ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
130/KH-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 14 tháng 10 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG TIẾN TỚI LOẠI TRỪ HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ
MẸ SANG CON GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày
29 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động
quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang
con giai đoạn 2018 - 2030 và Quyết định số 2834/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự
phòng HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con”, Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây
truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn thành phố, với những nội
dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiến tới loại trừ lây truyền HIV,
viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con (viết tắt là 3 bệnh lây truyền từ mẹ
sang con) vào năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Rà soát, bổ sung và xây dựng hướng
dẫn, quy trình chuyên môn, cơ chế phối hợp giữa các chương trình/đơn vị tiến tới
loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con.
b) Đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ
nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ, can
thiệp loại trừ lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con một cách liên tục và có chất lượng.
c) Nâng cao nhận thức của các đối tượng
can thiệp về dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con.
d) Hoàn thiện mạng lưới y tế cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu
quả can thiệp của các hoạt động trong Kế hoạch.
3. Chỉ tiêu
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Giai
đoạn
|
2020
- 2025
|
2026
- 2030
|
1
|
Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai
(ít nhất 01 lần)
|
100%
|
100%
|
2
|
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm
sàng lọc HIV trong thời kỳ mang thai
|
≥
96%
|
≥
98%
|
3
|
Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được
điều trị ARV
|
100
%
|
100%
|
4
|
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm
sàng lọc viêm gan B trong thời kỳ mang thai
|
≥
90%
|
≥
95%
|
5
|
Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc viêm gan
B được điều trị
|
≥
70%
|
≥
95%
|
6
|
Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin
viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu
|
≥
85%
|
≥
90%
|
7
|
Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ
3 mũi vắc xin viêm gan B
|
≥
98%
|
≥
98%
|
8
|
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm
sàng lọc giang mai trong thời kỳ mang thai
|
≥
85%
|
≥
95%
|
9
|
Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc giang mai
được điều trị
|
≥
70%
|
≥
95%
|
II. ĐỐI TƯỢNG CAN
THIỆP
1. Phụ nữ
trong giai đoạn mang thai, chuyển dạ, sau sinh, cho con bú; trẻ sơ sinh; trẻ
em.
2. Cán bộ
y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, da liễu, truyền
nhiễm, phòng, chống HIV/AIDS, y tế dự phòng ở tất cả các tuyến, ưu tiên cán bộ
tuyến cơ sở.
3. Trẻ em
sinh ra từ bà mẹ nhiễm 3 bệnh.
4. Chồng,
bạn tình, các thành viên gia đình của phụ nữ và các nhóm bị ảnh hưởng trong cộng
đồng.
III. CÁC GIẢI PHÁP
CHÍNH
1. Giải pháp về chính sách và vận
động xã hội
a) Vận động sự phối hợp của các Sở,
ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về dự phòng và
loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con.
b) Cập nhật liên tục thường xuyên các
văn bản, hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật về dự phòng 3 bệnh lây truyền
từ mẹ sang con để phổ biến áp dụng trong các cơ sở y tế.
c) Xây dựng các quy trình về chuyển
tuyến chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc liên tục.
d) Xây dựng và kiện toàn cơ chế phối
hợp giữa các đơn vị, các chương trình liên quan trong việc triển khai các can
thiệp loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con.
đ) Tạo môi trường thuận lợi, phát huy
tối đa vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong dự phòng, kiểm soát 3 bệnh
lây truyền từ mẹ sang con.
2. Giải pháp về thông tin, giáo dục
và truyền thông
a) Đẩy mạnh truyền thông, vận động,
huy động sự tham gia của các Sở, ban ngành, đoàn thể, các đại biểu dân cử, các
đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia
vận động chính sách, tạo nguồn lực và môi trường xã hội thuận lợi.
b) Nâng cao năng lực truyền thông trực
tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến và truyền thông viên tại cộng
đồng về nguy cơ của việc lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con, các biện pháp dự
phòng, lợi ích của việc khám thai sớm để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và
tuân thủ điều trị.
c) Lồng ghép việc tuyên truyền và tư
vấn dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con với tư vấn và tuyên truyền về
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và tư vấn sàng lọc trước sinh tại các cơ sở cung
cấp dịch vụ.
d) Phối hợp và phát triển các hình thức
truyền thông, tài liệu truyền thông thích hợp. Tăng cường phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động
truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo hình,
báo điện tử, hệ thống loa, đài phát thanh. Ứng dụng các loại hình truyền thông
mới như internet, SMS, mạng xã hội...
đ) Phối hợp với các Sở, ban ngành,
đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình
truyền thông đến các nhóm đối tượng ưu tiên.
3. Giải pháp về bảo đảm tài chính
cho việc loại trừ 3 bệnh
a) Huy động thêm từ ngân sách địa
phương, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các nguồn vốn hợp pháp khác trong việc
xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang
con.
b) Tăng cường tính chủ động của các địa
phương trong việc xây dựng Kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện dự phòng lây
truyền 3 bệnh từ mẹ sang con. Vận động đảm bảo nguồn tài chính cho việc xét
nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai.
c) Triển khai xã hội hóa trong việc
cung cấp các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con cho
phụ nữ mang thai nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền 3 bệnh
từ mẹ sang con cho các đối tượng.
4. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
a) Tăng cường chất lượng các dịch vụ
sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, quản lý, theo dõi.
