UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/CT-UBND
|
Sơn
La, ngày 14 tháng 01 năm 2015
|
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BUÔN
BÁN, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Trong thời
gian gần đây, hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ngày càng diễn biến phức
tạp do nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng gia tăng. Để tăng cường quản lý thuốc
bảo vệ thực vật theo đúng quy định, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả
tình trạng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, kinh doanh buôn bán thuốc giả,
thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng và các cơ sở không đủ điều
kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vv… Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo
kiểm tra các nội dung sau:
+ Điều kiện
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật gồm: Chứng chỉ hành nghề, Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh; công tác đảm bảo
an toàn về môi trường.
+ Việc chấp
hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh: tiêu chuẩn thuốc, nhãn
mác, loại thuốc, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, chất lượng thuốc, danh
mục thuốc vv…
+ Xử lý
nghiêm đối với các trường hợp: Ghi thêm đối tượng cây trồng, đối tượng
sinh vật hại phòng trừ so với đăng ký, khuyến cáo; hướng dẫn sử dụng thuốc không
đúng với nội dung đăng ký, truy xuất nguồn gốc thuốc có nhãn ghi sai, kém chất
lượng, không đủ tiêu chuẩn, quá hạn sử dụng, đóng gói không đủ, không có hóa
đơn chứng từ. Đình chỉ lưu thông và thu hồi, trả về nơi xuất xứ; buộc tiêu hủy
đối với các loại thuốc kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn, quá hạn sử dụng,
không có hóa đơn, không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng,
cấm sử dụng ở Việt Nam. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì chuyển
hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để truy tố theo quy định của pháp
luật.
+ Thu hồi
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đối
với các tổ chức, các hộ gia đình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật vi phạm,
tái phạm.
+ Kiểm tra về
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại cây trồng và bảo quản
nông sản: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng để phòng trừ dịch hại, quy
trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời điểm xử lý thuốc bảo vệ thực vật. Xử
lý nghiêm đối với các hộ cố tình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt nam, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
không đảm bảo thời gian cách ly, thuốc ngoài danh mục, thuốc bảo vệ thực vật cấm
sử dụng ở Việt Nam.
+ Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật và giải pháp kỹ thuật
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, các biện pháp ngăn ngừa giảm
thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người, vật nuôi và môi trường
sinh thái.
- Chỉ đạo
các cơ quan chuyện môn liên quan:
+ Tập trung tuyên truyền các văn bản luật về quản lý
thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên tạp chí khuyến
nông, trên các bản tin khuyến nông. Tăng cường cán bộ xuống
cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật theo
nguyên tắc 4 Đúng (Đúng Thuốc, Đúng liều lượng, nồng độ, Đúng lúc, Đúng
cách).
+ Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực
vật tổ chức đánh giá phân loại các cửa hàng vật tư nông nghiệp theo quy định, đối
với cửa hàng 02 lần liên tiếp trong năm đạt loại C thì cương quyết cho dừng hoạt
động.
+ Lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật trên nông sản phẩm. Kiên quyết dừng thu hoạch và tiêu thụ nông
sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Xử lý nghiêm các
trường hợp Nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.
+ Tổ chức tuyên truyền tập huấn về
sản xuất nông sản an toàn, hiệu quả, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất rau an toàn. Thu hồi giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn đối với các cơ sở sản xuất
rau, quả, chè an toàn vi phạm. Xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật không được phép sử dụng trên rau, quả, chè theo quy định tại Thông tư số
21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng cấm sử dụng ở Việt Nam.
2. Sở Công
thương
- Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm
tra kiểm soát việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các tổ chức,
các hộ gia đình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc không rõ nguồn
gốc xuất xứ, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán
thuốc bảo vệ thực vật thực hiện đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức quy định của
pháp luật.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động
lưu thông buôn bán nông sản hàng hóa theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử
lý các tổ chức, cá nhân đưa nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng
cho phép, nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt nam vào
lưu thông trên thị trường.
