BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1063/KH-BYT
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2021
- 2022
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP
ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế
đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 phê
duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc
xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022.
Ban
chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 xây dựng kế hoạch truyền
thông về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 (sau đây gọi tắt
là Chiến dịch) với các nội dung cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1.
Tuyên truyền Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về ngày
26/02/2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
2.
Truyền thông những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong đàm phán, mua và cung ứng vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam,
đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch, hướng tới mục tiêu trên 70% dân
số Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý I/2022, đạt được miễn
dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
3. Vận
động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần
“Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với
cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân sử
dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận
động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng
COVID-19 Việt Nam.
4.
Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về triển khai Chiến dịch trên toàn quốc,
tại địa phương, các kết quả đạt được, các thông điệp, khuyến cáo đến người dân
và cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn; khuyến cáo thực hiện
Thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19 cùng với triển khai tiêm vắc xin.
II. Nội dung
Tiếp
tục triển khai các hoạt động truyền thông tại Kế hoạch số 271/KH- BYT ngày
10/3/2021 của Bộ Y tế về truyền thông mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại
Việt Nam năm 2021.
Tập trung
triển khai các hoạt động truyền thông cho Chiến dịch, cụ thể như sau:
1.
Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Chính phủ,
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân các cấp về
công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, chú trọng truyền thông về Nghị quyết
21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng
COVID-19.
2.
Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá
nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ
sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận động người dân
đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng
góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.
3.
Truyền thông về những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong đàm phán, mua và cung ứng vắc xin phòng COVID-19 về Việt
Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch, hướng tới tiêm chủng cho
trên 70% dân số Việt Nam đến hết quý I năm, đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa
cuộc sống trở lại bình thường.
4.
Truyền thông về Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế ban hành Kế
hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022, chú trọng
các nội dung:
- Hiệu
quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19, nhằm
đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường;
- Triển
khai Chiến dịch tại Trung ương, địa phương: phát động, thực hiện chiến dịch,
các kết quả đạt được, sự phối hợp liên ngành, phối hợp của Trung ương và địa
phương để vận động người dân tham gia, ủng hộ chiến dịch và đi tiêm chủng khi đến
lượt;
-
Truyền thông về công tác cung ứng vắc xin cho Chiến dịch, đảm bảo an toàn tiêm
chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng và các hoạt động khác của
Chiến dịch;
-
Truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản
lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; các thông điệp, khuyến cáo đến người dân và cộng
đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi các phản ứng thông
thường sau tiêm chủng, theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng nặng, nghiêm trọng
sau tiêm vắc xin; khuyến cáo thực hiện Thông điệp 5K cùng với quá trình triển
khai tiêm vắc xin phòng COVID-19;
-
Truyền thông về các loại vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong Chiến dịch tiêm
chủng; hiệu quả phòng dịch, bệnh COVID-19, liệu trình tiêm, các khuyến cáo về đối
tượng tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của từng loại vắc xin;
-
Truyền thông về sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức...
trong triển khai Chiến dịch, kết quả tiêm chủng trên toàn quốc, tại các địa
phương.
5.
Truyền thông về những nỗ lực, tạo điều kiện để các loại vắc xin đang được
nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam sớm được sản xuất và phê duyệt nhằm phục vụ
nhu cầu tiêm chủng trong nước; cũng như đẩy nhanh việc tiếp nhận chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật để sản xuất vắc xin nước ngoài tại Việt Nam, góp phần tạo
nên an ninh vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam.
6.
Nâng cao năng lực truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ
quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng:
tổ chức đào tạo, tập huấn; xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông, các
hướng dẫn chuyên môn dành cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.
7.
Phát hiện, nêu gương những cá nhân điển hình trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng
an toàn, đạt hiệu quả cao.
III. Chủ đề và thời gian thực hiện
1.
Chủ đề truyền thông của Chiến dịch
“Tiêm
vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng
đồng”.
