Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

Số hiệu: 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát, Bùi Quang Vinh
Ngày ban hành: 23/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra quy định về chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được ban hành ngày 23/11/2015.

 

1. Chỉ tiêu, biểu mẫu thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

Thông tư liên tịch 43 quy định chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có thể kể đến:

- Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai.

- Về nhà ở: nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.

- Về giáo dục: gồm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo Thông tư số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT.

- Về y tế: cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

- Về Văn hóa: công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.

2. Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả số liệu báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo Thông tư liên tịch 43/2015 gồm:

- Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại: Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.

- Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.

- Theo TTLT số 43/2015/BNNPTNT-BKHĐT, báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.

- Báo cáo đột xuất: Khi cần có báo cáo thống kê thiệt hại thiên tai phục vụ quản lý nhà nước.

- Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp.

3. Nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm của cơ quan thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

Nội dung thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai được Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:

- Điều tra, thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến các chỉ tiêu thiệt hại được quy định trong Biểu mẫu hoặc số liệu thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Kiểm tra, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê thiệt hại ở các cấp theo quy định.

- Phân tích, đánh giá nguyên nhân, ước tính thiệt hại, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai theo Thông tư liên tịch số 43/2015 của Bộ Nông nghiệp và Bộ Kế hoạch đầu tư.

- Lập báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

Thông tư liên tịch 43 quy định thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra có hiệu lực từ ngày 30/12/2015.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư liên tịch hưng dẫn thng kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tưng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Thông tư này quy định về chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự và trách nhiệm thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra của các Bộ, ngành; các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gi chung là cấp tỉnh); các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

b) Các loại thiên tai thống kê, đánh giá thiệt hại tại Thông tư này được quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai và các loại thiên tai khác được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thiệt hại do thiên tai gây ra là những tác động của các loại hình thiên tai ảnh hưởng đến con người, động vật nuôi các mức độ khác nhau; làm phá hủy hoặc hư hỏng về vật chất, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội xảy ra trong hoặc ngay khi thiên tai xy ra.

2. Thiệt hại về người bao gồm người chết, người mất tích và người bị thương. Người chết là những người bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra, không tính những người chết do các nguyên nhân khác trong thời gian thiên tai xảy ra tại địa phương. Người mất tích là những người không tìm thấy sau khi thiên tai xảy ra, có thể đã bị chết nhưng chưa tìm thấy thi thể hoặc chưa có thông tin, sau 01 năm thì người mất tích được coi là chết; Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

3. Thiệt hại về động vật nuôi bao gồm các loại gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, vùi lấp.

4. Thiệt hại về vật chất bao gồm nhà ở, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất liên quan; mùa màng, tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và các dạng vật chất khác được quy định tại các Biểu mẫu thống kê kèm theo thông tư này.

5. Nhà kiên cố là nhà có cả 3 kết cấu chính (cột, mái, tường) đều được làm bằng vật liệu bền chắc.

6. Nhà bán kiên cố là nhà có 2 trong 3 kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc.

7. Nhà thiếu kiên cố là nhà chỉ có một trong 3 kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc.

8. Nhà đơn sơ là những nhà có cả ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu không bền chắc.

9. Vật liệu bền chắc là những vật liệu gồm bê tông cốt thép, gạch, đá, sắt, thép, gỗ bền chắc.

10. Điểm/trường là cơ sở vật chất của trường học, là nơi giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên đến để giảng dạy và học tập.

11. Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà tập thể, nhà bán trú là cơ sở vật chất của trường học, là nơi giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giảng bài, thực hành thí nghiệm và trao đổi học tập.

12. Số cơ sở y tế là những bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế của nhà nước hoặc tư nhân đóng trên địa bàn đơn vị hành chính báo cáo.

13. Công trình văn hóa là các thiết chế xây dựng được kiến tạo để phục vụ các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền.

14. Cây trồng lâu năm là các loại cây trồng có thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch trên một năm.

15. Cây trồng hàng năm là các loại cây trồng có thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch không quá một năm.

16. Diện tích rừng trồng mới tập trung là diện tích rừng trồng mới các loại cây lâm nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và có diện tích từ 0,5 ha trở lên.

17. Lương thực là những sản phẩm lúa, ngô, khoai, sắn khô sạch đã thu hoạch trong năm.

Điều 3. Mức thiệt hại

Mức thiệt hại về vật chất được quy định như sau:

1. Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại.

2. Thiệt hại rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50-70%.

3. Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30-50%.

4. Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%.

Điều 4. Nguyên tắc thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Thống kê, đánh giá thiệt hại phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai. Việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền.

2. Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại.

4. Đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thống kê, đánh giá thiệt hại.

Chương II

CHỈ TIÊU, BIỂU MẪU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI

Điều 5. Chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra bao gồm:

a) Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp.

b) Về nhà ở: bao gồm nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ

c) Về giáo dục: gồm những cơ sở vật chất của trường học, các thiết bị giáo dục.

d) Về y tế: gồm những số cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

đ) Về Văn hóa: gồm những công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.

e) Về nông, lâm, diêm nghiệp: gồm những diện tích gieo trồng về nông nghiệp, diện tích trồng rừng tập trung trong lâm nghiệp, diện tích làm muối, số lượng muối, lương thực đã thu hoạch, cây trồng phân tán và cây xanh đô thị.

g) Về chăn nuôi: gồm những gia súc, gia cầm, vật nuôi khác; chuồng trại, trang thiết bị, vật tư chăn nuôi.

h) Về thủy lợi: gồm những công trình đê, kè, cống, đê bao, bờ bao, kênh mương, trạm bơm, hồ chứa, đập thủy lợi và các công trình thủy lợi khác.

i) Về giao thông: gồm những cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không.

k) Về thủy sản: gồm những diện tích, sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ, ao, lồng, bè; các trang thiết bị khai thác, nuôi trồng thủy sản và tàu cá.

l) Về thông tin liên lạc: gồm các cột ăng ten, cột treo cáp và các trang thiết bị, vật tư phục vụ thông tin liên lạc.

m) Về công nghiệp: gồm những cơ sở vật chất về công nghiệp và công nghiệp dầu khí.

n) Về xây dựng: gồm những công trình xây dựng đang thi công; các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng.

o) Các công trình khác

2. Danh mục chi tiết của các nhóm chỉ tiêu được quy định tại các Biểu mẫu thống kê tổng hợp thiệt hại của các loại hình thiên tai trong phụ lục I; giải thích khái niệm, cách xác định các chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại được quy định cụ thể tại phụ lục II của Thông tư này.

Điều 6. Biểu mẫu thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Biểu mẫu thống kê, đánh giá thiệt hại được phân theo nhóm các loại hình thiên tai theo địa bàn gồm:

a) Biểu mẫu 01/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do các loại hình thiên tai gây ra: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, sóng thần.

b) Biểu mẫu 02/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: lốc, sét, mưa đá.

c) Biểu mẫu 03/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: sương muối, sương mù, rét hại.

d) Biểu mẫu 04/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: xâm nhập mặn, hạn hán, nắng nóng.

đ) Biểu mẫu 05/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: động đất.

e) Biểu mẫu 06/TKTH - Thống kê nguyên nhân người chết và mất tích.

g) Biểu mẫu 07/TKTH - Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra 6 tháng đầu năm và tổng kết năm.

h) Biểu mẫu 08/TKTH - Tổng hợp các chỉ tiêu chính thiệt hại do thiên tai gây ra theo định kỳ và theo năm.

i) Đối với các loại hình thiên tai khác trong trường hợp được bổ sung tại các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai: Căn cứ vào loại hình thiên tai, phạm vi ảnh hưởng, mức độ thiệt hại, thời gian xuất hiện có thể lồng ghép vào một trong các biểu mẫu theo thứ tự từ 01/TKTH đến 06/TKTH để tổng hợp thống kê, đánh giá thiệt hại cho loại hình thiên tai đó.

2. Ký hiệu các Biểu mẫu trên đối với từng cấp như sau

a) Cấp xã: /TKTH-X.

b) Cấp huyện: /TKTH-H.

c) Cấp tỉnh/thành phố: /TKTH-T.

d) Các Bộ, ngành: /TKTH-Tên bộ, ngành.

Chương III

NỘI DUNG, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA KẾT QUẢ SỐ LIỆU BÁO CÁO THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI

Điều 7. Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại (Báo cáo nhanh): Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.

2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.

3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm): Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.

4. Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp cần có báo cáo thống kê để thực hiện các yêu cầu công việc về quản lý nhà nước, cơ quan yêu cầu báo cáo phải có văn bản nêu rõ mục đích, thời gian và các nội dung cần báo cáo.

5. Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Điều 8. Nội dung báo cáo

1. Báo cáo nhanh

Tùy theo diễn biến của các loại hình thiên tai, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các nội dung chính được đề cập trong báo cáo gồm:

a) Tình hình thiên tai: loại hình thiên tai; thời gian xuất hiện; diễn biến, cường độ và phạm vi ảnh hưởng; khu vực bị cô lập; độ ngập sâu (nếu có); thời gian kết thúc (trường hợp thiên tai đã kết thúc tại thời điểm báo cáo).

b) Công tác chỉ huy ứng phó: nêu rõ việc chỉ huy, triển khai ng phó với thiên tai. Kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo, trong đó nêu rõ số dân được di dời, sơ tán, số tàu thuyền được thông báo, đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, đang neo đậu tại bến, hoạt động ở vùng biển khác (nếu có).

c) Thống kê, đánh giá thiệt hại:

- Phần trình bày: Tùy theo loại hình thiên tai, tình hình thiệt hại để thống kê, đánh giá thiệt hại, trong trường hợp chưa thể thống kê, đánh giá đầy đủ thì nêu rõ là thiệt hại ban đầu. Các chỉ tiêu chính, gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Riêng đối với thiệt hại về các công trình: đê điều, hồ đập, sạt lở, khu neo đậu tránh trú bão, công trình giao thông cần mô tả cụ thể: loại hư hỏng (sự cố); vị trí, địa điểm; thời gian xuất hiện, quy mô, diễn biến sự cố đến thời điểm báo cáo. Ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.

- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I, ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.

d) Công tác khắc phục hậu quả: nêu rõ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm báo cáo bao gồm:

- Công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản;

- Công tác khắc phục, sửa chữa công trình. Đối với các công trình phòng, chống thiên tai và công trình giao thông: nêu rõ các hình thức xử lý; kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo và dự kiến thời gian hoàn thành;

- Công tác hỗ tr thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).

đ) Đề xuất, kiến nghị

Nêu rõ các nội dung kiến nghị để ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.

2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai

a) Tình hình thiên tai: Tóm tắt tình hình, diễn biến thiên tai từ khi xuất hiện đến khi kết thúc.

b) Công tác chỉ huy ứng phó: Tóm tắt công tác chỉ huy ứng phó của các cấp, các ngành trong quá trình xảy ra thiên tai.

c) Kết quả triển khai công tác chỉ huy ứng phó:

Tóm tắt các kết quả đã thực hiện (nếu có) bao gồm: sơ tán, di dời dân; kêu gọi tàu thuyền; huy động lực lượng, phương tiện, vật tư và các kết quả triển khai khác (nếu có)

d) Thống kê, đánh giá thiệt hại:

- Phần trình bày: Thống kê đánh giá tình hình thiệt hại thông qua các chỉ tiêu chính gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.

đ) Công tác khắc phục hậu quả:

Tóm tắt kết quả khắc phục hậu quả bao gồm: tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản; khắc phục sự cố công trình; hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).

e) Tồn tại, kiến nghị

- Những nội dung còn tồn tại cần rút kinh nghiệm đối với các cấp, các ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thông qua công tác phòng, chống với đợt thiên tai trên;

- Kiến nghị những nội dung vượt quá khả năng thực hiện của địa phương;

Đối với các loại thiên tai xảy ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, Báo cáo nhanh đã thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin nêu trên thì được coi là Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai.

3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm)

a) Tóm tắt tình hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn, trong đó nêu rõ đã xuất hiện bao nhiêu đợt thiên tai, số lần xuất hiện của từng loại thiên tai

b) Công tác chỉ huy ứng phó: Nêu rõ việc chỉ huy, triển khai phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả; kết quả đạt được.

c) Thống kê, đánh giá thiệt hại:

- Phần trình bày: Thống kê đánh giá các chỉ tiêu thiệt hại chính trong thời gian báo cáo định kỳ: về người, về nhà ở, về giáo dục, về y tế, về nông nghiệp, về thủy lợi, về giao thông, một số chỉ tiêu khác (nếu có) và ước tổng giá trị thiệt hại.

- Phần Biểu: Thống kê theo Biểu mẫu 07/TKTH và 08/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại bằng tiền đối với các chỉ tiêu tính ra tiền.

d) Đánh giá về công tác phòng, chống thiên tai.

- Những nội dung đã đạt được.

- Những nội dung còn tồn tại.

- Bài học kinh nghiệm.

đ) Công tác triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới: Nêu những nhiệm vụ chủ yếu sẽ triển khai trong giai đoạn tới (06 tháng cuối năm, năm tiếp theo kỳ báo cáo).

e) Đề xuất, kiến nghị.

Điều 9. Chế độ, cơ quan thực hiện báo cáo

1. Báo cáo nhanh

a) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã lập và gửi báo cáo nhanh lên Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trước 17 giờ hàng ngày.

b) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện lập và gửi báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại lên Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh trước 18 giờ hàng ngày.

c) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trước 19 giờ hàng ngày.

d) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các bộ, cơ quan ngang bộ lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại (nếu có) trong phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trước 19 giờ hàng ngày.

đ) Ngoài ra, các cơ quan thực hiện chế độ báo cáo có thể trao đổi bằng điện thoại, tin nhắn (SMS), thư điện tử để cập nhật, nắm bắt tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra. Trường hợp có tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra thì Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Bộ sẽ có báo cáo bổ sung.

2. Báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt thiên tai

a) Ủy ban nhân dân các cấp lập báo cáo tổng hợp đợt thiên tai gửi Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tnh kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thiên tai.

b) Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tổng hợp đợt thiên tai trong phạm vi quản lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc đợt thiên tai.

3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, tránh thiên tai

a) Ủy ban nhân dân các cấp lập báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai gửi Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

b) Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo định kỳ công tác phòng chống thiên tai trong phạm vi quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

c) Thời gian thực hiện báo cáo:

- Báo cáo sơ kết 6 tháng: Được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hàng năm. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 7 hàng năm;

- Báo cáo tổng kết năm: Được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 01 năm sau.

Điều 10. Phương thức gửi báo cáo

Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do cơ quan có thẩm quyền lập phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của thủ trưởng cơ quan và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua các hình thức sau:

1. Đối với Báo cáo nhanh: Gửi qua fax, thư điện tử, hoặc bằng các phương tiện nhanh nhất có thể.

2. Đối với Báo cáo tổng hợp đợt, Báo cáo định kỳ và các báo cáo khác: Gửi qua đường bưu điện, fax, thư điện tử.

Điều 11. Kiểm tra kết quả số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Nội dung kiểm tra

a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê.

b) Việc thực hiện chế độ, trách nhiệm thực hiện báo cáo thống kê đánh giá thiệt hại;

c) Các nội dung khác liên quan đến thống kê, đánh giá thiệt hại gồm:

- Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu thống kê;

- Tính thống nhất số liệu giữa các biểu số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả thống kê đánh giá, thiệt hại;

- Tính đầy đủ của các nội dung; sự phù hợp với tình hình thực tế về các số liệu thiệt hại và mức thiệt hại ước thành tiền.

2. Trách nhiệm kiểm tra

a) Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện thống kê.

b) Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trước khi báo cáo cơ quan phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp trên và Ủy ban nhân dân cùng cấp.

c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trong phạm vi quản lý trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương IV

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THỰC HIỆN THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI

Điều 12. Nội dung thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Điều tra, thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến các chỉ tiêu thiệt hại được quy định trong Biểu mẫu hoặc số liệu thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra.

2. Kiểm tra, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê thiệt hại ở các cấp theo quy định.

3. Phân tích, đánh giá nguyên nhân, ước tính thiệt hại, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Lập báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại.

Điều 13. Phương pháp thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Thống kê, thu thập thông tin về thiệt hại do thiên tai phục vụ tổng hợp số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện như sau:

a) Quan sát điều tra tại hiện trường nơi xảy ra thiên tai, kiểm đếm và thống kê thiệt hại về các chỉ tiêu đã quy định trong các Biểu mẫu, ghi kết quả vào Biểu mẫu thống kê.

b) Thu thập số liệu thông qua điều tra trong các khu dân cư, qua báo cáo của chính quyền cấp cơ sở và các đoàn công tác tại hiện trường.

2. Tổng hợp và báo cáo

Số liệu về thiệt hại do thiên tai gây ra phải được thống kê và báo cáo kịp thời trước 24 giờ tính từ khi thiên tai bắt đầu xảy ra và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai, cụ thể:

a) Trong thiên tai: Thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc cộng dồn, bổ sung hoặc sửa đổi mức độ thiệt hại (nếu có) đến thời điểm báo cáo, ghi chép theo các biểu mẫu thống kê cho từng loại hình thiên tai được quy định tại Điều 6 thông tư này.

b) Sau thiên tai: Báo cáo đầy đủ kết quả số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra thông qua các Biểu mẫu thống kê cho từng loại thiên tai được quy định tại Điều 6 thông tư này trên cơ sở tổng hợp, bổ sung, điều chỉnh (nếu có) của báo cáo nhanh hàng ngày.

3. Ước tính giá trị thiệt hại

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành đơn giá phục vụ công tác thống kê, tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xác định giá trị thiệt hại.

Điều 14. Trình tự thực hiện thống kê đánh giá thiệt hại

1. Công tác chuẩn bị trước thiên tai

a) Thu thập tình hình dân sinh, kinh tế trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.

b) Chuẩn bị đầy đủ các Biểu mẫu thống kê theo quy định.

2. Tổ chức thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại khi thiên tai xảy ra

a) Trong thiên tai

- Thu thập, tổng hợp số liệu thiệt hại vùng bị ảnh hưởng của thiên tai;

- Lập báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư này.

b) Sau khi kết thúc thiên tai

- Tiếp tục thu thập, tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại. Trong quá trình này có thể bổ sung, điều chỉnh số liệu chi tiết các chỉ tiêu đã báo cáo hàng ngày để phù hợp với tình hình thực tế;

- Lập Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai.

Điều 15. Trách nhiệm các cơ quan thực hiện báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Tổ chức điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp phân tích, đánh giá theo các nội dung, phương pháp, trình tự thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại quy định tại Thông tư này. Lập và gửi báo cáo đến các cơ quan liên quan đúng thời gian, phương thức quy định.

2. Kiểm tra, rà soát kết quả thống kê đánh giá thiệt hại từ báo cáo nhận được theo thẩm quyền. Trường hợp nội dung báo cáo chưa rõ ràng, thông tin thống kê, đánh giá thiệt hại chưa đầy đủ, phải kịp thời yêu cầu các cơ quan thực hiện báo cáo điều chỉnh, bổ sung; trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, xác minh để đảm bảo tính chính xác, khách quan của báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại. Tổng hợp kết quả, báo cáo lên các cơ quan cấp trên theo đúng quy định.

Chương V

CÔNG BỐ VÀ LƯU TRỮ KẾT QUẢ SỐ LIỆU THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI

Điều 16. Công bố số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương công bố số liệu thiệt hại thuộc địa phương mình quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công bố số liệu thiệt hại thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này thông qua các hình thức: Niên giám thống kê; họp báo; Báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm; các sản phẩm thống kê bằng văn bản điện tử đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.

4. Thời gian công bố: Hàng năm tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm được công bố một lần. Thời gian công bố chậm nhất là trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.

Điều 17. Lưu trữ dữ liệu thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Tài liệu thống kê, đánh giá thiệt hại của các cấp, các ngành và cả nước phải được quản lý, lưu trữ lâu dài dưới dạng bản in và các tệp dạng số.

2. Tài liệu thống kê, đánh giá thiệt hại của các cấp được lưu tại Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.

3. Tài liệu thống kê, đánh giá thiệt hại của các Bộ, ngành được lưu tại Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ hoặc các đơn vị cấp Tổng cục, Vụ, trực thuộc có liên quan.

4. Tài liệu thống kê, đánh giá thiệt hại của cả nước được lưu tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.

5. Việc quản lý dữ liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 18. Quản lý, sử dụng dữ liệu thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được người có thẩm quyền công bố là tài sản công. Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng.

