ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 181/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ CUNG ỨNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT
YẾU PHỤC VỤ NHU CẦU TIÊU DÙNG CỦA NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG
CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI THEO CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG
NGÀY 31/3/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
Thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày
23/7/2021 của UBND Thành phố về thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành
phố để phòng chống dịch Covid-19 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, các
Bộ, ngành liên quan về công tác đảm bảo sản xuất kinh doanh và phòng chống dịch
Covid-19;
Căn cứ thực tế diễn biến của dịch
Covid-19 trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch đảm bảo nguồn
cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội phòng chống dịch Covid-19
trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của
Thủ tướng Chính phủ như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai nghiêm túc, có hiệu quả
Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố về thực hiện giãn cách xã
hội trên địa bàn Thành phố để phòng chống dịch Covid-19 và các văn bản chỉ đạo
của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan về công tác đảm bảo sản xuất kinh
doanh và phòng chống dịch Covid-19.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều
hành trong sản xuất, lưu thông và điều tiết cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường
trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản
chỉ đạo hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vận chuyển hàng
hóa, liên kết, phân phối, cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có
nhu cầu cao phục vụ nhân dân trên địa bàn Thành phố trong
công tác phòng chống dịch Covid-19.
- Đảm bảo đủ nguồn cung lương thực,
thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phòng chống dịch phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội phòng chống dịch Covid-19
trong mọi tình huống.
2. Yêu cầu
- Nắm sát tình
hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn để đưa ra các giải pháp điều
hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong công tác phòng chống
dịch; nâng cao tính tự chủ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở mức độ cao nhất
trên địa bàn Thành phố.
- Đảm bảo vận chuyển, lưu thông hàng
hóa thông suốt từ sản xuất đến phân phối trong địa bàn Thành phố và giữa các tỉnh,
thành phố đến địa bàn Hà Nội. Đảm bảo an toàn công tác phòng chống dịch
Covid-19 trong sản xuất, phân phối, lưu thông.
- Mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng
các hình thức kinh doanh... phục vụ nhu cầu của nhân dân phù hợp với tình hình
diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
- Nắm bắt và giải quyết kịp thời tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tăng cường liên kết vùng, kết nối
giao thương với các tỉnh, thành phố đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường
trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát thị trường không để đầu cơ, găm hàng, tăng giá. Phát hiện và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Đảm bảo an toàn công tác phòng chống
dịch Covid-19 trong sản xuất, phân phối, lưu thông.
II. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ
BÁO TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA
BÀN:
1. Đánh giá về tình hình dịch bệnh
trên địa bàn:
Hiện nay, tình hình thực tế dịch Covid-19
trên thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp, ca mắc mới tăng cao. Trong nước, 19 tỉnh,
thành phố phía nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ. Cả nước mỗi ngày có hơn 6.000 ca nhiễm. Tại Hà Nội, số ca
nhiễm dịch Covid-19 mỗi ngày đều tăng cao, qua khám sàng lọc tại các cơ sở y tế
đã phát hiện các ca mắc mới trong cộng đồng gây nguy cơ lây nhiễm ra diện rộng
rất cao bởi chủng virut hiện nay nguy hiểm hơn, khả năng lây nhiễm cao hơn.
Trong thời gian tới sẽ xuất hiện thêm các ổ dịch mới nguy cơ lây lan diện rộng,
khó kiểm soát, khả năng số ca nhiễm bệnh F0 sẽ tiếp tục tăng cao dẫn đến số lượng
người cách ly F1, F2 tăng theo cấp số nhân, số lượng các bệnh
viện dã chiến, các cơ sở cách ly tập trung cũng được thành lập thêm phục vụ
công tác khám chữa bệnh của Thành phố.
Ngoài tình hình dịch Covid-19 thì
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp một số dịch bệnh như viêm da
nổi cục ở trâu bò, dịch cúm gia cầm H5N8...cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng thịt
gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
2. Đánh giá về tình hình dịch bệnh
tác động đến nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng hóa thiết
yếu phòng chống dịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành
phố Hà Nội:
Khi thực hiện giãn cách xã hội theo
Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tình hình dịch bệnh nhận định
nêu trên thì việc bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng
hóa thiết yếu phòng chống dịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa
bàn thành phố Hà Nội sẽ gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
2.1.
Trong Thành phố Hà Nội.
- Về sản xuất nông nghiệp gặp khó
khăn do thiếu nguồn nhân lực lao động để phục vụ sản xuất, thu hoạch... (đối với
các vùng bị cách ly, phong tỏa); vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, giống vật
nuôi, giống thủy sản, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú
y, bảo vệ thực vật...) thiếu do nguồn cung bị đứt gãy, giá đầu vào tăng cao ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và giá thành đầu ra của sản phẩm nông
nghiệp...
- Về cung ứng hàng hóa phục vụ nhân
dân trên địa bàn đáp ứng đầy đủ song vẫn có thể xảy ra thiếu hàng cục bộ tại một
thời gian ngắn nhất định do số lượng người dân đi mua hàng tăng cao vào một thời điểm.
- Hoạt động lưu thông hàng hóa khó khăn
hơn do ảnh hưởng của công tác kiểm soát dịch bệnh (hạn chế phương tiện vận chuyển;
xét nghiệm Covid cho lái xe qua các chốt kiểm dịch...).
- Hoạt động sản xuất kinh doanh một số
doanh nghiệp (Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuỗi, chợ, cửa
hàng chuyên doanh ...) phải tạm ngừng hoạt động do nằm trong vùng cách ly hoặc
liên quan đến yếu tố dịch tễ hoặc thiếu nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh, giao
nhận hàng hóa.
- Hiện nay chưa có những chính sách cụ
thể hỗ trợ sản xuất, thu mua, tiêu thụ vận chuyển nông sản cho nông dân sản xuất
trong thời kỳ dịch bệnh sẽ khó khăn trong việc huy động nông dân sản xuất, vận
chuyển, tiêu thụ nông sản gây ùn ứ cục bộ.
- Lượng khách mua sắm tại chỗ giảm,
lượng khách mua sắm trực tuyến tăng do lo sợ đến chỗ đông
người lây nhiễm về dịch bệnh.
- Dịch bệnh bùng phát mạnh dẫn đến
nhiều điểm tại nhiều quận, huyện thị xã có số khu vực phải khoanh vùng cách ly,
người phải cách ly tăng cao, nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng mạnh trong nhiều
ngày, kho dự trữ hàng hóa trong Thành phố đã cạn hàng cần phải huy động hàng
hóa từ các tỉnh, thành phố khác.
- Các doanh nghiệp phải bổ sung thêm
kho dự trữ khi lượng hóa tăng cao; đối với địa phương có nhiều khu vực cách ly
trong khi các kho hàng còn ít không đủ nhu cầu phục vụ thường xuyên cần thiết sẽ
thực hiện huy động các địa điểm làm kho, điểm bán lưu động và xây dựng các kho
hàng dã chiến.
2.2. Phạm vi ngoài Thành phố Hà Nội
- Nếu tình hình dịch diễn ra trên nhiều
tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt các tỉnh, thành phố phía Bắc...thì việc cung ứng nguồn hàng từ các tỉnh cũng
sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất, cung cấp cho nhà phân phối do thiếu hụt
lao động trong sản xuất, lao động trong lĩnh vực logistics (do phải cách ly),
thiếu các phương tiện vận chuyển....
- Một số tỉnh, thành phố trong vùng Đồng
bằng Bắc bộ do dịch bùng phát mạnh, thiếu cục bộ các mặt hàng thiết yếu cần hỗ
trợ điều động từ các hệ thống phân phối của Hà Nội.
