Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 80/2006/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính dự án phát triển ngành Lâm nghiệp

Số hiệu: 80/2006/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 30/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Số: 80/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2007

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Căn cứ Hiệp định tín dụng Phát triển số 3953 - VN ký giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) ngày 04/4/2005 về dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và IDA ký ngày 04/4/2005 về khoản đồng tài trợ của Quỹ Môi Trường toàn cầu (GEF) số TF 053397 ủy thác qua IDA để thực hiện dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và IDA ký ngày 04/4/2005 về khoản đồng tài trợ (Thông qua Quỹ ủy thác đa phương – MTDF) của Chính phủ Hà Lan số TF 054523 và Chính phủ Phần Lan số TF 054524 uỷ thác qua IDA để thực hiện dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1067 QĐ/BNN-LN ngày 27/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp;
Sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp như sau:

Mục 1:

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng: Thông tư này hướng dẫn các vấn đề về quản lý tài chính nhà nước đối với dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp. Có thể các vấn đề về mở tài khoản, lập kế hoạch tài chính, định mức chi tiêu hành chính, các thủ tục rút vốn, kiểm tra, báo cáo, kiểm toán, chính sách thuế áp dụng đối với dự án và quản lý tài sản hình thành từ dự án, và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong vấn đề quản lý tài chính nhà nước đối với dự án.

2. Giải thích từ ngữ: Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Dự án: Là dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp được phê duyệt tại Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp.

b) Cơ quan chủ quản dự án: là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như quy định tại Quyết định 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ dự án: là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi, Ngân hàng Chính sách xã hội. Để thực hiện phần dự án liên quan, các Chủ dự án thành lập các ban quản lý dự án như quy định tại các Điểm h-m Khoản này.

d) Các Hợp phần phi tín dụng: là các hợp phần của dự án do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân 4 tỉnh dự án trực tiếp thực hiện để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động trồng rừng sản xuất trong Dự án.

e) Hợp phần Tín dụng: là một phần thuộc hợp phần 2 của Dự án do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện để cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn để phát triển rừng sản xuất trong vùng Dự án, như quy định tại Quyết định 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

h) Ban điều phối dự án trung ương : Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập để điều phối chung hoạt động của dự án, và trực tiếp quản lý hợp phần phi tín dụng, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Quyết định thành lập.

i) Ban quản lý Quỹ bảo tồn Việt Nam : Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập để quản lý dự án hợp phần Quỹ bảo tồn, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Quyết định thành lập.

k) Ban quản lý dự án hợp phần tín dụng : Là đơn vị được Ngân hàng Chính sách Xã hội thành lập để quản lý dự án phần tín dụng, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Quyết định thành lập.

l) Ban quản lý dự án (BQLDA) tỉnh (4 tỉnh) do Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Dự án thành lập, có quyền hạn và trách nhiệm được quy định trong các quyết định thành lập.

m) Ban thực hiện dự án huyện và Tổ công tác xã: là các đơn vị thực hiện Dự án được thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện/ Uỷ ban nhân dân xã, có chức năng, quyền hạn được qui định tại các quyết định thành lập.

n) Cơ quan kiểm soát chi: là hệ thống Kho bạc nhà nước (KBNN) đối với các hợp phần phi tín dụng, là Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) đối với hợp phần tín dụng.

o) Vốn đối ứng: là nguồn vốn đóng góp của Chính phủ Việt Nam được bố trí trong dự toán chi NSNN hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh dự án theo phân cấp NSNN hiện hành, và phần vốn đóng góp của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong dự án.

p) Ngân hàng vay lại: là Ngân hàng Chính sách Xã hội.

q) Ngân hàng phục vụ: là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .

r) (Các) tài khoản đặc biệt : là (các) tài khoản bằng Đô la Mỹ (USD) do Ban điều phối dự án trung ương, Ban quản lý Quỹ bảo tồn, Ban quản lý dự án hợp phần tín dụng mở tại Ngân hàng phục vụ để tiếp nhận vốn tạm ứng từ nguồn vốn vay/ viện trợ cho dự án.

s) Ban quản lý dự án được rút vốn nước ngoài: là Ban điều phối dự án trung ương, Ban quản lý Quỹ bảo tồn, Ban quản lý dự án hợp phần tín dụng được uỷ quyền thực hiện các giao dịch rút vốn vay, viện trợ từ nước ngoài về, và đã giới thiệu chữ ký mẫu với Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại).

3. Nguyên tắc quản lý:

a) Các nguồn vốn vay, vốn viện trợ tài trợ cho Dự án là nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước và được quản lý theo các quy định quản lý vốn Ngân sách nhà nước và các quy định của nhà tài trợ.

b) Hệ thống KBNN nơi cấp phát cho dự án có trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát chi, kiểm tra, xác nhận giá trị vốn đủ điều kiện thanh toán/tạm ứng để các đơn vị thực hiện dự án rút vốn nước ngoài, đồng thời cấp phát trực tiếp phần vốn đối ứng cho dự án (trừ hợp phần tín dụng do Ngân hàng vay lại thực hiện).

c) Dự án được bố trí kinh phí từ hai nguồn, vốn trong nước và vốn nước ngoài. Vốn trong nước được bố trí theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Vốn nước ngoài được cấp phát/cho vay lại tới đơn vị thụ hưởng theo các quy định của Thông tư này, phù hợp với các quy định trong nước và của nhà tài trợ.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh thực hiện dự án và Ngân hàng vay lại có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nội dung dự án được duyệt và phù hợp với các điều kiện đã cam kết trong các Hiệp định, và các văn bản liên quan kèm theo các Hiệp định.