2. Việc trích dẫn, sử dụng dữ liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm của các cấp, các ngành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Thông tư này.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2015.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ




Bùi Quang Vinh

BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT




Cao Đức Phát

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc CP;
- UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ban ch huy PCTT và TKCN các cấp;
- Sở NN&PTNT các tnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Công báo và Website Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và ĐT;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, VP, TTra thuộc Bộ NN&PTNT;
- Đơn vị chủ trì soạn thảo TTLT: Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT; Vụ Kinh tế NN (Bộ KH và ĐT);
- Lưu: Bộ NNPTNT (VT, TCTL), B KHĐT (VT, KTNN). ĐH 280b.

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

TT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

1

Biểu mẫu 01/TKTH

Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do thiên tai gây ra đối với các loại hình thiên tai: bão, ATNĐ, gió mạnh trên biển, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt l đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, sóng thần

2

Biểu mẫu 02/TKTH

Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do thiên tai gây ra đối với các loại hình thiên tai: lốc, sét, mưa đá

3

Biểu mẫu 03/TKTH

Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do thiên tai gây ra đối với các loại hình thiên tai: sương muối, sương mù, rét hại

4

Biểu mẫu 04/TKTH

Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do thiên tai gây ra đối với các loại hình thiên tai: xâm nhập mặn, hạn hán, nắng nóng

5

Biểu mẫu 05/TKTH

Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do thiên tai gây ra đối với các loại hình thiên tai: Động đất

6

Biểu mẫu 06/TKTH

Bảng thống kê nguyên nhân người chết và mất tích

7

Biểu mẫu 07/TKTH

Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra 06 tháng đầu năm 20..../năm 20….

8

Biểu mẫu 08/TKTH

Tổng hợp các chỉ tiêu chính thiệt hại do thiên tai gây ra 6 tháng đầu năm 20..../năm 20 ……

BIỂU 01/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:     /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày     /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

TỔNG HỢP THIỆT HẠI NHANH/ĐỢT DO THIÊN TAI GÂY RA

Áp dụng cho các loại thiên tai: Bão, ATNĐ, gió mạnh trên biển, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất, nước dâng, sóng thần

Thời gian:

Địa điểm nơi xảy ra thiên tai

Loại hình thiên tai: (ghi loại hình thiên tai cụ thể)

TT

CHỈ TIÊU THIỆT HẠI

Đơn v tính

Số lượng

Ước giá trị thiệt hại (triệu đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

4

1

NG

THIT HI V NGƯỜI

1.1

NG01

Số người chết:

người

x

1.1.1

NG011

Trẻ em

người

x

1.1.2

NG012

Nữ giới

người

x

1.1.3

NG013

Người khuyết tật

người

x

1.1.4

NG014

Đi tượng khác

người

x

1.2

NG02

Số người mất tích

người

x

1.2.1

NG021

Tr em

người

x

1.2.2

NG022

Nữ giới

người

x

1.2.3

NG023

Người khuyết tật

người

x

1.2.4

NG024

Đối tượng khác

người

x

1.3

NG03

Số người bị thương

người

x

1.3.1

NG031

Tr em

người

x

1.3.2

NG032

Nữ giới

người

x

1.3.3

NG033

Người khuyết tật

người

x

1.3.4

NG034

Đi tượng khác

người

x

1.4

NG04

S hộ bị ảnh hưởng

hộ

x

1.5

NG05

Số người bị ảnh hưởng

người

x

2

NH

THIỆT HẠI VỀ NHÀ Ở

triệu đồng

x

2.1

NH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

2.1.1

NH011

Nhà kiên cố

cái

2.1.2

NH012

Nhà bán kiên cố

cái

2.1.3

NH013

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.1.4

NH014

Nhà đơn sơ

cái

2.2

NH02

Thiệt hại rất nặng (từ 50% - 70%)

cái

2.2.1

NH021

Nhà kiên c

cái

2.2.2

NH022

Nhà bán kiên c

cái

2.2.3

NH023

Nhà thiếu kiên c

cái

2.2.4

NH024

Nhà đơn sơ

cái

2.3

NH03

Thiệt hại nặng (từ 30% - 50%)

cái

2.3.1

NH031

Nhà kiên c

cái

2.3.2

NH032

Nhà bán kiên cố

cái

2.3.3

NH033

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.3.4

NH034

Nhà đơn

cái

2.4

NH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

2.4.1

NH041

Nhà kiên cố

cái

2.4.2

NH042

Nhà bán kiên cố

cái

2.4.3

NH043

Nhà thiếu kiên c

cái

2.4.4

NH044

Nhà đơn sơ

cái

2.5

NH05

Nhà bị ngập nước

lượt

2.5.1

NH051

Bị ngập dưới 1m

lượt

2.5.2

NH052

Bị ngập nước (1-3)m

lượt

2.5.3

NH053

Bị ngập nước trên 3m

lượt

2.6

NH07

Nhà phi di dời khẩn cấp

cái

2.7

NH09

Các thiệt hại về nhà ở khác (*)

triệu đồng

x

3

GD

THIỆT HẠI VỀ GIÁO DỤC

triệu đồng

x

3.1

GD01

Số điểm/trường bị ảnh hưởng

điểm

x

3.2

GD02

Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên

cái

3.2.1

GD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

3.2.2

GD022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

3.2.3

GD023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

3.2.4

GD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

3.3

GD03

Phòng học, phòng chức năng công v, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên bị ngập nước

cái

3.3.1

GD031

Bị ngập dưới 1m

cái

3.3.2

GD032

Bị ngập nước (1-3)m

cái

3.3.3

GD033

Bị ngập nước trên 3m

cái

3.4

GD04

Các thiết bị giáo dục ở điểm/trường bị hư hng

triệu đồng

x

3.5

GD05

Các thiệt hại v giáo dục khác (*)

triệu đồng

x

4

YT

THIỆT HẠI VỀ Y TẾ

triệu đồng

x

4.1

YT01

Số cơ s y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế)

cái

4.1.1

YT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

4.1.2

YT012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

4.1.3

YT013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

4.1.4

YT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

4.2

YT012

Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế) b ngập nước

cái

4.2.1

YT021

B ngập dưới 1m

cái

4.2.2

YT022

Bị ngập nước (1-3)m

cái

4.2.3

YT023

Bị ngập nước trên 3m

cái

4.3

YT04

Thuốc bị ướt, hư hỏng, cun trôi

triệu đng

x

4.4

YT05

Vật tư, máy móc và thiết bị y tế bị hư hỏng, cun trôi

triệu đồng

x

4.5

YT06

Các thiệt hại về y tế khác (*)

triệu đng

x

5

VH

THIỆT HẠI VỀ VĂN HÓA

triệu đng

x

5.1

VH01

Công trình văn hóa

cái

5.1.1

VH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.1.2

VH02

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

5.1.3

VH03

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

5.1.4

VH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.2

VH02

Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

cái

5.2.1

VH021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.2.2

VH022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

5.2.3

VH023

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

5.2.4

VH024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.3

VH03

Trang thiết bị tại công trình văn hóa

triệu đồng

x

5.4

VH04

Các thiệt hại về văn hóa khác (*)

triệu đồng

x

6

NLN

THIỆT HẠI V NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP

triệu đồng

x

6.1

NLN01

Diện tích lúa

ha

6.1.1

NLN011

Diện tích gieo cy lúa thuần

ha

6.1.1.1

NLN0111

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.1.1.2

NLN0112

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

ha

6.1.1.3

NLN0113

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

6.1.1.4

NLN0114

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.1.2

NLN012

Diện tích gieo cy lúa lai

ha

6.1.2.1

NLN0121

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.1.2.2

NLN0122

Thiệt hại rất nặng t 50% -70%

ha

6.1.2.3

NLN0123

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

6.1.2.4

NLN0124

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.2

NLN02

Diện tích mạ

ha

6.2.1

NLN021

Diện tích mạ lúa thuần

ha

6.2.1.1

NLN0211

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.2.1.2

NLN0212

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.2.1.3

NLN0213

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.2.1.4

NLN0214

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.2.2

NLN022

Diện tích mạ lúa lai

ha

6.2.2.1

NLN0221

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.2.2.2

NLN0222

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.2.2.3

NLN0223

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.2.2.4

NLN0224

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.3

NLN03

Diện tích hoa màu, rau màu

ha

6.3.1

NN031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.3.2

NN032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.3.3

NN033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.3.4

NN034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.4

NLN04

Số lượng hoa, cây cnh các loại

chậu,cây

6.4.1

NLN041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chậu,cây

6.4.2

NLN042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

chậu,cây

6.4.3

NLN043

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chậu,cây

6.4.4

NLN044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chậu,cây

6.5

NLN05

Diện tích cây trng lâu năm

ha

6.5.1

NLN051

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.5.2

NLN052

Thiệt hại rt nặng từ 50% -70%

ha

6.5.3

NLN053

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.5.4

NLN054

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.6

NLN06

Diện tích cây trồng hàng năm

ha

6.6.1

NLN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.6.2

NLN062

Thiệt hại rt nặng từ 50%-70%

ha

6.6.3

NLN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.6.4

NLN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.7

NLN07

Diện tích cây ăn quả tập trung

ha

6.7.1

NLN071

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.7.2

NLN072

Thiệt hi rt nặng từ 50% -70%

ha

6.7.3

NLN073

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.7.4

NLN074

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.8

NLN08

Diện tích rừng hiện có

ha

6.8.1

NLN081

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.8.2

NLN082

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.8.3

NLN083

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.8.4

NLN084

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.9

NLN9

Cây bóng mát, cây xanh đô th bị đỗ, gãy

cây

6.10

NLN10

Cây ging bị hư hng

ha

6.11

NLN11

Hạt giống hư hỏng

tấn

6.12

NLN12

Lương thực bị trôi, m, ướt và hư hỏng

tấn

6.13

NLN13

Diện tích đất ở bị xói lở, vùi lấp

ha

6.14

NLN14

Diện tích ruộng mui bị vùi lấp, hư hỏng

ha

6.15

NLN15

Muối b hư hỏng

tấn

6.16

NLN16

Diện tích canh tác b ngập mặn

ha

6.17

NLN19

Các thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

7

CHN

THIT HẠI V CHĂN NUÔI

triệu đồng

x

7.1

CHN1

Gia súc bị chết, cuốn trôi

con

7.1.1

CHN01

Trâu, bò, ngựa

con

7.1.2

CHN02

Nai, cừu, dê

con

7.1.3

CHN03

Lợn

con

7.1.4

CHN04

Các loại gia súc khác

con

7.2

CHN02

Gia cầm bị chết, cun trôi

con

7.2.1

CHN021

Gà, vịt, ngan, ngng

con

7.2.2

CHN023

Các loại gia cầm khác

con

7.3

CHN03

Các loại vật nuôi khác bị chết, cun trôi

con

7.4

CHN04

Thức ăn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng

tấn

7.5

CHN05

Vật tư phục vụ chăn nuôi bị cuốn trôi, hư hỏng

triệu đồng

x

7.6

CHN06

Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi bị hư hỏng

triệu đồng

x

7.7

CHN07

Nước cấp chăn nuôi tập trung bị thiếu hụt

7.8

CHN07

Các thiệt hại về chăn nuôi khác (*)

triệu đồng

x

8

TL

THIỆT HẠI V THỦY LỢI

triệu đồng

x

8.1

TL01

Đê từ cấp III đến cấp đặc biệt

8.1.1

TL011

Chiu dài bị sạt, nứt, v (ghi rõ chiều dài vỡ)

m

8.1.2

TL012

Số lượng mạch đùn, mạch sủi, l

cái

8.1.3

TL013

Diện tích thẩm lậu

8.2

TL02

Đê từ cấp IV trở xung, đê bi, bờ bao

8.2.1

TL021

Chiều dài bị sạt, nứt, vỡ (ghi rõ chiều dài vỡ)

m

8.2.2

TL022

Số lượng mạch đùn, mạch sủi, lỗ rò

cái

8.2.3

TL023

Diện tích thẩm lậu

8.3

TL03

8.3.1

TL031

Chiều dài sạt lở, hư hỏng

m

8.3.2

TL032

Diện tích bong xô

8.3.2

TL032

Khối lượng đất

8.3.3

TL033

Khối lượng đá, bê tông

8.4

TL04

Kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng

8.4.1

TL041

Chiều dài

m

8.4.2

TL042

Khối lượng đất

x

8.4.3

TL043

Khối lượng đá, bê tông

x

8.4

TL04

Cống

8.4.1

TL041

Cống, bọng bị hư hỏng

cái

8.4.2

TL042

Bọng bị trôi

cái

8.4.3

TL043

Cng bị trôi

cái

8.5

TL05

Đập thủy lợi

8.5.1

TL051

Đập bị sạt lở, hư hỏng

cái

8.5.2

TL052

Đập bị vỡ (ghi rõ tên đập, chiu dài vỡ)

cái

8.6

TL06

S trạm bơm

cái

8.6.1

TL061

Kiên cố bị hư hỏng

cái

8.6.2

TL062

Bán kiên cố bị hư hỏng

cái

8.7

TL07

Công trình thủy li khác b vỡ, trôi và hư hỏng

cái

8.8

TL08

Bờ biển, bờ sông, suối bị sạt lở

8.8.1

TL081

Chiều dài sạt lở

m

8.8.2

TL082

Diện tích bị mất

x

8.9

TL09

Các thiệt hại về thủy li khác (*)

triệu đồng

x

9

GT

THIỆT HẠI V GIAO THÔNG

triệu đồng

x

9.1

GT01

Đường giao thông Trung ương (quốc lộ)

9.1.1

GT011

Chiều dài sạt lở, hư hỏng

m

9.1.2

GT012

Chiều dài bị ngập

m

9.1.3

GT013

Khối lượng đất

x

9.1.4

GT014

Khối lượng đá, bê tông, nhựa đường

x

9.1.5

GT015

Cầu bị hư hỏng

cái

9.1.6

GT016

Cng bị hư hng

cái

9.1.7

GT017

Điểm/đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

9.1.8

GT018

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

x

9.1.9

GT019

Công trình phụ trợ khác

cái

9.2

GT02

Đường giao thông địa phương (đường tnh, đường huyện, đường xã)

9.2.1

GT021

Chiều dài sạt lở, hư hỏng

m

9.2.2

GT022

Chiều dài bị ngập

m

x

9.2.3

GT023

Khối lượng đất

x

9.2.4

GT024

Khối lượng đá, bê tông, nhựa đường

x

9.2.5

GT025

Cầu bị hư hỏng

cái

9.2.6

GT026

Cống bị hư hỏng

cái

9.2.7

GT027

Điểm/đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

9.2.8

GT028

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

x

9.2.9

GT029

Công trình phụ trợ khác

cái

9.3

GT03

Đường sắt

9.3.1

GT031

Chiều dài hư hỏng đường ray

m

9.3.2

GT032

Chiều dài đường ray bị ngập

m

x

9.3.3

GT033

Khối lượng đt nền đường sạt lở

9.3.4

GT034

Khối lượng đt, đá lấp đường sắt

9.3.5

GT035

Cầu đường sắt bị hư hỏng

cái

9.3.6

GT036

Cống đường sắt bị hư hỏng

cái

9.3.7

GT037

Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt

triệu đồng

x

9.3.8

GT038

Điểm đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

9.3.9

GT039

Công trình phụ trợ khác

cái

9.4

GT04

Đường thủy nội địa trung ương

9.4.1

GT041

Phà, canô, tàu vận tải thủy bị chìm

cái

9.4.2

GT042

Phà, canô, tàu vận tải thủy bị hư hỏng

cái

9.4.3

GT043

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

x

9.4.4

GT044

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hng

cái

9.4.5

GT045

Khối lượng đất, đá sạt lở bờ sông

9.4.6

GT046

Công trình phụ trợ khác

cái

9.5

GT05

Đường thủy nội địa địa phương

9.5.1

GT051

Phà, canô, tàu vận tải thủy bị chìm

cái

9.5.2

GT052

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

x

9.5.3

GT054

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hỏng

cái

9.5.4

GT055

Khối lượng đất, đá sạt lở bờ sông

9.5.5

GT056

Công trình phụ trợ khác

cái

9.6

GT06

Hàng hải

9.6.1

GT061

Tàu, thuyn vận tải thy bị chìm

cái

9.6.2

GT062

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hỏng

cái

9.6.3

GT063

Thiết bị, máy móc, vật tư bị hư hỏng

triệu đồng

x

9.6.4

GT064

Khối lượng đất, đt sạt lở cảng biển

9.6.5

GT065

Công trình phụ trợ khác

cái

9.7

GT07

Hàng không

9.7.1

GT071

Máy bay, trực thăng, phương tiện chuyên dùng khác

cái

9.7.2

GT072

Thiết bị, vật tư, máy móc hư hỏng

triệu đồng

x

9.7.3

GT073

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hỏng

cái

9.7.5

GT074

Công trình phụ trợ khác

cái

10.9

TS9

Các thiệt hại về giao thông khác (*)

triệu đồng

x

10

TS

THIT HI V THỦY SẢN

triệu đồng

x

10.1

TS01

Diện tích nuôi cá truyền thống

10.1.1

TS011

Diện tích nuôi ao hồ nh

ha

10.1.1.1

TS0111

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.1.1.2

TS0112

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.1.1.3

TS0113

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.1.1.4

TS0114

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.1.2

TS012

Diện tích nuôi cá - lúa, nuôi hồ mt nước lớn

ha

10.1.2.1

TS0121

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.1.2.2

TS0122

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.1.2.3

TS0123

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.1.2.4

TS0124

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.2

TS02

Diện tích nuôi cá da trơn

ha

10.2.1

TS021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.2.2

TS022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.2.3

TS023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.2.4

TS024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.3

TS03

Diện tích nuôi tôm

ha

10.3.1

TS031

Diện tích nuôi tôm quảng canh

ha

10.3.1.1

TS0311

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.3.1.2

TS0312

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

ha

10.3.1.3

TS0313

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

10.3.1.4

TS0314

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.3.2

TS032

Diện tích nuôi tôm thâm canh

ha

10.3.2.1

TS0321

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.3.2.2

TS0322

Thiệt hi rt nặng từ 50% -70%

ha

10.3.2.3

TS0323

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.3.2.4

TS0324

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.3.3

TS033

Diện tích nuôi nhuyễn thể

ha

10.3.3.1

TS0331

Thiệt hi hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.3.3.2

TS0332

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.3.3.3

TS0333

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.3.3.4

TS0334

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.4

TS04

Diện tích nuôi ngao

ha

10.4.1

TS041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.4.2

TS042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.4.3

TS043

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

10.4.4

TS044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.5

TS05

Các loại thủy, hải sản khác (*)

ha

10.5.1

TS051

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.5.2

TS052

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.5.3

TS053

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

10.5.4

TS054

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.6

TS06

Lng, bè nuôi thủy, hải sản các loại

100m³/ lồng

10.6.1

TS061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

100m3/lng

10.6.2

TS062

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

100m3/lng

10.6.3

TS063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

100m3/lng

10.6.4

TS064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

100m3/lng

10.7

TS07

Phương tiện khai thác thủy, hải sản

chiếc

10.7.1

TS071

Công suất <20CV

chiếc

10.7.1.1

TS0711

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chiếc

10.7.1.2

TS0712

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

chiếc

10.7.1.3

TS0713

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

chiếc

10.7.1.4

TS0714

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chiếc

10.7.2

TS072

Công suất 20-90CV

chiếc

10.7.2.1

TS0721

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chiếc

10.7.2.2

TS0722

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

chiếc

10.7.2.3

TS0723

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chiếc

10.7.2.4

TS0724

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chiếc

10.7.3

TS073

Công suất trên 90CV

chiếc

10.7.3.1

TS071

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chiếc

10.7.3.2

TS072

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

chiếc

10.7.3.3

TS073

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chiếc

10.7.3.4

TS074

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chiếc

10.8

TS08

Ngư cụ, trang thiết bị thông tin liên lạc

triệu đồng

x

10.8.1

TS081

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

10.8.2

TS082

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

10.8.3

TS083

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đng

x

10.8.4

TS084

Thiệt hi một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

10.9

TS9

Công trình tránh trú bão

công trình

10.10

TS10

Các thiệt hại về thủy sản khác (*)

triệu đồng

x

11

TT

THIỆT HẠI V THÔNG TIN LIÊN LẠC

triệu đồng

x

11.1

TT01

Cột Ăng ten bị đỗ, gãy

cái

11.2

TT02

Cột treo cáp bị đổ, gãy

cái

11.3

TT03

Nhà trạm

cái

11.3.1

TT031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

11.3.2

TT032

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

11.3.3

TT033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

11.3.4

TT034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

11.4

TT04

Tuyến cáp

triệu đồng

x

11.4.1

TT041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

11.4.2

TT042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

11.4.3

TT043

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đng

x

11.4.4

TT044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

11.5

TT05

Các máy móc, thiết bị thông tin liên lạc

triệu đồng

x

11.6

TT06

Các thiệt hại về thông tin liên lạc khác (*)