III. KHẢ NĂNG CÂN
ĐỐI CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN:
1. Nhu cầu hàng hóa trên địa bàn
(trạng thái bình thường)
Hiện nay trên địa bàn Thành phố có
khoảng 10 triệu dân cư trú, sinh sống học tập, làm việc, lao động tại Hà Nội,
do đó cần 1 lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân:
- Gạo: Nhu cầu của Thành phố là 92.970 tấn, đáp ứng được 56.338 tấn/tháng
(tương đương khoảng 79.000 tấn lúa khô), đạt 65,6%, nhu cầu cần cung cấp từ các
tỉnh, thành phố khác là 36.632 tấn/ tháng (39,4%);
- Thịt lợn: Nhu cầu của Thành phố là 19.260 tấn/tháng, khả năng đáp ứng 19.000 tấn/tháng,
đạt 98,6%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 250 tấn/tháng
(1,4%);
- Thịt trâu, bò: Nhu cầu 1 tháng của Thành phố là 5.350 tấn/tháng, đáp ứng được 1.052 tấn
/tháng đạt 19,6%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố
khác là 4.298 tấn/tháng (80,4%);
- Thịt gia cầm: Nhu cầu của Thành phố là 6.198 tấn/tháng, đáp ứng 13.500 tấn/ tháng,
như vậy sản lượng xuất chuồng thịt gia cầm trên địa bàn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người dân, có khả năng bù đắp cho các mặt hàng thịt khác trong trường
hợp thiếu hàng.
- Trứng gia cầm: Nhu cầu của Thành phố là 123,9 triệu quả/tháng, khả năng sản xuất của Thành
phố đạt 200 triệu quả/tháng, đáp ứng nhu cầu trên địa bàn Thành
phố.
- Thủy sản: Nhu cầu của Thành phố 19.250 tấn/tháng, đáp ứng là 10.150 tấn/tháng,
nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 9.100 tấn/tháng (47,3%);
- Thực phẩm chế biến: Nhu cầu tiêu dùng của thành phố là 5.165 tấn/tháng, đáp ứng khoảng
1.000 tấn/tháng đạt 19%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là
4.165 tấn/tháng (81%);
- Rau củ: Nhu cầu của thành phố là 103.300 tấn/tháng, khả năng đáp ứng thời điểm
vụ hè hiện tại khoảng 60.000 tấn/tháng, đạt 58%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh,
thành phố khác là 43.300 tấn (42%).
- Khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang vải: Nhu cầu tiêu dùng
khẩu trang kháng khuẩn là 45 triệu chiếc/tháng. Khả năng sản
xuất của 52 đơn vị sản xuất khẩu trang kháng khuẩn cung cấp 2,56 triệu chiếc/ngày
tương đương 76,8 triệu chiếc/tháng và 921,6 triệu chiếc/năm
và 27 đơn vị sản xuất khẩu trang vải thông thường. Đáp ứng đủ nhu cầu người
dân.
- Nước sát khuẩn tay: Nhu cầu tiêu dùng Nước sát khuẩn
tay là 1,5 triệu lít/tháng, tương đương 18 triệu lít/năm. Trên địa bàn Thành phố
hiện có 7 đơn vị sản xuất nước sát khuẩn tay, sản lượng sản xuất đáp ứng đủ nhu
cầu của người dân Thành phố.
2. Nhu cầu hàng hóa trên địa bàn
phục vụ công tác phòng chống dịch.
Lượng hàng hóa thiết yếu tiêu dùng và
lưu thông trong tháng dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường (bao gồm cả dự trữ).
Theo đó, dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn
trong 03 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục 1).
Trong điều kiện diễn ra dịch Covid-19
thì một số sinh viên, học sinh và người lao động về quê sinh sống, số lượng người
giảm còn khoảng trên 8 triệu người do đó nhu cầu dự kiến sẽ thấp hơn so với số
liệu trên.
3. Hệ thống cung ứng hàng hóa trên địa bàn Thành phố:
- Hệ thống trung tâm thương mại: 28
Trung tâm; Hệ thống siêu thị: 123 siêu thị; Hệ thống chợ: 455 chợ; Hệ thống cửa
hàng tiện lợi: 1.800 cửa hàng với tổng số 7.500 điểm bán hàng thiết yếu, trong
đó có 2.382 điểm bán hàng bình ổn thị trường. Ngoài ra có hàng chục nghìn cửa
hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết
sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối gần 800 chuỗi của của 21 tỉnh
phía Bắc.
- Các kênh bán hàng đa phương tiện:
bán hàng qua website, hotline, app....
Trong trường hợp cần thiết bổ sung
thêm gần 2.500 điểm bán hàng lưu động, các điểm trung chuyển hàng hóa, chuyển
các siêu thị, cửa hàng bán hàng không thiết yếu sang bán hàng thiết yếu. Huy động
thêm các đối tượng khác tham gia bán hàng bình ổn thị trường.
IV. PHƯƠNG ÁN ĐẢM
BẢO NGUỒN CUNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU PHỤC VỤ NHÂN DÂN PHÒNG CHỐNG DỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ:
1. Đối với nguồn cung trên địa bàn Thành phố:
Hiện nay trên địa bàn Thành phố đang
có các vùng sản xuất nông nghiệp, cung cấp nông sản thực phẩm cho Thành phố:
1.1. Về trồng trọt:
- Vụ Xuân đã kết thúc thu hoạch từ
05/6/2021. Sản lượng lúa đạt 524.802 tấn; ngô đạt 18.949 tấn; Lạc: 3.507,5 tấn;
Đậu tương: 636 tấn; Rau: 204.102 tấn.
- Diện tích lúa mùa đạt: 76.833 ha. Tập
trung một số huyện có diện tích sản xuất lớn Sóc Sơn, Ứng
Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức,
Thanh Oai, Ba Vì, Đông Anh,...Diện tích rau màu vụ mùa đã gieo trồng: 18.193,8
ha, gồm: Ngô: 3.380,4 ha; Lạc: 441,7 ha; Đậu tương: 308,2 ha; Khoai lang: 172,8
ha; Rau các loại: 8.422,7 ha; Đậu đỗ: 252,7 ha; Cây gia vị: 489,5 ha; Cây
dược liệu: 133 ha; Cây hoa hàng năm: 2.244,1 ha; Cây khác:
2.348,8 ha. Dự kiến sản lượng vụ mùa ước đạt: 422.582 tấn thóc; 883,5 tấn đậu
tương; 16.726,5 tấn ngô; 1.315 tấn lạc; 385 tấn đậu đỗ và 186.375 tấn rau.
Tính đến ngày 31/7/2021, diện tích
rau hiện có: 7.998,8 ha (rau ăn lá: 6.004 ha; rau ăn củ, quả: 1.995 ha), tập
trung một số huyện sản xuất lớn Mê Linh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức,
Thường Tín, Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ.... trung bình mỗi ngày thu hoạch khoảng
350 ha, cung ứng khoảng 1.280 - 1.350 tấn.
1.2. Về chăn nuôi gia súc, gia
cầm
- Hiện có 7.528 trại, trang trại chăn
nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ ngoài khu dân cư. Hàng năm sản xuất trên 55 nghìn con
bê giống các loại, gần 4 triệu con lợn giống, trên 100 triệu con gia cầm, thủy
cầm. Tiếp tục duy trì 76 xã chăn nuôi trọng điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Đàn trâu 27 nghìn con, bằng 108 %
so với cùng kỳ, đàn bò 130,4 nghìn con bằng 100,6% so với cùng kỳ, tập trung Ba
Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, ....Đàn lợn 1,34 triệu con, bằng 113,7% so với cùng kỳ,
tập trung tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn,
Phú Xuyên, Thạch Thất... Đàn gia cầm 39,8 triệu con, bằng 100,8% so với cùng kỳ,
tập trung tại các huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh
Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thạch Thất...
Sản lượng thịt hơi: Sản lượng thịt
trâu hơi xuất chuồng đạt 916 tấn, bằng 105,1% so với cùng kỳ; thịt bò hơi xuất
chuồng đạt 5.400 tấn, bằng 100,4% so với cùng kỳ; sản lượng thịt lợn hơi xuất
chuồng 108,9 nghìn tấn, bằng 104% so với cùng kỳ; sản lượng thịt gia cầm
81,4 nghìn tấn, bằng 107,2% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm
các loại: 1.270 triệu quả, bằng 108,22% so với cùng kỳ; sản lượng sữa tươi 18
nghìn tấn, bằng 102% so với cùng kỳ.
