Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTNMT 2020 tiêu chí xác định loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Số hiệu: 03/VBHN-BTNMT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành: 11/05/2020 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/VBHN-BTNMT

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH LOÀI VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, có hiệu lực 01 tháng 01 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 9 năm 2019.

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường1,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng, cấy nhân tạo loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, vận chuyển loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các sản phẩm của chúng phục vụ mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây được gọi là loài được ưu tiên bảo vệ) tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ số đa dạng nguồn gen của giống là hệ số được dùng để đánh giá mức độ phong phú về số lượng giống và mức độ đa dạng của các giống cây trồng được tính theo chỉ số đa dạng Simpson.

Hệ số đa dạng nguồn gen giống i: Hg = 1- Σ f2(xi)

f(xi): tỷ lệ phần trăm của diện tích trồng giống i trên tổng số diện tích trồng tất cả các giống của một loài cây trồng.

2. Hoạt động phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học là hoạt động bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn gen, cá thể, quần thể của loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ là hoạt động lấy mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ ra khỏi môi trường tự nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc các địa điểm nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ khác.

4. Khu vực phân bố của loài là diện tích được xác định bằng đường biên giới liên tục và ngắn nhất bao quanh tất cả các địa điểm đã biết, được dự đoán có mặt loài đó.

5. Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ là mẫu vật có giấy tờ xác nhận là mẫu vật khai thác, mua, bán, tặng cho, thuê, vận chuyển, nhập khẩu; giấy tờ xác nhận là tang vật tịch thu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ khác chứng minh mẫu vật có nguồn gốc từ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký.

6. Mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi là mẫu vật) là cá thể còn sống, đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận cơ thể, dịch thể hoặc các sản phẩm, dẫn xuất từ động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

7. Nơi cư trú của loài là diện tích nhỏ nhất cần cho sự tồn tại của quần thể loài nằm trong khu vực phân bố của loài đó.

8. Tiểu quần thể là một nhóm cá thể trong quần thể của một loài bị cách ly và có ít sự trao đổi về mặt di truyền với các nhóm cá thể khác của loài đó.

Chương II

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Điều 4. Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ

Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;

2. Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Điều 5. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng

1. Loài động vật hoang dã, thực vật hoang đã được xác định là loài có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:

a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;

b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;

c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;

d) Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;

đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.

2. Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:

a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25;

b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;

c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh.

3. Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng dưới 100 cá thể cái giống và dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá thể dưới 120.

4. Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời gian mười (10) năm tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.

Điều 6. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử

1. Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống.

2. Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược.

3. Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.

4. Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.

5. Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.

Điều 7. Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ2

1. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

2. Định kỳ ba (03) năm một lần hoặc khi thấy cần thiết, Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 8. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Trình tự, thủ tục thẩm định, hồ sơ:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài ưu tiên bảo vệ gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định này và ba (03) bộ hồ sơ với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật đa dạng sinh học;

b) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần;

c) Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, các cơ quan khoa học, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia;

Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin tại hiện trường, cơ quan thẩm định tổ chức cho Hội đồng thẩm định tiến hành xác minh: Thời gian xác minh thông tin tại hiện trường không tính vào thời gian thẩm định.

d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định gửi văn bản đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ kèm theo hồ sơ và kết quả thẩm định của Hội đồng tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề nghị của các cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Cơ quan thẩm định:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Chương III

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Điều 9. Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng và lập hồ sơ loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ

a) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: Vùng phân bố, nơi cư trú, tình trạng quần thể, tình trạng môi trường sống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử; hiện trạng quản lý, bảo vệ và phát triển loài;

b) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: số lượng hộ gia đình, cơ sở nuôi, trồng; diện tích nuôi, trồng, số lượng cá thể; mức độ đa dạng nguồn gen của giống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; công tác quản lý, bảo vệ; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử.

2. Lưu giữ thông tin điều tra, quan trắc, đánh giá và lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ

a) Mỗi loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó;

b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật theo số liệu điều tra thực tế; Hồ sơ được lập thành ít nhất hai (02) bộ: Một (01) bộ lưu giữ tại cơ quan quản lý trực tiếp loài được ưu tiên bảo vệ, một (01) bộ lưu giữ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Trách nhiệm điều tra, quan trắc, đánh giá và báo cáo tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc; gửi thông tin tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.

Điều 10. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ

a) Việc bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tuân thủ các quy định của Nghị định này;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ sinh sống tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi tại các hộ gia đình, cá nhân; vi sinh vật và nấm được ưu tiên bảo vệ;

d) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó.

2. Các dự án, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nơi cư trú, đường di chuyển, nơi kiếm ăn của loài ưu tiên được bảo vệ phải có các biện pháp giảm thiểu phù hợp, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên.

