Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 24/2023/TT-BTNMT về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu: 24/2023/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Lê Minh Ngân
Ngày ban hành: 29/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 24/2023/TT-BTNMT về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển.

Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển

Cụ thể, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường trong vùng biển Việt Nam có độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển được áp dụng cho các dạng công việc sau:

(1) Điều tra, khảo sát khí tượng biển;

(2) Điều tra, khảo sát hải văn;

(3) Điều tra, khảo sát môi trường nước biển;

(4) Điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển;

(5) Điều tra, khảo sát địa chất biển;

(6) Điều tra, khảo sát địa hình đáy biển;

(7) Điều tra, khảo sát sinh thái biển.

Về đối tượng áp dụng: Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường trong vùng biển Việt Nam có độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển; các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển trong vùng biển Việt Nam từ độ sâu 20m trở lên bằng tàu biển sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các cơ quan có liên quan.

Các nội dung không có trong định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển bao gồm:

- Thuê phương tiện vận chuyển máy, thiết bị và nhân công từ đơn vị đến địa điểm tập kết tại nơi làm việc và ngược lại, từ vùng này đến vùng khác;

- Kiểm định, kiểm nghiệm, hiệu chuẩn thiết bị khảo sát;

- Phân tích tại phòng thí nghiệm của công tác điều tra, khảo sát môi trường nước biển, công tác điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển và công tác điều tra, khảo sát địa chất biển;

- Thuê tàu phục vụ điều tra, khảo sát;

- Thuê phương tiện cảnh giới an toàn khi điều tra, khảo sát trên biển;

- Bảo hiểm người, thiết bị;

- Mua nước ngọt đối với những vùng thiếu nước ngọt.

Xem thêm tại Thông tư 24/2023/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2024 và thay thế Thông tư 38/2010/TT-BTNMT ngày 14/12/2010.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2023/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐỘ SÂU TỪ 20M NƯỚC TRỞ LÊN BẰNG TÀU BIỂN

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 38/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức kinh tế - kỹ thuật khảo sát, điều tra tổng hợp tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2010/TT-BTNMT).

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Các nhiệm vụ, dự án chuyên môn thực hiện điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển được phê duyệt theo các định mức của Thông tư số 38/2010/TT-BTNMT và đang thực hiện hoặc chưa thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các căn cứ đã được phê duyệt, trừ trường hợp có yêu cầu thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng và các Thứ
trưởng Bộ TN&MT;
- UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo, Cổng thông
tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, KHTC, PC, BHĐVN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Minh Ngân

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐỘ SÂU TỪ 20M NƯỚC TRỞ LÊN BẰNG TÀU BIỂN

(Ban hành kèm theo Thông tư s      /      TT-BTNMT ngày   tháng   năm       của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường trong vùng biển Việt Nam có độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển được áp dụng cho các dạng công việc sau:

(1) Điều tra, khảo sát khí tượng biển;

(2) Điều tra, khảo sát hải văn;

(3) Điều tra, khảo sát môi trường nước biển;

(4) Điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển;

(5) Điều tra, khảo sát địa chất biển;

(6) Điều tra, khảo sát địa hình đáy biển;

(7) Điều tra, khảo sát sinh thái biển.

2. Đối tượng áp dụng

Định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển; các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển trong vùng biển Việt Nam từ độ sâu 20m trở lên bằng tàu biển sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các cơ quan có liên quan.

3. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

- Thông tư liên tịch số 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và chức danh nghề nghiệp viên chức ngành điều tra tài nguyên môi trường;

- Thông tư liên tịch số 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường;

- Thông tư số 32/2016/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên và môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển;

- Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;

- Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Thông tư số 08/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc hải văn;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 16/2021/TT-BTNMT ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên Môi trường;

- Thông tư số 12/2022/TT-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 14/2022/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng;

- Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Quyết định số 1267/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản chưa đủ tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình; Danh mục tài sản cố định đặc thù; Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Quy định chữ viết tắt

Quy định chữ viết tắt được trình bày tại Bảng số 01.

Bảng số 01

TT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

BHLĐ

Bảo hộ lao động

2

Bản đồ

3

CTD

Thiết bị đo thông số môi trường và lấy mẫu nước theo tầng

4

ĐVT

Đơn vị tính

5

ĐTV.IV7

Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV bậc 7

6

ĐTV.III3

Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III bậc 3

7

ĐTV.II6

Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II bậc 6

8

KTV.IV8

Kỹ thuật viên (hạng IV) bậc 8

9

KS.III5

Kỹ sư (hạng III) bậc 5

10

KS.II8

Kỹ sư chính (hạng II) bậc 8

11

KS.I3

Kỹ sư cao cấp (hạng I) bậc 3

12

KK

Khó khăn

13

KT-KT

Kinh tế - kỹ thuật

14

NCV.III3

Nghiên cứu viên (hạng III) bậc 3

15

Obs

Quan trắc/quan sát (Observation)

16

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

17

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

5. Quy định về sử dụng định mức

5.1. Các nội dung không có trong định mức

- Thuê phương tiện vận chuyển máy, thiết bị và nhân công từ đơn vị đến địa điểm tập kết tại nơi làm việc và ngược lại, từ vùng này đến vùng khác;

- Kiểm định, kiểm nghiệm, hiệu chuẩn thiết bị khảo sát;

- Phân tích tại phòng thí nghiệm của công tác điều tra, khảo sát môi trường nước biển, công tác điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển và công tác điều tra, khảo sát địa chất biển;

- Thuê tàu phục vụ điều tra, khảo sát;

- Thuê phương tiện cảnh giới an toàn khi điều tra, khảo sát trên biển;

- Bảo hiểm người, thiết bị;

- Mua nước ngọt đối với những vùng thiếu nước ngọt.

5.2. Hệ số điều chỉnh chung so với điều kiện chuẩn

5.2.1. Phân loại mức độ khó khăn đối với công tác điều tra, khảo sát địa chất biển, địa hình đáy biển và môi trường trầm tích biển

- Phân loại mức độ khó khăn theo độ sâu thi công quy định tại Bảng số 02.

Bảng s 02

Mức độ khó khăn

Độ sâu nước biển

KK 1

Từ 20m đến < 300m

KK 2

Từ 300m đến < 1.000m

KK 3

Từ 1.000m đến < 1.500m

KK 4

Từ 1.500m đến < 2.000m

KK 5

Từ 2.000m đến 2.500m

- Mức độ phức tạp của đặc điểm địa chất và mức độ phân cắt địa hình đáy biển quy định tại Bảng số 03.

