Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BNNPTNT hợp nhất quyết định về quy chế quản lý rừng 2016

Số hiệu: 09/VBHN-BNNPTNT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 26/04/2016 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 9 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số Điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2011;

2. Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[1],

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý rừng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ (để đăng lên Trang thông tin điện tử);
- Lưu: VT, PC, TCLN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

QUY CHẾ

QUẢN LÝ RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi là cộng đồng dân cư thôn), hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Cải tạo rừng tự nhiên: là việc trồng lại rừng trên các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt có năng suất, chất lượng thấp để thay thế bằng rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phòng hộ bảo vệ môi trường cao hơn.

2. Cây phù trợ: là cây trồng với cây trồng chính trong một thời gian nhất định có tác dụng thúc đẩy cây trồng chính sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

3. Cây trồng xen: là cây trồng kết hợp với cây trồng chính, nhằm tận dụng đất đai, không gian dinh dưỡng để tăng thu nhập sản phẩm trên diện tích rừng mà không ảnh hưởng có hại đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng chính.

4. Cây phi mục đích: là cây không đáp ứng mục đích kinh doanh rừng đối với rừng sản xuất; là cây không đáp ứng mục đích phòng hộ bảo vệ môi trường đối với rừng phòng hộ.

5. Khai thác tận dụng gỗ: là việc chặt hạ những cây gỗ đứng, không thuộc đối tượng khai thác chính.

6. Tận thu gỗ: là việc thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây với mọi kích thước, chủng loại.

7. Rừng tự nhiên nghèo kiệt: là rừng tự nhiên có trữ lượng rất thấp, chất lượng kém; khả năng tăng trưởng và năng suất rừng thấp, nếu để rừng phục hồi tự nhiên sẽ không đáp ứng được yêu cầu về kinh tế, yêu cầu phòng hộ.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng

1. Các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất phải được tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất phải có chủ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

3. Việc quản lý rừng phải theo đúng mục đích sử dụng chính của từng loại rừng; đồng thời phải sử dụng hợp lý các giá trị tổng hợp từ rừng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

4. Việc xác định các mục tiêu và biện pháp quản lý phải phù hợp với đặc thù của các hệ sinh thái rừng để bảo đảm phát triển bền vững rừng và hệ sinh thái rừng.

5. Một chủ rừng có thể được giao, được thuê nhiều loại rừng nhưng phải thực hiện việc quản lý từng loại rừng theo đúng quy chế đối với loại rừng đó.

Điều 5. Tổ chức quản lý rừng

Việc tổ chức quản lý các khu rừng thực hiện theo quy định như sau:

1. Đối với những khu rừng đã giao, đã cho thuê thực hiện theo quy định tại các Điều 15, 16, 26, 27 và Điều 36 Quy chế này.

2. Đối với những khu rừng chưa giao, chưa cho thuê, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm tổ chức quản lý.

Điều 6. Phân cấp về mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm nghiệp

1. Rừng và đất không có rừng đã quy hoạch cho lâm nghiệp được phân ra 3 cấp về mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm nghiệp: rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Phân cấp mức độ phòng hộ xung yếu của rừng nhằm xác định loại rừng và đề xuất các biện pháp tác động đối với từng loại rừng.

2. Việc xác định 3 loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất được căn cứ vào tiêu chí đối với từng loại rừng và theo quy định về mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm nghiệp.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tiêu chí xác định mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm nghiệp.

Điều 7. Phân chia xác định ranh giới rừng

1. Rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp được phân chia thành các đơn vị quản lý: tiểu khu, khoảnh, lô theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 23/2006/NĐ-CP).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể việc phân chia, xác định ranh giới đơn vị quản lý để phục vụ cho việc tổ chức quản lý rừng.

Điều 8. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng

1. Chuyển mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng với nhau

a) Việc chuyển mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất) thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai và phải đảm bảo khu rừng đó đạt tiêu chí và chỉ số theo quy định tại các Điều 13, 25Điều 34 Quy chế này.

b)[2] Việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phải nộp 01 bộ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập hoặc 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập.