3. Trường hợp loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ đe dọa đến tài sản hoặc tính mạng của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh xem xét, quyết định phương án tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân và hạn chế tổn hại đến loài động vật hoang dã.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, các loài vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 11. Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Điều kiện khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;

b) Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;

c) Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;

d) Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Hồ sơ cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02, Phụ lục II Nghị định này;

b) Phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị định này;

c) Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định này;

d) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

e) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép khai thác nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp giấy phép khai thác cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;

c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nơi sẽ tiến hành hoạt động khai thác, tổ chức liên quan khác và các chuyên gia;

d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân đăng ký, trường hợp từ chối cấp giấy phép khai thác phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Giấy phép khai thác được quy định theo Mẫu số 05, Phụ lục II Nghị định này;

đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác phải tuân thủ các quy định trong Giấy phép khai thác và Phương án khai thác đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố nếu gây suy thoái môi trường sinh thái, phá hủy tài sản của nhà nước và người dân theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm tra, giám sát và xác nhận mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên; Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện quy định đóng dấu búa kiểm lâm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với mẫu vật là gỗ. Giấy xác nhận mẫu vật khai thác theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định này;

b) Khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép khai thác, Phương án khai thác đã được phêduyệt hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng ngay việc khai thác, đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý;

c) Chậm nhất ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để tiến hành kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu và xác nhận mẫu vật khai thác;

d) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày hết hạn giấy phép khai thác, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả khai thác, kèm theo biên bản nghiệm thu và bản sao có chứng thực Giấy xác nhận mẫu vật khai thác.

5. Hiệu lực của giấy phép khai thác, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Giấy phép khai thác có hiệu lực trong một (01) năm. Hai (02) tháng trước khi giấy phép khai thác hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép khai thác phải gửi đơn đề nghị gia hạn giấy phép tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét gia hạn. Mỗi giấy phép khai thác được gia hạn không quá hai (02) lần;

b) Giấy phép khai thác bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng phương án khai thác, khai thác vượt quá số lượng ghi trong giấy phép khai thác và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài khai thác trong tự nhiên; quá thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác mà tổ chức, cá nhân đó không tiến hành hoạt động khai thác; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác.

6. Việc khai thác giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 12. Trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;

b) Có giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

2. Hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07, Phụ lục II Nghị định này;

b) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật;

c) Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;

d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật được quy định theo Mẫu số 08, Phụ lục II Nghị định này.

4. Hiệu lực giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực trong sáu (06) tháng. Một (01) tháng trước khi Giấy phép hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã phải có đơn đề nghị gia hạn giấy phép và không quá một (01) lần gia hạn cho một giấy phép;

b) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, vượt quá số lượng ghi trong giấy phép; quá thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

6. Việc lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu vật. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển theo Mẫu số 09, Phụ lục II Nghị định này; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; giấy chứng nhận kiểm dịch đối với mẫu vật là động vật sống, thực vật sống; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển mẫu vật, trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển được quy định theo Mẫu số 10, Phụ lục II Nghị định này.

7. Hộ gia đình, cá nhân lưu giữ, vận chuyển giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lưu giữ và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 13. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật đa dạng sinh học, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều này;

b) Loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sởbảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nuôi, trồng:

a) Đơn đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo Mẫu số 11, Phụ lục II Nghị định này;

b) Đề án nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo đăng ký. Nội dung đề án gồm các thông tin cơ bản về: Đặc điểm sinh thái học của loài; quy mô và kế hoạch nuôi, trồng, phát triển loài; cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật nuôi, trồng; năng lực tài chính, chuyên môn; biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường;

c) Giấy tờ chứng minh bảo đảm điều kiện nuôi, trồng loài bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nằm ngoài Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, tổ chức kiểm tra thực tế và cấp giấy phép nuôi, trồng theo Mẫu số 12, Phụ lục II Nghị định này, trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

4. Hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi, trồng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải khai báo với chính quyền địa phương sở tại và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trường hợp cá thể động vật hoang dã bị chết trong quá trình nuôi, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và quyết định xử lý theo một trong các phương án sau:

a) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng;

b) Tiêu hủy đối với trường hợp cá thể động vật hoang dã chết do bị bệnh dịch hoặc không thể xử lý theo phương án quy định tại Điểm a Khoản này.

6. Thu hồi Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ:

a) Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong Giấy phép; cơ sở nuôi, trồng loài không đảm bảo điều kiện nuôi, trồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm thu hồi giấy phép.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi, trồng và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

Điều 14. Cứu hộ, đưa loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng

1. Các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, sau khi xử lý tịch thu còn khỏe mạnh thì cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp; trong trường hợp không đảm bảo điều kiện để thả lại nơi sinh sống tự nhiên do bị thương, bị bệnh thì đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc.