Bảng số 03

Điều kiện thi công

Đặc điểm địa chất - địa hình đáy bin

Đơn giản

- Đáy biển được phủ chủ yếu bởi các thành tạo Đệ tứ, đá gốc trước Đệ Tứ lộ không đáng kể; thành phần thạch học của trầm tích khá đồng nhất, chủ yếu là cát, bùn, ít đứt gãy.

- Bề mặt địa hình đáy biển ổn định, thoải đều.

Trung bình

- Đáy biển được phủ chủ yếu bởi các thành tạo Đệ tứ, thành phần trầm tích gồm cát, bột, sét lẫn lộn; trầm tích carbonat phân bố trên diện tích khá rộng (trên 25% diện tích khảo sát), cấu trúc địa chất phức tạp vừa, dự kiến trong vùng có mặt 2 đến 3 hệ thống đứt gãy.

- Vùng biển có một số đột biến về bề mặt địa hình đáy biển, mức độ phân cắt vừa.

Phức tạp

- Đáy biển xuất hiện nhiều đá xâm nhập và phun trào, cấu trúc đáy biển bị chi phối bởi nhiều hệ thống đứt gãy.

- Vùng có nhiều đột biến về bề mặt địa hình, có sườn dốc.

- Hệ số điều chỉnh theo khoảng cách di chuyển đến trạm đầu tiên của tuyến khảo sát quy định tại Bảng số 04.

Bảng số 04

Mức độ đi lại

Khoảng cách di chuyn (km)

Hệ số

Loại 1

Đến 100

1,0

Loại 2

Từ >100 đến 200

1,09

Loại 3

Từ > 200 đến 300

1,19

Loại 4

Từ > 300

1,28

5.2.2. Hệ số tính cho các trường hợp không thực hiện công việc nhưng vẫn ở trên tàu biển trong quá trình điều tra, khảo sát và các trường hp khác được tính theo Bảng số 05.

Bảng số 05

TT

Nhóm công việc

Đơn vị tính

Hệ số

1

Trạm mặt rộng

1.1

Nhóm Hải văn (trạm phao độc lập đo dòng chảy, sóng và mực nước)

Công 1 người/ca (6 giờ)

0,25

1.2

Nhóm Địa chất biển, môi trường trầm tích biển không lấy được mẫu

Công 1 người/ca (6 giờ)

0,25

2

Trạm liên tục (khảo sát liên tục trong 7 ngày đêm)

2.1

Nhóm Địa hình đáy biển

Công 1 người/ca (6 giờ)

0,25

2.2

Nhóm Địa chất biển, môi trường trầm tích biển

Công 1 người/ca (6 giờ)

0,25

2.3

Nhóm Sinh thái biển lấy mẫu sinh vật đáy và cá biển

Công 1 người/ca (6 giờ)

0,25

3

Khi thời tiết ở điều kiện KKIII: nhóm Địa hình đáy biển

Công 1 người/ca (6 giờ)

0,25

4

Tàu vào bờ tránh bão, gió, tàu bị sự cố, tiếp thực phẩm, nước ngọt, ...: tất cả các nhóm cho từng dạng công việc (1 người hưởng 1 công/ngày)

Người/ca (6 giờ)

0,25

5.3. Hệ số điều chỉnh thời tiết

Hệ số do thời tiết và độ sâu khu vực khảo sát áp dụng cho điều tra, khảo sát khí tượng biển, hải văn, môi trường nước biển và sinh thái biển được tính theo Bảng số 06.

Bảng số 06

TT

Mức độ KK

Thời tiết

Độ sâu (m)

Hệ số

1

KK I

Ia

Sóng từ cấp 0 - I; gió từ cấp 0 - 2; Thời tiết tốt

Từ 20 đến 100

1,0

Ib

Từ >100 đến 500

1,3

Ic

Từ > 500

1,69

2

KK II

IIa

Sóng từ cấp II - III; gió từ cấp 3 - 4; Không có hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ 20 đến 100

1,2

IIb

Từ >100 đến 500 m

1,56

IIc

Từ > 500

2,02

3

KK III

IIIa

Sóng từ cấp IV - V; gió từ cấp 5 - 6; không có hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ 20 đến 100

1,5

IIIb

Từ >100 đến 500 m

1,95

IIIc

Từ > 500

2,53

Sóng trên cấp V, gió trên cấp 6 hoặc có hiện tượng thời tiết nguy hiểm - không tiến hành điều tra, khảo sát.

6. Các quy định khác

6.1. Định mức lao động: là hao phí thời gian lao động cần thiết của người lao động trực tiếp sản xuất ra một sản phẩm (hoặc thực hiện một bước công việc hoặc một công việc cụ thể) và thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật hiện hành. Thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương đối với lao động trực tiếp, bao gồm: nghỉ phép, nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), nghỉ lễ tết, nghỉ hội họp, học tập, tập huấn được tính là 34 ngày trên tổng số 312 ngày làm việc của một (01) năm. Đơn vị tính là công cá nhân hoặc công nhóm/đơn vị sản phẩm; (thời gian làm việc một công là 8 giờ, riêng trên biển là 6 giờ). Định mức lao động Mlđ được tính như sau:

M = Mtt + Mnhnl

Trong đó: Mlđtt là định mức lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm, gồm định mức lao động kỹ thuật Mlđkt và định mức lao động phổ thông Mlđpt;

Mlđtt = Mlđkt + Mlđpt

Mnhnl: là công lao động nghỉ được hưởng nguyên lương.

Thành phần của định mức lao động bao gồm:

- Nội dung công việc: liệt kê mô tả nội dung công việc, các thao tác cơ bản, thao tác chính để thực hiện công việc;

- Định biên lao động: xác định cụ thể số lượng và cấp bậc lao động (hay biên chế lao động) để thực hiện bước công việc.

6.2. Định mức dụng cụ lao động

- Định mức dụng cụ lao động: là thời gian sử dụng dụng cụ cần thiết để thực hiện bước công việc;

- Thời hạn sử dụng dụng cụ: đơn vị tính là tháng.

6.3. Định mức tiêu hao vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để thực hiện bước công việc.

6.4. Định mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu

Điện năng, nhiên liệu tiêu thụ của các dụng cụ, máy móc, thiết bị được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ lao động, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

6.5. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị

- Định mức sử dụng máy móc, thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết để thực hiện bước công việc;

- Thời hạn sử dụng của thiết bị trong định mức này được xác định theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BTNMT ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên Môi trường và Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Đơn vị tính bằng ca/thông số.

