Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 08/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 11/01/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 08/2001/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 19 tháng 8 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 17/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 1047/BNN-PTLN ngày 24 tháng 3 năm 1999),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định về rừng và đất lâm nghiệp:

1. Rừng được quy định trong Quy chế này là rừng tự nhiên trên đất lâm nghiệp, trong đó có thực vật, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên liên quan đến rừng (núi đá, sông suối, hồ, đầm, vùng đất ngập nước... ).

2. Đất lâm nghiệp gồm:

a) Đất có rừng;

b) Đất chưa có rừng, đất không còn rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.

3. Rừng được chia thành 3 loại theo mục đích sử dụng chính như sau:

a) Rừng đặc dụng được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch;

b) Rừng phòng hộ được xác định chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường;

c) Rừng sản xuất được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường cân bằng sinh thái.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức quản lý 3 loại rừng:

1. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước thống nhất quản lý và xác lập thành hệ thống các khu rừng đặc dụng và phòng hộ quốc gia;

Mỗi khu rừng đặc dụng, phòng hộ được xác lập, tổ chức quản lý theo mục đích sử dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ quản lý. Chủ rừng được giao quản lý rừng và quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật và không được trái với Quy chế này;

2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là chủ rừng) được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất lâm nghiệp và rừng sản xuất để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh;

Diện tích đất lâm nghiệp và rừng sản xuất giao hoặc cho các chủ rừng thuê tuỳ theo quỹ rừng, quỹ đất lâm nghiệp của địa phương và nhu cầu, khả năng quản lý, sử dụng đất và sản xuất kinh doanh rừng của chủ rừng;

3. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp đều bị xử lý theo pháp luật.

Điều 3. Thẩm quyền về tổ chức quản lý 3 loại rừng

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các loại rừng; phê duyệt các dự án trọng điểm của quốc gia;

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh ) quy hoạch tổng thể hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong toàn quốc, xây dựng các dự án trọng điểm của quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các ngành chức năng thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện tiến hành quy hoạch cụ thể 3 loại rừng trên địa bàn, xây dựng dự án trình cấp trên trực tiếp phê duyệt;

Đồng thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc giao hoặc cho thuê rừng cho các tổ chức và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc giao hoặc cho thuê rừng và đất lâm nghiệp để hộ gia đình, cá nhân quản lý bảo vệ, xây dựng phát triển và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật;

4. Thẩm quyền quyết định việc thành lập các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất như sau:

a) Đối với rừng đặc dụng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với ủy ban nhân dân tỉnh có rừng đặc dụng, cùng các Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các Vườn quốc gia, xác lập các khu rừng đặc dụng khác nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng thuộc địa phương sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Đối với rừng phòng hộ: Căn cứ quy hoạch rừng phòng hộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tiến hành xây dựng dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, căn cứ ý kiến thẩm định, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ;

c) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Căn cứ quy hoạch rừng sản xuất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương về việc giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai để cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất lâm nông nghiệp.

Điều 4. Thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư, thay đổi mục đích sử dụng 3 loại rừng và chuyển hạng các khu rừng đặc dụng

1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Quy chế này cũng là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, phương án hoặc kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng có mức vốn đầu tư theo quy định của pháp luật;

2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 cũng là cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng trong 3 loại rừng nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan.

3. Trường hợp nếu thay đổi mục đích sử dụng 3 loại rừng nói trên vào mục đích sử dụng khác (ngoài mục đích lâm nghiệp) phải thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Luật bảo vệ và Phát triển rừng.

4. Việc chuyển hạng các khu rừng đặc dụng (từ khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường thành vườn quốc gia hoặc ngược lại):

a) Đối với những khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, Bộ chủ quản trình Chính phủ quyết định;

b) Những khu rừng đặc dụng thuộc cấp tỉnh quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Chính phủ quyết định trên cơ sở có thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 5. Phân chia, xác định ranh giới 3 loại rừng

Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất phải được xác định ranh giới rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa bằng hệ thống mốc, bảng chỉ dẫn và lập hồ sơ thống kê theo dõi chặt chẽ;

Để thuận lợi cho việc quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất được phân chia thành các đơn vị diện tích như sau:

- Tiểu khu: Có diện tích trung bình 1.000 ha, là đơn vị cơ bản để quản lý rừng; thứ tự tiểu khu được ghi số bằng chữ số Ả Rập trong phạm vi của từng tỉnh từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng (ví dụ: Tiểu khu 1, Tiểu khu 2,..);

- Khoảnh: Có diện tích trung bình 100 ha, là đơn vị thống kê tài nguyên rừng và tạo thuận lợi trong việc xác định vị trí trên thực địa; thứ tự khoảnh được ghi số bằng chữ số ả Rập trong phạm vi từng tiểu khu (ví dụ: khoảnh 1, khoảnh 2,...);

- Lô: Là đơn vị chia nhỏ của khoảnh có cùng điều kiện tự nhiên và có cùng biện pháp tác động kỹ thuật; diện tích lô bình quân là 10 ha đối với rừng gỗ và rừng tre nứa tự nhiên; thứ tự lô được ghi bằng chữ cái Việt Nam trong phạm vi từng khoảnh (ví dụ: Lô a, Lô b ...);

Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tuỳ theo yêu cầu cụ thể để áp dụng việc phân chia, có thể không nhất thiết phải chia đơn vị lô;

Số thứ tự của tiểu khu, khoảnh, lô được ghi số theo trình tự từ hướng Bắc xuống hướng Nam, từ hướng Tây sang hướng Đông;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về hệ thống mốc ranh giới, bảng chỉ dẫn và lập hồ sơ quản lý các loại rừng này.

Chương 2

RỪNG ĐẶC DỤNG

I. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 6. Các loại rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng được chia thành 3 loại như sau:

1. Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

a) Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người); các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật; các khu rừng có giá trị cao về mặt khoa học, giáo dục và du lịch;

b) Vùng đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người; tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên;

c) Điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi;

2. Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên và chia thành hai loại sau:

a) Khu dự trữ thiên nhiên là vùng đất tự nhiên, có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao, được thành lập, quản lý, bảo vệ nhằm bảo đảm diễn thế tự nhiên, phục vụ cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học và là vùng đất thoả mãn các điều kiện sau:

- Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, còn giữ được các đặc trưng cơ bản của tự nhiên, ít bị tác động có hại của con người; có hệ động, thực vật đa dạng;

- Có các đặc tính địa sinh học, địa chất học và sinh thái học quan trọng hay các đặc tính khác có giá trị khoa học, giáo dục, cảnh quan và du lịch;

- Có các loài động, thực vật đặc hữu đang sinh sống hoặc các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt;

- Phải đủ rộng nhằm đảm bảo sự nguyên vẹn của hệ sinh thái, tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên;

- Đảm bảo tránh được sự tác động trực tiếp có hại của con người;

b) Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh là vùng đất tự nhiên được quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo sinh cảnh (vùng sống) cho một hoặc nhiều loài động, thực vật đặc hữu hoặc loài quý hiếm và là vùng đất phải thoả mãn các điều kiện sau;

- Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và phát triển của các loài, là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc nơi nghỉ, ẩn náu của động vật;

- Có các loài thực vật quý hiếm, hay là nơi cư trú hoặc di trú của các loài động vật hoang dã quý hiếm;

- Có khả năng bảo tồn những sinh cảnh và các loài dựa vào sự bảo vệ của con người, khi cần thiết thì thông qua sự tác động của con người vào sinh cảnh;

- Diện tích của khu vực tùy thuộc vào nhu cầu về sinh cảnh của các loài cần bảo vệ;

3. Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường (khu rừng bảo vệ cảnh quan) là khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và có giá trị văn hóa, lịch sử, nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du lịch hoặc để nghiên cứu thí nghiệm, bao gồm:

a) Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo;

b) Khu vực có các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng hoặc có các cảnh quan như thác nước, hang động, nham thạch, cảnh quan biển, các di chỉ khảo cổ hoặc khu vực riêng mang tính lịch sử truyền thống của dân địa phương;

c) Khu vực dành cho nghiên cứu thí nghiệm;

Đối với các khu rừng đặc dụng là vùng hải đảo có thể bao gồm cả hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển;

Đối với Vườn quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất ngập nước, bao gồm toàn bộ tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái đất ngập nước và cả sinh vật thuỷ sinh.

Điều 7. Phân khu chức năng của Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên

Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được chia thành các phân khu chức năng sau đây:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng;

- Phân khu phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những loài động vật, thực vật không có nguồn gốc tại khu rừng.

- Phân khu dịch vụ - hành chính: Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.

Trong Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên có thể xây dựng nhiều điểm, tuyến du lịch dịch vụ, nhưng phải được xác định trong dự án khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 8. Vùng đệm đối với Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên

Để ngăn chặn những tác động có hại đối với Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên phải có các vùng đệm.

1. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ.

2. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng.

3. Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội, ở trên địa bàn của vùng đệm, đặc biệt là với Ban quản lý khu rừng đặc dụng để xây dựng các phương án sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, định canh định cư, trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

Điều 9. Phân cấp quản lý rừng đặc dụng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc phân cấp quản lý rừng đặc dụng theo những nội dung sau:

a) Quản lý thống nhất toàn bộ hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước bao gồm: lập quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng trình Chính phủ phê duyệt; trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế độ, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác quản lý (theo dõi, chỉ đạo việc điều tra và báo cáo tình hình về diễn biến tài nguyên rừng), bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng đặc dụng;

b) Trực tiếp quản lý các Vườn quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt hoặc nằm trên phạm vi nhiều tỉnh;

c) Phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong việc tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo vệ tài nguyên thuỷ sinh vật ở các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái nước;

2. Bộ Văn hóa - Thông tin trực tiếp quản lý và tổ chức xây dựng các khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường đã được xếp hạng cấp quốc gia hoặc được quốc tế công nhận, để phục vụ cho các mục tiêu tham quan du lịch văn hoá lịch sử. Đồng thời Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng, quản lý, bảo vệ những khu rừng này;

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý các khu rừng đặc dụng còn lại trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, tuỳ theo mức độ quy mô, ý nghĩa của từng khu rừng đặc dụng còn lại mà tỉnh ra quyết định giao cho cấp huyện quản lý xây dụng và khai thác vào mục đích tham quan du lịch.

Điều 10. Xây dựng dự án đầu tư các khu rừng đặc dụng

1. Mỗi khu rừng đặc dụng phải có quy hoạch định hình để phát triển, trên cơ sở quy hoạch để xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp quy mô dự án lớn thì phân kỳ thực hiện, khi cần sẽ xem xét đánh giá bổ sung; ngoài dự án đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng, khi có nhu cầu có thể xây dựng một hoặc nhiều dự án vùng đệm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương;

2. Nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách, đồng thời thu hút các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế để xây dựng hệ thống rừng đặc dụng theo dự án đầu tư đã được phê duyệt;

Điều 11. Bộ máy quản lý khu rừng đặc dụng

1. Mỗi khu rừng đặc dụng có diện tích tập trung từ 1.000 ha trở lên (trường hợp đặc biệt có thể nhỏ hơn 1.000 ha), được thành lập Ban quản lý, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Ban quản lý là chủ rừng, được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng khu rừng được giao;

2. Khu rừng đặc dụng có diện tích tập trung từ 15.000 ha trở lên, được tổ chức Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh (nơi đóng trụ sở Ban quản lý rừng đặc dụng);

3. Những khu rừng đặc dụng có diện tích dưới 1.000 ha (trừ trường hợp đặc biệt) không thành lập Ban quản lý mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là chủ rừng) quản lý, bảo vệ, xây dựng theo quy định của pháp luật;

Trường hợp những khu rừng đặc dụng chưa giao cho chủ rừng cụ thể, Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã sở tại tổ chức quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng; đồng thời lập thủ tục trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giao đất, giao rừng cho các chủ rừng nêu trên quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng đặc dụng;

4. Định suất biên chế Ban quản lý khu rừng đặc dụng tuỳ theo quy mô, giá trị và điều kiện của từng khu rừng để quy định, bình quân 1.000 ha có một định suất biên chế (trường hợp khu rừng có ý nghĩa quan trọng về bảo tồn loài hoặc sinh cảnh, về văn hoá lịch sử, ở vị trí cách biệt với các vùng rừng rộng lớn thì có thể dưới 500 ha một định suất); tối thiểu mỗi Ban quản lý được biên chế 5 người;

5. Những khu rừng đặc dụng thuộc quy định tại Khoản 3 của Điều này cũng được cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng theo quy định ở Khoản 4 Điều này.

Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý rừng đặc dụng

1. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng khu rừng đặc dụng theo Quy chế này và các quy định của pháp luật; tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái; bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu rừng đặc dụng, gồm: Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước, đồng thời phối hợp với cấp Chính quyền sở tại để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến khu rừng đặc dụng;

2. Lập dự án bổ sung đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng đồng thời dự toán chi phí hàng năm cho các hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành;

3. Tổ chức thực hiện các nội dung theo dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức các hoạt động về hợp tác quốc tế theo sự phân công của các cơ quan có thẩm quyền và theo các quy định hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực này;

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định hoạt động của khu rừng đặc dụng theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản;

5. Định kỳ báo cáo cấp trên về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động của khu rừng đặc dụng;

6. Được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa, xã hội và du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.

II. BẢO VỆ, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 13. Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên trong khu rừng đặc dụng

1. Toàn bộ tài nguyên trong khu rừng đặc dụng phải được tiếp tục điều tra tỷ mỷ và lập hồ sơ theo dõi;

Thường xuyên theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhất là những loài quý hiếm, điều chỉnh số liệu thống kê và trên bản đồ; thực hiện việc phúc tra tài nguyên định kỳ 5 năm một lần;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Quy chế này;

2. Trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

a) Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên;

b) Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã;

c) Thả và nuôi trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây không phân bố ở các khu rừng đặc dụng (trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

d) Khai thác các tài nguyên sinh vật;

đ) Khai thác các tài nguyên thiên nhiên khác;

e) Chăn thả gia súc;

g) Gây ô nhiễm môi trường;

h) Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và ven rừng;

3. Trong các phân khu phục hồi sinh thái, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

a) Khai thác các tài nguyên sinh vật;

b) Khai thác các tài nguyên thiên nhiên khác;

c) Gây ô nhiễm môi trường;

4. Việc phục hồi hệ sinh thái trong khu rừng đặc dụng phải tuyệt đối tôn trọng diễn thế tự nhiên, được thực hiện như sau:

a) Biện pháp chủ yếu được áp dụng để phục hồi hệ sinh thái rừng đặc dụng là khoanh nuôi và tái sinh tự nhiên.

- Hạn chế trồng lại rừng, nếu phải trồng lại rừng thì phải thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật, cơ cấu cây trồng phải là cây bản địa và thực hiện theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; riêng đối với các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải thực hiện theo quy định tại Mục c, khoản 2, Điều này;

- Việc bảo vệ và phục hồi động vật hoang dã trong khu rừng đặc dụng;

Tất cả các loài động vật hoang dã phải được bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm việc săn bắn, bẫy bắt, hoặc xua đuổi;

Bảo vệ môi trường sống và nguồn thức ăn của động vật hoang dã, trường hợp cần thiết có thể tạo thêm nguồn thức ăn, nước uống cho chúng;

Chỉ được thả vào rừng đặc dụng những loài động vật hoang dã khoẻ mạnh, không có bệnh tật và phù hợp vùng sinh thái của chúng; số lượng từng loài phải phù hợp với vùng sống và nguồn thức ăn của động vật;

b) Việc bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên thuỷ sinh vật và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái ngập nước trong phạm vi khu rừng đặc dụng nằm ở vùng hải đảo, ven biển hoặc vùng ngập nước sẽ thực hiện theo các nội dung được phê duyệt trong các dự án đầu tư và theo quy định của pháp luật về thuỷ sản.

Điều14. Khai thác tận thu, tận dụng gỗ trong rừng đặc dụng

Chỉ được tận thu, tận dụng gỗ đối với rừng đặc dụng là các khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường theo quy định như sau:

Đối tượng tận thu, tận dụng chỉ là những cây gỗ đã bị chết đứng, gẫy đổ do rừng bị cháy và bị thiên tai khác;

Thủ tục lập hồ sơ, quản lý việc tổ chức thực hiện khai thác tận thu, tận dụng gỗ, phải tuân theo quy định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

Điều 15. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu rừng đặc dụng

1. Trên cơ sở các quy định về nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả lên cơ quan quản lý cấp trên;

2. Việc nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy, thực tập của các tổ chức hoặc cá nhân các nhà khoa học, học sinh, sinh viên trong nước phải tuân theo các quy định sau:

a) Phải được Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho phép và phải tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

b) Khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các khu rừng đặc dụng phải trả tiền thuê hiện trường và các dịch vụ cần thiết cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

c) Phải gửi báo cáo kết quả nghiên cứu đã được nghiệm thu công bố cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

3. Việc nghiên cứu khoa học của các tổ chức hay cá nhân các nhà khoa học nước ngoài hoặc phối hợp với tổ chức hay cá nhân các nhà khoa học trong nước phải tuân theo các quy định sau:

a) Phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép và phải tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

b) Khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các khu rừng đặc dụng phải thực hiện theo quy định tại Mục b, Khoản 2 của Điều này;

c) Phải gửi báo cáo kết quả nghiên cứu đã được nghiệm thu công bố cho cơ quan cấp phép và Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

4. Việc sưu tầm mẫu vật tại các khu rừng đặc dụng với bất kỳ mục đích gì, phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải thanh toán các chi phí cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

Trường hợp thu thập mẫu vật đưa ra nước ngoài sẽ có quy định riêng.

Điều 16. Tổ chức hoạt động du lịch trong khu rừng đặc dụng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các quy định về việc tổ chức các hoạt động du lịch (sinh thái, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng...) theo nguyên tắc vừa khuyến khích mạnh việc phát triển các hoạt động du lịch, vừa không được làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và môi trường;

2. Việc tổ chức hoạt động du lịch trong phạm vi khu rừng đặc dụng phải được xây dựng thành dự án riêng, được cấp quản lý khu rừng đặc dụng cho phép tổ chức thực hiện trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn của khu rừng đặc dụng;

3. Ban Quản lý khu rừng đặc dụng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê, khoán để kinh doanh dịch vụ, du lịch sinh thái.

Nghiêm cấm việc sử dụng đất và rừng quy hoạch thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia để cho thuê, khoán hoặc liên doanh làm thay đổi diễn thế tự nhiên của rừng.

Mọi hoạt động thu, chi dịch vụ du lịch thực hiện theo quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành; tiền thu từ các dịch vụ du lịch chủ yếu được để lại đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển khu rừng đặc dụng;

4. Việc du lịch, tham quan trong các khu rừng đặc dụng do Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức hoặc phối hợp, liên kết với ngành văn hoá, du lịch thực hiện.