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh thực hiện dự án và Ngân hàng vay lại có trách nhiệm quản lý, giám sát các tài sản của dự án, của các ban quản lý dự án trực thuộc theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

f) Trong quá trình thực hiện rút vốn vay và viện trợ, Ngân hàng phục vụ được hưởng phí dịch vụ ngân hàng theo quy định hiện hành về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Khoản phí dịch vụ nói trên được tính vào tổng chi phí của dự án.

Mục 2:

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Mở tài khoản:

a) Tại Ngân hàng phục vụ

- Ban điều phối dự án trung ương mở 1 Tài khoản đặc biệt để tiếp nhận vốn IDA cho hợp phần phi tín dụng và 1 Tài khoản đặc biệt để tiếp nhận vốn viện trợ theo Hiệp định TF 054523 cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho hợp phần phi tín dụng;

- Ban quản lý Quỹ bảo tồn mở 2 Tài khoản đặc biệt, một cho nguồn vốn viện trợ GEF, một cho nguồn vốn viện trợ theo Hiệp định TF 054524;

- Ngân hàng vay lại mở 1 Tài khoản đặc biệt để tiếp nhận vốn IDA cho hợp phần tín dụng của dự án.

b) Tại KBNN tỉnh, các ban quản lý dự án tỉnh mở Tài khoản cấp phát vốn để tiếp nhận, cấp phát vốn đối ứng và theo dõi việc thanh toán, ứng vốn và hoàn vốn nước ngoài cho dự án tại tỉnh.

c) Các ban quản lý dự án có thể mở các tài khoản tiền gửi tại hệ thống KBNN theo qui định trong nước hiện hành để tiếp nhận vốn thanh toán cho các chi tiêu hợp lệ của ban quản lý dự án.

2. Lập kế hoạch tài chính dự án (không áp dụng đối với hợp phần tín dụng)

a) Kế hoạch tài chính năm được duyệt của dự án (đối với các hợp phần phi tín dụng ) là cơ sở cho kiểm soát giải ngân. Nội dung kế hoạch tài chính năm của dự án cần thể hiện chi tiết các công việc sẽ được thực hiện trong năm kế hoạch, nguồn vốn đối ứng, nguồn vốn vay, vốn viện trợ, chi tiết theo quý, theo các hoạt động chính và đơn vị thực hiện của dự án.

b) Việc lập kế hoạch tài chính năm dự án thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

c) Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được Thông báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Uỷ ban nhân dân các tỉnh phân bổ dự toán cho Dự án/phần Dự án thực hiện tại tỉnh chi tiết theo các nội dung nêu tại Điểm a) Khoản này.

d) Sau khi có kế hoạch tài chính năm được duyệt, Ban điều phối dự án trung ương/Ban quản lý Quỹ bảo tồn đăng ký kế hoạch tài chính với Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) và KBNN nơi kiểm soát chi tiêu của dự án để thẩm tra và làm cơ cở theo dõi, kiểm soát chi, cấp phát vốn; Ban quản lý dự án tỉnh, Ban quản lý dự án khu bảo tồn đăng ký kế hoạch tài chính cho KBNN nơi kiểm soát chi tiêu làm cơ sở theo dõi, cấp phát vốn.

e) Đối với Hợp phần tín dụng thực hiện qua Ngân hàng vay lại, Ngân hàng vay lại chủ động xây dựng và phê duyệt kế hoạch tài chính, bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với tiến độ rút vốn vay.

3. Định mức, đơn giá thanh toán trong việc sử dụng vốn vay, vốn viện trợ, vốn đối ứng:

a) Định mức chi tiêu hành chính

- Áp dụng các định mức quy định tại Quyết định số 112/2001/QĐ-BTC ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA vay nợ; Thông tư số 118/2004/TT- BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước (Phần chi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và thanh toán khoán tiền công tác phí); Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí, và các văn bản sửa đổi, bổ sung các Quyết định, Thông tư này.

- Riêng đối với các hoạt động sử dụng 100% nguồn vốn viện trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thoả thuận với nhà tài trợ để ban hành trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.

b) Định mức kinh tế, kỹ thuật

- Áp dụng các định mức theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và quy định hiện hành của Nhà nước.

- Trường hợp chưa có định mức, đơn giá, ban quản lý dự án thuộc các hợp phần liên quan trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Ngân hàng vay lại đối với hợp phần tín dụng) ban hành để áp dụng cho Dự án, trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.

c) Định mức chi cho chuyên gia tư vấn

- Việc tuyển chọn chuyên gia tư vấn thực hiện theo các quy định trong nước và quy định của các nhà tài trợ. Kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu, ký kết hợp đồng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt tuỳ Trường hợp, với các quy định phù hợp về tiến độ, điều khoản thanh toán hợp đồng... căn cứ các quy định trong nước và quy định của nhà tài trợ.

- Chuyên gia tư vấn trong nước: Trường hợp thuê chuyên gia tư vấn cá nhân sử dụng nguồn vốn vay, hoặc vốn viện trợ có sử dụng vốn đối ứng, áp dụng qui định tại Quyết định 112/2001/QĐ-BTC và Quyết định sửa đổi Quyết định này. Trường hợp thuê chuyên gia tư vấn cá nhân sử dụng 100% nguồn vốn viện trợ (không có vốn đối ứng tham gia), ban quản lý dự án thuộc các hợp phần liên quan trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Ngân hàng vay lại đối với hợp phần tín dụng) ban hành để áp dụng cho Dự án, trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.

d) Định mức đối với vốn tín dụng: áp dụng quy định của Sổ tay Tín dụng của Ngân hàng vay lại, căn cứ các nguyên tắc quy định tại phần này.