6.6. Kế thừa và sử dụng các định mức đã ban hành

- Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo đạc và bản đồ ban hành kèm theo Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BTNMT ngày 24 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư số 20/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường.

Khi các định mức kinh tế - kỹ thuật này được sửa đổi hoặc thay thế thì các quy định có liên quan của Thông tư này sẽ áp dụng kế thừa và sử dụng theo các định mức kinh tế - kỹ thuật sửa đổi hoặc thay thế tương ứng.

6.7. Khi áp dụng các Định mức kinh tế - kỹ thuật này trong trường hợp những định mức không có hoặc không phù hợp công nghệ, điều kiện thực hiện được áp dụng các định mức tương tự của các ngành trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Phần II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Điều tra, khảo sát khí tượng biển

1.1. Định mức lao động

Công tác đo đạc, quan trắc các yếu tố: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, áp suất không khí, hướng và tốc độ gió, tầm nhìn xa, lượng mưa, bức xạ tổng cộng mặt trời, mây, hiện tượng thời tiết hiện tại, hiện tượng thời tiết đã qua, các hiện tượng khí tượng, độ trong suốt nước biển, sóng biển, thu các loại bản đồ thời tiết phục vụ dự báo thời tiết biển trong quá trình điều tra, khảo sát.

1.1.1. Nội dung công việc

1.1.1.1. Chuẩn bị

- Nhận nhiệm vụ, kiểm tra, chọn vị trí đặt trạm, lập đề cương;

- Kiểm định thiết bị hệ thống trạm khí tượng tự động, máy kế, lắp đặt các thiết bị đo kế, lắp đặt hệ thống trạm khí tượng tự động trên nóc tàu biển;

- Kiểm tra tình trạng hoạt động, thời hạn văn bản kiểm định, hiệu chuẩn đối với các thiết bị đo phải kiểm định, phải hiệu chuẩn, bảo dưỡng trước và sau chuyến điều tra, khảo sát của các thiết bị đo khí tượng bằng máy kế, toàn bộ tổ hợp các sensor của trạm khí tượng tự động, hệ thống máy thu bản đồ thời tiết;

- Kiểm tra việc kết nối của tổ hợp với máy tính, ăng ten và thiết bị;

- Băng ghi chuyên dụng phục vụ cho việc in bản đồ;

- Lựa chọn kênh phát báo bản tin của tổ chức khí tượng uy tín trong khu vực và trên thế giới;

- Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho đo đạc, quan trắc và quy toán.

1.1.1.2. Công tác đo đạc, quan trắc

- Yêu cầu: đo đạc, quan trắc khí tượng biển phải tuân thủ Thông tư số 14/2022/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng, mã số QCVN 46: 2022/BTNMT.

- Chuẩn bị tại hiện trường: vận chuyển, lắp đặt các thiết bị lên tàu; kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị; kiểm tra dụng cụ, sổ ghi.

- Công tác đo đạc, quan trắc:

+ Tại các trạm mặt rộng: đo đạc, quan trắc các yếu tố khí tượng tại thời điểm khi tàu đến trạm (điểm đo);

+ Tại các trạm liên tục: đo đạc, quan trắc các yếu tố khí tượng theo các kỳ 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22 giờ hằng ngày.

- Chế độ đo đạc, quan trắc:

+ Xác định tọa độ trạm;

+ Quan sát, theo dõi và cập nhật các hiện tượng khí tượng xảy ra giữa các kỳ đo đạc, quan trắc;

+ Thu lịch phát bản tin của tổ chức đã lựa chọn;

+ Cài đặt vị trí tương đối của chuyến điều tra, khảo sát để thu bản đồ có độ nét cao được thực hiện theo hướng dẫn trên tổ hợp bàn phím của thiết bị;

+ Xác định và thu các loại bản đồ cần thiết phải thu để làm bản tin dự báo;

+ Giữ liên lạc với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trong điều kiện có thể và kết hợp phân tích bản đồ mới thu được làm bản tin thời tiết cho khu vực điều tra, khảo sát tiếp theo;

+ Cung cấp thông tin khi lãnh đạo tàu hoặc khoa học trưởng yêu cầu.

- Yêu cầu:

+ Số liệu đo đạc, quan trắc được phải tiến hành chnh lý ngay sau khi kỳ quan trắc kết thúc;

+ Số liệu được lưu giữ trên máy tính, bảng biểu và sổ nhật ký;

+ Ghi biên bản bàn giao tình hình hoạt động của thiết bị và thời tiết khu vực điều tra, khảo sát khi giao ca;

+ Tóm tắt diễn biến thời tiết tại khu vực tiến hành điều tra, khảo sát trong suốt chuyến đi;

+ Kiểm tra và kiểm soát số liệu đo đạc;

+ Kết thúc chuyến điều tra, khảo sát, thu dọn máy móc, thiết bị, dụng cụ vật tư...

1.1.1.3. Xử lý số liệu, báo cáo kết quả, nghiệm thu sản phẩm

- Hiệu chỉnh và xử lý số liệu, xác định các đặc trưng của từng yếu tố khí tượng, lập báo biểu quan trắc;

- Tập số liệu điều tra, khảo sát, các kết quả tính toán và đặc trưng của các yếu tố khí tượng, đánh giá và nhận xét sơ bộ kết quả thu được;

- Báo cáo tóm tắt tình hình thời tiết và các tác động nếu có ở khu vực nghiên cứu;

- Các kiến nghị và đề xuất về công tác điều tra, khảo sát khí tượng biển trong giai đoạn tiếp theo;

- In ấn, nghiệm thu và bàn giao sản phẩm.

1.1.2. Phân loại mức độ khó khăn

Theo mức độ khó khăn: áp dụng mức khó khăn Ia, IIa, IIIa tại Bảng số 06.

