BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 70/2015/TT-BTNMT
|
Hà Nội,
ngày 23 tháng 12
năm 2015
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỰ ĐỘNG
Căn cứ Pháp
lệnh Khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn ngày 02 tháng 12 năm
1994;
Căn cứ Nghị định số 24/CP ngày 19
tháng 3 năm 1997 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh khai
thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Trung
tâm Khí tượng Thủy
văn quốc gia, Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến
đổi khí hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp
chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành Thông tư Quy định kỹ thuật đối với hoạt động
của các trạm khí tượng thủy văn tự động.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này “Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm
khí tượng thủy văn tự động”.
Điều 2. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Điều 3. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
-
Văn phòng QH, VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng TƯ Đảng, Văn
phòng CP;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành
phố trực thuộc TƯ;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ TNMT;
- Lưu: VT, KTTVBĐKH, KHCN, PC,
TTKTTVQG.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Linh Ngọc
|
QUY ĐỊNH
KỸ THUẬT
ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỰ ĐỘNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quy định kỹ
thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động. Trạm khí tượng
thủy văn tự động bao gồm các trạm: khí tượng, thủy văn, đo mưa, bức
xạ, hải văn và môi trường không khí tự động.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ
quan nhà nước, tổ chức và cá nhân sử dụng trạm khí tượng thủy văn tự động.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Trạm khí tượng thủy văn tự động là:
hệ thống thiết bị được lắp đặt tại các trạm khí tượng thủy văn thực hiện đo đạc,
thu thập và truyền số liệu khí tượng thủy văn tự động;
2. Bộ cảm biến đo là: phần tử thiết bị
hoặc bộ phận của phương tiện đo;
3. Kiểm định thiết bị đo khí tượng thủy
văn tự động là: hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật của phương tiện
đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường;
4. Hiệu chuẩn thiết bị đo khí tượng thủy
văn tự động là: hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của
chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo;
5. Kiểm tra hoạt động của các trạm khí
tượng thủy văn tự động là: tập hợp các công việc nhằm xác định tình trạng hoạt
động của hệ thống đo trong điều kiện kỹ thuật quy định;
6. Bảo dưỡng thiết bị đo khí tượng thủy
văn tự động là: các hoạt động được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì
thiết bị ở trạng thái sử dụng bình thường;
7. Bảo quản thiết bị đo khí tượng thủy
văn tự động là: công tác cất giữ các vật tư linh kiện và thiết bị dự phòng, đảm
bảo duy trì ở trạng thái tốt nhất không bị hư hỏng.
Điều 3. Điều kiện
hoạt động của trạm, điểm đo
1. Các yếu tố đo của các trạm, điểm đo
được quy định trên cơ sở mục đích, nhu cầu về số liệu và phù hợp với điều kiện
thực tế (chi tiết tại Phụ lục 1 của Thông tư này).
2. Các thông số kỹ thuật của thiết bị
đo (chi tiết tại Phụ lục 2 của Thông tư này).
3. Thiết bị đo trước khi đưa vào sử dụng
phải được kiểm định/hiệu chuẩn ban đầu; trong quá trình sử dụng phải thực hiện
kiểm định/hiệu chuẩn; sau khi sửa chữa, để đưa trở lại hoạt động phải thực hiện
kiểm tra/hiệu chuẩn.
4. Đối với thiết bị đo chưa có điều kiện
kiểm định hoặc các thiết bị đo chủng loại mới chưa đưa vào mạng lưới trạm khí
tượng thủy văn hoạt động phải có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; trước khi đưa vào hoạt động phải thử nghiệm,
kiểm tra, so sánh và được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và quyết định.
5. Thiết bị đo phải có tài liệu kỹ thuật,
phần mềm của hãng sản xuất; hướng dẫn bảo dưỡng, vận hành và khai thác bằng tiếng
Việt.
6. Các trạm khí tượng thủy văn tự động
phải có hồ sơ để quản lý.
Chương II
QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 4. Vị trí trạm, điểm
đo
1. Đối với trạm khí tượng tự động và bức
xạ tự động phải thông thoáng, không bị các vật cản che khuất, đại diện cho điều
kiện tự nhiên của khu vực đặt trạm.
2. Đối với điểm đo mưa tự động phải
thông thoáng, không bị các vật cản che khuất làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
3. Đối với trạm thủy văn tự động
a) Vị trí đo mực nước phải đảm bảo:
- Đo được mực nước cao nhất, thấp nhất;
- Lòng sông tương đối ổn định (ít bồi,
xói);
- Không bị ảnh hưởng của ghềnh, thác,
cây cối hoặc các chướng ngại vật khác.
b) Vị trí đo lưu lượng nước
phải đảm bảo:
- Không có hiện tượng nước chảy quẩn
và không bị ảnh hưởng nước vật;
- Mặt cắt ngang tuyến đo dòng chảy bảo
đảm đo được dòng chảy trong sông từ mực nước thấp nhất đến mực nước lũ lớn nhất
đã xảy ra;
- Đoạn sông phải thẳng và có độ dài tối
thiểu bằng 3 lần độ rộng mặt nước ứng với mực nước trung bình;
- Lòng sông không có hoặc ít chướng ngại
vật;
- Bờ sông ổn định; đoạn sông không có
bãi tràn hoặc có bãi tràn nhỏ nhất; không có xuất, nhập lưu.
4. Đối với trạm hải văn tự động
a) Vị trí trạm được đặt tại khu vực biển
thoáng, đảm bảo điều kiện tự nhiên, không bị che khuất theo các hướng.
b) Vị trí trạm tiêu biểu cho một khu vực
hoặc một vùng biển về các đặc trưng khí tượng, hải văn.
5. Đối với trạm môi trường không khí tự
động phải đảm bảo thông thoáng và đại diện cho chất lượng môi trường, thành phần
khí quyển của khu vực đó.
Điều 5. Lắp đặt thiết
bị
Khi lắp đặt cần tuân thủ đúng tài liệu
hướng dẫn kỹ thuật đối với từng loại thiết bị đo.
