UBND
TỈNH LÀO CAI
SỞ Y TẾ - SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - SỞ TÀI CHÍNH -
BẢO HIỂM XÃ HỘI - BAN DÂN TỘC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/HDLN-YT-TC-LĐTB&XH-BHXH-BDT
|
Ngày 22
tháng 6 năm 2013
|
HƯỚNG
DẪN
VỀ VIỆC THỰC HIỆN KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI
Căn
cứ Nghị Quyết số 37/2011/ NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh Lào Cai về
chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo tỉnh Lào Cai mắc bệnh phải điều
trị nội trú và phụ nữ nghèo sinh con tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập;
Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành
quy định về khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Liên
ngành: Sở Y tế, Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã
hội, Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau đây.
1. Đối tượng áp dụng
a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng
Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
b) Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị
trấn thuộc vùng khó khăn theo qui định tại Quyết định số 30/2007/QĐ- TTg ngày
05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành
chính thuộc vùng khó khăn (có phụ biểu chi tiết kèm theo).
c) Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo
qui định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã
hội của Nhà nước.
d) Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các
bệnh nhân khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện
phí.
e) Phụ nữ thuộc hộ nghèo khi sinh con theo quy định của Pháp
lệnh Dân số tại các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) công lập trong tỉnh từ trạm y tế
xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế cấp xã) đến bệnh viện tuyến tỉnh.
- Sinh
con theo quy định của pháp luật được quy định tại Pháp lệnh Dân số
06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003, Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh
Dân số 08/2008/UBTVQH12 ngày 27/12/2008 và Chính phủ quy định tại điều 2 của
Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010 quy định cụ thể như sau:
Mỗi cặp
vợ chồng và cá nhân có quyền:
- Sinh
một hoặc hai con.
- Những
trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:
+ Cặp vợ chồng sinh con
thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000
người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc
bằng tỷ lệ chết). Khi có thay đổi, căn cứ kết quả điều tra của Cục Thống kê
tỉnh, Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình sẽ thông báo cụ thể các dân tộc
thuộc diện này để làm căn cứ xác nhận cho các đối tượng được hưởng chính sách
dinh dưỡng cho người nghèo theo quy định (danh sách dân tộc có số dân dưới
10.000 người, hiện tại thực hiện theo biểu số
08/HTKCBNN đính kèm Hướng dẫn này).
+ Cặp vợ chồng sinh lần
thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
+ Cặp vợ chồng đã có một
con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
+ Cặp vợ chồng sinh lần
thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ
đã cho làm con nuôi.
+ Cặp vợ chồng sinh con
thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh
hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp
tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
+ Cặp vợ chồng mà một hoặc
hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong
cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai
người đã từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.
+ Phụ nữ chưa kết hôn sinh
một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. 2. Phạm vi áp dụng: Quy
định việc KCB cho người nghèo theo phương thức mua BHYT cho người nghèo, người
mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh nhân khác gặp khó
khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí, phụ nữ nghèo sinh
con theo quy định của pháp lệnh Dân số đang cư trú, sinh sống trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
1. Mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng quy định tại điểm a, b
khoản 1 mục I hướng dẫn này khi điều trị nội trú tại các cơ sở KCB công lập từ
Phòng khám đa khoa khu vực (tuyến huyện, thành phố) trở lên với mức 3% mức
lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
Ví dụ:
Mức lương tối thiểu chung Chính phủ hiện nay quy định là 1.050.000 đồng/tháng
thì mức hỗ trợ của chính sách này là 1.050.000 đồng x 3% = 31.500
đồng/người/ngày điều trị nội trú. Khi mức lương tối thiểu chung của Chính Phủ
có sự điều chỉnh thì mức hỗ trợ tiền ăn cũng được điều chỉnh tương ứng kể từ
ngày thực hiện mức lương tối thiểu chung mới được ban hành.
b) Hỗ trợ tiền đi lại từ
nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng
tại điểm a, b khoản 1 mục I hướng dẫn này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y
tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc
bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không thuộc trường
hợp quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
- Trường
hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí
vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2
lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng
và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người
bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính
như đối với vận chuyển một người bệnh.
- Trường
hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán
chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km
cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử
dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân có trách nhiệm thanh toán chi phí
vận chuyển cho người bệnh.
c ) Hỗ trợ 100% chi phí
KCB bảo hiểm y tế đối các đối tượng qui định tại điểm a,b,c khoản 1 mục I hướng
dẫn này phải đồng chi trả theo qui định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản
hướng dẫn luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả 100.000 đồng trở lên.