1.1.3. Định biên

Bảng s 07

ĐVT: Người

TT

Nội dung công việc

ĐTV.II 4

ĐTV.II 5

ĐTV.II 6

Nhóm

1

Chuẩn bị

1

1

1

3

2

Công tác đo đạc, quan trắc

1

1

1

3

3

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả, nghiệm thu sản phẩm

1

1

2

1.1.4. Định mức: công nhóm/thông số

Bảng số 08

TT

Thông số đo đạc, quan trắc

Chuẩn bị

Công tác đo đạc, quan trắc

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

A

Trạm mặt rộng

I

Trạm khí tượng tự động

Nhiệt độ, gió, áp suất, tầm nhìn xa, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ tổng cộng mặt trời

0,01

0,11

0,03

II

Đo đạc, quan trắc hiện trường

1

Mây, hiện tượng thời tiết hiện tại, hiện tượng thời tiết đã qua, hiện tượng khí tượng

0,01

0,11

0,02

2

Sóng biển (bằng mắt)

0,01

0,11

0,02

3

Thu 1 bản đồ thời tiết

0,01

0,22

0,03

B

Trạm liên tục

I

Trạm khí tượng tự động

Nhiệt độ, gió, áp suất, tầm nhìn xa, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ tổng cộng mặt trời

0,01

0,11

0,03

II

Đo đạc, quan trắc hiện trường

1

Mây, hiện tượng thời tiết hiện tại, hiện tượng thời tiết đã qua, hiện tượng khí tượng

0,01

0,09

0,02

2

Thu 1 bản đồ thời tiết

0,01

0,17

0,03

Ghi chú: Định mức đo đạc, quan trắc tại Bảng s 08 tính cho mức độ khó khăn loại Ia (Bảng s 06). Đối với mức độ khó khăn còn lại được tính bằng định mức tại Bảng s 08 nhân với hệ s tương ứng tại Bảng s 06.

1.2. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị: ca/thông số

Bảng số 09

TT

Danh mục thiết bị

ĐVT

Mức tiêu hao

A

Công tác đo đạc, quan trắc

1

Trạm khí tượng tự động

bộ

1,00

2

Máy faxcimin

cái

0,50

3

Máy tính để bàn và phần mềm

bộ

0,50

4

Máy in A4

cái

0,03

5

Máy bộ đàm

cái

0,03

B

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

1

Máy tính để bàn

cái

0,06

2

Máy in A4

cái

0,01

3

Máy photocopy

cái

0,01

4

Điều hòa 12000 BTU

cái

0,06

5

Máy hút ẩm

cái

0,01

6

Máy chiếu

cái

0,02

1.3. Định mức dụng cụ lao động: ca/thông số

Bảng số 10

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

Thời hạn sử dụng (tháng)

Mức tiêu hao

A

Công tác đo đạc, quan trắc

1

Kìm, tuốc nơ vít, cờ lê, mỏ lết

bộ

36

0,01

2

Đèn pin

cái

36

0,03

3

Đồng hồ báo thức

cái

6

0,08

4

Đồng hồ bấm giây

cái

9

0,03

5

Radio

cái

24

0,08

6

Hộp so màu nước

cái

60

0,03

7

Máy tính bỏ túi

cái

24

0,03

8

Kính râm

cái

24

0,03

9

Bàn dập ghim

cái

24

0,01

10

Cặp 3 dây

cái

12

0,08

11

Kẹp sắt

cái

24

0,17

12

Cặp đựng tài liệu

cái

12

0,08

13

n áp 10A

cái

36

1,00

14

Dây điện đôi

mét

36

0,08

15

Bút thử điện

cái

24

0,01

16

Thước nhựa

cái

24

0,01

17

Dao rọc giấy

cái

12

0,01

18

Kéo cắt giấy

cái

12

0,01

19

Gọt bút chì

cái

12

0,01

20

Bảng trắng

cái

6

0,04

21

La bàn

cái

6

0,03

22

Mũ cứng

cái

3

0,17

23

Áo phao

cái

24

0,13

24

Quần áo lao động phổ thông

bộ

60

0,25

25

Áo chống lạnh

cái

60

0,08

26

Áo mưa

bộ

84

0,08

27

Giầy BHLĐ

đôi

48

0,25

28

Tất sợi

đôi

48

0,25

29

Khẩu trang

cái

6

0,08

30

Dây đeo an toàn trên cao

cái

6

0,08

31

Bàn máy tính

cái

6

0,08

32

Ghế máy tính

cái

24

0,08

33

Át lát mây

quyển

60

0,01

34

Bảng tra độ ẩm

quyển

6

0,03

35

Quy định kỹ thuật quan trắc

quyển

6

0,03

36

Sổ giao ca

quyển

24

0,01

37

Sổ quan trắc

quyển

48

0,01

38

Sổ nhật ký

quyển

60

0,01

39

Tài liệu thiết bị các loại

tập

36

0,03

40

Nhiệt biểu khô

cái

6

0,03

41

Nhiệt biểu ướt

cái

9

0,03

42

Vải ẩm biểu

túi

24

0,03

43

Áp kế hộp

cái

60

1,00

44

Máy đo gió cầm tay

cái

24

0,03

B

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

1

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,02

2

Bàn dập ghim

cái

36

0,01

3

Kẹp sắt

cái

9

0,06

4

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,06

5

n áp 10A

cái

60

0,06

6

Dây điện đôi

cái

36

0,06

7

Thước nhựa

cái

24

0,01

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,01

9

USB

cái

60

0,06

10

Kéo

cái

24

0,01

11

Gọt bút chì

cái

12

0,01

12

Bàn máy tính

cái

96

0,06

13

Ghế máy tính

cái

96

0,06

14

Át lát mây

quyển

84

0,01

15

Bảng tra độ ẩm

quyển

48

0,01

16

Quy định kỹ thuật quan trắc

quyển

48

0,02

17

Tủ đựng tài liệu

cái

96

0,06

1.4. Định mức tiêu hao vật liệu: tính cho 1 trạm, 1 Obs/nhóm thông số

Bảng s 11

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức tiêu hao

Công tác đo đạc, quan trắc

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

1

Giấy A4

gram

0,001

0,001

2

Giấy tập

quyển

0,04

-

3

Khăn lau máy

cái

0,04

0,01

4

Hộp mực in

hộp

0,001

0,001

5

Băng dính

cuộn

0,03

0,05

6

Bàn chải

cái

0,02

-

7

Xà phòng

kg

0,01

-

8

Mỡ công nghiệp

kg

0,01

-

9

Pin đèn 1,5V

đôi

0,10

-

10

Bóng đèn pin

cái

0,13

-

11

Ghim to, nhỏ

cái

0,01

0,03

12

Dây buộc nhựa

túi

0,01

-

13

Găng tay

đôi

0,04

-

14

Đĩa CD hoặc DVD

cái

0,001

0,001

15

Dây thép

kg

0,01

-

16

Hồ dán

cái

0,01

0,01

17

Băng ghi bản đồ thời tiết

cuộn

0,04

-

18

Bảng biểu khí tượng

tờ

1,00

1,00

19

Bút chì

cái

0,01

0,01

20

Bút bi

cái

0,01

0,01

1.5. Định mức tiêu hao năng lượng: tính cho nhóm thông số

Bng số 12

STT

Danh mục năng lượng

ĐVT

Mức tiêu hao

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

1

Điện năng

kWh

0,89

2. Điều tra, khảo sát hải văn

2.1. Định mức lao động

2.1.1. Điều tra, khảo sát các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn nước biển theo độ sâu bằng hệ thống thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng.