2.
Thời gian: từ tháng 7/2021 đến tháng
4/2022.
IV. Các hoạt động chủ yếu
1. Hoạt động tại Trung ương
1.1.
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Bộ
Y tế xây dựng bản tin hàng ngày, đột xuất về công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19, cung cấp kịp thời, minh bạch, chính xác đến các cơ quan báo chí để thực
hiện truyền thông đến người dân và cộng đồng.
- Bộ
Y tế phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí xây dựng, đăng
tải và phát sóng các bài viết, phóng sự, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, chương
trình truyền hình, phát thanh...về triển khai Chiến dịch tiêm chủng, cung ứng vắc
xin tại Việt Nam, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, cung cấp
các thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi
phản ứng sau tiêm chủng, kêu gọi người dân ủng hộ chiến dịch và Quỹ vaccine
phòng COVID-19 Việt Nam.
- Bộ
Y tế mời các chuyên gia y tế, các nhà khoa học tham gia xây dựng các tuyến bài,
phóng sự, giao lưu trực tuyến, chương trình truyền hình, phát thanh về hiệu quả
của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong cuộc chiến chống COVID-19, đạt được
miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường; khuyến cáo người dân
tham gia tiêm chủng vắc xin an toàn, thực hiện Thông điệp 5K trước, trong và
sau quá trình tiêm chủng.
- Mời
phóng viên các cơ quan báo chí tham gia các hoạt động của Chiến dịch tại các cơ
sở tiêm chủng để kịp thời đưa tin, phản ánh kết quả các hoạt động của Chiến dịch.
1.2.
Truyền thông trên mạng xã hội
- Triển
khai truyền thông trên tất cả các trang Mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber,
TikTok, Lotus và các loại hình truyền thông ứng dụng Internet về Chiến dịch;
thông qua các trang mạng xã hội của Bộ Y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ
Thông tin và Truyền thông.
- Bộ
Y tế phối hợp với UNICEF Việt Nam xây dựng Kế hoạch và thực hiện Chiến dịch truyền
thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhằm truyền thông
kịp thời và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động của Chiến dịch.
1.3.
Xây dựng tài liệu truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Bộ
Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng) chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan, các tổ chức quốc tế tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thông điệp,
khuyến cáo, tài liệu truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; cập nhật
trên Kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để các địa phương sử dụng truyền thông đến
người dân đi tiêm chủng. Tải tài liệu truyền
thông tại đường link:
+
Tài liệu truyền thông vắc xin phòng COVID-19:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=EyOUnx
+
Tài liệu truyền thông Thông điệp 5K:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61gcEtcP160Tu-9ukXAQ?e=t3qXYz
- Các
tài liệu truyền thông vắc xin phòng COVID-19 bao gồm: Infographic, videoclip,
audioclip, tờ rơi, poster, bộ tài liệu hỏi đáp, các sản phẩm truyền thông trên
mạng xã hội, trên các loại hình truyền thông ứng dụng Internet; được xây dựng bằng
tiếng Việt và một số tiếng dân tộc thiểu số, một số tiếng nước ngoài.
- Nội
dung tài liệu truyền thông:
+ Nghị
quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng
COVID-19.
+ Kế
hoạch triển khai Chiến dịch tại Trung ương và địa phương, các nhóm đối tượng
tiêm chủng trong Chiến dịch tại các địa bàn.
+
Khuyến cáo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi các phản ứng
thông thường sau tiêm chủng, theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng nặng,
nghiêm trọng sau tiêm vắc xin; khuyến cáo thực hiện Thông điệp 5K cùng với quá
trình triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
+ Các
loại vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong Chiến dịch tiêm chủng; hiệu quả phòng
bệnh COVID-19, liệu trình tiêm, các khuyến cáo về đối tượng tiêm và theo dõi phản
ứng sau tiêm chủng của từng loại vắc xin.
