Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 14/KH-SYT triển khai thực hiện 05/NQ-CP đẩy mạnh mục tiêu phát triển Bà Rịa Vũng Tàu 2016

Số hiệu: 14/KH-SYT Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trương Văn Kính
Ngày ban hành: 28/01/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
SỞ Y T
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/KH-SYT

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 28 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/NQ-CP NGÀY 13/01/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Căn cứ Quyết định số 5438/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 của Bộ Y tế ban hành Chương trình hành động của Ngành Y tế triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế;

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch hành động của ngành y tế triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Xác định, phân công và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ ngày 13/01/2014 nhằm khắc phục các khó khăn, thách thức, tạo thêm sức bật để Việt Nam thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hp quốc trong lĩnh vực y tế vào năm 2015, đồng thời duy trì bền vững và tiếp tục phát huy các kết quả đạt được sau năm 2015.

II. CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CỤ THỂ

Stt

Chỉ s

Thực hiện năm 2013

Chỉ tiêu cam kết

Chỉ tiêu năm 2015

Chỉ tiêu năm 2020

 

Mục tiêu Thiên niên kỷ s 1: (1c) Giảm một nửa tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong thời gian t1990 đến 2015

 

 

 

 

1

Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em < 5 tuổi (%)

8.5

8.9

7.8

<7.8

 

Mục tiêu Thiên niên kỷ số 4: (4a) Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đon 1990 đến 2015

 

 

 

 

2

Tỷ sut tử vong trẻ em < 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

1.9

19.3

17

15

3

Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

1.9

14.8

8.1

11

4

Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm phòng sởi (%)

90

>90

>90

>95

 

Mục tiêu Thiên niên kỷ s 5: (5a) Giảm ¾ tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990 đến 2015

 

 

 

 

5

Tỷ stử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sng

16.2

45

29

<29

6

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ (%)

100

>95

99.5

99.5

 

(5b) Đến năm 2015, phcập chăm sóc sức khỏe sinh sản

 

 

 

 

7

Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai (%)

80

82

82

83.4

8

Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên

3.9

-

3.7

3.5

9

Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai ít nht 3 lần trong 3 thời kỳ (%)

98.4

83

98.7

98.7

10

Tỷ lệ chưa được áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình (%)

20

17.9

17.9

16.5

 

Mục tiêu Thiên niên kỷ 6: (6a) Chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015

 

 

 

 

11

Tỷ l nhim HIV ở nhóm dân s15-24 tuổi (%)

<0.3

<0.3

<0.3

<0.3

12

Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong ln quan hệ tình dục gần đây nhất với các loại khách hàng của nhóm phụ nữ bán dâm (%)

90.7

≥80

≥90

≥90

13

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15-24 có kiến thức đầy đủ, toàn diện về HIV/AIDS (%)

70

≥50

75

≥75

 

(6b) Đến năm 2010, mọi đối tượng có nhu cầu đều đưc điều trHIV/AIDS

 

 

 

 

14

Tỷ lệ người nhim HIV đủ tiêu chun điu trị thuốc kháng vi vút HIV được điều tr ARV (%)

65

70

80

≥80

 

(6c) Chặn đứng và bắt đầu giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, bệnh lao cũng như các bệnh dch khác vào năm 2015

 

 

 

 

15

Tỷ lệ người dân mc st rét trên 1.000 dân

0.28

0.35

0.21

0.15

16

Tỷ lệ tử vong do st rét trên 100.000 dân

0

0

0

0

17

Tỷ lệ hiện mc lao trên 100.000 dân

140

187

≤140

≤131

 

Mục tiêu Thiên niên kỷ số 7: (7c) Giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận thường xuyên với nước sinh hoạt hp vệ sinh và vệ sinh môi trường được cải thin vào năm 2015

 

 

 

 

18

Tỷ lngười dân sử dng nhà tiêu hp v sinh (%)

92

68.5

97

98

19

Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch (%)

94

78.5

96

98

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế

- Tăng cường phổ biến sâu rộng về việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Các đơn vị trc thuộc Sở Y tế thực hiện nghiêm Kế hoạch hành động của ngành y tế triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trước cấp ủy Đảng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ vào các Nghị quyết, chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng các ban ngành, đoàn thể, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, định kỳ có sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện, tìm nguyên nhân tồn tại để có giải pháp khắc phục kịp thời.

- Huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, của cộng đồng và từng người dân vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện các hoạt động thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ liên quan đến dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống lao, HIV/AIDS, sốt rét, nước sạch và vệ sinh môi trường.

2. Tăng cường huy động các nguồn đầu tư để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế

Huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 và duy trì bền vững sau năm 2015.

3. Đổi mới cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực hệ thống y tế

- Củng cố, hoàn thiện và ổn định bộ máy tổ chức ngành y tế từ tỉnh đến địa phương, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, y tế nông thôn, y tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Đảm bảo chế độ, chính sách thu hút cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ giỏi về công tác tại tỉnh, công tác lâu dài ở các vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao vai trò và năng lực quản lý, lập kế hoạch y tế thông qua các khóa đào tạo về quản lý hệ thống y tế.