Điều 17. Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đối với dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm

1. Phương án quy hoạch, Dự án đầu tư xây dựng, tổ chức đời sống cho dân cư trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời với Quyết định thành lập các khu rừng đó;

2. Dân cư sống trong khu rừng đặc dụng chủ yếu được ổn định tại chỗ. Không được di dân từ nơi khác tới rừng đặc dụng và vùng đệm;

Trong trường hợp đặc biệt cần phải di chuyển dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng đặc dụng phải lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;

3. Diện tích đất ở, ruộng, vườn và nương rẫy cố định của dân cư sống trong rừng đặc dụng không tính vào diện tích rừng đặc dụng nhưng phải được thể hiện trên bản đồ và cắm mốc ranh giới rõ ràng trên thực địa;

4. Dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phải tuân theo các quy định trong Quy chế này và những quy định của Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

Chương 3

I. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÁC KHU RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 18. Các loại rừng phòng hộ

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ;

2. Rừng phòng hộ chống gió hại, chắn cát bay, phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất, các công trình khác;

3. Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển;

4. Rừng phòng hộ môi trường sinh thái, cảnh quan nhằm điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm ở khu đông dân cư, các đô thị và các khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi;

Điều 19. Phân chia rừng phòng hộ theo mức độ xung yếu

1. Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông, gần hồ, có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước; những nơi cát di động mạnh; những nơi bờ biển thường bị sạt lở, sóng biển thường xuyên đe doạ sản xuất và đời sống nhân dân có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ, phải quy hoạch, đầu tư xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng trên 70%;

2. Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều tiết nguồn nước trung bình; những nơi mức độ đe doạ của cát di động và của sóng biển thấp hơn, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu cầu cao về bảo vệ và sử dụng đất, phải xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất, đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng tối thiểu 50%;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về tiêu chí của vùng rừng rất xung yếu và xung yếu để hướng dẫn thực hiện.

Điều 20. Tổ chức bộ máy quản lý rừng phòng hộ

1. Tuỳ theo quy mô, tính chất, mức độ quan trọng của mỗi khu rừng phòng hộ để thành lập Ban quản lý, trường hợp đặc biệt có quy mô diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên được thành lập Ban quản lý, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Ban quản lý rừng phòng hộ là chủ rừng, được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng khu rừng đó;

2. Khu rừng phòng hộ có diện tích tập trung từ 20.000 ha trở lên, được tổ chức Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

3. Những khu rừng phòng hộ có diện tích dưới 5.000 ha (tập trung hoặc không tập trung) không thành lập Ban quản lý mà giao cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ, xây dựng. Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này do ngân sách của tỉnh tài trợ;

Trường hợp chưa giao cho chủ rừng cụ thể, Uỷ ban nhân dân các xã sở tại chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng, đồng thời có kế hoạch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để từng bước giao đất, giao rừng cho các chủ rừng nêu trên;

4. Định suất biên chế Ban quản lý khu rừng phòng hộ được xác định theo diện tích khu rừng phòng hộ được Nhà nước giao, bình quân 1.000 ha rừng có một định suất biên chế, tối thiểu mỗi Ban quản lý được biên chế 7 người.

Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạn Ban quản lý rừng phòng hộ

1. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng phòng hộ theo đúng các quy định của pháp luật;

2. Căn cứ vào dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ do cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban quản lý rừng phòng hộ xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện;

3. Tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan có liên quan ở địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ; quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo đúng các quy định hiện hành;

4. Được tổ chức sản xuất kinh doanh trên đất rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ theo quy chế quản lý rừng sản xuất và kết hợp kinh doanh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, du lịch sinh thái, tận thu lâm sản, khai thác sử dụng rừng theo quy định tại Điều 25 của Quy chế này;

5. Được bố trí Tiểu khu trưởng để quản lý rừng theo tiểu khu, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách như quy định tại Điều 20 của Quy chế này;

6. Tuyên truyền giáo dục nhân dân trên địa bàn tham gia bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ;

7. Định kỳ báo cáo cấp trên về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng phát triển khu rừng phòng hộ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 22. Tiêu chuẩn định hình của từng loại rừng phòng hộ

Trong từng khu rừng phòng hộ, diện tích có rừng phải được bảo vệ, diện tích chưa có rừng phải được khoanh nuôi tái sinh hoặc trồng rừng để đảm bảo tiêu chuẩn định hình của từng loại rừng phòng hộ như sau:

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng, có độ tàn che trên 0,6 với các loài cây có bộ rễ sâu và bám chắc;

2. Rừng phòng hộ chắn gió hại, chống cát bay phải có ít nhất một đai rừng chính rộng tối thiểu 20 m, kết hợp với các đai rừng phụ tạo thành ô khép kín; rừng phòng hộ đối với sản xuất nông nghiệp và các công trình kinh tế được trồng theo băng, theo hàng, mỗi đai, băng rừng gồm nhiều hàng cây, khép tán theo cả bề mặt cũng như theo chiều thẳng đứng;

3. Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển phải có ít nhất một đai rừng rộng tối thiểu 30 m, gồm nhiều hàng cây khép tán, các đai rừng có cửa so le nhau theo hướng sóng chính;

4. Rừng phòng hộ môi trường sinh thái, cảnh quan là hệ thống các đai rừng, dải rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch bảo đảm chống ô nhiễm không khí, tạo môi trường trong sạch, kết hợp với vui chơi giải trí, tham quan du lịch.

Điều 23. Đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ và xây dựng phát triển rừng phòng hộ

Nhà nước cấp kinh phí đầu tư để quản lý, bảo vệ, xây dựng phát triển rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu theo dự án, phương án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chi cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng phòng hộ;

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng rừng phòng hộ;

Điều 24. Quyền lợi của các hộ nhận khoán và tham gia đầu tư xây dựng rừng phòng hộ

1. Trường hợp Nhà nước đầu tư vốn và giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là hộ nhận khoán) để bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới, hộ nhận khoán có nghĩa vụ thực hiện đúng kế hoạch, nội dung yêu cầu hợp đồng giao khoán và được hưởng các quyền lợi sau đây (trừ các loại lâm sản thuộc Nhóm I quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

a) Được nhận chi phí tiền công bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng mới theo kết quả thực hiện hợp đồng khoán với Ban quản lý rừng;

b) Được khai thác củi khô, lâm sản phụ dưới tán rừng;

c) Hộ nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng rừng bổ sung được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, các sản phẩm không xâm hại đến tán rừng (hoa, quả, nhựa, măng...) và các nông lâm sản phụ dưới tán rừng;

d) Tùy theo từng dự án cụ thể, khi hết thời hạn khoán nếu hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng thì được nhận khoán chu kỳ tiếp theo;

2. Trường hợp hộ tự đầu tư vốn để khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới trên đất chưa có rừng được hưởng 100% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác;

Việc khai thác tận dụng gỗ, lâm sản thực hiện theo Điều 25 của Quy chế này và phải thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Điều 25. Khai thác tận dụng gỗ, tre, nứa, lâm sản trong rừng phòng hộ

1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên:

- Mục đích khai thác là nhằm loại bỏ cây già cỗi, cây sâu bệnh, tăng khả năng tái sinh và chất lượng rừng;

- Được phép khai thác tận dụng cây khô chết, cây sâu bệnh, cây cụt ngọn, cây già cỗi, cây ở nơi mật độ quá dầy, với cường độ khai thác không quá 20%, trừ các loại gỗ nhóm IA quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); được phép tận thu cây đổ gẫy, gỗ nằm còn lại từ lâu năm để tạo điều kiện tái sinh tự nhiên;

- Được phép tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ, tre, nứa mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loại lâm sản thuộc nhóm I (quy định tại Nghị định sô 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

- Rừng tre nứa khi đã đạt yêu cầu phòng hộ (có độ che phủ trên 80%) được phép khai thác với cường độ tối đa 30% và được khai thác măng ;

Song song với việc khai thác tận thu, tận dụng gỗ, tre nứa, lâm sản, chủ rừng phải quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bằng các biện pháp như trồng rừng mới, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giầu rừng.

2. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng.

a) Rừng phòng hộ do Nhà nước đầu tư gây trồng được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định với cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo rừng có độ tàn che trên 0,6 sau khi tỉa thưa;

Khi cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác, được phép khai thác chọn với cường độ không quá 20% hoặc chặt trắng theo băng hoặc theo đám nhỏ dưới 1 ha ở vùng xung yếu và dưới 0,5 ha ở vùng rất xung yếu; diện tích chặt trắng hàng năm không vượt quá 1/10 diện tích đã trồng thành rừng;

b) Rừng trồng do Ban quản lý hay chủ hộ nhận khoán tự đầu tư gây trồng, khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác tối đa 1/10 diện tích do chủ rừng đã gây trồng thành rừng theo phương thức chặt theo băng hoặc theo đám nhỏ dưới 2 ha ở vùng xung yếu, dưới 1 ha ở vùng rất xung yếu thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn và dưới 1 ha đối với các loại rừng phòng hộ khác;

c) Sau khi khai thác chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

3. Đối với rừng phòng hộ là rừng được phục hồi bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên từ đất không có rừng, thực hiện như khoản 1 của Điều này.