4. Thủ tục rút vốn và tạm ứng, thanh toán từ nguồn vốn nước ngoài:

Việc rút vốn và tạm ứng, thanh toán từ nguồn vốn nước ngoài thực hiện theo qui định tại Thông tư 78/2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, với một số quy định có thể đối với Dự án như sau:

a) Rút vốn nước ngoài: thủ tục này được thực hiện ở cấp trung ương, do các đơn vị quản lý dự án được phép mở và quản lý tài khoản đặc biệt theo văn kiện Dự án (gồm Ban điều phối dự án trung ương, Ban quản lý Quỹ bảo tồn, Ban quản lý dự án hợp phần tín dụng) thực hiện.

Đối với hợp phần tín dụng, để rút vốn về Tài khoản đặc biệt, Ban quản lý dự án hợp phần tín dụng gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) các tài liệu sau:

- Đề nghị rút vốn và đơn rút vốn theo mẫu của nhà tài trợ;

- Bảng kê đã cho vay tới các cá nhân/ đơn vị trồng rừng do ngân hàng vay lại lập và có xác nhận của ngân hàng vay lại trung ương;

- Sao kê theo mẫu của nhà tài trợ.

b) Cấp phát vốn từ Tài khoản đặc biệt đối với các hợp phần phi tín dụng

- Việc cấp phát từ Tài khoản đặc biệt thực hiện trên cơ sở các khoản chi tiêu hợp lệ: đúng nội dung dự án, có trong kế hoạch tài chính được duyệt và đã được đăng ký, đúng chế độ, đúng phân cấp quản lý và kiểm soát chi của dự án.

- Việc xác nhận các khoản thanh toán cho dự án tại cấp trung ương (thanh toán cho chi tiêu của Ban điều phối dự án trung ương hoặc Ban quản lý Quỹ bảo tồn) thực hiện qua KBNN nơi các ban này mở tài khoản cấp phát vốn.

- Việc xác nhận các khoản thanh toán cho dự án tại cấp tỉnh thực hiện tại KBNN tỉnh. Đối với Trường hợp này, sau khi kiểm tra khối lượng công việc đủ điều kiện thanh toán hoặc đủ điều kiện tạm ứng, KBNN có văn bản xác nhận yêu cầu thanh toán hợp lệ gửi lại ban quản lý dự án tỉnh. Ban quản lý dự án tỉnh gửi đề nghị thanh toán/tạm ứng có xác nhận của KBNN lên Ban điều phối dự án trung ương để rút vốn thanh toán từ Tài khoản đặc biệt của dự án. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị thanh toán/tạm ứng của Ban quản lý dự án tỉnh có xác nhận của KBNN, Ban điều phối dự án trung ương chuyển tiền thanh toán/tạm ứng cho hoạt động dự án tại tỉnh.

- Trường hợp các UBND tỉnh bố trí được nguồn vốn ứng trước cho dự án tại tỉnh, căn cứ Thông báo chi tiết của UBND tỉnh về nguồn vốn ứng trước, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn quy trình kiểm tra, cấp ứng và hoàn vốn tại một văn bản riêng.

5. Cấp phát, thanh toán cho các ban quản lý khu bảo tồn:

Để giải ngân cho các hoạt động bảo tồn, ban quản lý khu bảo tồn mở tài khoản tiếp nhận vốn tại một ngân hàng thương mại nhà nước tại địa bàn, và gửi đề nghị tạm ứng vốn cho Ban quản lý Quỹ bảo tồn.

Đối với các tiểu dự án của ban quản lý khu bảo tồn đã được cấp có thẩm quyền và nhà tài trợ phê duyệt có thời hạn thực hiện đến một năm, căn cứ đề nghị tạm ứng của ban quản lý khu bảo tồn, Ban quản lý Quỹ bảo tồn thực hiện tạm ứng số tiền bằng 50% vốn nước ngoài của tiểu dự án từ Tài khoản đặc biệt của hợp phần Quỹ bảo tồn vào tài khoản của ban quản lý khu bảo tồn.

Đối với các tiểu dự án của ban quản lý khu bảo tồn đã được cấp có thẩm quyền và nhà tài trợ phê duyệt có thời hạn thực hiện trên một năm, căn cứ đề nghị tạm ứng của ban quản lý khu bảo tồn, Ban quản lý Quỹ bảo tồn thực hiện tạm ứng cho ban quản lý khu bảo tồn thành 2 đợt từ Tài khoản đặc biệt của hợp phần Quỹ bảo tồn vào tài khoản của ban quản lý khu bảo tồn. Đợt 1 tạm ứng số tiền bằng 50% vốn nước ngoài của tiểu dự án. Đợt 2 tạm ứng số tiền bằng 40% vốn nước ngoài của tiểu dự án.

Ban quản lý khu bảo tồn quản lý số vốn được tạm ứng và thực hiện chi tiêu theo chế độ tài chính hiện hành (đúng đơn giá, định mức, nội dung chi tiêu, tỉ lệ tài trợ từ nguồn vốn nước ngoài). Việc bổ sung tiếp số vốn còn lại căn cứ theo kế hoạch tài chính năm được duyệt, tiến độ công việc thực tế của dự án và tính hợp lệ của các khoản chi tiêu từ số vốn ứng đợt trước.

