BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
22/2014/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 07 năm 2014
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐIỀU KIỆN NUÔI THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày
26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 02 Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về điều kiện nuôi thủy sản:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ
sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Ký hiệu: QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT.
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao - Điều kiện bảo đảm
vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Ký hiệu: QCVN 02 - 20 : 2014/BNNPTNT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc,
đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ nghiên cứu, sửa đổi,
bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- BT Cao Đức Phát (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở NN và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, TCTS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
QCVN 02 - 20 : 2014/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ
CƠ SỞ NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) TRONG AO -
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
National
technical regulation
On Striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) culture farm in
pond - Conditions for veterinary hygiene, environmental protection and food
safety
Lời nói đầu:
QCVN 02 - 20 : 2014/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản
biên soạn và trình ban hành; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CƠ SỞ NUÔI CÁ
TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) TRONG AO - ĐIỀU KIỆN BẢO
ĐẢM VỆ SINH THÚ Y, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
National technical regulation
On Striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) culture farm in
pond - Conditions for veterinary hygiene, environmental protection and food
safety
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định những điều kiện về địa điểm
nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của
cơ sở nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)
trong ao (sau đây gọi tắt là cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi
trường và an toàn thực phẩm.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong
ao trên phạm vi cả nước và các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:
Nuôi cá thâm canh: là hình thức nuôi cá hoàn toàn dựa
vào thức ăn bên ngoài, mật độ thả giống cao.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Địa điểm nuôi
Phải phù hợp với quy hoạch nuôi cá Tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2.2. Cơ sở hạ tầng
2.2.1. Ao nuôi
2.2.1.1. Bờ ao chắc chắn bảo đảm không bị rò rỉ, sạt
lở và xói mòn; độ sâu mực nước của ao
nuôi tối thiểu 3m.
2.2.1.2. Hệ thống (cống hoặc ống dẫn) cấp và thoát nước riêng biệt. Không có cống thông giữa
các ao nuôi.
2.2.2. Khu vực chứa bùn thải
2.2.2.1. Có bờ ngăn, không để thoát ra môi trường xung quanh.
2.2.2.2. Có diện tích tối thiểu 10% tổng diện tích ao nuôi.
2.2.3. Khu chứa nguyên vật liệu
2.2.3.1. Có mái che, khô ráo, thông thoáng. Được ngăn riêng biệt cho từng loại
nguyên vật liệu.
2.2.3.2. Thức ăn, ngư cụ, thuốc, vi sinh vật, chế
phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong quá trình
nuôi được đặt trên kệ. Kệ đặt cách tường nhà ít nhất 0,3m và cách nền nhà ít nhất
0,3m; có biện pháp ngăn chặn côn trùng và động vật gây hại.
2.2.3.3. Khu chứa xăng dầu phải cách biệt ao nuôi,
hệ thống cấp nước; bảo đảm không rò rỉ ra khu vực xung quanh.
2.2.4. Nhà vệ sinh tự hoại
2.2.4.1. Đặt cách ao nuôi tối thiểu 30m. Có lối đi
riêng không đi ngang qua khu vực nuôi cá Tra.
2.2.4.2. Có vòi nước rửa tay bên trong hoặc cạnh
nhà vệ sinh. Cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay. Dụng cụ chứa
rác thải nhà vệ sinh có nắp đậy.
2.2.4.3. Nước thải từ nhà vệ sinh được xả qua hệ thống
nước thải riêng biệt không làm ảnh hưởng đến ao nuôi và hệ thống cấp nước.
2.2.5. Dụng cụ, thiết bị
2.2.5.1. Trong quá trình nuôi, dụng cụ, thiết bị chỉ
được dùng chung giữa các ao nuôi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Dụng cụ, thiết bị
sau mỗi đợt sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô.
2.2.5.2. Động cơ và thiết bị sử dụng trong cơ sở
nuôi bảo đảm không bị rò rỉ xăng, dầu ra khu vực xung quanh.
2.3. Hoạt động nuôi cá Tra
2.3.1. Chuẩn bị ao nuôi
2.3.1.1. Trước khi thả giống, cơ sở phải cải tạo ao
bảo đảm đáy ao phẳng, dốc nghiêng về cống thoát,
không bị thấm, không có mùn bã hữu cơ.
2.3.1.2. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi bảo đảm
giá trị của các thông số được quy định tại bảng 1 - Phụ lục 1.