Hồ sơ gồm: đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng (theo Mẫu ban hành kèm theo Quyết định này); báo cáo về hiện trạng rừng; các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng xin chuyển đổi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả kết quả xử lý hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.

2. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP .

Điều 9. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, lập hồ sơ quản lý rừng

1. Việc lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14 và Điều 18 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP .

2. Việc lập hồ sơ quản lý rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng thực hiện theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và Điều 41 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP .

Điều 10. Cải tạo rừng tự nhiên

1. Đối tượng rừng được phép cải tạo gồm:

a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, Nhà nước đã giao hoặc cho thuê, không có cây mục đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng.

b) Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên nghèo kiệt, Nhà nước đã giao hoặc cho thuê, không có cây mục đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng yêu cầu về phòng hộ của rừng.

c) Rừng đặc dụng là rừng tự nhiên nghèo kiệt, được phép cải tạo trong những trường hợp sau:

- Rừng nghiên cứu khoa học, thực nghiệm không phù hợp hoặc không đáp ứng được mục đích nghiên cứu khoa học, thực nghiệm; khu bảo vệ cảnh quan không phù hợp hoặc không đáp ứng được mục đích bảo vệ cảnh quan.

- Rừng trong phân khu dịch vụ - hành chính của Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

2. Thẩm quyền cho phép cải tạo rừng tự nhiên

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép cải tạo rừng của chủ rừng là tổ chức thuộc Bộ quản lý.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép cải tạo rừng của chủ rừng là tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý và các khu rừng thuộc các Bộ, ngành khác quản lý có diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh.

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cho phép cải tạo rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

3. Việc cải tạo rừng tự nhiên phải được lập thành Dự án đối với các đối tượng thuộc điểm a và b khoản 2 Điều này và lập kế hoạch đối với các đối tượng thuộc điểm c khoản 2 Điều này, có thiết kế kỹ thuật chi tiết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Trình tự, thủ tục cải tạo rừng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tiêu chí rừng nghèo kiệt và các loại rừng nghèo kiệt được phép cải tạo; hướng dẫn biện pháp, trình tự, thủ tục cải tạo rừng.

Điều 11. Thanh lý rừng trồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

1. Rừng trồng được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nhưng không có khả năng thành rừng và rừng trồng không thành rừng do các nguyên nhân bất khả kháng hoặc nguyên nhân khác, có biên bản xác minh tại thời điểm xảy ra nguyên nhân đó thì được thanh lý để trồng lại rừng.

2. Việc thanh lý rừng trồng phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước.

3. Thẩm quyền cho phép thanh lý rừng trồng: cơ quan có thẩm quyền cho phép thanh lý rừng trồng là cơ quan có thẩm quyền đã quyết định đầu tư trồng rừng đó.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể tiêu chí về rừng trồng không thành rừng;

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể đối tượng rừng trồng được thanh lý và trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và kinh phí thu được do thanh lý rừng trồng.

Điều 12. Săn bắn, bẫy, bắt động vật rừng

1. Nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, bẫy, bắt các loài động vật hoang dã trong rừng đặc dụng là vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên; trường hợp cần săn, bắn, bẫy, bắt thì phải thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

2.[3] (được bãi bỏ)

Chương II

QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG

Mục 1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 13. Phân loại rừng đặc dụng

Căn cứ tính chất, mục đích quản lý, sử dụng, rừng đặc dụng được chia ra các loại như sau:

1. Vườn quốc gia

a) Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

b) Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

c) Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.

2. Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh

a) Khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được xác lập để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái chưa hoặc ít bị biến đổi; có các loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm hoặc đang nguy cấp.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước được xác lập để bảo tồn loài, bảo vệ môi trường sống nhằm duy trì nơi cư trú và sự tồn tại lâu dài của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoặc đang nguy cấp.

b) Khu bảo tồn thiên nhiên được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo vệ các hệ sinh thái và các loài sinh vật là các đối tượng cần phải bảo tồn; phục vụ nghiên cứu, giám sát môi trường, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường và du lịch sinh thái.

c) Khu bảo tồn thiên nhiên được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về: các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm, nguy cấp và sinh cảnh tự nhiên, môi trường sống cho các loài này; về diện tích tự nhiên của khu bảo tồn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của khu bảo tồn.