3. Sở Tài
chính và Cục thuế
- Quản lý chặt chẽ việc kê khai
giá, niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo Chi cục thuế các huyện,
thành phố kiểm soát chặt chẽ việc ghi hóa đơn, chứng từ xuất nhập hàng hóa là
thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm minh các trường hợp bán thuốc bảo vệ thực vật
không ghi hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật.
4. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương thường xuyên kiểm tra an toàn thực
phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc
gia cầm, trong thức ăn của người tại các nhà hàng, khách sạn, kiểm tra an toàn
thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu và sản phẩm của các
cơ sở chế biến thực phẩm, xử lý các nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm vi phạm.
5. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Tăng cường kiểm tra điều kiện đảm
bảo an toàn môi trường của các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Xử
lý nghiêm các trường hợp buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm
môi trường, thải bỏ chất thải là thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường, gây ô nhiễm
môi trường theo quy định của pháp luật. Kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với
các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn các địa phương thu gom
và xử lý bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Chủ trì, phối hợp với
các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính lập dự toán kinh phí tiêu hủy
thuốc bảo vệ thực vật; thu gom và tiêu hủy bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng đảm bảo theo quy định.
- Tổ chức tiêu hủy thuốc bảo
vệ thực vật, bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy
định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn,
đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực
vật trên địa bàn. Xử lý nghiêm minh đối với các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực
vật vi phạm các quy định của pháp luật. Các tổ chức, các bộ gia đình không đủ
điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhưng nằm trong danh sách có hoạt động
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện kiểm tra nhiều lần và xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật. Giao cho UBND xã thường xuyên kiểm tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, các hộ gia đình vi phạm
pháp luật trong hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật nếu tái phạm.
- Chỉ
đạo UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã)
+ Giao
cho trưởng bản, tổ dân phố kiểm tra, rà soát, tổng hợp danh sách các
hộ gia đình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, các cơ sở buôn bán nông sản
hàng hóa có sử dụng thuốc xông hơi khử trùng nông sản trên địa bàn, báo cáo
UBND xã, xã tổng hợp báo cáo UBND huyện, huyện tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh (thông qua Chi cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp chung)
+ Thường xuyên kiểm tra các tổ
chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có quy mô nhỏ lẻ; buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác, buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật theo mùa vụ, không có chứng chỉ hành nghề, không
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có cửa hàng hoặc có cửa
hàng nhưng không có biển hiệu “Cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật”.
Nếu vi phạm nhiều lần thì thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
ngành nghề đã được cấp.
+ Tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá
nhân thực hiện các quy định của pháp luật trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, thời gian cách ly …Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong
danh mục thuốc thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản, gây ô nhiễm môi trường. xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Đình chỉ
kinh doanh đối với các tổ chức, các hộ gia đình tái phạm việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng
ở Việt Nam để khử trùng nông sản.
- Tổ chức cho các doanh nghiệp,
các hộ gia đình ký cam kết với UBND xã: “Cam kết sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
theo nguyên tắc 4 đúng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục thuốc
bảo vệ thực vật ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam”. UBND các xã ký giao ước với UBND huyện thực hiện đúng nội dung đã ký cam
kết với các doanh nghiệp, các hộ gia đình.
- Thành lập đoàn kiểm tra liên
ngành kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại tất cả các
chợ, đặc biệt là các chợ phiên, chợ trên sông. Tịch thu toàn bộ thuốc bảo
vệ thực vật của tất cả các tổ chức cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
trong chợ và khu vực xung quanh chợ, xử phạt nghiêm minh đối với các tổ
chức cá nhân bán thuốc bảo vệ thực vật trong chợ và khu vực xung quanh
chợ.
- Tổ chức cưỡng chế đối với
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
vi phạm pháp luật nhưng không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên môi trường, Tài chính; Cục thuế
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT(b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh (b/c);
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cục Bảo vệ thực vật;
- Lưu: VT, Mạnh KTN, 128 bản
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Mai Kiên
|