Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4039/QD-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành: 06/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4039/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt để người khuyết tật được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng (PHCN) trên toàn quốc, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu sau:

a) Tuyến xã: 90% số trạm Y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN;

b) Tuyến huyện: 90% bệnh viện huyện có tổ chức PHCN (khoa, phòng, tổ PHCN), trong đó có bác sỹ (hoặc y sỹ), kỹ thuật viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN;

c) Tuyến tỉnh: 100% bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập khoa PHCN; 75% các tỉnh thành lập bệnh viện PHCN và trên 50% các bệnh viện chuyên khoa thành lập khoa PHCN;

d) Tuyến trung ương: Bệnh viện PHCN trung ương phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu về PHCN, có đầy đủ các chức danh nghề nghiệp và triển khai được các kỹ thuật PHCN tương ứng theo Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng (sau đây viết tắt là Thông tư số 46/2013/TT-BYT); 100% khoa PHCN của bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trực thuộc các Bộ, ngành có giường bệnh nội trú và triển khai PHCN sớm tại các khoa lâm sàng ngay giai đoạn bệnh ổn định, giúp người bệnh sớm hồi phục; 70% các bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, trực thuộc các Bộ, ngành thành lập khoa PHCN.

2.2. Đẩy mạnh công tác PHCN dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ), chú trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật để cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu sau:

a) 100% các cơ sở PHCN có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về PHCN và PHCNDVCĐ, góp phần nâng cao nhận thức về các nội dung này cho lãnh đạo các cấp và cộng đồng;

b) 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai và duy trì chương trình PHCNDVCĐ tại ít nhất 40% số xã/phường/thị trấn của tỉnh/thành phố;

c) 70% số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật;

d) 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ PHCN phù hợp để hòa nhập cộng đồng.

2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên ngành PHCN, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu sau:

a) 100% các trường đại học chuyên ngành Y, 50% các trường cao đẳng, trung cấp Y tế công lập có đào tạo về PHCN và có khoa hoặc bộ môn PHCN;

b) 100% các khoa hoặc bộ môn PHCN có nội dung đào tạo liên quan đến các chức danh chuyên môn theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 46/2013/TT-BYT , bao gồm: bác sỹ chuyên khoa PHCN, y sỹ chuyên khoa PHCN, cử nhân kỹ thuật y học, cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình;

c) 100% các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trung ương, bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa và chuyên khoa trực thuộc Bộ, ngành triển khai đào tạo liên tục về PHCN;

d) 85% bệnh viện PHCN có đầy đủ chức danh chuyên môn theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 46/2013/TT-BYT ;

đ) 100% giám đốc bệnh viện PHCN được đào tạo về quản lý bệnh viện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến công tác PHCN

a) Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác PHCN.

- Xây dựng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi cho viên chức, người lao động trong lĩnh vực PHCN;

- Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính xây dựng Thông tư Liên tịch hướng dẫn triển khai Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện danh mục và khung giá dịch vụ kỹ thuật PHCN, bao gồm cả các quy định về bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ, kỹ thuật này.

b) Xây dựng, hoàn thiện, ban hành các tài liệu chuyên môn liên quan đến công tác PHCN và PHCNDVCĐ (quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, PHCN ...) để sử dụng thống nhất trong toàn quốc;

c) Xây dựng các quy định về lồng ghép các hoạt động PHCN với các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và các chương trình, đề án liên quan khác để tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực.

2. Triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCNDVCĐ cho lãnh đạo các cấp, để từ đó chú trọng đầu tư đúng mức cho công tác PHCNDVCĐ, thông qua các hoạt động chính: Hội thảo, tập huấn; tham quan, học tập mô hình PHCNDVCĐ trong nước và ngoài nước;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, PHCN và PHCNDVCĐ để mọi người biết cách chủ động phát hiện, phòng ngừa khuyết tật và những người khuyết tật được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, PHCN cũng như các dịch vụ khác của cộng đồng;

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các biện pháp dự phòng và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, đặc biệt là phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật.

- Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về phòng ngừa khuyết tật, cách phát hiện sớm khuyết tật tại các cơ quan, tổ chức xã hội và tại cộng đồng, với sự hợp tác của các tổ chức xã hội như Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội chữ Thập đỏ, các trường học;

- Phối hợp với các chương trình tuyên truyền khác.

c) Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc triển khai công tác PHCNDVCĐ.

- Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch hướng dẫn PHCN dựa vào cộng đồng, với sự tham gia của chính quyền địa phương, y tế cơ sở, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục & Đào tạo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

- Xây dựng hệ thống giám sát các hoạt động phòng ngừa khuyết tật và quản lý người khuyết tật tại các tuyến trung ương, tỉnh, huyện và xã;

- Khảo sát, sàng lọc, phát hiện sớm người khuyết tật tại cộng đồng, chủ yếu là tại các tuyến thôn, xã. Xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm tin học quản lý thông tin người khuyết tật;

- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả công tác PHCNDVCĐ.

d) Hoàn thiện và nhân rộng mô hình PHCNDVCĐ

- Thành lập, kiện toàn ban điều hành chương trình PHCNDVCĐ ở các cấp hoặc bổ sung nhiệm vụ PHCNDVCĐ cho ban chăm sóc sức khỏe của địa phương;

- Tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên chương trình, nhân viên công tác xã hội, người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật về PHCNDVCĐ;

- Khảo sát, khám phát hiện khuyết tật, phân loại và lập kế hoạch can thiệp sớm tại địa phương, chuyển tuyến điều trị và PHCN cho người khuyết tật theo quy định;

- Thực hiện PHCN tại nhà cho người khuyết tật, theo dõi định kỳ, hướng dẫn PHCN cho người khuyết tật, đánh giá sự tiến bộ của người khuyết tật, tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ y tế giáo dục, lao động và các hoạt động xã hội khác;

- Hỗ trợ thành lập và hỗ trợ các hoạt động của Câu lạc bộ cha mẹ trẻ khuyết tật, Hội người khuyết tật hoặc Câu lạc bộ người khuyết tật tại địa phương;

- Thực hiện lồng ghép các hoạt động PHCNDVCĐ với hoạt động của các chương trình y tế khác;

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, hoàn thiện mô hình PHCNDVCĐ;

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền và triển khai nhân rộng mô hình PHCNDVCĐ trên phạm vi toàn quốc.

3. Xây dựng và phát triển mạng lưới PHCN

a) Nghiên cứu xây dựng, bổ sung vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong lĩnh vực PHCN, việc triển khai PHCNDVCĐ vào Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý thành lập Khoa PHCN hoặc đơn vị PHCN có cán bộ chuyên khoa PHCN;

c) Hoàn thiện mạng lưới bệnh viện chuyên khoa PHCN trong toàn quốc phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. Khuyến khích các tỉnh, thành phố thành lập bệnh viện PHCN để thực hiện tốt công tác PHCN cho NKT, người bị bệnh nghề nghiệp và các đối tượng khác có nhu cầu;

d) Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thành lập khoa PHCN;

đ) Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trực thuộc các Bộ, ngành trung ương phải đào tạo cán bộ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để điều trị, PHCN cho người bệnh nội trú và triển khai PHCN sớm tại các khoa lâm sàng ngay giai đoạn bệnh ổn định; Củng cố, nâng cấp, mở rộng bệnh viện Phục hồi chức năng trung ương Sầm Sơn, Thanh Hóa; thành lập Viện PHCN trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai để phát triển công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên môn và chỉ đạo tuyến về PHCN.

e) Bộ Y tế khuyến khích và hỗ trợ về chuyên môn cho y tế các bộ, ngành, y tế ngoài công lập xây dựng bệnh viện PHCN để phục vụ cho người lao động và đối tượng có nhu cầu.

4. Đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học chuyên ngành PHCN

a) Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về PHCN cho bệnh viện, bao gồm các chức danh chuyên môn theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 46/2013/TT-BYT ; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các bác sĩ học tập nâng cao trình độ lên chuyên khoa cấp I, cấp II, Thạc sỹ và Tiến sỹ về PHCN;

b) Các trường đại học chuyên ngành Y, cao đẳng Y tế, trung cấp Y tế củng cố và tăng cường hoạt động của Bộ môn PHCN, trong đó chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao, tay nghề giỏi; tăng chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực chuyên khoa PHCN;

c) Xây dựng, hoàn thiện các chương trình, tài liệu đào tạo về PHCN, về PHCN dựa vào cộng đồng ở các cấp độ khác nhau; bổ sung, sửa đổi nội dung chương trình đào tạo và đào tạo liên tục về PHCN đáp ứng yêu cầu thực tiễn;

d) Đẩy mạnh đào tạo các loại hình, các cấp độ khác nhau về chuyên ngành PHCN và PHCNDVCĐ theo nhu cầu của xã hội;