Ví dụ 1:
Bệnh nhân nghèo nằm điều trị tại bệnh viện, sau khi ra viện tổng chi phí KCB
người bệnh phải trả cho cơ sở y tế là 1.980.000 đồng: Trong đó người bệnh được
quỹ BHYT chi trả 95%= 1.881.000 đồng, phần bệnh nhân phải đồng chi trả 5% =
99.000 đồng. Trong trường hợp này người bệnh phải nộp số tiền đồng chi trả
99.000 đồng cho cơ sở KCB do có số tiền phải đồng chi trả < 100.000 đồng.
Ví dụ 2:
Bệnh nhân nghèo nằm điều trị tại bệnh viện, sau khi ra viện tổng chi phí KCB
bệnh nhân phải trả cho bệnh viện là 3.000.000 đồng: Trong đó bệnh nhân được quỹ
BHYT chi trả 95% = 2.850.000 đồng, bệnh nhân phải đồng chi trả 5% = 150.000 đồng.
Trong trường hợp này bệnh nhân phải trả 99.000 đồng cho cơ sở KCB, phần còn lại
51.000 đồng (150.000 đồng- 99.000 đồng) được các cơ sở y tế thanh toán cho
người bệnh từ quỹ khám chữa bệnh người nghèo.
d) Hỗ trợ thanh toán 30%
chi phí KCB của các bệnh nhân mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc
các bệnh nhân khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không có đủ khả năng chi trả
viện phí với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1
triệu đồng trở lên cho một đợt KCB trong trường hợp không có BHYT; nếu người
bệnh có thẻ BHYT thì hỗ trợ như điểm c khoản 1 mục II hướng dẫn này, cụ thể:
- Người
bệnh không có thẻ BHYT khi mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim khi đi
khám, chữa bệnh mà phải chi trả cho các cơ sở y tế của nhà nước từ 1 triệu đồng
trở lên cho một đợt KCB thì được hỗ trợ thanh toán 30% chi phí mà người bệnh
phải trả cho cơ sở y tế.
Ví dụ 3 :
Một bệnh nhân không có thẻ BHYT phải làm phẫu thuật mổ tim bẩm sinh và nằm điều
trị tại bệnh viện với tổng chi phí của đợt điều trị là 80.000.000 đồng/ đợt.
Bệnh nhân trên được hỗ trợ từ quỹ KCB người nghèo = 24.000.000 đồng (80.000.000
đồng x 30%) do bệnh nhân phải chi trả chi phí điều trị cho một đợt khám, chữa
bệnh > 1.000.000 đồng.
- Người
bệnh có thẻ BHYT khi mắc các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim khi đi
KCB tại các cơ sở y tế nhà nước thì
người bệnh được hỗ trợ 100% chi phí KCB bảo hiểm y tế đối với phần người bệnh
phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên từ quỹ khám chữa bệnh người nghèo.
+ Tại ví
dụ 3: Nếu người bênh là đối tượng có thẻ BHYT thuộc diện phải đồng chi trả 5%,
với tổng đợt điều trị phẫu thuật là 80.000.000 đồng; Trong đó người bệnh được
quỹ BHYT chi trả: 39.900.000 đồng (95% x 40 tháng lương mức lương tối thiểu).
Số tiền còn lại không thuộc quỹ BHYT chi trả là 40.100.000 đồng (80.000.000
đồng - 39.900.000 đồng) thì bệnh nhân phải trả tiền cho cơ sở y tế là 99.000
đồng; được quỹ KCB người nghèo chi trả: 40.001.000 đồng (40.100.000 đồng-
99.000 đồng)
+ Tại ví
dụ 3: Nếu bệnh nhân là đối tượng có thẻ BHYT thuộc diện phải đồng chi trả 20%.
Tổng chi phí cho đợt phẫu thuật là 80.000.000 đồng, trong đó người bệnh được
quỹ BHYT chi trả 33.600.000 đồng (80% x 40 tháng lương tối thiểu). Số tiền còn
lại không thuộc quỹ BHYT chi trả là 46.400.000 đồng thì bệnh nhân phải trả tiền
cho cơ sở y tế 99.000 đồng; được quỹ khám chữa bệnh người nghèo chi trả
46.301.000 đồng (46.400.000 đồng- 99.000 đồng).