- Củng cố hệ thống thông tin y tế nhằm tạo nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác cho các chương trình can thiệp, chương trình hành động hoạt động hiệu quả.

- Đẩy mạnh lồng ghép trong việc thực hiện các hoạt động, các chương trình dự án.

4. Giải pháp về triển khai có hiệu quả các giải pháp chuyên môn kỹ thuật để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế

a) Về giảm suy dinh dưỡng trẻ em (Mục tiêu Thiên niên kỷ số 1)

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân một cách bền vững, tập trung giảm mạnh SDD thể thấp còi, góp phn nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam. Kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến suy dinh dưỡng. Hoàn thành mục tiêu của thiên niên kỷ vào năm 2015.

- Xây dựng chương trình, dự án và các giải pháp can thiệp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân phù hợp theo vùng, ưu tiên cho những vùng nghèo, khó khăn, dân tộc thiu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác:

+ Phối hợp thực hiện Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh nhằm phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng cho cán bộ hội viên, bà mẹ có thai và phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ.

+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Hội liên hiệp phụ nữ tiếp tục triển khai chương trình “Sữa học đường” cho trẻ lứa tuổi mầm non và trẻ SDD ngoài cộng đồng, đồng thời vẫn duy trì phong trào “Phiếu tiết kiệm vì trẻ SDD”, “Trồng một cây, nuôi một con“, “một quả trứng vì trẻ em SDD”... Phong trào đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục nhằm thay đổi hành vi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai và cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

+ Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm (dinh dưỡng cho phụ nữ trước khi mang thai, trong thời gian mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi) theo định hướng dự phòng.

+ Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng: Bổ sung các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng được điều trị trong các cơ sở y tế. Xây dựng và phổ biến phác đồ điều trị suy dinh dưỡng nặng trong các cơ sở điều trị nhi khoa. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi và tư vấn dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng tốt.

+ Kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ thực phẩm, bột dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng ở vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có đáp ứng nhanh về dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp.

- Tăng cường giám sát dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế. Xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát dinh dưỡng cho cả tình trạng thiếu dinh dưỡng, các bệnh chuyển hóa liên quan đến dinh dưỡng, tình trạng thừa dinh dưỡng và các bệnh chuyển hóa liên quan đến dinh dưỡng. Xây dựng kế hoạch cụ thể để đáp ứng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp, hỗ trợ các sản phẩm giàu dinh dưỡng, thích hợp cho người dân, đặc biệt là các bà mẹ, trẻ em các vùng bị thiên tai, bão lụt.

b) Về giảm tử vong trẻ em và nâng cao sức khỏe bà mẹ (Mục tiêu Thiên niên kỷ số 4 và 5)

Cải thiện từng bước sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh góp phần thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu trong kế hoạch hành động số 744/QĐ-UBND ngày 08/4/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chiến lược Dân số-SKSS giai đoạn 2012 - 2015.

- Phát triển nguồn nhân lực:

+ Tăng cường đào tạo bác sỹ chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa nhi, đặc biệt chú trọng hình thức đào tạo bác sỹ chuyên khoa sơ bộ đ nhanh chóng bổ sung lực lượng cán bộ chuyên khoa hiện đang rất thiếu. Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trực tiếp làm công tác đỡ đẻ tại tt cả các cơ sở y tế trong và ngoài công lập theo hướng đạt tiêu chuẩn Người đỡ đẻ có kỹ năng khu vực ASEAN nhm nâng cao năng lực sản khoa và chăm sóc sơ sinh cho cán bộ y tế.

+ Đào tạo và giám sát hỗ trợ sau đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến xã và đội ngũ nhân viên y tế thôn ấp về dự phòng và xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ em như viêm phi, tiêu chảy..., phòng chng tai nạn thương tích ở trẻ em, nâng cao chất lượng công tác khám thai phát hiện nguy cơ, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trước, trong và sau đẻ.

+ Tham gia đào tạo và đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em.

- Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em cho cơ sở y tế các tuyến:

+ Tăng cường vai trò của trạm y tế xã trong việc quản lý, giám sát hỗ trợ đội ngũ y tế thôn, ấp, cộng tác viên dinh dưỡng, cộng tác viên Dân s nhm nâng cao tỷ lệ khám thai, quản lý thai nghén, chăm sóc bà mẹ và sơ sinh tại nhà sau đẻ.

+ Tăng cường năng lực và sự phối hợp của các tuyến trong việc chuyển tuyến cấp cứu an toàn cho bà mẹ và trẻ em.

+ Xây dựng quy trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và sơ sinh thiết yếu trong và ngay sau đẻ dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), triển khai rộng rãi trên toàn quốc nhằm tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau đẻ, giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong bà mẹ và tử vong sơ sinh.