2.3.1.3. Không có địch hại (tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp...) trong ao.
2.3.2. Giống thả nuôi
2.3.2.1. Giống thả nuôi phải có các giấy tờ, hóa
đơn ghi xuất xứ rõ ràng; giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
2.3.2.2. Cỡ giống thả nuôi: chiều dài tối thiểu
10cm hoặc chiều cao thân tối thiểu 17mm.
2.3.3. Thức ăn
2.3.3.1. Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi phải
có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo
quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn
hàng hóa.
2.3.3.2. Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế phải bảo
đảm: không có Salmonella, nấm mốc độc (Aspergillus flavus), độc tố
aflatoxin B1; không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy
sản.
2.3.3.3. Thức ăn cho từng cỡ cá, liều lượng và số lần
cho ăn trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản
lý nhà nước.
2.3.3.4. Không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng.
2.3.4. Thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học,
hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường
2.3.4.1. Thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa
chất và chất xử lý cải tạo môi trường dùng cho việc phòng, trị bệnh cá, xử lý,
cải tạo ao nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; có nhãn
hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng
dẫn ghi trên nhãn hàng hóa.
2.3.4.2. Liều lượng và số lần sử dụng thuốc, vi
sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường trong
ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
2.3.4.3. Không sử dụng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm
sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường đã hết hạn sử dụng.
2.3.5. Môi trường ao nuôi
Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ô xy hòa
tan (DO), pH, nhiệt độ và 3-5 ngày/lần đối với các chỉ tiêu: độ kiềm, NH3,
H2S bảo đảm giá trị của các thông số quy định tại bảng 1 - Phụ lục 1
2.3.6. Sức khỏe cá nuôi
2.3.6.1. Khi phát hiện cá có dấu hiệu bất thường hoặc
chết, chủ cơ sở phải báo cáo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc cơ quan thú y nơi gần
nhất; đồng thời báo ngay cho các hộ nuôi xung quanh biết để có biện pháp phòng,
chống dịch.
2.3.6.2. Không chuyển cá bệnh từ ao này sang ao
khác trong thời gian đang có bệnh xảy ra.
2.3.6.3. Các ao nuôi cá bị bệnh, sau khi thu hoạch
hoặc tiêu hủy phải khử trùng nước trong ao; tẩy trùng, sát khuẩn, xử lý nền
đáy; diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh trong ao.
2.3.6.4. Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu
hủy cá phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, tránh làm
phát tán mầm bệnh ra các địa điểm khác.
2.3.7. Thu hoạch
2.3.7.1. Khu vực cân, giao cá không bị ngập nước và
đọng nước. Không để nước chảy vào ao nuôi.
2.3.7.2. Dụng cụ chứa cá sau thu hoạch phải làm bằng
vật liệu bền, không thấm nước, không gỉ sét, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn.
2.3.7.3. Phải tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi
thu hoạch cá.
2.4. Nước thải, chất thải
2.4.1. Nước từ ao nuôi chỉ được xả ra môi trường
xung quanh khi bảo đảm giá trị của các thông số quy định tại bảng 2 - Phụ lục
1.
2.4.2. Không xả nước thải sinh hoạt vào ao nuôi và
hệ thống cấp nước.
2.4.3. Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản
phẩm sử dụng trong cơ sở nuôi phải được cho vào thùng chứa có nắp đậy. Thùng chứa
không được đặt trên bờ ao nuôi.
2.5. Lao động kỹ thuật
Công nhân làm việc tại cơ sở nuôi phải được tập huấn
về an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường; hướng dẫn cách bảo
quản và sử dụng thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường cho cá Tra.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Quy chuẩn này là cơ sở cho các tổ chức, cá
nhân nuôi thâm canh cá Tra thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng
ký, chứng nhận cơ sở nuôi đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường
và an toàn thực phẩm.
3.2. Quy chuẩn này là cơ sở để các cơ quan quản lý
nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ
môi trường và an toàn thực phẩm của cơ sở nuôi đối với các tổ chức, cá nhân.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
Các tổ chức, cá nhân được quy định tại Mục 1.2 có
trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Tổng cục Thủy sản
5.1.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng
có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
5.1.2. Căn cứ
vào yêu cầu quản lý tại từng thời điểm, có trách nhiệm kiến nghị Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Cơ sở nuôi
5.2.1. Ghi chép đầy đủ các thông tin quy định trong
biểu mẫu tại Phụ lục 2.
