VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/VBHN-VPQH
|
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013
|
LUẬT
DẦU KHÍ
Luật dầu
khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9
năm 1993, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật
số 19/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000;
2. Luật
số 10/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Để
bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí nhằm phát triển
kinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác với nước ngoài;
Căn
cứ vào các điều 17, 29 và 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992;
Luật
này quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi
lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam1.
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1
Toàn bộ tài nguyên dầu khí trong lòng đất thuộc đất liền, hải
đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước Việt Nam thống
nhất quản lý.
Điều 2
Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt
Nam và nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ để tiến hành các hoạt động dầu khí trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt
Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Nhà
nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền lợi
hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành các hoạt
động dầu khí ở Việt Nam.
Điều 2a2
Hoạt động dầu khí phải tuân thủ các quy định của Luật dầu
khí và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Trong
trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật dầu khí và quy định khác của
pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động dầu khí
thì áp dụng theo quy định của Luật dầu khí.
Trong
trường hợp Luật dầu khí và các quy định khác của pháp luật Việt Nam chưa quy định
về vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động dầu khí thì các bên ký kết hợp đồng dầu
khí có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế trong hoạt động
dầu khí hoặc luật của nước ngoài về dầu khí, nếu pháp luật quốc tế, tập quán quốc
tế hoặc luật của nước ngoài đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam.
Điều 3
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3 Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và
hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả
khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không
bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được
dầu.
2.
Dầu thô là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt,
ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp
ngưng tụ hoặc chiết xuất.
3.
Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan,
bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất
hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.
4.
Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác
dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
5.
Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam4 với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu
khí.
6.
Dịch vụ dầu khí là các hoạt động liên quan đến tìm kiếm thăm dò, phát triển
mỏ và khai thác dầu khí do Nhà thầu phụ tiến hành.
7.
Lô là một diện tích, giới hạn bởi các tọa độ địa lý, được phân định để tìm
kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
8.
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài, được phép tiến hành
hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí.
9.
Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài ký kết hợp đồng với
Nhà thầu hoặc Xí nghiệp liên doanh dầu khí để thực hiện các dịch vụ dầu khí.
10.
Xí nghiệp liên doanh dầu khí là Xí nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ
sở hợp đồng dầu khí hoặc trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với
Chính phủ nước ngoài.
11.5 Người điều hành là tổ chức, cá nhân đại diện
cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí, điều hành các hoạt động trong phạm vi được
ủy quyền.
12.6 Dự án khuyến khích đầu tư dầu khí là dự án
tiến hành các hoạt động dầu khí tại vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện
địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp và các khu vực khác theo danh mục
các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí
than.
13.7 Khí than là hydrocarbon, thành phần chính
là methane ở thể khí hoặc lỏng, được chứa trong các vỉa than hoặc trong các vỉa
chứa lân cận.
14.8 Công trình cố định là công trình được xây dựng,
lắp đặt cố định và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.
15.9 Thiết bị là tổ hợp các linh kiện cơ khí, điện,
điện tử và các linh kiện cấu thành khác được lắp đặt, sử dụng để phục vụ hoạt động
dầu khí.
Chương 2.
HOẠT ĐỘNG DẦU
KHÍ
Điều 4
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải sử dụng kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo
vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn cho người và tài sản.
Điều 5
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải có đề án
bảo vệ môi trường, thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, loại trừ
ngay các nguyên nhân gây ra ô nhiễm và có trách nhiệm khắc phục hậu quả do sự cố
ô nhiễm môi trường gây ra.
Điều 6
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập
vùng an toàn cho các công trình phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của
Chính phủ Việt Nam.
Điều 7
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải mua bảo
hiểm đối với các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động dầu khí, bảo hiểm
môi trường và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với
thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.