+ Quá
trình đàm phán, mua, cung ứng vắc xin phòng COVID-19 sử dụng cho nhu cầu của
Chiến dịch.
+ Vận
động người dân ủng hộ Chiến dịch; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt;
vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động
tiêm chủng cá nhân; vận động người dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ
Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.
+
Truyền thông về những nỗ lực, tạo điều kiện để các loại vắc xin đang được
nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam sớm được sản xuất và phê duyệt nhằm phục vụ
nhu cầu tiêm chủng trong nước; cũng như đẩy nhanh việc tiếp nhận chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật để sản xuất vắc xin nước ngoài tại Việt Nam, góp phần tạo
nên an ninh vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam.
1.4.
Truyền thông qua tin nhắn SMS, hoạt động đường dây nóng Bộ Y tế
- Xây
dựng các tin nhắn SMS phù hợp tiến độ triển khai Chiến dịch, chuyển tải đến các
thuê bao di động tại Việt Nam để khuyến cáo người dân tham gia tiêm chủng an
toàn.
- Lồng
ghép hoạt động Đường dây nóng Bộ Y tế cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho
người dân về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Xây dựng bộ tài liệu cung cấp
cho hoạt động đường dây nóng Trung ương và địa phương.
1.5.
Truyền thông về Cổng công khai thông tin tiêm chủng và ứng dụng Sổ Sức khỏe điện
tử
-
Cung cấp thông tin về hoạt động của Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa
chỉ: https://tiemchungcovid-19.gov.vn nhằm công khai, minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận
lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai Chiến
dịch; ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử để người dân biết, sử dụng ứng dụng trong việc
đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm và làm cơ sở
triển khai hộ chiếu vắc xin sau này.
- Xây
dựng nội dung, đăng tải các thông điệp, khuyến cáo, bộ Hỏi - Đáp về tiêm chủng
vắc xin COVID-19 trong Cổng công khai thông tin tiêm chủng và ứng dụng Sổ Sức
khỏe điện tử để truyền thông kịp thời, minh bạch, hiệu quả đến người dân đi
tiêm chủng.
1.6.
Phối hợp các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả
về hoạt động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, vận động sự ủng hộ,
tham gia của người dân và toàn xã hội.
1.7.
Nâng cao năng lực truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Bộ
Y tế phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, UNICEF Việt Nam tổ chức
tập huấn cho phóng viên các cơ quan báo chí về truyền thông tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19.
- Bộ
Y tế phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, UNICEF Việt Nam tổ chức
tập huấn cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng về truyền thông tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 và xử lý truyền thông về phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 (AEFI); tập huấn về truyền thông hướng đến cộng đồng về tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 cho các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng.
- Xây
dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông, như: poster, infographic, tờ rơi…
cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.
1.8.
Quản lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến Chiến dịch
-
Cung cấp các thông tin khoa học, chính xác, minh bạch để phản bác, xử lý kịp thời
các tin đồn, tin giả ảnh hưởng xấu đến triển khai Chiến dịch.
-
Thành lập Nhóm công tác (TWG) truyền thông triển khai tiêm vắc xin phòng
COVID-19, để theo dõi, quản lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông liên quan
đến hoạt động của Chiến dịch và công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại
Việt Nam.
- Thu
thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời
các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến triển khai Chiến dịch.
1.8.
Truyền thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19.
2. Hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2.1.
Xây dựng kế hoạch truyền thông về Chiến dịch
- Căn
cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về
Chiến dịch tại địa phương, có thể lồng ghép trong kế hoạch triển khai Chiến dịch.
- Bố
trí nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị, kinh phí) để thực hiện kế hoạch truyền
thông về Chiến dịch của địa phương.
2.2.