3. Khu bảo vệ cảnh quan

a) Khu bảo vệ cảnh quan là khu vực có rừng và sinh cảnh tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được hình thành do có sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên, làm cho khu rừng và sinh cảnh ngày càng có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hóa, lịch sử.

b) Khu bảo vệ cảnh quan được xác lập nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa thiên nhiên với con người nhằm phục vụ cho các hoạt động về tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, tham quan, học tập và du lịch sinh thái.

c) Khu bảo vệ cảnh quan được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về: lịch sử, văn hóa truyền thống, sinh cảnh; về diện tích tự nhiên của khu bảo vệ cảnh quan và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của khu cảnh quan.

4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

a) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là rừng và đất rừng được thành lập nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp.

b) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xác lập dựa trên yêu cầu của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo và dạy nghề về lâm nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thành lập tổ chức đó.

5. Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý các hợp phần bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và đất ngập nước trong các khu rừng đặc dụng.

Điều 14. Phân khu chức năng đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

1. Trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được chia thành các phân khu chức năng sau đây

a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

- Là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái.

- Đối với rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước, phạm vi và quy mô của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định theo mục tiêu, đối tượng, tiêu chí bảo tồn và điều kiện thủy văn.

b) Phân khu phục hồi sinh thái

Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết.

c) Phân khu dịch vụ - hành chính: là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.

2. Các phân khu chức năng trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được điều chỉnh về phạm vi ranh giới của từng phân khu dựa trên đặc điểm, thực trạng diễn biến của rừng và mục đích quản lý, sử dụng rừng; việc điều chỉnh ranh giới của các phân khu được thực hiện sau mỗi kỳ quy hoạch hoặc sau mỗi lần rà soát diện tích các loại rừng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 15. Phân cấp quản lý rừng đặc dụng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc quản lý các vườn quốc gia có vị trí đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên (đặc trưng tiêu biểu về tính đa dạng sinh học cao, đại diện cho các vùng, miền về sinh cảnh, về nguồn gen); các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn liên tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nằm trong phạm vi một tỉnh và các khu bảo vệ cảnh quan.

3. Tổ chức, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng đặc dụng mà cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập ban quản lý khu rừng, có trách nhiệm tổ chức việc quản lý khu rừng được giao.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho ban quản lý khu rừng theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Tổ chức bộ máy của Ban quản lý rừng đặc dụng

1. Những khu rừng đặc dụng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập thì tổ chức bộ máy của Ban quản lý khu rừng do cơ quan thành lập ban quản lý quyết định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng thống nhất trong toàn quốc.

2. Biên chế của Ban quản lý khu rừng

a) Biên chế ban đầu của Ban quản lý khu rừng đặc dụng có số lượng tối thiểu phù hợp với cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong quá trình hoạt động, tùy theo yêu cầu về công tác quản lý và căn cứ vào quy định của Nhà nước, Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tự điều chỉnh về biên chế theo thẩm quyền hoặc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

b) Lực lượng chuyên trách về bảo vệ rừng của Ban quản lý khu rừng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18 Quy chế này.

3. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có năng lực và điều kiện phát triển hoạt động du lịch sinh thái, được thành lập một bộ phận trực thuộc để thực hiện nhiệm vụ này, theo hình thức bước đầu là đơn vị sự nghiệp có thu, được vay vốn để đầu tư phát triển du lịch theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp quản lý khu rừng đặc dụng quyết định việc thành lập bộ phận này theo các quy định của Nhà nước.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chuẩn giám đốc, phó giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng cho phù hợp với từng loại hình rừng đặc dụng để làm căn cứ bổ nhiệm, đào tạo, quy hoạch cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng đặc dụng.