2. Cơ sở cứu hộ khi nhận được thông báo về loài cần cứu hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải triển khai cứu hộ kịp thời, lập hồ sơ theo dõi đối với từng cá thể loài được cứu hộ và thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Sau khi cá thể loài được cứu hộ đã phục hồi, cơ sở cứu hộ phải báo cáo cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thả lại nơi sinh sống tự nhiên của loài hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.

4. Trường hợp cá thể loài cứu hộ bị chết trong quá trình cứu hộ, cơ sở cứu hộ phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và thực hiện phương án xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 của Nghị định này.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật về cứu hộ, tái thả lại loài được ưu tiên bảo vệ vào môi trường sống tự nhiên hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.

Điều 15. Xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện nhằm phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái hoặc tạo nguồn giống ban đầu.

2. Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với loài thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê về xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng việc xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

Điều 16. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm và quyền lợi:

a) Tuân thủ các quy định tại Điều 29 Luật đa dạng sinh học và quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, xác nhận mẫu vật được khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên trong phạm vi quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;

c) Được hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện các giải pháp bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên;

d) Được hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ theo các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản.

2. Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm và quyền lợi:

a) Tuân thủ các quy định tại Điều 43 Luật đa dạng sinh học;

b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở;

c) Trường hợp có thay đổi số lượng cá thể nuôi, trồng tại cơ sở, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác nhận;

d) Lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển cá thể loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở do mình quản lý;

đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học có liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển loài tại cơ sở do mình quản lý;

e) Tháng 12 hàng năm, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ tại cơ sở;

g) Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;

h) Được cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp hỗ trợ nguồn nhân lực, hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất; các hành vi khai thác, lưu giữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, tặng cho trái phép phải báo cho các cơ quan thực thi pháp luật nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Nhà nước có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, khai báo các hành vi vi phạm pháp luật về loài được ưu tiên bảo vệ.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Nguồn tài chính cho bảo tồn và phát triển loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ

1. Tài chính cho công tác bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng từ các nguồn:

a) Ngân sách nhà nước cấp;

b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Điều tra cơ bản; điều tra định kỳ; điều tra theo yêu cầu quản lý; quan trắc; thống kê; báo cáo;

b) Xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;

d) Lập, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

đ) Thực hiện chương trình, dự án bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;

g) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, lưu giữ hợp pháp loài được ưu tiên bảo vệ;

h) Cứu hộ, giám định mẫu vật và thực hiện các phương án xử lý tang vật, động vật hoang dã bị chết trong quá trình cứu hộ; tái thả động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên phù hợp.

Điều 18. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;

b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, bảo vệ loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;

d) Tổ chức điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục;

đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ, các chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; công bố kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

e) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;

b) Điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn mức chi cho các hoạt động cứu hộ, giám định mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ.

4. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của Nghị định này.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

Điều 19. Hiệu lực thi hành3

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014

2. Nghị định này thay thế các nội dung về tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ; trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm quyền, trình tự thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

3. Chế độ quản lý đối với loài thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xác định là loài ưu tiên bảo vệ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Sở TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng
- Cổng TTĐT Chính phủ (để đăng tải);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- Lưu: Văn thư, TCMT.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

PHỤ LỤC I4

DANH MỤC CÁC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Thực vật

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

NGÀNH HẠT TRẦN

GYMNOSPERMAE

LỚP THÔNG

PINOPSIDA

Họ Hoàng đàn

Cupressaceae

1

Bách đài loan

Taiwania cryptomerioides

2

Sa mộc dầu

Cunninghamia konishii

3

Thông nước

Glyptostrobus pensilis

4

Bách vàng việt

Xanthocyparis vietnamensis

5

Hoàng đàn

Cupressus tonkinensis

Họ Thông

Pinaceae

6

Du sam đá vôi

Keteleeria davidiana

7

Thông đỏ nam (Thông đỏ lá dài, Thanh tùng)

Taxus wallichiana

8

Vân sam phan si păng

Abies delavayi subsp. fansipanensis

NGÀNH HẠT KÍN

ANGIOSPERMAE

LỚP HAI LÁ MẦM

DICOTYLEDON

Họ Dầu

Dipterocarpaceae

9

Chai lá cong (Sao lá cong)

Shorea falcata

10

Kiền kiền phú quốc

Hopea pierrei

11

Sao hình tim

Hopea cordata

12

Sao mạng cà ná

Hopea reticulata

Họ Hoàng liên gai

Berberidaceae

13

Hoàng liên gai lá dài

Berberis sargentiana

14

Hoàng liên gai lá mốc (Hoàng liên gai, Hoàng liên ba gai, Tiểu nghiệt bá)

Berberis kawakamii

15

Hoàng liên gai lá nhỏ

Berberis julianae

Họ Mao lương

Ranunculaceae

16

Hoàng liên chân gà

Coptis quinquesecta

17

Hoàng liên bắc

Coptis chinensis

Họ Ngũ gia bì

Araliaceae

18

Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất)