triệu đồng

x

12

CN

THIỆT HẠI V CÔNG NGHIỆP

triệu đồng

x

12.1

CN01

Cột điện bị đ, gãy

cái

12.1.1

CN011

Trung và cao thế

cái

12.1.2

CN012

H thế

cái

12.2

CN02

Dây điện bị đứt

m

12.2.1

CN021

Trung và cao thế

m

12.2.2

CN022

H thế

m

12.3

CN03

Trạm biến thế b hư hỏng

cái

12.3.1

CN031

Trung và cao thế

cái

12.3.2

CN032

Hạ thế

cái

12.4

CN04

Kè bờ thủy điện

m

21.4.1

CN041

Chiu dài bị sạt

m

21.4.2

CN042

Diện tích bị bong xô

12.5

CN05

Hệ thng thoát nước bị bồi lấp, phá hủy

m

12.6

CN06

Nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp

cái

12.6.1

CN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

12.6.2

CN062

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

12.6.3

CN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

12.6.4

CN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

12.7

CN07

Máy móc, thiết bị bị phá hủy, hư hỏng

cái

12.8

CN08

Than, khoáng sản bị trôi

tấn

12.9

CN09

Sản phẩm công nghiệp khác bị cuốn trôi, hư hỏng

triệu đồng

x

12.10

CN10

Thiệt hại khác trong nhà máy, xí nghiệp (*)

triệu đồng

x

12.11

CN11

Thiệt hại khác trong hầm mỏ (*)

triệu đồng

x

12.12

CN12

Thiệt hại khác trong công trình thủy điện (*)

triệu đng

x

12.13

CN13

Giàn khoan, giàn khai thác Dầu khí bị trôi, đ, hư hỏng

cái

12.13.1

CN141

Giàn khoan

cái

12.13.2

CN142

Giàn khai thác

cái

12.14

CN14

Đường ống b vỡ

m

12.14.1

CN141

Đường ống nội mỏ

m

12.14.2

CN142

Đường ống chuyển dầu khí vào bờ, trên bờ

m

12.15

CN15

Kho cha ni

cái

12.15.1

CN151

Tàu nổi xử lý và chứa dầu (FTSO)

cái

12.15.2

CN152

Tàu nổi chứa dầu FSO

cái

12.17

CN17

Các thiệt hại về công nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

13

XD

THIỆT HẠI VỀ XÂY DỰNG

triệu đng

x

13.1

XD01

Các công trình đang thi công

triệu đồng

x

13.1.1

XD011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

13.1.2

XD012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đng

x

13.1.3

XD013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

13.1.4

XD014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

13.2

XD02

Máy móc, thiết bị xây dựng

triệu đồng

x

13.2.1

XD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

13.2.2

XD022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

13.2.3

XD023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đng

x

13.2.4

XD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

13.3

XD03

Vật liệu xây dựng

triệu đồng

x

13.3.1

XD031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

13.3.2

XD032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

13.3.3

XD033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

13.3.4

XD034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

13.4

XD04

Các thiệt hại về xây dựng khác (*)

triệu đồng

x

14

MT

THIỆT HẠI V NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

triệu đồng

x

14.1

MT01

Diện tích vùng dân cư thiếu nước bị nhiễm mặn

ha

14.2

MT02

Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm

ha

14.3

MT03

S hộ thiếu nước sạch sử dụng

hộ

14.4

MT04

Công trình cấp nước bị hư hỏng

công trình

14.5

MT05

Các thiệt hại về NS và VSMT khác (*)

triệu đồng

x

15

CT

THIỆT HẠI V CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC

triệu đồng

x

15.1

CT01

Trụ sở cơ quan

cái

15.1.1

CT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

15.1.2

CT012

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

15.1.3

CT013

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

15.1.4

CT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

15.2

CT02

Chợ, trung tâm thương mại

cái

15.2.1

CT021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

15.2.2

CT022

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

15.2.3

CT023

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

15.2.4

CT024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

15.3

CT03

Nhà kho, phân xưởng

i/m2

15.3.1

CT031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái/m2

15.3.2

CT032

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

cái/m2

15.3.3

CT033

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái/m2

15.3.4

CT034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái/m2

15.4

CT06

Công trình quốc phòng, an ninh và các công trình phòng chống thiên tai khác (*)

cái

15.5

CT04

Tường rào, cổng bị đổ, sập, hư hỏng

triệu đồng

x

15.6

CT05

Công trình phụ bị hư hỏng

triệu đồng

x

15.7

CT07

Các thiệt hại khác (*)

triệu đồng

x

ƯỚC TÍNH TỔNG THIỆT HẠI BẰNG TIỀN

triệu đồng

x

Ghi chú:

(*) Liệt kê chi tiết các loại thiệt hại chưa thống kê trong bảng (nếu có)

(x) Bỏ qua không ước giá trị thiệt hại bằng tiền, hoặc số lượng

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

BIỂU 02/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:      /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày    /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

TỔNG HỢP THIỆT HẠI NHANH/ĐỢT DO THIÊN TAI GÂY RA

Áp dụng cho các loại thiên tai: giông, lốc, sét, mưa đá

Thời gian:

Địa điểm nơi xảy ra thiên tai

Loại hình thiên tai: (ghi loại hình thiên tai cụ thể)

TT

CHỈ TIÊU THIỆT HẠI

Đơn vị tính

Số lượng

Ước giá trị thiệt hại (triệu đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

4

1

NG

THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI

1.1

NG01

Số người chết:

người

x

1.1.1

NG011

Trẻ em

người

x

1.1.2

NG012

Nữ giới

người

x

1.1.3

NG013

Người khuyết tật

người

x

1.1.4

NG014

Đối tượng khác

người

x

1.2

NG02

Số người mất tích

người

x

1.2.1

NG021

Trẻ em

người

x

1.2.2

NG022

Nữ giới

người

x

1.2.3

NG023

Người khuyết tật

người

x

1.2.4

NG024

Đối tượng khác

người

x

1.3

NG03

Số người bị thương

người

x

1.3.1

NG031

Trẻ em

người

x

1.3.2

NG032

Nữ giới

người

x

1.3.3

NG033

Người khuyết tật

người

x

1.3.4

NG034

Đối tượng khác

người

x

1.4

NG04

Số hộ bị ảnh hưởng

hộ

x

1.5

NG05

Số người bị ảnh hưởng

người

x

2

NH

THIỆT HẠI VỀ NHÀ Ở

triệu đồng

x

2.1

NH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

2.1.1

NH011

Nhà kiên cố

cái

2.1.2

NH012

Nhà bán kiên cố

cái

2.1.3

NH013

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.1.4

NH014

Nhà đơn sơ

cái

2.2

NH02

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

cái

2.2.1

NH021

Nhà kiên cố

cái

2.2.2

NH022

Nhà bán kiên cố

cái

2.2.3

NH023

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.2.4

NH024

Nhà đơn sơ

cái

2.2

NH03

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

2.3.1

NH031

Nhà kiên cố

cái

2.3.2

NH032

Nhà bán kiên cố

cái

2.3.3

NH033

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.3.4

NH034

Nhà đơn sơ

cái

2.4

NH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

2.4.1

NH041

Nhà kiên cố

cái

2.4.2

NH042

Nhà bán kiên cố

cái

2.4.3

NH043

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.4.4

NH044

Nhà đơn sơ

cái

2.5

NH05

Các thiệt hại về nhà ở khác (*)

triệu đồng

x

3

GD

THIỆT HẠI VỀ GIÁO DỤC

triệu đồng

x

3.1

GD01

Số điểm/trường bị ảnh hưởng

điểm

x

3.2

GD02

Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên

cái

3.2.1

GD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

3.2.2

GD022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

3.2.3

GD023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

3.2.4

GD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

3.3

GD03

Các thiết bị giáo dục ở điểm/trường bị hư hỏng

triệu đồng

x

3.4

GD04

Các thiệt hại về giáo dục khác (*)

triệu đồng

x

4

YT

THIỆT HẠI VỀ Y TẾ

triệu đồng

x

4.1

YT01

Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế)

cái

4.1.1

YT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

4.1.2

YT012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

4.1.3

YT013

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

4.1.4

YT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

4.2

YT02

Thuốc bị ướt, hư hỏng, cuốn trôi

triệu đồng

x

4.3

YT03

Vật tư, máy móc và thiết bị y tế bị hư hỏng, cuốn trôi

triệu đồng

x

4.4

YT04

Các thiệt hại về Y tế khác (*)

triệu đồng

x

5

VH

THIỆT HẠI VỀ VĂN HÓA

triệu đồng

x

5.1

VH01

Công trình văn hóa

cái

5.1.1

VH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.1.2

VH02

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

5.1.3

VH03

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

5.1.4

VH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.2

VH02

Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

cái

5.2.1

VH021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.2.2

VH022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

5.2.3

VH023

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

5.2.4

VH024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.3

VH03

Trang thiết bị tại công trình văn hóa

triệu đồng

x

5.4

VH04

Các thiệt hại về văn hóa khác (*)

triệu đồng

x

6

NLN

THIỆT HẠI VỀ NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP

triệu đồng

x

6.1

NLN01

Diện tích lúa

ha

6.1.1

NLN011

Diện tích gieo cấy lúa thuần

ha

6.1.1.1

NLN0111

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.1.1.2

NLN0112

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

ha

6.1.1.3

NLN0113

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

6.1.1.4

NLN0114

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.1.2

NLN012

Diện tích gieo cấy lúa lai

ha

6.1.2.1

NLN0121

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.1.2.2

NLN0122

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.1.2.3

NLN0123

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

6.1.2.4

NLN0124

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.2

NLN02

Diện tích mạ

ha

6.2.1

NLN021

Diện tích mạ lúa thuần

ha

6.2.1.1

NLN0211

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.2.1.2

NLN0212

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.2.1.3

NLN0213

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.2.1.4

NLN0214

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.2.2

NLN022

Diện tích mạ lúa lai

ha

6.2.2.1

NLN0221

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.2.2.2

NLN0222

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.2.2.3

NLN0223

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.2.2.4

NLN0224

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.3

NLN03

Diện tích hoa màu, rau màu

ha

6.3.1

NN031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.3.2

NN032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.3.3

NN033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.3.4

NN034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.4

NLN04

Số lượng hoa, cây cảnh các loại

chậu,cây

6.4.1

NLN041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chậu,cây

6.4.2

NLN042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

chậu,cây

6.4.3

NLN043

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chậu,cây

6.4.4

NLN044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chậu,cây

6.5

NLN05

Diện tích cây trồng lâu năm

ha

6.5.1

NLN051

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.5.2

NLN052

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.5.3

NLN053

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.5.4

NLN054

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.6

NLN06

Diện tích cây trồng hàng năm

ha

6.6.1

NLN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.6.2

NLN062

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

ha

6.6.3

NLN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.6.4

NLN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.7

NLN07

Diện tích cây ăn quả tập trung

ha

6.7.1

NLN071

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.7.2

NLN072

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.7.3

NLN073

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.7.4

NLN074

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.8

NLN08

Diện tích rừng hiện có

ha

6.8.1

NLN081

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.8.2

NLN082

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.8.3

NLN083

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.8.4

NLN084

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.9

NLN9

Cây bóng mát, cây xanh đô thị bị đổ, gãy

cây

6.10

NLN10

Cây giống bị hư hỏng

ha

6.11

NLN11

Hạt giống hư hỏng

tấn

6.12

NLN12

Lương thực bị trôi, ẩm, ướt và hư hỏng

tấn

6.13

NLN14

Diện tích ruộng muối bị hư hỏng

ha

6.14

NLN15

Muối bị hư hỏng

tấn

6.15

NLN19

Các thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

7

CHN

THIỆT HẠI VỀ CHĂN NUÔI

triệu đồng

x

7.1

CHN1

Gia súc bị chết

con

7.1.1

CHN01

Trâu, bò, ngựa

con

7.1.2

CHN02

Nai, cừu, dê

con

7.1.3

CHN03

Lợn

con

7.1.4

CHN04

Các loại gia súc khác

con

7.2

CHN02

Gia cầm bị chết

con

7.2.1

CHN021

Gà, vịt, ngan, ngỗng

con

7.2.2

CHN023

Các loại gia cầm khác

con

7.3

CHN03

Các loại vật nuôi khác bị chết

con

7.4

CHN04

Các thiệt hại về chăn nuôi khác (*)

triệu đồng

x

8

TT

THIỆT HẠI VỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

triệu đồng

x

8.1

TT01

Cột Ăng ten bị đổ, gãy

cái

8.2

TT02

Cột treo cáp bị đổ, gãy

cái

8.3

TT03

Các máy móc, thiết bị thông tin liên lạc

triệu đồng

x

8.4

TT04

Các thiệt hại về thông tin liên lạc khác (*)

triệu đồng

x

9

CN

THIỆT HẠI VỀ CÔNG NGHIỆP

triệu đồng

x

9.1

CN01

Cột điện bị đỗ, gãy

cái

9.1.1

CN011

Trung và cao thế

cái

9.1.2

CN012

Hạ thế

cái

9.2

CN02

Dây điện bị đứt

m

9.2.1

CN021

Trung và cao thế

m

9.2.2

CN022

Hạ thế

m

9.3

CN03

Trạm biến thế bị hư hỏng

cái

9.3.1

CN031

Trung và cao thế

cái

9.3.2

CN032

Hạ thế

cái

9.4

CN04

Các thiệt hại về công nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

10

XD

THIỆT HẠI VỀ XÂY DỰNG

triệu đồng

x

10.1

XD01

Các công trình đang thi công

triệu đồng

x

10.1.1

XD011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

10.1.2

XD012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

10.1.3

XD013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

10.1.4

XD014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

10.2

XD02

Máy móc, thiết bị xây dựng

triệu đồng

x

10.2.1

XD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

10.2.2

XD022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

10.2.3

XD023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đng

x

10.2.4

XD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

10.3

XD03

Vật liệu xây dựng

triệu đồng

x

10.3.1

XD031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

10.3.2

XD032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

10.3.3

XD033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

10.3.4

XD034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

10.4

XD04

Các thiệt hại về xây dựng khác (*)

triệu đồng

x

11

CT

THIỆT HẠI VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC

triệu đồng

x

11.1

CT01

Trụ sở cơ quan

cái

11.1.1

CT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

11.1.2

CT012

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

11.1.3

CT013

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

11.1.4

CT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

11.2

CT02

Chợ, trung tâm thương mại

cái

11.2.1

CT021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

11.2.2

CT022

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

11.2.3

CT023

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

11.2.4

CT024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

11.3

CT03

Nhà kho, phân xưởng

cái/m2

11.3.1

CT031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái/m2

11.3.2

CT032

Thiệt hại rất nặng, từ 50% - 70%

cái/m2

11.3.3

CT033

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái/m2

11.3.4

CT034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái/m2

11.4

CT06

Công trình quốc phòng, an ninh và các công trình phòng chống thiên tai khác bị thiệt hại (*)

cái

11.4

CT04

Tường rào, cổng bị đổ, sập, hư hỏng

triệu đồng

x

11.4

CT05

Công trình phụ bị hư hỏng

triệu đồng

x

11.4

CT07

Các thiệt hại khác (*)

triệu đồng

x

12

CÁC THIỆT HẠI KHÁC (*)

triệu đồng

x

ƯỚC TÍNH TỔNG THIỆT HẠI BẰNG TIỀN

triệu đồng

x

Ghi chú:

(*) Liệt kê chi tiết các loại thiệt hại chưa thống kê trong bảng (nếu có)

(x) Bỏ qua không ước giá trị thiệt hại bằng tiền, hoặc số lượng

Người lập biểu

Th trưởng đơn vị

BIỂU 03/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:     /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày    /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

TỔNG HỢP THIỆT HẠI NHANH/ĐỢT DO THIÊN TAI GÂY RA

Áp dụng cho các loại thiên tai: Sương muối, sương mù, rét hại

Thời gian:

Địa điểm nơi xảy ra thiên tai

Loại hình thiên tai: (ghi loại hình thiên tai cụ thể)

TT

CHỈ TIÊU THIỆT HẠI

Đơn vị tính

Số lượng

Ước giá trị thiệt hại (triệu đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

4

1

NG

THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI

1.1

NG01

Số hộ bị ảnh hưởng

hộ

x

1.2

NG02

Số người bị ảnh hưởng

người

x

2

NLN

THIỆT HẠI VỀ NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP

triệu đồng

x

2.1

NLN01

Diện tích lúa

ha

2.1.1

NLN011

Diện tích gieo cấy lúa thuần

ha

2.1.1.1

NLN0111

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.1.1.2

NLN0112

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

ha

2.1.1.3

NLN0113

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

2.1.1.4

NLN0114

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.1.2

NLN012

Diện tích gieo cấy lúa lai

ha

2.1.2.1

NLN0121

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.1.2.2

NLN0122

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.1.2.3

NLN0123

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

2.1.2.4

NLN0124

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.2

NLN02

Diện tích mạ

ha

2.2.1

NLN021

Diện tích mạ lúa thuần

ha

2.2.1.1

NLN0211

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.2.1.2

NLN0212

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.2.1.3

NLN0213

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.2.1.4

NLN0214

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.2.2

NLN022

Diện tích mạ lúa lai

ha

2.2.2.1

NLN0221

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.2.2.2

NLN0222

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.2.2.3

NLN0223

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.2.2.4

NLN0224

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.3

NLN03

Diện tích hoa màu, rau màu

ha

2.3.1

NN031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.3.2

NN032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.3.3

NN033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.3.4

NN034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.4

NLN04

Số lượng hoa, cây cảnh các loại

chậu,cây

2.4.1

NLN041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chậu,cây

2.4.2

NLN042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

chậu,cây

2.4.3

NLN043

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chậu,cây

2.4.4

NLN044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chậu,cây

2.5

NLN05

Diện tích cây trồng lâu năm

ha

2.5.1

NLN051

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.5.2

NLN052

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.5.3

NLN053

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.5.4

NLN054

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.6

NLN06

Diện tích cây trồng hàng năm

ha

2.6.1

NLN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.6.2

NLN062

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

ha

2.6.3

NLN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.6.4

NLN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.7

NLN07

Diện tích cây ăn quả tập trung

ha

2.7.1

NLN071

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.7.2

NLN072

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.7.3

NLN073

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.7.4

NLN074

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.8

NLN08

Diện tích rừng hiện có

ha

2.8.1

NLN081

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.8.2

NLN082

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.8.3

NLN083

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.8.4

NLN084

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.9

NLN9

Cây bóng mát, cây xanh đô thị bị chết

cây

2.10

NLN10

Cây giống bị hư hỏng

ha

2.11

NLN11

Hạt giống hư hỏng

tấn

2.12

NLN12

Lương thực bị hư hỏng

tấn

2.13

NLN14

Diện tích ruộng muối bị hư hỏng

ha

2.14

NLN15

Muối bị hư hỏng

tấn

2.15

NLN19

Các thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

3

CHN

THIỆT HẠI VỀ CHĂN NUÔI

triệu đồng

x

3.1

CHN1

Gia súc bị chết

con

3.1.1

CHN01

Trâu, bò, ngựa

con

3.1.2

CHN02

Nai, cừu, dê

con

3.1.3

CHN03

Lợn

con

3.1.4

CHN04

Các loại gia súc khác

con

3.2

CHN02

Gia cầm bị chết

con

3.2.1

CHN021

Gà, vịt, ngan, ngỗng

con

3.2.2

CHN023

Các loại gia cầm khác

con

3.3

CHN03

Các loại vật nuôi khác bị chết

con

3.4

CHN04

Vật tư phục vụ chăn nuôi bị hư hỏng

triệu đồng

x

3.5

CHN05

Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi bị hư hỏng

triệu đồng

x

3.6

CHN06

Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi

triệu đồng

x

3.7

CHN07

Các thiệt hại về chăn nuôi khác (*)

triệu đồng

x

4

TS

THIỆT HẠI V THỦY SẢN

triệu đồng

x

4.1

TS01

Diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ

ha

4.1.1

TS011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

4.1.2

TS012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

4.1.3

TS013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

4.1.4

TS014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

4.2

TS02

Các loại thủy, hải sản khác (*)

ha

4.2.1

TS021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

4.2.2

TS022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

4.2.3

TS023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

4.2.4

TS024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

5

CÁC THIỆT HẠI KHÁC (*)

triệu đồng

x

ƯỚC TÍNH TNG THIỆT HẠI BNG TIN

triệu đồng

x

Ghi chú:

(*) Liệt kê chi tiết các loại thiệt hại chưa thống kê trong bng (nếu có)

(x) Bỏ qua không ước giá trị thiệt hại bằng tiền, hoặc số lượng

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

BIỂU 04/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:     /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày     /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

TỔNG HỢP THIỆT HẠI NHANH/ĐỢT DO THIÊN TAI GÂY RA

Áp dụng cho các loại thiên tai: Xâm nhập mặn, hạn hán, nắng nóng

Thời gian:

Địa điểm nơi xảy ra thiên tai

Loại hình thiên tai: (ghi loại hình thiên tai cụ thể)

TT

CHỈ TIÊU THIỆT HẠI

Đơn vị tính

Số lượng

Ước giá trị thiệt hại (triệu đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

4

1

NG

THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI

1.1

NG01

Số người chết:

người

x

1.1.1

NG011

Trẻ em

người

x

1.1.2

NG012

Nữ giới

người

x

1.1.3

NG013

Người khuyết tật

người

x

1.1.4

NG014

Đi tượng khác

người

x

1.2

NG02

Số hộ bị ảnh hưởng

hộ

x

13

NG03

Số người bị ảnh hưởng

người

x

2

NLN

THIỆT HẠI VỀ NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP

triệu đồng

x

2.1

NLN01

Diện tích lúa

ha

2.1.1

NLN011

Diện tích gieo cấy lúa thuần

ha

2.1.1.1

NLN0111

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.1.1.2

NLN0112

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

ha

2.1.1.3

NLN0113

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

2.1.1.4

NLN0114

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.1.2

NLN012

Diện tích gieo cấy lúa lai

ha

2.1.2.1

NLN0121

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.1.2.2

NLN0122

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.1.2.3

NLN0123

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

2.1.2.4

NLN0124

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.2

NLN02

Diện tích mạ

ha

2.2.1

NLN021

Diện tích mạ lúa thuần

ha

2.2.1.1

NLN0211

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.2.1.2

NLN0212

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.2.1.3

NLN0213

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.2.1.4

NLN0214

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.2.2

NLN022

Diện tích mạ lúa lai

ha

2.2.2.1

NLN0221

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.2.2.2

NLN0222

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.2.2.3

NLN0223

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.2.2.4

NLN0224

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.3

NLN03

Diện tích hoa màu, rau màu

ha

2.3.1

NN031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.3.2

NN032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

2.3.3

NN033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.3.4

NN034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.4

NLN04

Số lượng hoa, cây cảnh các loại

chậu,cây

2.4.1

NLN041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chậu,cây

2.4.2

NLN042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

chậu,cây

2.4.3

NLN043

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chậu,cây

2.4.4

NLN044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chậu,cây

2.5

NLN05

Diện tích cây trồng hàng năm

ha

2.5.1

NLN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

2.5.2

NLN062

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

ha

2.5.3

NLN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

2.5.4

NLN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

2.6

NLN06

Cây giống

ha

2.7

NLN07

Diện tích canh tác bị ngập mặn

ha

2.8

NLN08

Diện tích canh tác bị hạn, thiếu nước

ha

2.9

NLN09

Diện tích ngừng sản xuất do thiếu nước tưới

ha

2.10

NLN10

Các thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

3

CHN

THIỆT HẠI VỀ CHĂN NUÔI

triệu đng

x

3.1

CHN1

Gia súc bị chết

con

3.1.1

CHN01

Trâu, bò, ngựa

con

3.1.2

CHN02

Nai, cừu, dê

con

3.1.3

CHN03

Lợn

con

3.1.4

CHN04

Các loại gia súc khác

con

3.2

CHN02

Gia cầm bị chết

con

3.2.1

CHN021

Gà, vịt, ngan, ngỗng

con

3.2.2

CHN023

Các loại gia cm khác

con

3.3

CHN03

Các loại vật nuôi khác bị chết

con

3.4

CHN04

Nước cấp chăn nuôi tập trung bị thiếu hụt

3.5

CHN05

Các thiệt hại về chăn nuôi khác (*)

triệu đồng

x

4

TS

THIỆT HẠI VỀ THỦY SẢN

triệu đng

x

4.1

TS01

Diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ

ha

4.1.1

TS011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

4.1.2

TS012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

4.1.3

TS013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

4.1.4

TS014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

4.2

TS02

Diện tích nuôi cá - lúa, nuôi hồ mặt nước lớn

ha

4.2.1

TS021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

4.2.2

TS022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

4.2.3

TS023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

4.2.4

TS024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

4.3

TS03

Các loại thủy, hải sản khác (*)

ha

4.3.1

TS031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

4.3.2

TS032

Thiệt hại rt nặng từ 50% -70%

ha

4.3.3

TS033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

4.3.4

TS034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

4.4

TS04

Các thiệt hại về thủy sản khác (*)

triệu đồng

x

5

MT

THIỆT HẠI V NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

triệu đng

x

5.1

MT01

Diện tích vùng dân cư thiếu nước bị nhiễm mặn

ha

5.2

MT02

Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm

ha

5.3

MT03

S hộ thiếu nước sạch sử dụng

hộ

5.4

MT04

Các thiệt hại về NS và VSMT khác (*)

triệu đồng

x

6

CÁC THIỆT HẠI KHÁC (*)

triệu đồng

x

ƯỚC TÍNH TNG THIỆT HẠI BNG TIN

triệu đồng

x

Ghi chú:

(*) Liệt kê chi tiết các loại thiệt hại chưa thống kê trong bảng (nếu có)

(x) Bỏ qua không ước giá trị thiệt hại bằng tiền, hoặc số lượng

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

BIỂU 05/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:     /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày     /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

TỔNG HỢP THIỆT HẠI NHANH/ĐỢT DO THIÊN TAI GÂY RA

Áp dụng cho các loại thiên tai: động đất

Thời gian:

Địa điểm nơi xảy ra thiên tai

Loại hình thiên tai:

TT

CHỈ TIÊU THIỆT HẠI

Đơn vị tính

Số lượng

Ước giá trị thiệt hại (triệu đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

4

1

NG

THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI

1.1

NG01

Số người chết:

người

x

1.1.1

NG011

Trẻ em

người

x

1.1.2

NG012

Nữ giới

người

x

1.1.3

NG013

Người khuyết tật

người

x

1.1.4

NG014

Đi tượng khác

người

x

1.2

NG02

S người mất tích

người

x

1.2.1

NG021

Trẻ em

người

x

1.2.2

NG022

Nữ giới

người

x

1.2.3

NG023

Người khuyết tật

người

x

1.2.4

NG024

Đối tượng khác

người

x

1.3

NG03

Số người bị thương

người

x

1.3.1

NG031

Trẻ em

người

x

1.3.2

NG032

Nữ giới

người

x

1.3.3

NG033

Người khuyết tật

người

x

1.3.4

NG034

Đối tượng khác

người

x

1.4

NG04

Số hộ bị ảnh hưởng

hộ

x

1.5

NG05

Số người bị ảnh hưởng

người

x

2

NH

THIỆT HẠI V NHÀ Ở

triệu đồng

x

2.1

NH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

2.1.1

NH011

Nhà kiên cố

cái

2.1.2

NH012

Nhà bán kiên cố

cái

2.1.3

NH013

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.1.4

NH014

Nhà đơn sơ

cái

2.2

NH02

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

2.2.1

NH021

Nhà kiên cố

cái

2.2.2

NH022

Nhà bán kiên cố

cái

2.2.3

NH023

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.2.4

NH024

Nhà đơn sơ

cái

2.3

NH03

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

2.3.1

NH031

Nhà kiên cố

cái

2.3.2

NH032

Nhà bán kiên cố

cái

2.3.3

NH033

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.3.4

NH034

Nhà đơn sơ

cái

2.4

NH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

2.4.1

NH041

Nhà kiên cố

cái

2.4.2

NH042

Nhà bán kiên cố

cái

2.4.3

NH043

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.4.4

NH044

Nhà đơn sơ

cái

2.5

NH07

Nhà phải di dời khẩn cấp

cái

2.6

NH09

Các thiệt hại về nhà khác (*)

triệu đồng

x

3

GD

THIỆT HẠI V GIÁO DỤC

triệu đồng

x

3.1

GD01

Số điểm/trường bị ảnh hưởng

điểm

x

3.2

GD02

Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập th, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên

cái

3.2.1

GD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

3.2.2

GD022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

3.2.3

GD023

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

3.2.4

GD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

3.3

GD03

Các thiết bị giáo dục ở điểm/trường bị hư hỏng

triệu đồng

x

3.4

GD04

Các thiệt hại về giáo dục khác (*)

triệu đồng

x

4

YT

THIỆT HẠI VỀ Y TẾ

triệu đồng

x

4.1

YT01

Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế)

cái

4.1.1

YT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

4.1.2

YT012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

4.1.3

YT013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

4.1.4

YT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

4.3

YT04

Thuc bị hư hng, vùi lấp

triệu đồng

x

4.4

YT05

Vật tư, máy móc và thiết b y tế bị vùi lấp, hư hỏng

triệu đồng

x

4.5

YT06

Các thiệt hại về Y tế khác (*)

triệu đồng

x

5

VH

THIỆT HẠI VỀ VĂN HÓA

triệu đồng

x

5.1

VH01

Công trình văn hóa

cái

5.1.1

VH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.1.2

VH02

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

5.1.3

VH03

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

5.1.4

VH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.2

VH02

Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

5.2.1

VH021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.2.2

VH022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

5.2.3

VH023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

5.2.4

VH024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.3

VH03

Trang thiết bị tại công trình văn hóa bị vùi lấp, hư hỏng

triệu đồng

x

5.4

VH04

Các thiệt hại về văn hóa khác (*)

triệu đồng

x

6

TL

THIỆT HẠI VỀ THỦY LỢI

triệu đồng

x

6.1

TL01

Đê từ cấp III đến cấp đặc biệt

6.1.1

TL011

Chiều dài bị lún, sụt,

m

ghi rõ s đoạn

6.1.2

TL012

Chiều dài bị nứt, gãy

m

6.2

TL02

Đê từ cấp IV trở xung, đê bối, bờ bao

6.2.1

TL021

Chiều dài bị lún, sụt,

m

ghi rõ số đoạn

6.2.2

TL022

Chiều dài bị nứt, gãy

m

6.3

TL03

Kè bị

6.3.1

TL031

Chiều dài lún, sụt

m

6.3.2

TL032

Chiều dài bị gãy, vỡ, nứt

m

6.4

TL04

Kênh mương

6.4.1

TL041

Chiều dài lún, sạt

m

6.4.2

TL042

Chiều dài nứt

m

6.5

TL05

H chứa, đập thủy lợi b phá hủy, vùi lấp

cái

6.5.1

TL051

Chiu dài lún, sụt

m

6.5.2

TL052

Chiều dài bị vỡ

m

6.5.3

TL053

Chiều dài bị nứt

m

6.5.4

TL054

Khối lượng đất

x

6.5.5

TL055

Khối lượng đá, bê tông

x

6.6

TL06

Số trạm bơm bị phá hủy, hư hỏng

cái

6.6.1

TL061

Kiên cố

cái

6.6.2

TL062

Bán kiên cố

cái

6.7

TL07

Công trình thủy li khác bị phá hủy, vùi lấp, hư hỏng

cái

6.8

TL09

Các thiệt hại về thủy lợi khác (*)

triệu đồng

x

7

GT

THIỆT HẠI V GIAO THÔNG

triệu đồng

x

7.1

GT01

Đường giao thông Trung ương (quốc lộ) bị phá hủy, hư hỏng

7.1.7

GT011

Chiu dài đường bị lún, sụt

m

7.1.8

GT012

Chiều dài đường bị nứt, đứt gãy

m

7.1.9

GT013

Khối lượng đất

7.1.10

GT014

Khối lượng đá, bê tông, nhựa đường

7.1.11

GT015

Cầu bị hư hỏng

cái

7.1.12

GT016

Cng bị hư hỏng

cái

7.1.13

GT017

Điểm/đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

7.1.14

GT018

Thiết bị, máy móc, vật tư bị hư hỏng

triệu đồng

x

7.1.15

GT019

Công trình phụ trợ khác bị hư hỏng

cái

7.2

GT02

Đường giao thông địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã) bị phá hủy, hư hỏng

7.2.1

GT021

Chiều dài đường bị lún, sụt

m

7.2.2

GT022

Chiều dài đường bị nứt, đứt gãy

m

7.2.3

GT023

Khối lượng đất

m

7.2.4

GT024

Khối lượng đá, bê tông, nhựa đường

7.2.5

GT025

Cầu bị hư hỏng

cái

7.2 6

GT026

Cống bị hư hỏng

cái

7.2.7

GT027

Điểm/đường giao thông bị sạt lở, ách tc

điểm

x

7.2.8

GT028

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đng

x

7.2.9

GT029

Công trình phụ trợ khác

cái

7.3

GT03

Đường sắt bị phá hủy, hư hỏng

7.3.1

GT031

Chiều dài đường ray bị phá hủy

m

7.3.2

GT032

Khối lượng đất nền đường sạt lở

x

7.3.3

GT033

Khối lượng đt, đá lp đường sắt

x

7.3.4

GT034

Cầu đường sắt bị hư hỏng

cái

7.3.5

GT035

Cng đường sắt bị hư hỏng

cái

7.3.6

GT036

Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường st

triệu đồng

x

7.3.7

GT037

Điểm đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

7.3.8

GT038

Công trình phụ trợ khác

cái

7.4

GT06

Hàng hải

7.4.1

GT061

Cng hàng hải bị phá hủy, hư hỏng

công trình

7.4.2

GT062

Biển báo, báo hiệu bị phá hủy, hư hỏng

cái

7.4.3

GT063

Thiết bị, máy móc, vật tư bị hư hỏng

triệu đồng

x

7.4.4

GT065

Công trình phụ trợ khác bị hư hỏng

cái

7.5

GT07

Hàng không

7.5.1

GT071

Cảng hàng không bị phá hủy, hư hỏng

công trình

7.5.2

GT072

Thiết bị, vật tư, máy móc bị phá hủy, hư hỏng

triệu đồng

x

7.5.3

GT073

Biển báo, báo hiệu bị phá hủy, hư hỏng

cái

7.5.4

GT074

Công trình phụ trợ khác

cái

7.6

GT08

Các thiệt hại về giao thông khác (*)

triệu đồng

x

8

TT

THIỆT HẠI V THÔNG TIN LIÊN LẠC

triệu đồng

x

8.1

TT01

Cột Ăng ten bị đ, gãy

cái

802

TT02

Cột treo cáp b đ, gãy

cái

8.3

TT03

Nhà trạm

cái

8.3.1

TT031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

8.3.2

TT032

Thiệt hại rt nặng từ 50% - 70%

cái

8.3.3

TT033

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

8.3.4

TT034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

8.4

TT04

Tuyến cáp

triệu đồng

x

8.4.1

TT041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

8.4.2

TT042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

8.4.3

TT043

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

8.4.4

TT044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

8.5

TT05

Máy móc, thiết b thông tin liên lạc bị phá hủy, hư hỏng

triệu đồng

x

8.6

TT06

Các thiệt hại về thông tin liên lạc khác (*)

triệu đồng

x

9

CN

THIỆT HẠI V CÔNG NGHIỆP

triệu đồng

x

9.1

CN01

Cột điện bị đ, gãy

cái

9.1.1

CN011

Trung và cao thế

cái

9.1.2

CN012

Hạ thế

cái

9.2

CN02

Dây điện bị đứt

m

9.2.1

CN021

Trung và cao thế

m

9.2.2

CN022

Hạ thế

m

9.3

CN03

Trạm biến thế bị hư hỏng

cái

9.3.1

CN031

Trung và cao thế

cái

9.3.2

CN032

Hạ thế

cái

9.4

CN04

Kè bờ thủy điện

m

9.4.1

CN041

Chiu dài bị nứt, gãy, sụt

m

9.4.2

CN042

Diện tích bị bong xô

m2

x

9.5

CN05

Hệ thng thoát nước bị phá hủy, vùi lấp

m

9.6

CN06

Nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp

cái

9.6.1

CN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

9.6.2

CN062

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

9.6.3

CN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

9.6.4

CN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

9.7

CN07

Máy móc, thiết bị bị phá hủy, hư hỏng

cái

9.8

CN08

Hầm, mỏ bị sập, vùi lấp

hầm

9.9

CN08

Than, khoáng sản bị vùi lấp, hư hỏng

tấn

9.10

CN10

Thiệt hại khác trong nhà máy, xí nghiệp (*)

triệu đồng

x

9.11

CN11

Thiệt hại khác trong hầm mỏ (*)

triệu đồng

x

9.12

CN13

Giàn khoan, giàn khai thác Dầu khí bị đổ, hư hng

cái

9.12.1

CN131

Giàn khoan

cái

9.12.2

CN132

Giàn khai thác

cái

9.14

CN14

Đường ng bị v

m

9.14.1

CN141

Đường ống nội mỏ

m

9.14.2

CN142

Đường ng chuyển dầu khí vào bờ, trên bờ

m

9.16

CN16

Các thiệt hại về công nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

10

XD

THIỆT HẠI VỀ XÂY DỰNG

triệu đồng

x

10.1

XD01

Các công trình đang thi công

triệu đng

x

10.1.1

XD011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

10.1.2

XD012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

10.1.3

XD013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

10.1.4

XD014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

10.2

XD02

Máy móc, thiết bị xây dựng

triệu đồng

x

10.2.1

XD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

10.2.2

XD022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

10.2.3

XD023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

10.2.4

XD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

10.4

XD04

Các thiệt hại về xây dựng khác (*)

triệu đồng

x

11

CT

THIỆT HẠI V CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC

triệu đồng

x

11.1

CT01

Trụ sở cơ quan

cái

11.1.1

CT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

11.1.2

CT012

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

11.1.3

CT013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

11.1.4

CT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

11.2

CT02

Chợ, trung tâm thương mại

cái

11.2.1

CT021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

11.2.2

CT022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

11.2.3

CT023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

11.2.4

CT024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

11.3

CT03

Nhà kho, phân xưởng

cái/m2

11.3.1

CT031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái/m2

11.3.2

CT032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái/m2

11.3.3

CT033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái/m2

11.3.4

CT034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái/m2

11.4

CT04

Công trình quốc phòng, an ninh và các công trình phòng chng thiên tai khác bị thiệt hại (*)

cái

11.5

CT05

Tường rào, cng bị đ, sập, hư hỏng

triệu đồng

x

11.6

CT06

Công trình phụ b hư hỏng

triệu đồng

x

12

CÁC THIỆT HẠI KHÁC (*)

triệu đồng

x

triệu đồng

x

Ghi chú:

(*) Liệt kê chi tiết các loại thiệt hại chưa thống kê trong bảng (nếu có)

(x) Bỏ qua không ước giá trị thiệt hại bằng tiền, hoặc số lượng

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)


BIỂU 06/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:     /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT
ngày    /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN NHÂN NGƯỜI CHẾT VÀ MẤT TÍCH DO THIÊN TAI GÂY RA

Loại hình thiên tai: (ghi loại hình thiên tai cụ thể)

TT

Tnh, huyện

Họ và tên

Năm sinh

Dân tộc

Địa ch/quê quán

Nguyên nhân

Thời gian

Ghi chú

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

Tng

BIỂU 07/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:     /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT
ngày     /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA 06 THÁNG ĐẦU NĂM..../NĂM....

