Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 1865/CT-BNN-TY 2015 quản lý sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi nuôi trồng thủy sản

Số hiệu: 1865/CT-BNN-TY Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 04/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1865/CT-BNN-TY

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

Trong quá trình kiểm tra thực tế của các cơ quan chức năng trong thời gian vừa qua cho thấy nhiều cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa biết về quy trình nuôi an toàn dịch bệnh, lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh dẫn đến sản phẩm bị tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền các nước EU, Brazil, Nhật Bản,... cảnh báo do dư lượng kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép; một số thị trường đã dừng nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ Việt Nam, hoặc yêu cầu phía Việt Nam có các biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch khắc phục sản phẩm thủy sản bị tồn dư kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép.

Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy còn nhiều tồn tại, bất cập: (1) Có nhiều sản phẩm thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm sinh học đang được dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. (2) Nhiều cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh để phòng, trị bệnh không đúng với quy định; (3) Nhiều sản phẩm có nhãn mác không đúng với đăng ký, ghi thêm công dụng để thu hút người mua; (4) Một số công ty phổ biến quy trình kỹ thuật phòng trị bệnh trên Website không theo quy trình của Bộ, hướng dẫn người dân sử dụng sản phẩm của công ty, đặc biệt là tình trạng nhân viên tiếp thị bán thuốc thú y ngoài danh mục tại cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được xử lý: (5) Nhiều cơ sở tự mua các loại thuốc dùng trong y tế, các loại nguyên liệu kháng sinh sử dụng trong y tế để phòng, trị bệnh với liều lượng tùy tiện, không tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán; (6) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, bao gồm cả kinh doanh, sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, kém hiệu quả.

Để sớm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, hạn chế tối đa tình trạng dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép trong sản phẩm nhằm đạt mục tiêu 2015 là năm chất lượng, an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan, đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác thú y tại Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 9270/CT-BNN-TY ngày 17/11/2014 về tăng cường công tác thú y thủy sản; Chỉ thị số 10318/CT-BNN-QLCL ngày 25/12/2014 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất, xuất khẩu thủy sản; Quyết định 4995/QĐ-BNN-TY ngày 20/11/2014 về Kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các Ban, ngành liên quan:

a) Chủ động lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra về kinh doanh, sử dụng thuốc thú y và dự trù kinh phí trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm cần phải xử lý hình sự;

Trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện các vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y trong Danh mục cấm sử dụng, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, sử dụng nguyên liệu kháng sinh và các vi phạm khác cần xử lý kiên quyết, triệt để theo quy định gồm: Đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; thông báo danh tính của doanh nghiệp và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết. Đối với những tổ chức, cá nhân sản xuất; kinh doanh hàng giả với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cần chuyển sang cơ quan điều tra, xử lý hình sự và truy tố trước pháp luật theo quy định của pháp luật. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) kết quả kiểm tra vào ngày 10 hàng tháng.

b) Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương (Ban chỉ đạo 389) tích cực đấu tranh, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép thuốc thú y qua biên giới; sản xuất, kinh doanh thuốc thú y giả, hàng nhái; đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan thú y trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

c) Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra.

Tổ chức đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thú y và tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, hiệu quả. Kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thú y của địa phương ở địa bàn cấp huyện, xã; Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện công tác kiểm tra, lấy mẫu, phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng thuốc thú y; Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thú y cơ sở cấp xã để hướng dẫn người dân công tác phòng chống dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y đúng quy định, phát hiện và tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý các trường hợp bán thuốc thú y, thuốc y tế sai quy định.

d) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất Iượng; quy trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh, phòng trị bệnh, sử dụng thuốc thú y, tác hại của việc dùng thuốc thú y, y tế sai quy định.

đ) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân chỉ được phổ biến, hướng dẫn quy trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng trị bệnh theo đúng quy định; chỉ sử dụng thuốc thú y đã được phép lưu hành và thời gian ngừng sử dụng thuốc theo quy định.

2. Cục Thú y:

a) Tổ chức kiểm tra các cơ sở nhập khẩu, phân phối nguyên liệu kháng sinh để phát hiện nguồn cung cấp nguyên liệu kháng sinh cho cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, báo cáo Bộ trước tháng 3 năm 2015; xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thuộc thẩm quyền; Chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các nội dung kiểm tra, thanh tra; chủ động tổ chức các đợt kiểm tra chuyên ngành, liên ngành ở một số địa phương trọng điểm để xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh, cố ý sử dụng nguyên liệu kháng sinh, thuốc thú y bị cấm sử dụng, kém chất lượng, làm giả; Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan về chất lượng thuốc thú y; văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về chất lượng thuốc thú y, các văn bản hướng dẫn khác có liên quan, trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

b) Tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng quý về kết quả thực hiện Chỉ thị này.

3. Tổng cục Thủy sản:

Khẩn trương xây dựng các quy trình nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm; Chủ động lập kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc hướng dẫn quy trình nuôi trồng thủy sản của các công ty; các cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung thủy sản, chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; Kiểm soát việc sử dụng thức ăn thủy sản, chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

4. Cục Chăn nuôi:

Khẩn trương xây dựng các quy trình chăn nuôi an toàn thực phẩm; Chủ động lập kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc hướng dẫn quy trình chăn nuôi của các công ty; các cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung thủy sản; Kiểm soát việc sử dụng thức ăn chăn nuôi.

5. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y.

Không bán nguyên liệu kháng sinh cho các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Đảm bảo chất lượng sản phẩm và ghi nhãn mác đúng quy định; Chủ động công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng sản phẩm, công bố hợp quy, hợp chuẩn theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- PTTCP Hoàng Trung Hải (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, Công Thương, Công an, Tài chính;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Các đơn vị thuộc Bộ: TCTS, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Cục QLCLNLTS, Thanh tra Bộ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng TS, Chi cục Thủy sản các tỉnh, thành phố;
- Các Hiệp hội: VASEP, cá tra VN, Chăn nuôi, Thuốc thú y, Thức ăn chăn nuôi;
- Các doanh nghiệp SXKD thuốc thú y;
- Lưu: VT, TY.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 1865/CT-BNN-TY ngày 04/03/2015 tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.500

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.73.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!