4. Thủ tục khai thác, thực hiện khai thác, kiểm tra giám sát việc thực hiện phải theo Quy chế này và các Quy chế, Quy trình, Quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 26. Quản lý, sử dụng các loại rừng, loại đất khác xen kẽ trong rừng phòng hộ

Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng được tổ chức sản xuất theo những quy định tại Chương IV của Quy chế này.

Đất thổ cư, ruộng, vườn và nương rẫy cố định của dân xen kẽ trong rừng phòng hộ không quy hoạch vào khu rừng phòng hộ và do chính quyền địa phương quản lý. Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Chương 4

I. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN

Điều 27. Phân loại rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Rừng tự nhiên là rừng có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm rừng tự nhiên sẵn có và rừng được phục hồi bằng khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên từ đất không còn rừng. Rừng tự nhiên được phân loại theo sản phẩm sau đây:

a) Rừng gỗ;

b) Rừng tre, nứa;

c) Rừng đặc sản khác (quế, sa nhân, các loại dược liệu ...);

Điều 28. Tổ chức quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do Nhà nước thống nhất quản lý được tổ chức thành các đơn vị để sản xuất kinh doanh như sau:

- Lâm trường quốc doanh làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ, sản xuất, kinh doanh rừng trên phạm vi rừng và đất lâm nghiệp được giao;

- Phân trường hoặc đội sản xuất là đơn vị thuộc Lâm trường và là cấp quản lý, thực hiện kế hoạch sản xuất của Lâm trường; Phân trường;

2. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được Nhà nước giao hoặc cho thuê để các tổ chức khác (ngoài Lâm trường): hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, Công ty, Xí nghiệp ... (gọi là chủ rừng khác) thực hiện sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo quy mô, kinh nghiệm quản lý mà chủ rừng có thể tổ chức các hình thức sản xuất kinh doanh Vườn rừng, Trại rừng, Trang trại...

3. Đất nông nghiệp, đất thổ cư, ruộng, vườn và nương rẫy cố định của dân xen kẽ trong rừng sản xuất không quy hoạch vào rừng sản xuất, chính quyền địa phương giao quyền sử dụng các loại đất này cho hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.

Điều 29. Trách nhiệm của Lâm trường quốc doanh đối với việc quản lý kinh doanh rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Giám đốc lâm trường chịu trách nhiệm trước Nhà nước về vốn rừng được giao và hiệu quả quản lý kinh doanh rừng, phải tổ chức quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển vốn rừng theo quy hoạch, kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh rừng được phê duyệt.

a) Chấp hành đúng các chính sách, chế độ, luật pháp, quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan đến quản lý sử dụng đất, sử dụng rừng và hoạt động sản xuất kinh doanh rừng;

b) Hàng năm phải báo cáo cho các cơ quan quản lý Nhà nước tình hình diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi diện tích được giao;

2. Định kỳ 5 năm phải phúc tra tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp để đánh giá hiệu quả của việc quản lý kinh doanh rừng, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng phương án sản xuất trong giai đoạn tiếp theo;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết việc báo cáo tài nguyên rừng hàng năm và 5 năm;

Điều 30. Quyền lợi của Lâm trường quốc doanh đối với việc quản lý kinh doanh rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Được khai thác chế biến và tiêu thụ gỗ, lâm sản theo quy định tại Điều 35 của Quy chế này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc sử dụng tiền bán gỗ và lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc:

- Chi phí cho sản xuất (bao gồm các khâu chuẩn bị rừng, thiết kế khai thác, thẩm định thiết kế khai thác, khai thác, vận xuất, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm);

- Nộp các loại thuế cho Nhà nước theo quy định;

- Đầu tư tái tạo rừng để thực hiện các biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, khoán bảo vệ rừng, làm giầu rừng, phúc tra tài nguyên rừng định kỳ ...;

- Trích lập các quỹ khác của lâm trường theo quy định của pháp luật;

2. Được tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản;

3. Được tận dụng tối đa 20% diện tích đất chưa có rừng được giao để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp ;

4. Được liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để gây trồng và chế biến nông, lâm sản;

5. Phải giao khoán cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng theo Nghị định số 01/CP ngày 4 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước;

6. Được đền bù thiệt hại những công trình do chủ rừng đầu tư xây dựng trên đất được giao khi Nhà nước thu hồi đất.

Đối với gỗ và lâm sản do các cá nhân, tổ chức khai thác lậu bị thu giữ tại rừng của lâm trường, sau khi đã có biên bản và hồ sơ xử lý đầy đủ của cơ quan kiểm lâm thì phải giao trả cho chủ rừng. Khi bán số gỗ và lâm sản này, chủ rừng trích tỷ lệ lập quỹ chống chặt phá rừng và chống buôn lậu lâm sản cho cơ quan kiểm lâm theo quy định hiện hành.

Điều 31. Quyền lợi của các chủ rừng khác đối với việc quản lý kinh doanh rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất kinh doanh như vay vốn với lãi suất ưu đãi, dịch vụ kỹ thuật, khuyến lâm, chế biến tiêu thụ sản phẩm;

2. Được hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như đường vận chuyển, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, làm vườn ươm, phúc tra tài nguyên rừng theo định kỳ 5 năm;

3. Được khai thác gỗ và lâm sản theo quy định tại Điều 35 của Quy chế này, được hưởng 100% thu nhập sau khi đã hoàn trả vốn, lãi vay (nếu có), nộp thuế theo quy định của pháp luật; và đầu tư tái tạo lại rừng theo quy định hiện hành;

4. Được sử dụng không quá 20% diện tích đất chưa có rừng được giao, được thuê để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp;

5. Được đền bù thiệt hại những công trình do chủ rừng đã đầu tư xây dựng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, được thuê khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 32. Trách nhiệm của các chủ rừng khác đối với việc quản lý kinh doanh rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, luật pháp của Nhà nước, các Quy chế, Quy trình, Quy phạm kỹ thuật có liên quan đến quản lý sử dụng đất, quản lý sử dụng rừng, kinh doanh rừng;

2. Bảo đảm sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích, sử dụng rừng lâu dài, ổn định;

3. Nộp thuế theo quy định của pháp luật;

4. Hàng năm báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước tình hình diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi diện tích được giao; định kỳ 5 năm phải phúc tra tài nguyên rừng để đánh giá hiệu quả quản lý kinh doanh rừng và làm cơ sở cho việc xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất trong giai đoạn tiếp theo;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết việc báo cáo tài nguyên rừng hàng năm và 5 năm.

II. KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN

Điều 33. Điều kiện đưa rừng vào sản xuất kinh doanh

1. Các chủ rừng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định giao đất lâm nghiệp hoặc cho thuê đất lâm nghiệp để sản xuất, kinh doanh rừng;

2. Chủ rừng là các Lâm trường, tổ chức khác phải có các hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm:

- Dự án đầu tư;

- Phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng;

- Khi khai thác (đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên) phải có phương án điều chế rừng;

3. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân chỉ cần có phương án hoặc kế hoạch quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 34. Quy định về khoanh nuôi rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Việc khoanh nuôi rừng sản xuất là rừng tự nhiên phải theo đúng quy hoạch, dự án đầu tư hay phương án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1. Đối với các dự án khoanh nuôi rừng bằng nguồn vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi trong và ngoài nước, chủ rừng hoặc chủ dự án phải lập thiết kế dự toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định sau:

- Các đơn vị thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;

- Các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành do các Bộ, ngành chủ quản phê duyệt;

- Các đơn vị thuộc Tổng công ty, Công ty do Tổng công ty , Công ty phê duyệt;

2. Đối với nguồn vốn do chủ rừng tự đầu tư, chủ rừng được quyền tự chủ trong việc khoanh nuôi rừng.

Điều 35. Đối tượng, thủ tục tiến hành khai thác gỗ và lâm sản thuộc rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Đối tượng khai thác gồm:

a) Gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc các Lâm trường và các tổ chức khác của Nhà nước, trừ các loại thuộc Nhóm 1A (quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ );

b) Gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc quyền quản lý của hộ gia đình, cá nhân, bao gồm cả rừng tự nhiên do khoanh nuôi phục hồi từ đất không còn rừng, trừ các loại thuộc Nhóm 1A (quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ );

c) Lâm sản khác, trừ các loại thuộc Nhóm I (quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ );

d) Khai thác tận dụng trong nuôi dưỡng, làm giàu, tỉa thưa rừng và khai thác tận dụng cây chết đứng...;

đ) Tận thu gỗ nằm (khô rục, lóc lõi, bìa bắp...)

2. Thủ tục khai thác gỗ rừng tự nhiên:

- Khai thác gỗ phải có hồ sơ thiết kế, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Địa danh khai thác, sản lượng khai thác hàng năm phải tuân theo phương án điều chế rừng hoặc phương án hay kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hơp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ quyết định tổng hạn mức khai thác chính gỗ rừng tự nhiên cho kế hoạch hàng năm;

- Trên cơ sở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức khai thác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chỉ tiêu thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của năm sau cho các địa phương, đơn vị để tiến hành thiết kế khai thác;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định rừng, xét duyệt thiết kế khai thác cụ thể cho các doanh nghiệp, tổng hợp trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định;

- Trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định mở cửa rừng khai thác gỗ cho các địa phương, làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp giấy phép khai thác cho các doanh nghiệp;

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các quy định cụ thể về việc lập hồ sơ thủ tục, tổ chức, kiểm tra khai thác và Quy chế, Quy trình, Quy phạm kỹ thuật khai thác gỗ và lâm sản;

- Rừng tự nhiên sau khi khai thác phải dọn vệ sinh và đóng cửa rừng; đưa rừng vào bảo vệ, nuôi dưỡng trong suốt luân kỳ tiếp theo.