- Việc hỗ
trợ cho người bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi
trả viện phí (tạm thời chưa thực hiện chờ Thông tư liên tịch hướng dẫn).
e) Hỗ trợ phụ nữ nghèo
sinh con tại các cơ sở KCB công lập: mức hỗ trợ bằng 2% mức lương tối thiểu
chung/người bệnh/ngày.
Ví dụ: Mức lương tối thiểu
chung Chính phủ hiện nay quy định là 1.050.000 đồng/tháng thì mức hỗ trợ của
chính sách này là: 1.050.000 đồng x 2% = 21.000 đồng/người/ngày điều trị nội
trú. Khi mức lương tối thiểu chung của Chính Phủ có sự điều chỉnh thì
mức hỗ trợ tiền ăn cũng được điều chỉnh tương ứng kể từ ngày thực hiện mức
lương tối thiểu chung mới được ban hành
f) Đối với các đối tượng
đồng thời là đối tượng của các chính sách khác tương tự như chính sách quy định
về KCB cho người nghèo của tỉnh:
- Nếu các
định mức hỗ trợ cho người bệnh từ chính sách khác của các dự án bằng hoặc cao
hơn chính sách KCB người nghèo của tỉnh thì việc hỗ trợ cho người bệnh thực hiện
theo định mức cao hơn từ các chính sách khác.
- Nếu mức hỗ trợ cho người
bệnh từ các chính sách khác của các dự án thấp hơn chính sách KCB cho người
nghèo của tỉnh thì ngoài việc người bệnh được hưởng mức hỗ trợ từ nguồn kinh
phí của dự án, người bệnh còn được hưởng thêm số tiền chênh lệch giữa chính
sách của dự án với chính sách về KCB cho người nghèo của tỉnh.
- Trường hợp bệnh nhân
nghèo đồng thời là đối tượng được hỗ trợ tiền ăn (dinh dưỡng) của dự án khác
nhưng thời gian được hỗ trợ theo quy định của dự án ngắn hơn thời gian tối đa
quy định tại chính sách của tỉnh: sau khi được hưởng chính sách của dự án, bằng
nguồn kinh phí dự án đến hết thời gian quy định của dự án thì tiếp tục được hưởng
chính sách của tỉnh trong thời gian còn lại.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A thuộc
hộ nghèo bị bệnh phải nằm viện nội trú tại Bệnh viện Huyện Bảo Thắng : Nếu anh
A nằm nội trú trong thời gian 20 ngày (trên một lần điều trị). Anh A là đối
tượng đang được hưởng chính sách từ Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Miền núi phía
Bắc và được dự án hỗ trợ tiền ăn là 25.000đ / ngày. Nếu dự án quy định chỉ hỗ
trợ tiền ăn 10 ngày/1 đợt điều trị. Vậy anh A được hưởng chế độ tiền ăn như sau
:
+ Hưởng chế độ hỗ trợ từ
dư án: 10 ngày x 25.000 đồng = 250.000đồng (Việc thanh quyết toán thực hiện
theo quy định của dự án)
+ Hưởng chế độ hỗ trợ từ
quỹ KCB người nghèo của tỉnh: 380.000 đồng (Việc thanh quyết toán thực hiện
theo quy định của tỉnh)
10 ngày x 6.500 đồng
(31.500 đồng - 25.000 đồng) = 65.000 đồng
10 ngày x 31.500 đồng = 315.000
đồng
g) Người được hưởng chế độ
mua thẻ BHYT người nghèo nhưng không KCB theo đúng tuyến quy định (trái tuyến,
vượt tuyến) hoặc KCB theo yêu cầu riêng không thuộc đối tượng được quỹ KCB
người nghèo tỉnh hỗ trợ chi phí KCB. Trường hợp KCB trái tuyến vượt tuyến, KCB
theo yêu cầu riêng thì người bệnh phải tự thanh toán với cơ sở KCB và chỉ được
cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán lại theo mức hưởng KCB vượt tuyến trái
tuyến, KCB theo yêu cầu đúng với quy định hiện hành.
2. Hình thức hỗ trợ
Các cơ sở
KCB cho người nghèo có trách nhiệm chi hỗ trợ cho người bệnh theo các mức quy
định tại hướng dẫn này.