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Phối
hợp các cơ quan báo chí địa phương tổ chức truyền thông thường xuyên về triển
khai Chiến dịch tại địa phương, trên toàn quốc, như: xây dựng các tin, bài,
phóng sự, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, tọa đàm, giao lưu
trực tuyến…
- Sử
dụng các sản phẩm truyền thông của Bộ Y tế (các bài viết, phóng sự, tọa đàm,
giao lưu trực tuyến, chương trình truyền hình, phát thanh...), biên tập phù hợp
để đăng tải trên các cơ quan báo chí địa phương.
- Mời
phóng viên các cơ quan báo chí tham gia các hoạt động Chiến dịch tại các cơ sở
tiêm chủng để kịp thời đưa tin, phản ánh kết quả các hoạt động của Chiến dịch tại
địa bàn.
2.3.
Truyền thông trên mạng xã hội
Căn cứ
hướng dẫn của Bộ Y tế và kế hoạch truyền thông của địa phương, Sở Y tế triển
khai các hoạt động truyền thông như sau:
-
Truyền thông trên các trang mạng xã hội: xây dựng mới hoặc tiếp tục hoạt động
các trang của địa phương trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber, Youtube,
TikTok, Lotus, Gapo…, để truyền thông mạnh mẽ về triển khai Chiến dịch: chú trọng
vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động
tiêm chủng cá nhân; cung cấp các khuyến cáo, thông điệp về tiêm chủng an toàn vắc
xin phòng COVID-19, kế hoạch triển khai và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của
người dân, bác bỏ thông tin sai sự thật, tin đồn, tin giả về vắc xin phòng
COVID-19 và quá trình triển khai Chiến dịch.
-
Truyền thông trên các trang mạng xã hội thông qua đăng tải các tài liệu truyền thông
của Bộ Y tế cung cấp và đã được hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương
như: tin nhắn, bài viết, hình ảnh/ infographic, videoclip, audiospot…; tổ chức
các chương trình truyền thông, các tọa đàm, giao lưu trực tuyến, giải đáp thắc
mắc và các hoạt động truyền thông khác.
-
Tham gia các chiến dịch truyền thông trên Mạng xã hội do Bộ Y tế phát động và
thực hiện.
2.4.
Truyền thông qua tin nhắn SMS, hoạt động đường dây nóng
- Hoạt
động đường dây nóng địa phương cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người
dân về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Sử dụng bộ tài liệu truyền thông về vắc
xin COVID-19 cho hoạt động đường dây nóng do Bộ Y tế cung cấp.
- Căn
cứ tình hình địa phương, thực hiện tin nhắn SMS phù hợp để gửi đến các thuê bao
di động trên địa bàn để khuyến cáo người dân tham gia tiêm chủng an toàn.
2.5.
Truyền thông về Cổng công khai thông tin tiêm chủng và ứng dụng Sổ Sức khỏe điện
tử
-
Cung cấp thông tin về hoạt động của Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa
chỉ: https://tiemchungcovid-19.gov.vn nhằm công khai, minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận
lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai Chiến
dịch.
-
Truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản
lý hoạt động tiêm chủng cá nhân, như: đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế, cập
nhật phản ứng sau tiêm.
2.6.
Hoàn chỉnh thông điệp truyền thông phù hợp tình hình địa phương
-
Truy cập Kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19
và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế để tải tài liệu truyền thông:
+
Tài liệu truyền thông vắc xin phòng COVID-19:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=EyOUnx
+
Tài liệu truyền thông Thông điệp 5K:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61gcEtcP160Tu-9ukXAQ?e=t3qXYz
- Bổ
sung, cập nhật tài liệu truyền thông phù hợp điều kiện địa phương, chú trọng
các tài liệu một số tiếng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn,
cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng, một số tiếng nước ngoài…; sử dụng để truyền
thông cho người đi tiêm chủng; cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.
- Nội
dung và hình thức tài liệu truyền thông xin xem chi tiết tại mục 1.3, hoạt động
1, phần IV.
2.7.
