ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 206/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 9
năm 2021
|
KẾ HOẠCH
XÉT NGHIỆM DIỆN RỘNG, TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG COVID-19 CHO NGƯỜI
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Công điện số 71/CĐ-TTg ngày
06/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ; các Công điện: số 1305/CĐ-BYT ngày
02/9/2021, số 1316/CĐ-BYT ngày 04/9/2021 của Bộ Y tế, đối với Hà Nội, thần tốc
xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ người dân một cách an toàn, hiệu quả và tổ chức
tiêm chủng, hoàn thành toàn bộ mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên
và tiêm mũi 2 cho những người đủ thời gian; sự hỗ trợ của các tỉnh, địa phương
liên quan; Thông báo số 484-TB/TU ngày 07/9/2021 của Ban
Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch xét nghiệm diện rộng, tiêm
chủng vắc xin phòng, chống COVID-19 cho người dân trên địa
bàn Thành phố, cụ thể như sau:
I. Mục đích và yêu
cầu
1. Mục đích
- Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ
từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa thời gian “vàng” trong
thời gian giãn cách xã hội.
- Thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn
Thành phố theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số
71/CĐ-TTg ngày 06/9/2021 cho người dân một cách an toàn, hiệu quả nhằm phát hiện
sớm các trường hợp lây nhiễm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; kịp thời
cách ly, khoanh vùng, dập dịch và chăm sóc, điều trị phù hợp.
- Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 mũi 01 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn theo Nghị
quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến ngày
15/9/2021 trên cơ sở số vắc xin được Bộ Y tế phân bổ và giao.
2. Yêu cầu
- Đến ngày 15/9/2021: Tại các khu vực
có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao: hoàn thành lấy mẫu xét
nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); tại các khu vực
có nguy cơ và các khu vực khác: hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người
dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp
có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh
và tại cộng đồng. Xét nghiệm 3 ngày /lần đối với nhân viên, người lao động tại
các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và theo hướng
dẫn tại Công điện số 1305/CĐ- BYT ngày 02/9/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường
công tác xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19.
- Hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự
giám sát của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên. Áp dụng
xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp. Trường
hợp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp, phải trả kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ.
- Huy động 11 tỉnh, thành phố tham
gia hỗ trợ Thành phố trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng
gồm: 07 tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 71/CĐ-TTg
ngày 06/9/2021 (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,
Thái Nguyên) và 04 tỉnh, thành phố (Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng).
- Đảm bảo công tác chuẩn bị chu đáo,
toàn diện, chỉ đạo chặt chẽ; phương án tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và xét
nghiệm SARS-CoV-2 thống nhất, phù hợp năng lực, công suất tiêm chủng, không để
mẫu tồn trong 24 giờ; đảm bảo công tác hậu cần đầy đủ, đồng bộ và có sự phối hợp
chặt chẽ, hiệp đồng linh hoạt giữa các đơn vị trong quá trình triển khai thực
hiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
cho các lực lượng tham gia lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng và người dân, tránh
lây nhiễm chéo trong khu vực lấy mẫu, tiêm chủng.
II. Nội dung
1. Nguyên tắc và phạm vi thực hiện
1.1 Nguyên tắc
- Đánh giá nguy cơ theo quy định tại
Quyết định 2686/QĐ-BCĐ ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy
cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19”.
- Tiêm mũi 01 bằng loại vắc xin nào
thì tiêm mũi 02 bằng loại vắc xin đó. Với người được tiêm mũi 01 bằng vắc xin của
AstraZeneca, có thể tiêm mũi 02 bằng vắc xin của Pfizer khi được sự đồng ý của
người được tiêm chủng, khoảng cách từ 08 - 12 tuần sau tiêm mũi 01.
- Các tỉnh, thành phố tham gia hỗ trợ
thành phố Hà Nội trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng thực hiện tại quận, huyện,
thị xã nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm bố trí nơi ăn, chỗ ở và đảm bảo
điều kiện làm việc.