Mục 2. BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 17. Đầu tư và kinh phí đảm bảo duy trì bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng

Việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và theo quy định dưới đây:

1. Việc xác định các mục tiêu và nội dung đầu tư phải phù hợp với các đặc thù của từng loại hình rừng đặc dụng quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định này.

Đối với các khu rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước là hệ sinh thái đặc thù, việc xác định các mục tiêu và nội dung đầu tư đối với vùng đất ngập nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 09 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

2. Các nội dung đầu tư chính cho rừng đặc dụng bao gồm:

a) Chi thường xuyên là các khoản chi cho lương, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy quản lý, bảo vệ rừng; chi cho việc theo dõi, giám sát hệ sinh thái và đa dạng sinh học; nghiên cứu và thực nghiệm khoa học; đào tạo nguồn nhân lực; tuyên truyền giáo dục cộng đồng về bảo vệ rừng đặc dụng, bảo tồn thiên nhiên.

b) Chi đầu tư là các khoản chi để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng vốn rừng và làm giầu rừng, cải tạo rừng, trang thiết bị cho nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và quản lý.

3. Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục quy định tại khoản 2 Điều này

a) Ngân sách trung ương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh thực hiện đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng do địa phương quản lý.

b) Ngân sách địa phương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

4. Nhà nước hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và khu bảo vệ cảnh quan mà cấp Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập ban quản lý (các khu rừng này được thành lập theo mô hình các trung tâm).

5. Các chủ rừng và Ban quản lý khu rừng đặc dụng được sử dụng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ và tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các dự án để đầu tư bảo vệ và phát triển khu rừng Nhà nước giao sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6. Các hạng mục đầu tư cho rừng đặc dụng thuộc nhiều nguồn vốn khác nhau, cấp quản lý rừng đặc dụng phải lồng ghép nhiều nguồn vốn và căn cứ vào quy định của nhà nước về quản lý các nguồn vốn để hướng dẫn Ban quản lý rừng đặc dụng lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nhà nước.

Ban quản lý rừng đặc dụng lập báo cáo quy hoạch đầu tư cho giai đoạn 10 năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, đồng thời căn cứ vào báo cáo quy hoạch đầu tư được phê duyệt, Ban quản lý rừng đặc dụng tiến hành lập các dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo các quy định.

7. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

Điều 18. Bảo vệ rừng đặc dụng

Việc bảo vệ rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP và theo các quy định sau:

1. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

a) Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng, loại trừ những hoạt động được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Quy chế này.

b) Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn.

c) Thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có trong khu rừng đặc dụng. Trong trường hợp đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

d) Khai thác tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác.

đ) Gây ô nhiễm môi trường.

e) Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và ven rừng.

g) Chăn thả gia súc, gia cầm.

2. Trong phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nghiêm cấm các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bảo vệ động vật rừng trong khu rừng đặc dụng

a) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ; việc săn, bắn, bẫy bắt động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.

b) Bảo vệ môi trường sống và nguồn thức ăn của động vật rừng, trường hợp cần thiết có thể tạo thêm nguồn thức ăn, nước uống cho chúng.

c) Việc thả động vật rừng vào khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định như sau:

Chỉ được thả những loài cần thiết bổ sung cho nhu cầu bảo tồn; động vật được thả vào rừng phải là loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh tật; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và đảm bảo cân bằng sinh thái của khu rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thả động vật hoang dã vào rừng.

d) Đối với rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước hoặc có hợp phần đất ngập nước, Ban quản lý khu rừng đặc dụng phải thiết lập quy chế quản lý, theo dõi chế độ ngập nước cho phù hợp với đặc điểm sinh thái của tài nguyên động thực vật, có phương án phòng cháy, chữa cháy riêng cho rừng tràm, trên đất ngập nước phèn và đất than bùn, có dự án đầu tư quản lý các thực vật ngoại lai gây hại, xâm nhập vào rừng đặc dụng bằng lan truyền theo nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Thủy sản hướng dẫn việc quản lý tài nguyên thủy sản trong rừng đặc dụng.

4. Tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng

a) Chủ rừng được tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng như sau:

- Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được bố trí bình quân 500 ha/người.

