy cơ quay trở lại, bùng phát thành dịch lớn. Tại tỉnh Đắk Lắk, sau 15 năm (từ 2003-2018) không xảy ra trường hợp bệnh bạch hầu nào trên địa bàn tỉnh thì ngày 09/9/2019 ghi nhận 05 trường hợp bệnh tại Buôn Hring, xã Ea H’Ding, huyện Cư M’gar; trong đó, có 01 trường hợp tử vong, do đó trong năm 2020 nguy cơ xảy ra dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn là rất cao.

k) Bệnh sốt rét: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 7754/KH- UBND, ngày 29/9/2017 về Kế hoạch loại trừ sốt rét tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 và định hướng năm 2030. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, số ca sốt rét năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2016 toàn tỉnh chỉ có 270 ca, năm 2017 có 566 ca, năm 2018 có 786 ca và 10 tháng đầu năm 2019 đã có 569 ca. Tình trạng kháng thuốc sốt rét đang có nguy cơ gia tăng, nhiều xã thuộc vùng sốt rét lưu hành vừa hoặc nhẹ đã quay trở lại vùng sốt rét lưu hành nặng.

l) Bệnh liên cầu lợn: trong năm 2019 ghi nhận 01 trường hợp tại xã Krông Nô, huyện Lắk (năm 2018 không ghi nhận trường hợp bệnh), dự báo năm 2020 vẫn có khả năng ghi nhận các trường hợp bệnh.

m) Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Như các bệnh ho gà (Trong năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận 31 trường hợp mắc tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2018) cúm A(H7N9)... Do điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhiều tỉnh thành trong cả nước, là tỉnh biên giới tiếp giáp với nước Campuchia nên nguy cơ mắc các các bệnh truyền nhiễm liên quan là rất cao.

Các bệnh truyền nhiễm khác: Các bệnh cúm mùa, bệnh đường tiêu hóa, thủy đậu, quai bị đang có xu hướng gia tăng.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2020

I. MỤC TIÊU CHUNG

Giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2015-2019. Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

II. MỤC TIÊU CỤ TH

1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm sổ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào tỉnh Đắk Lắk.

2. Bảo đảm công tác phân tuyến điều trị giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng.

3. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.

4. Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.

5. Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến.

III. CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN

Stt

Nội dung

Chỉ tiêu 2020

1.

Bệnh nhóm A: cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), Covid-19...

100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

2.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue

- Tỷ lệ mắc

- Tỷ lệ tử vong

- Không đdịch bệnh lớn xảy ra

< 218,6/100.000 dân.

< 0,01%

3.

Bệnh sốt rét

- Tỷ lệ mắc

- Tỷ lệ tử vong

- Không để dịch lớn xảy ra

< 0,55/1.000 dân.

< 0/100.000 dân.

4.

Bệnh dại

Khống chế ≤ 05 trường hợp tử vong.

5.

Bệnh tay chân ming

- Tỷ lệ mắc

- Tỷ lệ tử vong

Không để dịch bệnh lớn xảy ra

< 100/100.000 dân

< 0,02%

6

Một số bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng

- Bại liệt, uốn ván sơ sinh

Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; không có huyện nguy cơ cao về uốn ván sơ sinh

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 01 tuổi

≥ 95% quy mô xã, phường, thị trấn.

- Tỷ lệ tiêm vắc xin đủ mũi cho phụ nữ có thai

≥ 85% quy mô xã, phường.

- Tỷ lệ mắc bệnh sởi:

< 5/100.000 dân

- Tỷ lệ mắc ho gà

< 1/100.000 dân

- Tỷ lệ mắc bạch hầu

< 0,02/100.000 dân (không có ca bệnh)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 các cấp, tăng cường sự chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể, xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đáp ứng nhanh trong từng tình huống dịch bệnh. Sở Y tế kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân chỉ đạo công tác phòng chống dịch, không để dịch bệnh bùng phát, đặc biệt đối với các bệnh nguy him và mới ni (Covid-19, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), MERS-CoV, Ebola...).

- Đưa nội dung của công tác phòng, chống dịch trong các buổi họp, giao ban định kỳ của các cấp chính quyền, đánh giá tình hình dịch, các biện pháp đã triển khai, các vấn đề còn tồn tại cần rút kinh nghiệm.

- Thành lập tổ tư vấn chuyên môn trong các lĩnh vực chẩn đoán điều trị, phòng, chống dịch tại tuyến tỉnh, huyện để tăng cường trong công tác chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các biện pháp chuyên môn kỹ thuật.