Việc kiểm soát chi của KBNN đối với các hoạt động chi tiêu của các ban quản lý khu bảo tồn là kiểm soát chi trước.

Để bổ sung tiếp số vốn còn lại theo kế hoạch tài chính năm được duyệt, ban quản lý khu bảo tồn gửi Ban quản lý Quỹ bảo tồn các tài liệu sau:

- Đề nghị bổ sung vốn;

- Bảng kê các khoản đã chi có xác nhận của KBNN cùng cấp;

Báo cáo tiến độ các công việc đã thực hiện và dự kiến tiến độ cho giai đoạn tiếp theo, chi tiết theo thời gian và từng hoạt động có thể. Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng từ 20.000 USD trở lên, ban quản lý khu bảo tồn gửi kèm theo bản sao hợp đồng. Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng dưới 20.000 USD, ban quản lý khu bảo tồn chỉ phải cung cấp bảng kê chi tiết hợp đồng.

Sau khi xem xét các tài liệu trên, Ban quản lý Quỹ bảo tồn đề nghị ngân hàng phục vụ chuyển tiền từ Tài khoản đặc biệt về tài khoản của ban quản lý khu bảo tồn để bổ sung vốn cho tiểu dự án của ban quản lý khu bảo tồn.

Số vốn nước ngoài còn dư sau khi tiểu dự án kết thúc phải được chuyển trả về Tài khoản đặc biệt thuộc hợp phần Quỹ bảo tồn trong vòng 2 tháng sau khi kết thúc tiểu dự án, trừ Trường hợp nhà tài trợ và Bộ Tài chính cho gia hạn giải ngân.

6. Cấp phát, thanh toán vốn đối ứng:

Trên cơ sở kế hoạch vốn đối ứng năm (có phân bổ cho cấp trung ương và cấp địa phương) được duyệt của dự án, hệ thống KBNN thực hiện việc quản lý và cấp phát vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện dự án, phù hợp với các quy định về quản lý, cấp phát vốn hiện hành.

7. Sao kê của Ngân hàng phục vụ, lãi tiền gửi:

a) Hàng tháng, Ngân hàng phục vụ gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) sao kê Tài khoản đặc biệt của dự án tại Ngân hàng, thể hiện số tiền rút về trong tháng; số sử dụng chi tiết theo từng lần sử dụng và tỉ giá; phí ngân hàng, lãi phát sinh, số dư cuối tháng.

b) Trong khi khoản tiền vay, tiền viện trợ trên Tài khoản đặc biệt chưa sử dụng có phát sinh lãi tiền gửi (lãi suất tiền gửi không kỳ hạn), hàng năm, trong vòng 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính, Ngân hàng phục vụ chuyển tiền lãi phát sinh còn dư (sau khi đã trừ phí ngân hàng trong kỳ) trên tài khoản vào Ngân sách Nhà nước (tài khoản Quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ). Số tài khoản 331.213.020.1, hoặc một tài khoản khác do Bộ Tài chính Thông báo.

- Riêng đối với Tài khoản đặc biệt nguồn vốn IDA cho hợp phần tín dụng, lãi tiền gửi phát sinh trên tài khoản là nguồn thu của Ngân hàng vay lại.

8. Kế toán, Kiểm tra, Kiểm toán, Báo cáo và Quyết toán:

a) Kế toán

- Các ban quản lý dự án mở sổ sách riêng theo dõi các nguồn vốn của dự án và thực hiện việc hạch toán kế toán, thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Các KBNN địa phương thực hiện việc hạch toán, thống kê theo hướng dẫn của KBNN Trung ương.

b) Kiểm tra

- Cơ quan quản lý cấp trên của dự án, cơ quan quản lý chức năng ở Trung ương, địa phương và KBNN có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, chế độ quản lý tài chính và thực tế triển khai của chủ dự án và phản ánh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư để có biện pháp giải quyết.

- Những sai phạm (nếu có) được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra được xử lý theo các quy định hiện hành.

- Các khoản cấp phát dự án sử dụng không đúng mục đích, sai chế độ phát hiện qua thanh tra, kiểm tra được thu hồi và nộp vào Ngân sách Nhà nước.

c) Kiểm toán

Hàng năm, Tài khoản đặc biệt, Báo cáo tài chính, sổ sách và hồ sơ kế toán của dự án phải được cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán phù hợp với các quy định của Nhà nước, các Hiệp định. Một trong những nội dung chính của việc kiểm toán là kiểm tra việc các ban quản lý dự án chấp hành các qui định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, kể cả các qui định của Thông tư này. Tài liệu kiểm toán sẽ được gửi cho Bộ Tài chính và là một trong những căn cứ để xem xét việc rút vốn bổ sung cho Tài khoản đặc biệt hoặc rút vốn từ Tài khoản đặc biệt để chi trả cũng như là căn cứ để đánh giá việc thực hiện dự án.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lựa chọn công ty kiểm toán để kiểm toán chung các hoạt động tài chính của tất cả các hợp phần phi tín dụng theo qui định hiện hành.

d) Chế độ báo cáo

- Hàng tháng, ban quản lý dự án tỉnh, ban quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm lập và gửi báo cáo thực hiện, báo cáo tài chính cho Sở Tài chính và KBNN tỉnh nơi cấp vốn đồng gửi Ban điều phối dự án trung ương; ban quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm lập và gửi báo cáo thực hiện cho Sở Tài chính và KBNN huyện, tỉnh nơi cấp vốn, đồng gửi Ban quản lý Quỹ bảo tồn. Nội dung báo cáo cần thể hiện rõ tình hình thực hiện dự án, số lượng các hợp đồng đã ký, tình hình thanh toán vốn theo các hợp đồng, nguồn và sử dụng vốn, tình hình mua sắm, quản lý tài sản dự án, và các nội dung khác theo quy định hiện hành.