5.2.2. Lập hồ sơ quản lý gồm: các biểu mẫu ghi
chép; giấy tờ mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; giấy chứng
nhận kiểm dịch và giấy tờ bán cá thương phẩm. Thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu
là 1 năm.
PHỤ LỤC 1
Bảng 1. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao
nuôi cá Tra
TT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị cho phép
|
1
|
Ô xy hòa tan (DO)
|
mg/l
|
³
2,0
|
2
|
pH
|
|
7
- 9
|
3
|
Độ kiềm
|
mg
CaCO3/l
|
60
- 180
|
4
|
NH3
|
mg/l
|
£
0,3
|
5
|
H2S
|
mg/l
|
£
0,05
|
6
|
Nhiệt độ
|
°C
|
25
- 32
|
Bảng 2. Chất lượng
nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra môi trường bên ngoài
TT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị cho phép
|
1
|
pH
|
|
5,5
- 9
|
2
|
BOD5(20°C)
|
mg/l
|
£
50
|
3
|
COD
|
mg/l
|
£
150
|
4
|
Chất rắn lơ lửng
|
mg/l
|
£
100
|
5
|
Coliform
|
MPN/100ml
|
£
5.000
|
PHỤ LỤC 2
CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP
1. Thông tin chung về cơ sở nuôi
- Tên của cơ sở nuôi:
- Họ và tên của chủ cơ sở nuôi:
- Địa chỉ cơ sở nuôi:
- Điện thoại:
- Tổng diện
tích cơ sở nuôi (m2):
Trong đó:
Tổng diện tích ao nuôi (m2):
Tổng diện tích khu vực chứa bùn thải (m2):
- Đối tượng nuôi:
- Thời gian nuôi:
2. Biểu mẫu ghi chép cho cơ sở nuôi
Biểu 1: Giống thả
Ngày
tháng năm
|
Mã
số ao
|
Diện
tích ao (m2)
|
Kích
cỡ giống thả (cm)
|
Mật độ thả (con/m2)
|
Tên và địa chỉ cơ
sở bán giống
|
Số giấy chứng nhận
kiểm dịch
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 2. Nhập thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm
sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường
Ngày
tháng năm
|
Tên
sản phẩm
|
Số
lượng
|
Tên cửa hàng/ đại
lý bán và địa chỉ
|
Ngày
sản xuất
|
Hạn
sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3. Thu hoạch
Ngày
tháng năm
|
Mã
số ao
|
Khối
lượng cá (g/con)
|
Sản
lượng (tấn)
|
Tên và địa chỉ cơ
sở thu mua
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Biểu mẫu ghi chép cho từng ao nuôi
Biểu 4. Sử dụng thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế
phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường
Ngày
tháng năm
|
Tên
sản phẩm
|
Liều
lượng
|
Khối
lượng
|
Mục
đích sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 5. Theo dõi sinh trưởng và tỷ lệ sống
Ngày
tháng năm
|
Khối lượng cá trung
bình (g/con)
|
Số
cá chết (con)
|
Số
cá thất thoát (con)
|
Số
cá bị bệnh (con)
|
Mô
tả dấu hiệu
|
Ước
tỷ lệ sống (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 6. Môi trường nước ao nuôi
Ngày
tháng năm
|
Oxy
hòa tan (mg/l)
|
pH
|
Nhiệt
độ (°C)
|
NH3
(mg/l)
|
Độ
kiềm (mg/l)
|
H2S
(mg/l)
|
Sáng
|
Chiều
|
Sáng
|
Chiều
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ
CƠ SỞ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ - ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
AN TOÀN THỰC PHẨM
National
technical regulation
On brackish water shrimp culture farm - Conditions for veterinary hygiene,
environmental protection and food safety
Lời nói đầu:
QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản
biên soạn và trình ban hành; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CƠ SỞ NUÔI TÔM NƯỚC
LỢ - ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
National technical regulation
On brackish water shrimp culture farm - Conditions for veterinary hygiene,
environmental protection and food safety
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định những điều kiện về địa điểm
nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của
cơ sở nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm Sú (Penaeus monodon Fabricus,
1798); cơ sở nuôi thâm canh tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,
1931) (sau đây gọi tắt là cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường
và an toàn thực phẩm.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm Sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798);
nuôi thâm canh tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trên phạm
vi cả nước; các tổ chức, cá nhân có liên
quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:
1.3.1. Nuôi tôm thâm canh: là hình thức nuôi tôm
hoàn toàn dựa vào thức ăn bên ngoài, mật độ thả giống cao.