- Đảm bảo đầu tư nguồn lực cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh.

- Tăng cường chỉ đạo việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và người dân và cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.

- Triển khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

2. Chuyên môn kỹ thuật

a) Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm

- Triển khai các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm, kiểm soát chặt chẽ, triệt đề các đối tượng nhiễm và nghi nhiễm để ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh.

- Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch.

- Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng chống dịch bệnh; Chương trình cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh, kế hoạch các hoạt động phòng chống dịch, bệnh thuộc Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia; kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội và các sự kiện chính trị xã hội, thiên tai, bão lụt.

- Thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh tại các tuyến có đủ năng lực và trang thiết bị sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch, hỗ trợ tuyến trước khi có dịch bệnh xảy ra.

- Thường xuyên đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình dịch bệnh; tăng cường sự điều phối, chia sẻ thông tin và huy động các nguồn lực trong công tác giám sát, đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm.

- Đẩy mạnh công tác chủ động đáp ứng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 và báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới trên phạm vi toàn quốc theo Thông tư số 28/2019/TT-BYT ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

b) Công tác tiêm chủng và an toàn sinh học

- Ngành y tế tăng cường công tác hướng dẫn chuyên môn, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm; đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

- Ban hành kế hoạch thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Triển khai các hoạt động về an toàn sinh học và xét nghiệm theo Kế hoạch Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc Y tế dự phòng năm 2020.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; tăng cường tiếp cận tiêm chủng dịch vụ phòng bệnh truyền nhiễm.

- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vung có dân tộc thiểu ssinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% quy mô xã phường, thị trấn.

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo đúng quy định NRA.

- Triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế trong năm 2020 theo Quyết định số 2893/QĐ-BYT ngày 11/5/2018 của Bộ Y tế; Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng, kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển bảo quản và sử dụng vắc xin phòng chống đại dịch cúm.

c) Phát triển và quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống

- Tổ chức thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm qua phần mềm theo quy định Thông tư 54/2015/TT-BYT .

- Quản lý thông tin tiêm chủng thông qua phần mềm báo cáo tiêm chủng.

d) Giải pháp về giảm mắc

- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của dịch bệnh, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Củng cố và kiện toàn đội cơ động chống dịch các tuyến, sẵn sàng tổ chức điều tra, xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, phân tích, đánh giá diễn biến, tổ chức khoanh vùng xử lý kịp thời, đảm bảo không để dịch lan rộng.

- Giám sát, phát hiện sớm các dịch bệnh nguy hiểm từ nước ngoài vào tỉnh qua đường biên giới.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc xin khác để tăng khả năng miễn dịch phòng bệnh.

- Phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các ban ngành có liên quan nhằm giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động triển khai các bin pháp phòng, chống bệnh dịch từ động vật sang người.

- Tăng cường năng lực các phòng xét nghiệm để đảm bảo thực hiện các hoạt động lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm lên tuyến trên kịp thời nhằm phát hiện tác nhân gây bệnh.

- Chuẩn bị đủ vật tư, hóa chất để sẵn sàng đáp ứng chống dịch.

e) Các giải pháp giảm tử vong

- Tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng khu vực cách ly, các đội cấp cứu lưu động tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm giảm đến mức tối đa số mắc và tử vong.

- Tăng cường năng lực cho cơ sở y tế các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tổ chức các đội cấp cứu lưu động phòng chống dịch bệnh. Tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng lây nhim.

3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Đẩy mạnh công tác truyền thông đến cộng đồng về phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh và tiêm chủng phòng bệnh, đặc biệt đến các nhóm đối tượng nguy cơ (trường học, khu công nghiệp, nhà trọ...).

- Chủ đng, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm chủng để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, phối hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động ứng phó, xử lý các tình huống thông tin y tế bất cập, kịp thời cung cấp thông tin bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Tiếp tục tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường; duy trì thực hiện tốt phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể lồng ghép công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh vào các hoạt động của cơ quan, đơn vị mình và hệ thống quản lý theo ngành dọc đến tận cơ sở để đưa thông tin về phòng, chống dịch bệnh đến phụ huynh học sinh, công nhân viên chức, người dân để triển khai thực hiện. Truyền thông qua mạng lưới y tế thôn buôn để đưa thông tin về phòng, chống dịch bệnh đến người dân.

4. Công tác kiểm tra, giám sát, thông tin, báo cáo

a) Công tác kiểm tra, giám sát

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của tỉnh có kế hoạch phân công, thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất về triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch của các tuyến, các cơ quan ban ngành đoàn thể.