Panax bipinnatifidus

19

Tam thất hoang

Panax stipuleanatus

20

Sâm ngọc linh tự nhiên

Panax vietnamensis

LỚP HÀNH

LILIOPSIDA

Họ Lan

Orchidaceae

21

Lan hài chai (Lan vân hài)

Paphiopedilum callosum

22

Lan hài xanh

Paphiopedilum malipoense

23

Lan hài chân tím (Lan hài trần liên)

Paphiopedilum tranlienianum

24

Lan hài trân châu

Paphiopedilum emersonii

25

Lan hài hằng

Paphiopedilum hangianum

26

Lan hài đỏ (Lan hài hồng)

Paphiopedilum delenatii

27

Lan hài tam đảo

Paphiopedilum gratrixianum

28

Lan hài thăng heng (Lan hài hêlen)

Paphiopedilum helenae

2. Động vật

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

LỚP THÚ

MAMMALIA

BỘ CÁNH DA

DERMOPTERA

Họ Chồn dơi

Cynocephalidae

1

Chồn bay (Cầy bay)

Galeopterus variegatus

BỘ LINH TRƯỞNG

PRIMATES

Họ Cu li

Lorisidae

2

Cu li lớn

Nycticebus bengalensis

3

Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

Họ Khỉ

Cercopithecidae

4

Voọc bạc đông dương

Trachypithecus germaini

5

Voọc bạc trường sơn

Trachypithecus margarita

6

Voọc cát bà (Voọc đen đầu vàng)

Trachypithecus poliocephalus

7

Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng)

Trachypithecus hatinhensis

8

Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

9

Voọc mông trắng

Trachypithecus delacouri

10

Voọc chà vá chân đen

Pygathrix nigripes

11

Voọc chà vá chân đỏ (Voọc chà vá chân nâu)

Pygathrix nemaeus

12

Voọc chà vá chân xám

Pygathrix cinerea

13

Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng)

Trachypithecus hatinhensis

14

Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

15

Voọc mông trắng

Trachypithecus delacouri

16

Voọc mũi hếch

Rhinopithecus avunculus

17

Voọc xám

Trachypithecus crepusculus

Họ Vượn

Hylobatidae

18

Vượn đen má hung (Vượn đen má vàng)

Nomascus gabriellae

19

Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenys

20

Vượn đen tuyền đông bắc (Vượn cao vít)

Nomascus nasutus

21

Vượn đen tuyền tây bắc

Nomascus concolor

22

Vượn má vàng trung bộ

Nomascus annamensis

23

Vượn siki

Nomascus siki

BỘ THÚ ĂN THỊT

CARNIVORA

Họ Chó

Canidae

24

Sói đỏ (Chó sói lửa)

Cuon alpinus

Họ Gấu

Ursidae

25

Gấu chó

Helarctos malayanus

26

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

Họ Chồn

Mustelidae

27

Rái cá lông mũi

Lutra sumatrana

28

Rái cá lông mượt

Lutrogale perspicillata

29

Rái cá thường

Lutra lutra

30

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinereus

Họ Cầy

Viverridae

31

Cầy giông đốm lớn

Viverra megaspila

32

Cầy vằn bắc

Chrotogale owstoni

33

Cầy gấm

Prionodon pardicolor

34

Cầy mực (Cầy đen)

Arctictis binturong

Họ Mèo

Felidae

35

Báo gấm

Neofelis nebulosa

36

Báo hoa mai

Panthera pardus

37

Báo lửa (Beo lửa, Beo vàng)