2.1.1.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị

+ Nhận nhiệm vụ, chọn vị trí đặt trạm, lập đề cương, chuẩn bị máy;

+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị đo để đảm bảo các thiết bị hoạt động bình thường;

+ Kiểm tra thời hạn văn bản kiểm định, hiệu chuẩn đối với các thiết bị đo phải kiểm định, phải hiệu chuẩn. Trường hợp quá thời hạn quy định phải kiểm định, hiệu chuẩn trước khi tiến hành đo đạc;

+ Chuẩn bị các dụng cụ, mua sắm vật tư, vật liệu phục vụ việc đo đạc và lấy mẫu, chuẩn bị các tài liệu, bảng biểu, quy định kỹ thuật có liên quan.

- Công tác đo đạc, quan trắc

+ Đo đạc, quan trắc phải tuân thủ Thông tư số 08/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trưng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc hải văn, mã số QCVN 69: 2021/BTNMT;

+ Lắp đặt và chạy thử các loại thiết bị đo, hệ thống thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng tại hiện trường;

+ Tại các trạm mặt rộng:

 Xác định tọa độ và thời gian khi tàu đến trạm

 Xác định chính xác độ sâu tại trạm;

 Thiết lập các tầng đo chuẩn và cài đặt máy tính điều khiển hệ thống;

 Lắp đặt các ống mẫu nước, thả máy khi tàu dừng ổn định;

 Thu số liệu từ máy đo vào máy tính để lưu trữ;

 Bảo dưỡng, lau chùi, rửa hệ thống và các dụng cụ phục vụ đo đạc giữa các lần thả máy để đảm bảo số liệu đo chính xác cho lần đo sau;

 Tháo dỡ, thu dọn dụng cụ và thiết bị quan trắc.

+ Tại trạm liên tục:

 Được thực hiện các bước như trạm mặt rộng;

 Đo đạc, quan trắc các yếu tố nhiệt độ và độ mặn theo các kỳ 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19 và 22 giờ hằng ngày.

- Xử lý số liệu, báo cáo kết quả và nghiệm thu bàn giao sản phẩm

+ Từ số liệu máy tính (số liệu thô), chuyển định dạng file số liệu, hiệu chỉnh sai số số liệu đo đạc, quan trắc, kiểm soát số liệu, vẽ biến trình theo độ sâu của các yếu tố nhiệt độ và độ mặn, xác định các đặc trưng, biến đổi theo không gian và thời gian;

+ Viết báo cáo, đánh giá và nhận xét sự biến đổi của các yếu tố tại vùng biển đo đạc và tại các trạm liên tục trong thời gian tiến hành điều tra, khảo sát, in ấn, bàn giao tài liệu, nghiệm thu;

+ In ấn, nghiệm thu và bàn giao sản phẩm.

2.1.1.2. Phân loại mức độ khó khăn

Theo mức độ khó khăn: áp dụng Bảng số 06.

2.1.1.3. Định biên:

Bảng số 13

ĐVT: Người

TT

Nội dung công việc

ĐTV.II 4

ĐTV.II 5

ĐTV.II 6

Nhóm

1

Chuẩn bị

1

1

1

3

2

Công tác đo đạc, quan trắc

2

2

2

6

3

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm

1

2

1

4

2.1.1.4. Định mức: công nhóm/nhóm thông số

Bảng số 14

TT

Thông số đo đạc, quan trắc

Chuẩn bị

Công tác đo đạc, quan trắc

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

I

Trạm mặt rộng

1

Nhiệt độ

0,06

0,55

0,28

2

Độ mặn

0,06

0,55

0,28

II

Trạm liên tục

1

Nhiệt độ

0,01

0,33

0,28

2

Độ mặn

0,01

0,33

0,28

Ghi chú: Định mức đo đạc, quan trắc tại Bảng số 14 tính cho mức độ khó khăn loại Ia (Bảng số 06). Đối với mức độ khó khăn còn lại được tính bằng định mức tại Bảng s 14 nhân với hệ s tương ứng tại Bảng s 06.

2.1.2. Điều tra, khảo sát các yếu tố: dòng chảy, sóng và mực nước bằng các thiết bị đo dòng chảy trực tiếp, dòng chảy tự ghi, sóng tự ghi, mực nước tự ghi.

2.1.2.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị

+ Nhận nhiệm vụ, chọn vị trí đặt trạm, lập đề cương, chuẩn bị máy;

+ Kiểm tra thời hạn văn bản kiểm định, hiệu chuẩn đối với các thiết bị đo phải kiểm định, phải hiệu chuẩn. Trường hp quá thời hạn quy định phải kiểm định, hiệu chuẩn trước khi tiến hành đo đạc;

+ Chuẩn bị các dụng cụ, mua sắm vật tư vật liệu phục vụ việc đo đạc. Chuẩn bị các tài liệu, bảng biểu, quy định kỹ thuật quan trắc có liên quan.

- Công tác đo đạc, quan trắc

+ Đo đạc, quan trắc phải tuân thủ Thông tư số 08/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc hải văn, mã số QCVN 69: 2021/BTNMT;

+ Kiểm tra, lắp đặt các thiết bị đo sóng, dòng chảy và mực nước vào các hệ thống trạm phao độc lập; Kiểm tra các phần mềm đã được cài đặt;

+ Tại các trạm mặt rộng: Xác định tọa độ, độ sâu và thời gian tàu đến trạm, tiến hành thả máy đo dòng chảy trực tiếp tầng mặt phục vụ các chuyên ngành khác cùng đo đạc trên tàu khi tàu dừng ổn định tại trạm;

+ Tại trạm liên tục:

 Xác định chính xác tọa độ và độ sâu tại trạm;

 Thiết lập các tầng đo dòng chảy (mặt, giữa và đáy) và cài đặt máy tính điều khiển chế độ đo theo yêu cầu;

 Cài đặt chế độ đo cho máy đo sóng và mực nước;

 Lắp đặt hệ thống các trạm phao độc lập (theo hình chữ U hoặc I) để đo dòng chảy, sóng và mực nước;

 Tiến hành thả và vớt trạm phao độc lập sau khi đã thu đủ thời gian đo;

 Thu số liệu từ máy đo vào máy tính để lưu trữ;

 Bảo dưỡng, lau chùi, rửa hệ thống trạm phao và các dụng cụ phục vụ đo đạc bằng nước ngọt sạch;

 Tháo dỡ, thu dọn trạm phao, thiết bị và dụng cụ.