- Tổng số cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm là 732 cơ sở (giết mổ trâu bò 84 cơ sở, giết mổ lợn 208 cơ sở, giết mổ gia
cầm 439 cơ sở, 05 cơ sở giết mổ động vật khác).
1.3. Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản là 23.482 ha. Sản lượng nuôi trồng
6 tháng đầu năm đạt 63.026 tấn; Sản lượng khai thác (đánh
bắt) 7 tháng đầu năm 2021 đạt 8.600 tấn.
1.4. Về bảo quản, chế biến nông
lâm thủy sản:
- Trên địa bàn Thành phố có khoảng
400 cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản, trong đó có 235 doanh
nghiệp, còn lại là các cơ sở có quy mô hợp tác xã, hộ gia đình,
cá thể. Các doanh nghiệp tham gia chế biến 03 sản phẩm chủ lực là thịt (42,6%),
thủy sản (26,7%), rau quả (33,7%), sản lượng cung cấp khoảng trên 1.000 tấn/tháng,
trong khi nhu cầu về sản phẩm chế biến của Thành phố hiện là 5.165 tấn, chủ yếu
nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.
- Thành phố có 113 kho lạnh có bảo quản
các sản phẩm nông lâm thủy sản do ngành nông nghiệp quản lý. Trong đó, có 07
kho lớn làm dịch vụ cho thuê kho với diện tích 29.200 m2, chủ yếu bảo
quản các sản phẩm thịt, trái cây nhập khẩu và 106 kho lạnh do các doanh nghiệp
tự trang bị để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông
lâm thủy sản của cơ sở với tổng diện tích 5.330 m2
2. Phương án đảm bảo nguồn cung
lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố
2.1 Tăng nguồn cung tại chỗ
trên địa bàn Thành phố:
2.1.1. Về trồng trọt:
- Đối với sản xuất rau:
+ Hướng dẫn nông dân sản xuất rau
tăng lứa, gối vụ tăng hệ số quay vòng đất bằng sử dụng các màng che phủ tránh
rau dập nát vào mùa mưa; trồng rau vụ đông sớm cho thu hoạch trong quí IV năm
2021.
+ Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn mở rộng
diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ đông sớm khoảng 500 - 600 ha tại các huyện
có đất vùng bãi, diện tích chuyên canh rau, trung bình 80 - 100 ha/huyện, như:
Phúc Thọ, Đan Phượng, Chương Mỹ, Mê Linh, Phú Xuyên, Thường Tín, Gia Lâm, Sóc
Sơn,... cần hỗ trợ nông dân giống, màng phủ, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực
vật thảo mộc, sinh học. Hướng dẫn nông dân sản xuất rau tăng lứa, gối vụ tăng hệ
số quay vòng đất bằng sử dụng các màng che phủ tránh rau dập nát vào mùa mưa;
Thâm canh diện tích rau ngắn ngày để tăng sản lượng trên diện tích rau hiện
có như: Rau cải các loại, rau muống, mùng tơi, rau ngót,...
Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn mở rộng
diện tích sản xuất rau ngắn ngày, rau trái vụ, rau vụ đông sớm khoảng 2.000 ha
rau ở các huyện: Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Phúc Thọ,... tập trung sản
xuất các loại rau ngắn ngày: Rau muống, cải các loại, mùng tơi, rau ngót,...
+ Tăng diện tích cây trồng như rau màu,
khoai tây, ngô, đậu tương... có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Phấn đấu diện tích cây vụ đông đạt
28.169,1 ha, cụ thể:
+ Rau các loại: diện tích 12.932,4
ha, năng suất 222 tạ/ha sản lượng 287.000 tấn. Tập trung một số huyện sản xuất
lớn (Mê Linh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Thường Tín, Ba Vì, Chương
Mỹ, Phúc Thọ,...).
+ Đậu tương 1.361 ha, năng suất 18 tạ/ha.
Tập trung sản xuất tại các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Sóc Sơn,...
+ Ngô: diện tích 6.410,6 ha, năng suất
51 tạ/ha. Tập trung một số huyện sản xuất lơn (Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc
Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Sơn Tây, Phúc Thọ,...).
+ Lạc: diện tích 268,1 ha, năng suất
23 tạ/ha.
+ Khoai lang: diện tích 1.651,7 ha,
năng suất 110,6 tạ/ha. Tập trung sản xuất tại các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức,...
+ Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn mở rộng
diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ đông sớm khoảng 500-600 ha tại các huyện
có đất vùng bãi, diện tích chuyên canh rau, trung bình 80-100 ha/huyện như Phúc
Thọ, Đan Phượng, Chương Mỹ, Mê Linh, Phú Xuyên, Thường Tín, Gia Lâm, Sóc
Sơn,...cần hỗ trợ nông dân màng phủ, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật thảo
mộc, sinh học.
2.1.2.
Về chăn nuôi:
- Duy trì, phát triển đàn bò 164
nghìn con (trong đó 15.000 bò sữa). Phát triển các trại, trang trại bò thịt quy
mô lớn ngoài khu dân cư tại các xã của các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ,...
- Phát triển đàn lợn đạt 1,6 - 1,8
triệu con, trong đó lợn nái 170 - 180 nghìn con nái. Định hướng phát triển theo
vùng, xã trọng điểm, khu chăn nuôi và trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn
ngoài khu dân cư tại các huyện, thị xã: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất. Phát triển
chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất con giống, lựa chọn các giống lợn đực ngoại
nhập để phục vụ cho các cơ sở sản xuất tinh lợn; lợn nái ông bà có năng suất chất
lượng cao để phục vụ cho các cơ sở sản xuất giống.
- Phát triển đàn gia cầm đạt 38 - 40
triệu con, trong đó đàn vịt 11 triệu con, gà 29 triệu con (bao gồm 12 triệu gà
sinh sản). Định hướng phát triển
theo vùng, xã trọng điểm, khu chăn nuôi quy mô lớn và trại, trang trại chăn
nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện, thị xã
(Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thạch Thất,....) Chăn nuôi theo hướng VIETGAP, hữu cơ,
sinh học.
- Duy trì hoạt động của các cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ tập trung: Thanh Trì, Thanh
Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh... Kiểm soát tốt hoạt động buôn
bán động vật tại các chợ đầu mối Hà Vĩ, Bắc Thăng Long, có
phương án dự phòng trong các trường hợp các chợ đầu mối động
vật, cơ sở giết mổ lớn bị phong tỏa, cách ly.
2.1.3. Về nuôi trồng thủy sản:
+ Tăng năng suất thủy sản nuôi trồng
lên cao hơn nữa để đạt được sản lượng trên 120.000 tấn/năm.
+ Tập trung hỗ trợ, hướng dẫn phát
triển một số đối tượng nuôi ngắn ngày, có năng suất cao như: cá rô phi đơn
tính, cá chép lai. Ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung
phòng chống dịch bệnh để tăng năng
suất và giảm thiểu các điều kiện của biến đổi khí hậu, rét
đậm, rét hại.
+ Rà soát, mở rộng phát triển diện
tích mô hình nuôi kết hợp cá - lúa khoảng 600 ha lên để đạt được diện tích nuôi
trồng thủy sản của Thành phố năm 2021 đạt 24.000 ha.
- Duy trì hoạt động và thực hiện kiểm
soát tốt sản phẩm tiêu thụ của các tỉnh, thành phố tại chợ cá Yên Sở, phường
Yên Sở, quận Hoàng mai. Các xe chở thủy sản vào Hà Nội thực hiện kiểm tra tại
chốt Yên Sở.
2.1.4. Về bảo quản, chế biến thực
phẩm nông lâm thủy sản:
- Tiếp tục duy trì, phát triển ổn định sản lượng sản xuất 400 cơ sở sơ chế, chế biến thực
phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn,
- Đề nghị các doanh nghiệp chế biến
thực phẩm lớn trên địa bàn Hà Nội (Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công
ty Hà Nội Food, Công ty CBTP Bảo Minh, Công ty Vinh Anh, Công ty CP thực phẩm
Song Đạt, Công ty Ba Huân...) tập trung sản xuất sản phẩm chế biến phục vụ người
tiêu dùng Thủ đô.
- Đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản có kho lạnh bảo quản tăng cường dự trữ nguyên liệu, thành
phẩm để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển đến
các cơ sở phân phối phục vụ người tiêu dùng.