- Các sản phẩm đã được phép khai thác từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên sau khi hoàn tất thủ tục chứng minh nguồn gốc khai thác là hợp pháp theo quy định hiện hành, được tự do lưu thông trên thị trường trừ các lâm sản thuộc Nhóm I (quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Chương 5

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý rừng và sản xuất kinh doanh rừng

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý của địa phương; chỉ đạo tổ chức mọi hoạt động có liên quan đến quản lý bảo vệ, xây dựng phát triển và kinh doanh rừng sản xuất của địa phương theo quy định của pháp luật;

2. Cơ quan quản lý lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh sử dụng rừng trong phạm vi được giao quản lý;

3. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ chủ rừng thực hiện quản lý bảo vệ rừng theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 7, Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế này.

4. Chủ rừng thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn được giao hoặc được thuê; giám sát, thực hiện các hoạt động sản xuất, ngăn ngừa những sai sót và kịp thời phát hiện những vi phạm để ngăn chặn, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

5. Cơ quan thừa hành pháp luật các cấp khi thanh tra kiểm tra phải lập biên bản và xử lý hoặc đề nghị lên cấp trên xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này. Nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu có thành tích sẽ được Nhà nước khen thưởng.

Điều 38. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------

No: 08/2001/QD-TTg

Hanoi, January 11, 2001

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF SPECIAL-USE FORESTS, PROTECTION FORESTS AND PRODUCTION FORESTS, WHICH ARE NATURAL FORESTS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the August 12, 1991 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the July 14, 1993 Land Law, the December 2, 1998 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law;
Pursuant to the August 19, 1993 Law on Environment Protection;
Pursuant to Decree No. 17/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) on the implementation of the Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 245/1998/QD-TTg of December 21, 1998 on the discharge of the responsibility of all levels for the State management over forests and forestry land;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development (in Report No. 1047/BNN-PTLN of March 24, 1999),

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on management of special-use forests, protection forests and production forests, which are natural forests.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

All previous provisions contrary to this Regulation are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Cong Tan

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF SPECIAL-USE FORESTS, PROTECTION FORESTS AND PRODUCTION FORESTS, WHICH ARE NATURAL FORESTS
(Issued together with the Prime Ministers Decision No. 08/2001/QD-TTg of January 11, 2001)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulations on forests and forestry land

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Forestry land includes:

a/ Land with forests;

b/ Land not yet covered with forests, land without forests and natural Vegetational cover, which are planned for forestry purposes.

3. Forests are classified into three categories according to their main use purposes as follows:

a/ Special-use forests, which are determined for the purpose of preserving the nature, standard specimens of the national forest ecological system, gene sources of forest flora and fauna, conducting scientific research, protecting historical and cultural relics and scenic places, and catering for rest, recreation and tourism;

b/ Protection forests, which are determined primarily for forest construction and development aiming to protect and regulate water sources, protect soil, combat erosion, limit natural calamities, make the climate equable, ensure ecological balance and environmental security;

c/ Production forests, which are determined primarily for forest construction and development aiming to produce and trade in forest products (particularly timber and forest specialties) in combination with protecting the environment and ecological balance.

Article 2.- Principles for organizing the management of three categories of forest

1. Special-purpose forests and protection forests shall be placed under unified management by the State and established into national system of special-use forests and protection forests;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations, households and individuals (collectively called forest owners) shall be assigned or leased by the State forestry land and production forests for production and business activities;

The areas of forestry land and production forest assigned or leased to forest owners shall depend on the localities forest funds and forestry land funds and the forest owners needs and capabilities to manage and use land and to undertake forest production and business;

3. All organizations and individuals shall have to protect, construct and develop forests according to law provisions. All acts of encroaching upon forests and forestry land shall be handled according to law.

Article 3.- Competence to organize the management of forests of three categories

1. The Prime Minister shall approve the overall planning on forests of all categories; and approve key national projects;

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities (collectively called provincial-level) in making the overall planning on nationwide systems of special-use forests, protection forests and production forests, formulating key national projects and submitting them to the Prime Minister for approval;

3. The provincial-level Peoples Committee presidents shall have to manage, direct functional branches in their provinces and the district-level Peoples Committees to make detailed planning on forests of three categories in their respective localities, formulate projects and submit them to their immediate superiors for approval;

At the same time the provincial Peoples Committee presidents shall direct the assignment or lease of forests to organizations and direct the district-level Peoples Committees to assign or lease forests and forestry land to households and individuals for management, protection, construction, development and use according to law provisions;

4. The competence to decide the establishment of special-use, protection and production forests is prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provincial-level Peoples Committee presidents shall decide on the establishment of special-use forests of local importance after obtaining the written evaluation from the Ministry of Agriculture and Rural Development;

b/ For protection forests: Basing itself on the planning on protection forests already approved by the Prime Minister, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct localities to formulate investment projects on protection and development of protection forests and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for evaluation. Basing themselves on such evaluation opinions, the provincial-level Peoples Committee presidents shall decide on the establishment of protection forests;

c/ For production forests being natural forests: Basing themselves on the planning on production forests already approved by the Prime Minister, the provincial-level Peoples Committees shall decide on policies to assign and lease land in accordance with the Land Law to organizations, households and individuals for agricultural and forestry production.

Article 4.- Competence to approve investment projects, changes in the use purposes of forests of three categories and re-classification of special-use forests

1. Competent bodies defined in Article 3 of this Regulation shall be also competent to approve investment projects, forest management, protection and development schemes or plans with investment capital levels prescribed by law;

2. Competent bodies defined in Article 3 shall be also competent to decide on changes in the use purposes of forests of three categories provided that they obtain written consents from the concerned ministries, branches.

3. For cases where the use purposes of the forests of the above-said three categories are changed (not for forestry purposes), they shall comply with the provisions of the Land Law and the Law on Forest Protection and Development.

4. The re-classification of special-use forests (from nature conservation zones, cultural, historical and environmental forests into national gardens or vice versa):

a/ For special-use forests under the central management, the managing ministries shall submit the re-classification to the Government for decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Division and demarcation of forests of three categories

Special-use forests, protection forests and production forests must be clearly demarcated on the map and on the field with a system of marks and signboards, and statistic dossiers must be made for close monitoring thereof.

To facilitate their management, special-use forests, protection forests and production forests shall be divided into the following acreage units:

- Sub-zones: With an average area of 1,000 hectares each, used as a basic unit for forest management; the ordinal numbers of sub-zones within each province shall be inscribed in Arabian figures from sub-zone 1 to the last one (for example: sub-zone 1, sub-zone 2,…);

- Plots: With an average area of 100 hectares each, used as a statistical unit for forest resources and facilitating the field location; the ordinal numbers of plots within a sub-zone shall be inscribed in Arabian figures (for example: plot 1, plot 2, …);

- Lots: being divided units of plot, with the same natural conditions and exposed to the same technical impact measures; the average area of a lot shall be 10 hectares for natural timber forests and bamboo forests; the ordinal numbers of lots within one plot shall be inscribed in Vietnamese letters (for example: lot a, lot b,…);

For special-use forests and protection forests, their division shall depend on concrete requirements, they may not be necessarily divided in lots;

The ordinal numbers of sub-zones, plots and lots shall be inscribed in the north-south, west-east order;

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide detailed guidance on the system of boundary marks, signboards and the compilation of dossiers for management of these categories of forest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SPECIAL-USE FORESTS

I. ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF SPECIAL-USE FORESTS

Article 6.- Types of special-use forest

Special-use forests shall be divided into the following three types:

1. National gardens, which are natural land areas established to permanently protect one or several ecological systems, ensure the following basic requirements:

a/ Natural land areas consisting of standard specimens of various basic ecological systems (remaining intact or little affected by man); specific characteristics of the habitats of different fauna and flora species; forests of high scientific, educational and tourist values;

b/ Natural land areas large enough to accommodate one or several ecological systems, having not undergone changes due to man’s adverse impacts; the area of natural ecological systems to be conserved must account for 70% or above;

c/ Relatively convenient traffic conditions;

2. Nature conservation zones, which are natural land areas set up with a view to ensuring natural succession, and are divided into two types as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Having typical natural ecological system(s) still characterized with basic attributes of the nature, seeing little adverse impacts caused by man, having diversified fauna and flora systems;

- Having important geo-biological, geological and ecological characteristics or other characteristics of scientific, educational, scenic and tourist values;

- Having endemic fauna and flora species still existing or being in danger of extinction;

- Being large enough to ensure the wholeness of the ecological system; the area of the natural ecological system to be conserved must account for 70% or above;

- Ensuring avoidance from direct bad impacts exerted by man;

b/ Zones for conservation of fauna and/or flora species or habitats, which are natural land areas managed and protected in order to ensure habitats for one or many endemic or rare and precious fauna and/or flora species and must meet the following conditions:

- Playing an important role in conserving the nature, maintaining the life and growth of species, being reproduction, hunting, operating or resting, sheltering grounds of animals;

- Having rare and precious plant varieties, or being living or migration places of rare and precious wild animal species;

- Being capable of conserving the habitats and species based on human protection, and, when necessary, exerting through man’s action impacts on the habitats;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Cultural, historical and environmental forests (scenic place-protecting forests), which are areas containing one or several scenic places of typical aesthetic value as well as cultural or historical value, aiming to serve cultural, tourist activities or experimental research, including:

a/ Areas with beautiful landscapes in the mainland, coastal areas or islands;

b/ Areas with classified historical and cultural relics or with scenic views like waterfalls, caves, rocks, marine views, archaeological sites or separate zones characterized with historical traditions of local inhabitants;

c/ Areas reserved for experimental research;

For special-use forests being islands, there may exist both forest and marine ecological systems;

For national gardens or nature conservation zones being submerged land areas, they will include all natural resources of the ecological system of submerged land and aquatic creatures.