1.2 Phạm vi thực hiện
- Vùng 1 (15 quận, huyện): Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa,
Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ
Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai.
- Vùng 2 (05 quận, huyện): Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
- Vùng 3 (10 huyện, thị xã): Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ,
Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên,
2. Phương án triển khai
- Tại Vùng 1: Đơn vị hỗ trợ thực hiện: Các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố thực hiện.
- Tại Vùng 2: Đơn vị hỗ trợ thực hiện: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
- Tại Vùng 3: Đơn vị hỗ trợ thực hiện: Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng
Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.
3. Thời gian triển khai
Xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc
xin phòng, chống dịch COVID-19: đến ngày 15/9/2021.
III. Kinh phí thực
hiện
- Nguồn ngân sách Thành phố: đảm bảo
kinh phí cho công tác xét nghiệm, công tác vận chuyển và bảo quản vắc xin từ
tuyến Trung ương về Thành phố và từ Thành phố về các quận, huyện, thị xã.
- Nguồn ngân sách quận, huyện, thị
xã: đảm bảo các kinh phí khác để triển khai lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 theo đúng quy định trên địa bàn bao gồm:
vật tư tiêu hao, trang thiết bị, vật tư phòng hộ; kinh phí tập huấn, truyền
thông; kinh phí in ấn biểu mẫu, báo cáo; kinh phí thu gom, lưu giữ, vận chuyển,
xử lý chất thải; kinh phí cho các lực lượng tham gia; kinh phí khác phát sinh
khi triển khai chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn... (trường hợp ngân sách quận,
huyện, thị xã không tự cân đối đảm bảo chi cho việc triển khai công tác tiêm
chủng trên địa bàn, UBND quận, huyện, thị xã báo cáo Ủy ban nhân
dân Thành phố chỉ đạo).
- Nguồn từ Chương trình Tiêm chủng mở
rộng Quốc gia.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho công
tác xét nghiệm và tiêm chủng.
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Y tế
- Căn cứ Công điện số 71/CĐ-TTg ngày
06/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 484-TB/TU ngày
07/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy, các hướng dẫn của Bộ Y tế và Kế hoạch của
UBND Thành phố, giao Sở Y tế xây dựng Phương án (phương án phân bổ đơn vị xét
nghiệm, đơn vị tiêm theo địa bàn, điều động nhân lực tổ chức thực hiện...) để đảm
bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, chất lượng, an toàn và tiến độ đề ra.
- Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
26/02/2021 của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế
và các chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về các đối tượng
tiêm theo thứ tự ưu tiên, giao Giám đốc Sở Y tế chủ động triển khai thực hiện
theo Kế hoạch và phân bổ vắc xin theo tiến độ phân bổ của
Bộ Y tế.
- Là đầu mối liên hệ với đại diện 11
tỉnh, thành để phối hợp với UBND các quận, huyện trong việc tổ chức chiến dịch
xét nghiệm và tiêm chủng.
- Căn cứ tiến độ triển khai tại từng
địa bàn, khu vực để điều phối, phân bổ đơn vị tham gia lấy mẫu xét nghiệm, tiêm
chủng linh hoạt, hiệu quả.
2. Công an Thành
phố
- Phối hợp các lực lượng khác trong
việc huy động người dân tham gia xét nghiệm và tiêm chủng, chỉ đạo lực lượng
công an cơ sở đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm và tiêm
chủng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan phân luồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện ra/vào vận
chuyển mẫu xét nghiệm, các phương tiện phục vụ các cán bộ y tế phục vụ công tác
xét nghiệm, tiêm chủng trên địa bàn Thành phố.
3. Sở Giao thông
vận tải: Chuẩn bị nhân lực và phương tiện để sẵn
sàng phối hợp, hỗ trợ công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng trên địa bàn
Thành phố khi có yêu cầu.