- Các KBNN tỉnh nơi cấp vốn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo KBNN Trung ương và Sở Tài chính tình hình cấp phát vốn và ứng vốn tại địa bàn. Hàng quý, trên cơ sở báo cáo của các KBNN tỉnh, KBNN Trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

- Hàng quý, Ban điều phối dự án trung ương có trách nhiệm báo cáo chi tiết về các khoản chi tiêu từ Tài khoản đặc biệt, và tổng hợp chung các báo cáo của các ban quản lý dự án thuộc các hợp phần phi tín dụng và tín dụng gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan theo quy định về tình hình sử dụng vốn vay, vốn viện trợ, vốn đối ứng, tình hình mua sắm, quản lý tài sản dự án, và các nội dung khác theo quy định hiện hành.

- Ban điều phối dự án trung ương thảo luận với các ban quản lý dự án để thống nhất hướng dẫn chi tiết chế độ mẫu biểu báo cáo của dự án.

e) Quyết toán vốn hàng năm và quyết toán khi kết thúc dự án (không áp dụng đối với hợp phần tín dụng)

- Ban quản lý dự án tỉnh lập báo cáo quyết toán theo quy định hiện hành đối với phần chi tại địa phương có xác nhận của KBNN tỉnh nơi cấp phát vốn báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt, đồng gửi Ban điều phối dự án trung ương.

Ban điều phối dự án trung ương lập báo cáo quyết toán theo quy định hiện hành đối với phần chi tại trung ương của hợp phần phi tín dụng có xác nhận của cơ quan cấp phát vốn, trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết toán kinh phí thực hiện và quyết toán khi kết thúc dự án với Bộ Tài chính; đồng thời tổng hợp toàn bộ quyết toán của dự án để làm việc với các cơ quan liên quan khi cần thiết.

f) Quyết toán hợp phần tín dụng: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

9. Chính sách thuế áp dụng đối với dự án:

Chính sách thuế áp dụng đối với dự án thực hiện theo qui định của pháp luật hiện hành về thuế. Dự án được hưởng các ưu đãi về thuế như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc nguồn vốn ODA không hoàn lại không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu.

- Hàng hóa nhập khẩu của dự án bằng nguồn vốn ODA được xét miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo qui định tại Khoản 6, 10 và 18, Mục I, Phần D Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các dự án sử dụng vốn ODA được thực hiện theo qui định tại Khoản 6, mục I, phần D Thông tư 120/TT2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng.

10. Quản lý tài sản hình thành từ dự án:

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng vay lại chịu trách nhiệm quản lý, kê khai, đăng ký tài sản hình thành từ Dự án theo qui định hiện hành. Việc quản lý và xử lý tài sản thuộc dự án khi dự án kết thúc thực hiện theo quy định tại Thông tư số 116/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.

Mục 3:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng vay lại và các cơ quan khác liên quan cần phản ảnh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung./.

Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- NHCSXH, NHNo;
- BĐPDA TW, các BQLDA;
- UBND, Sở TC 4 tỉnh dự án;
- Cóc KTVB (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- KBNN, KBNN 4 tỉnh dự án;
- Vụ NSNN, CST;
- Vụ Pháp chế;
- Website Chính phủ;
- Lưu VT, TCĐN.

KT. BỘ TRUỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 80/2006/TT-BTC

Hanoi, August 30, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT MECHANISM APPLICABLE TO THE FORESTRY SECTOR DEVELOPMENT PROJECT

Pursuant to Development Credit Agreement No. 3953-VN signed on April 4, 2005, between the Vietnamese Government and the International Development Association (IDA) on the forestry sector development project;
Pursuant to Agreement No. TF 053397 signed on April 4, 2005, between the Vietnamese Government and IDA on the amount co-financed by the Global Environmental Facility (GEF) and entrusted to IDA for executing the forestry sector development project;
Pursuant to Agreements No. TF 054523 and No. TF 054524 signed on April 4, 2005, between the Vietnamese Government and IDA, on the co-financing (through the Multi-Donor Trust Fund – MTDF) by the Dutch Government and the Finnish Government trusted through IDA for the execution of the forestry sector development project;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks and organizational apparatus of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government's Decree No. 17/2001/ND-CP of May 4, 2001, promulgating the Regulation on management and use of official development assistance;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 332/QD-TTg of April 6, 2004, approving the prefeasibility study report of the forestry sector development project;
Pursuant to Decision No. 1067/QD-BNN-LN of April 27, 2004, of the Minister of Agriculture and Rural Development approving the feasibility study report of the forestry sector development project;
After consulting the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance hereby guides the financial management mechanism applicable to the forestry sector development project as follows:

Section I: GENERAL PROVISIONS

1. Scope of application: This Circular provides guidance on matters of state financial management of the forestry sector development project, specifically the opening of accounts, making of financial plans, administrative expense norms, capital withdrawal procedures, supervision, reporting, audit and tax policy applicable to the project and the management of assets formed from the project, and responsibilities of related agencies in the financial state management of the project.