đ) Các bệnh viện PHCN, khoa PHCN, trung tâm PHCN thực hiện công tác đào tạo liên tục, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới theo chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

e) Tổ chức tập huấn về phục hồi chức năng đối với từng loại bệnh cho các bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng tại tuyến tỉnh và bệnh viện đa khoa tuyến huyện nhằm tăng cường năng lực chuyên môn đối với cán bộ thuộc chuyên ngành PHCN;

g) Đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN cho các cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN tại các trạm y tế xã, phường trên địa bàn các địa phương;

h) Tập huấn, đào tạo cho nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội, cán bộ y tế trường học, giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo tại địa phương về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật;

k) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phát triển chuyên ngành PHCN và PHCNDVCĐ, chú ý đến việc chuyển giao kỹ thuật giữa các tuyến và học tập, tiếp nhận kỹ thuật PHCN tiên tiến ở nước ngoài vào Việt Nam; Phối hợp với Hội PHCN Việt Nam định kỳ 02 năm tổ chức các hội nghị khoa học chuyên ngành PHCN để học tập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển chuyên ngành.

5. Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất

a) Xây dựng, cải tạo nâng cấp các khoa PHCN, trung tâm PHCN và các bệnh viện PHCN, từng bước hiện đại hóa bệnh viện Phục hồi chức năng, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật y học cao trong chuyên ngành PHCN. Mở rộng các khoa, các chuyên ngành sâu về PHCN theo hướng PHCN riêng biệt cho từng loại bệnh;

b) Bảo đảm đầu tư đủ các trang thiết bị PHCN theo phân tuyến kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị, vật tư PHCN ở các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và PHCN.

6. Triển khai PHCN sớm cho người bệnh

Các bệnh viện PHCN, khoa PHCN, trung tâm PHCN phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng để tiến hành PHCN cho người bệnh ngay từ giai đoạn sau cấp cứu và trong quá trình nằm viện; ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu về PHCN, kết hợp PHCN với y học cổ truyền đáp ứng yêu cầu về PHCN ngày càng cao của người bệnh và người khuyết tật.

7. Công tác chỉ đạo tuyến

a) Các bệnh viện tuyến trên tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật PHCN chuyên sâu và đào tạo cán bộ cho tuyến dưới, tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận và hưởng dịch vụ y tế có chất lượng cao, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tình trạng quá tải ở tuyến trên;

b) Các bệnh viện PHCN tuyến tỉnh hoặc các khoa PHCN của bệnh viện đa khoa tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác PHCNDVCĐ tại địa phương.

8. Công tác quản lý bệnh viện

a) Đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện phù hợp với đặc thù chuyên khoa PHCN;

b) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ PHCN, đa dạng hóa các nguồn đầu tư, bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tranh thủ các nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng các quy định.

9. Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về PHCN, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để huy động nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, từng bước hội nhập với quốc tế về công tác PHCN. Tổ chức cho cán bộ các cơ sở PHCN đi tham quan, học tập về PHCN ở một số nước trên thế giới.

10. Kiểm tra, giám sát và thi đua, khen thưởng

a) Bộ Y tế tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát về công tác PHCN ở các đơn vị, địa phương; Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát về công tác PHCN ở các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Bộ Y tế và Sở Y tế định kỳ hằng năm tổng kết, sơ kết công tác PHCN, lồng ghép với công tác thi đua khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác PHCN.

III. KINH PHÍ

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm các nguồn sau:

1. Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên của Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương;

2. Ngân sách từ Chương trình mục tiêu Y tế, các chương trình đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước: Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;

3. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

4. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

5. Nguồn kinh phí hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

a) Là đơn vị thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai công tác phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020;

b) Làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết về nội dung hoạt động và dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch này, báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi được phê duyệt theo chức năng nhiệm vụ được giao; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch, định kỳ hằng năm và đột xuất, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch;

c) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn về hoạt động PHCN và PHCNDVCĐ;

d) Hướng dẫn Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch triển khai công tác PHCN giai đoạn 2014 - 2020 ở các địa phương hoặc ở các Bộ, ngành;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn về PHCN và PHCNDVCĐ trên phạm vi toàn quốc.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, bổ sung các quy định về giá dịch vụ y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn PHCN; tổng hợp, đề xuất việc bố trí kinh phí, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt; hướng dẫn chế độ tài chính để thực hiện Kế hoạch này sau khi được phê duyệt.