- Ban quản lý được sử dụng quỹ lương của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng hoặc tiền công bảo vệ rừng mà Nhà nước quy định trong các dự án được duyệt để khoán việc bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn ở địa phương.

- Thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng.

Chủ rừng quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cho các lực lượng bảo vệ rừng nêu trên theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.

b) Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng được quy định như sau:

- Vườn quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên; khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích từ 15.000 ha trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lực lượng kiểm lâm bảo vệ vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc Bộ quản lý.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng kiểm lâm bảo vệ vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc tỉnh quản lý.

Điều 19. Trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng đặc dụng

1. Đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

a) Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ duy trì diễn thế tự nhiên của rừng, không được trồng rừng hoặc thực hiện các tác động kỹ thuật lâm sinh khác.

b) Trong phân khu phục hồi sinh thái phải tôn trọng diễn thế tự nhiên; việc phục hồi hệ sinh thái rừng thực hiện chủ yếu bằng biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng; trường hợp cần phải trồng rừng thì ưu tiên trồng cây bản địa của khu rừng đó.

c) Trong phân khu dịch vụ - hành chính được trồng rừng, cải tạo rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng.

2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được trồng rừng, cải tạo rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh khác để nâng cao giá trị thẩm mỹ và phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Điều 20. Sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng

1. Đối tượng rừng đặc dụng được phép tác động, điều chỉnh

a) Đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên:

- Trong phân khu phục hồi sinh thái được sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để điều chỉnh mật độ, cấu trúc, nâng cao chất lượng và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và hệ sinh thái.

- Đối với các khu rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước được sử dụng hợp lý các tài nguyên đất ngập nước trừ các loài đặc hữu, quý hiếm quy định trong Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ và không tác động xấu đến các chức năng và giá trị của đất ngập nước.

- Trong phân khu dịch vụ - hành chính được tận thu, tận dụng những cây gỗ đã chết, gẫy đổ và những cây trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo quy hoạch; được khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ.

- Trường hợp cần khai thác các nguồn gen phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này.

b) Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan được tác động, điều chỉnh, chặt cây tạo mật độ hợp lý để nuôi dưỡng rừng và tác động các biện pháp kỹ thuật khác để nâng cao giá trị thẩm mỹ của khu rừng.

c) Đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được phép khai thác lâm sản theo yêu cầu của việc nghiên cứu đào tạo của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp.

2. Thẩm quyền cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thiết kế và cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng, đối với khu rừng đặc dụng mà chủ rừng thuộc cấp Bộ quản lý.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế và cấp phép hoặc ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thiết kế và cấp phép sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng, đối với rừng đặc dụng mà chủ rừng thuộc cấp tỉnh quản lý hoặc thuộc các Bộ, ngành khác (trừ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kỹ thuật và trình tự, thủ tục lập hồ sơ sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng.

Điều 21. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Điều 54 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP .

2. Việc sưu tầm mẫu vật, nguồn gen sinh vật rừng trong khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định sau đây:

a) Phải làm rõ loài, số lượng mẫu vật, gen sưu tầm và thời gian sưu tầm.

b) Việc sưu tầm mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo sự hướng dẫn, quản lý và giám sát của chủ rừng.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gen sinh vật rừng trong khu rừng đặc dụng.

Điều 22. Hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng

1. Hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng.

Việc tổ chức du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng phải được lập thành Dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng phải đáp ứng các yêu cầu:

a) Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và tác dụng phòng hộ của khu rừng.

b) Việc xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch phải theo quy hoạch khu rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được lập các tuyến đường mòn, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp phục vụ du lịch sinh thái. Các tuyến đường mòn phục vụ cho du lịch phải bảo đảm an toàn cho du khách và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của chủ rừng.

- Trong phân khu phục hồi sinh thái được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch.

- Trong phân khu dịch vụ - hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ cho việc quản lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động dịch vụ - du lịch.