Tổ chức truyền thông cho người đi tiêm
Căn cứ
hướng dẫn của Bộ Y tế và kế hoạch truyền thông của địa phương, Sở Y tế phối hợp
các cơ quan, ban ngành của địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động truyền
thông như sau:
-
Truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản
lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận động người đi tiêm chủng khi đến lượt; ủng
hộ, hỗ trợ tham gia triển khai Chiến dịch tiêm chủng tại địa phương.
-
Cung cấp tài liệu truyền thông phù hợp (tờ rơi, infographic…) cho người đi tiêm
về lịch tiêm chủng, những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19,
các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm, số điện thoại đường dây nóng của địa
phương, thông tin về bác sỹ và cơ sở y tế theo dõi sau tiêm chủng.
2.8.
Nâng cao năng lực truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
-
Tham gia tập huấn do Bộ Y tế tổ chức về cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng về
truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và xử lý truyền thông về phản ứng
nặng sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (AEFI); tập huấn về truyền thông hướng
đến cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các lực lượng tham gia
Chiến dịch tiêm chủng.
- Tổ
chức các lớp tập huấn của địa phương về truyền thông vắc xin COVID-19 cho cán bộ
y tế để truyền thông trực tiếp đến người dân và cộng đồng.
- Tiếp
nhận, phân phối hoặc xây dựng bổ sung tài liệu truyền thông do Bộ Y tế cung cấp
(poster, infographic, tờ rơi…) dành cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.
2.9.
Theo dõi và xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến Chiến dịch
- Chủ
động thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý
kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến triển khai Chiến dịch
tại địa bàn.
- Phối
hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan cung cấp các thông tin khoa học, chính
xác để phản bác, xử lý kịp thời các tin đồn, tin giả ảnh hưởng xấu đến triển
khai Chiến dịch.
2.10.
Truyền thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 tại địa phương, đơn vị.
V. Kinh phí thực hiện
1.
Ngân sách Trung ương
- Nguồn
ngân sách nhà nước cho công tác truyền thông y tế, truyền thông phòng, chống dịch
COVID-19, truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Nguồn
hỗ trợ hợp pháp cho công tác truyền thông y tế, truyền thông phòng, chống dịch
COVID-19, truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
2.
Ngân sách địa phương
Ngân
sách địa phương chi cho công tác truyền thông y tế, truyền thông phòng, chống dịch
COVID-19, truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; và các nguồn hỗ trợ hợp
pháp theo quy định.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Tuyến Trung ương
1.1.
Tiểu ban ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
và truyền thông
- Đơn
vị đầu mối hoạt động truyền thông: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ
Y tế.
- Chủ
trì và phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch Truyền thông về
Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021-2022 sau khi được
Lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt.
- Chủ
trì, phối hợp các đơn vị liên quan quản lý, xây dựng và cập nhật các tài liệu
truyền thông trên Kho dữ liệu truyền thông và các tài liệu truyền thông về vắc
xin phòng COVID-19.
- Chủ
trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông trên mạng
xã hội, tin nhắn SMS và các hình thức truyền thông mới.
- Chủ
trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động phối hợp với các cơ
quan báo chí thực hiện các hoạt động truyền thông về Chiến dịch.
- Chủ
trì, phối hợp nhóm công tác truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 để theo dõi,
quản lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xử lý khủng hoảng truyền thông và các tin giả,
tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến triển khai Chiến dịch.
- Chủ
trì, phối hợp các đơn vị có liên quan cập nhật bổ sung tài liệu truyền thông về
vắc xin phòng COVID-19 cho hoạt động của đường dây nóng Bộ Y tế 19009095.
- Tổ
chức tập huấn truyền thông về vắc xin COVID-19 cho các phóng viên báo chí, cán
bộ y tế, các lực lượng tham gia Chiến dịch.
- Hướng
dẫn, giám sát hoạt động truyền thông về Chiến dịch của các đơn vị, địa phương.
1.2.
Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
a) Cục
Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
- Phối
hợp với Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị liên quan xây dựng các thông điệp,
khuyến cáo, tài liệu truyền thông về vắc xin phòng COVID-19.