3. Vụ Bảo hiểm Y tế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các quy định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ kỹ thuật PHCN.

4. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan xây dựng, thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo và chỉ đạo việc tổ chức đào tạo liên tục và đào tạo chính quy về PHCN ở các cấp độ khác nhau; làm đầu mối chỉ đạo hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành PHCN trong phạm vi toàn quốc.

5. Vụ Tổ chức cán bộ: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi cho viên chức, người lao động trong lĩnh vực PHCN.

6. Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định về cơ sở hạ tầng (nhà cửa) và danh mục trang thiết bị PHCN trong các cơ sở PHCN.

7. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng: Làm đầu mối về công tác truyền thông, thi đua khen thưởng trong quá trình thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông thuộc ngành y tế hoặc phối hợp cơ quan truyền thông khác đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa khuyết tật, về lợi ích của việc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

8. Vụ Hợp tác quốc tế: Vận động sự tài trợ của các tổ chức quốc tế nhằm tạo thêm nguồn lực thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.

9. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành y công lập

a) Thành lập, củng cố, tăng cường năng lực khoa hoặc bộ môn PHCN;

b) Chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ PHCN ở các loại hình, cấp độ khác nhau theo nhu cầu của xã hội.

10. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Gia đinh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp các cơ quan truyền thông để tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về lợi ích của việc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, về sự cần thiết phát triển phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

11. Sở Y tế, Y tế Bộ, ngành

a) Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương hoặc của Bộ, ngành để chủ động đề xuất chương trình, kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí nhằm cụ thể hóa kế hoạch triển khai công tác phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020 ở các địa phương hoặc ở các Bộ, ngành;

b) Căn cứ vào nội dung kế hoạch được chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Sở Y tế, Y tế Bộ, ngành xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của địa phương hoặc của Bộ, ngành chuyển cơ quan tài chính xem xét, tổng hợp, trình chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi Kế hoạch được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch;

d) Báo cáo Bộ Y tế định kỳ hằng năm và đột xuất về tiến độ thực hiện Kế hoạch.

12. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và PHCN

a) Căn cứ Kế hoạch của Bộ Y tế và Kế hoạch của Sở Y tế, hoặc Kế hoạch của Y tế Bộ, ngành, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và PHCN xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí cho các hoạt động PHCN;

b) Triển khai thực hiện kế hoạch công tác PHCN tại đơn vị; từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, chức danh nghề nghiệp và triển khai được các kỹ thuật PHCN tương ứng theo quy định tại Thông tư số 46/2013/TT-BYT .

c) Có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về hoạt động PHCN và PHCNDVCĐ.

d) Đối với Bệnh viện PHCN trung ương, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Bệnh viện cần xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020 của Bệnh viện, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Trong đó, chú trọng phát triển chuyên môn, kỹ thuật cao về PHCN, đồng thời triển khai thực hiện PHCN sớm ngay tại khoa lâm sàng; tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên môn, bảo đảm có đủ các chức danh chuyên môn theo quy định tại Điều 4, Thông tư 46/2013/TT-BYT ; đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, PHCNDVCĐ theo phân công của Bộ Y tế; tham mưu cho Bộ Y tế về chính sách, chuyên môn để phát triển chuyên ngành PHCN.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, các Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệu trưởng các trường Đại học chuyên ngành Y, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng chính phủ;
- Các Bộ: KH-ĐT, TC, LĐTB&XH;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng BYT;
- Tổng cục DS, các Vụ, Cục, VP, Ttra Bộ Y tế;
- Các BV trực thuộc Bộ Y tế;
- Các trường Đại học chuyên ngành Y;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các BV PHCN;
- Viện Chiến lược & CSYT;
- TT truyền thông GDSKTW;
- VP. Ban chỉ đạo 33;
- Hội PHCN Việt Nam;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Báo SKĐS, báo GĐ&XH;
- Website Cục KCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------------

No.: 4039/QD-BYT

Hanoi, October 06, 2014

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL PLAN FOR REHABILITATION SERVICE DEVELOPMENT FOR THE 2014 – 2020 PERIOD

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of Ministry of Health;

Pursuant to Decision No. 1019/QD-TTg dated August 05, 2012 by the Prime Minister on giving approval for the Assistance Scheme for people with disabilities for the 2012 – 2020 period;

Pursuant to Decision No. 651/QD-TTg dated June 01, 2012 by the Prime Minister on giving approval for the “National action plan for mitigation of effects of toxic chemicals used by the U.S Military during the Vietnam War by 2015 and the orientations towards 2020”;

At the request of the Director of the Administration of Medical Examination and Treatment,

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVES

1. General objectives

Consolidate and expand rehabilitation facilities as well as improve the quality rehabilitation services; intensify prevention of disabilities, early detection and intervention as well as improve the quality of life of people with disabilities in all areas so that they can participate in and be treated on equal terms in social activities, and thus can promote their ability in the best way.