Điều 810
Diện tích tìm kiếm, thăm dò đối với một hợp đồng dầu khí được
xác định trên cơ sở các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 9
Không được tiến hành hoạt động dầu khí tại khu vực mà Nhà
nước Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia hoặc lợi ích công cộng.
Trong
trường hợp hoạt động dầu khí đã được phép tiến hành mà bị cấm hoặc tạm thời cấm,
Chính phủ Việt Nam giải quyết thỏa đáng những thiệt hại cho tổ chức, cá nhân do
việc cấm hoặc tạm thời cấm gây ra.
Điều 10
Chính phủ Việt Nam cho phép tổ chức, cá nhân tiến hành các
hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản, tài
nguyên thiên nhiên khác ngoài dầu khí trong diện tích hợp đồng dầu khí theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động này không được gây cản trở và làm
thiệt hại cho các hoạt động dầu khí.
Điều 11
Toàn bộ mẫu vật, số liệu, thông tin thu được trong quá
trình tiến hành các hoạt động dầu khí thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam. Việc
quản lý và sử dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin này phải tuân thủ các quy định
của pháp luật Việt Nam.
Điều 12
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được phép lắp
đặt, vận hành, bảo dưỡng các công trình cố định và thiết bị phục vụ các hoạt động
dầu khí; được xây dựng, sử dụng đường giao thông, đường ống, kho chứa phục vụ vận
chuyển và tàng trữ dầu khí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các
công trình cố định, thiết bị trên đây thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam kể từ
thời điểm do các bên ký kết hợp đồng dầu khí thỏa thuận.
Điều 1311
Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết
thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức,
cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết
bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi
trường theo quy định của pháp luật.
Điều 1412
Tập đoàn dầu khí Việt Nam - Công ty mẹ, tên giao dịch quốc
tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN (sau
đây gọi là Tập đoàn dầu khí Việt Nam) là công ty nhà nước được tiến hành các hoạt
động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động
dầu khí theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
HỢP ĐỒNG DẦU
KHÍ
Điều 1513
Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới các hình thức hợp đồng
chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh hoặc các hình thức khác.
Hợp đồng
dầu khí phải tuân thủ Hợp đồng mẫu do Chính phủ Việt Nam ban hành, trong đó có
những nội dung chính sau đây:
1. Tư
cách pháp lý của tổ chức, cá nhân tham gia ký kết hợp đồng.
2. Đối
tượng của hợp đồng.
3. Giới
hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng.
4. Thời
hạn hợp đồng.
5. Điều
kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng.
6.
Cam kết về tiến độ công việc và đầu tư tài chính.
7.
Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng.
8. Việc
thu hồi vốn đầu tư, xác định lợi nhuận và phân chia lợi nhuận; quyền của nước
chủ nhà đối với tài sản cố định sau khi hoàn vốn và sau khi chấm dứt hợp đồng.
9. Điều
kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng; quyền của Tập
đoàn dầu khí Việt Nam14 được tham gia vốn đầu
tư.
10.
Cam kết đào tạo và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam.
11.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động
dầu khí.
12.
Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng. Ngoài
những quy định trong Hợp đồng mẫu, các bên ký kết hợp đồng được thỏa thuận các điều
khoản khác nhưng không được trái với quy định của Luật này và các quy định khác
có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Các
bên ký kết hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận cử một bên tham gia hợp đồng dầu
khí làm Người điều hành hoặc thuê Người điều hành hoặc thành lập Công ty điều
hành chung theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Trong
trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, các bên ký kết hợp đồng dầu khí
có thể thỏa thuận không áp dụng Hợp đồng mẫu nhưng hợp đồng ký kết vẫn phải bao
gồm các nội dung chính theo quy định tại Điều này.
Điều 1615
Tổ chức, cá nhân muốn ký kết hợp đồng dầu khí phải thông
qua đấu thầu theo quy định riêng về đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu khí do Chính phủ Việt Nam ban hành.
Trong
trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ có thể chỉ định thầu để chọn đối tác
ký kết hợp đồng dầu khí.