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành sản, nhi cho các TTYT huyện để triển khai đơn nguyên sơ sinh và thực hiện được các dịch vụ mổ đẻ, truyền máu, xử trí cấp cứu tai biến sản khoa theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Bổ sung nhân lực, trang thiết bị can thiệp để cứu sống trẻ sơ sinh bằng các trang thiết bị hồi sức sơ sinh cần thiết cho Đơn nguyên sơ sinh như: CPAP, đèn chiếu điều trị vàng da, hệ thống thở oxy, bộ HSSS theo quyết định 1142/QĐ-BYT ngày 18/4/2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tổ chức thực hiện đơn nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế”.

c) Về phòng chống HIV/AIDS (Mục tiêu Thiên niên kỷ số 6a và 6b)

- Tiếp tục duy trì và mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho các nhóm nguy cơ cao, đy mạnh triển khai các gói dịch vụ toàn diện cho nhóm nguy cơ cao, tập trung triển khai ở các khu vực trọng điểm nguy cơ cao về dịch HIV/AIDS. Chú trọng nhóm nghiện chích ma túy và vợ, bạn tình của nhóm nghiện chích ma túy, đặc biệt đẩy nhanh mức độ bao phủ chương trình methadone.

- Đa dạng hóa mô hình tư vấn và xét nghiệm HIV, chú trọng mở rộng dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV ở các khu vực có dịch HIV cao. Lồng ghép tư vấn và xét nghiệm HIV vào các dịch vụ điều trị Methadone, điều trị ARV và các dịch vụ y tế khác.

- Tăng cường các biện pháp xét nghiệm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV, triển khai theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, theo dõi xét nghiệm sớm cho trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, điều trị dự phòng cho con.

- Mở rộng điều trị ARV cho nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV không cần quan tâm đến tiêu chuẩn CD4.

- Xây dựng mô hình giám sát dịch HIV/AIDS chủ động, phát hiện sớm các khu vực có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

- Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

d) Về phòng chống sốt rét, bệnh lao và các dịch bệnh khác (Mục tiêu Thiên niên kỷ số 6c):

- Tăng cường các biện pháp phát hiện bệnh sốt rét sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ, chú trọng duy trì các điểm kính hiển vi tại xã. Tăng cường giám sát, quản lý ca bệnh sốt rét. Cập nhật thông tin về chẩn đoán và điều trị sốt rét theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới.

- Đảm bảo cung cấp đủ và quản lý tốt thuốc chữa bệnh sốt rét có hiệu lực cao. Tổ chức phân vùng dịch tễ sốt rét; tăng cường giám sát mật độ, sự phân bố và kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt rét; cung cấp và áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét.

- Tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị có hiệu quả bệnh lao. Các cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng, quản lý và báo cáo bệnh lao.

- Đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị dự phòng bệnh lao. Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ bệnh lao và đánh giá hiệu quả công tác phòng chống lao các tuyến.

- Chủ động phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ thường xuyên, tăng cường giám sát tại cửa khẩu phát hiện dịch bệnh xâm nhập, giảm thiểu lây truyền dịch bệnh nguy hiểm, xây dựng các phương án đối phó với dịch bệnh.

e) Về nước sạch và vệ sinh môi trường

- Phối hợp các ban ngành theo dõi, kiểm tra các hoạt động thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, quản lý môi trường y tế, triển khai có hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Thúc đẩy tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng.

- Kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và có biện pháp xử lý kịp thời.

f) Truyền thông giáo dục sức khỏe (Tất cả các mục tiêu)

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe dưới nhiều hình thức, kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại các cơ sở y tế nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ, hành vi của người dân, đặc biệt là vùng sâu và hải đảo về chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em.

- Đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe, chú trọng vào truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, ấp, CTV dinh dưỡng.

- Nâng cao năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe các tuyến. Tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho các truyền thông viên, cán bộ y tế xã và y tế thôn, p. Các trạm y tế xã có phòng truyn thông giáo dục sức khỏe - tư vn lng ghép, có đủ tài liệu và trang thiết bị cn thiết đáp ứng yêu cầu hoạt động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở những nội dung, nhiệm vụ được phân công thuộc lĩnh vực phụ trách, thủ trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch hành động, triển khai thực hiện. Định kỳ hàng 6 tháng và cả năm báo cáo Sở Y tế tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, đề xuất, kiến nghị những giải pháp, cơ chế để kế hoạch đạt được mục tiêu đề ra.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế, UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban Tuyên giáo TU (báo cáo);
- Ban VHXH-HĐND tỉnh (báo cáo);
- Các PGĐ Sở (để biết);
- Các đơn vị trực thuộc (thực hiện);
- PYT các huyện/ TP;
- Các phòng chức năng SYT;
- Lưu VT, NVY.

GIÁM ĐỐC




Trương Văn Kính

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 14/KH-SYT ngày 28/01/2015 hành động của ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện Nghị quyết 05/NQ-CP về đẩy mạnh Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.094

DMCA.com Protection Status
IP: 3.233.242.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!