- Đối với
khoản chi hỗ trợ tiền ăn cho người bệnh khi nằm điều trị nội trú tại các cơ sở
KCB trong tỉnh: thanh toán bằng tiền mặt hàng ngày (hoặc 2 đến 3 ngày/1 lần)
cho người bệnh hoặc người nhà của người bệnh hoặc tổ chức nấu ăn cho người bệnh
tại khoa dinh dưỡng (nếu người bệnh có nhu cầu).
- Đối với
các khoản chi hỗ trợ cho người bệnh khi đi KCB (đúng tuyến) tại các cơ sở KCB
ngoài tỉnh; tại các bệnh viện tư nhân và phòng khám đa khoa
tư nhân có ký hợp đồng KCB bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội tỉnh: Người bệnh
tự thanh toán các chi phí với cơ sở KCB, sau đó gửi các thủ tục liên quan đến
việc hỗ trợ tới các cơ sở KCB được quy định tại khoản 4 mục IV hướng dẫn này để
được nhận chế độ hỗ trợ chi phí KCB cho người nghèo theo quy định của tỉnh.
3. Thời gian được hưởng mức hỗ trợ
- Đối với người bệnh thuộc
diện đối tượng được hỗ trợ tiền ăn khi nằm điều trị nội trú tại các cơ sở KCB
công lập thì người bệnh được hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày vào viện đến ngày ra
viện. Cách tính ngày điều trị nội trú được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn = Ngày
ra viện – “ trừ” ngày vào viện. Trường hợp người bệnh vào viện và ra viện trong
cùng một ngày thì được tính số ngày hỗ trợ là 01 ngày.
- Đối với trường hợp phụ
nữ nghèo sinh con tại các cơ sở y tế công lập từ trạm y tế cấp xã trở lên được
hỗ trợ theo số ngày điều trị nội trú thực tế nhưng tối đa không quá 10 ngày/1
lần sinh.
1. Các cơ sở khám, chữa bệnh cho người nghèo
- Các cơ
sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh gồm: các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các
phòng khám đa khoa khu vực; các bệnh viện đa khoa huyện; các bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa tuyến tỉnh.
- Các
bệnh viện tư nhân và phòng khám đa khoa tư nhân thực hiện KCB bảo hiểm y tế theo
hợp đồng với Bảo hiểm xã hội tỉnh.
2. Các căn cứ để xác định đối tượng được hưởng chính sách (là một
trong các loại giấy tờ sau)
- Đối với
người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc
vùng khó khăn nằm điều trị: Thẻ Bảo hiểm y tế mã HN; hoặc sổ hộ khẩu của hộ
nghèo (bản phô tô) hoặc Giấy xác nhận là người thuộc hộ nghèo do UBND xã,
phường, thị trấn cấp (bản gốc) theo mẫu
số 01.
- Đối với
trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hộ nghèo khi nằm điều trị: Thẻ Bảo hiểm y tế mã TE và
có sổ hộ khẩu của hộ nghèo (Bản phô tô) hoặc Giấy xác nhận là người thuộc hộ
nghèo do UBND xã, phường, thị trấn cấp (bản gốc) theo mẫu số 01. Trẻ em mới sinh tại các cơ sở y
tế nếu chưa có đầy đủ các giấy nêu trên thì phải có giấy chứng sinh hoặc các giấy
tờ của bố, mẹ (bản phô tô).
- Đối với
phụ nữ thuộc hộ nghèo sinh con tại các cơ sở y tế công lập: Giấy xác nhận của
UBND xã, phường, thị trấn cấp theo mẫu
số 02.
- Đối với
người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội nằm điều trị : Thẻ bảo hiểm y tế mã BT.
- Đối với
người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim khi đi KCB mà không đủ khả
năng chi trả viện phí:
+ Trường
hợp KCB tại các cơ sở y tế trong tỉnh Lào Cai: Phải có biên bản hội chẩn và xác
nhận của Lãnh đạo cơ sở KCB làm cơ sở để người bệnh được hưởng chế độ hỗ trợ.
+ Trường
hợp KCB tại các cơ sở y tế ngoài tỉnh Lào Cai: Phải có đơn xin hỗ trợ chi phí
điều trị bệnh (mẫu số 03), giấy ra viện và biên lai thanh toán viện phí.