4. Sở Công
Thương: Chỉ đạo các đơn vị theo lĩnh vực quản lý
như các chuỗi cung ứng, dịch vụ thiết yếu, các cụm công nghiệp, chợ đầu mối...
thực hiện việc xét nghiệm, tiêm chủng cho cán bộ, người lao động theo Kế hoạch
của UBND quận, huyện, thị xã.
5. Sở Tài chính
- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan trong việc triển khai Kế hoạch xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc
xin phòng, chống COVID-19 cho người dân trên địa bàn Thành phố. Tổng hợp kinh
phí triển khai Kế hoạch, báo cáo, tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí
triển khai Kế hoạch.
- Hướng dẫn việc sử dụng, thanh, quyết
toán kinh phí cho công tác lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19 và tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 theo quy định. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền, chủ trì
phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố.
6. Sở Thông tin
và Truyền thông
- Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền tạo
sự đồng thuận, ý thức về trách nhiệm quyền
lợi của người dân trong việc tham gia lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng, sự ủng hộ, tình cảm của các tỉnh, thành phố đối với Thủ đô; sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân.
- Phối hợp các cơ quan báo chí Trung
ương và Thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận, để dân
biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm, cùng với hệ thống chính trị tham
gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm
sớm nhất.
- Tổ chức phối hợp đơn vị liên quan,
áp dụng nền tảng công nghệ thông tin thực hiện quét dữ liệu, nhập liệu mẫu xét
nghiệm theo quy định, trước mắt đối với Vùng 2 và Vùng 3.
- Phối hợp Công an Thành phố xử lý
nghiêm các đối tượng đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật về công tác chỉ đạo
điều hành và tình hình dịch bệnh.
- Tổ chức vận hành hiệu quả Tổng đài
1022 tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị và phản ánh, tư vấn liên quan trong công
tác phòng, chống dịch theo khung thời gian 24/7 và chuyển các cơ quan đơn vị kịp
thời xử lý.
7. Thành đoàn Hà
Nội
- Chỉ đạo, điều phối đoàn thanh niên các cấp triển khai hỗ trợ việc xét nghiệm, tiêm chủng tại
địa bàn dân cư, bao gồm hỗ trợ công tác tổ chức, hướng dẫn, lấy mẫu, nhập liệu
theo hướng dẫn của ngành y tế; bảo đảm giãn cách; giám sát tập trung đông người.
- Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn nghiệp vụ
và cung cấp đội ngũ tình nguyện viên lấy mẫu xét nghiệm; xây dựng các sản phẩm
tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm.
8. Ban Quản lý
các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Phối hợp với UBND quận, huyện, thị
xã; các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tổ chức tiêm chủng và xét nghiệm
COVID-19 cho công nhân trong các Khu công nghiệp theo kế hoạch của chính quyền
địa phương; thành lập các Tổ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tự nguyện để tham gia
công tác tự lấy mẫu và xét nghiệm Test nhanh kháng nguyên cho doanh nghiệp và
hướng dẫn người lao động tự lấy mẫu xét nghiệm tại noi lưu trú dưới sự hướng dẫn
và giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm y tế các quận,
huyện, thị xã trên địa bàn.
9. UBND các quận,
huyện, thị xã
- Yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ của cấp
ủy, chính quyền địa phương trong công tác triển khai, xây dựng Kế hoạch, phối hợp
chặt chẽ với các đoàn hỗ trợ của các tỉnh, thành trên địa
bàn. Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo phù hợp tình hình thực
tế địa phương, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Y tế và đơn vị đầu
mối các đoàn hỗ trợ y tế của các tỉnh, thành phố triển khai công tác lấy mẫu,
xét nghiệm, tiêm chủng trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Giao
thông vận tải và đơn vị liên quan bố trí nơi ăn, chỗ ở, điều kiện làm việc
(phương tiện bảo hộ đảm bảo phòng chống lây nhiễm), phương tiện đi lại cho các
đoàn hỗ trợ y tế của các tỉnh, thành phố và của cán bộ y tế của Thành phố thực
hiện công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng và các nội dung liên quan trên địa
bàn.