- Trình tự, thủ tục xây dựng các công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng; quy định việc đánh giá kinh tế, tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng đặc dụng và phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc quản lý hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng.

c) Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng đặc dụng tham gia các dịch vụ du lịch.

Điều 23. Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng

1. Việc ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Diện tích rừng sản xuất nằm xen kẽ trong rừng đặc dụng được bảo vệ, phát triển và sử dụng theo quy định tại Chương IV Quy chế này.

3. Diện tích đất ở, ruộng, vườn và nương rẫy cố định của dân cư sống trong rừng đặc dụng không tính vào diện tích rừng đặc dụng nhưng phải được thể hiện trên bản đồ, cắm mốc ranh giới rõ ràng trên thực địa và quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 24. Vùng đệm của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

1. Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng.

2. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng.

Cơ quan chính quyền nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng.

4. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng

a) Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất nằm trong vùng đệm, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

b) Rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong vùng đệm được quản lý theo quy định tại các Chương III và Chương IV Quy chế này.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và các chủ rừng đối với vùng đệm

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp, định canh định cư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân trong vùng đệm nằm trong ranh giới hành chính của cấp huyện.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đã được phê duyệt quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã có những hoạt động tích cực tham gia bảo vệ và phát triển vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại của người dân ở vùng đệm vào vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng trong vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý rừng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Chương III

QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ

Mục 1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 25.[4] (được bãi bỏ)

Điều 26.[5] (được bãi bỏ)

Điều 27.[6] (được bãi bỏ)

Mục 2. BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 28.[7] (được bãi bỏ)

Điều 29.[8] (được bãi bỏ)

Điều 30.[9] (được bãi bỏ)

Điều 31.[10] (được bãi bỏ)

Điều 32.[11] (được bãi bỏ)

Điều 33.[12] (được bãi bỏ)

Chương IV

QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT

Mục 1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT

Điều 34. Phân loại rừng sản xuất

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân ra các loại như sau:

1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được chia thành rừng giầu, rừng trung bình và rừng nghèo.

2. Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước và rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn khác.

3. Rừng giống gồm có: rừng giống được chuyển hóa từ rừng tự nhiên hoặc từ rừng trồng; rừng giống là rừng trồng và vườn giống.

Điều 35. Tổ chức quản lý rừng sản xuất

Chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất tự tổ chức quản lý, sử dụng rừng được giao, được thuê theo Quy chế này và theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Mục 2. BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG RỪNG SẢN XUẤT

Điều 36. Bảo vệ rừng sản xuất

1. Rừng sản xuất được bảo vệ theo quy định tại các Điều 46, 47 và Điều 48 tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP .

2. Tổ chức bảo vệ rừng sản xuất

a) Chủ rừng được tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng như sau:

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng.

- Khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

- Hợp tác hoặc liên kết giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

- Thuê các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng.

- Chủ rừng quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các lực lượng nêu trên theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng được Ủy ban nhân dân các cấp và lực lượng kiểm lâm hỗ trợ trong việc bảo vệ rừng.

b) Đối với diện tích rừng, đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc bảo vệ rừng.

Điều 37. Phát triển rừng sản xuất

1. Việc phát triển rừng sản xuất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Các biện pháp lâm sinh được áp dụng để phát triển rừng sản xuất gồm:

a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung.

b) Trồng rừng (gồm trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng...).

c) Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.

d) Nuôi dưỡng rừng.

đ) Làm giầu rừng.

3. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện các biện pháp lâm sinh để phát triển rừng sản xuất

a) Đầu tư phát triển rừng sản xuất bằng vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng hoặc chủ dự án phải lập thiết kế, dự toán; thẩm quyền phê duyệt thiết kế dự toán phát triển rừng sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

b) Đầu tư phát triển rừng sản xuất bằng vốn không phải là ngân sách nhà nước thì chủ rừng được quyền quyết định về thiết kế, dự toán.

c) Đối với việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt phải thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện các biện pháp lâm sinh để phát triển rừng sản xuất.