3. Thủ
tục khi đi khám chữa bệnh
a) Ngoài
một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 2 mục III hướng dẫn này,
người bệnh phải xuất trình thêm một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ do cơ quan có
thẩm quyền cấp như chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc bằng lái xe hoặc
thẻ đảng viên hoặc thẻ đoàn viên công đoàn hoặc thẻ hưu trí hoặc thẻ học sinh,
sinh viên...
b) Đối với bệnh nhân
chuyển tuyến KCB (đúng quy định) thì người bệnh phải xuất trình thêm hồ sơ
chuyển viện theo quy định (mẫu 02/BV-01). Trường
hợp KCB (không phải trong tình trạng cấp cứu) khi đi công tác, học tập, làm
việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác, ngoài các giấy tờ theo quy
định tại khoản 2 nêu trên, người bệnh phải xuất trình thêm giấy công tác hoặc giấy
đăng ký tạm trú.
4. Tuyến
khám chữa bệnh
a) Bệnh nhân được KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu ghi
trên thẻ BHYT và không phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện. Trường hợp cấp
cứu, bệnh nhân có thể đến bất kỳ cơ sở KCB nào gần nhất có tổ chức KCB bảo hiểm
y tế cho người nghèo.
b) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB thì
bệnh nhân được giới thiệu chuyển lên tuyến trên theo quy định hiện hành.
1. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách
- Nguồn
kinh phí thực hiện chính sách được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn
ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn thu lãi tiền
gửi tại Kho bạc Nhà nước theo quy định và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
+ Đối với đơn vị dự toán
ngân sách tỉnh: Kinh phí do ngân sách tỉnh bảo đảm.
+ Đối với đơn vị dự toán
cấp huyện: Ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để cấp
cho đơn vị thực hiện chính sách.
2. Về đơn vị tiếp nhận kinh phí, chi trả kinh phí cho đối tượng hưởng
chính sách:
- Các bệnh viện tuyến tỉnh
tiếp nhận kinh phí từ ngân sách tỉnh, trực tiếp chi trả cho các đối tượng
được hưởng chế độ hỗ trợ KCB tại đơn vị mình;
- Bệnh viện đa khoa các
huyện, Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai tiếp nhận kinh phí từ ngân sách huyện,
thành phố; trực tiếp chi trả cho các đối tượng người bệnh tại bệnh viện huyện,
Trung tâm Y tế Thành phố đồng thời chuyển kinh phí cho các Phòng khám đa khoa
khu vực trực thuộc để chi trả chế độ cho đối tượng người bệnh nằm điều trị nội
trú tại Phòng khám.
- Phòng Y tế các huyện,
thành phố tiếp nhận kinh phí từ ngân sách huyện, Thành phố để hỗ trợ cho phụ nữ
nghèo sinh con tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn đồng thời chuyển kinh phí cho
các Trạm y tế chi trả chế độ hỗ trợ theo quy định.
- Đối với các trạm y tế
xã, phường, thị trấn:
+ Căn cứ vào nhu cầu kinh
phí phải trả cho phụ nữ nghèo sinh con, thực hiện tạm ứng kinh phí tại Phòng Y
tế huyện, thành phố theo tháng hoặc quý (tùy điều kiện cụ thể). Định kỳ trước
ngày đầu tháng (hoặc tháng đầu quý) các Trạm y tế xã, phường thực hiện việc
thanh toán các khoản đã tạm ứng kỳ trước với Phòng Y tế huyện, thành phố. Chứng
từ để các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện thanh toán tạm ứng với Phòng
Y tế huyện, thành phố là danh sách chi trả cho phụ nữ nghèo sinh con theo biểu mẫu số 04, 06
hướng dẫn này và một trong các giấy tờ căn cứ để đối tượng được hưởng được theo
khoản 2 mục III hướng dẫn này (lưu theo thứ tự tên người bệnh) gửi Phòng Y tế
huyện, Thành phố để tổng hợp thanh quyết toán.
+ Sau khi thực hiện xong
việc quyết toán tạm ứng kinh phí kỳ trước, căn cứ vào số dư kinh phí (thừa hoặc
thiếu) và nhu cầu kinh phí kỳ tiếp theo các Trạm y tế xã, phường tạm ứng kinh
phí cho kỳ tiếp theo.
3. Về lập dự toán
a) Thời gian lập dự toán: cùng với thời gian xây dựng dự toán
thu, chi ngân sách hàng năm theo quy định tại Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND
ngày 15/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về lập dự toán, quyết
toán ngân sách địa phương- tỉnh Lào Cai và hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm
của cơ quan tài chính.