2. Interpretation of terms: In this Circular, the following terms shall be construed as follows:

a/ Project shall refer to the forestry sector development project approved under the Prime Minister's Decision No. 332/QD-TTg of April 6, 2004, approving the prefeasibility study report of the forestry sector development project.

b/ Project management agency shall refer to the Ministry of Agriculture and Rural Development as designated in the Prime Minister's Decision No. 332/QD-TTg.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Non-credit components shall refer to the project's components which shall be directly executed by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the People's Committees of the four provinces to provide services in support of the planting of production forests under the project.

e/ Credit component shall refer to part of the project's component 2 which shall be executed by the Social Policy Bank to grant credit to organizations and individuals that wish to borrow loans for developing production forests in the project-covered regions, as stipulated in the Prime Minister's Decision No. 332/QD-TTg.

f/ Central project coordination committee shall refer to the unit set up by the Ministry of Agriculture and Rural Development to uniformly coordinate activities of the project, directly manage non-credit components, and have functions, tasks and powers defined in its establishment decision.

g/ The Vietnam Conservation Fund management unit shall refer to the unit set up by the Ministry of Agriculture and Rural Development to manage the Conservation Fund component project, and have the functions, tasks and powers defined in its establishment decision.

h/ Credit component project management unit shall refer to the unit set up by the Social Policy Bank to manage the credit component of the project, and have the functions, tasks and powers defined in its establishment decision.

i/ Provincial project management units (of four provinces) shall be set up by the People's Committees of the project-covered provinces, and have the functions, tasks and powers defined in their respective establishment decisions.

j/ District project execution units and commune task forces shall refer to project execution units set up under decisions of the district or commune People's Committees, and have the functions, tasks and powers defined in their respective establishment decisions.

k/ Expenditure control bodies shall refer to the system of state treasuries, for non-credit components, the Ministry of Finance (the External Finance Department), for the credit component.

l/ Domestic contributed capital shall refer to the source of capital contributed by the Vietnamese Government and included in annual state budget expenditure estimates of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the project-covered provinces according to the current state budget decentralization, and the portion of capital contributed by the Social Policy Bank to the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



n/ Service bank shall refer to the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam.

o/ Special account(s) shall refer to US dollar account(s) opened by the central project coordination committee, the Conservation Fund management unit and credit component project management units at the service bank to receive capital advanced from the loan and donation capital sources for the project.

p/ Project management units entitled to withdraw foreign capital shall refer to the central project coordination committee, the Conservation Fund management unit and the credit component project management unit which are authorized to conduct transactions of withdrawing loan and aid capital from foreign countries and have introduced their specimen signatures to the Ministry of Finance (the External Finance Department).

2. Management principles:

a/ The project's financing sources of loan and aid capital shall constitute a source of the state budget and be managed in accordance with regulations on management of state budget capital and donors' regulations.

b/ The system of state treasuries which allocate grants to the project shall be responsible for controlling expenditure, checking and certifying the value of capital eligible for payment/advance so that the project execution units can withdraw foreign capital, and at the same time directly allocating domestic contributed capital to the project (excluding the credit components executed by the re-borrowing bank).

c/ The project shall receive fundings from two sources: domestic capital and foreign capital. Domestic capital shall be allocated according to current state regulations. Foreign capital shall be allocated/re-lent to beneficiary units according to the provisions of this Circular and regulations of Vietnam and donors.

d/ The Ministry of Agriculture and Rural Development, the project-covered provinces and the re-borrowing bank shall be responsible for using capital for proper purposes and the approved project contents and in conformity with the conditions committed in the agreements, and relevant documents enclosed thereto.

e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development, the project-covered provinces and the re-borrowing bank shall be responsible for managing and supervising assets of the project and their attached project management units according to current state regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section II: SPECIFIC PROVISIONS

1. Opening of accounts:

a/ At the service bank:

- The central project coordination committee shall open one special account for receiving IDA capital for non-credit components and one special account for receiving aid capital under Agreement TF 054523 for technical assistance activities for non-credit components;

- The Conservation Fund management unit shall open two special accounts, one for the GEF aid capital and the other for aid capital under Agreement TF 054524;

- The re-borrowing bank shall open one special account for receiving IDA capital for the project's credit component.

b/ At provincial state treasuries, the provincial project management units shall open capital allocation accounts for receiving and allocating domestic contributed capital and monitor the payment, advance and refund of foreign capital to the project in their respective provinces.

c/ Project management units may open deposit accounts at state treasuries according to current domestic regulations for receiving capital amounts paid for their reasonable expenses.

2. Making of financial plans for the project (not applicable to the credit component)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Annual financial plans shall be made according to Joint Circular No. 02/2003/TTLT-BKH-BTC of March 17, 2003, of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, guiding the making of financial plans for ODA-funded programs and projects.

c/ On the basis of the notified annual budget estimates, the Ministry of Agriculture and Rural Development/provincial People's Committees shall allocate funds to the project/project part executed in the provinces as specified at Point a of this Clause.

d/ After the annual financial plan has been approved, the central project coordination committee/the Conservation Fund management unit shall register the plan with the Ministry of Finance (the External Finance Department) and the state treasury which control the project's expenditure for verification, monitoring and control of expenditure, and allocation of capital. The provincial project management units and the conservation zone project management units shall register their financial plans with the state treasury which controls expenditure for monitoring and allocation of capital.

e/ For the credit component executed through the re-borrowing bank, the re-borrowing bank shall take initiative in making and approving financial plans and arrange domestic contributed capital suitable to the schedule of withdrawal of loan capital.