2.2. Phương án cung cấp nguồn
hàng nông sản thực phẩm từ các tỉnh, thành phố:
Căn cứ nguồn cung thực tế trên địa
bàn và nhu cầu cần sử dụng hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô đã nêu trên, việc
kết nối các sản phẩm còn thiếu về Thành phố để đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn
thị trường là cần thiết. Nguồn hàng lấy từ các tỉnh cụ thể như sau:
Mặt
hàng
|
Tỉnh,
thành phố cung cấp chính
|
Tỉnh,
thành phố có nguồn hàng thay thế
|
Gạo
|
Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên...
|
Điện Biên, Lào Cai, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Hòa Bình, các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long...
|
Thịt lợn
|
Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Thanh Hóa, Hòa Bình, Nam Định...
|
Bình Dương, Đồng Nai, Nghệ An...
|
Thịt trâu bò
|
Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Thanh
Hóa
|
Yên Bái, Nghệ An...
|
Thịt gia cầm
|
Bắc Giang, Hà Nam...
|
Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,
Thanh Hóa, Nghệ An...
|
Thủy hải sản tươi, đông lạnh
|
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa,
Nghệ An, Nam Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định...
|
Thái Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận,
Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên...
|
Thực phẩm chế biến
|
Bắc Ninh, Hải Phòng...
|
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương..
|
Rau củ
|
Sơn La, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng...
|
Thanh Hóa, Nam Định, Lâm Đồng...
|
Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc
|
Bắc Giang, Hải Dương...
|
Cao Bằng, Bắc Kạn, một số tỉnh miền
Trung và miền Trung tây nguyên..
|
Sữa uống
|
Thanh Hóa, Nghệ An, Tuyên Quang,
Sơn La
|
Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng,
Tây Ninh
|
Hàng năm, một số địa phương tiêu thụ
qua các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, thương nhân kinh doanh của
Hà Nội lượng hàng hóa như sau: tỉnh Hòa Bình cung cấp cho thành phố Hà Nội 200 tấn
rau hữu cơ, 120 tấn quả có múi các loại, 2.500 tấn thịt lợn, 1000 tấn thịt gà,
500 tấn thịt bò; 1.500 tấn cá sông Đà, sản phẩm nông sản chế biến trên 300 tấn
các loại.... Tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp Rau củ quả: 80.000 tấn, Trứng gà: 250 triệu
quả, Gà thịt: 3.200 tấn, Lợn thịt: 15.000 tấn, thủy sản nuôi (cá trôi, mè, trắm, chép, rô phi đơn tính): 4.000 tấn, 30 tấn giò, chả... Tỉnh Lạng Sơn cung cấp khoảng 20
tấn rau, củ, quả, trên 50 tấn sản phẩm đã qua chế biến như măng ớt, cao khô, thạch
đen, hoa quả các loại. Tỉnh Hà Nam cung cấp 20.200 tấn thịt lợn, khoảng 1.200 tấn
thịt gia cầm đã qua kiểm dịch và các loại rau củ quả, gạo,... phẩm và một số
hàng hóa phòng chống dịch hoạt động bình thường đảm bảo phục vụ nhân dân.
1. Điều phối hàng hóa trong Thành phố:
1.1. UBND các quận,
huyện, thị xã:
+ Nắm bắt đầy đủ thông tin, nhu cầu
phục vụ nhu yếu phẩm trên địa bàn, các khu vực bị cách ly, phong tỏa để xác định
đủ lượng hàng hóa cần phục vụ nhân dân. Đảm bảo tốt phương
châm 4 tại chỗ “Chỉ đạo tại chỗ, lượng lượng tại chỗ, hệ
thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ” và 3 sẵn sàng “Chủ động nguồn hàng, ứng
phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”.
+ Chỉ đạo các hệ thống phân phối trên
địa bàn cung cấp hàng hóa cho nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa,
trong trường hợp hệ thống phân phối trên địa bàn không đáp ứng được, địa phương
phải kịp thời liên hệ với hệ thống phân phối ở địa bàn lân cận để kịp thời cung ứng đầy đủ cho người dân. Trong trường hợp phải thực hiện giãn cách cả địa bàn
quận, huyện thì vẫn tiếp tục thực hiện 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng đồng thời báo cáo
UBND Thành phố và liên hệ với Sở Công Thương, các đơn vị liên quan để được chỉ
đạo, hỗ trợ đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu yếu phẩm của người dân trên địa bàn và
công tác phòng chống dịch.
+ Tăng cường chỉ đạo sản xuất phù hợp
với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn toàn Thành phố, đặc biệt
là các loại rau xanh, củ quả ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch, các
sản phẩm gia súc gia cầm (thịt gà, vịt, trâu, bò, thủy hải sản,...) để cân đối
cung cầu ngay trên địa bàn và cung cấp cho hệ thống phân phối trên toàn Thành
phố.
+ Thành lập Tổ tiếp nhận, điều phối
nhu yếu phẩm của các xã, phường và UBND các quận, huyện, thị xã để thực hiện việc
cung ứng hàng hóa cho nhân dân.
Chỉ đạo các lực lượng (đoàn thể, tổ
dân phố, tổ Covid cộng đồng, lực lượng chức năng: Công an, quân đội, quản lý thị
trường,...) hỗ trợ, vận chuyển đưa hàng đến phục vụ nhân
dân để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
+ Chỉ đạo phương thức giao hàng linh
hoạt, phù hợp với tình hình dịch diễn ra trên từng khu vực, địa bàn, tránh tiếp
xúc trực tiếp gần với các đối tượng đang bị cách ly theo quy định.
+ Bố trí các vị trí trung chuyển hàng
hóa để thực hiện giao nhận. Bố trí các địa điểm cho hệ thống bán lẻ, thương mại
điện tử chuyển hàng đến phục vụ nhân dân.
+ Hình thức thanh toán: ưu tiên không
dùng tiền mặt.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên, thống nhất phương pháp điều hành tránh chồng chéo,
rối việc không hiệu quả...
+ Bố trí riêng các phương tiện vận
chuyển hàng hóa từ nơi giao nhận vào cho các hộ dân trong vùng cách ly, phong tỏa
để đảm bảo phòng chống dịch theo quy định.
+ Đảm bảo bố trí kinh phí đầy đủ để
phục vụ nhiệm vụ công tác.
+ Chỉ đạo các lược lượng chức năng: hỗ
trợ cao nhất cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên địa bàn, kiểm tra kiểm
soát thị trường không để các đối tượng trục lợi do dịch bệnh đầu cơ, găm hàng,
tăng giá.
Trong các trường hợp cụ thể, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, các sở,
ngành liên quan để triển khai thực hiện theo
các tình huống:
1.1.1. Trường hợp thiếu
hàng cục bộ tại một số điểm bán do nhu cầu mua hàng tăng cao:
- Thiếu hàng cục bộ tại các điểm bán
của hệ thống phân phối: Các doanh nghiệp thực hiện điều tiết trong hệ thống và
trên các quầy, kệ tại điểm bán đảm bảo phục vụ nhân dân trong vòng 3 tiếng.
- Thiếu hàng cục bộ tại các quận/huyện:
điều phối doanh nghiệp triển khai ngay các điểm bán lưu động đã chuẩn bị.
+ Các quận, huyện, thị xã và các đơn
vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm về tình hình hàng hóa, giá cả để kịp
thời chỉ đạo các đơn vị bổ sung ngay hàng hóa tại các điểm
bán thiếu hàng trong hệ thống hoặc chỉ đạo các doanh nghiệp khác tổ chức bán
hàng lưu động để kịp thời cung cấp đủ hàng hóa phục vụ nhân dân.
+ Doanh nghiệp điều động các xe chở
hàng đến các điểm bán.
+ Trường hợp doanh nghiệp không đủ
xe, các quận/huyện thực hiện huy động phương tiện đã chuẩn bị phối hợp với
doanh nghiệp chuyển hàng và tổ chức bán hàng tại điểm bán hoặc báo cáo Sở Công
Thương về nhu cầu phương tiện để Sở
Công thương báo Thành phố điều động phương tiện theo quy định nêu trên.