- Xử lý số liệu, báo cáo kết quả và nghiệm thu bàn giao sản phẩm

+ Chỉnh lý số liệu dòng chảy, lập bảng tần suất, tính hằng số điều hòa, vẽ hoa dòng chảy và các đặc trưng dòng chảy;

+ Chỉnh lý số liệu sóng, xác định các đặc trưng hướng, chu kỳ và độ cao sóng, hướng thịnh hành,...;

+ Chỉnh lý số liệu đo mực nước, vẽ biến trình dao động mực nước, xác định các đặc trưng: lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình,...;

+ Tập hợp số liệu thu được, đánh giá và nhận xét kết quả đo đạc và tính toán, thống kê các đặc trưng, biến đổi của các yếu tố dòng chảy, sóng và mực nước;

+ Viết báo cáo, đánh giá và nhận xét kết quả đo đạc và tính toán của các yếu tố dòng chảy, sóng, mực nước tại trạm liên tục trong thời gian tiến hành khảo sát, in ấn, bàn giao tài liệu, nghiệm thu.

2.1.2.2. Phân loại mức độ khó khăn

Theo mức độ khó khăn: áp dụng mức khó khăn Ia, IIa, IIIa của Bảng số 06.

2.1.2.3. Định biên

Bảng s 15

ĐVT: Người

TT

Nội dung công việc

ĐTV.II 4

ĐTV.II 5

ĐTV.II 6

Nhóm

1

Chuẩn bị

2

2

2

6

2

Công tác đo đạc, quan trắc

2

2

2

6

3

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả, nghiệm thu bàn giao sản phẩm

1

2

1

4

2.1.2.4. Định mức: công nhóm/nhóm thông số/ca

Bảng số 16

TT

Thông số đo đạc, quan trắc

Chuẩn bị

Công tác đo đạc, quan trắc

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

I

Trạm mặt rộng

1

Dòng chảy trực tiếp 1 tầng

0,01

0,11

0,06

II

Trạm liên tục

1

Dòng chảy tự ghi 1 tầng

0,11

0,55

0,44

2

Mực nước tự ghi

0,11

0,55

0,44

3

Sóng tự ghi

0,11

0,55

0,44

Ghi chú:

- Định mức đo đạc, quan trắc tại Bảng s 16 tính cho mức độ khó khăn loại Ia (Bảng số 06). Đối với mức độ khó khăn còn li được tính bằng định mức tại Bảng số 16 nhân với hệ số tương ứng tại Bảng số 06.

- Định mức công tác chuẩn bị và xử lý số liệu, báo cáo kết quả của trạm liên tục:

+ Nếu số ngày đo là 1 ngày (4 ca) thì định mức công được tính bằng định mức tại Bảng số 16 nhân với hệ số k = 28;

+ Nếu số ngày đo từ 1 đến 3 ngày (5  - 12 ca) thì định mức công được tính bằng định mức tại Bảng số 16 nhân với hệ số k = 20;

+ Nếu số ngày đo từ 3 đến 5 ngày (13 - 20 ca) thì định mức công được tính bằng định mức tại Bảng số 16 nhân với hệ số k = 12;

+ Nếu số ngày đo từ 5 đến 7 ngày (21 - 28 ca) thì định mức công được tính bằng định mức tại Bảng số 16 nhân với hệ số k = 4,0.

2.2. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị: ca/nhóm thông số

- Điều tra, khảo sát các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn nước biển theo độ sâu bằng hệ thống thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng.

Bảng số 17

TT

Danh mục thiết bị

ĐVT

Mức tiêu hao

A

Công tác đo đạc, quan trắc

1

Hệ thống thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng

bộ

0,25

2

Máy tính để bàn và phần mềm

bộ

0,25

3

Máy in A4

cái

0,08

4

Tời thủy lực

bộ

0,25

5

Máy bộ đàm

cái

0,10

B

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

1

Máy tính để bàn

cái

0,13

2

Máy in A4

cái

0,02

3

Máy photocopy

cái

0,02

4

Điều hòa 12000 BTU

cái

0,13

5

Máy hút ẩm

cái

0,13

6

Máy Scanner A4

cái

0,02

7

Máy chiếu

cái

0,02

Ghi chú: Đối với hệ thống thiết bị đo CTD và ly mẫu nước theo tầng và tời thủy lực, định mức sử dụng máy móc, thiết bị tại Bảng s 17 tính cho mức độ khó khăn loại Ia (Bảng s 06); các mức độ khó khăn còn lại được tính bằng định mức tại Bảng s 17 nhân với hệ s tương ứng tại Bảng s 06.

- Điều tra, khảo sát các yếu tố: dòng chảy, sóng và mực nước bằng các thiết bị: dòng chảy trực tiếp, dòng chảy tự ghi, sóng tự ghi, mực nước tự ghi.

Bảng số 18

TT

Danh mục thiết bị

ĐVT

Mức tiêu hao

A

Công tác đo đạc, quan trắc

I

Đo dòng chảy trực tiếp 1 tầng

1

Máy đo trực tiếp

bộ

0,04

2

Máy tính xách tay

cái

0,04

3

Máy in A4

cái

0,01

4

Máy bộ đàm

cái

0,01

II

Đo dòng chảy tự ghi 1 tầng

1

Máy đo tự ghi

bộ

1,00

2

Máy tính xách tay

cái

0,03

3

Máy in A4

cái

0,01

4

Máy bộ đàm

cái

0,01

III

Đo sóng tự ghi

1

Máy đo tự ghi

bộ

1,00

2

Máy tính xách tay

cái

0,03

3

Máy in A4

cái

0,01

4

Máy bộ đàm

cái

0,01

IV

Đo mực nước tự ghi

1

Máy đo tự ghi

cái

1,00

2

Máy tính xách tay

cái

0,03

3

Máy in A4

cái

0,01

4

Máy bộ đàm

cái

0,01

B

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

I

Đo dòng chảy trực tiếp 1 tầng

1

Máy tính xách tay

cái

0,06

2

Máy in A4

cái

0,02

3

Máy photocopy

cái

0,01

4

Điều hòa 12000 BTU

cái

0,06

5

Máy hút ẩm

cái

0,02

6

Máy Scanner A4

cái

0,01

7

Máy chiếu

cái

0,01

II

Đo dòng chảy tự ghi 1 tầng

1

Máy tính xách tay

cái

0,13

2

Máy in A4

cái

0,02

3

Máy photocopy

cái

0,01

4

Điều hòa 12000 BTU

cái

0,13

5

Máy hút ẩm

cái

0,06

6

Máy ScannerA4

cái

0,02

7

Máy chiếu

cái

0,02

III

Đo sóng tự ghi

1

Máy tính xách tay

cái

0,13

2

Máy in A4

cái

0,02

3

Máy photocopy

cái

0,01

4

Điều hòa 12000 BTU

cái

0,13

5

Máy hút ẩm

cái

0,06

6

Máy Scanner A4

cái

0,02

7

Máy chiếu

cái

0,02

IV

Đo mực nước tự ghi

1

Máy tính xách tay

cái

0,13

2

Máy in A4

cái

0,02

3

Máy photocopy

cái

0,01

4

Điều hòa 12000 BTU

cái

0,13

5

Máy hút ẩm

cái

0,06

6

Máy Scanner A4

cái

0,02

7

Máy chiếu

cái

0,02

2.3. Định mức dụng cụ lao động: ca/nhóm thông số

- Điều tra, khảo sát các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn nước biển theo độ sâu bằng hệ thống thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng.