Catopuma temminckii

38

Hổ

Panthera tigris

39

Mèo cá

Prionailurus viverrinus

40

Mèo gấm

Pardofelis marmorata

BỘ CÓ VÒI

PROBOSCIDEA

Họ Voi

Elephantidae

41

Voi

Elephas maximus

BỘ MÓNG GUỐC NGÓN LẺ

PERISSODACTYLA

Họ Tê giác

Rhinocerotidae

42

Tê giác một sừng

Rhinoceros sondaicus annamiticus

BỘ MÓNG GUỐC NGÓN CHẴN

ARTIODACTYLA

Họ Hươu nai

Cervidae

43

Hươu vàng

Axis porcinus

44

Hươu xạ

Moschus berezovskii

45

Mang lớn

Muntiacus vuquangensis

46

Mang trường sơn

Muntiacus truongsonensis

47

Nai cà tong

Rucervus eldii

Họ Trâu bò

Bovidae

48

Bò rừng

Bos javanicus

49

Bò tót

Bos gaurus

50

Bò xám

Bos sauveli

51

Sao la

Pseudoryx nghetinhensis

52

Sơn dương

Capricornis milneedwardsii

BỘ TÊ TÊ

PHOLIDOTA

Họ Tê tê

Manidae

53

Tê tê java

Manis javanica

54

Tê tê vàng

Manis pentadactyla

BỘ THỎ

LAGOMORPHA

Họ Thỏ rừng

Leporidae

55

Thỏ vằn

Nesolagus timminsi

BỘ CÁ VOI

CETACEA

Họ Cá heo

Delphinidae

56

Cá heo trắng trung hoa

Sousa chinensis

BỘ HẢI NGƯU

SIRENIA

Họ Cá cúi

Dugongidae

57

Bò biển

Dugong dugon

LỚP CHIM

AVES

BỘ BỒ NÔNG

PELECANIFORMES

Họ Bồ nông

Pelecanidae

58

Bồ nông chân xám

Pelecanus philippensis

Họ Cổ rắn

Anhingidae

59

Cổ rắn (Điêng điểng)

Anhinga melanogaster

BỘ HẠC

CICONIIFORMES

Họ Diệc

Ardeidae

60

Cò trắng trung quốc

Egretta eulophotes

61

Vạc hoa

Gorsachius magnificus

Họ Cò quắm

Threskiornithidae

62

Cò mỏ thìa

Platalea minor

63

Quắm cánh xanh (Cò quắm cánh xanh)

Pseudibis davisoni

64

Quắm lớn (Cò quắm lớn)

Pseudibis gigantea

Họ Hạc

Ciconiidae

65

Già đẫy nhỏ

Leptoptilos javanicus

66

Hạc cổ trắng

Ciconia episcopus

BỘ NGỖNG

ANSERIFORMES

Họ Vịt

Anatidae

67

Ngan cánh trắng

Asarcornis scutulata

BỘ GÀ

GALLIFORMES

Họ Trĩ

Phasianidae

68

Công

Pavo muticus

69

Gà so cổ hung

Arborophila davidi

70

Gà lôi lam mào trắng

Lophura edwardsi

71

Gà lôi tía

Tragopan temminckii

72

Gà tiền mặt đỏ

Polyplectron germaini

73

Gà tiền mặt vàng

Polyplectron bicalcaratum

74

Trĩ sao

Rheinardia ocellata

BỘ SẾU

GRUIFORMES

Họ Sếu

Gruidae

75

Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi)

Grus antigone

Họ Ô tác

Otidae

76

Ô tác

Houbaropsis bengalensis

BỘ RẼ

CHARADRIIFORMES

Họ Rẽ

Scolopacidae

77

Rẽ mỏ thìa

Calidris pygmaea

78

Choắt mỏ vàng

Tringa guttifer

BỘ SẢ

CORACIIFORMES

Họ Hồng hoàng

Bucerotidae

79

Niệc nâu

Anorrhinus austeni

80

Niệc cổ hung

Aceros nipalensis

81

Niệc mỏ vằn

Rhyticeros undulatus

82

Hồng hoàng

Buceros bicornis

BỘ SẺ

PASSERIFORMES

Họ Khướu

Timaliidae

83

Khướu ngọc linh

Trochalopteron ngoclinhense

LỚP BÒ SÁT

REPTILIA

BỘ CÓ VẢY

SQUAMATA

Họ Rắn hổ

Elapidae

84

Rắn hổ chúa

Ophiophagus hannah

Họ Tắc kè

Gekkonidae

85

Tắc kè đuôi vàng

Cnemaspis psychedelica

Họ Thằn lằn cá sấu

Shinisauridae

86

Thằn lằn cá sấu

Shinisaurus crocodilurus

BỘ RÙA

TESTUDINES

Họ Vích

Cheloniidae

87

Rùa biển đầu to (Quản đồng)

Caretta caretta

88

Vích

Chelonia mydas

89

Đồi mồi

Eretmochelys imbricata

90

Đồi mồi dứa

Lepidochelys olivacea

Họ Rùa da

Dermochelyidae

91

Rùa da

Dermochelys coriacea

Họ Rùa đầu to

Platysternidae

92

Rùa đầu to

Platysternon megacephalum

Họ Rùa đầm

Geoemydidae

93

Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng)

Cuora cyclornata (Cuora trifasciata)

94

Rùa hộp trán vàng miền bắc

Cuora galbinifrons

95

Rùa hộp trán vàng miền trung

Cuora bourreti

96

Rùa hộp trán vàng miền nam

Cuora picturata

97

Rùa trung bộ

Mauremys annamensis

Họ Ba ba

Trionychidae

98

Giải sin-hoe (Giải thượng hải)

Rafetus swinhoei

99

Giải khổng lồ

Pelochelys cantorii

3. Giống cây trồng

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Loài Lúa

Oryza sativa

1

Giống Chiêm đá Quảng Ninh

Oryza sativa

2

Giống Dự nghểu Hòa Bình

Oryza sativa

3

Giống Lúa Chăm biển

Oryza sativa

4

Giống Hom mùa Hải Phòng

Oryza sativa

5

Giống Tẻ tép

Oryza sativa

6

Giống Cút (chiêm cút)

