Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 34/2018/TT-BTNMT phân loại thực hiện điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất

Số hiệu: 34/2018/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 26/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2018/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU TRONG THỰC HIỆN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về phân loại và yêu cầu trong thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân loại và các yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ, đề án, dự án (sau đây gọi chung là dự án) điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Điều 3. Phân loại dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất

1. Việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải được lập thành dự án theo một trong các loại dự án quy định tại khoản 2 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện (sau đây gọi tắt là cơ quan phê duyệt dự án).

2. Dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất bao gồm các loại sau đây:

a) Dự án điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất;

b) Dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề.

3. Dự án điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Đánh giá số lượng (trữ lượng), chất lượng nước dưới đất;

b) Lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước và bản đồ tài nguyên nước dưới đất.

4. Dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề bao gồm một hoặc một số nội dung chủ yếu sau đây:

a) Đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;

b) Xác định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (xác định ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, khu vực cần hạn chế khai thác nước dưới đất);

c) Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất;

d) Đánh giá, cảnh báo, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất;

đ) Xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

5. Căn cứ mục đích, nội dung yêu cầu của từng loại dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, yêu cầu quản lý tài nguyên nước, phạm vi, quy mô, mức độ chi tiết của dự án và đặc điểm cụ thể của từng vùng thì cơ quan phê duyệt dự án quyết định các nội dung công việc, khối lượng, sản phẩm cụ thể của từng dự án trên nguyên tắc bảo đảm kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có và sử dụng hiệu quả kinh phí đầu tư cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Điều 4. Yêu cầu chung đối với điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất

1. Việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải phù hợp quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. Trường hợp chưa có quy hoạch thì cơ quan phê duyệt dự án căn cứ yêu cầu quản lý, tình hình thực tiễn, nguồn lực để xem xét, quyết định việc thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

2. Yêu cầu chung về điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất:

a) Thực hiện đồng thời việc đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất với lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước và lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất;

b) Mức độ chi tiết được thực hiện tương ứng với các bản đồ theo một trong các tỷ lệ sau: 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;

c) Kết quả điều tra, đánh giá phải thống kê, tổng hợp và phân tích, đánh giá trên phạm vi toàn vùng thực hiện của dự án và được phân theo từng vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, lưu vực sông, tiểu lưu vực sông và theo từng cấu trúc, phức hệ, tầng chứa nước chủ yếu.

3. Đối với nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề, cơ quan phê duyệt dự án xem xét, quyết định cụ thể phạm vi, nội dung cần thực hiện trên cơ sở các yêu cầu quản lý tài nguyên nước, thông tin, số liệu, dữ liệu và nguồn lực thực hiện.

4. Việc cung cấp thông tin số liệu, dữ liệu, kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 5. Yêu cầu đối với việc điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất theo tỷ lệ 1: 200.000

1. Phạm vi điều tra, đánh giá được thực hiện trên toàn quốc.

2. Đối tượng điều tra, đánh giá được thực hiện đối với từng cấu trúc chứa nước. Mỗi cấu trúc chứa nước bao gồm một cấu trúc địa chất hoặc một phần của một cấu trúc địa chất. Cấu trúc chứa nước được giới hạn bởi các biên cách nước hoặc các biên cấp, thoát nước, trong đó nước dưới đất được hình thành, tồn tại, vận động.

3. Nội dung, kết quả điều tra, đánh giá phải được thống kê, tổng hợp phân tích, đánh giá theo từng vùng, khu vực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, theo từng cấu trúc chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này. Kết quả điều tra, đánh giá phải đáp ứng quy định tại khoản 1, điểm đ khoản 2, các điểm a, b khoản 3, khoản 4, điểm b khoản 5, khoản 6 và điểm d khoản 7 Điều 20 Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT) và các yêu cầu sau đây:

a) Sơ bộ xác định được trữ lượng có thể khai thác;

b) Phân vùng chất lượng nước dưới đất; phân vùng nước mặn, nước nhạt (nếu có).

Điều 6. Yêu cầu đối với việc điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất theo tỷ lệ 1: 100.000

1. Phạm vi điều tra, đánh giá được thực hiện trên toàn quốc, trừ vùng núi cao, hiểm trở hoặc khu vực không có yêu cầu về cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đối tượng điều tra, đánh giá được thực hiện đối với các phức hệ chứa nước. Mỗi phức hệ chứa nước bao gồm tập hợp các tầng chứa nước, chứa nước yếu và có quan hệ thủy lực với nhau.

3. Nội dung, kết quả điều tra, đánh giá phải thống kê, tổng hợp phân tích, đánh giá theo từng vùng, khu vực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, theo các phức hệ chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này. Kết quả điều tra, đánh giá phải đáp ứng quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 Thông tư này, khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3, khoản 4, điểm b khoản 5, khoản 6 và điểm d khoản 7 Điều 20 Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT và các yêu cầu sau đây:

a) Xác định khu vực có triển vọng khai thác nước dưới đất;

b) Xác định nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất trên phạm vi toàn vùng và tại các khu vực có triển vọng khai thác nước dưới đất.