1. Đối với các trạm khí tượng
a) Bộ cảm biến đo hướng và tốc độ gió
được lắp đặt ở độ cao từ 10 m đến 12 m so với mặt đất, hướng Bắc của máy phải
đúng với hướng Bắc thực.
b) Các bộ cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm
không khí được lắp đặt ở độ cao 1,5 m so với mặt đất, đảm bảo thông thoáng và
tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
c) Bộ cảm biến đo mưa được lắp đặt ở độ
cao cách mặt đất hoặc mặt nền lắp thiết bị từ 1,5 m trở lên và miệng thùng hứng
nước mưa phải ngang bằng.
d) Bộ cảm biến đo thời gian nắng được
lắp đặt ở độ cao ≥ 1,5 m so với
mặt đất, trục bộ cảm ứng đúng hướng Bắc Nam, đảm bảo ngang bằng, đúng vĩ độ địa
phương.
đ) Bộ cảm biến đo bốc hơi được lắp đặt
ở độ cao 27 cm so với mặt đất và miệng thùng phải ngang bằng.
e) Bộ cảm biến đo áp suất khí quyển được
lắp đặt ở độ cao ≥ 1,5 m so với
mặt đất. Vị trí bộ cảm biến đo áp suất khí quyển phải được dẫn độ cao tuyệt đối
quốc gia.
g) Bộ cảm biến đo nhiệt độ mặt đất được
đặt trên bề mặt đất; bộ cảm biến đo nhiệt độ các lớp đất sâu được đặt theo các
độ sâu cần đo tương ứng.
2. Đối với các điểm đo mưa
Bộ cảm biến đo lượng mưa được lắp đặt
chắc chắn ở độ cao ≥ 1,5 m so với
mặt đất hoặc mặt nền và miệng thùng hứng nước mưa phải ngang bằng.
3. Đối với các trạm bức xạ
Các bộ cảm biến đo bức xạ được lắp đặt
ngang bằng ở độ cao ≥ 1,2 m so với
mặt đất. Riêng thiết bị đo bức xạ phản chiếu sóng ngắn, sóng dài phải lắp đặt ở
độ cao từ 1,2 m đến 1,5 m.
4. Đối với các trạm thủy văn
a) Bộ cảm biến đo mực nước:
- Đối với bộ cảm biến đo không tiếp
xúc với nước: bộ cảm biến đo phải được gắn cố định tại một vị trí cao hơn mực nước cao
nhất đã xuất hiện tối thiểu 1 m;
- Đối với bộ cảm biến đo tiếp xúc với
nước: bộ cảm biến đo phải thấp hơn mực nước thấp nhất đã xuất hiện tối thiểu 20
cm;
- Vị trí đo mực nước phải được dẫn độ
cao tuyệt đối quốc gia.
b) Bộ cảm biến đo lưu lượng nước:
- Đối với bộ cảm biến đo tiếp xúc với
nước phải được lắp đặt chắc chắn trên tàu, thuyền, ca nô hoặc công trình bảo đảm
quan trắc được lưu lượng nước của toàn bộ mặt cắt ngang sông;
- Đối với bộ cảm biến đo không tiếp
xúc với nước, bộ cảm biến đo phải được gắn cố định tại một vị trí cao hơn mực
nước cao nhất đã xuất hiện tối thiểu 1 m.
c) Bộ cảm biến đo hàm lượng chất lơ lửng
phải gắn chắc chắn và treo vào vật đủ nặng để không bị trôi theo dòng nước.
5. Đối với trạm khí tượng hải văn
a) Bộ cảm biến đo hướng và tốc độ gió
đặt ở độ cao từ 10 m đến 12 m so với mặt đất hoặc mặt nền.
b) Bộ cảm biến đo sóng phải được lắp đặt
chắc chắn ở độ sâu gấp 3 lần độ cao sóng lớn nhất tại vị trí đo.
c) Đối với bộ cảm biến đo mực nước biển:
- Đối với bộ cảm biến đo không tiếp
xúc với nước: bộ cảm biến đo phải được gắn cố định ở độ cao cao hơn mực nước
cao nhất đã xuất hiện tối thiểu 1 m;
- Đối với bộ cảm biến đo tiếp xúc với
nước: bộ cảm biến đo phải lắp đặt ở độ cao thấp hơn mực nước thấp nhất đã xuất
hiện tối thiểu 20 cm;
- Vị trí đo mực nước biển phải được dẫn
độ cao tuyệt đối quốc gia;
- Bộ cảm biến đo nhiệt độ, độ muối phải
được lắp đặt hoặc gắn cố định trên công trình ở độ cao thấp hơn mực nước thấp
nhất đã xuất hiện tối thiểu 50 cm.
6. Đối với trạm môi trường không khí tự
động
a) Các bộ cảm biến đo lấy mẫu không
khí, bụi và các bộ cảm biến đo khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển,
lượng mưa) được lắp đặt ở độ cao từ 1,5 m đến 3 m so với mặt đất.
b) Các bộ cảm biến đo: gió, bức xạ trực
tiếp (SR), bức xạ cực tím (UV) được lắp đặt ở độ cao 10 m so với mặt đất;
c) Đầu ống lấy mẫu khí nhà kính (CO, CO2, CH4,
hơi nước), O3 và bụi cacbon đen được lắp đặt trên cột chuyên dụng ở
độ cao từ 10 m đến 12 m so với mặt đất.
d) Máy đo và phân tích đặt bên trong
nhà trạm được lắp điều hòa không khí để duy trì nhiệt độ ổn định từ 28 0C đến 30 0C và độ ẩm thấp
từ 40% đến 50%.
7. Các thiết bị khác
a) Pin mặt trời được lắp đặt ở vị trí
không bị che khuất, hướng của pin mặt trời phải là hướng nhận được nhiều năng
lượng mặt trời nhất.
b) Ăng ten thu phát phải được lắp ở
trên cao, nơi thông thoáng, không bị che lấp.