Oryza sativa

7

Giống Chiêm cườm

Oryza sativa

8

Giống Nếp hạt mây

Oryza sativa

9

Giống Chiêm bầu

Oryza sativa

Loài Ngô

Zea mays

10

Giống Tẻ trắng hà chua cay

Zea mays

Loài Khoai môn

Colocasia esculenta

11

Giống Mắc phứa hom (khoai môn ruột vàng)

Colocasia esculenta

Loài Lạc

Arachis hypogaea

12

Giống Lạc trắng Vân Kiều

Arachis hypogaea

Loài Đậu tương

Glycine max

13

Giống Đậu tương hạt đen

Glycine max

Loài Đậu nho nhe

Vigna umbellata

14

Giống Đậu nho nhe đen

Vigna umbellata

Loài Nhãn

Dimocarpus longan

15

Giống Nhãn hạt trắng

Dimocarpus longan

4. Giống vật nuôi

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Loài Lợn

Sus scrofa

1

Giống lợn ỉ

Sus scrofa

2

Giống lợn ba xuyên

Sus scrofa

3

Giống lợn hung

Sus scrofa

4

Giống lợn mường lay

Sus scrofa

Loài Gà sao

Helmeted

5

Giống gà sao vàng

Numida meleagris

Loài Vịt xiêm

Cairina moschata

6

Giống ngan sen

Cairina moschata

PHỤ LỤC II

CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

1. Mẫu số 1: Mẫu đơn đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

2. Mẫu số 2: Mẫu đơn đề nghị nguy cấp giấy phép khai thác loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3. Mẫu số 3: Mẫu phương án khai thác loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4. Mẫu số 4: Mẫu báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đề nghị khai thác.

5. Mẫu số 5: Mẫu giấy phép khai thác loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

6. Mẫu số 6: Mẫu giấy xác nhận mẫu vật khai thác.

7. Mẫu số 7: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho thuê loài thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm được loài ưu tiên bảo vệ.

8. Mẫu số 8: Mẫu cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

9. Mẫu số 9: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu trữ, vận chuyển loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

10. Mẫu số 10: Mẫu giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

11. Mẫu số 11: Mẫu đơn đề nghị đăng ký nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

12. Mẫu số 12: Mẫu giấy phép nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị

- Tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị

- Tên loài đề nghị (tên thông thường và tên khoa học).

- Lý do đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

- Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí xác định loài quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định về tiêu chí xác định loài và chế độ bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3. Tài liệu kèm theo

- Hồ sơ đánh giá hiện trạng loài đề nghị đưa vào hoặc đưa loài ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

- Các tài liệu nghiên cứu, đánh giá có liên quan đến loài đề nghị.

……., ngày …….. tháng ….. năm ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC

LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi: Bộ....................................................................

1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:

- Tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị

- Loài đề nghị khai thác:

+ Tên thông thường và tên khoa học;

+ Chủng loại khai thác: cá thể, bộ phận, dẫn xuất...;

+ Số lượng khai thác: nêu rõ bao nhiêu mẫu vật khai thác (đối với động vật sống phải nêu rõ số lượng cá thể non, trưởng thành, già; cá thể đực và cái);

- Mục đích khai thác.

3. Địa điểm khai thác

4. Thời gian dự kiến khai thác

5. Các tài liệu gửi kèm

- Thuyết minh phương án khai thác.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài đề nghị khai thác.

- Các tài liệu có liên quan khác liên quan đến khai thác loài.

……., ngày …….. tháng … năm ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC
LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Tên tổ chức, cá nhân lập phương án khai thác

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung đề nghị khai thác

- Loài đề nghị khai thác:

+ Tên thông thường và tên khoa học;

+ Chủng loại khai thác: cá thể, bộ phận, dẫn xuất...;

+ Số lượng khai thác: nêu rõ bao nhiêu mẫu vật khai thác (đối với động vật sống phải nêu rõ số lượng cá thể non, trưởng thành, già; cá thể đực và cái);

- Mục đích khai thác.

3. Địa điểm khai thác

3.1. Khai thác ngoài tự nhiên

+ Vị trí khu vực khai thác: nêu rõ lô, khoảnh, tiểu khu đối với rừng và tọa độ địa lý đối với các hệ sinh thái khác.

+ Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm sơ đồ, bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000

+ Diện tích khu vực khai thác.

+ Hiện trạng hệ sinh thái, khu hệ động, thực vật tại khu vực khai thác.

3.2. Khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

+ Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Địa chỉ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Quyết định thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Hiện trạng bảo tồn loài tại cơ sở: số lượng, quy mô, tình trạng các cá thể của loài được bảo tồn.

+ Vị trí và diện tích khu vực khai thác.

4. Thời gian khai thác: từ ngày ...... tháng ..... năm ……. đến ngày ...... tháng..... năm …….

5. Phương án khai thác

- Phương tiện, công cụ khai thác.

