Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 199/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Đầu Thanh Tùng
Ngày ban hành: 10/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 8 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI KIỂM TRA TIỀN SỬ VÀ TIÊM CHỦNG BÙ LIỀU CHO TRẺ NHẬP HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Kế hoạch số 980 /KH-BYT-BGDĐT ngày 19/7/2023 của Liên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch phối hợp triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch phối hợp triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng tỷ lệ bao phủ các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở nhóm trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh; chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm có thể phòng được bằng vắc xin trong Chương trình TCMR.

2. Yêu cầu

- 100% trẻ được rà soát tiền sử tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình TCMR khi nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh (bao gồm các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập).

- Trên 90% trẻ được xác định chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi vắc xin Sởi, Sởi-Rubella (MR), vắc xin Bại liệt (bOPV, IPV) và viêm não Nhật Bản (VNNB B) được tiêm chủng bù liều các vắc xin trên để chủ động phòng bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục trong quá trình triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành.

- Tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng Quốc gia.

II. QUY MÔ, ĐỐI TƯỢNG

1. Quy mô

Triển khai tại tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh (bao gồm các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, cơ sở giáo dục liên cấp có bậc học mầm non, tiểu học).

2. Đối tượng

- Đối tượng cần kiểm tra tiền sử tiêm chủng: Tất cả trẻ em nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục tiểu học (lớp 1).

- Đối tượng cần tiêm chủng bù liều: Trẻ em được xác định chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi vắc xin Sởi, Sởi-Rubella (MR), vắc xin Bại liệt (bOPV, IPV), Viêm não Nhật Bản B (VNNB B) sau khi kiểm tra tiền sử tiêm chủng sẽ được tiêm chủng bù liều các vắc xin này.

3. Loại vắc xin

- Kiểm tra tiền sử tiêm chủng của trẻ với tất cả các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng hoặc có thành phần tương tự (các vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ có cùng kháng nguyên với các vắc xin trong Chương trình TCMR).

- Trong thời gian đầu triển khai hoạt động này, thực hiện tiêm bù liều các vắc xin Sởi, Sởi-Rubella, Bại liệt (bOPV, IPV), VNNB B dành cho trẻ em trong Chương trình TCMR (từ năm 2023). Việc bổ sung các vắc xin khác trong Chương trình TCMR trong các năm tiếp theo sẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Nguồn vắc xin Chương trình TCMR, được mua bằng ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương hoặc địa phương); vắc xin được trung ương phân bổ từ các nhà tài trợ hoặc nguồn vắc xin hợp pháp khác theo quy định.

III. THỜI GIAN, HÌNH THỨC TRIỂN KHAI

1. Thời gian: Từ năm 2023.

2. Hình thức triển khai

- Kiểm tra tiền sử tiêm chủng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học đối với trẻ em nhập học: Thực hiện hàng năm vào thời điểm trước khi trẻ nhập học hoặc đầu năm học. Đối với cơ sở giáo dục tiểu học là trẻ học lớp 1, đối với cơ sở giáo dục mầm non là trẻ lần đầu nhập học.

- Tiêm chủng bù liều các vắc xin trong Chương trình TCMR cho trẻ chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi vắc xin: sau khi rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ, tổ chức theo đợt riêng hoặc lồng ghép với đợt tiêm chủng thường xuyên hằng tháng. Triển khai tại các điểm tiêm chủng ngoài trạm (tại cơ sở giáo dục, thôn bản) hoặc tại trạm y tế căn cứ tình hình thực tế của mỗi địa phương.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo

Ngành Y tế chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND các cấp xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh; tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn tại các tuyến tỉnh, huyện, xã; tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch.

2. Công tác truyền thông

- Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, phụ huynh, giáo viên về sự cần thiết của việc triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học; các địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông trước, trong quá trình triển khai.

- Tăng cường công tác truyền thông trong cộng đồng, phụ huynh học sinh về đối tượng, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, tính an toàn và hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin trong Chương trình TCMR; ý nghĩa của việc tiêm chủng đủ mũi vắc xin phòng bệnh đối với trẻ và các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm chủng.

- Truyền thông vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ trẻ ủng hộ, tham gia công tác rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù liều các vắc xin.

- Triển khai tại các tuyến:

+ Tuyến tỉnh, huyện: Chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai các hoạt động truyền thông vận động cộng đồng. Thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài Phát thanh và Truyền hình, Đài truyền thanh, báo chí...

+ Tuyến xã, phường: Thông báo trên loa, đài, hệ thống truyền thanh xã, phường về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra tiền sử tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng; tư vấn trực tiếp hoặc qua mạng xã hội (Zalo, Viber, Messenger…) cho cha mẹ, phụ huynh của trẻ.

+ Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học: Tổ chức truyền thông cho phụ huynh và học sinh về sự cần thiết tiêm chủng bù liều các vắc xin, thời gian, địa điểm thực hiện, số mũi cần tiêm, các loại hồ sơ, sổ sách về lịch sử tiêm chủng của trẻ. Hình thức truyền thông trực tiếp (họp phụ huynh, tư vấn…) hoặc qua mạng xã hội (Zalo, Viber, Messenger…).

- Sử dụng các tài liệu truyền thông như: thông điệp truyền thông, tờ rơi, áp phích, tài liệu hỏi đáp về kiểm tra tiền sử và tiêm bù liều vắc xin; lịch tiêm chủng, an toàn tiêm chủng mà Bộ Y tế, Dự án tiêm chủng Quốc gia cấp (nếu có); sử dụng ứng dụng sổ tiêm chủng điện tử.

3. Đào tạo, tập huấn

- Tổ chức hội nghị triển khai tại các tuyến.

- Tập huấn cho cán bộ y tế, cán bộ giáo dục tuyến tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh về nội dung triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.

- Tập huấn cho Trạm y tế xã (trưởng trạm và chuyên trách tiêm chủng mở rộng); các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học (hiệu trưởng, nhân viên phụ trách công tác y tế trường học) về quy trình điều tra đối tượng và thu thập thông tin tiền sử tiêm chủng, quy trình kiểm tra thông tin tiền sử tiêm chủng, quy trình tổ chức tiêm chủng bù liều, quy trình thống kê, báo cáo...vv.

4. Công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin, vật tư tiêm chủng

- Công tác tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, cấp phát, sử dụng vắc xin và vật tư tiêm chủng ở tất cả các tuyến được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và các quy định khác về tiêm chủng của Bộ Y tế.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đầu mối tổng hợp nhu cầu vắc xin, vật tư tiêm chủng từ Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; căn cứ vào số lượng đối tượng thực tế của mỗi địa phương để xây dựng kế hoạch cấp vắc xin, vật tư tiêm chủng cho các đơn vị. Vắc xin và vật tư có thể được cấp riêng để triển khai tiêm bù (nếu đối tượng tiêm chủng nhiều) hoặc cấp cùng vắc xin, vật tư tiêm chủng thường xuyên hàng tháng (nếu đối tượng tiêm chủng ít).

- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị đầy đủ thiết bị dây chuyền lạnh để thực hiện tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, phân phối vắc xin và vật tư tiêm chủng theo quy định của Chương trình TCMR.

- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, vật tư tiêm chủng cần thiết tại các điểm tiêm chủng; thực hiện tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vắc xin theo quy định; đặc biệt là công tác tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vắc xin tại điểm tiêm chủng.

5. Tổ chức kiểm tra tiền sử tiêm chủng

a) Thu thập hồ sơ tiêm chủng

- Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổng hợp danh sách trẻ em nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học (lớp 1). Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cha mẹ, người chăm sóc trẻ gửi hồ sơ tiêm chủng cá nhân (phiếu tiêm chủng, sổ tiêm chủng cá nhân, mã số tiêm chủng...) và phiếu thu thập thông tin của trẻ.

- Tiến hành thu thập hồ sơ tiêm chủng cá nhân của trẻ nhập học theo hướng dẫn của ngành Y tế và gửi trạm y tế trên địa bàn. Liên hệ với cha mẹ, người chăm sóc trẻ để thu thập và gửi bổ sung hồ sơ trong trường hợp: (i) sau rà soát trẻ đi tiêm chủng bù liều các vắc xin tại cơ sở dịch vụ; (ii) trẻ bị thiếu hồ sơ tiêm chủng và bổ sung giấy xác nhận thông tin tiêm chủng.

b) Tổ chức rà soát, cập nhật tiền sử tiêm chủng

- Các Trạm y tế tiếp nhận hồ sơ thông tin tiền sử tiêm chủng của trẻ do các cơ sở giáo dục trên địa bàn cung cấp. Thực hiện rà soát hồ sơ và cập nhật dữ liệu tiêm chủng của trẻ trên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Thông báo danh sách trẻ cần nộp bổ sung hồ sơ tiêm chủng, danh sách trẻ cần tiêm chủng bù liều các vắc xin trong Chương trình TCMR đến các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn đã thực hiện rà soát.

- Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học sẽ phản hồi đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ về kết quả rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ. Với các trẻ được xác định chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi vắc xin, nhà trường tư vấn cho cha mẹ, người chăm sóc đưa trẻ đi tiêm bù liều đầy đủ theo quy định với hai lựa chọn: (i) Cha mẹ, người chăm sóc chủ động đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng dịch vụ để thực hiện tiêm chủng và nộp lại nhà trường giấy chứng minh thông tin trẻ đã tiêm chủng đủ mũi vắc xin còn thiếu; (ii) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ đồng ý và đăng ký tiêm bù liều miễn phí cho trẻ với các vắc xin trong Chương trình TCMR (vắc xin MR, bOPV, IPV, VNNB B). Sau đó, cơ sở giáo dục sẽ gửi lại trạm y tế danh sách các trẻ có phụ huynh chấp thuận tiêm chủng bù liều để trạm y tế có cơ sở lập kế hoạch buổi tiêm chủng.

6. Tổ chức tiêm chủng bù liều và đảm bảo an toàn tiêm chủng

- Tổ chức tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn, bố trí điểm tiêm chủng thông qua việc sử dụng hệ thống TCMR sẵn có tại các trạm y tế hoặc điểm tiêm chủng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học để triển khai tiêm chủng bù liều cho trẻ được xác định sau khi rà soát có tiền sử chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi vắc xin.

- Tổ chức riêng đợt tiêm chủng bù liều (nếu đối tượng tiêm lớn) hoặc lồng ghép với tiêm chủng thường xuyên trong tháng (nếu đối tượng tiêm ít). Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân y, Bộ đội biên phòng.

- Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm.

- Rà soát và tiêm vét: Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký nhưng có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai được tiêm vét ngay cuối đợt hoặc trong các buổi tiêm chủng thường xuyên, đảm bảo không để bỏ sót đối tượng.

- Đối với các trường hợp tạm hoãn: Cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng ngay sau đó.

- Ngành Y tế chủ trì, bố trí nhân lực khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. Ngành Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tại địa phương vận động cha, mẹ cho con đi tiêm chủng, huy động nguồn nhân lực tham gia, bố trí điểm tiêm và tổ chức buổi tiêm chủng.

- Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng theo hướng dẫn tại Quyết định số định 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

- Theo dõi, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT- BYT ngày 12/11/2018 và cập nhật các hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tất cả các điểm tiêm chủng phải bố trí phòng theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm chủng; người theo dõi là cán bộ y tế đã được đào tạo về công tác tiêm chủng theo quy định. Tất cả các điểm tiêm chủng được trang bị hộp chống sốc, phác đồ xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Trung tâm Y tế tuyến huyện chủ trì và phối hợp với bệnh viện đa khoa, đa khoa khu vực trên địa bàn xây dựng phương án và có kế hoạch sẵn sàng đáp ứng, xử lý nhanh và có hiệu quả các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng.

- Trung tâm Y tế tuyến huyện chỉ đạo Trạm y tế có phương án và bố trí nhân lực để theo dõi, xử lý các sự cố bất lợi sau tiêm chủng, số điện thoại liên hệ và đơn vị tiếp nhận, vận chuyển trường hợp tai biến sau tiêm chủng.

7. Quản lý dữ liệu tiêm chủng và báo cáo

a) Biểu mẫu báo cáo

- Ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo theo các biểu mẫu quy định của chương trình; biểu mẫu ghi chép, báo cáo về kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều do các trạm y tế, các cơ sở giáo dục thực hiện.

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện báo cáo theo các biểu mẫu dành cho hệ thống Y tế; Trường mầm non, tiểu học thực hiện báo cáo theo các biểu mẫu dành cho hệ thống Giáo dục và Đào tạo.

b) Quản lý dữ liệu và báo cáo

- Đối với dữ liệu cá nhân

Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học lập danh sách trẻ em theo lớp, trường bao gồm thông tin chung, mã định danh công dân, mã số tiêm chủng gửi Trạm y tế (văn bản và tệp thông tin bằng file Excel) trong giai đoạn đầu. Sau khi phân hệ Tiêm chủng trường học trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia được đưa vào sử dụng, ngành Giáo dục và Đào tạo huy động nhân lực phối hợp, hỗ trợ ngành Y tế trong việc cập nhật đầy đủ thông tin. Trạm Y tế phối hợp với các trường rà soát, cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia.

- Báo cáo tiến độ

+ Ngành Giáo dục và Đào tạo:

Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học báo cáo tình hình thu thập thông tin sổ, phiếu tiêm chủng cho Trạm y tế xã trên địa bàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện báo cáo và theo dõi tiến độ thực hiện theo quy định của ngành.

+ Ngành Y tế:

Trạm y tế xã báo cáo hàng tháng tiến độ triển khai, tình hình sử dụng vắc xin và kết quả thực hiện cho Trung tâm Y tế huyện trước ngày 5 tháng tiếp theo. Trung tâm Y tế tuyến huyện tổng hợp, gửi báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện trước ngày 10 tháng tiếp theo.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổng hợp báo cáo Sở Y tế, Chương trình TCMR khu vực, Quốc gia trước ngày 15 tháng tiếp theo để theo dõi, tổng hợp, tăng cường công tác quản lý và báo cáo Bộ Y tế.

- Báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm: Báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế.

V. KINH PHÍ

- Vật tư tiêm chủng (bơm kim tiêm các loại và hộp an toàn) từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Vắc xin của Chương trình TCMR cung ứng từ nguồn ngân sách Nhà nước do Trung ương phân bổ (Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) hoặc vắc xin từ nguồn kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên; vắc xin được các tổ chức quốc tế tài trợ theo quy định và các nguồn vắc xin hợp pháp khác.

- UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí cho các hoạt động: điều tra, lập danh sách đối tượng; in sao biểu mẫu; truyền thông vận động cộng đồng; tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin tại các tuyến; cung ứng vật tư tiêm chủng; công tổ chức tiêm chủng, thực hiện mũi tiêm, nhập liệu và quản lý dữ liệu, báo cáo; kiểm tra giám sát.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách sách trẻ em mầm non, học sinh lớp 1 tiêm chủng chưa đầy đủ để tổ chức tiêm chủng bù liều cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Chương trình tiêm chủng Quốc gia.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, các địa phương để tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ để tạo sự đồng thuận cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Định kỳ chia sẻ thông tin với đầu mối của Sở Giáo dục và Đào tạo về các thông tin liên quan và tiến độ thực hiện, thông tin các địa phương có tiến độ tiêm chậm để tăng cường công tác chỉ đạo liên ngành.

- Chủ trì tổ chức công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện đạt các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Tập huấn chuyên môn cho cán bộ Y tế các tuyến (tỉnh, huyện, xã) về nội dung kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch.

- Đảm bảo hệ thống dây chuyền lạnh tại các tuyến (tỉnh, huyện, xã), đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ công tác tiếp nhận, quản lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vắc xin, vật tư tiêm chủng theo quy định. Theo dõi và quản lý vắc xin, vật tư tiêm chủng trên phần mềm Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo an toàn tiêm chủng; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, phương tiện, phác đồ xử lý sốc phản vệ ..., bố trí các đội cấp cứu lưu động thường trực tại khu vực dễ tiếp cận các điểm tiêm chủng để sẵn sàng xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng trong quá trình tổ chức tiêm chủng.

- Là đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch về UBND tỉnh và Bộ Y tế.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ.

- Phối hợp và tham gia triển khai các lớp tập huấn chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương rà soát, lập danh sách sách trẻ em mầm non, học sinh lớp 1 chưa tiêm chủng đầy đủ để tổ chức tiêm chủng vắc xin.

- Chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn, kiên trì vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của Ngành Y tế.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để phối hợp tổ chức các điểm tiêm chủng cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, đảm bảo tiêm chủng an toàn, khoa học.

- Phối hợp với ngành Y tế thông báo cho các bậc cha mẹ hoặc người giám hộ về Kế hoạch triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn; loại vắc xin trẻ được tiêm, địa điểm tiêm, thời gian tiêm và hướng dẫn theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng để cùng phối hợp.

- Phối hợp với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền đến giáo viên, phụ huynh, người chăm sóc, người giám hộ của trẻ về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tham mưu, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ sử dụng kinh phí sự nghiệp phù hợp với khả năng cân đối ngân sách (ưu tiên lồng ghép vào các hoạt động chi thường xuyên của các đơn vị và các CTMT có liên quan); hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chỉ đạo các Trung tâm bảo trợ xã hội; trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật; làng trẻ SOS đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp cùng ngành Y tế trong công tác rà soát, lập danh sách và tổ chức tiêm chủng bù liều cho các đối tượng trẻ trong diện tiêm chủng.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra tiền sử và tổ chức tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, của việc tiêm chủng bù liều cho trẻ, thời gian, địa điểm để người dân đưa trẻ đi tham gia tiêm phòng đầy đủ, đạt hiệu quả cao.

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra tiền sử và tổ chức tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh.

6. UBND huyện, thị xã, thành phố

- Ban hành Kế hoạch và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn.

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học trên địa bàn phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương thực hiện tốt công tác điều tra, lập danh sách đối tượng, bố trí nhân lực tham gia hỗ trợ phục vụ buổi tiêm chủng tổ chức tại trường

- Chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí đủ kinh phí đảm bảo cho công tác triển khai Kế hoạch.

- Huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền, vận động theo kế hoạch.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, các đơn vị Y tế trên địa bàn tổ chức thực hiện theo kế hoạch.

7. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh

- Phối hợp với ngành Y tế và các sở, ngành có liên quan trong chỉ đạo tổ chức, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và lợi ích của của việc tiêm vắc xin phòng bệnh.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh (để thực hiện);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, VXsln.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đầu Thanh Tùng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 10/08/2023 triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


227

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.36.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!