Điều 38. Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng sản xuất

Việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng sản xuất thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng và theo quy định dưới đây:

1. Chủ rừng căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để lập dự án đầu tư bảo vệ, phát triển rừng sản xuất và tổ chức thực hiện dự án.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển rừng sản xuất.

3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư bảo vệ, phát triển rừng sản xuất trong những trường hợp sau:

a) Bảo vệ rừng tự nhiên nghèo.

b) Trồng các loài cây quý, hiếm.

c) Trồng các loài cây có chu kỳ kinh doanh từ 15 năm trở lên.

d) Trồng rừng ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

đ) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung và trong các trường hợp cần thiết khác.

Điều 39. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Việc khai thác lâm sản phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững.

a) Rừng đạt tiêu chuẩn được phép khai thác chính.

b) Cây rừng được khai thác phải đạt tiêu chuẩn về cấp đường kính đối với gỗ và tuổi cây đối với tre, nứa.

c) Lượng khai thác phải nhỏ hơn lượng tăng trưởng của rừng.

d) Trong quá trình khai thác không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và khả năng phòng hộ của rừng.

2. Sản phẩm khai thác: được khai thác các loại lâm sản; trường hợp khai thác các loài cây quý hiếm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ.

3.[13] Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

a) Điều kiện:

- Chủ rừng là tổ chức kinh tế phải có phương án điều chế rừng (hoặc phương án quản lý rừng bền vững) và thiết kế khai thác được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có phương án khai thác rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hoặc ủy quyền cho phòng chức năng của cấp huyện phê duyệt phương án khai thác rừng.

b) Thẩm quyền cho phép khai thác:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng hạn mức khai thác hàng năm.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo sản lượng khai thác hàng năm, hướng dẫn các địa phương quản lý cụ thể sản lượng khai thác.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và cho Ủy ban nhân dân cấp huyện theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác cho chủ rừng là tổ chức.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện giao kế hoạch và phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

4. Khai thác tận dụng, tận thu gỗ

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác cho chủ rừng là tổ chức.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, cấp phép hoặc ủy quyền cho phòng chức năng thuộc huyện phê duyệt thiết kế, cấp phép khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

5. Khai thác gỗ gia dụng trong rừng tự nhiên của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu gia dụng chỉ cần báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và quản lý.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy phạm, quy trình khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ khai thác rừng tự nhiên.

Điều 40. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng

1. Sản phẩm khai thác: được khai thác tất cả các sản phẩm là lâm sản trong rừng trồng.

2. Thẩm quyền cho phép khai thác rừng trồng

a) Trường hợp rừng trồng đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước:

- Những khu rừng mà chủ rừng là tổ chức: Nếu là tổ chức thuộc tỉnh, do Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép; nếu là tổ chức thuộc Bộ, do Bộ chủ quản cho phép.

- Những khu rừng mà chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, do Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép.

b) Trường hợp rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc được Nhà nước hỗ trợ:

- Chủ rừng tự quyết định về thời gian khai thác, tự do lưu thông tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Khi khai thác rừng trồng, chủ rừng gửi giấy báo trước 10 ngày làm việc cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng khai thác biết.

- Khi nhận được giấy báo của chủ rừng về việc khai thác gỗ rừng trồng, trong thời gian 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng khai thác phải có biện pháp theo dõi và giúp đỡ, bảo đảm cho chủ rừng khai thác, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng được thuận lợi. Mọi hành vi gây khó khăn cản trở chủ rừng trồng trong việc khai thác, lưu thông, tiêu thụ gỗ và sản phẩm rừng trồng phải xử lý nghiêm theo pháp luật.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn khai thác lâm sản trong rừng trồng theo mức độ phòng hộ xung yếu của rừng sản xuất.

Điều 41. Quản lý và sử dụng rừng giống

1. Việc bình tuyển, công nhận rừng giống thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh Giống cây trồng.

2. Việc quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác tận dụng, tận thu lâm sản trong rừng giống thực hiện theo quy định tại Điều 36, 37, 38, 39 và Điều 40 Quy chế này, nhưng không được trái với mục đích kinh doanh rừng giống.

3. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật để sản xuất, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu thị trường.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn công nhận rừng giống và quy trình thu hái khai thác sản phẩm rừng giống.

Điều 42. Các hoạt động khác trong rừng sản xuất

1. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp

a) Chủ rừng là tổ chức được sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích rừng và đất trồng rừng được giao, được thuê theo quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng là đất rừng ngập mặn hoặc không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất rừng sản xuất không phải là đất ngập mặn để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.

2. Hoạt động du lịch

a) Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng Nhà nước giao, cho thuê.

b) Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng sản xuất không được làm thay đổi mục đích sử dụng rừng; các hoạt động về du lịch phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động du lịch, trường hợp cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng sản xuất.

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ

a) Chủ rừng được cho các tổ chức, cá nhân hoặc hợp tác với các tổ chức cá nhân thực hiện việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong rừng sản xuất được giao, được thuê theo quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học.

b) Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, trước 10 ngày làm việc kể từ khi hoạt động nghiên cứu khoa học bắt đầu thực hiện, chủ rừng là tổ chức kinh tế phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, giúp đỡ.

4. Quản lý các loại rừng, loại đất khác trong khu rừng sản xuất

a) [14] (được bãi bỏ)

b) Đất thổ cư, ruộng, vườn và nương rẫy cố định xen kẽ trong rừng sản xuất không quy hoạch vào khu rừng sản xuất và được quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chương V

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH[15]

Điều 43. Công tác giám sát, đánh giá về quản lý rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về rừng và đất rừng, về các loại rừng, hiện trạng và quy hoạch trên phạm vi cả nước.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giám sát và đánh giá tình hình quản lý rừng trong phạm vi địa phương.

3. Chủ rừng có trách nhiệm tổ chức giám sát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng trên diện tích rừng Nhà nước giao, được thuê.

4. Nội dung giám sát, đánh giá về quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định./.

MẪU

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG[16]
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG

Kính gửi: ……………………………………….

Tên đơn vị (đối với tổ chức) hoặc họ và tên (đối với hộ gia đình, cá nhân) .........

Địa chỉ: ........................................................................................ được ................. giao quản lý, sử dụng ……….. ha rừng, tại khoảnh, tiểu khu …… thôn, bản ……… xã ……… huyện ……….. tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) …………. (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ......... ngày ....... tháng ....... năm ........... (hoặc quyết định giao đất, giao rừng số ………/…….. ngày …….. tháng ……… năm ..... ).

Hiện trạng rừng đang quản lý …………… ha, trong đó:

- Rừng sản xuất: ……………………….. ha;

- Rừng phòng hộ: ………………………. ha;

- Rừng đặc dụng: ……………………….. ha;

Đề nghị được chuyển mục đích sử dụng từ rừng …… sang rừng ............. cụ thể:

Vị trí chuyển đổi: lô ……….., khoảnh …… tiểu khu ……….. thôn, bản …….. xã …… huyện …….. tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) ............................

Diện tích chuyển đổi: ...........................................................................................

Đề nghị .................................................................................. xem xét, giải quyết.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(hoặc chủ hộ gia đình)
(Ký tên, đóng dấu)



[1] Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số Điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.”

[2] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số Điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg , có hiệu lực ngày kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2011.

[3] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[4] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[5] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[6] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[7] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[8] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[9] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[10] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[11] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[12] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số Điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg , có hiệu lực ngày kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2011.

[14] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

[15] Điều 2 của Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số Điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2011 quy định như sau:

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2011.

2. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 8; khoản 3 Điều 39 Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.”

Điều 2 và Điều 3 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 quy định như sau:

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

Bãi bỏ các Điều 25; 26; 27; 28; 29; 30; 31; 32; 33; Điểm a Khoản 4 Điều 42; Khoản 2 Điều 12 tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.”

[16] Mẫu này được bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số Điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg , có hiệu lực ngày kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2011.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BNNPTNT ngày 26/04/2016 hợp nhất Quyết định về Quy chế quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.198

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.186.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!