Điều 6. Vận hành
1. Chế độ vận hành
a) Các trạm khí tượng thủy văn tự động
vận hành liên tục 24/24 giờ.
b) Tần suất đo tùy thuộc vào nhu cầu sử
dụng số liệu.
2. Truyền số liệu
a) Số liệu sau khi đo tại các trạm khí
tượng thủy văn tự động phải truyền về các cơ quan đơn vị có chức năng nhiệm vụ
thu nhận, quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định.
b) Tần suất truyền số liệu tùy thuộc
vào nhu cầu khai thác số liệu.
3. Lưu trữ số liệu
Số liệu của các trạm khí tượng thủy
văn tự động phải được lưu trữ, bảo quản, sử dụng lâu dài theo quy định.
Điều 7. Kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ
a) Kiểm tra định kỳ thực hiện 6 tháng
1 lần, bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra các bộ cảm biến;
- Kiểm tra hệ thống cấp nguồn điện cho
trạm;
- Kiểm tra hệ thống chống sét;
- Kiểm tra hệ thống thông tin;
- Kiểm tra hệ thống xử lý và lưu trữ số
liệu;
- Kiểm tra công trình lắp đặt thiết bị.
b) Kiểm tra định kỳ phải thực hiện
theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại
Phụ lục 3 Thông tư này).
2. Kiểm tra đột xuất
a) Thực hiện kiểm tra đột xuất khi hệ
thống hoạt động không bình thường hoặc không hoạt động.
b) Kiểm tra đột xuất phải lập biên bản
lưu hồ sơ và báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư này).
Điều 8. Bảo dưỡng
Trạm khí tượng thủy văn tự động được bảo
dưỡng nhằm duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật trong điều kiện hoạt động
bình thường của thiết bị. Nội dung bảo dưỡng được xây dựng phù hợp trên cơ sở
yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù của mỗi hệ thống thiết bị trong quá trình
khai thác sử dụng.
1. Bảo dưỡng bao gồm một số nội dung
cơ bản sau:
a) Công trình: thực hiện mỗi năm 1 lần;
- Sơn hàng rào, cột lắp thiết bị, bôi
mỡ cáp và các bulong, ecu;
- Nạo vét, thông giếng;
- Dẫn độ cao cho các đầu đo mực nước và áp suất
khí quyển.
b) Thiết bị: thực hiện 6 tháng 1 lần;
- Vệ sinh các đầu đo, pin mặt trời, hệ
thống chống sét, các đầu cáp kết nối, bộ truyền tin, datalogger, ắc quy, bộ điều
khiển sạc ắc quy;
- Hiệu chỉnh thông số thiết bị sau khi
bảo dưỡng.
c) Thay thế vật tư, linh kiện theo định
kỳ.
2. Bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng
quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông
tư này).
Điều 9. Sửa chữa,
thay thế
1. Việc sửa chữa, thay thế thiết bị
căn cứ vào các biên bản kiểm tra định kỳ và đột xuất.
2. Thiết bị được sửa chữa, thay thế phải
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3. Sau khi sửa chữa, thay thế phải lập
biên bản đánh giá (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư này).
Điều 10. Bảo quản
1. Thiết bị và các vật tư linh kiện dự
phòng được bảo quản trong môi trường theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
2. Bảo quản thiết bị trong thời gian
ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc vì các lý do khác phải đảm bảo điều kiện môi
trường (nhiệt độ và độ ẩm không khí) như khi thiết bị hoạt động bình thường; 3
tháng một lần phải kiểm tra để nắm rõ tình trạng kỹ thuật của thiết bị.
Chương III
TRÁCH
NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 11. Quản lý trạm
khí tượng thủy văn tự động
1. Đối với các trạm khí tượng thủy văn
quốc gia do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quản lý:
a) Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự
động đảm bảo hoạt động ổn định và cung cấp số liệu cho các cơ quan, tổ chức
theo quy định;
b) Chịu trách nhiệm quản lý, duy trì
hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động;
c) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các
quy định kỹ thuật tại Chương II của Thông tư này;
d) Xây dựng phương án duy trì hoạt động
hàng năm, trong đó có kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế đột xuất các trạm
khí tượng thủy văn tự động, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các trạm khí tượng thủy văn
tự động khác do chủ đầu tư chịu trách nhiệm quy định nhưng không trái với các
quy định của Thông tư này.
Điều 12. Quản lý kỹ
thuật trạm khí tượng thủy văn tự động
1. Đối với các trạm khí tượng thủy văn
quốc gia do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quản lý kỹ thuật:
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ,
đột xuất và đánh giá chất lượng số liệu các trạm khí tượng thủy văn tự động
theo quy định;
b) Thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm,
đánh giá và đề xuất đưa thiết bị, công nghệ đo mới đưa vào hoạt động; xem xét,
kiến nghị loại bỏ các thiết bị và công nghệ đo không phù hợp;
c) Chủ trì biên soạn tài liệu hướng dẫn
bảo dưỡng, vận hành khai thác, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn cho những người thực hiện quản lý, vận hành và quan trắc;
d) Chủ trì và phối hợp với đơn vị có
liên quan xây dựng phương án duy trì hoạt động các trạm khí tượng thủy văn tự động
theo định mức hiện hành;
đ) Thực hiện thay đổi chế độ đo và
truyền số liệu của các trạm khí tượng thủy văn tự động.
2. Đối với các trạm khí tượng thủy văn
tự động khác do chủ đầu tư chịu trách nhiệm quy định nhưng không trái với các
quy định của Thông tư này.
Điều 13. Tổ chức thực
hiện
1. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân sử dụng trạm khí tượng thủy văn tự động phải xây dựng báo cáo tình hình hoạt
động của trạm và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Khí tượng Thủy văn
và Biến đổi khí hậu) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
2. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi
khí hậu chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư
này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư,
nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ
Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) để tổng
hợp, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
CÁC YẾU TỐ ĐO CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỰ ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT
ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường)
Các yếu tố đo của các trạm KTTV tự động
do cơ quan chủ quản quyết định trên cơ sở mục đích, nhu cầu về số liệu và phù hợp
với điều kiện thực tế.