2. Specific objectives

2.1. Consolidate and expand rehabilitation facilities nationwide, gradually modernize facilities and equipment so as to improve the quality of rehabilitation services and achieve the following objectives by 2020:

a) At communal level: 90% of medical stations of communes will have medical officials who have completed training courses in basic rehabilitation skills to take charges of rehabilitation services;

b) At district level: 90% of district hospitals will establish and maintain rehabilitation divisions that must be comprised of doctors (or medical assistants) and technicians who have completed training courses in rehabilitation major;

c) At provincial level: 100% of provincial general hospitals will establish and maintain rehabilitation wards; 75% of provinces is expected to establish rehabilitation hospitals and more than 50% of specialty hospitals is expected to establish rehabilitation wards;

d) At central level: Vietnam Rehabilitation Hospital will adopt and develop professional and advanced rehabilitation techniques, assign qualified officials to hold required professional titles and develop corresponding rehabilitation techniques in accordance with the Circular No. 46/2013/TT-BYT dated December 31, 2013 by the Ministry of Health providing for functions, duties and organizational structure of rehabilitation facilities (hereinafter referred to as the "Circular No. 46/2013/TT-BYT”); 100% of rehabilitation wards of general hospitals affiliated to the Ministry of Health and other ministries will have enough inpatient beds and develop early rehabilitation at clinical wards in the window period so as to help patients to recover as soon as possible; 70% of specialty hospitals affiliated to the Ministry of Health and other ministries will establish rehabilitation wards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) 100% of rehabilitation facilities will disseminate information about the prevention of disabilities, rehabilitation and community-based rehabilitation so as to increase the awareness of leaders at all levels and people of these contents;

b) 100% of provinces and central-affiliated cities will implement and develop community-based rehabilitation programs in at least 40% of communes, wards and provincial- or city-affiliated towns;

c) 70% of children from 0 to 6 years old will undergo screening tests for early detecting congenital anomalies or developmental disorders, and provide early intervention for the ones with disabilities;

d) 80% of people with disabilities are able to use appropriate rehabilitation services for achieving the purpose of social inclusion.

2.3. Increase capacity of rehabilitation officials so as to achieve the following objectives by 2020:

a) 100% of universities of medicine and 50% of public medical colleges and secondary schools will organize training courses in rehabilitation and establish rehabilitation departments;

b) 100% of rehabilitation departments will organize training programs related to professional titles specified in Article 4 of the Circular No. 46/2013/TT-BYT, comprising of rehabilitation doctors, rehabilitation medical assistants, bachelor of science in medical technology, bachelor of language (or speech) therapy, physical therapy technicians, occupational therapy technicians, speech-language pathologists and orthopedic device technicians;
c) 100% of central general hospitals and specialty hospitals, provincial general hospitals and specialty hospitals, and the ones affiliated to Ministries will organize continuous training courses in rehabilitation major;

d) 85% of rehabilitation hospitals have officials assigned to hold professional titles as prescribed in Article 4 of the Circular No. 46/2013/TT-BYT;

dd) 100% of directors of rehabilitation hospitals have completed training courses in hospital management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Revising policies, legislative documents and specialized guidelines on rehabilitation

a) Do research, formulate and revise legislative documents on rehabilitation works.

- Formulate allowance policies and incentive policies for officials and employees performing rehabilitation jobs;

- Ministry of Health shall cooperate with the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Education and Training, and the Ministry of Finance to formulate the Joint Circular providing guidelines on development of community-based rehabilitation programs;

- Do research, amend and supplement the list and price bracket of rehabilitation technologies and services, including regulations on payments for these technologies and services by the health insurance fund.

b) Formulate and promulgate specialized documents on rehabilitation and community-based rehabilitation (operational procedures, guidelines for diagnosis, treatment and rehabilitation, etc.) for application nationwide;

c) Formulate regulations on inclusion of rehabilitation activities in national target programs in healthcare sector and relevant programs and schemes for the purpose of saving personnel and material resources.

