ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1/KH-UBND
|
Nghệ An, ngày 02
tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
Triển khai nhiệm vụ quản lý an
toàn thực phẩm năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Kiểm tra liên
ngành về an toàn thực phẩm năm 2024” trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục tăng cường trách nhiệm
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016
của Thủ tướng Chính phủ và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng
Chính phủ. Kế hoạch số 167-KH/TU ngày 14/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực
hiện Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá việc thực hiện công
tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đảm bảo an toàn thực phẩm của Ban chỉ đạo An
toàn thực phẩm (ATTP) các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là
huyện) và các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã), đặc biệt
trong các đợt cao điểm và đột xuất khi có yêu cầu.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
hậu kiểm về ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực
phẩm, làng nghề thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Qua đó, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở.
- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn
và xử lý nghiêm, quyết liệt các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm
ATTP. Trường hợp có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
để xử lý theo quy định. Thực hiện tuyên dương cơ sở thực hiện tốt các quy định
về ATTP; Công khai cá nhân, tổ chức vi phạm trên phương tiện thông tin đại
chúng để người tiêu dùng biết trong sử dụng sản phẩm thực phẩm đảm bảo an toàn.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra,
hậu kiểm để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, hạn chế trong công
tác quản lý nhà nước về ATTP. Qua đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản
lý ATTP, góp phần làm tốt công tác đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm góp phần
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân. Đồng thời, kết hợp đẩy
mạnh công tác thông tin truyền thông về ATTP đến các cấp quản lý, các tổ chức,
cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra công tác quản lý về
ATTP của các cơ quan quản lý về ATTP các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra toàn diện việc chấp hành
các quy định về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập
khẩu thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Bên cạnh
đó, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhóm thực phẩm chức
năng, nhất là các sản phẩm quảng cáo có công dụng phòng, điều trị hoặc chữa bệnh.
- Triển khai kiểm tra có trọng
tâm, trọng điểm các đợt từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã; phối hợp chặt chẽ với
các ngành chức năng và các cấp để tránh sự chồng chéo trong kế hoạch của các
ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý ATTP, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua công
tác kiểm tra phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm
pháp luật mới về liên quan ATTP nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cộng
đồng trong công tác bảo đảm ATTP.
- Kiểm tra và xử lý vi phạm
hành chính thuộc lĩnh vực ATTP phải đảm bảo đúng quy trình và đúng quy định của
pháp luật.
- Triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh
đến tuyến huyện, xã, bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên
ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
- Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm
tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng pháp luật. Tiến
hành kiểm tra không cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân là đối
tượng kiểm tra.
II. MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
chung
Tăng cường bảo đảm ATTP trong sản
xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm trong các đợt cao điểm, bảo vệ
sức khỏe người tiêu dùng; siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về
ATTP. Thông qua công tác kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm về an
toàn thực phẩm, không để thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất
xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường; phòng ngừa, hạn chế các vụ ngộ độc thực
phẩm do tiêu dùng thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn, thực phẩm kém chất lượng
nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Mục tiêu
cụ thể
2.1. Tuyến tỉnh
- Mỗi đợt cao điểm thành lập ít
nhất 01 Đoàn kiểm tra liên ngành.
- Mỗi Đoàn kiểm tra ít nhất 20
cơ sở và 03- 04 Ban Chỉ đạo ATTP cấp huyện.
2.2. Tuyến huyện
- Mỗi đợt cao điểm, mỗi huyện
thành lập ít nhất 01 Đoàn kiểm tra liên ngành.
- Mỗi Đoàn kiểm tra ít nhất 15
cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện và 10 cơ sở thuộc cấp xã trên địa
bàn quản lý; 02-03 Ban chỉ đạo ATTP cấp xã trên địa bàn.
2.3. Tuyến xã
- 100% các xã thành lập Đoàn kiểm
tra liên ngành theo từng đợt.
- Mỗi Đoàn kiểm tra ít nhất 10-
15 cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
3. Thời
gian tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành
3.1. Tết Nguyên Đán và mùa Lễ hội
Xuân năm 2024: Từ ngày 05/01/2024 - 10/3/2024.
3.2. Tháng hành động vì ATTP
năm 2024: Từ ngày 15/4/2024 - 15/5/2024.
3.3. Tết Trung thu năm 2024: Từ
ngày 20/8/2024 - 20/9/2024.