1. Yếu tố đo của
trạm khí tượng tự động
- Gió (hướng và tốc độ).
- Nhiệt độ không khí.
- Độ ẩm không khí.
- Lượng mưa.
- Áp suất khí quyển.
- Tổng lượng bốc hơi.
- Nhiệt độ mặt đất và các lớp đất sâu.
- Độ ẩm đất.
- Thời gian nắng.
- Tầm nhìn ngang.
- Cường độ và tổng lượng bức xạ mặt trời.
2. Yếu tố đo của
trạm đo mưa tự động
- Lượng mưa.
3. Yếu tố đo của trạm bức xạ tự động
- Bức xạ trực tiếp.
- Bức xạ khuyếch tán.
- Bức xạ tổng quan sóng ngắn.
- Bức xạ tổng quan sóng dài.
- Bức xạ phản chiếu sóng ngắn.
- Bức xạ phản chiếu sóng dài.
- Bức xạ cực tím.
4. Yếu tố đo của trạm thủy văn tự động
- Mực nước.
- Lượng mưa.
- Nhiệt độ nước.
- Lưu lượng nước.
- Lưu lượng chất lơ lửng.
5. Yếu tố đo của trạm hải văn tự động
- Mực nước.
- Sóng (độ cao sóng, hướng sóng, độ
dài sóng, chu kỳ sóng, tốc độ truyền sóng).
- Dòng chảy (hướng và tốc độ).
- Gió (hướng và tốc độ).
- Nhiệt độ nước.
- Độ muối.
- Tầm nhìn ngang.
6. Yếu tố đo của trạm môi trường không
khí tự động
a. Các yếu tố môi trường
không khí
- Cacbon monoxit (CO).
- Nitơ oxit NOx (NO-NO2).
- Lưu huỳnh đioxit (SO2).
- Ozon (O3).
- Bụi tổng số (TSP).
- Bụi PM10, bụi
PM2,5.
- Bức xạ mặt trời (SR).
- Bức xạ cực tím (UV).
- Nhiệt độ không khí.
- Gió (hướng và tốc độ).
- Độ ẩm.
- Áp suất khí quyển.
- Lượng mưa.
- Các yếu tố khác: amoniac (NH3),
metan (CH4), hydrocarbon
không có metan (NMHC), tổng hidrocacbon (THC), bụi carbon đen (OBC), benzen,
toluen, ethylbenzen, xylen.
b. Các yếu tố thành phần
khí quyển
- Bụi carbon đen (OBC).
- Ozon (O3).
- Các khí nhà kính bao gồm:
+ Cacbon dioxit (CO2).
+ Cacbon monoxit (CO).
+ Metan (CH4).
+ Hơi nước (H2O).
PHỤ
LỤC 2
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC THIẾT BỊ ĐO CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY
VĂN TỰ ĐỘNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
1. Thiết bị đo của trạm khí tượng tự động
TT
|
Thiết bị đo
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử
dụng
|
1
|
Áp suất
|
- Đơn vị đo: Hectopascal (hPa).
- Phạm vi đo: (810 ¸ 1060) hPa.
- Độ phân giải: 0,1 hPa.
- Sai số: ± 0,5 hPa.
|
8 năm
|
2
|
Gió
|
Thiết bị đo và lưu được số liệu tối
thiểu 2 giây/1 lần.
a. Tốc độ gió
- Đơn vị đo: mét/giây (m/s)
- Phạm vi đo:
+ (0 ¸ 40) m/s áp dụng
cho vùng núi và trung du
+ (0 ¸ 60) m/s áp dụng
cho vùng đồng bằng và ven biển
+ (0 ¸ 80) m/s áp dụng
cho vùng bờ biển và hải đảo
- Độ phân giải: 0,5 m/s.
- Sai số: ± 0,5 m/s với tốc độ ≤ 5 m/s
10 % với tốc độ > 5 m/s.
b. Hướng gió
- Đơn vị đo hướng gió: 0 (độ).
- Phạm vi đo: (0 ¸ 360)0.
- Độ phân giải:
10.
- Sai số: ± 50.
|
8 năm
|
3
|
Lượng bốc hơi
|
- Đơn vị đo: milimet (mm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 15 mm.
- Độ phân giải: 0,1 mm.
- Sai số: ± 0,1 mm khi
lượng bốc hơi ≤ 5 mm;
± 2% khi lượng
bốc hơi > 5 mm.
|
8 năm
|
4
|
Nhiệt độ không khí
|
- Đơn vị đo: 0C.
- Phạm vi đo: -10 0C ¸ +50 0C.
- Độ phân giải: 0,1 0C.
- Sai số: ± 0,3 0C
|
8 năm
|
5
|
Độ ẩm không khí
|
- Đơn vị đo: %RH.
- Phạm vi đo: 0 ¸ 100 %RH.
- Độ phân giải: 1 %RH.
- Sai số: ± 6 %RH
|
3 năm
|
6
|
Nhiệt độ đất
|
- Đơn vị đo: 0C.
- Phạm vi đo: - 10 0C ¸ +80 0C.
- Độ phân giải: 0,5 0C.
- Sai số: ± 0,5 0C.
|
5 năm
|
7
|
Mưa
|
- Đơn vị đo: mm.
- Cường độ mưa: (0 ¸ 4) mm/phút.
- Độ phân giải: 0,2 mm.
- Sai số: ± 0,4 mm khi lượng mưa ≤ 10 mm
4 % khi lượng mưa > 10 mm.
|
8 năm
|
8
|
Thời gian nắng
|
- Đơn vị đo: Giờ, phút.
- Phạm vi đo: 0 ¸ 24 giờ.
- Độ phân giải: 1 phút.