- Hình thức khai thác (săn, bắt, bẫy, lưới,...).

- Tổ chức, cá nhân thực hiện (ghi rõ tên, địa chỉ, số lượng....).

6. Đánh giá tác động của việc khai thác

- Đánh giá tác động của việc khai thác và phương án khai thác đối với sự biến đổi của quần thể loài sau khi khai thác.

- Đánh giá tác động của việc khai thác và phương án khai thác đối với môi trường tự nhiên và các loài động vật, thực vật khác trong khu vực khai thác.

7. Các tài liệu kèm theo

……., ngày …….. tháng …. năm ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 4

Tên đơn vị
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ
LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ ĐỀ NGHỊ KHAI THÁC

Tên loài: (tên thông thường và tên khoa học)

1. Thông tin chung

Giới thiệu chung về loài đề nghị khai thác tại Việt Nam gồm:

- Mô tả đặc điểm sinh thái học của loài, vừng phân bố;

- Hiện trạng quần thể, các mối đe dọa đối với loài, mức độ nguy cấp (đánh giá theo Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN);

- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển loài;

- Những nghiên cứu đã được thực hiện về loài và các thông tin khác có liên quan.

2. Phương pháp, thời gian điều tra (đối với các nội dung điều tra phải nêu rõ các phương pháp điều tra đã thực hiện các nội dung đó):

3. Kết quả điều tra loài đề nghị khai thác

3.1. Đối với loài ngoài tự nhiên

- Xác định kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng; số lượng tỷ lệ di cư, nhập cư; cấu trúc quần thể (số lượng cá thể đực, cái; số lượng cá thể già, non và trưởng thành).

- Xác định khả năng khai thác, mùa sinh sản, mùa khai thác; số lượng, chủng loại, thời gian được phép khai thác để đảm bảo phát triển bền vững.

- Xây dựng sơ đồ, bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000.

3.2. Đối với loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Xác định số lượng cá thể (đực, cái, già, trưởng thành, non), số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót; dự đoán tăng trưởng của đàn.

- Kế hoạch phát triển loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

- Hoạt động nhân nuôi, tái thả, sinh sản của loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

4. Đề xuất phương án khai thác: Nêu rõ phương tiện, công cụ, hình thức khai thác áp dụng đối với từng đối tượng dự kiến khai thác.

5. Kết luận và kiến nghị

6. Phụ lục

7. Tài liệu tham khảo

……., ngày …….. tháng ….. năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 5

BỘ…………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /…………..

……., ngày … tháng … năm ……

GIẤY PHÉP
KHAI THÁC LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Mục đích khai thác

3. Nội dung khai thác

- Loài khai thác (tên thông thường và tên khoa học).

- Số lượng, chủng loại, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ).

- Địa điểm khai thác.

- Thời gian khai thác.

- Phương tiện, công cụ khai thác.

- Hình thức khai thác (săn, bắt, bẫy, lưới,...)

4. Giấy phép này có giá trị: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ....

……., ngày …….. tháng … năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 06

ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..
(Tên tổ chức xác nhận)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /………

…….., ngày … tháng … năm …….

GIẤY XÁC NHẬN MẪU VẬT KHAI THÁC

1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân khai thác

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Địa điểm khai thác

3. Số lượng, chủng loại loài khai thác

a) Đối với động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

TT

Giấy phép (Số giấy phép, ngày cấp)

Tên loài

Số lượng mẫu vật

Khối lượng mẫu vật

Mô tả mẫu vật khai thác (chủng loại, trạng thái và đặc điểm nhận dạng)

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

Phương án khai thác

Khai thác thực tế

Phương án khai thác

Khai thác thực tế

Cá thểđực

Cá thể cái

Cá thể non

Cá thể già

Cá thể trưởng thành

1

2

b) Đối với thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

TT

Giấy phép (Số giấy phép, ngày cấp)

Tên loài

Số lượng mẫu vật

Khối lượng mẫu vật

Mô tả mẫu vật khai thác (chủng loại, trạng thái và đặc điểm nhận dạng)

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

Phương án khai thác

Khai thác thực tế

Phương án khai thác

Khai thác thực tế

1

2

Xác nhận của cơ quan
giám sát khai thác
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Cán bộ giám sát
khai thác
(Ký và ghi rõ họ tên)

…, ngày … tháng…. năm .…
Tổ chức/cá nhân khai thác
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TRAO ĐỔI, MUA, BÁN, TẶNG CHO, THUÊ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi:…………………………………..

1. Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức

1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân tiếp nhận:

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị

2.1. Mục đích

2.2. Hình thức trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê

2.3. Thông tin về mẫu vật

- Tên khoa học.

- Tên thông thường.

- Số lượng, chủng loại.

- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm ...).