Article 7.- Functional sub-zones of national gardens and nature conservation zones

National gardens and nature conservation zones shall be divided into the following functional sub-zones:

- Strictly-protected sub-zones, which are preserved in their wholeness and placed under strict management and protection so as to monitor natural evolution; all acts of changing the natural landscape of the forests are strictly forbidden;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Service-administrative sub-zones, which are areas for construction of working and living facilities of the management boards, research and experimentation establishments, tourist, recreation and entertainment services.

In national gardens and nature conservation zones, there may be constructed tourist service points and lines which must be determined in feasibility projects approved by competent authorities.

Article 8.- Buffer zones for national gardens and nature conservation zones

There must be buffer zones to prevent undesirable impacts on national gardens and nature conservation zones.

1. Buffer zones are forest areas, land areas or land areas with water surface situated adjacent to national gardens or nature conservation zones, with the function of preventing or restricting encroachment upon special-use forests. All activities in buffer zones must be for purposes of supporting the conservation, management and protection of special-use forests; evacuation of people from outside into buffer zones shall be restricted; hunting and trapping of animals and cutting and destruction of wild plant varieties in need of protection shall be banned.

2. The area of buffer zones shall not be included in the area of special-use forests. Investment projects on construction and development of buffer zones shall be approved together with investment projects of special-use forests.

3. Investors of buffer zone projects shall have to coordinate with the Peoples Committee of different levels and agencies, units and socio-economic organizations based in buffer zones, especially with the special-use forest management boards, in formulating forestry, agricultural and fishery production and sedentarization schemes on the basis of the participation of local inhabitants communities, submit them to competent authorities for approval and organize their implementation so as to stabilize and raise the peoples living standards.

Article 9.- Assignment of responsibility to manage special-use forests

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible to the Prime Minister for assigning the responsibility to manage special-use forests regarding the following activities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Directly managing national gardens, which are of special importance or stretch over two or more provinces;

c/ Coordinating with the Ministry of Aquatic Resources in organizing professional and technical guidance, inspecting and supervising the management and protection of natural resources being aquatic creatures in national gardens and nature conservation zones where exist water ecological systems;

2. The Ministry of Culture and Information shall directly manage and organize the construction of cultural, historical and environmental forests classified as of national level or internationally recognized so as to serve the purposes of cultural and historical sight-seeing tours. At the same time, the Ministry of Culture and Information shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing the construction, management and protection of these forests:

3. The provincial-level People’s Committees shall directly manage the remaining special-use forests in the system of special-use forests; depending on the scope and significance of each of such forests, the provinces shall issue decisions on assigning them to the district level for management, construction and exploitation thereof for sightseeing and tourist purposes.

Article 10.- Formulation of investment projects for special-use forests

1. For each special-use forest there must be a development planning on which investment projects shall be formulated and submitted to competent authorities for approval; for large-scale projects, they shall be phased into different implementation periods, and shall be considered and evaluated for supplements when necessary; apart from investment projects on construction of special-use forests, when a need arises, one or several buffer zone projects may be formulated in conformity with the local social and economic conditions;

2. The State shall invest with the budgetary capital and at the same time attract aid capital sources from foreign countries and international organizations in constructing the system of special-use forests according to the approved investment projects.

Article 11.- The managerial apparatus of special-use forests

1. For each special-use forest with a concentrated area of 1,000 hectares or above (or under 1,000 hectares in special cases), a management board shall be set up and operate according to the mechanism of revenue-generating economic public-service units. Such a management board shall be the forest owner, assigned with forestry land and granted a land use right certificate, take responsibility for managing, protecting and constructing the forest assigned to it;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For special-use forests with an area of under 1,000 hectares each (except special cases), management boards shall not be set up. Instead, they shall be assigned to organizations, households and individuals (collectively called forest owners) for management, protection and construction according to law provisions;

Where special-use forests have not yet been assigned to any specific owners, the district-level Peoples Committees shall be responsible for directing the Peoples Committees of communes where such special-use forests exist to organize the management, protection and construction of these forests; at the same time carry out procedures to submit to competent State bodies for approval the assignment of land and forests to the above-said forest owners for management, protection and construction of special-use forests;

4. The payroll quota of a special-use forests management board shall depend on the scope, value and conditions of each forest; there may be a staff member on average for every 1,000 hectares (for forests which are of important significance regarding conservation of species or habitats, of cultural and historical values, and which are isolated from large forest areas, there may be a staff member for every 500 hectares); each management board shall have at least five members;

5. For special-use forests prescribed in Clause 3 of this Article, funding shall be also allocated for discharge of the forest management and protection tasks defined in Clause 4 of this Article.

Article 12.- Tasks and powers of the special-use forest management boards

1. To be responsible to the State for managing, protecting, constructing and using special-use forests according to this Regulation and law provisions; to organize management and protection of natural resources; to restore and conserve the intactness of various ecological systems; to preserve the bio-diversity of special-use forests, including: taking measures to sustainably develop biological resources, soil resources, water resources and at the same time coordinating with the local administrations in protecting other natural resources; taking measures to prevent and fight forest fires, prevent and control insects harmful to forests, prevent acts of damaging special-use forests;

2. To elaborate additional investment projects on construction of special-use forests together with annual cost estimates for their activities and submit them to competent authorities for approval; to manage the use of investment funding allocated from the State budget according to current regulations;

3. To organize the implementation of activities of special-use forests investment projects already approved by competent authorities; to organize international cooperation activities as assigned by competent bodies according to the State’s current regulations in this regard;

4. To elaborate and organize the implementation of, regulations on operation of special-use forests under the guidance of the managing bodies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To carry out scientific research, cultural, social and eco-tourism service activities according to law provisions.

II. PROTECTION, CONSTRUCTION AND USE OF SPECIAL-USE FORESTS

Article 13.- Management, protection and development of natural resources in special-use forests

1. All natural resources in special-use forests must be further surveyed meticulously and recorded in monitoring dossiers;

To regularly monitor the evolution of forest natural resources, particularly rare and precious species, adjust statistical data and maps accordingly; to conduct re-assessment of natural resources once every five years;

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to deploy implementation thereof according to the provisions in Clause 1, Article 9 of this Regulation.

2. In strictly-protected sub-zones the following activities are strictly prohibited:

a/ Activities that may change natural landscapes;

b/ Activities that may affect the natural life of wild animal and/or plant species;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Exploiting biological resources;

e/ Exploiting other natural resources;

f/ Grazing cattle;

g/ Causing environmental pollution;

h/ Bringing noxious chemicals, explosives or inflammables into forests, lighting fires in and at the edge of forests.

3. In ecological rehabilitation sub-zones the following activities are strictly prohibited:

a/ Exploiting biological resources;

b/ Exploiting other natural resources;

c/ Causing environmental pollution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The major measure to be taken to rehabilitate the ecological system of special-use forest is to zone off for tendering and natural regeneration.

- To limit forest re-planting, if forest is to be re-planted, correct technical measures must be applied, with to be-planted trees being aboriginal, according to projects approved by competent authorities; particularly for strictly-protected sub-zones, the provisions in Item c, Clause 2 of this Article shall be complied with;

- The protection and restoration of wild animals in special-use forests:

All wild animal species must be strictly protected, their hunting, trapping or chase shall be prohibited;

To protect the living environment and feed sources of wild animals, feed and drinking water sources may, when necessary, be additionally created for them;

To release only healthy and disease-free wild animal species into special-use forests with a suitable ecological area; the quantity of each species must be suited to their habitats and feed sources;

b/ The protection, restoration and development of aquatic biological resources and bio-diversity of the submerged ecological systems within special-use forests located in islands, coastal or submerged areas shall comply with the already approved contents in investment projects and the law provisions on aquatic resources.

Article 14.- Full exploitation, full use of timber in special-use forests

Full exploitation and full use of timber shall be only carried out in special-use forests that are cultural, historical and environmental forests according to the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The procedures for dossier compilation, management of the full exploitation and full use of timber shall comply with the regulations guided by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 15.- Scientific research activities in special-use forests

1. Basing themselves on the regulations on scientific research in special-use forests, issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the special-use forest management boards shall have to make annual scientific research plans and submit them to competent authorities for approval, organize their implementation and report the results to the superior managing body.

2. Scientific research, teaching or practice visits made by domestic organizations or individual Vietnamese scientists, pupils, students must comply with the following provisions:

a/ They must be permitted by the special-use forest management board and comply with its guidance and supervision;

b/ When scientific research activities are carried out in special-use forests, a location rental and charges for necessary services must be paid to the special-use forest management board;

c/ A report on the research results already tested and publicized must be sent to the special-use forest management board.

3. The scientific research conducted by foreign organizations or individual foreign scientists themselves or in coordination with Vietnamese organizations or scientists must comply with the following provisions:

a/ They must be permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development and comply with the guidance and supervision of the special-use forest management board;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A report on the research results already tested and publicized must be sent to the permitting body and the special-use forests management board.

4. The collection of specimens in special-use forests for any purposes must be permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development and expenses there for must be paid to the special-use forest management boards;

The collection and taking of specimens abroad shall be subject to a separate regulation.