- Nâng cấp, đảm bảo cơ sở vật chất,
trang thiết bị của các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu công tác dự phòng và kiểm
soát 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con.
- Đảm bảo các cơ sở y tế có cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh hoặc Trạm Y tế xã có đỡ đẻ có sẵn vắc xin viêm
gan B để thực hiện tốt việc tư vấn và tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh
trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc ARV
điều trị cho bà mẹ, trẻ nhiễm HIV ngay sau sinh tại các cơ sở y tế tuyến huyện,
thành phố.
- Mở rộng triển khai dịch vụ tư vấn
xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con tại Trạm Y tế có cung cấp
dịch vụ quản lý thai nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ mang thai.
- Thực hiện đúng quy trình khám thai
bao gồm tư vấn, xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con cho phụ nữ
mang thai để phát hiện và điều trị dự phòng kịp thời.
- Đẩy mạnh thực hiện liên kết các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với phòng chống, điều trị và chuyển tuyến đối với
HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con, các bệnh nhiễm trùng lây qua đường
tình dục.
b) Nâng cao năng lực cho y tế các tuyến
về tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, chuyển gửi, điều trị và quản lý các can thiệp dự
phòng 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con.
- Cập nhật kiến thức cho cán bộ cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em các tuyến về tư vấn, xét nghiệm sàng
lọc, chuyển gửi, điều trị dự phòng và tiêm chủng.
- Tăng cường năng lực cho mạng lưới
chăm sóc sức khỏe sinh sản về lập kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi,
giám sát và đánh giá can thiệp dự phòng 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con lồng
ghép trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ nhỏ tại các tuyến.
- Tăng cường giám sát hỗ trợ, kiểm
tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dự phòng 3 bệnh
lây truyền từ mẹ sang con tại các cơ sở y tế, bao gồm cả cơ sở y tế tư nhân.
c) Giải pháp về nâng cao năng lực báo
cáo thống kê, giám sát, theo dõi và đánh giá
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống ghi
chép, thống kê và báo cáo về dự phòng 3 bệnh tại các tuyến.
- Cải thiện và phối hợp hệ thống giám
sát, theo dõi, đánh giá tiến độ triển khai các can thiệp về dự phòng lây truyền
3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con lồng ghép trong hệ thống hiện hành.
- Ứng dụng công nghệ thông tin thông
qua việc thực hiện tin học hóa hệ thống gửi, nhận văn bản điện tử, hệ thống thống
kê báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe sinh sản.
IV. KINH PHÍ
1. Nguồn
ngân sách Trung ương (Chương trình Mục tiêu Y tế Dân số).
2. Nguồn
ngân sách địa phương.
3. Nguồn
huy động cộng đồng và các tổ chức, cá nhân trong nước.
4. Nguồn
tài trợ từ các tổ chức quốc tế.
5. Các
nguồn ngân sách hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban
ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai các hoạt động và điều phối
các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch này.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao
trình độ chuyên môn về triển khai dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con cho
nhân viên y tế tại các cơ sở y tế từ tuyến thành phố đến cơ sở.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát,
đánh giá, tổng kết việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; định kỳ báo cáo
tiến độ thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Y tế và các cơ quan
liên quan.
2. Sở Tài chính
Bố trí mức đầu tư ngân sách hàng năm
cho các hoạt động trong Kế hoạch này; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng
nguồn kinh phí hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và đầu tư
Bố trí mức đầu tư ngân sách hàng năm,
đảm bảo đủ kinh phí triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp của Kế
hoạch này và thực hiện các chính sách hỗ trợ của địa phương theo quy định của
Luật Đầu tư công (nếu có) và các quy định có liên quan.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế triển khai các
hoạt động thông tin, truyền thông về ý nghĩa, mục đích của dự phòng lây truyền
3 bệnh từ mẹ sang con; lợi ích của các can thiệp dự phòng bao gồm cả tầm quan
trọng của việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của cán Bộ Y tế.
5. Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và
Truyền hình thành phố Cần Thơ
Tăng cường thời lượng phát sóng tuyên
truyền, đăng các tin, bài phổ biến về dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con
để người dân hiểu và thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Xây dựng Kế hoạch hành động tiến tới
loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương.
b) Triển khai thực hiện lồng ghép các
nội dung hoạt động của Kế hoạch trên địa bàn, bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở
vật chất để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch.
c) Bố trí nguồn kinh phí của địa
phương và các nguồn hợp pháp khác cho các hoạt động truyền thông thực hiện Kế
hoạch hành động tiến tới loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con đạt kết quả
cao.
7. Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể
thành phố
Phối hợp với ngành Y tế trong công
tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên, thanh niên,
sinh viên và người dân về công tác dự phòng và kiểm soát 3 bệnh từ mẹ sang con,
tiến tới loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020 - 2030.
Trên đây là Kế hoạch hành động tiến tới
loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020
- 2030 của thành phố Cần Thơ. Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ được phân công phối
hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết
quả thực hiện gửi về Sở Y tế trước tháng 12 để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban
nhân dân thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng
mắc các đơn vị gửi báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân thành
phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- CT, PCTUBND TP (1AC);
- UB, MTTQVN và các Đoàn thể TP;
- Các Sở, ban ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND TP (2AD, 3BC);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, H.
CVĐ21684
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Thị Hồng Ánh
|