3. Norms and price units of payment in the use of loan, aid and domestic contributed capital:

a/ Administrative expense norms

- To apply norms specified in the Finance Minister's Decision No. 112/2001/QD-BTC of November 9, 2001, promulgating some expenditure norms applicable to projects funded with ODA loans; the Ministry Finance's Circular No. 118/2004/TT-BTC of December 8, 2004, stipulating working mission allowances and meeting expenses for administrative agencies and public non-business units nationwide (payment for lodging at the place of the working mission and working mission allowances); and Circular No. 91/2005/TT-BTC of October 18, 2005, stipulating working mission allowances for state cadres and employees going on short-term working missions abroad which are funded with the state budget, and documents on amendments and supplements to such decision and circulars.

- Particularly for activities wholly funded with aid capital, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall, after reaching agreement with the donor and consulting the Ministry of Finance, promulgate these norms.

b/ Economic and technical norms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case relevant norms or unit prices are not available, the project management units in charge of different project components shall submit those norms and unit prices to the Ministry of Agriculture and Rural Development (or the re-borrowing bank, for the credit component) for promulgation and application to the project, after consulting the Ministry of Finance.

c/ Norms of expenditure for consultants

- The selection of consultants shall comply with domestic regulations and donors' regulations. The results of bidding, contractor designation and contract signing shall be subject to approval of competent authorities on a case-by-case basis regarding appropriate performance schedule, contract payment clauses, etc., in accordance with domestic regulations and donors' regulations.

- Domestic consultants: In case of hiring individual consultants with the use of loan or aid capital combined with domestic contributed capital, to apply the provisions of Decision No. 112/2001/QD-BTC and the decision amending this decision. In case of hiring individual consultants with the use of aid capital only (without domestic contributed capital), the project management units in charge of relevant components shall submit norms of expenditure to the Ministry of Agriculture and Rural Development (or the re-borrowing bank, for the credit component) for promulgation and application to the project, after consulting the Ministry of Finance.

d/ Norms of credit capital: To apply regulations in the credit manual of the re-borrowing bank on the basis of the principles laid down in this Part.

4. Procedures for withdrawal, advance and payment of foreign capital:

The withdrawal, advance and payment of foreign capital shall comply with the provisions of the Finance Ministry's Circular No. 78/2004/TT-BTC of August 10, 2004, guiding the management of capital withdrawal with regard to official development assistance, and the following specific regulations applicable to the project:

a/ Withdrawal of foreign capital: This procedure shall be carried out at the central level by the project management units permitted to open and manage special accounts under the project documents (including the central project coordination committee, the Conservation Fund management unit and the credit component project management unit).

For the credit component, in order to withdraw capital into its special accounts, the credit component project management unit shall send to the Ministry of Finance (the External Finance Department) the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- List of loans already granted to individuals/units engaged in forestation, compiled by the re-borrowing banks and certified by the central re-borrowing bank;

- Account notice, made according to the form set by the donor.

b/ Allocation of capital from special accounts, for non-credit components

- Allocations from special accounts shall be effected on the basis of valid expenses, which were paid for project activities, included in the approved financial plan and registered according to the project's rules on expenditure management decentralization and control.

- Certification of payments made to the project at the central level (payment for expenses of the central project coordination committee or the Conservation Fund management unit) shall be effected through the state treasuries where such units open capital allocation accounts.

- Certification of payments made to the project at the provincial level shall be effected at provincial state treasuries. In this case, after checking the work volume eligible for payment or advance, the state treasuries shall issue a written certification of the valid payment request and send it to the provincial project management unit. The provincial project management unit shall then send the payment/advance request certified by the state treasury to the central project coordination committee for withdrawing payment capital from the project's special account. Within two working days after receiving such request, the central project coordination committee shall transfer payment/advance money for project activities in the provinces.

- In case the provincial People's Committees may arrange advance capital for project activities in their provinces, on the basis of the detailed notices of the provincial People's Committees on the source of advance capital, the Ministry of Finance shall provide guidance on the process of checking, capital advance and refund in a separate document.

5. Allocation and payment of capital for the conservation zone management units:

To disburse capital for conservation activities, the conservation zone management units shall open accounts for receiving capital at a state-owned commercial bank in their respective locality, and send capital advance requests to the Conservation Fund management unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For sub-projects of the conservation zone management units which have been approved by competent authorities and donors and have an execution period of over one year, on the basis of the conservation zone management units' capital advance requests, the Conservation Fund management unit shall advance capital twice from the special account of the Conservation Fund component into the accounts of the conservation zone management units, 50% for the first-time advance and 40% for the second-time of the advance of the foreign-capital budget of each sub-project.

The conservation zone management units shall manage the advanced capital amounts and effect expenditure according to the current financial regulations (on unit prices, expenditure norms and items, and ratio of foreign-funded capital). The allocation of the remaining budget shall be based on the approved annual financial plans and the project's actual work progress as well as the validity of expenses from the advanced capital amounts.

The control by the state treasuries of expenditures effected by the conservation zone management units shall be pre-control of expenditures.

In order to receive the remaining budget capital according to the approved annual financial plans, the conservation zone management units shall send to the Conservation Fund management unit the following documents:

- Request for additional capital;

- List of paid expenses, with the certification of the state treasury of the same level;

- Report on the progress of on-going activities and projected execution schedule for the subsequent period, specifying the time for each activity. For activities carried out under contracts each valued at USD 20,000 or higher, the conservation zone management unit shall enclose copies of such contracts. For activities carried out under contracts each valued at under USD 20,000, the conservation zone management unit shall only have to supply a list of details of such contracts.