1.1.2. Trường hợp một số điểm bán (chợ, siêu
thị) ngừng kinh doanh do có liên quan đến yếu tố dịch tễ:
- Thực hiện nhanh công tác truy vết,
phun khử khuẩn...liên quan đến công tác phòng chống dịch; tùy theo từng trường
hợp cụ thể hướng dẫn các tiểu thương đảm bảo an toàn hàng hóa hoặc cho phép vận
chuyển hàng hóa ra ngoài trong thời gian đóng cửa; chỉ đạo các cơ quan y tế
đánh giá mức độ an toàn về phòng chống dịch Covid-19 theo quy định để cho phép
nhanh chóng mở lại điểm bán hàng.
- Triển khai ngay các điểm bán lưu động
tại khu vực có điểm bán ngừng kinh doanh để đảm bảo phục vụ nhân dân liên tục
không để người dân bị khó khăn trong mua sắm hàng hóa thiết yếu.
- Chỉ đạo các hệ thống phân phối đăng
ký tăng thời gian mở cửa phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân nhằm giãn cách
người dân không tụ tập mua sắm đông vào một thời điểm nhất
định.
1.1.3. Trường hợp nhiều điểm
bán thực phẩm tươi sống (chợ, siêu thị) ngừng kinh doanh cùng một thời điểm,
hàng hóa nhiều nơi bị thiếu:
- Tiếp tục triển khai ngay 2.500 điểm
bán lưu động đã bố trí (nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, các khu vực đất
trống), 472 điểm giao dịch của hệ thống Bưu điện, các địa điểm tập kết trung
chuyển hàng hóa từ các tỉnh về. Đa dạng hình thức bán lưu động.
- Bố trí các khu đất trống cho các tiểu
thương trong chợ dân sinh di chuyển địa điểm khi chợ bị dừng
hoạt động hoặc cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu bán thực phẩm thiết yếu
phục vụ nhân dân trên địa bàn; Chỉ đạo các phường, xã, tổ dân phố, Ban quản trị
các tòa nhà, chủ đầu tư các công trình có khu vực đất trống, phân công các đơn
vị (Phòng y tế, Kinh tế, Quản lý thị trường,...) và các cán bộ phối hợp với các
hệ thống phối để triển khai thực hiện, tuyệt đối phải thực hiện nghiêm các quy
định phòng chống dịch thì mới cho phép hoạt động.
- Yêu cầu hệ thống không bán thực phẩm
thiết yếu chuyển đổi công năng các điểm bán sang bán lương thực, thực phẩm thiết
yếu cho nhân dân. Đăng ký các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp
mở cửa 24/24h sẵn sàng phục vụ nhân dân khi có sự cho phép của Thành phố.
- Quận/huyện thực hiện phát thẻ mua
hàng thiết yếu tại các hệ thống phân phối (mua lương thực, thực phẩm,...) cho từng
hộ gia đình trên địa bàn.
- Phối hợp với Liên minh HTX Thành phố
huy động các Hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, vận tải...tham gia cung ứng
hàng hóa trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa
bàn.
- Lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo Sở
Công Thương thực hiện điều phối hàng hóa thống nhất trên địa bàn các quận, huyện,
thị xã; Chỉ đạo các đơn vị liên quan huy động tối đa các lực lượng chức năng
tham gia vận chuyển, hỗ trợ bán hàng, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân.
1.2. Các Sở, ngành, đơn vị liên
quan, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn Thành phố:
Căn cứ chỉ đạo của Thành phố, phối hợp
với Sở Công Thương để triển khai việc đảm bảo, điều phối hàng hóa thiết yếu
theo phân công đến tay nhân dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2. Điều phối hàng hóa từ các tỉnh
về cung ứng cho thị trường Hà Nội:
2.1. Về nguồn hàng:
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các đơn vị phân phối làm việc ngay với các đơn vị đầu
mối (Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
các đơn vị phân phối, sản xuất) tại các tỉnh, thành phố (đã nêu ở trên nguồn
cung) thông tin, nắm bắt cụ thể các đơn vị sản xuất lương thực, thực phẩm có thể
cung ứng cho Hà Nội; chỉ đạo các đơn vị phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội
thu mua đưa về các kho dự trữ, các điểm bán hàng phục vụ nhân dân.
Huy động tổng lực hàng hóa của các
đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn và doanh nghiệp các tỉnh, thành phố đã
cam kết cung cấp hàng hóa cho Hà Nội; các doanh nghiệp tham gia Chương trình
bình ổn thị trường của Thành phố.
Trong trường hợp các tỉnh, thành phố
thường xuyên cung ứng hàng hóa cho Hà Nội bị hạn chế nguồn cung hoặc bị dịch phải
phong tỏa, cách ly.. .thì Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tiếp tục liên kết với các tỉnh thành phố khác (đã nêu ở trên nguồn cung),
chỉ đạo các đơn vị phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội thu mua đưa về các
kho dự trữ, các điểm bán hàng phục vụ nhân dân.
Trong trường hợp cần thiết báo cáo Bộ
Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ điều phối hàng hóa từ
các tỉnh, Thành phố khác về địa bàn Thành phố.
2.2. Về điều phối vận chuyển
hàng hóa:
Thực hiện theo Mục 3 Phần V (Phương
án vận chuyển hàng hóa) của Kế hoạch này.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Sở
Công Thương:
- Thường xuyên rà soát, cập nhật các
Phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch
bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố
để tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân
dân trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại
diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng
hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa
hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa
phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo doanh nghiệp phân phối,
siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai
thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận
chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy
mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,... Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền
đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy
hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng chống
dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp
xúc trực tiếp; chỉ đạo các ban, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng
phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm.
- Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị lập danh
sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng
hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội đăng ký “luồng xanh” Quốc gia và gửi Sở
Giao thông vận tải đăng ký “luồng xanh” trong Thành phố theo quy định.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp kinh
doanh thương mại điện tử đăng ký xe mô tô hai bánh để tổng hợp gửi Sở Giao
thông vận tải cấp mã hoạt động cho các xe tham gia vận chuyển hàng hóa trên địa
bàn.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng
giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý…; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân
cấp.
- Phối hợp chặt chẽ các tỉnh, thành
phố, Sở Công Thương đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến các sản phẩm nhằm đảm
bảo nguồn cung cho thị trường Hà Nội.
- Phối hợp với các địa phương, hiệp hội
ngành hàng, theo dõi, nắm bắt thông tin, nguồn cung, tiêu thụ nông sản của
Thành phố.
- Chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị
xã thực hiện nghiêm các kế hoạch về sản xuất, mùa vụ, theo dõi nắm bắt diễn biến
thời tiết, tình hình dịch bệnh để kịp thời xây dựng và đề xuất các phương án ứng
phó, ưu tiên việc lưu thông hàng hóa để phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản
trên địa bàn và đề nghị tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát đối hành vi
ép giá bán nông sản để trục lợi.
- Phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Thương mại Du lịch Thành phố đẩy mạnh triển khai Chương trình liên kết vùng, hỗ
trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh,
thành phố năm 2021: Hỗ trợ giới thiệu, kết nối tiêu thụ các sản phẩm của Hà Nội
và các tỉnh, thành phố, đặc biệt sản phẩm có nguy cơ dư cung cao trong các mùa
vụ..., hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp phân phối, chế biến để hỗ trợ tiêu
thụ, đưa vào bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm.
- Khuyến khích doanh nghiệp phát triển
thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiêu thụ sản phẩm đến
người tiêu dùng.
- Tiếp tục thực hiện tổ chức thực hiện
Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn các thành
phố lớn và triển khai các phương án đảm bảo cung cầu hàng hóa ứng phó với dịch
Covid-19.
- Công bố công khai các điểm bán hàng
thiết yếu, danh mục các hàng hóa thiết yếu theo quy định.