Thời gian kiểm tra của các đợt
không kéo dài và có thể thay đổi nếu có Kế hoạch đột xuất hoặc chỉ đạo khác của
cơ quan cấp trên.
4. Nhiệm vụ,
giải pháp
4.1. Nhiệm vụ
a) Tại tuyến tỉnh
Căn cứ từng đợt cao điểm, một trong
các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương được giao nhiệm
vụ làm Trưởng đoàn sẽ tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên
ngành. Thành phần tham gia các Đoàn bao gồm các sở, ngành: Y tế, Công thương,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh và các ngành khác liên quan.
Cụ thể như sau:
TT
|
Đợt kiểm tra
|
Đơn vị Trưởng đoàn
|
Đơn vị Phó trưởng đoàn
|
Đối tượng kiểm tra
|
1
|
Tết Nguyên Đán
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Sở Y tế
- Sở Công Thương
|
- Kiểm tra công tác quản lý
nhà nước về ATTP tại một số huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Diễn Châu, Quế
Phong, Quỳ Châu.
- Kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Chú trọng kiểm tra tại các cơ sở sản
xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm phục vụ trong dịp Tết Nguyên
đán như: Thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và các sản phẩm thủy sản; gạo,
rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; các trang trại chăn nuôi, trồng trọt,
các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Cụ thể phân bổ số cơ sở kiểm
tra như sau:
+ Số cơ sở thuộc quản lý của
ngành Nông nghiệp: 50% tổng số cơ sở được kiểm tra.
+ Số cơ sở thuộc quản lý của
ngành Y tế: 25% tổng số cơ sở được kiểm tra.
+ Số cơ sở thuộc quản lý
ngành Công Thương: 25% tổng số cơ sở được kiểm tra.
|
2
|
Tháng hành động vì An toàn thực phẩm
|
Sở Y tế
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Công Thương
|
- Kiểm tra công tác quản lý
nhà nước về ATTP tại một huyện Nghĩa Đàn, Yên Thành và thị xã Thái Hoà,
- Kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Chú trọng kiểm tra các cơ sở
do cấp huyện quản lý theo phân cấp trên địa bàn các địa phương được kiểm tra.
Tập trung kiểm tra đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa
bàn toàn tỉnh. Cụ thể:
+ Số cơ sở thuộc quản lý của
ngành Y tế: 50% tổng số cơ sở được kiểm tra.
+ Số cơ sở thuộc quản lý của
ngành Nông nghiệp: 25% tổng số cơ sở được kiểm tra.
+ Số cơ sở thuộc quản lý
ngành Công Thương: 25% tổng số cơ sở được kiểm tra.
|
3
|
Tết Trung Thu
|
Sở Công
Thương
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở Y tế
|
- Kiểm tra công tác quản lý
nhà nước về ATTP tại thị xã Hoàng Mai và các huyện Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn.
- Kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Chú trọng kiểm tra các cơ sở do cấp
huyện quản lý theo phân cấp trên địa bàn các địa phương được kiểm tra. Tập
trung kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng
chủ yếu phục vụ Tết Trung Thu như: bánh, kẹo, bia, nước giải khát trên địa
bàn toàn tỉnh. Cụ thể:
+ Số cơ sở thuộc quản lý
ngành Công Thương: 50% tổng số cơ sở được kiểm tra.
+ Số cơ sở thuộc quản lý của
ngành Y tế: 25% tổng số cơ sở được kiểm tra.
+ Số cơ sở thuộc quản lý của
ngành Nông nghiệp: 25% tổng số cơ sở được kiểm tra.
|
b) Tuyến huyện, xã:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Xây dựng Kế hoạch kiểm tra
liên ngành về ATTP trên địa bàn quản lý năm 2024. Đối tượng kiểm tra là công
tác quản lý nhà nước về ATTP của Ban chỉ đạo ATTP cấp xã và các cơ sở sản xuất,
chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc cấp huyện, xã quản lý.
+ Phối hợp Đoàn kiểm tra liên
ngành tỉnh khi có yêu cầu.