Điều 1716
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm, trong
đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm.
Đối với
các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí
thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm, trong đó giai đoạn
tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm.
2. Thời
hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm; thời hạn
của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai
năm.
Trong
trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò
hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3.
Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa
có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu được giữ lại
diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không
quá năm năm và trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm hai năm tiếp theo.
Trong
thời gian chờ đợi thị trường tiêu thụ và có các điều kiện về đường ống, phương
tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp
đồng dầu khí.
4.
Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, các bên
tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện
một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Thời hạn tạm dừng do nguyên
nhân bất khả kháng được kéo dài cho tới khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt. Thời
hạn tạm dừng trong trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định,
nhưng không quá ba năm.
5. Thời
hạn kéo dài thêm giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thời hạn giữ lại diện tích phát hiện
khí đã được tuyên bố phát hiện thương mại và thời hạn tạm dừng việc thực hiện một
số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc
trong trường hợp đặc biệt khác không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.
6. Hợp
đồng dầu khí có thể kết thúc trước thời hạn với điều kiện Nhà thầu phải hoàn
thành các nghĩa vụ đã cam kết và được các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận.
7.
Chính phủ quy định điều kiện tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của
hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt; điều kiện và thủ tục kéo dài thời hạn
tìm kiếm thăm dò hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí.
Điều 1817
Diện tích tìm kiếm thăm dò đối với một hợp đồng dầu khí
không quá hai lô.
Trong
trường hợp đặc biệt, Chính phủ Việt Nam có thể cho phép diện tích tìm kiếm thăm
dò đối với một hợp đồng dầu khí trên hai lô.
Điều 1918
Nhà thầu phải hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò theo quy
định của Chính phủ Việt Nam.
Diện
tích đang thực hiện thỏa thuận tạm dừng theo quy định tại Điều
17 của Luật này không phải hoàn trả trong thời hạn tạm dừng.
Điều 20
Nhà thầu và Tập đoàn dầu khí Việt Nam19 phải thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí tiến độ công việc
và cam kết đầu tư tài chính tối thiểu trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò.
Điều 21
Ngay sau khi phát hiện thấy dầu khí, Nhà thầu và Tập đoàn dầu
khí Việt Nam20
phải báo cáo và cung cấp mọi thông tin cần thiết về
việc phát hiện thấy dầu khí cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Nếu
xét thấy dầu khí đã phát hiện có giá trị thương mại, Nhà thầu phải tiến hành
ngay chương trình thẩm lượng, lập báo cáo trữ lượng, sơ đồ phát triển mỏ và
khai thác trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 22
Ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí ký kết với tổ chức, cá nhân
nước ngoài và các văn bản kèm theo hợp đồng phải là tiếng Việt và một thứ tiếng
nước ngoài thông dụng do Tập đoàn dầu khí Việt Nam21 và tổ chức, cá nhân nước ngoài thỏa thuận.
Bản bằng
tiếng Việt và bản bằng tiếng nước ngoài đều có giá trị như nhau.
Điều 2322
Hợp đồng dầu khí phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
có hiệu lực theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 2423
1. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí của
các bên tham gia hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a)
Bên nhận chuyển nhượng cam kết thực hiện các nội dung của hợp đồng dầu khí đã
được bên chuyển nhượng ký kết;
b) Bảo
đảm các điều kiện về chuyển nhượng vốn, dự án theo quy định của pháp luật về đầu
tư.
Việc
chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí phải được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và có hiệu lực theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đã được điều
chỉnh.
2. Tập
đoàn dầu khí Việt Nam được quyền ưu tiên mua lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng
dầu khí được chuyển nhượng.
3.
Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về
thuế, phí và lệ phí.