- Ngành Y tế chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát các tuyến nhằm đôn đốc việc triển khai thực hiện.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tuyến huyện, xã tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động phòng, chống dịch tại địa bàn.

- Các cơ quan chuyên môn y tế kiểm tra, giám sát các tuyến thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị, phòng, chống dịch.

- Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống kiểm tra, giám sát dịch từ tỉnh đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch, không để dịch lan rộng.

b) Công tác thông tin, báo cáo

- Thực hiện công tác thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế;

- Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn tại phần mềm Giám sát bệnh truyền nhiễm;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lưu trữ, xử lý số liệu bnh truyền nhiễm tại các tuyến y tế.

5. Đầu tư nguồn lực

- Sở Y tế xây dựng Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Bổ sung số lượng cán bộ hiện đang thiếu cho các đơn vị dự phòng các tuyến, đảm bảo đủ nhân lực tham gia công tác phòng chống dịch. Tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện công tác y tế dự phòng một cách hiệu quả; xây dựng các chính sách thu hút, đãi ngộ, chế độ độc hại và thâm niên nghề nghiệp cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng.

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực dịch cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh.

- Theo dõi, chỉ đạo các địa phương, đơn vị đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo kinh phí, hóa chất, trang thiết bị.

6. Phối hợp liên ngành

- Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên người, phòng chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ;

- Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe”.

7. Nghiên cứu khoa học

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch tễ học của bệnh, tác nhân gây bệnh, véc tơ truyền bệnh, vắc xin phòng bệnh, dự báo dịch, xây dựng mô hình phòng chống để đề xuất các biện pháp phòng chống phù hợp, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

8. Công tác kiểm tra, thanh tra

- Tchức các đoàn thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh, công bố dịch, quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, kiểm dịch y tế biên giới tại các huyện/thị xã/thành phố.

- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới ni hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao (COVID-19, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại ...) tại các huyện/thị xã/thành phố.

- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kthuật cho các bệnh viện về phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, cách ly, triển khai các giải pháp phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch trên người của tỉnh

- Phân công Trưởng ban chỉ đạo chống dịch của tỉnh chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể của ngành mình, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch theo nhiệm vụ được phân công, tổ chức tốt công tác phối hợp, kết hợp giữa các ngành trong phòng, chống dịch bệnh.

- Đưa nội dung công tác phòng chống dịch bệnh là một trong những nội dung thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch định kỳ, đột xuất.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã/thành phố hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng.

2. Sở Y tế

- Lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2020 và đề xuất kinh phí triển khai thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt sớm.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cấp ở địa phương.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc cấp bổ sung ngân sách từ địa phương và huy động nguồn kinh phí tài trợ để đảm bảo kinh phí hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm và thực hiện các hoạt động giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng, bệnh viện trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động giám sát trọng điểm quốc gia.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh của các đơn vị tại địa phương.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng (thông tin báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhim giám sát phòng chống dịch, công bố dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ ...).

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với ngành y tế trong trao đổi thông tin dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, triển khai các hoạt động phòng chống dịch, giám sát, tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh, tiêm vc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

- Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

- Tổ chức các chốt kiểm dịch động vật, quản lý lưu thông gia súc gia cầm chống sự xâm nhập, vận chuyển gia súc gia cầm mắc bệnh hoặc không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh.

- Kiểm soát chặt chẽ các dịch bệnh lây từ động vật qua người như cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), bệnh liên cầu lợn, dại,...

- Có kế hoạch đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho con người trong quá trình làm việc, không đlây lan dịch bệnh từ động vật sang người.

- Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng chuồng trại gia súc, gia cầm.

- Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã/thành phố trong việc quản lý đàn chó nuôi, chó thả rông nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra bệnh dại trên người.

- Đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho nhân dân.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan liên quan khác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh. Thường xuyên tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và sử dụng nước sạch, nhà tiêu hp vệ sinh tại trường học.

- Tuyên truyền, khuyến khích phụ huynh hưởng ứng và đưa con em đi tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh khác.

- Tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên về ý thức giữ gìn vệ sinh, loại bỏ bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tại hộ gia đình, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika.

- Phát hiện và báo cáo các trường hợp nghi ngờ bệnh truyền nhiễm cho ngành y tế để có biện pháp phòng, chống, hạn chế lây lan.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai các biện pháp phong, chống dịch bệnh tại các trường học.

5. Sở Tài chính

- Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho các Sở ngành liên quan thực hiện kế hoạch.