- Sai số: ± 6 phút.
|
8 năm
|
9
|
Tầm nhìn ngang
|
- Đơn vị đo: Mét (m), kilomet (km).
- Phạm vi đo: 10 m ¸ 50 km.
- Độ phân giải: 1 m.
- Sai số:
± 50m khi tầm nhìn ≤ 600 m.
± 10 % khi tầm nhìn > 600 m và ≤ 1500 m.
± 20 % khi tầm nhìn > 1500 m.
|
8 năm
|
2. Thiết bị đo của trạm đo mưa tự động
TT
|
Thiết bị đo
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử
dụng
|
1
|
Mưa
|
Như mục 7, Thiết bị trạm khí tượng tự
động
|
|
3. Thiết bị đo của trạm bức xạ tự động
TT
|
Thiết bị đo
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử
dụng
|
1
|
Bức xạ trực tiếp
|
- Đơn vị: W/m2.
- Cường độ bức xạ tối đa: 2500 W/m2.
- Độ phân giải: 1 W/m2.
- Dải phổ: 200 ¸ 4000 nm.
- Thời gian cảm ứng: < 30 giây.
|
8 năm
|
2
|
Bức xạ tổng quan, phản chiếu và khuyếch
tán
|
- Đơn vị: W/m2.
- Cường độ bức xạ tối đa: 2500 W/m2.
- Độ phân giải: 5 W/m2.
- Dải phổ đo: 310 ¸ 2800 nm.
- Thời gian cảm ứng (95 %): < 30
giây.
|
8 năm
|
3
|
Bức xạ sóng dài
|
- Đơn vị: W/m2.
- Cường độ bức xạ: - 250 W/m2 ¸ 250 W/m2.
- Dải phổ đo: 4,5 mm ¸ 42 mm (4500 ¸ 42000 mm).
- Thời gian cảm ứng: < 30 giây.
|
8 năm
|
4
|
Dò bóng mặt trời
|
- Độ chính xác: < 0,10.
- Tích hợp GPS (hệ thống định vị toàn
cầu).
- Độ quay: + 3600 góc phương
vị.
+ 900 góc thiên
đỉnh.
|
5 năm
|
5
|
Bức xạ cực tím (UV)
|
- Đơn vị: W/m2.
- Phạm vi đo: 0 ¸ 400 W/m2.
- Dải phổ đo: 280 ¸ 400 nm.
- Thời gian cảm ứng: < 2 giây.
|
8 năm
|
4. Thiết bị đo của trạm thủy văn tự động
TT
|
Thiết bị đo
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử
dụng
|
1
|
Đo mực nước
|
- Đơn vị đo: Centimét (cm).
- Phạm vi đo:
+ 0 ¸ 10 m: áp dụng cho
vùng sông ảnh hưởng thủy triều;
+ 0 ¸ 15 m: áp dụng
cho vùng sông không ảnh hưởng thủy triều và điều tiết hồ chứa;
+ 0 ¸ 20 m: áp dụng cho
vùng sông ảnh hưởng điều tiết hồ chứa.
- Độ phân giải: 1 cm.
- Sai số: ± 1 cm.
|
8 năm Đối với đầu
đo không tiếp xúc với nước. 5 năm Đối với đầu đo tiếp xúc với nước
|
2
|
Đo mưa
|
Như mục 7, Thiết bị trạm
khí tượng tự động
|
|
3
|
Đo nhiệt độ nước
|
- Đơn vị đo: 0C.
- Phạm vi đo: 0 ¸ 50 0C.
- Độ phân giải: 0,2 0C.
- Sai số: ± 0,3 0C.
|
5 năm
|
4
|
Đo tốc độ dòng chảy
|
- Đơn vị đo: mét/giây (m/s);
- Phạm vi đo: 0 ¸ 5 m/s.
- Độ phân giải: 0,1 cm/s.
- Sai số: ± 0,5 cm/s.
|
8 năm
|
5
|
Đo hàm lượng chất lơ lửng
|
- Đơn vị đo: g/m3 hoặc kg/m3.
- Phạm vi đo: 0 ¸ 20.000 g/m3
- Sai số: 2 %
|
8 năm
|
5. Thiết bị đo của trạm hải văn tự động
TT
|
Thiết bị đo
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử
dụng
|
1
|
Sóng biển
|
- Đo độ cao sóng:
+ Đơn vị đo:
m.
+ Dải đo: 0 ¸ 20 m độ cao sóng.
+ Sai số cho
phép: 0,5 m khi ≤ 5 m;
10 % khi > 5 m.
- Hướng sóng.
+ Đơn vị đo: 0
(góc).
+ Dải đo: 0 ¸ 3600.
+ Sai số cho
phép: ± 100.
- Đo độ dài sóng:
+ Đơn vị đo:
m.
+ Dải do: 0 ¸ 200 m.
+ Độ phân dải: 0,1 m
+ Sai số cho
phép: ±
1 m.
- Chu kỳ sóng:
+ Đơn vị đo:
Giây (s).
+ Dải đo: 0 ¸ 100 s.
+ Độ phân dải: 1 s
+ Sai số cho
phép: ± 0,5 s.
- Tốc độ truyền sóng:
+ Đơn vị đo:
m/s.
+ Dải đo: 0 ¸ 20 m/s.
+ Sai số: ± 1 % giá trị đo.
|
8 năm
|
2
|
Dòng chảy
|
- Đơn vị đo: m/s, cm/s.
- Dải đo: 0 ¸ 5 m/s.
- Sai số: ± 1 cm/s.
|
8 năm
|
3
|
Mực nước
|
- Đơn vị đo: cm.
- Dải đo: 0 ¸ 10 m.
- Sai số: ± 1 cm.
|
8 năm đối với đầu
đo không tiếp xúc với nước. 5 năm đối với đầu đo tiếp xúc với
nước
|
4
|
Nhiệt độ nước
|
- Đơn vị đo: 0C.
- Phạm vi đo: 0 ¸ 50 0C.