Điều 25
Tập đoàn dầu khí Việt Nam24 được quyền
tham gia vốn vào hợp đồng dầu khí. Tỷ lệ, thời gian tham gia vốn, việc hoàn lại
chi phí cho Nhà thầu và thỏa thuận về điều hành được quy định trong hợp đồng dầu
khí phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.
Điều 25a25
Các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận mức thu
hồi chi phí tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí tới bảy mươi
phần trăm sản lượng dầu khí khai thác được hàng năm đối với các dự án khuyến
khích đầu tư dầu khí và tới năm mươi phần trăm đối với các dự án khác cho tới
khi thu hồi xong.
Điều 2626
Nhà thầu được quyền ký kết hợp đồng về dịch vụ dầu khí,
nhưng phải ưu tiên ký kết hợp đồng đó với tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Việc
đấu thầu và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt
động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí được thực hiện theo
quy định riêng do Chính phủ ban hành.
Việt
Nam tự đảm nhiệm dịch vụ bay hoặc ký kết hợp đồng liên doanh với nước ngoài để
thực hiện các dịch vụ bay phục vụ hoạt động dầu khí.
Điều 2727
Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dầu khí trước hết phải
được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải.
Trong
trường hợp thương lượng, hòa giải không đạt kết quả, nếu các bên tranh chấp là
tổ chức, cá nhân Việt Nam, thì vụ tranh chấp được giải quyết tại trọng tài hoặc
Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; nếu một trong các bên
tranh chấp là tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì vụ tranh chấp được giải quyết
theo phương thức được ghi trong hợp đồng dầu khí; nếu các bên thỏa thuận giải
quyết tranh chấp tại trọng tài quốc tế, trọng tài của nước thứ ba hoặc trọng
tài do các bên thỏa thuận lựa chọn, thì vụ tranh chấp được tiến hành theo các
thủ tục tố tụng của các trọng tài này.
Chương 4.
QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU
Điều 2828
1. Nhà thầu có các quyền sau đây:
a) Được
hưởng những ưu đãi và những bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Được
sử dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin thu được để tiến hành các hoạt động dầu
khí;
c) Được
tuyển dụng người lao động để thực hiện các công việc của hợp đồng dầu khí trên
cơ sở ưu tiên tuyển dụng người lao động Việt Nam;
d) Được
thuê Nhà thầu phụ theo quy định của Luật này và phù hợp với thông lệ trong công
nghiệp dầu khí quốc tế;
đ)29 Được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo
quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
e) Được
quyền sở hữu phần dầu khí của mình sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với
Nhà nước Việt Nam;
g)30 Được xuất khẩu phần dầu khí của mình theo thỏa
thuận trong hợp đồng dầu khí mà không cần xin giấy phép xuất khẩu, trừ trường hợp
quy định tại khoản 9 Điều 30 của Luật này;
h) Được
thu hồi vốn đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí.
2.
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mở tài khoản tại Việt Nam và nước
ngoài; được chuyển thu nhập từ việc bán dầu khí thuộc phần thu hồi chi phí, lợi
nhuận và các thu nhập hợp pháp khác thu được trong quá trình hoạt động dầu khí
ra nước ngoài.
3.
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại ngân hàng
thương mại để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép
khác theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; được bảo đảm cân đối
ngoại tệ đối với các dự án quan trọng.
Điều 2931
Nhà thầu phụ được hưởng các quyền quy định tại các điểm a,
c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Nhà
thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển phần thu hồi chi phí và lợi
nhuận thu được trong quá trình hoạt động dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.
Điều 3032
Nhà thầu có các nghĩa vụ sau đây:
1.
Tuân thủ pháp luật Việt Nam.
2. Thực
hiện các cam kết ghi trong hợp đồng dầu khí.
3. Nộp
các loại thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4.
Chuyển giao công nghệ; đào tạo, sử dụng cán bộ, công nhân Việt Nam và bảo đảm
quyền lợi của người lao động.
5. Thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong hoạt động dầu
khí.
6.