- Tham mưu bố trí nguồn ngân sách để thực hiện đầy đủ chế độ cho nhân sự làm công tác phòng, chống dịch bệnh.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh thường xuyên và đột xuất của tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan tới việc gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc xử lý vật dụng chứa nước có bọ gậy và nguy cơ có bọ gậy làm tăng nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, sốt rét và bệnh do vi rút Zika; Hướng dẫn giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do lũ lụt; Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước giảm thiểu, kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh tại khu vực dân cư.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức phù hợp để người dân nhận thức đúng, đủ về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh:

+ Thường xuyên theo dõi, cập nhật để đưa tin, bài và hình ảnh trong việc triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh;

+ Tăng cường thời lượng, số lượng các tin, bài để truyền thông cho người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hưởng ứng các hoạt động phòng chống dịch bệnh được phát động;

+ Xây dựng các chương trình và nội dung truyền thông đa dạng, phong phú, phủ rộng tới các đối tượng người dân đặc biệt quan tâm tới vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, vùng nguy cơ xảy ra dịch bệnh,

9. Các đơn vị Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Hải quan tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, ngành y tế, các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.

- Triển khai công tác phòng chống dịch tại đơn vị, truyền thông vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường cho cán b, chiến sỹ.

- Giám sát, phát hiện báo cáo các trường hợp bệnh dịch được phát hiện đặc biệt là các bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào tỉnh.

- Phối hợp Quân - Dân y trong các hoạt động phòng, chống dịch.

10. Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố

- Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và cấp kinh phí chi cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh (hỗ trợ kinh phí hoạt động xử lý ổ dịch, tập huấn, truyền thông, thù lao cho cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết và phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại các huyện trọng điểm), tiêm chủng mở rộng (hỗ trợ công tiêm, tập huấn và truyền thông) từ nguồn kinh phí dự phòng của huyện, thị xã, thành phố.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch theo từng địa bàn dân cư.

- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của các ngành, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phòng chống ô nhiễm môi trường, xử lý môi trường đặc biệt tại những nơi mật độ dân cư cao, nguy cơ ô nhiễm lớn; huy động lực lượng của các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể - xã hội tham gia vào công tác phòng, chống dịch, công tác đảm bảo an ninh trật tự khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị y tế, nông nghiệp, giáo dục tích cực phối hợp với các phòng, ban, đoàn thể tại địa phương tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và tập trung xử lý triệt để ngay từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng; tăng cường tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp chuyên môn kỹ thuật theo hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế và các sở, ngành liên quan

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời, thường xuyên về diễn biến tình hình bệnh truyền nhiễm và công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại địa phương.

- Kiên quyết có biện pháp hành chính đối với hộ gia đình, cơ quan đoàn thể không thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, làm tăng nguy cơ dịch bệnh tại địa phương.

- Hỗ trợ kinh phí các hoạt động tiêm chủng mở rộng (truyền thông, công tiêm,...)

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

- Phối hợp với ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện rửa tay, ăn chín, uống sôi, png chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua đưng tiêu hóa; thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh.

- Phối hợp với ngành y tế tổ chức các buổi truyền thông, tập huấn, giáo dục sức khỏe cộng đồng cho người dân, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh.

- Vận động nhân dân tích cực tham gia và hưởng ứng Chương trình tiêm chủng mở rộng các loại vắc xin phòng bệnh.

- Phát động các phong trào rộng khắp trong cộng đồng nhằm thay đổi tập quán, ý thức của người dân nhằm bảo vệ sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh.

12. Các cơ quan liên quan khác: Tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để phối hợp với với ngành y tế tổ chức và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

VI. KINH PHÍ

- Ngân sách cấp tỉnh: Trên cơ sở nhu cầu thực tế, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch cấp tỉnh;

- Ngân sách cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cân đối bố trí kinh phí cho công tác tổ chức, triển khai phòng chống dịch trên địa bàn theo quy định từ nguồn kinh phí của địa phương.

VII. KIẾN NGHỊ

1. Bộ Y tế

- Chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật, đào tạo và cấp hỗ trợ kinh phí, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh.

2. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên (cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn tỉnh): Chỉ đạo, giám sát hỗ trợ hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Trên đây là Kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề nghị các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- BY tế;
- Viện VSDT Tây Nguyên;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, NN&PTNT, TC, KH&ĐT, GD&ĐT; TT&TT; TN&MT;
- Các ban ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện/thị xã/TP;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Các phòng: KT, NNMT;
- Lưu: VT, KGVX (Th. 20b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




H’Yim Kđoh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2072/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ngày 13/03/2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


238

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.200.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!