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung
ương (Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,....) thực hiện hỗ
trợ điều tiết hàng hóa khi cần thiết.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các UBND quận,
huyện, thị xã chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thực hiện các giải pháp phát triển
sản xuất nông sản, thực phẩm nông lâm thủy sản nhằm, phòng chống dịch bệnh trên
cây trồng, vật nuôi, phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất, chủ động
nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao
nhất trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
- Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin
các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt
gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,...) trên địa bàn Thành phố, gửi
Sở Công Thương, cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,...
phục vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống
dịch. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương
án bố trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là
mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,...) với giá cả ổn định, đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội.
- Triển khai Kế hoạch chuyển đổi, mở
rộng sản xuất nông sản, thực phẩm... có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động
nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao
nhất trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
- Gửi thông tin về điểm bán các sản
phẩm nông lâm thủy sản nằm trong các hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thuộc quản
lý của ngành Nông nghiệp (điểm bán, kho
hàng,...) và các cơ sở sản xuất kinh doanh có điểm bán
hàng hóa thiết yếu thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp về Sở Công Thương để
thông tin điểm bán đến người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp lưu thông hàng
hóa thông suốt.
- Phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trọng tâm là 21 tỉnh,
thành phố là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển
chuỗi rau, thịt thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ
khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội; cung cấp danh
sách đầu mối các cơ sở sản xuất, ứng sản phẩm an toàn của 21 tỉnh, thành phố về
Sở Công Thương để thông tin đến
các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, phối hợp với Sở Công
Thương để kết nối, tiêu thụ sản phẩm;
+ Phối hợp tiêu thụ rau, củ quả với
08 tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương
và Sơn La.
+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hòa
Bình, Sơn La, Lai châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên...) trong việc thông tin vận chuyển lưu thông động vật, sản
phẩm động vật đưa về Hà Nội. Tạo điều kiện lưu thông vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật từ các tỉnh về Hà Nội.
+ Tiếp tục thực hiện kiểm soát tốt sản
phẩm tiêu thụ của các tỉnh, thành phố tại chợ cá Yên Sở. Các xe chở thủy sản
vào Hà Nội thực hiện kiểm tra tại chốt Yên Sở.
+ Duy trì 113 kho lạnh của các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Trong đó, có 07 doanh nghiệp thực
hiện hoạt động cho thuê kho với diện tích 29.200 m2 và 41 kho lạnh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm
thủy sản với diện tích 5.330 m2. Ước tính sức chứa của các kho lạnh
là 42.000 m3 đảm bảo đáp ứng tốt khả năng bảo quản các sản phẩm nông
lâm thủy sản yêu cầu bảo quản đặc biệt; 65 doanh nghiệp có kho bảo quản chuyên
các sản phẩm có nguồn gốc động vật (trừ thủy sản). Đây là những kho hàng giúp
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tích trữ hàng
hóa đảm bảo phân phối và lưu thông hàng hóa.
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc,
gia cầm trên địa bàn các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa,
Phú Xuyên, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Gia Lâm, thị xã
Sơn tây, Thanh Trì, Mỹ Đức, Mê Linh thực hiện việc giám sát, tổng tẩy uế
môi trường, tiêm phòng bổ sung, xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh trên địa bàn.
- Duy trì hoạt động của các cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ tập trung: Thanh Trì, Thanh
Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh...
- Kiểm soát tốt hoạt động buôn bán động
vật, thủy sản tại các chợ đầu mối Hà Vĩ, Bắc Thăng Long, chợ cá Yên Sở. Phối hợp
với các quận, huyện có phương án về đảm bảo duy trì hoạt động, có phương án dự
phòng trong các trường hợp các chợ, cơ sở giết mổ bị cách ly, phong tỏa.
- Giới thiệu các địa điểm trung chuyển
hàng hóa nhằm phân tán nhỏ các điểm giao nhận tránh tập trung toàn bộ vào chợ đầu
mối gây nguy cơ lây nhiễm dịch gửi về Sở Công Thương để phối
hợp triển khai thực hiện.
- Xây dựng phương án đảm bảo an toàn
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (các nhà máy, cơ sở giết mổ, các cơ sở sản
xuất chế biến...) đảm bảo sản xuất liên tục không bị đứt gãy.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác An toàn thực phẩm theo phân cấp.
3. Sở Y tế:
- Cung cấp danh sách các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh,... cho UBND các quận,
huyện, thị xã để đôn đốc các doanh nghiệp tăng cường số lượng hàng hóa trong sản
xuất, kinh doanh phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu cho UBND Thành phố trong việc
đề xuất nhu cầu về vật tư y tế, như: trang thiết bị bảo hộ, vật tư tiêu hao phục
vụ xét nghiệm,... cho công tác đảm bảo phòng chống dịch của các đơn vị, người
dân tham gia sản xuất, vận chuyển, chuỗi cung ứng hàng thiết yếu theo chỉ đạo của
UBND Thành phố; xây dựng phương án nâng công suất xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
- Nghiên cứu, có phương án báo cáo Sở
Chỉ huy phòng, chống dịch Covid - 19 Thành phố giải quyết việc xét nghiệm cho
các lái xe đơn vị kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Triển khai tiêm vắcxin cho đối
tượng người lao động trong sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, Tiểu thủ công
nghiệp), kinh doanh (chợ, trung tâm thương mại, siêu thị,
các chuỗi, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa...), nhân viên vận chuyển (xe ô
tô, xe mô tô 2 bánh)...để đảm bảo nguồn nhân lực tham gia sản xuất kinh doanh
góp phần thực hiện mục tiêu kép của Thành phố và đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận,
huyện, thị xã:
+ Tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu,
xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất để kịp thời khoanh vùng, dập dịch đối với
các điểm bán hàng trên địa bàn có liên quan đến trường hợp F0.
+ Thực hiện xét nghiệm trong thời
gian ngắn nhất đối với các lái xe vận chuyển hàng hóa cho các hệ thống phân phối
theo chỉ đạo của Thành phố để kịp thời vận chuyển cung ứng cho thị trường Hà Nội.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở
Giao thông vận tải thực hiện tốt các quy định đảm bảo công tác phòng chống
dịch khi lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa
bàn.
- Phối hợp với
các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường
trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm theo phân cấp.
4. Sở Tài chính: Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và
các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn.
5. Các sở, ngành: Giao thông vận tải, Công an Thành phố:
Sở Giao thông vận tải chủ trì nghiên
cứu, ban hành nội dung hướng dẫn các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu từ
các tỉnh, thành phố hoạt động trên địa bàn Hà Nội, thường xuyên rà soát, cập nhật
kịp thời đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Chính phủ và Thành phố về giao
thông vận tải, phòng chống dịch và lưu thông hàng thiết yếu trong điều kiện ứng
phó các tình huống dịch Covid-19.
- Phối hợp Sở Giao thông vận tải các
tỉnh, thành phố thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp,
đơn vị biết, đảm bảo tuân thủ trong việc thực hiện hoạt động vận chuyển hàng
hóa trên địa bàn Thành phố để các
doanh nghiệp nắm bắt, tham gia giao thông thuận tiện đảm bảo hỗ trợ nhanh nhất
việc vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.
- Xây dựng phương án tổ chức “luồng
xanh” trong nội thành cho phương tiện chở hàng hóa, thực phẩm thiết yếu từ các
tỉnh, thành phố về Hà Nội để kịp thời đến các kho hàng, điểm bán lẻ và từ các tỉnh, thành phố lưu thông qua địa
bàn Hà Nội.
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các
phương tiện chở hàng hóa thiết yếu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố (theo đề
xuất của doanh nghiệp và danh sách Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các sở chuyên ngành và UBND các quận, huyện thị xã gửi) được cấp “luồng
xanh” để lưu thông thuận lợi trên địa bàn Thành phố, qua các chốt, trạm kiểm
soát.
- Tổ chức giám sát việc thực hiện các
quy định phòng, chống dịch và tuân thủ thực hiện theo đúng quy định hiện hành của
các phương tiện khi lưu thông trên địa bàn Thành phố.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì phối
hợp với Sở Công Thương thực hiện điều động các phương tiện vận chuyển thuộc thẩm
quyền quản lý (Tổng vận tải, xe taxi...) tham gia vận chuyển hàng hóa khi có
nhu cầu theo chỉ đạo của Thành phố; lập danh sách các xe dự kiến điều động tham
gia vận chuyển gửi Sở Công thương để tổng hợp sẵn sàng điều động dược ngay
trong mọi tình huống.