1.3.2. Nuôi tôm bán thâm canh: là hình thức nuôi
tôm dựa vào thức ăn bên ngoài, mật độ thả giống tương đối cao.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Địa điểm nuôi
2.1.1. Nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm Sú và tôm
Chân trắng của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
2.1.2. Có nguồn nước bảo đảm cung cấp đủ nước cho
quá trình nuôi tôm.
2.1.3. Có nguồn điện lưới ổn định hoặc máy phát có
công suất phù hợp và giao thông thuận tiện.
2.1.4. Không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt
và chất thải từ hoạt động của các ngành kinh tế khác.
2.2. Cơ sở
hạ tầng
2.2.1. Ao nuôi
2.2.1.1. Bờ ao chắc chắn bảo đảm không bị rò rỉ, sạt
lở và xói mòn. Độ sâu mực nước của ao nuôi tối thiểu 1,0m (đối với tôm Sú) và
1,1m (đối với tôm Chân trắng).
2.2.1.2. Hệ thống (cống hoặc ống dẫn) cấp và thoát nước riêng biệt. Không có cống thông giữa
các ao nuôi.
2.2.2. Ao chứa/lắng
2.2.2.1. Có diện tích tối thiểu 15% tổng diện tích
ao nuôi.
2.2.2.2. Bờ ao chắc chắn bảo đảm không bị rò rỉ, sạt
lở và xói mòn.
2.2.3. Ao xử lý nước thải
2.2.3.1. Có khu xử lý nước thải chung của vùng nuôi
hoặc có ao xử lý nước thải riêng của cơ sở nuôi.
2.2.3.2. Đặt cách ao nuôi, ao chứa/lắng và ao nuôi
của hộ nuôi liền kề ít nhất 10m.
2.2.3.3. Có diện tích tối thiểu 10% tổng diện tích
ao nuôi. Bờ ao chắc chắn bảo đảm không bị rò rỉ, sạt lở và xói mòn.
2.2.4. Khu chứa nguyên vật liệu
2.2.4.1. Có mái che, khô ráo, thông thoáng. Được ngăn riêng biệt cho từng loại
nguyên vật liệu.
2.2.4.2. Thức ăn, ngư cụ, thuốc, vi sinh vật, chế
phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong quá
trình nuôi được đặt trên kệ. Kệ đặt cách tường nhà ít nhất 0,3m và cách nền nhà
ít nhất 0,3m. Có biện pháp ngăn chặn côn trùng và động vật gây hại.
2.2.4.3. Khu chứa xăng dầu phải cách biệt ao nuôi,
ao chứa/lắng và hệ thống cấp nước; bảo đảm không rò rỉ ra khu vực xung quanh.
2.2.5. Nhà vệ sinh tự hoại
2.2.5.1. Đặt cách ao nuôi và ao chứa/lắng tối thiểu
30m. Có lối đi riêng không đi ngang qua khu vực nuôi tôm.
2.2.5.2. Có vòi nước rửa tay bên trong hoặc cạnh
nhà vệ sinh. Cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay. Dụng cụ chứa
rác thải nhà vệ sinh có nắp đậy.
2.2.5.3. Nước thải từ nhà vệ sinh được xả qua hệ thống
nước thải riêng biệt không làm ảnh hưởng đến ao nuôi, ao chứa/lắng và hệ thống
cấp nước.
2.2.6. Dụng cụ, thiết bị
2.2.6.1. Trong quá trình
nuôi, dụng cụ, thiết bị (trừ các thiết bị đo chỉ tiêu môi trường) không được
dùng chung giữa các ao nuôi. Dụng cụ, thiết bị sau mỗi đợt sử dụng phải được vệ
sinh sạch sẽ và phơi khô.
2.2.6.2. Động cơ và thiết bị sử dụng trong cơ sở
nuôi bảo đảm không bị rò rỉ xăng, dầu ra khu vực xung quanh.
2.3. Hoạt động nuôi tôm Sú và tôm Chân trắng
2.3.1. Chuẩn bị ao nuôi
2.3.1.1. Trước khi thả giống, cơ sở phải cải tạo ao
bảo đảm đáy ao phẳng, dốc nghiêng về cống thoát,
không bị thấm, không có mùn bã hữu cơ; pH của đất > 7.