- Căn cứ
lập dự toán: căn cứ số đối tượng thực hiện năm trước, ước tính số đối tượng
thực hiện năm hiện hành để dự kiến số đối tượng làm căn cứ xây dựng dự toán năm
sau; mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ tại thời điểm lập dự
toán.
b) Trách nhiệm lập dự toán:
- Các cơ sở
KCB tuyến tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho
các đối tượng nằm điều trị, sinh con tại đơn vị mình gửi
Sở Tài chính, Sở Y tế.
- Các Bệnh viện đa khoa
huyện lập dự toán kinh phí thực hiện tại bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực
trực thuộc bệnh viện; Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai lập dự toán kinh phí
thực hiện tại Trung tâm và các phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc Trung tâm.
Dự toán gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng y tế huyện, thành phố.
- Phòng Y tế các huyện,
thành phố lập dự toán kinh phí thực hiện tại các Trạm y tế cấp xã trên địa bàn
huyện, thành phố gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch.
- Các huyện, thành phố:
Phòng Tài chính- Kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Y tế tổng hợp dự toán kinh
phí thực hiện chính sách của huyện, thành phố; trình UBND huyện, Thành phố phê
duyệt và gửi Sở Tài chính, Sở Y tế.
- Sở Tài chính chủ trì,
phối hợp với Sở Y tế tổng hợp dự toán toàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định để
thực hiện.
c) Đối với năm 2013:
Trong khi UBND tỉnh chưa có
quyết định dự toán kinh phí thực hiện: Sở Y tế
đôn đốc các cơ sở KCB các Phòng Y tế lập dự toán gửi các cơ quan theo quy định
tại điểm b nêu trên đồng thời lập dự toán kinh phí năm 2013 và đề xuất tạm
ứng kinh phí cho các cơ sở KCB tuyến
tỉnh; các huyện, thành phố gửi Sở Tài
chính thẩm định tạm ứng kinh phí và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh dự toán
ngân sách theo quy định.
d) Biểu mẫu xây dựng dự toán: Phòng Y tế, Bệnh viện, Trung tâm
y tế lập dự toán theo Mẫu số 7- HTKCBNN vào kế
hoạch chung của đơn vị trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Về hồ sơ, thủ tục thanh toán kinh phí
- Thủ tục để
người bệnh khi đi KCB tại các cơ sở KCB trong tỉnh được hưởng chế độ
hỗ trợ: Tùy từng đối tượng người bệnh cụ thể, các cơ sở y tế yêu cầu
người bệnh nộp các thủ tục, giấy tờ được quy định tại khoản 3
mục III để làm căn cứ chi trả. Tổ chức chi trả theo đúng định mức,
đúng đối tượng; lập danh sách chi trả và tổng hợp kết quả chi trả cho người
bệnh theo mẫu số 4, 5, 6.
- Thủ tục để người
bệnh khi đi KCB đúng tuyến theo quy định tại các cơ sở y tế ngoài tỉnh, tại các bệnh viện tư nhân và phòng khám đa khoa tư nhân có ký hợp đồng
KCB bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội: Người
bệnh có trách nhiệm gửi các giấy tờ liên quan đến việc chi trả trong đợt điều
trị gửi tới các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh,
Trung tâm y tế thành phố tại địa bàn nơi bệnh nhân sinh sống để được nhận chế
độ hỗ trợ KCB. Hồ sơ thanh quyết toán để bệnh nhân được hưởng các chế độ quy
định của tỉnh bao gồm:
+ Đơn xin hỗ trợ một phần
chi phí điều trị (mẫu số 3)
+ Giấy ra viện (Bản gốc
hoặc bản sao công chứng)
+ Biên lai thanh toán viện
phí
+ Một trong những giấy tờ
làm căn cứ để xác định đối tượng được hưởng quy định tại khoản 2 mục III hướng
dẫn này.
( Đối với người bệnh mắc
các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim … ngoài các quy định về thủ tục giấy
tờ nêu trên, người bênh phải nộp thêm sổ hộ khẩu (bản pho to) để làm căn cứ xác
định chi trả )
5. Hạch toán, quyết toán kinh phí
- Hạch toán mục
lục ngân sách Nhà nước: các đơn vị dự toán hạch toán Chương của đơn vị, Loại 520
– khoản 528 ( hoạt động xã hội khác), Mục 7150
– tiểu mục 7167 (chi cho Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo).