2.4. Nguồn gốc mẫu vật

3. Thời gian dự kiến trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê: từ ngày... tháng ... năm .... đến ngày... tháng… năm....

4. Tài liệu kèm theo

……., ngày …… tháng …. năm ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 08

ỦY BAN NHÂN DÂN…
(Tên đơn vị được UBND tỉnh giao cấp Giấy phép)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /………….

………, ngày … tháng … năm ……

GIẤY PHÉP
TRAO ĐỔI, MUA, BÁN, TẶNG CHO, THUÊ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân

1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân tiếp nhận:

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung:

2.1. Mục đích

2.2. Hình thức trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê

2.3. Thông tin về mẫu vật

- Tên khoa học.

- Tên thông thường.

- Số lượng, chủng loại.

- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm...).

3. Giấy phép này có giá trị từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm...

……., ngày …… tháng ….. năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 09

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY XÁC NHẬN LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi:……………………………………..

1. Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức:

1.1. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân đề nghị:

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân được giao lưu giữ, vận chuyển:

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung đề nghị

2.1. Mục đích

2.2. Hình thức lưu giữ, vận chuyển

2.3. Thông tin về mẫu vật

- Tên khoa học

- Tên thông thường

- Số lượng, chủng loại

- Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm...)

2.4. Nguồn gốc mẫu vật

3. Thời gian dự kiến lưu giữ, vận chuyển: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày... tháng... năm....

4. Tài liệu khác kèm theo

……., ngày …… tháng …… năm ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 10

ỦY BAN NHÂN DÂN…
(Tên đơn vị được UBND tỉnh giao cấp Giấy phép)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /…….

….., ngày … tháng … năm ……

GIẤY XÁC NHẬN
LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân:

1.1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

1.2. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển/được thuê lưu giữ, vận chuyển

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung:

2.1. Mục đích lưu giữ/vận chuyển

2.2. Hình thức lưu giữ/vận chuyển

2.3. Thông tin về mẫu vật lưu giữ/vận chuyển:

- Tên khoa học

- Tên thông thường

- Số lượng, chủng loại

- Mô tả chi tiết đặc điểm mẫu vật (kích cỡ, tình trạng,...)

3. Địa điểm lưu giữ/vận chuyển

3.1. Địa điểm lưu giữ (nêu rõ diện tích lưu giữ, số lượng mẫu vật lưu giữ, hệ thống bảo quản, an toàn,...)

3.2. Địa điểm vận chuyển (nêu rõ địa điểm đi, đến, dự kiến thời gian vận chuyển)

4. Thời gian lưu giữ/vận chuyển: từ ngày... tháng... năm.... đến ngày... tháng… năm....

……., ngày …. tháng …. năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ NUÔI, TRỒNG LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi:…………………………………….

1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung đề nghị

- Mục đích nuôi, trồng

- Hiện trạng quần thể loài đề nghị nuôi, trồng ngoài tự nhiên (số lượng cá thể, phân bố, môi trường sống,...)

- Loài đề nghị nuôi, trồng:

TT

Tên loài

Số lượng cá thể đề nghị nuôi, trồng tại cơ sở

Nguồn gốc (từ tự nhiên, gây nuôi hoặc nhập khẩu)

Diện tích nuôi, trồng đối với từng loài đề nghị nuôi

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

Cá thểđực

Cá thể cái

Cá thể non

Cá thể già

Cá thể trưởng thành

1

2

3

3. Địa điểm cơ sở nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

4. Tổng diện tích nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

5. Thời gian dự kiến nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

6. Tài liệu kèm theo

……., ngày …. tháng ….. năm ……
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 12

ỦY BAN NHÂN DÂN
(Tên đơn vị được UBND tỉnh giao cấp Giấy phép)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /………….

……., ngày … tháng … năm ……

GIẤY PHÉP
NUÔI, TRỒNG LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:

- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập.

- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung đề nghị

- Mục đích nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Loài được cấp phép nuôi, trồng:

TT

Tên loài

Số lượng cá thể đề nghị nuôi, trồng tại cơ sở

Nguồn gốc (từ tự nhiên, gây nuôi hoặc nhập khẩu)

Diện tích nuôi, trồng đối với từng loài

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

Cá thể đực

Cá thể cái

Cá thể non

Cá thể già

Cá thể trưởng thành

1

2

4. Địa điểm cơ sở nuôi, trồng

5. Thời gian cấp phép nuôi, trồng: có giá trị từ ngày... tháng... năm.... đến ngày... tháng... năm....

6. Thời gian báo cáo theo dõi hiện trạng nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

……., ngày ……tháng … năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)



1 Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2019.

3 Điều 2 của Nghị định số 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2019 quy định như sau:

“Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2019.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

4 Phụ lục này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 9 năm 2019.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTNMT ngày 11/05/2020 hợp nhất Nghị định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.242

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.29.202
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!