TT

CHỈ TIÊU THIỆT HẠI

Đơn vị tính

Loại thiên tai

Bão, nước dâng

Gió mạnh trên biển

ATNĐ

Mưa lớn, lũ, ngập lụt

Lũ quét

Sạt lở đất

Lc, sét, mưa đá

Sương muối, sương mù, rét hại

Xâm nhập mn

Hạn hán, nắng nóng

Động đất

Sóng thần

Sụt lún đất

Tổng

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

Số lượng

Ước thiệt hại (tr.đ)

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

1

NG

THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI

1.1

NG01

Số người chết

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.1.1

NG011

Tr em

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.1.2

NG012

Nữ giới

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.1.3

NG013

Người khuyết tật

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.1.4

NG014

Đi tượng khác

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.2

NG02

Số người mất tích

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.2.1

NG021

Tr em

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.2.2

NG022

Nữ giới

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.2.3

NG023

Người khuyết tật

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.2.4

NG024

Đi tượng khác

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.3

NG03

Số người bị thương

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.3.1

NG031

Tr em

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.3.2

NG032

Nữ giới

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.3.3

NG033

Người khuyết tật

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.3.4

NG034

Đi tượng khác

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.4

NG04

Số hộ bị ảnh hưởng

bộ

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.5

NG05

Số người bị ảnh hưởng

người

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

2

NH

THIỆT HẠI VỀ NHÀ Ở

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

2.1

NH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

2.1.1

NH011

Nhà kiên cố

cái

2.1.2

NH012

Nhà bán kiên cố

cái

2.1.3

NH013

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.1.4

NH014

Nhà đơn sơ

cái

2.2

NH02

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

cái

2.2.1

NH021

Nhà kiên cố

cái

2.2.2

NH022

Nhà bán kiên cố

cái

2.2.3

NH023

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.2.4

NH024

Nhà đơn sơ

cái

2.3

NH03

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

2.3.1

NH031

Nhà kiên cố

cái

2.3.2

NH032

Nhà bán kiên cố

cái

2.3.3

NH033

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.3.4

NH034

Nhà đơn sơ

cái

2.4

NH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

2.4.1

NH041

Nhà kiên cố

cái

2.4.2

NH042

Nhà bán kiên c

cái

2.4.3

NH043

Nhà thiếu kiên cố

cái

2.4.4

NH044

Nhà đơn sơ

cái

2.5

NH05

Nhà bị ngập nước

ợt

2.5.1

NH051

B ngập dưới 1m

ợt

2.5.2

NH052

B ngập nước (1-3)m

ợt

2.5.3

NH053

Bị ngập nước trên 3m

ợt

2.6

NH07

Nhà phải di dời khẩn cấp

cái

2.7

NH09

Các thiệt hại về nhà ở khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3

GD

THIỆT HẠI VỀ GIÁO DỤC

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3.1

GD01

Số điểm/trường bị ảnh hưởng

điểm

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3.2

GD02

Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên

cái

3.2.1

GD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

3.2.2

GD022

Thiệt hại rất nặng t 50% -70%

cái

3 2.3

GD023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

3.2.4

GD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

3.3

GD03

Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên bị ngập nước

cái

3.3.1

GD031

Bị ngập dưới 1m

cái

3.3.2

GD032

Bị ngập nước (1-3)m

cái

3.3.3

GD033

Bị ngập nước trên 3m

cái

3.4

GD04

Các thiết b giáo dục điểm/trường bị hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3.5

GD05

Các thiết bị về giáo dục khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4

YT

THIỆT HẠI V Y T

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4.1

YT01

Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế)

cái

4.1.1

YT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

4.1.2

YT012

Thiệt hại rất nng từ 50%-70%

cái

4.1.3

YT013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

4.1.4

YT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

4.2

YT012

Ssở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế) bị ngập nước

cái

4.2.1

YT021

B ngập dưới 1m

cái

4.2.2

YT022

B ngập nước (1-3)m

cái

4.2.3

YT023

B ngập nước trên 3m

cái

4.3

YT04

Thuốc bị ướt, hư hỏng, cuốn trôi

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4.4

YT05

Vật tư, máy móc và thiết bị y tế bị hư hỏng, cuốn trôi

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4.5

YT06

Các thiệt hại về Y tế khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5

VH

THIỆT HẠI VỀ VĂN HÓA

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5.1

VH01

Công trình văn hóa

cái

5.1.1

VH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.1.2

VH02

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

5.1.3

VH03

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

5.1.4

VH04

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.2

VH02

Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

5.2.1

VH021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.2.2

VH022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

5.2.3

VH023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

5.2.4

VH024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

5.3

VH03

Trang thiết bị tại công trình văn hóa bị vùi lấp, hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5.4

VH04

Các thiệt hại về văn hóa khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

6

NLN

THIỆT HẠI VỀ NÔNG, LÂM, DIÊM

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

6.1

NLN01

Diện tích lúa

ha

6.1.1

NLN011

Diện tích gieo cấy lúa thuần

ha

6.1.1.1

NLN0111

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.1.1.2

NLN0112

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

ha

6.1.1.3

NLN0113

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

6.1.1.4

NLN0114

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.1.2

NLN012

Diện tích gieo cấy lúa lai

ha

6.1.2.1

NLN0121

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.1.2.2

NLN0122

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.1.2.3

NLN0123

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

6.1.2.4

NLN0124

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.2

NLN02

Diện tích mạ

ha

6.2.1

NLN021

Diện tích mạ lúa thuần

ha

6.2.1.1

NLN0211

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.2.1.2

NLN0212

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.1.1.3

NLN0213

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.1.1.4

NLN0214

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.2.2

NLN022

Diện tích mạ lúa lai

ha

6.2.2.1

NLN0221

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.2.2.2

NLN0222

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.2.2.3

NLN0223

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.2.2.4

NLN0224

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.3

NLN03

Diện tích hoa màu, rau màu

ha

6.3.1

NN031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.3.2

NN032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.3.3

NN033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.3.4

NN034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.4

NLN04

Số lượng hoa, cây cảnh các loại

chậu,cây

6.4.1

NLN041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chậu,cây

6.4.2

NLN042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

chậu,cây

6.4.3

NLN043

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chậu,cây

6.4.4

NLN044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chậu,cây

6.5

NLN05

Diện tích cây trồng lâu năm

ha

6.5.1

NLN051

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.5.2

NLN052

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.5.3

NLN053

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.5.4

NLN054

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.6

NLN06

Diện tích cây trồng hàng năm

ha

6.6.1

NLN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.6.2

NLN062

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

ha

6.6.3

NLN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.6.5

NLN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.7

NLN07

Diện tích cây ăn quả tập trung

ha

6.7.1

NLN071

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.7.2

NLN072

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.7.3

NLN073

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.7.4

NLN074

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.8

NLN08

Diện tích rừng hiện có

ha

6.8.1

NLN081

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

6.8.2

NLN082

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

6.8.3

NLN083

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

6.8.4

NLN084

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

6.9

NLN9

Cây bóng mát, cây xanh đô thị bị chết

cây

6.10

NLN10

Cây giống bị hư hỏng

ha

6.11

NLN11

Hạt giống hư hỏng

tấn

6.12

NLN12

Lương thực bị trôi, ẩm, ướt và hư hỏng

tấn

6.13

NLN13

Diện tích đất ở bị xói lở, vùi lấp

ha

6.14

NLN14

Diện tích ruộng muối bị vùi lấp, hư hỏng

ha

6.15

NLN15

Muối bị hư hỏng

tấn

6.16

NLN16

Diện tích canh tác bị ngập mặn

ha

6.17

NLN17

Các thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7

CHN

THIỆT HẠI VỀ CHĂN NUÔI

triệu đng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7.1

CHN1

Gia súc bị chết, cuốn trôi

con

7.1.1

CHN01

Trâu, bò, ngựa

con

7.1.2

CHN02

Nai, cừu, dê

con

7.1.3

CHN03

Lợn

con

7.1.4

CHN04

Các loại gia súc khác

con

7.2

CHN02

Gia cầm bị chết, cuốn trôi

con

7.2.1

CHN021

Gà, vịt, ngan, ngỗng

con

7.2.2

CHN023

Các loại gia cm khác

con

7.3

CHN03

Các loại vật nuôi khác bị chết, cuốn trôi

con

7.4

CHN04

Thức ăn gia súc gia cầm bị cuối trôi, vùi lấp, hư hỏng

tấn

7.5

CHN05

Vật tư phục vụ chăn nuôi bị cuốn trôi, hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7.6

CHN06

Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi bị hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7.7

CHN07

Nước cấp chăn nuôi tập trung bị thiếu hụt

m3

7.8

CHN07

Các thiệt hại về chăn nuôi khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

8

TL

THIỆT HẠI VỀ THỦY LỢI

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

8.1

TL01

Đê từ cấp III đến cấp đặc biệt

8.1.1

TL011

Chiu dài bị sạt, nứt, v (ghi rõ chiều dài vỡ)

m

8.1.2

TL012

Số lượng mạch đùn, mạch sủi, l

cái

8.1.3

TL013

Diện tích thẩm lậu

8.2

TL02

Đê từ cấp IV trở xung, đê bi, bờ bao

8.2.1

TL021

Chiều dài bị sạt, nứt, vỡ (ghi rõ chiều dài vỡ)

m

8.2.2

TL022

Số lượng mạch đùn, mạch sủi, lỗ rò

cái

8.2.3

TL023

Diện tích thẩm lậu

m

8.3

TL03

8.3.1

TL031

Chiều dài sạt lở, hư hỏng

m

8.3.2

TL032

Diện tích bong xô

8.4

TL04

Kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng

8.4.1

TL041

Chiều dài bị sạt lở, vỡ

m

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

8.4.2

TL042

Khối lượng đất sạt lở

8.4.3

TL043

Khối lượng đá, bê tông hư hỏng

8.4

TL04

Cống

8.4.1

TL041

Cống, bọng bị hư hỏng

cái

8.4.2

TL042

Bọng bị trôi

cái

8.4.3

TL043

Cng bị trôi

cái

8.5

TL05

Đập thủy lợi

8.5.1

TL051

Đập bị vỡ (ghi rõ tên đập, chiều dài vỡ)

cái

8.5.2

TL052

Đập bị sạt lở, hư hỏng

cái

8.6

TL06

Số trạm bơm

cái

8.6.1

TL061

Kiên cố

cái

8.6.2

TL062

Bán kiên cố

cái

8.7

TL07

Công trình thủy lợi khác bị vỡ, trôi và hư hỏng

cái

8.8

TL08

Bờ biển, bờ sông, suối bị sạt lở

8.8.1

TL081

Chiều dài

m

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

8.8.3

TL083

Diện tích bị mất

8.9

TL09

Các thiệt hại về thủy lợi khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9

GT

THIỆT HẠI VỀ GIAO THÔNG

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.1

GT01

Đường giao thông Trung ương (quốc lộ)

9.1.1

GT011

Chiều dài sạt lở, hư hỏng

m

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.1.2

GT012

Chiều dài bị ngập

m

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.1.3

GT013

Khối lượng đất bị sạt lở

9.1.4

GT014

Khối lượng đá, bê tông, nhựa đường hư hỏng

9.1.5

GT015

Cầu bị hư hỏng

cái

9.1.6

GT016

Cống bị hư hỏng

cái

9.1.7

GT017

Điểm/đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.1.8

GT018

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.1.9

GT019

Công trình phụ trợ khác

cái

9.2

GT02

Đường giao thông địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã)

9.2.1

GT021

Chiều dài sạt lở, hư hỏng

m

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.2.2

GT022

Chiều dài bị ngập

m

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.2.3

GT023

Khối lượng đất bị sạt lở

9.2.4

GT024

Khối lượng đá, bê tông, nhựa đường hư hỏng

9.2.5

GT025

Cầu bị hư hỏng

cái

9.2.6

GT026

Cống bị hư hỏng

cái

9.2.7

GT027

Điểm/đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.2.8

GT028

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.2.9

GT029

Công trình phụ trợ khác

cái

9.3

GT03

Đường sắt

9.3.1

GT031

Chiều dài hư hỏng đường ray

m

9.3.2

GT032

Chiều dài đường ray bị ngập

m

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.3.3

GT033

Khối lượng đất nền đường sạt lở

9.3.4

GT034

Khối lượng đất, đá lấp đường sắt

9.3.5

GT035

Cầu đường sắt bị hư hỏng

cái

9.3.6

GT036

Cống đường sắt bị hư hỏng

cái

9.3.7

GT037

Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.3.8

GT038

Điểm đường giao thông bị sạt lở, ách tắc

điểm

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.3.9

GT039

Công trình phụ trợ khác

cái

9.4

GT04

Đường thủy nội địa trung ương

9.4.1

GT041

Phà, canô, tàu vận tải thủy bị chìm

cái

9.4.2

GT042

Phà, canô, tàu vận tải thủy bị hư hỏng

cái

9.4.3

GT043

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

9.4.4

GT044

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hỏng

cái

9.4.5

GT045

Khối lượng đất, đá sạt lở bờ sông

9.4.6

GT046

Công trình phụ trợ khác

cái

9.5

GT05

Đường thủy nội địa địa phương

9.5.1

GT051

Phà, canô, tàu vận tải thủy bị chìm

cái

9.5.2

GT052

Thiết bị, máy móc, vật tư

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.5.3

GT054

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hỏng

cái

9.5.4

GT055

Khối lượng đất, đá sạt lở bờ sông

9.5.5

GT056

Công trình phụ trợ khác

cái

9.6

GT06

Hàng hải

9.6.1

GT061

Tàu, thuyền vận tải thủy bị chìm

cái

9.6.2

GT062

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hỏng

cái

9.6.3

GT063

Thiết bị, máy móc, vật tư bị hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.6.4

GT064

Khối lượng đất, đá sạt lở cảng biển

9.6.5

GT065

Công trình phụ trợ khác

cái

9.7

GT07

Hàng không

9.7.1

GT071

Máy bay, trực thăng, phương tiện chuyên dùng khác

cái

9.7.2

GT072

Thiết bị, vật tư, máy móc hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9.7.3

GT073

Biển báo, báo hiệu bị trôi, hư hỏng

cái

9.7.5

GT074

Công trình phụ trợ khác

cái

9.8

GT08

Các thiệt hại về giao thông khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10

TS

THIỆT HẠI VỀ THỦY SẢN

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10.1

TS01

Diện tích nuôi cá truyền thống

10.1.1

TS011

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ

ha

10.1.1.1

TS0111

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.1.1.2

TS0112

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.1.1.3

TS0113

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.1.1.4

TS0114

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.1.2

TS012

Diện tích nuôi cá - lúa, nuôi hồ mặt nước lớn

ha

10.1.2.1

TS0121

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.1.2.2

TS0122

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.1.2.3

TS0123

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.1.2.4

TS0124

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.2

TS02

Diện tích nuôi cá tra

ha

10.2.1

TS021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.2.2

TS022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.2.3

TS023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.2.4

TS024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.3

TS03

Diện tích nuôi tôm

ha

10.3.1

TS031

Diện tích nuôi tôm quảng canh

ha

10.3.1.1

TS0311

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.3.1.2

TS0312

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

ha

10.3.1.3

TS0313

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

10.3.1.4

TS0314

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.3.2

TS032

Diện tích nuôi tôm thâm canh

ha

10.3.2.1

TS0321

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.3.2.2

TS0322

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.3.2.3

TS0323

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.3.2.4

TS0324

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.3.3

TS033

Diện tích nuôi nhuyễn thể

ha

10.3.3.1

TS0331

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.3.3.2

TS0332

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.3.3.3

TS0333

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

ha

10.3.3.4

TS0334

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.4

TS04

Diện tích nuôi ngao

ha

10.4.1

TS041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.4.2

TS042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.4.3

TS043

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

10.4.4

TS044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.5

TS05

Các loại thủy, hải sản khác

ha

10.5.1

TS051

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

ha

10.5.2

TS052

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

ha

10.5.3

TS053

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

ha

10.5.4

TS054

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

ha

10.6

TS06

Lồng, bè nuôi thủy, hải sản các loại

100m³/lồng

10.6.1

TS061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

100m3/lồng

10.6.2

TS062

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

100m3/lồng

10.6.3

TS063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

100m3/lồng

10.6.4

TS064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

100m3/lồng

10.7

TS07

Phương tiện khai thác thủy, hải sản

chiếc

10.7.1

TS071

Công suất <20CV

chiếc

10.7.1.1

TS0711

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chiếc

10.7.1.2

TS0712

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

chiếc

10.7.1.3

TS0713

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

chiếc

10.7.1.4

TS0714

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chiếc

10.7.2

TS072

Công suất 20-90CV

chiếc

10.7.2.1

TS0721

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chiếc

10.7.2.2

TS0722

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

chiếc

10.7.2.3

TS0723

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chiếc

10.7.2.4

TS0724

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chiếc

10.7.3

TS073

Công suất trên 90CV

chiếc

10.7.3.1

TS071

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

chiếc

10.7.3.2

TS072

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

chiếc

10.7.3.3

TS073

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

chiếc

10.7.3.4

TS074

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

chiếc

10.8

TS08

Ngư cụ, trang thiết bị thông tin liên lạc

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10.8.1

TS081

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10.8.2

TS082

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10.8.3

TS083

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10.8.4

TS084

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10.9

TS9

Công trình tránh trú bão

công trình

10.10

TS10

Các thiệt hại về thủy sản khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11

TT

THIỆT HẠI VỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11.1

TT01

Cột Ăng ten bị đổ, gãy

cái

11.2

TT02

Cột treo cáp bị đổ, gãy

cái

11.3

TT03

Nhà trạm

cái

11.3.1

TT031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

11.3.2

TT032

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

11.3.3

TT033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

11.3.4

TT034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

11.4

TT04

Tuyến cáp

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11.4.1

TT041

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11.4.2

TT042

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11.4.3

TT043

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11.4.4

TT044

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11.5

TT05

Các máy móc, thiết bị thông tin liên lạc

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

11.6

TT06

Các thiệt hại về thông tin liên lạc khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

12

CN

THIỆT HẠI VỀ CÔNG NGHIỆP

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

12.1

CN01

Cột điện bị đỗ, gãy

cái

12.1.1

CN011

Trung và cao thế

cái

12.1.2

CN012

Hạ thế

cái

12.2

CN02

Dây điện bị đứt

m

12.2.1

CN021

Trung và cao thế

m

12.2.2

CN022

Hạ thế

m

12.3

CN03

Trạm biến thế bị hư hỏng

cái

12.3.1

CN031

Trung và cao thế

cái

12.3.2

CN032

Hạ thế

cái

12.4

CN04

Kè bờ thủy điện

m

21.4.1

CN041

Chiều dài bị sạt

m

21.4.2

CN042

Diện tích bị bong xô

12.5

CN05

Hệ thống thoát nước bị bồi lấp, phá hủy

m

12.6

CN06

Nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp

cái

12.6.1

CN061

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

12.6.2

CN062

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

cái

12.6.3

CN063

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

cái

12.6.4

CN064

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

12.7

CN07

Máy móc, thiết bị bị phá hủy, hư hỏng

cái

12.8

CN08

Than, khoáng sản bị trôi, mất

tấn

12.9

CN09

Sản phẩm công nghiệp khác bị cuốn trôi, hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

12.10

CN10

Thiệt hại khác trong nhà máy, xí nghiệp (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

12.11

CN11

Thiệt hại khác trong hầm mỏ (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

12.12

CN12

Thiệt hại khác trong công trình thủy điện (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

12.13

CN13

Giàn khoan, giàn khai thác Dầu khí bị trôi, đổ, hư hỏng

cái

12.13.1

CN141

Giàn khoan

cái

12.13.2

CN142

Giàn khai thác

cái

12.14

CN14

Đường ống bị vỡ

m

12.14.1

CN141

Đường ống nội mỏ

m

12.14.2

CN142

Đường ống chuyển dầu khí vào bờ, trên bờ

m

12.15

CN15

Kho chứa nổi

cái

12.15.1

CN151

Tàu nổi xử lý và chứa dầu FTSO

cái

12.15.2

CN152

Tàu nổi chứa dầu FSO

cái

12.17

CN17

Các thiệt hại về công nghiệp khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13

XD

THIỆT HẠI VỀ XÂY DỰNG

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.1

XD01

Các công trình đang thi công

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.1.1

XD011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.1.2

XD012

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.1.3

XD013

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.1.4

XD014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.2

XD02

Máy móc, thiết bị xây dựng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.2.1

XD021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.2.2

XD022

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.2.3

XD023

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.2.4

XD024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

133

XD03

Vật liệu xây dựng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.3.1

XD031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.3.2

XD032

Thiệt hại rất nặng từ 50% -70%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.3.3

XD033

Thiệt hại nặng từ 30% -50%

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.3.4

XD034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

13.4

XD04

Các thiệt hại về xây dựng khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

14

MT

THIỆT HẠI VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

14.1

MT01

Diện tích vùng dân cư thiếu nước bị nhiễm mặn

ha

14.2

MT02

Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm

ha

14.3

MT03

Số hộ thiếu nước sạch sử dụng

hộ

14.4

MT04

Công trình cấp nước bị hư hỏng

cái

14.5

MT05

Các thiệt hại về NS và VSMT khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

15

CT

THIỆT HẠI VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

15.1

CT01

Trụ sở cơ quan

cái

15.1.1

CT011

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

15.1.2

CT012

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

15.1.3

CT013

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

15.1.4

CT014

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

15.2

CT02

Chợ, trung tâm thương mại

cái

15.2.1

CT021

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

15.2.2

CT022

Thiệt hại rất nặng từ 50%-70%

cái

15.2.3

CT021

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái

15.2.4

CT024

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái

15.3

CT03

Nhà kho, phân xưởng

cái/m2

15.3.1

CT031

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái/m2

15.3.2

CT032

Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70%

cái/m2

15.3.3

CT033

Thiệt hại nặng từ 30% - 50%

cái/m2

15.3.4

CT034

Thiệt hại một phần (dưới 30%)

cái/m2

15.4

CT06

Công trình quốc phòng, an ninh và các công trình phòng chống thiên tai khác (*)

cái

15.5

CT04

Tường rào, cổng bị đổ, sập, hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

15.6

CT05

Công trình phụ bị hư hỏng

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

15.7

CT07

Các thiệt hại khác (*)

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

ƯỚC TÍNH TỔNG THIỆT HẠI BẰNG TIỀN

triệu đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Ghi chú:

(*) Liệt kê chi tiết các loại thiệt hại (nếu có)

(x) Bỏ qua không ước giá trị thiệt hại bằng tiền, hoặc số lượng

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)


BIỂU 08/TKTH

Ban hành kèm theo TTLT số:    /2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày    /11/2015 của Bộ NN và PTNT và Bộ KH và ĐT

Ngày nhận báo cáo:

Đơn vị báo cáo:

Đơn vị nhận báo cáo:

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA
06 THÁNG ĐU NĂM..../NĂM....