- Các Bệnh viện huyện,
tỉnh; Trung tâm Y tế thành phố và Phòng Y tế thực hiện hạch toán kế toán và
quyết toán ngân sách với cơ quan tài chính theo quy định hiện hành của Luật
Ngân sách nhà nước; chế độ kế toán đơn vị Hành chính sự nghiệp và các văn bản
hướng dẫn.
- Biểu mẫu báo cáo và thời
gian nộp báo cáo quyết toán quý, năm của các đơn vị thực hiện theo Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 30/03/2006 về việc ban hành chế độ kế
toán hành chính và Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và biểu mẫu số 06 ban hành theo hướng dẫn này.
1. Ban quản lý Quỹ khám chữa bệnh người nghèo tỉnh
Tổ chức triển khai, điều
hành Quỹ; kiểm tra, giám sát cơ sở; tổng hợp thanh quyết toán theo định kỳ; bổ
sung điều chỉnh các phương pháp quản lý, điều hành cho phù hợp, xử lý các vấn
đề phát sinh trong quá trình điều hành Quỹ; Báo cáo định kỳ và đột xuất theo
yêu cầu của UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan.
2. Sở
Y tế
- Là cơ quan thường trực
của Ban quản lý quỹ KCB cho người nghèo.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức
triển khai thực hiện hướng dẫn KCB cho người nghèo.
- Chỉ đạo
các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức thực hiện công tác KCB bảo
hiểm y tế và thanh toán tiền hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định; kiểm
tra, giám sát cơ sở y tế trong công tác KCB cho người
nghèo.
- Phối hợp
với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều tra, lập danh sách đối
tượng được mua BHYT người nghèo.
- Chủ trì, phối
hợp với các ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chính sách KCB người nghèo trên
địa bàn tỉnh.
3.
Sở Tài chính
- Chủ trì, hướng dẫn các
cơ quan, đơn vị lập dự toán, cấp phát kinh phí, thẩm tra và duyệt quyết toán
nguồn kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Y tế tổng hợp dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách cùng với dự toán
chi ngân sách hàng năm báo cáo Ủy Ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân
tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp
với các ngành có liên quan kiểm tra
giám sát các cơ sở KCB trong việc thực hiện chính sách.
4. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp
với Sở Y tế, Sở Tài chính tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn
này.
- Tổ chức
điều tra, tổng hợp, lập danh sách đối tượng được mua BHYT người nghèo hàng năm;
trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp
với Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố tổ chức bàn giao thẻ
BHYT cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố để bàn
giao cho UBND các xã, phường, thị trấn.
- Theo dõi,
rà soát, kiểm tra sự biến động của các đối tượng hưởng chính sách khám
chữa bệnh người nghèo (KCBNN) trên địa
bàn tỉnh để có sự điều chỉnh kịp thời.
- Phối hợp
với các ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chính sách KCBNN trên địa bàn tỉnh, tổng
hợp báo cáo tình hình thực hiện chính sách với Ban chỉ đạo Quỹ KCBNN của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Y tế
tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách chung toàn tỉnh trình UBND
tỉnh phê duyệt.
5. Ban
Dân tộc tỉnh
- Phối hợp
với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan xác định đối
tượng thụ hưởng BHYT theo quy định.
- Phối hợp
với các ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chính sách KCBNN trên địa bàn tỉnh.
6. Bảo
hiểm Xã hội tỉnh
- Phối hợp với các cơ quan
trong việc rà soát, đối chiếu danh sách các đối tượng được hưởng các loại hình
BHYT trên địa bàn tỉnh để tránh chồng chéo, trùng lặp đối tượng. Chỉ đạo BHXH
các huyện, thành phố thực hiện in ấn thẻ BHYT người nghèo theo danh sách đã
được UBND huyện, thành phố phê duyệt sau khi rà soát; bàn giao thẻ BHYT cho
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội để bàn giao cho UBND các xã, phường, thị trấn
cấp phát tới các đối tượng được hưởng.
- Tổ chức ký hợp đồng
khám, chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo quyền lợi cho người
nghèo; tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho các đối tượng
có thẻ BHYT người nghèo với các cơ sở y tế theo quy định.