Báo cáo hoạt động dầu khí với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và Tập
đoàn dầu khí Việt Nam33.
7.
Cung cấp các tài liệu cần thiết cho đoàn thanh tra.
8.
Thu dọn các công trình, thiết bị, phương tiện sau khi kết thúc hoạt động dầu
khí theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9.34 Bán tại thị trường Việt Nam khi Chính phủ yêu cầu:
a) Khí
thiên nhiên thuộc sở hữu của mình trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển,
khai thác khí.
b) Phần
dầu thô thuộc sở hữu của mình theo giá cạnh tranh quốc tế.
Điều 31
Nhà thầu phụ có các nghĩa vụ quy định tại các điểm 1, 2, 3,
4, 5 và 7 Điều 30 của Luật này.
Chương 5.
THUẾ VÀ LỆ
PHÍ
Điều 3235
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí, người nước
ngoài, người Việt Nam làm việc cho Nhà thầu dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu
khí và Nhà thầu phụ phải nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2.
Thu nhập từ hoạt động dầu khí sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được ngân
sách nhà nước giao lại một phần hợp lý cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam để đầu tư
phát triển các dự án dầu khí theo quy định của pháp luật.
Điều 3336 (được bãi bỏ)
Điều 3437(được bãi bỏ)
Điều 3538 (được bãi bỏ)
Điều 3639 (được bãi bỏ)
Điều 3740 (được bãi bỏ)
Theo
thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí, thuế tài nguyên và các khoản thuế mà Nhà thầu
hoặc Xí nghiệp liên doanh dầu khí phải nộp có thể được tính gộp vào phần chia sản
phẩm của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, với điều kiện Tổng công ty dầu khí Việt
Nam cam kết nộp thuế tài nguyên và các khoản thuế đó thay cho Nhà thầu hoặc Xí
nghiệp liên doanh dầu khí.
Chương 6.
QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Điều 3841
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí.
2. Bộ
Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động dầu khí theo quy định sau đây:
a)
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dầu
khí;
b) Chủ
trì trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí, dự án đầu tư dầu khí
theo quy định của pháp luật về đầu tư, báo cáo trữ lượng, kế hoạch tổng thể phát
triển mỏ và kế hoạch phát triển mỏ, kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu
khí, phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với
nước ngoài, kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí,
thời hạn tạm dừng hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng, trường hợp đặc
biệt;
c) Tổ
chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các lô, phân định
và điều chỉnh giới hạn các lô;
d) Tổng
hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai
thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu;
đ)
Phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác sớm tại các khu vực diện tích hợp đồng;
phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố
định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc
phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật;
e)
Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; thu hồi mỏ nếu nhà thầu không tiến
hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời hạn quy định trong kế hoạch
phát triển mỏ đã được phê duyệt;
g) Quản
lý việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dầu khí;
xây dựng chế độ, chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân lực cho hoạt động dầu khí;
h) Thực
hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí;
i)
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về dầu khí;
k) Kiểm
tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động dầu
khí;
l) Thực
hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí theo quy định
của pháp luật.
3. Bộ,
cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.
4. Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại
địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 3942 (được bãi bỏ)
Chương 7.
THANH TRA
CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Điều 40
Thanh tra các hoạt động dầu khí là thanh tra chuyên ngành
nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của Luật này, các quy chế, quy trình,
quy phạm kỹ thuật, bảo vệ tài nguyên dầu khí, bảo vệ môi trường, an toàn kỹ thuật
và việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam của tổ chức, cá nhân
tiến hành các hoạt động dầu khí.
Điều 41
Cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí tổ chức thực hiện chức
năng thanh tra các hoạt động dầu khí.
Khi
tiến hành thanh tra các hoạt động dầu khí, đoàn thanh tra có quyền:
1.
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời về những
vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Tiến
hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường.