2. Developing community-based rehabilitation activities

a) Disseminate information about and increase awareness of leaders at all levels of the roles of community-based rehabilitation, and hence attach special importance to investments in the community-based rehabilitation by means of organizing seminars, training courses, visiting and learning from domestic and overseas community-based rehabilitation models;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Disseminate, via means of mass media, rehabilitation and preventive measures for people with disabilities, especially prevention, early detection and intervention for disabilities.

- Organize talks and provide advices about the prevention of disabilities, ways to early detect disabilities at authorities, social organizations and communities with the cooperation of social organizations such as the Vietnam Association of the Elderly, Vietnam Veterans Association, Vietnam Women’s Union, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Farmer’s Union, Vietnam Red Cross Society and schools;

- Cooperate with other propagation programs.

c) Implement inter-sector cooperation mechanism between the Ministry of Health, the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Education & Training in development of community-based rehabilitation programs.

- Organize the implementation of the Joint Circular providing guidelines for community-based rehabilitation with the participation of local governments, local health agencies, departments of labour, war invalids and social affairs, departments of education and training, and other relevant authorities, organizations and individuals;

- Establish systems for supervision of prevention of disabilities and management of people with disabilities at central, provincial, district and communal levels;

- Do surveys and screening tests for early detection of people with disabilities at communities, especially in hamlets and communes. Establish and develop management software for the disabled;

- Inspect, evaluate and report community-based rehabilitation results.

d) Improve and multiply the community-based rehabilitation model.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide training for officials, collaborators, social workers, people with disabilities and their families about the community-based rehabilitation;

- Do surveys and examinations for early detection of disabilities, classification of disabilities and make plan for early intervention at local areas, refer the patients to higher level facilities and provide rehabilitation services for people with disabilities in accordance with regulations;

- Provide rehabilitation services at home for disabled persons, periodically monitor and provide instructions on rehabilitation for them, evaluate their development, provide advices and facilitate them in using medical, educational and occupational services and participating in other social activities;

- Give assistance in establishing and operating the Clubs for parents of disabled children, Associations of people with disabilities or Clubs for people with disabilities in local areas;

- Combine community-based rehabilitation activities with other healthcare programs;

- Inspect, evaluate and improve the community-based rehabilitation model;

- Compile documents giving instructions, disseminating and multiplying the community-based rehabilitation model nationwide.

3. Establishing and developing rehabilitation facilities

a) Establish and supplement job positions and the number of persons working in rehabilitation field, put the community-based rehabilitation model into the national criteria for communal medical services, and organize the application of approved one;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Improve specialized rehabilitation hospitals nationwide in conformity with actual social and economic conditions of each local area. Provinces and cities are encouraged to establish rehabilitation hospitals to effectively provide rehabilitation services for the disabled, persons suffering from occupational diseases and other subjects;

d) Provincial Departments of Health shall instruct provincial general hospitals and specialty hospitals to provide training courses for rehabilitation officials and make investments in facilities and equipment for establishing rehabilitation wards;

dd) Hospitals affiliated to the Ministry of Health, or other Ministries or other central agencies are responsible for training officials, doing preparations for providing treatment and rehabilitation services for inpatients and develop early rehabilitation at clinical wards in the window period; Intensify, improve and expand Sam Son and Thanh Hoa National Rehabilitation Hospitals; establish the rehabilitation institute affiliated to Bach Mai Hospital for developing scientific research and training for professional officials and directing rehabilitation activities.

e) Ministry of Health encourages and provides professional assistance for health agencies of ministries and private healthcare providers in establishing rehabilitation hospitals to serve employees and other subjects.