TT

CHỈ TIÊU THIỆT HẠI

ĐƠN VỊ

Tổng

Số lượng

Ước thiệt hại (triệu đồng)

1

NG

THIỆT HẠI V NGƯỜI

1.1

NG01

Số người chết

người

x

1.2

NG02

S người mất tích

người

x

1.3

NG03

Số người bị thương

người

x

2

NH

THIỆT HẠI VỀ NHÀ Ở

triệu đồng

x

2.1

NH01

Thiệt hại hoàn toàn (> 70%)

cái

2.2

NH02

Hư hỏng khác (70%)

cái

3

GD

THIỆT HẠI VỀ GIÁO DỤC

triệu đồng

x

3.1

GD01

Số điểm/trường bị ảnh hưởng

điểm

x

3.2

GD02

Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên bị thiệt hại hoàn toàn (> 70%)

cái

3.3

GD021

Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho học sinh/sinh viên/học viên b hư hỏng (≤ 70%)

cái

4

YT

THIỆT HẠI VỀ Y TẾ

triệu đồng

x

4.1

YT01

Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế) bị thiệt hại hoàn toàn (> 70%)

cái

4.2

YT011

Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế) bị hư hng (≤ 70%)

cái

5

VH

THIỆT HẠI V VĂN HÓA

triệu đồng

x

5.1

VH01

Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)

cái

5.2

VH02

Hư hỏng khác (≤ 70%)

cái

6

NLN

THIỆT HẠI V NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP

triệu đng

x

6.1

NLN01

Diện tích lúa mất trắng (> 70%)

ha

6.2

NLN02

Diện tích lúa b ảnh hưởng (≤ 70%)

ha

6.3

NLN091

Diện tích rừng b ảnh hưởng

ha

6.4

NLN15

Diện tích ruộng muối b hư hỏng

ha

7

CHN

THIỆT HẠI VCHĂN NUÔI

triệu đng

x

7.1

CHN

Gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi

con

8

TL

THIỆT HẠI VỀ THỦY LỢI

triệu đng

x

8.1

TL01

Đê từ cấp III đến cấp đặc biệt b sạt, vỡ

m

8.2

TL02

Đê từ cấp IV trở xuống, đê bối, bờ bao bị sạt, vỡ

m

8.3

TL03

Kè bị sạt lở

m

8.4

TL04

Cống, bọng bị hư hỏng, cuốn trôi

cái

8.6

TL06

S trạm bơm bị hư hỏng

cái

9

GT

THIỆT HẠI VỀ GIAO THÔNG

triệu đồng

x

9.1

GT01

Đường giao thông Trung ương (quốc lộ)

9.1.1

GT011

Chiu dài sạt lở, hư hỏng

m

x

9.1.4

GT014

Khối lượng đất, đá, bê tông, nhựa đường các loại

m3

9.1.5

GT015

Cầu, cống bị hư hỏng

cái

9.2

GT02

Đường giao thông địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã)

9.2.1

GT021

Chiều dài sạt lở, hư hỏng

m

x

9.2.4

GT024

Khối lượng đất, đá, bê tông, nhựa đường các loại

m3

9.2.5

GT025

Cu, cống bị hư hỏng

cái

10

TS

THIỆT HẠI V THỦY SẢN

triệu đồng

x

10.1

TS01

Diện tích nuôi ao, h bị thiệt hại

ha

10.2

TS02

Lồng, bè nuôi thủy, hải sản các loại bị thiệt hại

100m3/lồng

10.3

TS03

Phương tiện khai thác thủy, hải sản bị chìm, vỡ, trôi

chiếc

10.4

TS04

Công trình tránh trú bão bị hư hỏng

công trình

11

TT

THIỆT HẠI VỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

triệu đồng

x

11.1

TT01

Cột Ăng ten bị đổ, gãy

cái

11.2

TT02

Cột treo cáp bị đổ, gãy

cái

11.3

TT03

Nhà trạm bị hư hỏng

cái

12

CN

THIỆT HẠI V CÔNG NGHIỆP

triệu đồng

x

12.1

CN01

Cột điện b đổ, gãy

cái

12.2

CN03

Trạm biến thế b hư hỏng

cái

12.3

CN06

Nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp bị hư hỏng

cái

13

XD

THIỆT HẠI VỀ XÂY DỰNG

triệu đồng

x

13.1

XD01

Các công trình đang thi công b hư hỏng

triệu đồng

x

13.2

XD02

Máy móc, thiết bị xây dng bị hư hỏng

triệu đồng

x

14

MT

THIỆT HẠI V NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

triệu đồng

x

15

CT

THIỆT HẠI V CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC

triệu đồng

x

15.1

CT01

Trụ sở cơ quan bị hư hỏng

cái

15.2

CT02

Chợ, trung tâm thương mại bị hư hỏng

cái

15.3

CT03

Nhà kho, phân xưởng bị hư hỏng

cái/m2

15.4

CT06

Công trình quốc phòng, an ninh và các công trình phòng chống thiên tai khác bị thiệt hại

công trình

16

CÁC LOẠI THIỆT HẠI KHÁC (*)

TNG

triệu đồng

x

Ghi chú:

(*) Các loại thiệt hại khác: Tổng giá trị thiệt hại còn li trong Biểu mẫu 07 chưa được đề cập trong Biểu mẫu này

(x) Bỏ qua không ước giá trị thiệt hại bằng tiền, hoặc s lượng

Người lập biu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký n, đóng du)

PHỤ LỤC II

GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM, CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI
(Kèm theo Thông tư liên tịch số
43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

1. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về người

1.1. S người chết

- Người chết là những người mà ngay trước khi thiên tai xảy ra sống trên địa bàn đã bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra và đã tìm thấy thi thể. Người chết do bị ốm hoặc do những nguyên nhân không liên quan đến thiên tai không được tính vào danh sách người chết do thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê

1.2. Số người mất tích

- Người mất tích là những người mà ngay trước khi thiên tai xảy ra sống trên địa bàn đã bị mất tích, có thể đã bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra nhưng chưa tìm thấy thi thể hoặc chưa có tin tức sau khi thiên tai xảy ra. Sau một năm thiên tai xảy ra nếu không có tin tức gì về số người mất tích này thì sẽ tính họ vào số người đã chết do thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê

1.3. S người bị thương

- Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm lý do biến cố của gia đình và bản thân không được tính là số người bị thương.

- Cách tính: đếm và thống kê

1.4. S hộ bị ảnh hưởng

- Số hộ bị ảnh hưởng bao gồm những hộ bị thiệt hại về người, tài sản hoặc những hộ phải di dời do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai. Những trường hợp bị mất tài sản do tình trạng mất trật tự an ninh do thiên tai gây ra không được tính.

- Cách tính: đếm và thống kê

1.5. Số người bị ảnh hưởng

- Người bị ảnh hưởng bởi thiên tai là những người bị ốm, bị thương, phải sơ tán; những người mất người thân, mất tài sản trực tiếp do thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê

2. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về nhà ở

- Khái niệm nhà ở: Nhà ở là những ngôi nhà dùng cho mục đích để ở, có đủ điều kiện sinh sống bình thường, không phân biệt chủ sở hữu và thực tế đang tồn tại ở một thời điểm nhất định (đầu năm hoặc cuối năm).

- Nhà ở được phân thành các loại: Nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ. Thiệt hại về nhà ở bao gồm:

2.1. Nhà bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn (trên 70%)

- Là những ngôi nhà ở của dân (gồm cả nhà tập thể, nhà ở của dân do nhà nước cấp) bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai gồm: sập, đổ hoàn toàn hoặc bị cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn trên 70% do ảnh hưởng của thiên tai mà không thể khắc phục lại được.

- Cách tính: đếm và thống kê

- Cách ước giá trị thiệt hại: ước giá trị còn lại của từng ngôi nhà theo phương pháp trừ khấu hao.

Giá trị còn lại

=

Tổng giá trị xây mới và sửa chữa lớn

-

Tổng giá trị xây mới và sửa chữa lớn

x

Số năm đã sử dụng

Số năm có thể sử dụng

Tổng giá trị xây mới và sa chữa lớn được tính như sau:

Tổng giá trị xây mới và sửa chữa lớn

=

Tổng diện tích sử dụng của nhà/công trình (m²)

x

Đơn giá xây mới 1 m² tại thời điểm hiện tại

+

Tổng giá trị các lần sửa chữa lớn

+ Đơn giá xây mới 1m2 nhà/công trình được tính cho từng loại nhà tại thời điểm nhà bị thiệt hại. Đơn giá xây mới được xác định theo đơn giá của từng địa phương.

+ Sửa chữa lớn: là công việc sửa chữa nhằm ci tạo, khôi phục, làm tăng diện tích sử dụng và kéo dài thời gian sử dụng của ngôi nhà. Sửa chữa lớn thường làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà.

+ Số năm có thể sử dụng là số năm đảm bảo đủ an toàn cho việc sử dụng theo như hồ sơ thiết kế hoặc số năm đủ đảm bảo an toàn sử dụng dựa theo phân loại nhà/công trình.

+ Số năm đã sử dụng là số năm kể từ khi ngôi nhà/công trình đó hoàn thiện và đưa vào sử dụng cho đến lúc bị ảnh hưởng của thiên tai.

2.2. Nhà bị sập, đổ, vùi lấp, cuốn trôi một phần; tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng rất nặng (từ 50-70%)

- Là những ngôi nhà ở của dân (gm cả nhà tập thể, nhà ở của dân do nhà nước cấp) bị thiệt hại do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai mà có thể sửa chữa, hoặc ci tạo lại một phần để ở.

- Cách tính: đếm và thống kê

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của ngôi nhà x % mức độ thiệt hại

2.3. Nhà bị sập, đổ, cuốn trôi một phần, tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng nặng (từ 30-50%)

- Là những ngôi nhà ở của dân (gồm cả nhà tập thể, nhà ở của dân do nhà nước cấp) bị thiệt hại do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai mà có thể sửa chữa, khôi phục hoặc ci tạo lại để ở.

- Cách tính: đếm và thống kê

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của ngôi nhà x % mức độ thiệt hại

2.4. Nhà bị tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng một phần (dưới 30%)

- Là những ngôi nhà ở của dân (gồm cả nhà tập thể, nhà ở của dân do nhà nước cấp) bị xiêu vẹo, tốc mái hoặc hư hỏng một phần và chỉ phải sửa chữa, khắc phục một phần để ở.

- Cách tính: đếm và thống kê

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của ngôi nhà x % mức độ thiệt hại

2.5. Nhà bị ngập nước

- Là những ngôi nhà ở của dân bị ngập sàn, nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên đối với diện tích sinh hoạt thường xuyên.

- Khi thống kê cần phân ra các mức ngập khác nhau: từ (0.2-1)m; (1-3)m và >3m

- Cách tính: đếm và thống kê

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại: Giá trị còn lại của ngôi nhà x % mức độ thiệt hại do ngập

2.6. Nhà bị đất, đá vùi lấp

- Là những ngôi nhà ở của dân bị đất, đá vùi lấp một phần hoặc toàn bộ nền, sàn nhà.

- Cách tính: đếm và thống kê

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại: Giá trị còn lại của ngôi nhà x % mức độ thiệt hại do đất đá vùi lấp

2.7. Nhà phải di dời khẩn cấp

- Là những ngôi nhà ở của dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai mà người cư trú ở đó phải di dời khẩn cấp để tránh nguy cơ bị thiệt hại do thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê

2.8. Các thiệt hại về nhà ở khác

- Các thiệt hại về nhà ở khác: là toàn bộ tài sản của các hộ gia đình như: bàn, ghế, giường, tủ, máy giặt, máy tính, ti vi, điện thoại... bị cuốn trôi hoặc bị hư hỏng (có thể hoặc không thể sửa chữa được) do thiên tai gây ra. Các loại tài sản (có trong hộ gia đình) như sau không được tính vào mục các thiệt hại khác mà tính vào các hạng mục đã có trong biểu bảng: Lương thực, thực phẩm; thuốc trừ sâu; phân bón;

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết trong phụ lục chi tiết (nếu có)

- Cách ước giá trị thiệt hại: là giá trị thay thế của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại.

3. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về giáo dục

3.1. S điểm/trường bị ảnh hưởng

- Điểm/trường bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai là những điểm/trường có cơ sở vật chất như phòng học, bàn ghế, sách vở, dụng cụ học tập dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên bị thiệt hại bởi thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết trong phụ lục bảng danh mục các loại thiệt hại kèm theo.

3.2. Phòng học, phòng chức năng, công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên bị sập đổ, cuốn trôi, hư hỏng hoàn toàn (>70%)

- Là những phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên bị sập đổ, cuốn trôi, hư hỏng hoàn toàn không thể khắc phục lại được.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá tr thiệt hại:

Giá tr thiệt hại = Giá trị còn lại của phòng học x % Mức độ thiệt hại

Giá trị còn lại của phòng học tính như mục 2.1

3.3. Phòng học, phòng chức năng, công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho cho giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên bị sập đổ, cuốn trôi một phần, tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng ở các mức khác nhau: Rất nặng (từ 50-70%), nặng (30-50%) và thiệt hại một phần (dưới 30%);

- Là những phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà tập thể, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên bị thiệt hại mà có thể sửa chữa, khôi phục hoặc ci tạo lại một phần hoặc toàn bộ để có thể sử dụng.

- Cách tính: đếm và thống kê

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của phòng học x % Mức độ thiệt hại

Giá trị còn lại của phòng học tính như mục 2.1

3.4. Phòng học, phòng chức năng, công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên bị ngập nước

- Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên bị ngập nước là những nhà bị ngập sàn, ngập nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá tr thiệt hại = Giá trị còn lại của phòng học x % Mức độ thiệt hại do ngập Giá trị còn lại của phòng học tính như mục 2.1

3.5. Máy vi tính và các thiết bị giáo dục ở trường bị thiệt hại

- Máy vi tính và các thiết bị giáo dục ở trường bị hư hỏng do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai là những thiết bị giáo dục ở trường dùng cho việc giảng dạy và học tập bị hư hỏng toàn bộ hoặc bị cuốn trôi.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại

3.6. Các thiệt hại về giáo dục khác

- Các thiệt hại về giáo dục khác: là những tài sản có trong các điểm trường đóng tại đơn vị hành chính báo cáo bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại

4. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về y tế

4.1. Số cơ sở y tế bị thiệt hại

- Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế) là các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân đóng trên địa bàn đơn vị hành chính báo cáo có các cơ sở vật chất bị sập, đổ, cun trôi, vùi lấp hư hỏng các mức khác nhau do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai gây ra (Không bao gồm các cửa hàng bán thuốc).

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = ∑ giá trị thiệt hại của (số cơ sở y tế bị sập đổ, cuốn trôi hư hỏng toàn phần; hư hng nặng; ngập nước).

4.2. Số cơ sở y tế bị sập, đ, trôi, vùi lấp, hư hng hoàn toàn (trên 70%)

- Là những cơ sở y tế đóng trên địa bàn đơn vị báo cáo bị thiệt hại không thể khắc phục lại được.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của cơ sở y tế x % Mức độ thiệt hại

Giá trị còn lại của cơ sở y tế tính như mục 2.1

4.3. Số cơ sở y tế bị sập đổ, cuốn trôi, vùi lấp, tốc mái, xiêu vẹo và hư hỏng ở các mức khác nhau: rất nặng (50-70%), nặng (30-50)% và một phần (dưới 30%)

- Là những cơ sở y tế bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau và có thể sửa chữa, khắc phục lại một phần hay toàn bộ.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của cơ sở y tế x % Mức độ thiệt hại

Giá tr còn lại của cơ sở y tế tính như mục 2.1

4.4. Số cơ sở y tế bị ngập nước

- Số cơ sở y tế bị ngập nước là những cơ sở y tế bị ngập sàn, nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của cơ sở y tế x % Mức đ thit hi

Giá trị còn lại của cơ sở y tế tính như mục 2.1

4.5. Các thiệt hại về y tế khác

- Các thiệt hại khác: là toàn bộ tài sản có trong các cơ sở y tế Nhà nước hoặc tư nhân hiện đóng trên địa bàn đơn vị hành chính báo cáo bị thiệt hại do thiên tai như: giường bệnh, máy móc y tế, thuốc chữa bệnh …..

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại: Đối với tài sản của các cơ sở y tế thì tính giá trị thiệt hại là giá trị thay thế của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại.

5. Nhóm chỉ tiêu về Văn hóa

5.1. Công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa bị thiệt hại

- Công trình văn hóa bị thiệt hại là các thiết chế xây dựng được kiến tạo để phục vụ các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

- Mức thiệt hại của các công trình văn hóa gồm: Thiệt hi hoàn toàn (trên 70%, thiệt hại rất nặng (từ 50-70%), thiệt hại nặng (30-50%) và thiệt hại một phần (dưới 30%)

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của công trình văn hóa x % Mức độ thiệt hại

Giá trị còn lại của công trình văn hóa tính như mục 2.1

5.2. Tài sản, trang thiết bị tại công trình văn hóa bị thiệt hại

- Tài sản, trang thiết bị tại công trình văn hóa là những tài sản, trang thiết bị tại các công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa bị thiệt hại do thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại

5.3. Các thiệt hại về văn hóa khác

- Các thiệt hại về văn hóa khác: là toàn bộ những cơ sở vật chất khác còn lại của công trình văn hóa chưa thống kê vào các mục trên bị thiệt hại do thiên tai

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại: Đối với tài sản, cơ sở vật chất về văn hóa thì tính giá trị thiệt hại là giá trị thay thế của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại.

6. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp

6.1. Diện tích lúa bị thiệt hại

- Diện tích lúa bị thiệt hại là diện tích lúa bị chết, ngập, úng, bồi lấp, hư hỏng làm mất trắng không thu hoạch được hoặc giảm năng suất do thiên tai gây ra;

- Diện tích lúa bị thiệt hại gồm các mức: mất trắng (thiệt hại trên 70% không thu hoạch được hoặc không gieo trồng lại được); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất từ 50%-70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất từ 30%-50%) và thiệt hại một phần (giảm năng suất dưới 30%);

- Diện tích lúa được thống kê theo chủng loại là lúa thuần và lúa lai;

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết (trong đó thống kê cụ thể phần diện tích theo các mức thiệt hại: trên 70%, từ (50-70)%, (30-50)% và dưới 30%

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng lúa bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng lúa bị giảm năng suất x đơn giá).

6.2. Diện tích mạ bị thiệt hại

- Diện tích mạ bị thiệt hại là diện tích mạ bị chết, ngập, úng, bồi lấp, hư hỏng làm mất trắng hoặc giảm năng suất do thiên tai gây ra;

- Diện tích mạ bị thiệt hại gồm các mức: mất trắng (thiệt hại trên 70% không thu hoạch được hoặc không gieo trồng lại được); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất từ 50%-70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất từ 30%-50%) và thiệt hại một phần (giảm năng suất dưới 30%);

- Diện tích mạ được thống kê theo chủng loại là mạ lúa thuần và mạ lúa lai;

- Cách tính: Đo và thống kê số diện tích bị thiệt hại (trong đó thống kê cụ thể phần diện tích theo các mức thiệt hại: trên 70%, từ (50-70)%, (30-50)% và dưới 30%

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng mạ bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng mạ giảm năng suất x đơn giá).

6.3. Diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại

- Diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại là diện tích bị chết, ngập, úng, bồi lấp, hư hỏng làm mất trắng hoc giảm năng suất do thiên tai gây ra;

- Diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại gồm các mức: mất trắng (thiệt hại trên 70% không thu hoạch được hoặc không gieo trồng lại được); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất từ 50%-70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất từ 30%- 50%) và thiệt hại một phần (giảm năng suất dưới 30%);

- Cách tính: Đo và thống kê số diện tích bị thiệt hại trong đó thống kê cụ thể phần diện tích theo các mức thiệt hại: trên 70%, từ (50 -70)%, (30-50)% và dưới 30%

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng hoa màu, rau màu bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng hoa màu, rau màu bị giảm năng suất x đơn giá).