Article 16.- Organization of tourist activities in special-use forests

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in promulgating regulations on the organization of tourist activities (ecological, cultural, historical, convalescent) on the principle that development of tourist activities shall be strongly encouraged without adversely affecting the objective of nature and environment conservation.

2. The organization of tourist activities within special-use forests must be formulated into separate projects and shall be permitted by the special-use forest-managing level on the principle that it must not adversely affect the special-use forests conservation objective.

3. The special-use forest management boards may organize by themselves, lease out or contract the provision of ecological tourism services to organizations, households and individuals.

It is forbidden to lease out, contract or contribute as joint venture capital land and forests belonging to strictly-protected sub-zones of national gardens, which may cause change in the forests natural succession.

All revenues and expenditures related to tourist services shall comply with the current financial management regulations; earnings from tourist services shall be mostly left for investment in the work of managing, protecting and developing special-use forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Socio-economic stabilization and development for inhabitants living in special-use forests and buffer zones

1. Planning options and investment projects on building and organizing the life for the population in special-use forests and buffer zones must be approved by the competent authorities together with decisions on the establishment of such forests.

2. The population currently living in special-use forests shall be stabilized. It is forbidden to relocate people from elsewhere into special-use forests and buffer zones.

In special cases where it is necessary to evacuate people from strictly-protected sub-zones of special-use forests, the special-use forest management board shall have to make a plan thereon and submit it to the competent authorities for approval according to current regulations.

3. Fixed areas of dwelling land, rice fields, gardens and milpa of inhabitants living in special-use forests shall not be included into the area of special-use forests but must be reflected on the map and have boundary markers posted openly on the field.

4. Inhabitants living in special-use forests and buffer zones must strictly observe the Law on Forest Protection and Development, abide by the provisions in this Regulation as well as regulations issued by the special-use forest management board.

Chapter III

PROTECTION FORESTS

I. ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF PROTECTION FORESTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Headwater protection forests, aiming to regulate water sources for currents and reservoirs so as to limit flooding, reduce erosion, protect soil and limit the heightening of lake and river beds;

2. Protection forests to shield against harmful winds, blown sand, protect agriculture, protect residential quarters, urban centers, production areas and other construction works;

3. Coastal protection forests to shield against waves, prevent landslides and protect coastal construction works.

4. Protection forests to protect the ecological environment and landscapes in order to make the climate equable, prevent pollution in populous areas, urban centers and industrial zones, in combination with providing tourist and relaxation services.

Article 19.- Classification of protection forests by their degrees of importance

1. Very important areas: covering headwater areas, which are highly steep, close to rivers, lakes, prone to strong erosion, have the highest demand for water regulation; places of vigorous sand movement; coastal places prone to landslides and sea waves regularly threatening production and the peoples life, in direst need of protection, specialized protection forests therefore must be planned and invested for construction, ensuring a forest coverage of above 70%.

2. Important areas: including areas with a fair degree of slantingness, erosion and demand for headwater regulation; places where the threat of sand movement and sea waves is lesser and conditions permit combined development of forestry production, with high demand for land protection and use, where protection forests must be constructed in combination with production, ensuring a forest coverage of at least 50%.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify the criteria for very important and important forest areas in order to guide the implementation thereof.

Article 20.- Organization of the protection forest management apparatus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For protection forests with a concentrated area of 20,000 hectares or more, ranger sections may be set up, which are attached to the protection forest management boards and also submit to the professional guidance of the provincial Ranger Services.

3. For protection forests with an area (whether or not concentrated) of under 5,000 hectares, management boards shall not be set up. Instead, they shall be assigned to other organizations, households and individuals for management, protection and construction. The funding for the performance of this task shall be allocated from the provincial budgets.

Where such forests have not yet been assigned to specific forest owners, the People’s Committees of the communes where such forests exist shall be responsible for managing, protecting and constructing such forests and, at the same time, working out plans on step-by-step assignment of land and forests to the above-said forest owners and submit them to competent State bodies.

4. The payroll quota of a protection forest management board shall be determined depending on the area of the protection forest assigned by the State; for every 1,000 hectares of forest there shall be one staff member on average and each management board shall be staffed with at least 7 persons.

Article 21.- Tasks and powers of the protection forest management boards

1. To be responsible to the State for managing, protecting, constructing and using protection forests according to law provisions.

2. Basing themselves on investment projects for protection forest construction and development already approved by competent authorities, the protection forest management boards shall work out annual plans of activity and send them to competent authorities for approval before organizing their implementation.

3. To receive investment capital from the State, coordinate with the People’s Committees of different levels and concerned agencies in the localities in organizing the implementation of the plans on contractual assignment of such capital to organizations, households and individuals for protection and construction of protection forests; manage and use investment capital according to the current regulations;

4. To conduct production and business activities on production forest land lying interspersed with the protection forests according to the regulations on managing production forests in combination with doing business in activities of agricultural production, planting industrial trees, fruit trees, eco-tourism, fully exploiting forestry products, exploiting and using forests under Article 25 of this Regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To propagate and educate people in their respective localities to take part in protecting and constructing protection forests;

7. To periodically report to the superior authorities on the situation of the evolution of forest resources and activities of managing, protecting, building and developing protection forests according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

II. CONSTRUCTION AND USE OF PROTECTION FORESTS

Article 22.- Formative criteria for each type of protection forest

In each protection forest, the land area covered with forests must be protected while the area not yet covered with forests must be zoned for regeneration or afforestation with a view to ensuring the following formative criteria for each type of forest:

1. Headwater protection forests must form a concentrated area with a structure of mixed varieties of different ages and multiple layers, for deeply and strongly-rooted plant varieties, the degree of their canopy must be above 0.6;

2. Protection forests shielding against harmful wind and blown sand must comprise at least one main forest belt with a minimum width of 20 meters, combined with subsidiary forest belts forming a closed area; protection forests for agricultural production and economic works are planted in bands and lines, each forest belt or band consists of multiple lines of trees crown-contacted both horizontally and vertically;

3. Coastal protection forests shielding against sea waves must comprise at least one forest belt with a minimum width of 30 meters, consisting of multiple lines of crown-contact trees; different forest belts must have alternate entrances in the direction of big waves.

4. Protection forests to protect the ecological environment and landscapes are systems of forest belts and bands and systems of green trees intermingled with population areas, industrial zones or tourist resorts, ensuring prevention of air pollution, creating a clean environment in combination with recreation, entertainment and sight-seeing activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State shall allocate investment funding for the management, protection, construction and development of very important and important protection forests according to projects, schemes and plans approved by competent authorities and for payment of expenses for the operation of the protection forest management boards apparatus.

The State shall encourage organizations, households and individuals to invest in constructing protection forests.

Article 24.- Benefits of households contracted with and participating in the investment in constructing protection forests

1. Where the State invests capital and assigns it under package contracts to organizations, households and individuals (called collectively as contracting households) for protecting forests, zoning for forest restoration or afforestation, the contracting households shall be obliged to correctly carry out the plans and contents required in the package assignment contracts and be entitled to the following benefits (excluding kinds of Group I forestry products specified in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government):

a/ To be entitled to receive remuneration for protecting, zoning off and regenerating forests, or afforestation, depending on the results of the performance of the package assignment contracts signed with the forest management board;

b/ To be entitled to exploit dry wood and subsidiary forestry products under the forest canopy;

c/ Households contracted to zone off and regenerate forests in combination with planting additional forests shall be entitled to enjoy all thinly-pruned products, products not infringing upon to the forest canopy (flowers, fruits, resins, baamboo shoots), and subsidiary forestry and agricultural products under the forest canopy;

d/ Depending on each particular project, at the expiry of the contractual term if the contracting households so wish and have performed correctly the contents of their contracts during the contractual term, they may receive other contracts for the next period.

2. Where households invest their own capital in zoning and regenerating forests, planting new forests on land not yet covered with forests, they shall be entitled to enjoy 100% of the agricultural and forestry products when their forests meet the criteria for exploitation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Full exploitation of timber, bamboo and forestry products in protection forests

1. For protection forests being natural forests:

- The exploitation aims to get rid of old and stunted trees, diseased trees, thereby raising the forests regenerability and quality;

- It is permitted to fully exploit dry dead trees, diseased trees, topless trees, old and stunted trees, trees in over-density areas, at a rate not exceeding 20%, except for kinds of timber of Group IA specified in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government); it is permitted to fully exploit fallen trees, timber left on the ground for years, so as to create conditions for natural regeneration;

- It is permitted to fully exploit forestry products other than timber, bamboo if such exploitation does not affect the forests protection capacity, except Group I forestry products (specified in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government);

- For bamboo forests that have met the protection requirements (with a coverage of above 80%), it is permitted to exploit them at a maximum rate of 30% and to exploit bamboo shoots.

In parallel with the full exploitation and full use of timber, bamboo, forestry products, the forest owners must manage, protect and develop forests through such measures as afforestation, zoning for regeneration, and enriching forests.

2. For protection forests being planted forests:

a/ For protection forests planted with the States investment, it is permitted to exploit subsidiary trees, thinly-pruned trees when planted forests reach a density higher than the prescribed one, at the exploitation rate not exceeding 20% and ensure that, after being thinly pruned, forests should have a canopy degree of above 0.6.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For forests planted with the investment by the management boards or heads of contracting households, when they have reached the exploitable age, it is permitted to exploit each year at most one tenth of the area with forests planted by forest owners by the mode of felling in bands or small patches under 2 hectares in important areas or under 1 hectare in very important areas covered with headwater protection forests, and under 1 hectare for other types of protection forest.

c/ After exploitation, forest owners must proceed with regenerating or re- planting forests immediately in the next afforestation season and continue the management and protection thereof.