2.3.1.2. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi bảo đảm
giá trị của các thông số được quy định tại bảng 1 - Phụ lục 1.
2.3.1.3. Không có địch hại (tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp...) trong ao.
2.3.2. Giống thả nuôi
2.3.2.1. Giống thả nuôi phải có các giấy tờ, hóa
đơn ghi xuất xứ rõ ràng; giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
2.3.2.2. Cỡ giống thả nuôi:
- Đối với tôm Sú: tối thiểu Postlarvae 15 (PL15)
tương ứng với chiều dài 12mm.
- Đối với tôm Chân trắng: tối thiểu Postlarvae 12
(PL12) tương ứng với chiều dài 9 -11mm .
2.3.2.3. Thả giống đúng lịch thời vụ theo quy định
của cơ quan quản lý Nhà nước.
2.3.3. Thức ăn
2.3.3.1. Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi phải
có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo
quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn
hàng hóa.
2.3.3.2. Thức ăn cho từng cỡ tôm, liều lượng và số
lần cho ăn trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản
lý nhà nước.
2.3.3.3. Không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng.
2.3.4. Thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học,
hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường
2.3.4.1. Thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa
chất và chất xử lý cải tạo môi trường dùng cho việc phòng, trị bệnh tôm, xử lý,
cải tạo ao nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; có nhãn
hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng
dẫn ghi trên nhãn hàng hóa.
2.3.4.2. Liều lượng và số lần sử dụng thuốc, vi
sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường trong
ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản
xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
2.3.4.3. Không sử dụng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm
sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường đã hết hạn sử dụng.
2.3.5. Môi trường ao nuôi
Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ô xy hòa
tan (DO), pH, độ mặn, độ trong, nhiệt độ và 3-5 ngày/lần đối với các chỉ tiêu:
độ kiềm, NH3, H2S bảo đảm giá trị của các thông số quy định tại bảng 1 - Phụ lục 1.
2.3.6. Sức khỏe tôm nuôi
2.3.6.1. Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bất thường
hoặc chết, chủ cơ sở phải báo cáo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc cơ quan thú y
nơi gần nhất; đồng thời báo ngay cho các hộ nuôi xung quanh biết để có biện
pháp phòng, chống dịch.
2.3.6.2. Không chuyển tôm bệnh từ ao này sang ao
khác trong thời gian đang có bệnh xảy ra.
2.3.6.3. Các ao nuôi tôm bị bệnh, sau khi thu hoạch
hoặc tiêu hủy phải khử trùng nước trong ao; tẩy trùng, sát khuẩn, xử lý nền
đáy; diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh trong ao.
2.3.6.4. Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu
hủy tôm phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, tránh làm
phát tán mầm bệnh ra các địa điểm khác.
2.3.7. Thu hoạch
2.3.7.1. Khu vực cân, giao tôm không bị ngập nước
và đọng nước. Không để nước chảy vào ao nuôi.
2.3.7.2. Dụng cụ chứa tôm sau thu hoạch phải làm bằng
vật liệu bền, không thấm nước, không gỉ sét, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn.
2.3.7.3. Phải tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi
thu hoạch tôm.
2.4. Nước thải, chất thải
2.4.1. Nước từ ao xử lý nước thải chỉ được xả ra
môi trường xung quanh khi bảo đảm giá trị của các thông số quy định tại bảng 2
- Phụ lục 1.
2.4.2. Không xả nước thải sinh hoạt vào ao nuôi và
ao chứa/lắng.
2.4.3. Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản
phẩm sử dụng trong cơ sở nuôi phải được cho vào thùng chứa có nắp đậy. Thùng chứa
không được đặt trên bờ ao nuôi và ao chứa/lắng.
2.5. Lao động kỹ thuật
Công nhân làm việc tại cơ sở nuôi phải được tập huấn
về an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường; hướng dẫn cách bảo
quản và sử dụng thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất
xử lý cải tạo môi trường cho tôm Sú và tôm Chân trắng.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Quy chuẩn này là cơ
sở cho các tổ chức, cá nhân nuôi
thâm canh, bán thâm canh tôm Sú và nuôi thâm canh tôm Chân trắng thực hiện đầu
tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận cơ sở nuôi đủ điều kiện bảo
đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
3.2. Quy chuẩn này là cơ sở để các cơ quan quản lý
nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ
môi trường và an toàn thực phẩm của cơ sở nuôi đối với các tổ chức, cá nhân.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
Các tổ chức, cá nhân được quy định tại Mục 1.2 có
trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Tổng cục Thủy sản
5.1.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng
có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
5.1.2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý tại từng thời điểm,
có trách nhiệm kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ
sung Quy chuẩn này.