6.4. S lượng hoa, cây cảnh các loại bị thiệt hại

- Số lượng hoa, cây cảnh các loại bị thiệt hại là số lượng các loại hoa, cây cảnh bị chết, đổ, gãy, hư hỏng làm mất trắng hoặc giảm năng suất do thiên tai gây ra;

- Số lượng hoa, cây cảnh bị thiệt hại gồm: (thiệt hại trên 70% không thu hoạch được hoặc không gieo trồng lại được); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất từ 50%-70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất từ 30%-50%) và thiệt hại một phần (giảm năng suất dưới 30%);

- Cách tính: Đo và thống kê số diện tích bị thiệt hại trong đó thống kê cụ thể phần diện tích theo các mức thiệt hại: trên 70%, từ (50-70)%, (30-50)% và dưới 30%

- Cách ước giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng hoa các loại bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng hoa các loại bị giảm năng suất x đơn giá).

6.5. Diện tích cây trồng lâu năm

- Diện tích cây trồng lâu năm bị thiệt hại là diện tích cây bị chết, đổ, gãy, ngập úng hoặc hư hỏng làm mất trắng hoặc giảm năng suất do thiên tai gây ra.

- Diện tích cây trồng lâu năm bị thiệt hại gồm: thiệt hại trên 70% (không thu hoạch được hoặc không gieo trồng lại được); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất từ 50%-70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất từ 30%-50%) và thiệt hại một phần (giảm năng suất dưới 30%);

- Cách tính: Đo và thống kê số diện tích bị thiệt hại trong đó thống kê cụ thể phần diện tích theo các mức thiệt hại: trên 70%, từ (30-50)%, từ (50-70)% và dưới 30%

- Cách ước giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng bị giảm năng suất x đơn giá).

6.6. Diện tích cây trồng hàng năm

- Diện tích cây trồng hàng năm bị thiệt hại là diện tích cây bị chết, ngập, úng, bồi lấp, hư hỏng làm mất trắng hoặc giảm năng suất do thiên tai gây ra.

- Diện tích cây trồng hàng năm bị thiệt hại gồm: thiệt hại trên 70% (không thu hoạch được hoặc không gieo trồng lại được); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất từ 50%-70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất từ 30%-50%) và thiệt hại một phần (giảm năng suất dưới 30%);

- Cách tính: Đo và thống kê số diện tích bị thiệt hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: trên 70%, từ (30-50)%, (50-70)% và dưới 30%

- Cách ước giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = Ước sản lượng bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng bị giảm năng suất x đơn giá).

6.7. Diện tích cây ăn quả tập trung bị thiệt hại

- Diện tích cây ăn quả tập trung bị thiệt hại là diện tích cây bị chết, đổ, gãy, ngập úng, hạn hán do thiên tai gây ra;

- Diện tích cây ăn quả tập trung bị thiệt hại gồm: thiệt hại trên 70% (không thu hoạch được hoặc không gieo trồng lại được); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất từ 50-70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất từ 30-50%) và thiệt hại một phần (giảm năng suất dưới 30%);

- Cách tính: Đo và thống kê số diện tích bị thiệt hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: trên 70%, từ (30-50)%, (50-70)% và dưới 30%

- Cách ước giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng bị giảm năng suất x đơn giá).

6.8. Diện tích rừng bị thiệt hại

- Diện tích rừng (bao gồm rừng trồng phân tán và rừng trồng tập trung) bị thiệt hại là diện tích bị chết, đổ, gãy, ngập, xói lở, hạn hán do thiên tai gây ra;

- Cách tính: Đo và thống kê số diện tích bị thiệt hại.

- Cách ước giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng bị giảm năng suất x đơn giá).

6.9. Cây bóng mát, cây xanh đô thị bị đổ, gãy

- Cây bóng mát, cây xanh đô thị bị thiệt hại là số lượng các loại cây bị đổ, gãy, chết, hư hỏng do thiên tai gây ra;

- Cách tính: Đo và thống kê số lượng cây bị thiệt hại.

- Cách ước giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = giá trị cây thay thế x đơn giá.

6.10. Cây giống, hạt giống bị thiệt hại

- Cây giống bị thiệt hại là diện tích bị chết, ngập úng, xói, bồi lấp và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Hạt giống bị thiệt hại là số lượng hạt bị vùi lấp, trôi, hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: Đo và thống kê số lượng chi tiết.

- Cách ước giá tr thiệt hại: giá trị thiệt hại = giá trị cây thay thế x đơn giá.

6.11. Lương thực bị thiệt hại

- ơng thực bị thiệt hại là những sản phẩm khô, sạch đã thu hoạch bị ẩm, ướt, trôi và hư hỏng do thiên tai

- Cách tính: Thống kê số lượng chi tiết.

- Cách ước giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = số lượng bị thiệt hại x đơn giá.

6.12. Diện tích, s lượng muối bị thiệt hại

- Diện tích muối bị thiệt hại là diện tích bị trôi, ngập, úng, xói, bồi lấp do thiên tai gây ra.

- Sản lượng muối bị thiệt hại là sản lượng muối bị mất, đổ, trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: Đo, đếm và thống kê chi tiết.

- Cách ước giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = số lượng bị thiệt hại x đơn giá.

6.13. Các thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp khác

- Các thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp khác: là toàn bộ những cơ sở vật chất khác còn lại của nông, lâm, diêm nghiệp chưa thống kê vào các mục trên bị thiệt hại do thiên tai

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại: Đối với tài sản, cơ sở vật chất thì tính giá trị thiệt hại là giá trị thay thế của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại.

7. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về chăn nuôi

7.1. Gia súc bị thiệt hại.

- Là những loại vật nuôi như trâu, bò, ngựa, nai, cừu, dê, lợn... bị chết, cuốn trôi hoặc mất do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại

Giá trị thiệt hại = ∑ (số con theo từng loại x đơn giá)

7.2. Gia cầm bị thiệt hại.

- Là những vật nuôi thuộc họ chim như: gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim bồ câu, chim cút... bị chết, cuốn trôi hoặc mất do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = ∑ (số con theo từng loại x đơn giá)

7.3. Thức ăn gia súc, gia cầm bị thiệt hại

- Là những loại thức ăn dùng cho gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, vùi lấp và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = Giá trị thay thế tương đương hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

7.4. Vật tư, chuồng, trại và trang thiết bị chăn nuôi bị thiệt hại

- Là những trang thiết bị, vật tư, chuồng trại phục vụ chăn nuôi bị hư hỏng, cuốn trôi, vùi lấp do thiên tai.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = Giá trị thay thế tương đương hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

8. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về thủy li

8.1. Đê cấp III đến cấp đặc biệt bị thiệt hại

- Là những đoạn, tuyến đê biển, đê sông đã được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt (do Trung ương đầu tư, xây dựng, tu sửa và nâng cấp; địa phương chỉ đóng góp một phần kinh phí) bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.2. Đê từ cấp IV trở xuống bị thiệt hại

- Là những đoạn, tuyến đê biển, đê sông dưới cấp III, đê bối, bờ bao (do địa phương đầu tư, xây dựng, tu sửa và nâng cấp; trung ương chỉ hỗ trợ một phần kinh phí) bị sạt lở, cuốn trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.3. Kè bị thiệt hại

- Là kè sông, kè biển bị sạt lở, cuốn trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác đnh giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.4. Kênh mương bị thiệt hại

- Là kênh mương bị sạt lở, cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.5. Cống bị thiệt hại

- Là các cống (bọng) bị sập, đổ, trôi, sạt lở và hư hỏng do thiên tai

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.6. Hồ chứa, đập thủy lợi bị thiệt hại

- Là hồ chứa, đập và các công trình có liên quan (gồm công trình lấy nước, tháo nước, công trình xả lũ, v.v.. bị sạt lở, cuốn trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.7. Trạm bơm bị thiệt hại

- Là những trạm bơm và các công trình có liên quan (cửa van, đường ống, và các thiết bị bên trong trạm bơm bị cuốn trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.8. Bờ biển, bờ sông, suối bị thiệt hại

- Là bờ biển, bờ sông, suối bị sạt lở, cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

8.9. Công trình thủy lợi khác bị hư hại

- Là các công trình liên quan đến tưới tiêu như: cầu máng, tràn, khe phai, v.v.. bị sạt lở, cuốn trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

9. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về giao thông

9.1. Đường giao thông trung ương bị thiệt hại

- Là các tuyến, đoạn đường giao thông do cấp trung ương quản lý, đầu tư xây dựng, tu sửa và nâng cấp bị sạt lở, cuốn trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

9.2. Đường giao thông địa phương bị thiệt hại

- Là những tuyến, đoạn đường tỉnh, đường huyện và đường xã do cấp địa phương quản lý, đầu tư xây dựng, tu sửa và nâng cấp bị sạt lở, cuốn trôi và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

9.3. Đường sắt bị thiệt hại

- Là tuyến, đoạn đường giao thông dành cho tàu hỏa do ngành đường sắt quản lý, đầu tư xây dựng, tu sửa và nâng cấp bị sạt lở, cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

9.4. Đường thủy nội địa trung ương và địa phương bị thiệt hại

- Là tuyến, đoạn đường thủy trung ương và địa phương dành cho các phương tiện thủy như ca nô, phà, tàu vận tải và các thiết bị liên quan bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

9.5. Hàng hải bị thiệt hại

- Là các phương tiện tàu, thuyền vận tải và các thiết bị liên quan đến hàng hải bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

9.6. Hàng không bị thiệt hại

- Là các phương tiện hàng không như máy bay, trực thăng, phương tiện vận chuyển hàng hóa trên sân bay, các thiết bị, vật tư, máy móc khác tại sân bay bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

10. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về thủy sản

10.1. Diện tích nuôi cá truyền thng bị thiệt hại

- Cách tính: Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả và mức độ ngập lụt để tính ra sản lượng cá bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30-50%; 50-70% và trên 70%;

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Ước sản lượng cá bị thiệt hại x đơn giá.

10.2. Diện tích nuôi cá tra

- Cách tính: Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả và mức độ ngập lụt hoặc dịch bệnh để tính ra sản lượng cá tra bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ (30-50)%; (50-70)% và trên 70%;

- Cách xác định giá tr thiệt hại:

Giá trthiệt hại = Ước sản lượng cá bị thiệt hại x đơn giá.

10.3. Diện tích nuôi tôm bị thiệt hại

- Cách tính: Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả và mức độ ngập lụt để tính ra sản lượng tôm bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ (30-50)%; (50-70)% và trên 70%;

- Diện tích nuôi tôm gồm: tôm quảng canh, tôm thâm canh

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Ước sản lượng tôm bị thiệt hại x đơn giá.

10.4. Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại

- Cách tính: Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả và mức độ ngập lụt để tính ra sản lượng bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30-50%; 50-70% và trên 70%;

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Ước sản lượng bị thiệt hại x đơn giá.

10.5. Diện tích nuôi ngao bị thiệt hại

- Cách tính: Căn cứ diện tích nuôi, mật độ nuôi theo quy định và mức độ ngập lụt để tính ra sản lượng bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30-50%; 50-70% và trên 70%;

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Ước sản lượng bị thiệt hại x đơn giá.

10.6. Các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại

- Cách tính: Căn cứ diện tích nuôi, mật độ nuôi và mức độ ngập lụt để tính ra sản lượng các loại thủy, hải sản khác bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ (30-50)%; (50-70)% và trên 70%;

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Ước sản lượng thủy, hải sản bị thiệt hại x đơn giá.

10.7. Lồng bè nuôi thủy hải sản các loại

- Cách tính: Căn cứ thể tích của từng lồng nuôi, mật độ thả và mức độ thiệt hại để tính ra sản lượng thủy hải sản bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ (30-50)%; (50-70)% và trên 70%;

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Ước sản lượng bị thiệt hại x đơn giá của từng loại.

10.8. Phương tiện khai thác thủy hải sản các loại

- Thiệt hại về phương tiện khai thác thủy, hải sản được chia theo các mức:

+ Thiệt hại hoàn toàn: bị mất tích, chìm, vỡ nát không còn khả năng sử dụng được

+ Thiệt hại rất nặng: là những tàu thuyền, phương tiện bị hư hỏng từ 50 - 70% và vẫn còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần.

+ Thiệt hại nặng: là những tàu thuyền, phương tiện bị hư hỏng từ 30-50% và có khả năng sửa chữa, tái sử dụng.

+ Thiệt hại một phần: là những tàu thuyền, phương tiện bị hư hỏng dưới 30% và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng.

- Phương tiện khai thác thủy, hải sản được chia theo các mức công suất gồm:

+ Công suất dưới 20 CV

+ Công suất từ 20-90 CV

+ Công suất trên 90 CV

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = ∑ (số lượng tàu thuyền theo từng loại bị thiệt hại x đơn giá)

10.9. Ngư cụ, trang thiết bị thông tin liên lạc về thủy sản bị thiệt hại

- Ngư cụ và các trang thiết bị thông tin liên lạc về thủy sản là những tài sản, thiết bị sử dụng trong khai thác thủy hải sản bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Mức thiệt hại về ngư cụ và các trang thiết bị thông tin liên lạc bao gồm:

+ Thiệt hại hoàn toàn: là các ngư cụ, trang thiết bị bị mất tích, hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được

+ Thiệt hại rất nặng: là các ngư cụ, trang thiết bị bị hư hỏng từ 50-70% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần

+ Thiệt hại nặng: là các ngư cụ, trang thiết bị bị hư hỏng từ 30-50% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng được.

+ Thiệt hại một phần: là các ngư cụ, trang thiết bị bị hư hỏng một phần (dưới 30%) và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương các ngư cụ, trang thiết bị hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

11. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về Thông tin liên lạc

- Thiệt hại về thông tin liên lạc là những cơ sở hạ tầng viễn thông bị ảnh hưởng khi thiên tai xảy ra. Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp các thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông.

- Cơ sở hạ tầng viễn thông bị ảnh hưởng bởi thiên tai bao gồm:

11.1. Cột ăng ten, cột treo cáp bị thiệt hại

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = Giá trị thay thế tương đương hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

11.2. Nhà trạm bị thiệt hại

- Nhà trạm bị thiệt hại là những cơ sở hạ tầng viễn thông được sử dụng nhằm tạo thông tin liên lạc không dây giữa các thiết bị thuê bao viễn thông và nhà điều hành mạng bị hư hỏng ở các mức khác nhau do thiên tai gây ra.

- Mức thiệt hại về nhà trạm bao gồm:

+ Thiệt hại hoàn toàn: là các nhà trạm bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được

+ Thiệt hại rất nặng: là các nhà trạm bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 50-70% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần

+ Thiệt hại nặng: là các nhà trạm bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phn, hư hỏng từ 30-50% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng được.

+ Thiệt hại một phần: là các nhà trạm bị hư hỏng một phần (dưới 30%) và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương các nhà trạm hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

11.3. Tuyến cáp bị thiệt hại

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = Giá trị thay thế tương đương hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

11.4. Máy móc, thiết bị thông tin liên lạc bị thiệt hại

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương các máy móc, thiết bị viễn thông hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

12. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về Công nghiệp

- Thiệt hại về công nghiệp là những cơ sở hạ tầng về công nghiệp và công nghiệp dầu khí bị ảnh hưởng khi thiên tai xảy ra.

- Cơ sở hạ tầng về công nghiệp và công nghiệp dầu khí bao gồm: cột điện, dây điện, trạm biến thế, các công trình cơ sở hạ tầng thủy điện, khu nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp, hầm, mỏ khai thác than, giàn khoan, đường ống và kho chứa dầu.

12.1. Cột điện bị thiệt hại

- Là những cột điện cao thế, trung thế và hạ thế bị đổ, gãy và hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết.

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

12.2. Dây điện bị thiệt hại

- Là những đường dây cao thế, trung thế và hạ thế bị đứt, hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết.

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

12.3. Trạm biến thế bị thiệt hại

- Là những trạm biến thế cao thế, trung thế và hạ thế bị hư hỏng do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết.

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

12.4. Kè bờ thủy điện bị thiệt hại

- Là những tuyến kè, đoạn kè các bờ, đập thủy điện bị sạt lở, hư hỏng

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết.

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng x đơn giá.

12.5. Nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp bị thiệt hại

- Mức thiệt hại của các nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp gồm: Thiệt hi hoàn toàn (trên 70%), thiệt hại rất nặng (từ 50-70%), thiệt hại nặng (30- 50%) và thiệt hại một phần (dưới 30%)

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách ước giá trị thiệt hại: Giá trị còn lại x % Mức độ thiệt hại

12.6. Máy móc, thiết bị công nghiệp bị thiệt hại

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương các máy móc, thiết bị công nghiệp hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

12.7. Sản phẩm công nghiệp, than, khoáng sản bị thiệt hại

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = Giá trị sản phẩm công nghiệp hoặc sản lượng sản xuất x đơn giá

12.8. Dàn khoan, giàn khai thác dầu khí bị thiệt hại

- Là những cơ sở vật chất của giàn khoan, giàn khai thác dầu khí bị đổ, trôi và hư hỏng

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = Khối lượng x đơn giá

12.9. Đường ng dẫn dầu bị thiệt hại

- Là những đường ống nội mỏ và đường ống dẫn dầu từ giàn khai thác vào bờ bị thiệt hại

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = Khối lượng x đơn giá

13. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về xây dựng

- Thiệt hại về xây dựng là những công trình xây dựng đang thi công, các máy móc, thiết bị và vật liệu dùng để xây dựng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Công trình xây dựng đang thi công bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.

- Mức thiệt hại bao gồm:

+ Thiệt hại hoàn toàn: là công trình đang thi công, máy móc, thiết bị vật liệu xây dựng bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được (trên 70%).

+ Thiệt hại rất nặng: là công trình đang thi công, máy móc, thiết bị vật liệu xây dựng bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 50-70% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần.

+ Thiệt hại nặng: là công trình đang thi công, máy móc, thiết bị vật liệu xây dựng bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 30-50% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng được.

+ Thiệt hại một phần: là công trình đang thi công, máy móc, thiết bị vật liệu xây dựng bị hư hỏng một phần (dưới 30%) và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng

14. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về nước sạch và vệ sinh môi trường

14.1. Diện tích vùng dân cư bị thiếu nước, nhiễm mặn

- Diện tích vùng dân cư bị thiếu nước, nhiễm mặn là phần diện tích mặt đất những nơi bị thiếu nước, nhiễm mặn do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

14.2. Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm

- Vùng dân cư bị ô nhiễm là diện tích mặt đất những nơi có nguồn nước (gồm nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước cho nuôi trồng thủy hải sản...) hoặc môi trường không khí có các đặc tính hóa học vượt các tiêu chuẩn an toàn cho phép gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng như các loài động, thực vật.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

14.3. Số người thiếu nước sạch sử dụng

- Nước sạch là nước không màu, không mùi, không có vị lạ, không bị ô nhiễm và không gây bệnh tật hoặc tổn hại đến sức khỏe con người.

- Người thiếu nước sạch là người không có đủ 20 lít nước cho ăn, uống tắm giặt bình quân một ngày.

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

14.4. Công tnh cấp nước bị thiệt hại

- Là những công trình cấp nước (bao gồm cả nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, v.v..) bị thiệt hại

- Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

15. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về các công trình khác

15.1. Trụ sở cơ quan

- Trụ sở cơ quan là văn phòng làm việc để điều hành bộ máy hành chính hoặc chỉ đạo hoạt động kinh doanh.

- Mức thiệt hại bao gồm:

+ Thiệt hại hoàn toàn: là trụ sở cơ quan bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được (trên 70%).

+ Thiệt hại rất nặng: là trụ sở cơ quan bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 50-70% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần.

+ Thiệt hại nặng: là trụ sở cơ quan bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 30-50% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng được.

+ Thiệt hại một phần: là trụ sở cơ quan bị hư hỏng một phần (dưới 30%) và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của công trình x % Mức độ thiệt hại

Giá trị còn lại của công trình tính như mục 2.1

15.2. Chợ, Trung tâm thương mại

- Chợ, Trung tâm thương mại là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch kinh doanh như mua, bán hàng hóa và có trưng bày các sản phẩm hàng hóa kinh doanh ở đó.

- Mức thiệt hại bao gồm:

+ Thiệt hại hoàn toàn: là Chợ, Trung tâm thương mại bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được (trên 70%).

+ Thiệt hại rất nặng: là Chợ, Trung tâm thương mại bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 50-70% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần.

+ Thiệt hại nặng: là Chợ, Trung tâm thương mại bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 30-50% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng được.

+ Thiệt hại một phần: là Chợ, Trung tâm thương mại bị hư hỏng một phần (dưới 30%) và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá tr thiệt hại = Giá trị còn lại của chợ, trung tâm thương mại x % Mức độ thiệt hại

Giá tr còn lại của chợ, trung tâm thương mại tính như mục 2.1

15.3. Nhà kho, phân xưởng

- Nhà kho, phân xưởng là những công trình xây dựng dùng để sản xuất, lưu trữ hàng hóa, vật tư, thiết bị và các đồ dùng khác.