After examining the above-said documents, the Conservation Fund management unit shall request the service bank to transfer money from the special account into the accounts of the conservation zone management units for further allocation to the sub-projects of the conservation zone management units.

Within two months following the completion of sub-projects, any unspent foreign capital shall be transferred back into the special account of the Conservation Fund component, except for cases the time limit for disbursement is prolonged with the permission of the donors and the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the approved annual domestic contributed capital plan (for the central and local levels) of the project, state treasuries shall manage and allocate domestic contributed capital based on the project execution schedule in accordance with current capital management and allocation regulations.

7. Account notices of the service bank, deposit interests:

a/ Monthly, the service bank shall send to the Ministry of Finance (the External Finance Department) shall send notices on the project's special account opened at the bank, listing amounts withdrawn in the month; number of each expense and exchange rate; bank charge, interests, and month-end balance.

b/ For deposit interests accrued on the unused amount of loan and aid capital in the special account (at the non-term interest rate), annually, within six months after the end of the fiscal year, the service bank shall remit the interest amount (after subtracting the bank charge payable in the period) on the account to the State Bank (the account of the State's centralized foreign currency account at the Vietnam State Bank's Transaction Office, numbered 331.213.020.1, or another account as notified by the Ministry of Finance).

- Particularly for the special account for IDA capital of the credit component, interest accruing from the account shall constitute a revenue of the re-borrowing bank.

8. Accounting, supervision, auditing, reporting and settlement:

a/ Accounting

- The project management units shall open separate books to monitor the project's capital sources and implement cost-accounting and statistical work according to the State's current regulations.

- Local state treasuries shall implement cost-accounting and statistical work under the guidance of the central State Treasury.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The superior agency of the project, the central and local functional management agencies and state treasuries shall be responsible for supervising the implementation of financial plans and financial management regime as well as the actual project execution work of the projects, and problems in the management process to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for settlement.

- Wrong-doings (if any) which are detected in the process of inspection and supervision shall be handled according to current regulations.

- Any project grants which are detected through inspection and supervision to have been used for improper purposes or at variance with regulations shall be recovered and remitted into the state budget.

c/ Audit

Annually, the special accounts, financial statements, accounting books and files of the project must be audited by an independent audit agency in accordance with state regulations and agreements. One of the major contents of such audit shall be inspection of the observance by the project management units of the current financial management regulations of the State, including the provisions of this Circular. Audit documents shall be sent to the Ministry of Finance and constitute a basis for the consideration of the withdrawal of additional capital for the special accounts or the withdrawal of capital from the special accounts for payment, as well as a basis for the evaluation of the project's execution.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall select audit companies to generally audit financial activities of all non-credit components according to current regulations.

d/ Reporting regime

- Monthly, the provincial project management units and conservation zone management units shall make and send execution reports and financial statements to the provincial Finance Services, the provincial state treasuries which allocate capital and the central project coordination committee; the conservation zone management units shall make and send execution reports to the provincial Finance Services, the provincial or district state treasuries which allocate capital, and the Conservation Fund management unit. Such a report should clearly state the project execution situation, the number of signed contracts, the situation of payment for contracts, sources and use of capital, the situation of procurement and management of project assets, and other issues according to current regulations.

- Provincial state treasuries, which allocate capital, shall review and report to the central State Treasury and the provincial Finance Services the situation of capital allocation and advance in the localities. Quarterly, on the basis of the reports of the provincial state treasuries, the central State Treasury shall make a sum-up report and send it to the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The central project coordination committee shall discuss with the project management units to reach agreement on detailed guidance for the project's report forms.

e/ Annual capital settlement and financial settlement upon the completion of the project (not applicable to the credit component)

- The provincial project management units shall make financial settlement reports according to current regulations for expenses made in the localities, with the certification of the provincial state treasury which allocates capital, and send them to the provincial People's Committees for consideration and approval, and also to the central project coordination committee.

- The central project coordination committee shall make financial settlement reports according to current regulations for expenses made at the central level on non-credit components, with the certification of the capital-allocating agency, and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and approval; the Ministry of Agriculture and Rural Development shall make financial settlement of implemented funds and upon the completion of the project with the Ministry of Finance, and at the same time sum up all financial settlements of the project for working with related agencies when necessary.

f/ Financial settlement for the credit component: shall comply with current regulations of the State.

9. Tax policies applicable to the project:

Tax policies applicable to the project shall be implemented in accordance with current legal provisions on taxation. The project shall be eligible for the following tax preferences:

- Goods imported with non-refundable ODA capital shall not be liable to value added tax, special consumption tax and import duty.

- Goods imported for the project with ODA capital shall be considered for exemption from import and export duties under the provisions of Clauses 6, 10 and 18, Section I, Part D of the Finance Ministry's Circular No. 113/2005/TT-BTC of December 15, 2005, providing guidance on import and export duties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Management of assets formed from the project:

The Ministry of Agriculture and Rural Development and the re-borrowing bank shall be responsible for managing, declaring and registering assets formed from the project according to current regulations. The management and disposal of the project's assets upon its completion shall comply with the Finance Ministry's Circular No. 116/2005/TT-BTC of December 19, 2005, guiding the management and disposal of state budget-funded projects upon their completion.

Section III: ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO". Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the re-borrowing capital and related agencies to the Ministry of Finance for study and revision.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 80/2006/TT-BTC ngày 30/08/2006 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.390

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!