- Độ phân giải: 0,2 0C.
- Sai số: ± 0,3 0C.
|
5 năm
|
5
|
Độ muối
|
- Đơn vị đo độ dẫn điện:
milisiemens/centimet (mS/cm).
- Đơn vị độ muối: Phần nghìn (‰).
- Dải đo: 0 ¸ 200 mS/cm.
- Sai số độ dẫn điện: ± 0,5 % giá trị
độ dẫn điện (± 0,5 % mS/cm).
- Sai số độ muối: ± 0,2 ‰.
|
5 năm
|
6
|
Gió
|
Như mục 2, Thiết bị trạm
khí tượng tự động
|
|
6. Thiết bị đo của trạm môi trường
không khí tự động
TT
|
Thiết bị
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử dụng
|
Thiết bị đo môi trường
không khí
|
1
|
Cacbon monoxit (CO)
|
- Đơn vị đo: Phần triệu (ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 100 ppm.
- Độ phân giải: 0,02 ppm.
- Sai số: ± 0,02 ppm.
|
8 năm
|
2
|
Nitơ oxit NOx (NO-NO2)
|
- Đơn vị đo: Phần triệu
(ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 10 ppm.
- Độ phân giải: 0,0005 ppm.
- Sai số: ± 0,0005 ppm.
|
8 năm
|
3
|
Lưu huỳnh đioxit (SO2)
|
- Đơn vị đo: Phần triệu
(ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 10 ppm.
- Độ phân giải: 0,0005 ppm.
- Sai số: ± 0,0005 ppm.
|
8 năm
|
4
|
Ozon (O3)
|
- Đơn vị đo: Phần triệu
(ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 10 ppm.
- Độ phân giải: 0,0005 ppm.
- Sai số: ± 0,0005 ppm.
|
8 năm
|
5
|
Bụi tổng số (TSP), Bụi PM10/PM2,5
|
- Đơn vị đo: Micro gam/mét khối (mg/m3).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 1.500 mg/m3.
- Độ phân giải: 2 mg/m3.
- Sai số: ± 2 mg/m3.
|
8 năm
|
6
|
Amoniac (NH3)
|
- Đơn vị đo: Phần triệu (ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 1 ppm.
- Độ phân giải: 0,001 ppm.
- Sai số: ± 0,001 ppm.
|
8 năm
|
7
|
Tổng Hidrocacbon (THC)
|
- Đơn vị đo: Phần triệu các bon
(ppmC).
- Phạm vi đo: 0 ¸100 ppmC.
- Độ phân giải: 0,02 ppmC.
- Sai số: ± 0,02 ppmC.
|
8 năm
|
8
|
Benzen, toluen, ethylbenzen, xylen
|
- Đơn vị đo: Phần tỉ (ppb).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 10ppb.
- Độ phân giải: 0,01ppb.
- Sai số: ± 0,01ppb.
|
8 năm
|
9
|
Bụi carbon đen (OBC)
|
- Đơn vị đo: Micro gam/mét khối (mg/m3).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 1.500 mg/m3.
- Độ phân giải: 2 mg/m3.
- Sai số: ± 2 mg/m3.
|
8 năm
|
10
|
Khí chuẩn SO2
|
- Nồng độ: 100 ppm
- Sai số: 2 %
|
1 năm
|
11
|
Khí chuẩn NO/NOx
|
- Nồng độ: 100 ppm
- Sai số: 2 %
|
1 năm
|
12
|
Khí chuẩn CO
|
- Nồng độ: 10 ppm
- Sai số: 2 %
|
1 năm
|
13
|
Khí chuẩn NH3
|
- Nồng độ: 100 ppm
- Sai số: 2 %
|
1 năm
|
14
|
Khí chuẩn CH4
|
- Nồng độ: 10 ppm
- Sai số: 2 %
|
1 năm
|
15
|
Khí chuẩn C3H8
|
- Nồng độ: 10 ppm
- Sai số: 2 %
|
1 năm
|
16
|
Bộ tạo khí chuẩn để hiệu
chỉnh các modul phân tích khí
|
- Độ pha loãng: 1/100 ¸ 1/2500.
- Độ ổn định nồng độ khí: ± 2% toàn thang/ngày
|
8 năm
|
17
|
Bộ tạo khí Zero
|
- Tốc độ dòng ra: 5 lít/phút.
- Nồng độ các khí ra (NO2,
NO, SO2, O3) < 0,5 ppb.
|
8 năm
|
18
|
Bức xạ trực tiếp (SR)
|
Như mục 1, Thiết bị trạm bức xạ tự động
|
|
19
|
Bức xạ cực tím (UV)
|
Như mục 5, Thiết bị trạm bức xạ tự động
|
|
20
|
Nhiệt độ không khí
|
Như mục 4, Thiết bị trạm khí tượng tự
động
|
|
21
|
Đo gió
|
Như mục 2, Thiết bị trạm khí tượng tự
động
|
|
22
|
Độ ẩm
|
Như mục 5, Thiết bị trạm khí tượng tự
động
|
|
23
|
Áp suất khí quyển
|
Như mục 1, Thiết bị trạm khí tượng tự
động
|
|
24
|
Lượng mưa
|
Như mục 7, Thiết bị trạm
khí tượng tự động
|
|
Thiết bị đo thành
phần
khí
quyển
|
1
|
Bụi carbon đen (OBC)
|
- Đơn vị đo: Micro gam/mét khối (mg/m3).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 5.000 mg/m3.
- Độ phân giải: 2 mg/m3.
- Sai số: ± 2 mg/m3.
|
8 năm
|
2
|
O3
|
- Đơn vị đo: Phần triệu (ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 200 ppm.
- Độ phân giải: 0,001 ppm.
- Sai số: ± 0,001 ppm.
|
8 năm
|
3
|
CO2
|
- Đơn vị đo: Phần triệu (ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 1.000 ppm.
- Độ phân giải: 0,01 ppm.