Bảng s 19

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Mức tiêu hao

I

Công tác đo đạc, quan trắc

1

Kìm, cờ lê, mỏ lết, búa

bộ

24

0,01

2

Đèn pin

cái

24

0,08

3

Đồng hồ báo thức

cái

36

0,25

4

Radio

cái

24

0,25

5

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,03

6

Bàn dập ghim

cái

36

0,01

7

Kẹp sắt

cái

9

0,25

8

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,25

9

Dây điện đôi

mét

24

0,25

10

Bút thử điện

cái

60

0,03

11

Thước nhựa

cái

24

0,01

12

Dao rc giấy

cái

12

0,01

13

Kéo cắt giấy

cái

24

0,01

14

Gọt bút chì

cái

12

0,01

15

Bảng trắng

cái

36

0,08

16

Mũ bảo hộ

cái

24

0,33

17

Áo phao

cái

24

0,33

18

Quần áo lao động phổ thông

bộ

12

0,25

19

Áo chống lạnh

cái

12

0,13

20

Áo mưa

bộ

24

0,08

21

Giầy BHLĐ

đôi

6

1,50

22

Tất sợi

đôi

6

1,50

23

Bộ đếm cáp

bộ

60

0,25

24

Chuông điện

bộ

60

0,25

25

Ma ní các loại

cái

24

0,25

26

Cóc

cái

24

0,25

27

cắm điện

cái

24

0,25

28

Xô nhựa

cái

36

0,03

29

ng dẫn nước

mét

36

0,06

30

Vòi nước đồng

cái

24

0,06

31

Bàn máy tính

cái

60

0,25

32

Ghế máy tính

cái

60

0,25

33

Quy định kỹ thuật quan trắc

bộ

48

0,03

34

Sổ giao ca

quyển

6

0,03

35

Sổ nhật ký

quyển

6

0,03

36

Tài liệu thiết bị các loại

bộ

60

0,03

II

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

1

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,04

2

Bàn dập ghim

cái

36

0,01

3

Kẹp sắt

cái

9

0,06

4

Cp đng tài liệu

cái

24

0,06

5

Dây điện đôi

mét

36

0,06

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,01

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,01

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,01

10

Quạt trần 100w

cái

60

0,06

11

Quạt thông gió 40w

cái

60

0,06

12

Đèn neon 40w

bộ

36

0,13

13

Máy hút bụi - 1,5kw

cái

60

0,02

14

cắm điện

cái

36

0,06

- Điều tra, khảo sát các yếu tố: dòng chảy, sóng và mực nước bằng các thiết bị đo dòng chảy trực tiếp, dòng chảy tự ghi, sóng tự ghi, mực nước tự ghi.

Bng s 20

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Mức tiêu hao

A

Công tác đo đạc, quan trắc

I

Đo dòng chảy trực tiếp tầng mặt

1

Kìm, cờ lê, mỏ lết, búa

bộ

24

0,01

2

Đèn pin

cái

24

0,04

3

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,01

4

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,08

5

Thước nhựa

cái

24

0,01

6

Kéo cắt giấy

cái

24

0,01

7

Gọt bút chì

cái

12

0,01

8

Mũ bảo hộ

cái

24

0,08

9

Áo phao

cái

24

0,08

10

Quần áo lao động phổ thông

bộ

12

0,08

11

Áo chống lạnh

cái

12

0,04

12

Áo mưa

bộ

12

0,04

13

Giầy BHLĐ

đôi

6

0,08

14

Tất sợi

đôi

6

0,08

15

Ma ní các loại

cái

24

0,08

16

Cóc

cái

6

0,08

17

Dây ni lông thả máy (ϕ 20)

mét

24

0,08

18

Quả nặng bằng sắt loại 10 kg

cái

60

0,08

19

Quy định kỹ thuật quan trắc

quyển

48

0,01

20

Sổ giao ca

quyển

6

0,01

21

Sổ nhật ký

quyển

6

0,01

II

Đo dòng chảy tự ghi 1 tầng

1

Kìm, cờ lê, mỏ lết, búa

bộ

24

0,01

2

Đèn pin

cái

24

0,33

3

Đồng hồ báo thức

cái

36

1

4

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,08

5

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,17

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,04

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,04

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,04

10

Gọt bút chì

cái

12

0,01

11

Mũ bảo hộ

cái

24

3

12

Áo phao

cái

24

3

13

Quần áo lao động phổ thông

bộ

12

6

14

Áo chống lạnh

cái

12

1,5

15

Áo mưa

bộ

12

0,75

16

Giầy BHLĐ

đôi

6

3

17

Tất sợi

đôi

6

3

18

Ma ní các loại

cái

24

3

19

Cóc

cái

6

3

20

Dây điện đôi

mét

24

0,08

21

cắm điện

cái

24

0,08

22

Bàn máy tính

cái

60

0,5

23

Ghế máy tính

cái

60

0,5

24

Dây ni lông thả máy (Φ 30)

mét

36

1

25

Phao xốp

cái

36

4

26

Phao tròn nhựa

cái

48

6

27

Đèn nháy

cái

60

4

28

Quả nặng bằng sắt loại 10 kg

cái

60

6

29

Neo sắt

cái

60

2

30

Móc sắt vớt dây

cái

36

0,33

31

Quy định kỹ thuật quan trắc

quyển

48

0,03

32

Sổ giao ca

quyển

6

0,03

33

Sổ nhật ký

quyển

6

0,03

III

Đo mực nước tự ghi

1

Kìm, cờ lê, mỏ lết, búa

bộ

24

0,01

2

Đèn pin

cái

24

0,33

3

Đồng hồ báo thức

cái

36

1

4

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,08

5

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,17

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,04

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,04

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,04

10

Gọt bút chì

cái

12

0,01

11

Mũ bảo hộ

cái

24

3

12

Áo phao

cái

24

3

13

Quần áo lao động phổ thông

bộ

12

6

14

Áo chống lạnh

cái

12

1,5

15

Áo mưa

bộ

12

0,75

16

Giầy BHLĐ

đôi

6

3

17

Tất sợi

đôi

6

3

18

Ma ní các loại

cái

24

6

19

Cóc (kẹp cáp)