3. For protection forests which are restored through zoning for natural regeneration on land without forests, Clause 1 of this Article shall apply.

4. The exploitation procedures, the exploitation and the exploitation supervision and monitoring must comply with this Regulation, regulations, technical processes and procedures of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 26.- Management and use of other types of forest and land lying intermingled with protection forests

For production forest areas lying intermingled with protection forests, the forest management boards may organize production according to the provisions in Chapter IV of this Regulation.

Inhabitants fixed residential land, rice fields, gardens and milpa lying intermingled with protection forests shall not be included in such protection forests and shall be managed by the local administrations themselves. The Peoples Committees of competent levels shall assign and grant land use-right certificates to households, individuals according to law provisions.

Chapter IV

PRODUCTION FORESTS BEING NATURAL FORESTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Classification of production forests being natural forests

Natural forests are forests of natural origin, including existing natural forests and forests restored through zoning for natural regeneration on land no longer covered with forests. Natural forests shall be classified by their products as follows:

a/ Timber forests;

b/ Bamboo forests;

c/ Specialty forests (cinnamon, amomum, pharmaceutical materials of all kinds).

Article 28.- Organization and management of production forests being natural forests

1. Production forests being natural forests under unified State management shall be organized into the following production and business units:

- State-run forestry farms tasked to manage, protect forests and conduct forest production and business activities within the assigned areas of forests and forestry land;

- Sub-farms or production teams, which are units attached to forestry farms and tasked to manage and implement production plans of their forestry farms, forestry sub-farms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Inhabitants fixed agricultural land, residential land, rice fields, gardens and milpa lying intermingled with production forests shall not be included in production forests; the local administrations shall assign the right to use these types of land according to law provisions to households and individuals lawfully residing in their localities.

Article 29.- Responsibilities of State-run forestry farms for managing the business in production forests being natural forests

1. Directors of forestry farms shall be responsible to the State for the assigned forest funds and the effectiveness of the forest business management, shall have to organize the management, protection, tendering and rational use of these forest funds with a view to maintaining and developing them according to the approved overall planning, plans and schemes on forest production and business.

a/ To abide by the policies, regimes, laws, technical processes and procedures related to land use and management, forest use and forest production and business activities;

b/ Annually to report to State management bodies on the situation of the evolution of forest resources in their assigned areas.

2. Every five years, to re-assess the forest resources and forestry land so as to evaluate the effectiveness of the forest business management, which shall serve as basis for the formulation of production plans in the next period.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide in detail the annual and five-year reporting on forest resources.

Article 30.- Benefits of State-run forestry farms in managing the business in production forests being natural forests

1. To be entitled to exploit, process and sell timber and forestry products according to the provisions in Article 35 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Payment of expenses for production (including various phases from forest preparation, exploitation designing, evaluation of exploitation designs to exploitation, export, transport, preservation and sale of products);

- Payment of taxes to the State as prescribed;

- Investment in forest regeration with the application of biological forestry measures like zoning for regeneration, contracting out the forest protection, enriching forests, periodically re-assessing forest resources;

- Deductions for setting up other funds of forestry farms according to law provisions.

2. To be entitled to organize the collection, processing and sale of agricultural and forestry products.

3. To be entitled to use at most 20% of the assigned land area not yet covered with forests for agricultural production and fishery;

4. To be entitled to enter into joint venture with organizations and individuals inside and outside the country for cultivation and processing of agricultural and forestry products;

5. To contract organizations, individuals and households to participate in the protection, zoning for tendering and planting of forests according to the Government’s Decree No. 01/CP of January 4, 1995 on the contractual assignment of land for use for agricultural production, forestry and aquaculture at State enterprises;

6. To be entitled to compensation for damage to works constructed with forest owners investment capital on the assigned land which is recovered by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- Benefits of other forest owners in managing the business in production forests being natural forests

1. To be provided support by the State for production and business development such as loans at preferential interest rates, technical services, forestry promotion, product processing and sale services.

2. To be entitled to financial support for building of infrastructures in service of production like transportation roads, forest fire prevention and fight, forest disease prevention and elimination, construction of nursery gardens, and reassessment of forest resources once every five years.

3. To be entitled to exploit timber and forestry products according to the provisions in Article 35 of this Regulation, enjoy 100% of incomes after repaying all principal capital and interests thereon (if any) and pay all taxes as prescribed by law; and to invest in forest regeneration according to current regulations.

4. To be entitled to use at most 20% of the assigned or leased land area not yet covered with forests for agricultural production and fishery.

5. To be entitled to compensation for damage to works built with forest owners’ investment capital on the assigned or leased forestry land areas that are recovered by the State.

Article 32.- Responsibility of other forest owners for managing the business in production forests being natural forests

1. To strictly abide by the States policies and laws, relevant regulations, technical processes and procedures related to the land use management, forest use management and forest business.

2. To ensure the use of forestry land for right purposes and the stable and permanent use of forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To annually report to the State management bodies on the situation of the evolution of forest resources in their assigned areas; once every five years to re-assess forest resources with a view to evaluating the effectiveness of the forest business management, which shall serve as basis for formulating production schemes and plans in the next period.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide in detail the annual and five-year reporting on forest resources.

II. DOING BUSINESS IN AND USE OF PRODUCTION FORESTS BEING NATURAL FORESTS

Article 33.- Conditions for putting forests into production and business

1. Forest owners must have land use-right certificates granted by competent State bodies; where they have not yet obtained such certificates, they must have decisions issued by competent State bodies to assign or lease forestry land for forest production and business.

2. Forest owners being forestry farms or other organizations must have dossiers approved by competent authorities, including:

- Investment projects;

- Forest production and business, protection and management schemes;

- When exploiting production forests being natural forests, there must be forest restoration schemes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34.- Regulations on zoning for tendering of production forests being natural forests

The zoning for tendering of production forests being natural forests must comply with the plans, investment projects or production and business schemes or plans already approved by competent authorities.

1. For projects on zoning forests for tendering, which are funded with budgetary capital, non-refundable aid capital, domestic and foreign concessional loans, the forest owners or project owners must make cost estimates therefor and submit them to the following competent authorities for approval:

- The provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services, if they are units attached to the provinces;

- The managing ministries or branches, if they are units attached to the ministries or branches;

- The corporations or companies, if they are units attached to the corporations or companies.

2. If the forest owners make investment with their own capital, they may make their own decisions on the zoning for tendering of forests

Article 35.- Exploitable objects, procedures for exploitation of timber and forestry products from production forests being natural forests

1. Exploitable objects shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Timber from production forests being natural forests under the management of households, individuals, including also natural forests marked off for tendering and restoration on land no longer covered with forests, except those types of Group 1A (specified in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government);

c/ Other forestry products, except those types of Group 1A (specified in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government);

d/ Exploiting products while tendering, enriching, thinly pruning forests, and exploiting dead standing trees;

e/ Fully exploiting timber lying on the ground (dry dead trees, removal of pith, bark’).

2. Procedures for exploitation of timber from natural forests:

- For timber exploitation, there must be designing dossiers approved by competent bodies;

- Annual exploitation sites and outputs must be compliant with forest restoration schemes or forest production and business schemes or plans already approved by competent authorities;

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in submitting to the Government for approval the annual plan’s total quota for exploitation of timber from natural forests.

- On the basis of the total exploitation quota approved by the Prime Minister, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall allocate the quotas for exploitation of timber from natural forests in the subsequent year to the localities and units for proceeding with the exploitation designing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The provincial-level Peoples Committees shall approve the exploitation designing dossiers, sum up and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for evaluation;

- On the basis of the results of the dossier evaluation, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue to the localities decisions on opening forests for timber exploitation, which shall serve as basis for the provincial-level Peoples Committees to make decisions to grant exploitation permits to enterprises.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue concrete regulations on the compilation of dossiers, exploitation procedures, organization and supervision of exploitation as well as regulations, technical processes and procedures for exploitation of timber and forestry products:

- After being exploited, natural forests must be cleaned up and closed, protected and tendered throughout the next period.

- For products exploited under permits from production forests being natural forests, after completion of procedures to prove that they are exploited lawfully according to current regulations, they may be freely circulated on the market, except forestry products of Group I ((specified in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government).

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36.- Inspection and supervision of the forest management and forest production and business

1. The presidents of the Peoples Committees of all levels shall have to perform the State management over all forest areas and forestry land areas in the localities under their management; direct the organization of all activities related to the management, protection, construction, development and business of production forests in their localities according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The ranger offices shall have to supervise, inspect and monitor the observance of the legislation on forest management and protection in their localities, and at the same time guide and help forest owners to manage and protect forests according to the provisions in Clause 4, Article 7 of the Prime Ministers 187/1999/QD-TTg of September 16, 1999 and this Regulation.

4. The forest owners shall manage and protect forests and forestry land areas assigned or leased to them; oversee and carry out production activities, prevent mistakes and timely detect violations for interception and handling, or report them to competent authorities for handling according to law provisions.

5. The law enforcement bodies of all levels shall, when conducting inspection and supervision, make written records on and handle violations, or report them to the superior authorities for handling according to law provisions.

Article 37.- Organizations, households and individuals shall have to abide by the provisions in this Regulation. If they commit any violations, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability according to law provisions. If they record achievements, they shall be commended and rewarded by the State.

Article 38.- All previous regulations contrary to this Regulation are now annulled.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 về Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.086

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.158.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!