Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 192/KH-UBND 2019 triển khai công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm Hòa Bình

Số hiệu: 192/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 03/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 03 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020

Căn cứ Luật Thú Y, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg, ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021”; Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025”;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Quyết đnh số 476/QĐ-BNN-TY, ngày 17/02/2016 của Bộ Trưng Bộ Nông Nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020

Căn cứ Nghị quyết số 81/NQ-HĐND, ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 5 về việc thông qua Đán phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2019-2025;

Thực hiện Công văn số 7725/BNN-TY, ngày 15/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chđạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020;

Để công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được đng bộ, kịp thời, nhanh gọn. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2020, như sau

1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

a) Mục đích

Chủ động ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra góp phần phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.

2) Yêu cầu

Tổ chức tốt việc tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm. Khi triển khai phải bảo đảm đúng quy trình, kỹ thuật, trang bị đầy đủ vật tư, nhân lực và phương án xử lý tình huống xảy ra. Đảm bảo an toàn cho người tham gia tiêm phòng. Thực hiện tốt việc giám sát sau tiêm phòng.

Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trách nhiệm của toàn dân.

2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

a) Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng:

- Tiêm phòng cho đàn trâu, bò, dê của tỉnh và các huyện thuộc chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020.

- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.

- Tiến hành tiêm phòng vắc xin LMLM 2 lần/năm theo quy định.

b) Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Tiên mao trùng trâu, bò:

- Tiêm phòng cho đàn trâu, bò của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê ca các địa phương.

- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.

- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Tiên mao trùng trâu, bò phải theo quy định 1 năm tiêm 2 ln.

c) Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Đậu Dê:

- Tiêm phòng cho đàn Dê của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương.

- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.

- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Đậu Dê phải theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.

d) Tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó Thương hàn, Tai xanh lợn:

- Tiêm phòng cho đàn lợn của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương.

- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.

- Tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó Thương hàn lợn phải theo quy định 1 năm tiêm 2 ln.

- Tiêm phòng vắc xin Tai xanh lợn phải theo quy định 1 năm tiêm 4 lần.

đ) Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia cầm:

* Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (Vùng nguy cơ cao - huyện Lương Sơn):

- Tiêm phòng cho đàn gia cầm, thủy cầm của huyện Lương Sơn theo sliệu thống kê của các địa phương.

- Tỷ lệ tiêm 100%.

- Tiêm phòng vắc xin Cúm cho đàn gia cầm theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.

* Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Niu cát xơn cho đàn gia cầm:

- Tiêm phòng cho đàn gia cầm của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương.

- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.

- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Niu cát xơn cho đàn gia cầm theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.

e) Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo:

- Tiêm phòng cho đàn chó, mèo của 11 huyện, thành phtheo số liệu thng kê của các địa phương (tiêm 2 ln/năm).

- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.

f) Vắc xin tiêm phòng:

- Sử dụng các loại vắc xin trong danh mục được Nhà nước cho phép lưu hành và có sự chỉ đạo của Cục Thú y về mặt chuyên môn để phòng, chống dịch.

g) Các loại thuốc sát trùng sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch tổng hp:

- Sử dụng các loại thuốc sát trùng được phép sử dụng để phòng, chống dịch trong công tác chăn nuôi và Thú y.

h) Thời gian tiêm phòng và phun khtrùng tiêu độc phòng dịch:

Năm 2020 tổ chức tiêm phòng 2 đợt và 4 đợt khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch:

* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu bò:

- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.

- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.

* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn:

- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.

- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.

* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn dê:

- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.

- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.

* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm:

- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.

- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.

* Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại:

- Đợt 1: Tiêm vào tháng 3 - 4/2020.

- Đợt 2: Tiêm vào tháng 9 - 10/2020.

* Công tác tổ chức tổng khử trùng tiêu độc:

- Đợt 1: Tháng 01 - 3/2020.

- Đợt 2: Tháng 4 - 6/2020.

- Đợt 3: Tháng 7 - 9/2020.

- Đợt 4: Tháng 10 - 12/2020.

3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KHOẠCH

a) Về tchức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật của địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tchức kim tra, giám sát việc thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

b) Về nguồn lực:

- Các huyện, thành phố: Lập dự trù kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, hỗ trợ cho chủ vật nuôi khi công bố dịch hoặc khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch ở địa phương.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Lập dự trù kinh phí mua vắc xin, thuốc sát trùng, vật tư... các trang thiết bị để phục vụ công tác xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu. Chủ động đăng ký các loại vắc xin với Cục Thú y; Công ty thuốc Thú y; tập huấn kỹ thuật cho Thú y viên.

c) Giải pháp kỹ thuật:

* Về tiêm phòng vắc xin:

Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin theo đúng quy trình, liều lượng, đảm bảo tạo hiệu giá miễn dịch cho động vật.