5.2. Cơ sở nuôi
5.2.1. Ghi chép đầy đủ các thông tin quy định trong
biểu mẫu tại Phụ lục 2.
5.2.2. Lập hồ sơ quản lý gồm: các biểu mẫu ghi
chép; giấy tờ mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; giấy chứng
nhận kiểm dịch và giấy tờ bán tôm thương phẩm. Thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu
là 1 năm.
PHỤ LỤC 1
Bảng 1. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao
nuôi tôm Sú và tôm Chân trắng
TT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị cho phép
|
1
|
Ôxy hòa tan (DO)
|
mg/l
|
³
3,5
|
2
|
pH
|
|
7
¸ 9, dao động trong ngày không quá 0,5
|
3
|
Độ mặn
|
‰
|
5
¸ 35
|
4
|
Độ kiềm
|
mg/L
|
60
¸ 180
|
5
|
Độ trong
|
cm
|
20
¸ 50
|
6
|
NH3
|
mg/l
|
<
0,3
|
7
|
H2S
|
mg/l
|
<
0,05
|
8
|
Nhiệt độ
|
°C
|
18
¸ 33
|
Bảng 2. Chất lượng
nước thải từ ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài
TT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị cho phép
|
1
|
pH
|
|
5,5
- 9
|
2
|
BOD5(20°C)
|
mg/l
|
£
50
|
3
|
COD
|
mg/l
|
£
150
|
4
|
Chất rắn lơ lửng
|
mg/l
|
£
100
|
5
|
Coliform
|
MPN/100ml
|
£
5.000
|
PHỤ LỤC 2
CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP
1. Thông tin chung về cơ sở
nuôi
- Tên của cơ sở nuôi:
- Họ và tên của chủ cơ sở nuôi:
- Địa chỉ cơ sở nuôi:
- Điện thoại:
- Tổng diện tích cơ sở nuôi (m2):
Trong đó:
Tổng diện tích ao nuôi (m2):
Tổng diện tích ao chứa/lắng (m2):
Tổng diện tích ao xử lý nước thải (m2):
- Đối tượng nuôi:
- Thời gian nuôi:
2. Biểu mẫu ghi chép cho cơ sở nuôi
Biểu 1: Giống thả
Ngày
tháng năm
|
Mã
số ao
|
Diện
tích ao
(m2)
|
Kích
cỡ giống thả (mm)
|
Mật độ thả (con/m2)
|
Tên và địa chỉ cơ
sở bán giống
|
Số giấy chứng nhận
kiểm dịch
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 2. Nhập thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm
sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường
Ngày
tháng năm
|
Tên
sản phẩm
|
Số
lượng
|
Tên cửa hàng/ đại lý
bán và địa chỉ
|
Ngày
sản xuất
|
Hạn
sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3. Thu hoạch
Ngày
tháng năm
|
Mã
số ao
|
Khối
lượng (g/con)
|
Sản
lượng (tấn)
|
Tên và địa chỉ cơ
sở thu mua
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Biểu mẫu ghi chép cho từng ao nuôi
Biểu 4. Sử dụng thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế
phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường:
Ngày
tháng năm
|
Tên
sản phẩm
|
Liều
lượng
|
Khối
lượng
|
Mục
đích sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 5. Theo dõi sinh trưởng và tỷ lệ sống
Ngày
tháng năm
|
Khối
lượng tôm trung bình
(g/con)
|
Số
tôm chết
(con)
|
Số
tôm thất thoát
(con)
|
Số tôm bị bệnh
(con)
|
Mô
tả dấu hiệu
|
Ước
tỷ lệ sống
(%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 6. Môi trường nước ao nuôi
Ngày
tháng năm
|
Oxy
hòa tan (mg/l)
|
pH
|
Nhiệt
độ
(°C)
|
Độ
mặn (‰)
|
Độ
trong (cm)
|
NH3
(mg/l)
|
Độ
kiềm (mg/l)
|
H2S
(mg/l)
|
Sáng
|
Chiều
|
Sáng
|
Chiều
|
Sáng
|
Chiều
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|