4. Training officials and doing scientific researches on rehabilitation

a) Intensify training for human resources in rehabilitation field for hospitals, including officials holding professional titles as prescribed in Article 4 of the Circular No. 46/2013/TT-BYT; adopt incentive and allowance policies for doctors who want to attend training courses for improving their professional competence to Specialty-I or Specialty-II Doctor, Master or Doctor of Philosophy in Rehabilitation;

b) Medical universities, medical colleges and medical secondary schools shall strengthen and intensify rehabilitation-related operations with attaching special importance to training for high-skilled and high-level teachers and lecturers; increase the number of enrolment targets in rehabilitation major;

c) Formulate and revise training programs and materials in rehabilitation and community-based rehabilitation majors at different levels; amend and supplement contents of training programs and continuous training programs in rehabilitation to meet actual demands;

d) Intensify different training models at various levels in rehabilitation and community-based rehabilitation majors to meet social needs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Organize training in rehabilitation for each type of diseases for doctors, technicians and nurses at provincial hospital and district general hospitals with the aims of increasing the capacity of rehabilitation officials;

g) Provide training courses in basic rehabilitation skills for healthcare officials in charge of rehabilitation works at medical stations of communes or wards;

h) Provide training for healthcare officials of hamlets/villages, collaborators, social workers, school medical staff, and teachers of kindergartens and nursery schools so as to early detect and intervene in children with disabilities;

k) Intensify scientific research activities for the purposes of developing rehabilitation and community-based rehabilitation fields, pay attention to technological transfer between levels and learning, receiving transfer of advanced rehabilitation technologies from foreign countries to Vietnam; cooperate with Vietnam Rehabilitation Association to organize at least 02 scientific seminars in rehabilitation for sharing and learning experience.

5. Investing in equipment and facilities

a) Establish and improve rehabilitation wards, rehabilitation centers and rehabilitation hospitals, gradually modernize rehabilitation hospital and improve the application and development of high technology, science and techniques in rehabilitation sector. Develop highly-specialized rehabilitation wards and majors with the orientation of rehabilitation for each type of diseases;

b) Equip enough rehabilitation equipment and facilities according to technical levels, gradually modernize rehabilitation equipment and facilities in hospitals so as to enhance the quality of medical services and rehabilitation services.

6. Developing early rehabilitation for patients

Rehabilitation hospitals, rehabilitation wards and rehabilitation centers shall closely cooperate with clinical wards to provide rehabilitation services for patients in the post-emergency phase and during treatment at the hospital; apply high technologies in rehabilitation and combine them with traditional medicine so as to meet increasing demands of patients and people with disabilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Higher-level hospitals shall intensify healthcare activities direction, transfer of high rehabilitation technologies and training for lower-level officials so as to facilitate people in accessing and using high quality medical services and making contribution to obtain justice in healthcare activities and mitigate higher-level hospital overload;

b) Provincial rehabilitation hospitals or rehabilitation wards of provincial general hospitals shall take charge of local community-based rehabilitation activities.

8. Managing hospitals

a) Innovate the hospital management mechanism in conformity with special features of rehabilitation specialty;

b) Intensify private sector involvement in providing rehabilitation services, diversify sources of investments and court the investments made by domestic and overseas organizations and individuals in addition to funding from state budget in accordance with law regulations.

9. International cooperation

Intensify international cooperation in rehabilitation sector court the assistance from foreign countries and international organizations to mobilize material and human resources, learn experience, improve professional competence and step by step promote the international integration in rehabilitation activities. Arrange officials of rehabilitation facilities to visit and learn experience from rehabilitation facilities overseas.

10. Inspection, emulation and commendation

a) Ministry of Health shall conduct inspections of performance of rehabilitation activities by local authorities; Provincial Departments of Health and health agencies affiliated to Ministries shall conduct inspections of performance of rehabilitation activities by units within their competence;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. FUNDING

This Plan shall be implemented with the following funding sources:

1. Funding from state budget included in estimates of recurrent expenditures of ministries, central agencies and local governments;

3. ODA grants; contributions made by domestic and overseas organizations and individuals;

4. Funds for professional career development established by health facilities;

5. Other legal sources of funding.

IV. IMPLEMENTION ORGANIZATION

1. The Administration of Medical Examination and Treatment shall:

a) Assist the Minister of Health to instruct and organize the implementation of the Plan for performing rehabilitation activities in the 2014 – 2020 period;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Formulate legislative documents and specialized regulations on rehabilitation and community-based rehabilitation, and submit them to competent authorities for promulgation;

d) Instruct Provincial Departments of Health and health agencies affiliated to Ministries to formulate plans for performance of rehabilitation activities in the 2014 – 2020 period;

dd) Instruct and supervise the implementation of the Plan and legislative documents and/or specialized regulations on rehabilitation and community-based rehabilitation nationwide.

2. Department of Planning and Finance shall take charge and cooperate with the Administration of Medical Examination and Treatment and relevant agencies to formulate and amend regulations on prices of medical services regarding rehabilitation activities; consolidate and propose the allocation of funding to the Minister of Health for consideration; provide guidance on financial policies for implementing this Plan.