- Công an Thành phố, Sở Giao thông vận
tải chỉ đạo các chốt trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các xe vận
chuyển lưu thông hàng hóa trên địa bàn nhất là trong các trường hợp điều động vận
chuyển khẩn cấp khi thiếu hàng.
6. Bộ Tư lệnh Thủ đô: Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ vận chuyển
cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời đến đơn
vị, khu dân cư, vùng cách ly, khu vực phong tỏa... khi cần thiết.
7. Liên minh HTX Thành phố: chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, vận tải...tham gia sản
xuất, cung ứng hàng hóa trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
dân trên địa bàn.
Cung cấp danh sách các HTX gửi Sở
Công Thương để chủ động triển khai các nhiệm vụ cung ứng, điều phối hàng hóa phục
vụ nhân dân trên địa bàn;
Triển khai các nhiệm vụ sản xuất,
cung ứng hàng hóa theo chỉ đạo của Thành phố.
8. Hội Nông dân Thành phố:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ đạo nông dân sản xuất đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho nhân
dân trên địa bàn Thành phố; Đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho nông dân khi
tham gia sản xuất.
Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo
cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho
nông dân.
9. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố
Hà Nội:
Chỉ đạo các quận, huyện đoàn, đoàn cơ
sở bố trí đoàn viên hỗ trợ các hệ thống phân phối bán lẻ, siêu thị, điểm bán lẻ
hàng thiết yếu trên địa bàn thực hiện các công tác phòng chống dịch, như: đo
nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm,...
Chỉ đạo Hội LHTN Thành phố và Câu lạc
bộ Xe bán tải địa hình tham gia vận chuyển hàng hóa khi có yêu cầu của Thành phố.
Lập danh sách các xe gửi Sở Công
Thương và phối hợp với Sở Công Thương điều động xe tham gia vận chuyển hàng hóa
phục vụ nhân dân.
10. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội:
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý đối với
các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch và hàng hóa thiết yếu phục vụ
nhân dân.
- Hướng dẫn việc tuân thủ các quy định
phòng, chống dịch của các xe vận chuyển khi tập kết hàng hóa tại các kho hàng
lưu động bố trí tại trường học, nhà văn hóa,... trên địa bàn các quận, huyện,
thị xã. Phối hợp với chính quyền địa phương phân luồng hàng hóa về các khu dân
cư, chợ dân sinh,...
11. Tổng công ty vận tải Hà Nội: bố trí phương tiện để vận chuyển nhu yếu phẩm khi tình hình diễn biến
phức tạp, thiếu hàng cục bộ, cần phải cung cấp hàng hóa ngay...
12. Bưu điện Thành phố Hà Nội: Có phương án bố trí phương tiện để vận chuyển nhu yếu phẩm khi tình
hình diễn biến phức tạp, thiếu hàng cục bộ, cần phải cung cấp hàng hóa ngay...
Triển khai các điểm bán hàng bình ổn thị trường khi được Thành phố cho phép.
13. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch
đảm bảo hàng hóa đã ban hành, chủ động điều phối hàng hóa và chịu trách nhiệm đảm
bảo thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, đủ hàng hóa phục vụ nhân
dân trên địa bàn.
- Xây dựng các phương án, kịch bản
các chương trình hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn
khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Thường
xuyên thông tin các khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển các mặt
hàng thiết yếu về Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải để kết nối, tháo
gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
- Cung cấp đầy đủ thông tin các hợp
tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản, ...); đề xuất các địa
điểm nuôi trồng bổ sung để tăng diện tích gieo trồng sản phẩm rau, củ quả tươi,
sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT qua các chi cục đầu
mối (Chăn nuôi Thú y, Trồng trọt và BVTV, Thủy sản, QLCL Nông lâm sản và Thủy sản)
để tổng hợp gửi các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,... phục
vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.
- Trong trường hợp giãn cách xã hội
kéo dài, chỉ đạo thực hiện các phương án tổ chức sản xuất, thu hoạch nông sản
cho các cơ sở, HTX, hộ sản xuất đảm bảo yêu cầu vừa đảm bảo về phòng chống dịch
bệnh vừa đảm bảo sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không bị đứt
gãy trên địa bàn
- Chủ trì, tổ chức các giải pháp đảm
bảo hoạt động của các hệ thống bán hàng hóa thiết yếu (TTTM, siêu thị, cửa hàng
tiện lợi, chợ cửa hàng tạp hóa, chuỗi kinh doanh nông sản, thực phẩm, các cửa
hàng chuyên doanh kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các cửa hàng trái cây....)
trên địa bàn diễn ra bình thường, thực hiện đầy đủ các phương án phòng chống dịch
theo quy định, không để lây nhiễm dịch bệnh tại các hệ thống; Chỉ đạo cơ quan Y
tế địa phương nhanh chóng thực hiện phun khử khuẩn, điều tra dịch tễ đối với
các trường hợp các các hệ thống phân phối có yếu tố dịch tễ
liên quan đến F0 để sớm mở cửa trở lại bán hàng phục vụ nhân dân.
- Khuyến kích các điểm cung ứng hàng
hóa thiết yếu (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuỗi kinh doanh nông sản, thực
phẩm, các cửa hàng chuyên doanh kinh doanh các mặt hàng thiết yếu... trên địa
bàn mở cửa 24/24h sẵn sàng phục vụ nhân dân nhằm giãn cách người dân không tập
trung đông vào một thời điểm. Đẩy mạnh bán hàng qua các kênh TMĐT.
- Chỉ đạo các chợ trên địa bàn: Thực
hiện giãn cách các quầy hàng bán hàng thiết yếu đảm bảo khoảng cách và yêu cầu
về phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế; Hỗ trợ hoặc vận động các tiểu
thương tăng cường các biện pháp tự phòng chống dịch (đeo khẩu trang, tấm che giọt
bắn, sát khuẩn thường xuyên khi tiếp xúc với hàng hóa, đeo găng tay, mặc đồ bảo
hộ, giữ khoảng cách an toàn khi giao nhận hàng hóa và tiếp xúc với người mua
hàng ...). Các chợ đầu mối phải bố trí địa điểm trung chuyển hàng hóa; yêu cầu
tiểu thương giãn thời gian giao nhận hàng với các đầu mối để
tránh tụ tập đông người, hàng hóa ùn lại trong các giờ cao điểm.
Triển khai rà soát vị trí các khu đất
trống để sẵn sàng bố trí cho các tiểu thương trong chợ dân sinh di chuyển địa
điểm khi chợ bị dừng hoạt động hoặc bố trí cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu
bán nông sản thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn; Chỉ đạo các phường,
xã, chủ đầu tư các công trình có khu vực đất trống, phân công các đơn vị (Phòng
y tế, Kinh tế, công an, quân đội, Quản lý thị trường, các đoàn thể...) và các
cán bộ phối hợp với các hệ thống phân phối để triển khai thực hiện, tuyệt đối
phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch thì mới cho phép hoạt động
và tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đảm bảo ATTP, VSMT, PCCC.
- Vận động các đơn vị, cá nhân có địa
điểm kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu (phải thực hiện đóng cửa
khi giãn cách xã hội) đăng ký làm địa điểm tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu
phục vụ nhân dân.
- Rà soát và công khai danh sách các
địa điểm bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa phòng chống dịch trên địa bàn để
người dân thuận tiện mua sắm (Chi tiết: mặt hàng, địa chỉ, số điện thoại người
bán).
- Bố trí các vị trí làm địa điểm
trung chuyển, sang mạn hàng hóa của các tỉnh, thành phố về cung ứng hàng hóa
cho Hà Nội để phát luồng ngay đi các hệ thống phân phối, hạn chế tập trung tại
các chợ đầu mối.