* Về giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng:

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp, chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành Chăn nuôi và Thú Y các huyện, Thành phố thực hiện giám sát dịch bệnh và giám sát đàn gia súc, gia cầm sau tiêm phòng các loại vắc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Người chăn nuôi và chính quyền cơ sở xóm, thôn, bản và mạng lưới Thú y xã, thị trấn...nếu phát hiện đàn gia súc, gia cầm có biểu hiện dịch bệnh hoặc biểu hiện không bình thường sau tiêm phòng phải nhanh chóng báo cho đơn vị quản lý chuyên ngành Chăn nuôi và Thú Y biết xử lý. Trường hp phát hiện dịch bệnh phải báo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xem xét giải quyết.

- Gia súc, gia cầm sau khi tiêm phòng phải đủ 15 ngày trở lên mới được giết mổ làm thực phẩm.

- Người chăn nuôi có gia súc, gia cầm được tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh phải theo dõi, quản lý đàn gia súc, gia cầm của mình. Không bán hoặc giết mổ gia súc, gia cầm sau tiêm phòng khi chưa đủ 15 ngày.

* Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chng dịch:

Tiến hành điều tra nguyên nhân các ổ dịch, xử lý kịp thời các ổ dịch, tchức chống dịch và dập dịch hiệu quả.

* Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

Phát động chiến dịch khử trùng tiêu độc đảm bảo đủ 4 đợt/năm.

* Về kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết m, kiểm tra vệ sinh Thú y:

Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển tại các chốt kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh Thú Y, kiểm soát giết mổ tại lò giết mổ tập trung và các điểm giết mgia súc, gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

* Về qun lý hoạt động buôn bán thuc Thú y:

Tăng cường hoạt động Thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc Thú Y, chế phẩm sinh học dùng trong Thú Y ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng.

* Quản lý người hành nghề Thú y:

Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Luật Thú y và các văn bản dưới Luật đối với người hành nghề Thú y.

* Về xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

Tổ chức thm định cấp chứng nhận cơ san toàn dịch bệnh động vật cho các cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.

c) Giải pháp về thông tin, tuyên truyền:

- Tuyên truyền sâu rộng để cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Người chăn nuôi tự giác nhốt và đưa gia súc đến điểm tiêm, thực hiện thng lợi chiến dịch tiêm phòng vc xin cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai tuyên truyền phổ biến Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

4. NGUỒN KINH PHÍ

Căn cứ thực thực tế diễn biến dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định; Căn cứ khả năng ngân sách, STài chính đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. TCHỨC THỰC HIỆN

- Sở Tài chính tham mưu đề xut bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả kế hoạch này.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Các Sở, Ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

- S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú Y xây dựng lịch tiêm phòng vắc xin, lịch khử trùng tiêu độc toàn tỉnh, mua sắm vật tư, vắc xin, bảo hộ lao động... và hướng dẫn các địa phương thực hiện. Tổng hợp kết quả báo cáo theo quy định.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch và btrí kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thành phố và đơn vị quản lý chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin, lịch khử trùng tiêu độc cho địa phương và chỉ đạo hệ thống Thú y viên trực tiếp tham gia tiêm phòng, tiêu độc khử trùng đến từng thôn, xóm. Tổng hp kết quả, báo cáo Ban Chỉ đạo huyện, Thành phố và Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Lập kế hoạch tiêm phòng, lịch phun khử trùng tiêu độc chi tiết đến từng xóm, thôn, bản. Chỉ đạo các xóm, thôn, bn, tổ dân phố thống kê số lượng gia súc, gia cầm tiêm phòng, diện tích tiêu độc khử trùng tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo huyện.

- Các Trưởng thôn bản, các ban, ngành của xã: Thông báo lịch tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng để các hộ chăn nuôi chủ động phối hợp.

- Người chăn nuôi có trách nhiệm chấp hành tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của địa phương, bắt giữ và đưa gia súc đến điểm tiêm đảm bảo cho đàn vật nuôi được tiêm phòng đy đủ theo quy định.

Yêu cầu các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các ngành đơn vị liên quan thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để phối hợp, xử lý kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Cục Thú y;
- Ch
tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Chánh, Phó VP/
UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD50).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 192/KH-UBND ngày 03/12/2019 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.288

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.223.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!