- Phối
hợp Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung và tham
gia các phóng sự, tọa đàm, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh…để
phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông về Chiến dịch.
-
Tham gia nhóm công tác truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 để theo dõi, quản
lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế để xử lý khủng hoảng truyền thông và các tin giả,
tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến vắc xin phòng COVID-19.
b) Vụ
Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý Dược, Văn phòng Bộ Y tế, Cục Khoa học công
nghệ và Đào tạo
- Phối
hợp với Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị liên quan xây dựng các tài liệu
truyền thông.
- Phối
hợp Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung và tham
gia các phóng sự, tọa đàm, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh… để
phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông về Chiến dịch.
-
Tham gia nhóm công tác truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 để theo dõi, quản
lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế để xử lý khủng hoảng truyền thông và các tin giả,
tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến vắc xin phòng COVID-19.
c)
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp với Vụ Truyền
thông & TĐKT thực hiện các hoạt động truyền thông cho Chiến dịch theo kế hoạch
và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế.
d) Các
Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phối hợp thực hiện
các hoạt động truyền thông về Chiến dịch theo phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ
Y tế.
e)
Báo Sức khỏe và Đời sống, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế: thực hiện, đăng tải
các bài viết, phóng sự, thực hiện các chương trình truyền thông về Chiến dịch
theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế và hướng dẫn của Vụ Truyền thông và Thi đua,
khen thưởng.
2. Địa phương
2.1.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Chỉ
đạo xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền
thông về Chiến dịch của địa phương, có thể lồng ghép trong kế hoạch triển khai
Chiến dịch, bố trí nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
- Chỉ
đạo các Sơ, Ban, Ngành tại địa phương phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch truyền
thông về chiến dịch
2.2.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
-
Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông
về Chiến dịch của địa phương, có thể lồng ghép trong kế hoạch triển khai Chiến
dịch, bố trí nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
- Căn
cứ điều kiện thực tế của địa phương để triển khai các hoạt động: cung cấp thông
tin về triển khai vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương; hoàn chỉnh thông điệp
truyền thông phù hợp tình hình địa phương và tổ chức truyền thông cho người đi
tiêm vắc xin phòng COVID-19; phối hợp các cơ quan báo chí địa phương truyền
thông về triển khai Chiến dịch; thực hiện truyền thông trên mạng xã hội, tin nhắn
SMS và các hình thức truyền thông mới; hoạt động Đường dây nóng của địa phương
để cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến triển khai
Chiến dịch.
- Chủ
động thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý
kịp thời các khủng hoảng truyền thông, tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên
quan đến Chiến dịch tại địa phương; báo cáo Bộ Y tế để phối hợp xử lý kịp thời,
hiệu quả.
- Cử
cán bộ tham gia các khóa đào tạo về truyền thông tiêm vắc xin COVID-19 theo kế
hoạch tập huấn cụ thể của Bộ Y tế; tổ chức tập huấn truyền thông vắc xin phòng
COVID-19 tại địa phương.
Trên
đây là Kế hoạch truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt
Nam năm 2021 - 2022.
Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ được giao, đề nghị các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện,
báo cáo kết quả định kỳ trước ngày 28 hàng tháng, từ tháng 7/2021 đến tháng
4/2022, về Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng), theo số điện thoại:
024.62827979; email: ttkt@moh.gov.vn, thunguyettran@gmail.com để tổng hợp, báo cáo Ban
chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc.
Nơi nhận:
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo
cáo);
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để phối hợp);
- Các tiểu ban BCĐ chiến dịch; các thành viên Tiểu ban UDCNTT và TT;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Đ/c Thứ trưởng (để phối hợp);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, VP Bộ (để thực hiện);
- TT TT GDSKTW, Báo SK&ĐS (để thực hiện);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
- Lưu VT, TT-KT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
Phó Trưởng BCĐ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
|