- Hàng quý, năm có trách
nhiệm tổng hợp số lượt người KCB, chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho
người nghèo ở từng tuyến. Báo cáo số liệu KCB người nghèo quý, năm gửi Ban quản
lý Quỹ KCBNN tỉnh.
- Phối hợp Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội rà soát, kiểm tra về sự biến động đối tượng hưởng chính
sách KCBNN.
- Phối hợp với các ngành
trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
khám, chữa bệnh BHYT người nghèo trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo, tổ chức triển
khai, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách dinh dưỡng cho người nghèo
nằm viện nội trú và phụ nữ nghèo sinh con tại bệnh viện công lập trên địa bàn
đúng quy định
- Hàng năm,
chỉ đạo tổ chức thực hiện điều tra, lập danh sách đối tượng được hưởng chính
sách KCBNN trên địa bàn huyện, thành phố; lập danh sách điều chỉnh khi có sự
biến động về đối tượng hưởng chính sách KCBNN trên địa bàn gửi Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tổng hợp. Chỉ đạo Phòng Lao động-TB XH cung
cấp danh sách hộ nghèo cho Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế Thành phố.
- Chỉ đạo việc cấp phát
thẻ BHYT người nghèo đến đúng đối tượng được hưởng trên địa bàn.
- Chỉ đạo Phòng Y tế hướng
dẫn các trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh
cho người nghèo.
- Phê duyệt dự toán, quyết
toán kinh phí thực hiện chính sách cùng dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm
theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ theo quy định. Phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh trong việc
kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách dinh dưỡng cho hộ nghèo.
8. UBND
các xã, phường, thị trấn
- Xác nhận đối tượng theo
quy định tại khoản 1, mục I hướng dẫn này (không xác nhận chẩn đoán bệnh, tình
trạng bệnh của người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim).
- Cung cấp danh sách hộ
nghèo do xã, phường thị trấn quản lý cho Trạm y tế.
9. Đối
với các cơ sở khám, chữa bệnh
- Thẩm định, xác nhận đối
tượng thuộc diện hưởng chính sách này. Chi trả chế độ kịp thời cho đối tượng theo
quy định.
- Thực hiện cấp giấy chứng
sinh cho những trường hợp phụ nữ nghèo sinh con tại các các cơ sở y tế công
lập.
- Tổng hợp dự toán, thanh
toán, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo quy định. Định kỳ hàng
tháng thực hiện đối chiếu số liệu giữa các sổ theo dõi đối tượng nhập viện, ra
viện và đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ; hàng quý, năm tổng hợp chi phí khám chữa bệnh người nghèo quyết toán với đơn vị quản
lý tài chính cùng cấp.
- Hàng tháng, hàng quý, 6
tháng, cả năm và đột xuất theo quy định: các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện,
thành phố, xã phường, thị trấn: Báo cáo tình hình thực hiện chính sách (kèm
theo mẫu số 6-HTKCBNN) gửi Phòng Y tế tổng hợp
báo cáo UBND huyện, thành phố và Sở Y tế; các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh:
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách gửi Sở Y tế (kèm theo mẫu số 6-HTKCBNN).
- Hàng quý, 6 tháng, cả
năm và đột xuất theo quy định: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo
việc thực hiện chính sách về Sở y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Báo cáo tháng trước ngày
15, quý, 6 tháng và năm trước ngày 15 tháng cuối quý, năm.
Trên đây là hướng dẫn Liên
Ngành: Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã
hội, Ban dân tộc tỉnh về việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người
nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Hướng dẫn này thay thế
hướng dẫn số 01/HD-LS: Sở LĐTBXH- STC- SYT ngày 27/2/2012 hướng dẫn chính sách
hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo tỉnh Lào Cai mắc bệnh phải điều trị nội trú
và phụ nữ nghèo sinh con tại các cơ sở KCB công lập.
Trong
quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các huyện,
thành phố và các đơn vị có liên quan phản ánh bằng văn bản về các Sở, Ngành để
nghiên cứu, giải quyết./.
SỞ Y TẾ
GIÁM ĐỐC
Nông Tiến Cương
|
SỞ TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC
Nông Văn Hưng
|
SỞ LAO ĐỘNG – TB&XH
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đức Lành
|
BAN DÂN TỘC TỈNH
PHÓ TRƯỞNG BAN
Mã Én Hằng
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
K/T GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Hồng Sơn
|
|
|
|
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|