3. Tạm
đình chỉ hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động
dầu khí có nguy cơ gây tai nạn hoặc tổn thất nghiêm trọng đối với người hoặc
tài sản, tài nguyên dầu khí và ô nhiễm môi trường.
4. Xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các
vi phạm.
Điều 42
Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải tạo điều
kiện thuận lợi cho đoàn thanh tra thi hành nhiệm vụ và phải chấp hành nghiêm chỉnh
mọi quyết định của đoàn thanh tra.
Tổ chức,
cá nhân được quyền khiếu nại quyết định của đoàn thanh tra theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
Chương 8.
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 43
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này thì tùy
theo mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu phương tiện hoặc bị áp
dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính khác.
Cá
nhân vi phạm có hành vi cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 44
Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí gây thiệt
hại đối với tài nguyên dầu khí, tài nguyên thiên nhiên khác, môi trường hoặc
tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân, thì phải bồi thường thiệt hại theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 45
Tổ chức, cá nhân cản trở bất hợp pháp các hoạt động dầu khí
bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 46
Tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại các quyết định xử lý
vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương 9.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH43
Điều 47
Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam cũng
được áp dụng:
1.
Trên các công trình, phương tiện, thiết bị phục vụ cho các hoạt động dầu khí
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
2.
Trên các công trình, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân Việt Nam phục vụ
cho các hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp tác với nước ngoài tại các vùng không
thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 48
Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyền lợi về kinh tế của các
bên đã ký kết các Hiệp định, hợp đồng dầu khí và đã được Chính phủ Việt Nam chuẩn
y trước ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 4944
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này,
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 50
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính
phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành Luật này.
Điều 51
Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 1993./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
CHỦ NHIỆM
Nguyễn Hạnh Phúc
|
1
Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật dầu khí có căn cứ ban .hành như sau:
“Căn
cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật
này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06 tháng 7 năm 1993.”
Luật
số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí có căn cứ ban
hành như sau:
“Căn
cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung
theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí số 19/2000/QH10.”
2 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của
Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
3 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều
1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
4 Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số
10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của
Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
6
Khoản này được bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại
khoản 2 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu
khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“12.
Dự án khuyến khích đầu tư dầu khí là dự án tiến hành các hoạt động dầu khí tại
vùng nước sâu, xa bờ và khu vực có điều kiện địa lý, địa chất đặc biệt khó khăn
theo danh mục các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Khoản này được sửa đổi, bổ
sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2009.
7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của
Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
8 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của
Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
9 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của
Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
10 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều
1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
11 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều
1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
12 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều
1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
13 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
14 Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số
10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
15 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
16
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“Điều
17
Thời
hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm (25 năm), trong đó giai đoạn
tìm kiếm thăm dò không quá năm năm (5 năm).
Đối
với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác
khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm (30 năm),
trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm (7 năm).
Thời
hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm (5 năm)
và thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng
không quá hai năm (2 năm).
Nếu
phát hiện khí có khả năng thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa
có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu được giữ lại
diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không
quá năm năm (5 năm) và trong trường hợp đặc biệt có thể được kéo dài thêm hai
năm (2 năm) tiếp theo. Trong thời gian chờ đợi thị trường tiêu thụ và có các điều
kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu phải tiến hành các
công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.
Trong
trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, các bên tham gia
hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số
quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Thời hạn tạm dừng do nguyên nhân bất
khả kháng được kéo dài cho tới khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt. Thời hạn tạm
dừng trong trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ Việt Nam quy định, nhưng không
quá ba năm (3 năm).
Thời
hạn kéo dài thêm giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thời hạn giữ lại diện tích phát hiện
khí có khả năng thương mại và thời hạn tạm dừng việc thực hiện một số quyền và
nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường
hợp đặc biệt khác không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.
Hợp
đồng dầu khí có thể kết thúc trước thời hạn với điều kiện Nhà thầu phải hoàn
thành các nghĩa vụ đã cam kết và được các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận.”