Điều 7. Yêu cầu đối với việc điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất theo tỷ lệ 1: 50.000

1. Phạm vi điều tra, đánh giá:

a) Vùng đồng bằng, khu vực ven biển;

b) Khu vực Tây Nguyên;

c) Các đảo, khu vực khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt;

d) Khu vực nước dưới đất có tiềm năng lớn, có yêu cầu về cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

đ) Các khu vực khác do cơ quan phê duyệt dự án quyết định.

2. Đối tượng điều tra, đánh giá được thực hiện đối với từng tầng chứa nước. Mỗi tầng chứa nước gồm một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất hoặc một phần của một thành tạo địa chất có chứa nước và có triển vọng khai thác.

3. Nội dung, kết quả điều tra, đánh giá phải đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này, theo các tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này và các yêu cầu sau đây:

a) Xác định diễn biến mực nước theo thời gian (nếu có);

b) Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất;

c) Xác định vị trí, quy mô các nguồn gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

Điều 8. Yêu cầu đối với việc điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất theo tỷ lệ 1: 25.000

1. Phạm vi điều tra, đánh giá gồm các khu vực thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này mà nước dưới đất là đối tượng khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt và cấp nước cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hoặc các khu đô thị, khu dân cư tập trung, các đảo, khu vực khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt.

2. Đối tượng điều tra, đánh giá được thực hiện đối với từng tầng chứa nước có triển vọng khai thác.

3. Nội dung, kết quả điều tra, đánh giá phải đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, theo các tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này và các yêu cầu sau đây:

a) Xác định các biên và điều kiện biên của các tầng chứa nước; quan hệ của nước dưới đất với nước mặt và với các yếu tố khí tượng, thủy văn, hải văn; quan hệ thủy lực giữa các tầng chứa nước;

b) Các đặc trưng, diễn biến về chiều sâu mực nước, chất lượng nước;

c) Đề xuất phương án bố trí công trình khai thác;

d) Đánh giá, dự báo những ảnh hưởng, tác động về xâm nhập mặn (nếu có), biến đổi chất lượng nước, sụt, lún mặt đất và các tác động khác do khai thác nước dưới đất gây ra; ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến nguồn nước dưới đất.

Điều 9. Yêu cầu đối với việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề

Căn cứ yêu cầu quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất và các vấn đề thực tiễn, cơ quan phê duyệt dự án xem xét, quyết định cụ thể về phạm vi, đối tượng và nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề nhưng phải đáp ứng các quy định sau đây:

1. Phạm vi điều tra, đánh giá chỉ thực hiện đối với các vùng, khu vực để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này và nội dung dự án đã được phê duyệt.

2. Đối tượng điều tra, đánh giá chỉ thực hiện đối với các cấu trúc, phức hệ, tầng chứa nước cụ thể thuộc phạm vi điều tra, đánh giá quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Nội dung, kết quả điều tra, đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Đối với việc điều tra, đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất phải thuyết minh rõ về căn cứ đánh giá, phân loại; khoanh định các khu vực, đối tượng bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và đánh giá, phân loại theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nước dưới đất;

b) Đối với việc điều tra, đánh giá xác định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thuyết minh rõ về căn cứ khoanh định và đề xuất việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất tương ứng đối với từng vùng hạn chế; lập danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và đề xuất phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật về hạn chế khai thác nước dưới đất;

c) Đối với việc điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất phải xác định khu vực, tầng chứa nước có triển vọng khai thác; xác định trữ lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất; các đặc trưng phân bố, trữ lượng, chất lượng của tầng chứa nước có triển vọng khai thác; xác định phương án khai thác và dự kiến loại hình công trình khai thác nước dưới đất;

d) Đối với việc điều tra, đánh giá cảnh báo, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất phải thuyết minh rõ về căn cứ và kết quả đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến số lượng, chất lượng, xâm nhập mặn và các vấn đề khác đến nguồn nước dưới đất theo các kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố;

đ) Đối với việc điều tra, đánh giá để xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải thuyết minh rõ về căn cứ xác định các khu vực cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và tính khả thi của việc thực hiện các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất đối với từng khu vực; khoanh định các vùng, khu vực, tầng chứa nước có thể bổ sung nhân tạo nước dưới đất; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất, điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề có tính chất liên vùng, liên tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất, điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn.

3. Việc thực hiện các dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa trung ương và địa phương; bảo đảm tính hệ thống của các cấu trúc, phức hệ, tầng chứa nước theo từng lưu vực sông, tiểu lưu vực sông.

Điều 11. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã được phê duyệt.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

3. Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

4. Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, TNN.

BỘ TRƯỞNG





Trần Hồng Hà

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 34/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 quy định về phân loại và yêu cầu trong thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.472

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.34.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!