- Mức thiệt hại bao gồm:

+ Thiệt hại hoàn toàn: là những nhà kho, phân xưởng bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được (trên 70%).

+ Thiệt hại rất nặng: là những nhà kho, phân xưởng bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 50-70% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần.

+ Thiệt hại nặng: là những nhà kho, phân xưởng bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 30-50% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng được.

+ Thiệt hại một phần: là Chợ, Trung tâm thương mại bị hư hỏng một phần (dưới 30%) và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của nhà kho, phân xưởng x % Mức độ thiệt hại

Giá trị còn lại của nhà kho, phân xưởng tính như mục 2.1

15.4. Các công trình an ninh, quốc phòng và các công trình phòng chống thiên tai khác

- Công trình an ninh, quốc phòng là những công trình do nhà nước đầu tư, xây dựng để đảm bảo mục tiêu an ninh quốc phòng; công trình phòng chống thiên tai khác là những công trình do nhà nước đầu tư xây dựng để phục vụ mục đích phòng, chống thiên tai mà chưa thống kê ở các nhóm chỉ tiêu nói trên, bao gồm: trạm quan trắc khí tượng, thủy hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình chống úng, chống hạn, chống sạt lở, khu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân...

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

15.5. Tường rào, cổng bị thiệt hại

- Là những bức tường rào, cổng công trình, nhà cửa và các công trình khác bị sập, đổ và hư hỏng.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = khối lượng thiệt hại x đơn giá.

15.6. Các thiệt hại khác

- Các thiệt hại khác: là toàn bộ hàng hóa, thiết bị, vật tư, đồ dùng khác có trong các công trình khác (nhà kho, chợ, trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan...) bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cách tính: đếm và thống kê chi tiết

- Cách xác định giá trị thiệt hại:

Giá trị thiệt hại = ∑ (Từng loại hàng hóa, thiết bị, vật tư, đồ dùng x đơn giá).

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHDT

Hanoi, November 23, 2015

 

JOINT CIRCULAR

ON GUIDELINES FOR PRODUCING STATISTICS OF AND ASSESSING DAMAGE CAUSED BY NATURAL DISASTERS

Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention and Control No. 33/2013/QH13 dated June 19, 2013;

Pursuant to the Law on Statistics No. 04/2003/QH11 dated June 26, 2003;

Pursuant to the Government’s Decree No. 66/2014/ND-CP dated July 4, 2014, detailing and guiding a number of articles of the law on natural disaster prevention and control;

Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2004/ND-CP dated February 13, 2004, detailing and guiding a number of articles of the law on statistics;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of The Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 116/2008/ND-CP of November 14, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 15/2014/QD-TTg dated February 17, 2014 on issuance of the general statistics reporting system that apply to the ministries, departments;

The Minister of Agriculture and Rural Development, Minister of Planning and Investment promulgate the Joint Circular on guidelines for making statistics of and assessing damage caused by natural disasters.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope

a) This Circular provides for the statistical indicators, forms, contents, methods, procedures and responsibilities for making statistics of and assessing damage caused by natural disasters of ministries, departments; centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as “province”); provincial districts, prefectures, towns and cities (hereinafter referred to as “district”; communes, wards and towns (hereinafter referred to as “commune”).

b) Natural disasters assessed according to this Circular are specified in Clause 1 Article 3 of the Law on Natural Disaster Prevention and Control and other natural disasters specified in legislative documents on natural disaster recovery.

2. Regulated entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Definitions

In this Circular, these terms are construed as follows:

1. “Damage caused by natural disasters” refers to impacts of natural disasters on humans and livestock at different level; causing destruction or damage on property, the environment, living conditions and economic and social activities during or immediately after the disaster.

2. “Damage to human life” includes dead, missing or injured people. The dead are those who have been killed by natural disasters, not including those who died due to other causes during the occurring time of natural disasters at the locality. Missing people are those who were not found after the disaster occurred, may have died but not yet found bodies or have no information, after 1 year, the missing person is considered dead. The injured are those who are physically hurt by the direct impact of the disaster, affecting their normal activities.

3. “Damage to livestock” includes cattle and poultries being dead, washed away or buried.

4. “Damage to property” includes housing, infrastructure and related facilities; crops, boats, cages and rafts for aquaculture and other forms of properties as specified in the statistical forms enclosed herewith.

5.”Permanent house” refers to a house with all three main structures (column, roof, wall) made of durable materials.

6.”Semi-permanent house” refers to a house with 2 of the 3 main structures made of durable materials.

7.”Impermanent house” refers to a house with only 1 of the 3 main structures made of durable material.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. “Durable material” refers to materials such as reinforced concrete; brick, stone, iron, steel and durable wood.

10. Campus/school refers to the school facility where teachers and students come to teach and study.

11. Classroom, functional room, tenement, semi-boarding house are school facilities where teachers, students, students regularly attend classrooms for lectures, experiment practicing and learning exchange.

12. “Number of health facilities” refers to hospitals, medical centers, public or private health stations located within the territory of the reporting administrative division.

13. Public cultural building refers to constructive institutions built to serve cultural, information and propaganda activities.

14. Perennial plant refers to a plan that completes its life cycle, from germination to production, for more than one year.

15. Annual plant refers to a plan that completes its life cycle, from germination to production, within one year.

16. Concentrated area of newly-planted forests refers to land used for planting forest crops meeting required cultivation standards and covering an area of at least 0.5 ha.

17. Food refers to products such as rice, corn, sweet potato and dried cassava harvested within the year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Property damage is classified as follows:

1. Full damage: the property is lost or damaged to the extent that over 70% of it cannot be restored.

2. Extremely severe damage: 50—70% of the property is reduced productivity or damaged.

3. Severe damage: 30%-50% of the property is reduced productivity or damaged.

4. Partial damage: Less than 30% of the property is reduced productivity or damaged.

Article 4. Principles of statistics and assessment of damage

1. Statistics and assessment of damage shall comply with practical status and meet the guideline, management and natural disasters response. The damage statistical report shall be prepared by competent persons.

2. Ensure the objectiveness, openness and transparency; reflect the practical extent of damage caused by natural disasters.

3. Ensure close cooperation between the agencies and units related to statistical activities and assessment of damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

STATISTICAL INDICATORS AND FORMS OF STATISTICS AND ASSESSMENT OF DAMAGE

Article 5. Statistical indicators for damage assessment

1. Statistical indicators for damage assessment include:

a) Humans: deaths, missing people, injuries and the number of houses, people being directly affected

b) Housing: well built house, semi-well build house, unstable house and simply-built house

c) Education: school facilities and education equipment.

d) Health care: the number of medical facilities, drugs, medical supplies and equipment.

dd) Culture: cultural buildings, cultural and historical sites, landscapes, cultural assets and equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Breeding: cattle, poultries and other livestock; breeding facilities, equipment and materials.

h) Irrigation: dykes, embankments, culverts, embankments, canals, pumping stations, reservoirs, dams and other irrigation works.

i) Traffic: infrastructures, road transport, inland waterways, railways, seaways and airways.

k) Aquaculture: areas and products used for aquaculture in rivers, lakes, ponds, cages and rafts; equipment and materials used for aquaculture and fishing vessels.

l) Communication: including antenna masts, cable utility poles, materials and equipment used for communications.

m) Industry: industrial facilities and the oil and gas industry.

n) Construction: works under construction; construction equipment, machines and materials.

o) Other works

2. The detailed list of statistical indicators is specified in the forms of consolidated statistics of damage of various types of disasters in Annex I; explain the concept and method to identify statistical indicators for damage assessment as specified in Annex II enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The forms of damage statistics and assessment are classified by types of natural disasters in each administrative division, including:

a) Form 01/TKTH – Brief report on damage caused by an occurrence of natural disaster: storm, tropical depression, strong wind at sea, heavy rain, flood, flash flood, overflow, landslide caused by rain or flow, ground subsidence cause by rain or flow, rising water, tsunami.

b) Form 02/TKTH – Brief report on damage caused by an occurrence of natural disaster: tornado, thunderbolt and hail.

c) Form 03/TKTH – Brief report on damage caused by an occurrence of natural disaster: frost, fog and damaging cold.

d) Form 04/TKTH – Brief report on damage caused by an occurrence of natural disaster: saltwater intrusion, drought and extreme heat.

dd) Form 05/TKTH – Brief report on damage caused by an occurrence of natural disaster: earthquake.

e) Form 06/TKTH – Statistics report on causes of deaths and missing people.

g) Form 07/TKTH – Annual and biannual terminal report on the amount of damage caused by natural disasters.

h) Form 08/TKTH – Terminal report on the main indicators of damage caused by natural disasters periodically and by year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The symbols for the above forms for each level are as follows

a) Commune-level: /TKTH-X

b) District-level: /TKTH-H.

c) Province/city-level: /TKTH-T.

d) Ministries and departments: /TKTH-Name of the ministry/department.

Chapter III

CONTENTS AND REGULATIONS ON REPORTING AND INSPECTION OF DATA RESULTS OF THE DAMAGE STATISTICS AND ASSESSMENT

Article 7. Types of reports on damage statistics and assessment

1. Brief report on the current situation of the natural disaster and its damage (brief report): shall be made immediately after the occurrence of the natural disaster and 24 hours prior to the disaster and be reported daily until the end of the disaster.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Periodic report on the natural disaster recovery (biannual preliminary report, annual final report) shall be prepared at the end of the first 6 months, when reviewing the year on natural disaster recovery.

4. Irregular report: If the statistical reports are required in order to fulfill the job requirements of state management, the report requesting agency must promulgate a written request which clearly stated the purpose, time and contents needed to be reported.

5. In addition to written reports, the Steering Committees for Search and Rescue at all levels and the ministries must regularly provide information and report over the telephone in case of emergency.

Article 8. Report content

1. Brief report

Depend on the development of the disaster, the range of influence and the level of damage, the main issues covered in the report shall include:

a) Information about the disaster: type of disaster; time of occurrence; developments, the range of influence and the level of damage; isolated area; submerging level (if any); ending time (in case the disaster has ended at the time of reporting).

b) Command of response: the direction and response to natural disasters. Achievements by the time of reporting, in which it must indicate the number of people who are displaced or evacuated, the number of boats reported to be moving out of the danger zone, anchoring in ports or operating outside the offshore marine area (if any).

c) Damage assessment and statistics

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Form: Produce statistics of damage statistical indicators according to the forms from 01/TKTH to 06/TKTH - Annex I, estimate the damage value if possible.

d) Remedies of the consequences: state the results of remedies of the natural disaster consequences to the time of reporting including:

- Search and rescue tasks;

- Repair tasks. Clearly state the remedial measures; results up to the time of reporting and expected time of completion in cases of works used for natural disaster recovery and traffic works;

- Provision of emergency aid in the form of manpower, housing, essential necessities and other remedies (if any).

dd) Recommendation

Specify the contents of recommendations to cope with the consequences of natural disasters if it is beyond the capacity of the local.

2. Terminal report on the natural disaster

a) Situation of the natural disaster: summarize the situation and development from the time of occurrence to the end.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Results of the command of response:

Summarize the achievements (if any) including: evacuation and relocation of people; boats and ships calling; mobilization of forces, means, materials and other implementation results (if any)

d) Damage assessment and statistics:

- Presentation: Produce statistics and assessment on damage using the main statistical indicators include: human; housing; education; healthcare; agriculture; irrigation; traffic; some other indicators specified in forms 01 to 06/TKTH - Annex I (if any). Estimate damage value if possible.

- Form: Produce statistics of damage indicators according to the forms from 01/TKTH to 06/TKTH - Annex I and estimate the damage value caused by the natural disaster.

dd) Remedies of the consequences:

Summarize the results of consequence remedies including: salvage and rescue of people and assets; building work remedial actions; remedies for human loss, housing, essential necessities and other remedies of the consequences (if any).

e) Problems and recommendations

- All levels and branches must learn from experiences in the prevention, response and remedy of consequences through the recovery of the abovementioned natural disaster;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In cases of short-term natural disasters which narrow range of influence, if their brief reports have fully and accurately reflected the abovementioned information, they shall be considered the terminal reports on the natural disasters.

3. Periodic report on the natural disaster recovery (biannual preliminary report, annual final report)

a) A summary of the developments of natural disasters occurred in the area which clearly shows how many natural disasters have occurred, the number of occurrences of each type of disaster

b) Command of response: clearly state the command of prevention, control, response and remedy; achievements.

c) Damage assessment and statistics:

- Presentation: Produce statistics and assessment on damage using the main damage statistical indicators in the periodical reporting period : human; housing; education; healthcare; agriculture; irrigation; traffic; some other statistical indicators (if any) and estimate total damage value.

- Form: Prepare statistics according to the forms from 07/TKTH to 08/TKTH - Annex I and estimate the damage value in cash using the statistical indicators that can be calculated in cash.

d) Assessment of the natural disaster recovery.

- Completed tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Lessons learned.

dd) Task performance in the future: Main tasks will be performed in the next period (the remaining 6 months, the year following the reporting period).

e) Recommendation.

Article 9. Types of reports and reporting authorities

1. Brief report

a) The commune-level commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue shall prepare and send the brief report to the commune-level People’s Committee and district-level commanding committees for natural disaster recovery, search and rescue before 5pm every day.

b) The district-level commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue shall prepare and send a brief report on the situation of the natural disaster and damage to the district-level People’s Committee and provincial commanding committees for natural disaster recovery, search and rescue before 6pm every day.

c) The provincial commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue shall collect, prepare and send a brief report on the situation of the natural disaster and damage to the provincial People’s Committee and the Central Steering Committee for Natural disaster recovery before 7pm every day.

d) The Steering Committee for natural disaster prevention and combat of ministries and ministerial-level agencies shall prepare a brief report on the situation of the natural disaster and damage within authority and send it to the Central Steering Committee for Natural disaster recovery before 7pm every day.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Terminal report on the damage caused by the natural disaster

a) People’s Committees at all levels shall prepare the terminal report on the damage caused by the natural disaster and send it to the superior People’s Committee and the provincial People’s Committee for inspecting, summarizing and reporting to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing within 15 days after the end of the natural disaster.

b) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall prepare the terminal report on the natural disaster within authority and send it to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing within 15 days after the end of the natural disaster.

3. Periodic report on the natural disaster recovery

a) People’s Committees at all levels shall prepare the periodic report on the natural disaster recovery and send it to the superior People’s Committee and the provincial People’s Committee for summarizing and reporting to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing.

b) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall prepare the periodic report on the natural disaster recovery within authority and send it to the Prime Minister, at the same time send it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarizing.

c) Duration for reporting:

- Biannual preliminary report is calculated from January 1 to June 30 annually. The report must be submitted before July 15 annually;

- Annual terminal report is calculated from January 1 to the end of December 31 annually. The report must be submitted before January 31 of the following year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Reports on statistic and assessments of damage caused by natural disasters made by competent authorities must bear the seals and signatures of heads of agencies and be sent to the receiving agencies in the following forms:

1. Brief report: by fax, email or other means in the fastest time possible.

2. Terminal report on each natural disaster, periodic report and other reports: by post, fax or email.

Article 11. Inspection of data results of the damage statistics and assessment

1. Contents of inspection

a) The compliance with the law on statistics

b) The compliance with the regulations and obligations to perform statistics report and assessment of damage;

c) Other contents related to statistical activities and assessment of damage including:

- Accuracy in the aggregation of data in statistics tables;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The completeness of the content; the suitability with the actual damage data and estimated damage.

2. Inspection responsibilities

a) Units and individuals directly conducting statistics and assessment of damage shall self-inspect their results throughout the production of statistics.

b) The commanding committee for natural disaster recovery, search and rescue at all levels shall inspect the results of statistics and assessment of damage before reporting to the superior agency for natural disaster recovery, search and rescue and the People’s Committee at the same administrative level.

c) People’s Committees at all levels shall inspect the results of statistics and assessment of damage before reporting to the superior People’s Committees, the provincial People’s Committee shall inspect the results of statistics and assessment of damage before reporting to the Prime Minister and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

d) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall inspect the results of statistics and assessment of damage within authority before reporting to the Prime Minister.

Chapter IV

CONTENTS, METHODS, ORDER AND RESPONSIBILITIES OF THE AGENCY CONDUCTING STATISTICS AND ASSESSMENT OF DAMAGE

Article 12. Contents of damage statistics and assessment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Inspect, aggregate data and produce statistic tables on damage at all levels in accordance with law.

3. Analyze, assess causes, estimate losses, recommend solutions to support and overcome the consequences of natural disasters.

4. Produce the report on statistics and damage assessment

Article 13. Methods of damage statistics and assessment

1. Produce statistics and collect data on the damage caused by natural disasters in order to aggregate data for damage statistics and assessment as follows:

a) Observing the on-site investigation where the natural disaster occurred, tally and produce statistics of damage according to the statistical indicators prescribed in the forms, record the results in the statistical form.

b) Collect data through surveys in residential areas, through reports of local authorities and field investigators.

2. Summary and reporting

Data on the damage caused by natural disasters shall be recorded and reported immediately within 24 hours prior to the occurrence of the disaster and be reported daily until the end of the disaster, specifically:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) After the natural disaster: Promptly report the results of statistics and assessments of damage caused by natural disasters through each statistical form for each type of natural disaster prescribed in Article 6 hereof on the principle of accumulating, supplementing or modifying (if any) of the daily brief reports.

3. Estimate the value of the damage

The provincial People’s Committees shall issue unit prices for statistics and summary of damage caused by natural disasters in the province in order to use as the basis for determining the value of damage.

Article 14. Order of conducting damage statistics and assessment

1. Preparation before the disaster

a) Collect information on the people’s livelihood and economy within authority of the agency or unit.

b) Prepare sufficient statistical forms according to regulations.

2. Conduct statistics and assessment of damage when the natural disaster occurs.

a) During the disaster

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Prepare brief report on the situation of the disaster and damage in accordance with Clause 1 Article 8 hereof.

b) After the disaster

- Continue to collect, aggregate and analyze the indicators of damage statistics and assessment. During this process, it is possible to supplement and adjust the detailed data reported daily in accordance with actual situation.

- Prepare terminal report on the natural disaster.

Article 15. Responsibilities of agencies performing statistics report and assessment of damage

1. Inspect and collect information, summarize, analyze and assess them according to the content, method and order of statistics and assessment of damage specified hereof. Prepare and send the report to related authorities in accordance with the time limit and regulated methods.

2. Check and review the results of statistics and assessment of damage from the reports received according to its competence. If the contents of reports are unclear or the information of statistics and assessment of damage are incomplete, they must be promptly amended by the reporting agencies; in case of necessity, coordinate with related agencies and organizations in inspecting and verifying to ensure the accuracy and objectivity of reports on statistics and assessment of damage. Summarize the results and report them to superior authorities in accordance with the regulations.

Chapter V

PUBLISHING AND STORAGE OF DATA RESULTS OF THE DAMAGE STATISTICS AND ASSESSMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall publish the damage data within management in accordance with law.

2. Ministers, Heads of Ministerial-level agencies and Governmental agencies shall publish the damage data within management in accordance with law.

3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall publish the damage data nationwide in accordance with law and the regulations hereof by means of: annual state statistical report; press conference; annual terminal report on natural disaster recovery; electronic statistical products on the websites of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the standing office of the Central Steering Committee for Natural disaster recovery.

4. Publishing date: the terminal report on the amount of damage caused by natural disasters shall be published once a year. The latest publishing date is before March 31 of the following year.

Article 17. Storage of data results of the damage statistics and assessment

1. Documents on statistics and assessment of damage of all levels nationwide shall be managed and permanently stored in the forms of prints and digital files.

2. Documents on statistics and assessment of damage of all levels shall be stored at the People’s Committee and Steering Committees for Natural disaster recovery at the same administrative level.

3. Documents on statistics and assessment of damage of ministries and branches shall be stored at the ministerial Steering Committees for Natural disaster recovery, Search and Rescue Departments of relevant ministries or related units affiliated with directorates and departmental levels.

4. Documents on statistics and assessment of damage nationwide shall be stored at the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Central Steering Committee for Natural disaster recovery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Management and use of data results of the damage statistics and assessment

1. Data results of damage statistics and assessment shall be published as public property by competent authorities. All organizations and individuals are equal in the approach, utilization and use.

2. The citation and use of published data of statistics and assessment of damage must ensure honesty and specify the source of the information.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 19. Responsibilities of levels and sectors

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge of and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in directing and inspecting the implementation of this Circular nationwide.

2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees at all levels shall direct related agencies in the implementation of this Circular.

Article 20. Effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Planning and Investment for consideration and settlement./.

 

MINISTER
MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT




Bui Quang Vinh

MINISTER
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT




Cao Duc Phat

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.966

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.36.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!