- Độ chính xác: 0,01 ppm.
|
8 năm
|
4
|
CO
|
- Đơn vị đo: Phần triệu (ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 5 ppm.
- Độ phân giải: 0,001 ppm.
- Sai số: ± 0,001 ppm.
|
8 năm
|
5
|
CH4
|
- Đơn vị đo: Phần triệu (ppm).
- Phạm vi đo: 0 ¸ 20 ppm.
- Độ phân giải: 0,0003 ppm.
- Sai số: ± 0,0003 ppm.
|
8 năm
|
6
|
Hơi nước (H2O)
|
- Đơn vị đo: Phần trăm thể tích (%V)
H2O.
- Phạm vi đo: 0 ¸ 7 %V.
- Độ phân giải: 5 ppm.
- Sai số: ± 5 ppm.
|
8 năm
|
7. Các thiết bị khác
a. Thiết bị tự động điều
khiển đo đạc và tổng hợp dữ liệu (Datalogger)
Tùy thuộc vào từng loại trạm để lựa chọn
Datalogger có thông số kỹ thuật cho phù hợp.
Thiết bị
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử dụng
|
Datalogger
|
- Dung lượng bộ nhớ trong:
+ Từ 16 Mb ¸ 128 Mb, có
khả năng mở rộng bằng bộ nhớ ngoài;
- Dung lượng bộ nhớ ngoài:
+ ≥ 2 Gb Sử dụng các
chuẩn bộ nhớ thông dụng
- Cổng tín hiệu Analog đầu vào:
+ Cổng 0 ¸ 5 V;
+ Cổng 0 ¸ 20 mA;
- Đầu vào tín hiệu số:
+ Cổng đo tần số: 3,0 Hz ¸ 10 Khz;
+ Cổng đếm tần số: 300 Hz ¸ 10 Khz;
+ Cổng SDI-12
+ Cổng 12V-SW
+ Cổng điện áp kích thích
- Chuẩn định dạng dữ liệu đầu ra: ASCII;
CSV;
- Công cụ hoặc phần mềm cấu hình cho
thiết bị đi kèm
- Thời gian điều khiển cảm biến đo: từ
1 giây đến 24 giờ;
- Cổng giao tiếp tiêu chuẩn: RS-232;
RS-485; cổng giao tiếp mở rộng và các giao thức khác (tùy chọn)
- Đồng hồ thời gian RTC:
+ Sử dụng nguồn pin lắp bên trong
thiết bị, loại Lithium;
+ Tuổi thọ của Pin ≥ 01 năm;
- Điện áp làm việc:
+ 8 VDC ¸ 12 VDC; điện áp làm
việc lớn nhất có thể lên đến 30 VDC;
- Dòng điện tiêu thụ:
+ Trạng thái tĩnh: < 10 mA ở điện
áp 12 VDC;
+ Trạng thái hoạt động: < 60 mA ở điện
áp 12
VDC
- Điều kiện môi trường hoạt động:
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -10 0C ¸ 60 0C;
+ Dải độ ẩm hoạt động: 0-100 % RH;
|
8 năm
|
b. Nguồn điện năng:
Sử dụng nguồn điện được cung cấp bởi hệ
thống pin năng lượng mặt trời và ắc quy. Tùy thuộc vào từng loại trạm và vị trí
lắp đặt để lựa chọn công suất của pin và dung lượng ắc quy cho phù hợp.
Thiết bị
|
Thông số kỹ
thuật
|
Thời hạn sử
dụng
|
Pin năng lượng mặt trời
|
- Loại Cell: Đơn tinh thể hoặc đa
tinh thể
- Công suất: 20 W ¸ 65 W;
- Có khả năng chống ngắn mạch, quá tải;
- Kính bảo vệ chống va đập
- Điều kiện môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: -10 0C ¸ +85 0C;
+ Độ ẩm: 0 ¸ 100 % RH;
|
10 năm
|
Bộ điều khiển cấp nguồn và sạc ắc
quy
|
- Dòng điện đầu ra: 10 A ¸ 20 A
- Sai số điện áp: ≤ 1 %
- Tự động điều chỉnh dòng nạp phù hợp
khi tải thay đổi
- Bảo vệ: chống ngắn mạch, quá tải, điện
áp cao, phân cực ngược, xung sét lan truyền
- Điều kiện môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: -10 0C ¸ +60 0C;
+ Độ ẩm: 0 ¸ 100 % RH;
|
5 năm
|
Ắc quy
|
- Kiểu: Ắc qui kín không cần bảo dưỡng
- Điện áp danh định: 12 VDC;
- Điện áp lớn nhất: 13,8 VDC;
- Dung lượng: 10 Ah ¸ 50 Ah;
- Điều kiện môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: -10 0C ¸ +60 0C;
+ Độ ẩm: 0 ¸ 100 % RH;
|
2 năm
|
PHỤ
LỤC 3
BIÊN BẢN VÀ BÁO CÁO KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ VÀ KHẮC
PHỤC SỰ CỐ ĐỘT XUẤT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm
2015
của
Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
………, ngày ….. tháng ... năm
20....
BIÊN BẢN
KIỂM TRA, BẢO
DƯỠNG ĐỊNH KỲ
Trạm KTTV tự
động: ……………………………..
Căn cứ kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các
trạm, hệ thống quan trắc KTTV tự động năm ………. đã được đơn vị quản lý (Đài) …………………………… phê duyệt.
Hôm nay ngày …… tháng....năm
20…., tại trạm
KTTV tự động
………………………… chúng
tôi gồm:
Về phía đoàn thực hiện
công tác kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế thiết bị định kỳ:
1. Ông (Bà):......................................... chức
vụ, đơn vị.....................................................
2. Ông (Bà):......................................... chức
vụ, đơn vị:.....................................................
Về phía trạm đo KTTV tự
động
(nếu trạm thuê trông coi ghi người hợp đồng trông coi)
1. Ông (Bà):............................................... chức
vụ...........................................................