+ Giao nhiệm vụ Trưởng đoàn các
đợt kiểm tra liên ngành như sau: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm
Trưởng đoàn đợt kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và
mùa Lễ hội Xuân; Ngành Y tế làm Trưởng đoàn đợt kiểm tra liên ngành về an toàn
thực phẩm dịp Tháng hành động vì ATTP và Ngành Công Thương làm Trưởng đoàn đợt
kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết Trung Thu. Đồng thời ngành nào
làm Trưởng đoàn sẽ chủ trì việc tham mưu xây dựng Quyết định thành lập Đoàn kiểm
tra, xây dựng Kế hoạch của Đoàn kiểm tra đợt đó.
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Giao
công chức được giao tham mưu quản lý nhà nước về ATTP xây dựng Kế hoạch kiểm
tra liên ngành về ATTP trên địa bàn quản lý năm 2023, tham mưu Quyết định thành
lập Đoàn kiểm tra, xây dựng Kế hoạch của Đoàn kiểm tra theo từng đợt. Đối tượng
kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống
thuộc cấp xã quản lý.
4.2. Giải pháp
- Lãnh đạo, chỉ đạo :
+ Ban hành Quyết định kiểm tra
và kế hoạch triển khai thực hiện.
+ Tăng cường công tác phối hợp
giữa các ngành liên quan trong kiểm tra liên ngành việc thực hiện các quy định
pháp luật về bảo đảm ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm tại các địa phương.
- Thông tin truyền thông: Huy động
tối đa các nguồn lực và phương tiện truyền thông để phổ biến các quy định, kiến
thức về ATTP.
- Thông qua việc kiểm tra công
tác quản lý nhà nước về ATTP tại các địa phương, tiến hành đôn đốc, chấn chỉnh
các tồn tại ở địa phương.
- Kinh phí: Nguồn kinh phí từ
kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp
luật.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương
Sở được giao nhiệm vụ làm Trưởng
đoàn theo từng đợt sẽ chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm
tra liên ngành tỉnh và xây dựng Kế hoạch kiểm tra của Đoàn.
2. Công an tỉnh: Cử cán
bộ tham gia phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành các đợt.
3. Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh:
Đề nghị cử cán bộ tham gia phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành các đợt.
4. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Nghệ An
- Phối hợp đưa tin, bài kịp thời
các hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
- Tuyên dương các cơ sở thực hiện
tốt việc đảm bảo ATTP và công khai danh sách các cơ sở vi phạm về ATTP.
5. UBND các huyện, thành phố,
thị xã
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra và
thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các ngành: Y tế, Công Thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và Mặt trận tổ quốc và các ngành cấp
huyện liên quan. `
- Phối hợp với các Đoàn kiểm
tra liên ngành tỉnh khi có yêu cầu.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị
trấn xây dựng Kế hoạch và thành lập các Đoàn kiểm tra gồm các ban, ngành liên
quan trong quản lý an toàn thực phẩm để kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn
thuộc thẩm quyền quản lý.
IV. BÁO CÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA
Các Sở, ngành, địa phương gửi
báo cáo về Sở Y tế theo đúng thời gian quy định trong Kế hoạch kiểm tra liên
ngành tỉnh và đúng các biểu mẫu trong Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung
Ương về an toàn thực phẩm để Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổng hợp
báo cáo Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh, UBND tỉnh, Cục ATTP - Bộ Y tế theo
đúng thời hạn và quy định.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Tại tuyến tỉnh
Việc đảm bảo kinh phí phục vụ
Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh do UBND tỉnh cấp, bao gồm các kinh phí phục vụ
Đoàn: tiền mua mẫu (nếu có), tiền kiểm nghiệm mẫu, tiền in tài liệu, thuê
phương tiện đi lại,.... và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật;
Sở được giao làm Trưởng đoàn chủ trì lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm
định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Riêng kinh phí tiền lưu trú và tiền công tác
phí của thành viên Đoàn do đơn vị cử cán bộ tự chi trả từ nguồn kinh phí ngân
sách cấp cho đơn vị.
2. Tại tuyến huyện, xã
Việc đảm bảo kinh phí thực hiện
theo quy định phân cấp quản lý về ngân sách. Trên đây là Kế hoạch kiểm tra liên
ngành về ATTP trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu
các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị, tổ chức,
cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Cục ATTP- Bộ Y tế ;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT, NN, VX UBND tỉnh;
- CVP, PVP VX UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Công an tỉnh;
- Cục QLTT, Cục Hải quan Nghệ An;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An;
- Thành viên BCĐ liên ngành ATTP tỉnh;
- CV: KGVX, NN;
- Lưu: VTUB, KGVX (TP, P).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đình Long
|