3. Department of Health Insurance shall take charge and cooperate with relevant agencies to do researches and propose regulations on medical services covered by health insurance fund and payment for covered rehabilitation-related services.

4. The Administration of Science Technology and Training shall take charge and cooperate with the Administration of Medical Examination and Treatment and relevant agencies to formulate and appraise training programs and materials, and instruct the organization of continuous and regular training programs in rehabilitation major at different levels; take charge of directing training activities and scientific research on rehabilitation field nationwide.

5. The Organization and Personnel Department shall take charge and cooperate with relevant agencies to consider formulating policies on allowances and incentives for officials and employees performing rehabilitation jobs.

6. The Department of Health Equipment and Works shall take charge and cooperate with relevant agencies to formulate regulations on infrastructure facilities (buildings and structures) and list of rehabilitation equipment required in rehabilitation facilities.

7. The Department of Communications, Emulation and Commendation shall take charge of communications, emulation and commendation activities during the implementation of the Plan; instruct communications agencies in medical sector or other relevant communications agencies to develop propagation and education activities to increase people's awareness of prevention of disabilities as well as benefits of early detection and early intervention for disabilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Public medical training institutions shall:

a) Establish, maintain and improve capacity of rehabilitation wards;

b) Proactively intensify training programs for rehabilitation officials in different modes and levels according to social needs.

10. The National Center for Health Communication and Education, Sức khỏe và Đời sống (”Health & Life”) Newspapers, and Gia Đình và Xã hội (“Family & Society”) Newspapers shall cooperate with communications agencies to disseminate information about prevention of disabilities, benefits of early detection and early intervention for disabilities, and necessity of the community-based community.

11. Provincial Departments of Health, and health agencies affiliated to Ministries shall:

a) Based on actual conditions of each local area or Ministry, actively propose specific action plans or programs as well as cost estimates for implementing the Plan for rehabilitation service development in the 2014 - 2020 period within the scope of local or ministry areas;

b) Based on the plans given approval by Chairpersons of People’s Committees of provinces or central-affiliated cities, or Ministers or competent authorities, Provincial Departments of Health, and health agencies affiliated to Ministries shall annually formulate local or ministry's estimates for operating expenditures, submit them to financial agencies for consideration and submission to Chairpersons of People’s Committees of provinces or central-affiliated cities for consideration.

c) Instruct and organize the implementation of activities of the approved Plan; conduct inspections to evaluate the implementation of the Plan;

d) Submit annual and unexpected reports on the implementation of the Plan to the Ministry of Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Plan and formulate cost estimates for rehabilitation activities based on the Ministry of Health’s Plan and specific action plans of Provincial Departments of Health, or health agencies affiliated to Ministries;

b) Implement action plans for rehabilitation; gradually improve their organizational structure, appoint enough officials to hold required professional titles and adopt rehabilitation techniques as prescribed in the Circular No. 46/2013/TT-BYT.

c) Submit annual and unexpected reports to on rehabilitation and community-based rehabilitation results to the Ministry of Health or Provincial Departments of Health.

d) Vietnam Rehabilitation Hospital shall in addition to the said duties formulate the master plan for development by 2020, and submit it to the Minister of Health for consideration. The master plan must attach special importance to the development of professional and advanced rehabilitation technologies and improvement of early rehabilitation in clinical wards; intensify training programs for professional rehabilitation officials so as to ensure that they are fully capable of holding professional titles specified in Article 4 of the Circular No. 46/2013/TT-BYT; promote the management roles of authorities at all levels and the community-based rehabilitation as assigned by the Ministry of Health; provide advice about policies for development of rehabilitation activities to the Ministry of Health.

Article 2. This Decision shall come into force as from the date on which it is signed.

Article 3. Chief of Ministry's Office, Director of the Administration of Medical Examination and Treatment, Chief Inspector of the Ministry of Health, Directors and Directors General of Departments, Bureaus and General Departments directly under the Ministry of Health, Directors of medical facilities directly under the Ministry of Health, Directors of Departments of Health of central-affiliated cities or provinces, Rectors of Medical Universities, Heads of health agencies affiliated to Ministries, and Heads of relevant units shall implement this Decision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
 



Nguyen Thi Xuyen

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 4039/QD-BYT dated October 06, 2014 approving the National plan for rehabilitation service development for the 2014 – 2020 period

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


668

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.180.62
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!