cái

6

6

20

Tăng đơ

cái

12

4

21

Dây điện đôi

mét

24

0,08

22

cắm điện

cái

24

0,08

23

Bàn máy tính

cái

60

0,5

24

Ghế máy tính

cái

60

0,5

25

Dây ni lông thả máy (Φ 30)

mét

36

1

26

Phao xốp

cái

36

4

27

Phao tròn nhựa

cái

48

6

28

Đèn nháy

cái

12

4

29

Quả nặng bằng sắt loại 10 kg

cái

60

6

30

Khung thả máy

cái

60

1

31

Neo sắt

cái

60

2

32

Móc sắt vớt dây

cái

36

0,33

33

Quy định kỹ thuật quan trắc

quyển

48

0,03

34

Sổ giao ca

quyển

6

0,03

35

Sổ nhật ký

quyển

6

0,03

36

Tài liệu thiết bị các loại

bộ

48

0,01

IV

Đo sóng tự ghi

1

Kìm, cờ lê, mỏ lết, búa

bộ

24

0,01

2

Đèn pin

cái

24

0,33

3

Đồng hồ báo thức

cái

36

1

4

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,08

5

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,17

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,04

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,04

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,04

10

Gọt bút chì

cái

12

0,01

11

Mũ bảo hộ

cái

24

3

12

Áo phao

cái

24

3

13

Quần áo lao động phổ thông

bộ

12

6

14

Áo chống lạnh

cái

12

1,5

15

Áo mưa

bộ

12

0,75

16

Giầy BHLĐ

đôi

6

3

17

Tất sợi

đôi

6

3

18

Ma ní các loại

cái

24

6

19

Cóc

cái

6

6

20

Tăng đơ

cái

12

4

21

Dây điện đôi

mét

24

0,08

22

Ổ cắm điện

cái

24

0,08

23

Bàn máy tính

cái

60

0,5

24

Ghế máy tính

cái

60

0,5

25

Dây ni lông thả máy (Φ 30)

mét

36

1

26

Phao xốp

cái

36

4

27

Phao tròn nhựa

cái

48

6

28

Đèn nháy

cái

12

4

29

Quả nặng bằng sắt loại 10 kg

cái

60

6

30

Khung thả máy

cái

60

1

31

Neo sắt

cái

60

2

32

Móc sắt vớt dây

cái

24

0,33

33

Quy định kỹ thuật quan trắc

quyển

48

0,03

34

Sổ giao ca

quyển

6

0,03

35

Sổ nhật ký

quyển

6

0,03

36

Tài liệu thiết bị các loại

bộ

48

0,01

B

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

I

Đo dòng chảy trực tiếp tầng mặt

1

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,02

2

Bàn dập ghim

cái

36

0,01

3

Kẹp sắt

cái

9

0,13

4

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,06

5

Dây điện đôi

mét

24

0,06

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,01

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,01

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,01

10

Quạt trần 100w

cái

60

0,06

11

Quạt thông gió 40w

cái

60

0,06

12

Đèn neon 40w

bộ

36

0,13

13

Máy hút bụi - 1,5kw

cái

60

0,01

14

Ổ cắm điện

cái

36

0,06

II

Đo dòng chảy tự ghi 1 tầng

1

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,02

2

Bàn dập ghim

cái

36

0,02

3

Kẹp sắt

cái

9

0,25

4

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,13

5

Dây điện đôi

mét

24

0,13

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,03

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,03

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,03

10

Quạt trần 100w

cái

60

0,13

11

Quạt thông gió 40w

cái

60

0,13

12

Đèn neon 40w

bộ

36

0,25

13

Máy hút bụi - 1,5kw

cái

60

0,03

14

Ổ cắm điện

cái

24

0,13

III

Đo mực nước tự ghi

1

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,02

2

Bàn dập ghim

cái

36

0,02

3

Kẹp sắt

cái

9

0,25

4

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,13

5

Dây điện đôi

mét

24

0,13

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,03

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,03

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,13

10

Quạt trần 100w

cái

60

0,13

11

Quạt thông gió 40w

cái

60

0,13

12

Đèn neon 40w

bộ

36

0,25

13

Máy hút bụi - 1,5kw

cái

60

0,03

14

Ổ cắm điện

cái

24

0,13

IV

Đo sóng tự ghi

1

Máy tính bỏ túi

cái

60

0,02

2

Bàn dập ghim

cái

36

0,02

3

Kẹp sắt

cái

9

0,25

4

Cặp đựng tài liệu

cái

24

0,13

5

Dây điện đôi

mét

24

0,13

6

Bút thử điện

cái

60

0,01

7

Thước nhựa

cái

24

0,03

8

Dao rọc giấy

cái

12

0,03

9

Kéo cắt giấy

cái

24

0,03

10

Quạt trần 100w

cái

60

0,13

11

Quạt thông gió 40w

cái

60

0,13

12

Đèn neon 40w

bộ

36

0,25

13

Máy hút bụi - 1,5kw

cái

60

0,03

14

Ổ cắm điện

cái

24

0,13

2.4. Định mức tiêu hao vật liệu: tính cho 1 trạm, 1Obs/nhóm thông số

- Điều tra, khảo sát các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn nước biển theo độ sâu bằng hệ thống thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng.

Bảng số 21

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức tiêu hao

Công tác đo đạc, quan trắc

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả

1

Pin Lithium

bộ

0,01

-

2

Dầu thủy lực (HD32) 150 lít

lít

0,25

-

3

Giấy A4

gram

0,001

0,001

4

Giấy tập

quyển

0,05

-

5

Khăn lau máy

cái

0,08

0,04

6

Hộp mực in

hộp

0,001

0,001

7

Băng dính

cuộn

0,03

0,03

8

Bàn chải

cái

0,02

-

9

Xà phòng

kg

0,03

0,01

10

Mỡ công nghiệp

kg

0,01

-

11

Pin đèn 1,5V

đôi

0,40

-

12

Bóng đèn pin

cái

0,20

-

13

Ghim to, nhỏ

cái

0,01

0,01

14

Dây buộc nhựa

túi

0,01

-

15