- Chỉ đạo rà soát, lập danh sách người
lấy mẫu xét nghiệm, danh sách người tiêm chủng và huy động đầy đủ số lượng thực
hiện theo Kế hoạch; phân công lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn người
dân thực hiện quy định về an toàn phòng, chống dịch tại khu vực lấy mẫu xét
nghiệm và các điểm tiêm.
- Chỉ đạo việc chuyển mẫu xét nghiệm
tới các cơ sở thực hiện xét nghiệm theo phân luồng tiếp nhận mẫu xét nghiệm.
- Huy động sự tham gia của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, các lực lượng địa phương như: Tổ COVID-19 cộng đồng, Tổ trưởng
dân phố/cụm dân cư, Trưởng thôn/xóm, các tổ chức đoàn thể
trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện yêu cầu
xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
- Phối hợp với Ban Quản lý các khu
Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Sở Công Thương rà soát, lập danh sách và tổ chức
lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động trong các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo, phân công nhân lực để nhập
100% dữ liệu lấy mẫu xét nghiệm ngay từ khi lấy mẫu và cập nhật vào hệ thống để
báo cáo theo thời gian thực.
- Chỉ đạo thành lập các tổ lấy mẫu,
xét nghiệm COVID-19 tự nguyện tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
các hoạt động trước, trong và sau khi tổ chức triển khai chiến dịch xét nghiệm,
tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch COVID-19.
- Huy động sự tham gia của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương tới tận
các Tổ thôn phố, thôn xóm và các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn tham gia
trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đi tiêm chủng,
tham gia trong công tác tổ chức, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm tiêm chủng.
- Tổ chức các
đoàn kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị trước, trong ngày tiêm chủng.
10. Đề nghị Ban
Dân vận Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội
và các đoàn thể chính trị xã hội
- Chỉ đạo các lực lượng tại cơ sở
cùng phối hợp với lực lượng y tế và các lực lượng khác để hoàn thành việc xét
nghiệm diện rộng và tiêm chủng trên địa bàn.
- Tiếp tục đẩy mạnh tăng cường công
tác tuyên truyền, định hướng dư luận, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện
nghiêm các quy định giãn cách xã hội; huy động các cấp, các ngành, các đoàn thể
chính trị xã hội Thành phố, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tích cực tham
gia công tác tiêm chủng và xét nghiệm.
11. Các Viện, Bệnh
viện, Trường đại học trực thuộc Bộ, ngành Trung ương, cơ sở y tế tư nhân trên địa
bàn Thành phố
- Triển khai công tác lẫy mẫu, xét
nghiệm COVID-19 cho người dân trên địa bàn và sự điều phối
của Sở Y tế; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện xét nghiệm về Sở Y tế theo quy định.
- Hỗ trợ công tác tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 cho Nhân dân trên địa bàn khi được yêu cầu
theo Kế hoạch của UBND quận, huyện, thị xã.
12. Đề nghị các
tỉnh, thành phố
Tham gia hỗ trợ Thành phố để tăng tốc
kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID- 19 trên địa bàn thành phố; bố trí cán bộ
có đủ năng lực, kinh nghiệm, nhiệt huyết, ý thức kỷ luật để đảm bảo thực hiện
công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng an toàn, chính xác, hiệu quả, đúng tiến
độ.
Trên đây là Kế hoạch xét nghiệm diện
rộng, tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19 cho người dân trên địa bàn Thành
phố đến ngày 15/9/2021, đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện, trong quá trình
triển khai nếu có khó khăn vướng mắc báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Y tế) để được
hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ Hà Nội;
- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
- Ban Thường vụ Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- UBMTTQVN TP HN;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Các phòng, ban trực thuộc VP;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Chu Ngọc Anh
|