2. Ông (Bà):............................................... chức
vụ...........................................................
Đã cùng nhau thực hiện công tác kiêm
kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị định kỳ tại trạm quan trắc
KTTV tự động (trước hoặc sau mùa mưa lũ) năm 20.... Với các nội dung sau:
I. Công tác kiểm tra: (thực hiện đầy
đủ các nội dung tại Điều 7 của Quy định này).
.........................................................................................................................................
II. Công tác bảo dưỡng, sửa
chữa và thay thế thiết bị định kỳ: (tuân thủ quy định tại Điều 8 và 9 của
Quy định này).
.........................................................................................................................................
III. Đánh giá hoạt động của
trạm:
(đánh giá hoạt động của trạm trước và sau khi thực hiện công tác kiểm tra, bảo
dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị).
.........................................................................................................................................
IV. Đề xuất kiến nghị:
.........................................................................................................................................
|
NGƯỜI LẬP
BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
………, ngày ….. tháng ... năm
20....
BIÊN BẢN
KIỂM TRA, KHẮC
PHỤC SỰ CỐ ĐỘT XUẤT
Trạm, hệ thống
quan trắc KTTV tự động: ……………….
Hôm nay ngày …… tháng....năm
20…., tại trạm
KTTV tự động
………………………. chúng
tôi gồm:
Về phía đoàn thực hiện
công tác kiểm tra, khắc
phục sự cố đột xuất:
1. Ông (Bà):......................................... chức
vụ, đơn vị.....................................................
2. Ông (Bà):......................................... chức
vụ, đơn vị:.....................................................
Về phía trạm đo KTTV tự
động
(nếu trạm thuê trông coi ghi người hợp đồng trông coi)
1. Ông (Bà):............................................... chức
vụ...........................................................
2. Ông (Bà):............................................... chức
vụ...........................................................
Đã cùng nhau thực hiện công tác kiêm
kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị đột xuất tại trạm quan trắc
KTTV tự động với các nội dung sau:
I. Công tác kiểm tra và tìm nguyên nhân: (thực hiện đầy
đủ các nội theo quy trình quy định).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
II. Công tác sửa chữa,
thay thế thiết bị: (tuân thủ theo quy trình quy định).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
III. Đánh giá hoạt động của
trạm:
(đánh giá hoạt động của trạm; trước và sau khi khắc phục sự cố).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
IV. Đề xuất kiến
nghị:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
NGƯỜI LẬP
BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Trung tâm KTTV quốc gia)
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRẠM, HỆ THỐNG QUAN TRẮC KTTV TỰ ĐỘNG
(Đài khu vực)
----------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………, ngày
…… tháng …… năm 20…..
|
BÁO CÁO
công tác kiểm
tra, bảo dưỡng định kỳ trạm, hệ thống quan trắc
KTTV tự động
………. đợt....
năm 20…….
Kính gửi:
|
- Cơ quan quản lý (Trung tâm khí
tượng thủy văn quốc gia).
-
Cơ quan quản lý kỹ thuật (Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT).
|
Căn cứ vào kế hoạch chi tiêu ngân sách
hàng năm của đơn vị (Đài) đã được cấp trên phê duyệt năm………Về việc duy
trì hoạt động của hệ thống, trạm quan trắc (đo) KTTV …………. tự động.
Đơn vị (Đài) đã thực hiện công tác kiểm
tra, bảo dưỡng định kỳ trạm, hệ thống quan trắc KTTV tự động…….. đợt.... năm
20….. Kết quả như
sau:
- Về công tác kiểm
tra, bảo dưỡng và thay thế thiết bị định kỳ: (kèm theo
biên bản kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ của các trạm).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Đánh giá hoạt động của trạm, hệ thống: (đánh giá hoạt
động của trạm, hệ thống sau khi thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa
và thay thế thiết bị định kỳ).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Đề xuất kiến
nghị:
- Đối với cơ quan quản lý (Trung tâm
KTTV quốc gia).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Đối với cơ quan quản lý kỹ thuật
(Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Nơi nhận:
-
Như trên: B/cáo
-
Lãnh đạo đơn vị:
-
Lưu VT......
|
GIÁM ĐỐC
(hoặc
người được ủy quyền)
|
CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Trung tâm KTTV quốc gia)
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRẠM, HỆ THỐNG QUAN TRẮC KTTV TỰ ĐỘNG
(Đài khu vực)
----------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………, ngày
…… tháng …… năm 20…..
|
BÁO CÁO
công tác kiểm
tra, khắc phục sự cố đột xuất trạm, hệ thống quan trắc KTTV tự động………………..
Kính gửi:
|
- Cơ quan quản lý (Trung tâm khí
tượng thủy văn quốc gia).
-
Cơ quan quản lý kỹ thuật (Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT).
|
Căn cứ vào kế hoạch chi tiêu ngân sách
hàng năm của đơn vị (Đài) đã được cấp trên phê duyệt năm………… Về việc duy
trì hoạt động của hệ thống, trạm quan trắc (đo) KTTV …………tự động.
Đơn vị (Đài) đã thực hiện công tác kiểm
tra, khắc phục sự cố đột xuất trạm, hệ thống quan trắc KTTV tự động ………….. Kết quả như
sau:
- Công tác kiểm tra tìm nguyên nhân và
khắc phục sự cố đột xuất: (kèm theo biên bản kiểm tra, khắc phục
trạm, hệ thống).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Đánh giá hoạt động của trạm, hệ thống: (đánh giá hoạt
động của trạm, hệ thống sau khi thực hiện công tác kiểm tra, khắc phục sự cố đột
xuất).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Đề xuất kiến
nghị:
+ Đối với cơ quan quản lý (Trung tâm
KTTV quốc gia).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
+ Đối với cơ quan quản lý kỹ thuật
(Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT).
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Nơi nhận:
-
Như trên: B/cáo
-
Lãnh đạo đơn vị:
-
Lưu VT......
|
GIÁM ĐỐC
(hoặc
người được ủy quyền)
|