- Rà soát và công khai danh sách các
địa điểm bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa phòng chống dịch trên địa bàn để
người thuận tiện mua sắm (mặt hàng, địa chỉ, số điện thoại người bán)
G Thực hiện rà soát, bố trí sẵn sàng các địa điểm làm kho dự trữ hàng hóa,
điểm bán hàng lưu động khi cần thiết, đảm bảo mỗi xã, phường có tối thiểu 10 địa
điểm sẵn sàng sử dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động cung ứng cho người dân.
Lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Sở
Công Thương khi xảy ra thiếu hàng trên địa bàn để điều tiết hàng hóa đến các địa
điểm đã bố trí.
- Bố trí dự phòng tối thiểu 05 phương
tiện để phối hợp với doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa tới các điểm
bán trên địa bàn.
- Chỉ đạo cơ quan y tế địa phương
nhanh chóng thực hiện phun khử khuẩn, điều tra dịch tễ đối với các trường hợp
các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích có yếu tố dịch tễ liên quan đến F0 để sớm
mở cửa trở lại bán hàng phục vụ nhân dân.
- Triển khai tiêm vắcxin cho đối tượng
người lao động trong sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, TTCN), kinh doanh (chợ,
TTTM, siêu thị, các chuỗi, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa...), nhân viên vận
chuyển (xe ô tô, xe mô tô 2 bánh)...có trụ sở đóng trên địa bàn để đảm bảo nguồn
nhân lực tham gia sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu kép của Thành
phố và đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục
vụ nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường huy động các nguồn lực
phát huy vai trò khối vận (Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và toàn thể các cấp
tại địa phương) thường xuyên liên tục phối hợp với các đơn vị phân phối tổ chức
tiếp nhận và phân phối hàng hóa cho người dân.
- Chịu trách nhiệm phân luồng và điều
tiết hàng hóa trên địa bàn.
14. Các doanh nghiệp phân phối mặt
hàng thiết yếu:
- Chấp hành nghiêm túc và đảm bảo
công tác phòng chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh, vận chuyển hàng hóa khi
tham gia lưu thông theo quy định.
- Tăng cường khai thác, dự trữ hàng
hóa về các kho, điểm bán của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; Đẩy mạnh thực
hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại...
- Bố trí đầy đủ
phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm cung ứng hàng
hóa, giao hàng đến người tiêu dùng, việc thực hiện đảm bảo tuân thủ theo hướng
dẫn, quy định hoạt động phương tiện vận tải của ngành Giao thông vận tải;
- Xây dựng phương án sẵn sàng huy động
và tổ chức Điểm bán hàng lưu động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
- Đăng ký các điểm cung ứng hàng hóa
thiết yếu của doanh nghiệp mở cửa 24/24h sẵn sàng phục vụ nhân dân và chỉ được
thực hiện khi có sự cho phép của Thành phố.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về việc đảm bảo cung ứng hàng
hóa thiết yếu đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.
- Đăng ký các xe ô tô tham gia vận
chuyển hàng hóa vào hệ thống “Luồng xanh” Quốc gia và Thành phố, xe mô tô 2
bánh tham gia vận chuyển giao nhận hàng hóa theo hình thức Thương mại điện tử gửi
Sở Công Thương và Sở Giao thông vận tải để được cấp mã hoạt động theo quy định;
hướng dẫn lái xe mang đầy đủ các giấy từ liên quan và hợp đồng, phiếu giao nhận
vận chuyển,... để xuất trình với các cơ quan chức năng làm
cơ sở cho việc đảm bảo lưu thông hàng hóa bình thường.
- Đăng ký danh sách đề nghị tiêm vắcxin
cho người lao động gửi Sở Công Thương tổng hợp và phối hợp với Sở Công Thương,
Y tế, UBND các quận huyện.
- Chấp hành nghiêm việc điều tiết,
cung ứng hàng hóa của Thành phố khi có yêu cầu.
- Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện
công tác phòng chống dịch tại các điểm bán với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố
Hà Nội, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm...;
Đăng ký hỗ trợ phương tiện vận chuyển hàng hóa khi khẩn cấp gửi Sở Công Thương
tổng hợp.
- Đảm bảo công tác phòng chống dịch tại
nơi sản xuất kinh doanh, con người, phương tiện vận chuyển và hàng hóa lưu
thông theo quy định.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về việc đảm bảo cung ứng hàng
hóa thiết yếu đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.
Mọi thông tin, báo cáo gửi về Sở Công
Thương theo đường công văn và qua địa chỉ email: [email protected].
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo nguồn
cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội phòng chống dịch Covid-19
trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của
Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, Bưu cục Hà Nội,
các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
Thành phố tập trung triển khai nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả
và tiến độ công việc, báo cáo Thành phố kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ GTVT;
- TTr Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó chủ tịch UBND Thành phố;
- BCĐ Phòng chống dịch TP;
- Các Sở, ban, ngành, đơn vị có tên trong KH;
- UBND các Q,H,TX;
- TCT vận tải HN, Bưu điện TP HN
- Các đơn vị SX, KD trên địa bàn;
- Báo: HN mới, KH&ĐT, Đài PT&TH HN, Cổng TT ĐTTP;
- VPUB: CVP, các PCVP, TKBT, KT;
- Lưu VT, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|
PHỤ LỤC 01:
LƯỢNG HÀNG HÓA PHỤC VỤ NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN
TOÀN THÀNH PHỐ TRONG THỜI GIAN CÓ DỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 07/8/2021 của UBND Thành phố)
STT
|
Mặt
hàng
|
ĐVT
|
Lượng
hàng hóa 1 tháng
|
Lượng
hàng trong tháng dịch (Tăng gấp 3 lần so với 1 tháng)
|
Lượng
hàng hóa trong 3 tháng có dịch
|
Lượng
hàng hóa hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có)
|
1
|
Gạo
|
Tấn
|
92.970
|
278.910
|
836.730
|
92.970
|
2
|
Thịt
lợn
|
Tấn
|
18.594
|
55.782
|
167.346
|
18.594
|
3
|
Thịt
trâu, bò
|
Tấn
|
5.350
|
16.050
|
48.150
|
5.350
|
4
|
Thịt
gia cầm
|
Tấn
|
6.198
|
18.594
|
55.782
|
6.198
|
5
|
Trứng
gia cầm
|
1000
quả
|
123.960
|
371.880
|
1.115.640
|
123.960
|
6
|
Dầu
ăn
|
1000
lít
|
6.198
|
18.594
|
55.782
|
6.198
|
7
|
Gia
vị (muối, nước mắm...)
|
Tấn
|
1.550
|
4.649
|
13.946
|
1.550
|
8
|
Rau
củ
|
Tấn
|
103.300
|
309.900
|
929.700
|
103.300
|
9
|
Thủy
hải sản tươi, đông lạnh
|
Tấn
|
5.165
|
15.495
|
46.485
|
5.165
|
10
|
Thực
phẩm chế biến
|
Tấn
|
5.165
|
15.495
|
46.485
|
5.165
|
11
|
Sản
phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô...)
|
1000
gói
|
619.800
|
1.859.400
|
5.578.200
|
619.800
|
12
|
Sữa
uống (cho 2,03 triệu học sinh từ mẫu giáo đến cấp 3)
|
lít
|
24.360.804
|
73.082.412
|
219.247.236
|
24.360.804
|
13
|
Nước
đóng chai
|
1.000
lít
|
619.800
|
1.859.400
|
5.578.200
|
619.800
|
14
|
Khẩu
trang kháng khuẩn (cho 6,5 triệu người)
|
1.000
chiếc
|
39.000
|
117.000
|
351.000
|
39.000
|
15
|
Khẩu
trang y tế (tính cho 24.000 nhân viên y tế và 10.000 đối tượng liên quan- một
ngày 3 chiếc)
|
1.000
chiếc
|
3.060
|
9.180
|
27.540
|
3.060
|
16
|
Nước
sát khuẩn
|
1000
lít
|
3.099
|
6.198
|
18.594
|
3.099
|
17
|
Giấy
vệ sinh
|
1.000
cuộn
|
20.660
|
61.980
|
185.940
|
20.660
|
Trị
giá hàng hóa
|
(Tỷ đồng)
|
21.500
tỷ đồng
|
64.000
tỷ đồng
|
194.000
tỷ đồng
|
21.500
tỷ đồng
|