Điều này được sửa đổi, bổ
sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2009.
17 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
18 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
19 Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số
10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
20 Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số
10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
21 Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số
10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
22 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều
1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
23 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều
1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
24 Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số
10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
25 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của
Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
26 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều
1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
27 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
28 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
29
Điểm này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“đ)
Được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định tại Điều 34 của Luật này;”
Điểm này được sửa đổi, bổ
sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2009.
30
Điểm này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“g)
Được xuất khẩu phần dầu khí của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà
không cần xin giấy phép xuất khẩu;”
Điểm này được sửa đổi, bổ
sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2009.
31
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“Điều
29
Nhà
thầu phụ được hưởng các quyền quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 28 và Điều
34 của Luật này.
Nhà
thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển phần thu hồi chi phí và lợi
nhuận thu được trong quá trình hoạt động dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.”
Điều này được sửa đổi, bổ
sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2009.
32 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
33 Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số
10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
34
Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“9.
Bán tại thị trường Việt Nam một phần dầu thô thuộc quyền sở hữu của mình theo
giá cạnh tranh quốc tế khi Chính phủ Việt Nam yêu cầu và bán khí thiên nhiên
trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển, khai thác khí.”
Khoản này được sửa đổi, bổ
sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2009.
35
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“Điều
32
Tổ
chức, cá nhân khai thác dầu khí phải nộp thuế tài nguyên.
Thuế
tài nguyên được tính theo sản lượng khai thác thực tế trong thời kỳ nộp thuế
cho từng hợp đồng dầu khí.
Thuế
suất thuế tài nguyên đối với dầu thô được quy định từ bốn phần trăm (4%) đến
hai mươi lăm phần trăm (25%).
Thuế
suất thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên được quy định từ không phần trăm
(0%) đến mười phần trăm (10%).
Chính
phủ Việt Nam quy định thuế suất cụ thể trong phạm vi khung thuế suất theo quy định
tại Điều này tùy thuộc vào các điều kiện địa lý, kinh tế kỹ thuật của mỏ và mức
sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên.”
Điều này được sửa đổi, bổ
sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2009.
36
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“Điều
33
Tổ
chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp với thuế suất năm mươi phần trăm (50%).
Tổ
chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại các dự án
khuyến khích đầu tư dầu khí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất
ba mươi hai phần trăm (32%).
Tổ
chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thể được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa là hai năm (2 năm) và được giảm
năm mươi phần trăm (50%) thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa là
hai năm (2 năm) tiếp theo. Việc miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do
Chính phủ Việt Nam quy định.
Lợi
nhuận tái đầu tư không thuộc đối tượng hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Điều này được bãi bỏ theo
quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
37
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“Điều
34
Tổ
chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thiết
bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho
hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu.
Vật
tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được được miễn
thuế nhập khẩu.
Hàng
tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động dầu khí được miễn thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.
Phần
dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu.”
Điều này được bãi bỏ theo
quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
38
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy
định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 như sau:
“Điều
35
Ngoài
các khoản thuế đã quy định tại các điều 32, 33 và 34 của Luật này, tổ chức, cá
nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải nộp các khoản thuế khác, tiền thuê sử
dụng mặt đất, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp do
thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của tổ chức,
cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí thì Nhà nước có biện pháp giải quyết
thoả đáng đối với quyền lợi của các tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thiết
bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần
thiết nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ mà trong
nước chưa sản xuất được không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Tổ
chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dầu khí phải nộp thuế chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ”
Điều này được bãi bỏ theo
quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
39 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của
Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
40 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của
Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
41 Điều này được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 của Luật
số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
42 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của
Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
43
Điều 2 và Điều 3 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000
quy định như sau:
“Điều
2
Luật
này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều
3
Chính
phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí cho
phù hợp với Luật này.”
Điều
2 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 quy định như sau:
“Điều
2
Luật này có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.”
44 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều
1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.