BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
17/2010/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội,
ngày 26 tháng 3 năm 2010
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
Căn cứ Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Nghị định số 58/2002/NĐ –CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy
định Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều lệ Kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc
bảo vệ thực vật;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh lùn
sọc đen hại lúa như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng
dẫn biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa; trách nhiệm của các cơ quan
trong việc áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Thông tư này áp dụng
đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực
hiện biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Điều 2.
Đặc điểm chính về bệnh lùn sọc đen hại lúa
1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh lùn
sọc đen hại lúa là vi rút lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked
Dwarf Virus - SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridae và rầy lưng trắng
(Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền vi rút này.
2. Triệu chứng và tác
hại
Cây lúa bị bệnh có
triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có
thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn
non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng.
Từ giai đoạn làm đòng
và khi lúa có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ
bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bị bệnh nặng
cây lúa không trổ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen.
Một số triệu chứng
của bệnh lùn sọc đen hại lúa được trình bày ở Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông
tư này.
3. Môi giới truyền
bệnh và cơ chế lan truyền của bệnh
Rầy lưng trắng là môi
giới chính truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều
truyền bệnh.
Rầy lưng trắng sau
khi đã nhiễm vi rút có thể truyền bệnh đến khi chết. Vi rút không truyền qua trứng
rầy.
Bệnh không truyền qua
hạt giống lúa, không truyền qua đất và tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.
4. Tồn tại của bệnh
trên đồng ruộng
Ngoài cây lúa, bệnh
lùn sọc đen còn gây hại trên ngô, lúa mì, cỏ lồng vực, cỏ chát, cỏ đuôi phụng,
vì các cây này cũng là ký chủ của rầy lưng trắng và cũng là nguồn chứa vi rút
để rầy lưng trắng truyền sang cây lúa. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét
của cây lúa bị bệnh trước đó.
Vi rút gây bệnh tồn
tại trong cơ thể của rầy lưng trắng sống qua đông hoặc di chuyển rất xa theo
gió và bão để gây bệnh cho lúa và một số loài cây khác ở các vùng khác hoặc vụ
tiếp theo.
Điều 3. Cơ
chế, chính sách phòng trừ dịch bệnh
1. Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động trích ngân sách chi cho công tác
phòng, trừ bệnh; thông tin, tuyên truyền, tập huấn, in ấn tài liệu hướng dẫn.
2. Trong điều kiện
công bố dịch, địa phương chủ động tạm ứng kinh phí để triển khai kịp thời công
tác phòng, trừ và được cấp theo chính sách được quy định tại Quyết định
1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng,
trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa; văn bản 1486/TTg-KTN ngày
09/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức hỗ trợ phòng, trừ dập
dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và văn bản số 291/TTg-KTN
ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên phạm vi cả nước.
Chương II
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
Điều 4.
Biện pháp phòng bệnh
1. Vệ sinh đồng ruộng
Vệ sinh đồng ruộng
bằng cách cày vùi gốc rạ để diệt lúa chét, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng,
mương dẫn nước, đốt dọn tàn dư thực vật từ cây ngô.
2. Phòng ngừa rầy môi
giới
a) Né rầy
Theo dõi bẫy đèn để xác
định đỉnh cao của các đợt rầy lưng trắng và các loại rầy hại lúa khác. Thời điểm
gieo mạ, cấy lúa hoặc gieo thẳng có thể né rầy là khoảng 4 - 6 ngày sau đỉnh
cao của rầy vào đèn.
b) Bảo vệ mạ
Thực hiện gieo mạ có
che ny lông để kết hợp chắn rầy với chống rét trong vụ Đông Xuân. Không gieo mạ
ở những ruộng vụ trước có bệnh.
Ở những địa bàn vụ
trước lúa bị bệnh lùn sọc đen, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học
để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy và tiến hành phun thuốc trừ rầy cho
mạ, dùng thuốc nội hấp.
Thường xuyên thăm
đồng, kết hợp với theo dõi bẫy đèn để dự báo mật số rầy trên đồng ruộng, xét
nghiệm mẫu rầy để phát hiện nguồn rầy mang vi rút.
c) Các biện pháp canh
tác
Hạn chế sử dụng những
giống lúa đã xác định nhiễm bệnh nặng, sử dụng các giống kháng (chống chịu) rầy
hoặc ít nhiễm rầy.
Bón phân cân đối, đặc
biệt không bón thừa phân đạm, áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” hoặc SRI ở nơi
có điều kiện để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại.
Bố trí cơ cấu mùa vụ
lúa hợp lý theo hướng giảm tỷ lệ trà lúa Xuân sớm, Xuân trung. Bố trí có thời
gian cách ly giữa vụ Xuân và vụ Hè Thu - Mùa tiếp theo trong điều kiện không
làm ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông để cắt cầu nối truyền bệnh và có đủ thời
gian để vệ sinh đồng ruộng.
Điều 5.
Các biện pháp trừ bệnh
1. Trừ bệnh khi lúa
xuất hiện bệnh
a) Giai đoạn lúa từ
gieo cấy - đứng cái
Nhổ, vùi những cây
lúa bị bệnh, cấy dặm cây lúa khỏe.
Phun thuốc trừ rầy
bằng loại thuốc nội hấp trên ruộng bị bệnh và những ruộng xung quanh.
Chăm sóc để cây lúa
mau chóng phục hồi: bón cân đối N-P-K, lưu ý không bón thừa đạm; khi lúa chưa
phục hồi ra lá mới, chỉ nên bón lân và kali.
Sau khi thu hoạch lúa
ở ruộng bị bệnh tiến hành ngay cày vùi ruộng đó để tiêu diệt triệt để mầm bệnh.
b) Giai đoạn lúa từ
phân hóa đòng trở đi
Nhổ, vùi những cây
lúa bị bệnh.
Thường xuyên quan sát
kỹ ruộng bị bệnh lùn sọc đen để phát hiện rầy lưng trắng, khi phát hiện có rầy
rưng trắng tiến hành ngay phun thuốc trừ rầy ở ruộng đó và các ruộng xung
quanh, sử dụng loại thuốc theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa:
Giai đoạn lúa phân
hóa đòng - trỗ dùng thuốc trừ rầy nội hấp hoặc thuốc trừ rầy tiếp xúc, hoặc kết
hợp.
Giai đoạn sau trỗ -
chín dùng thuốc trừ rầy tiếp xúc.
Chăm sóc lúa mau phục
hồi như nêu trên.
Sau khi thu hoạch lúa
ở ruộng bị bệnh tiến hành ngay cày vùi ruộng đó.
2. Tiêu hủy cả ruộng
lúa bị bệnh
Tiêu hủy cả ruộng lúa
bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa không còn khả năng cho năng suất (nhiễm
nặng, khó phục hồi được).
Trước khi tiêu hủy
phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc.
Tiêu hủy và tiến hành
cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ, nếu hết thời vụ trồng cây khác (ngoại trừ
ngô) thay lúa nếu điều kiện cho phép.
Tiêu hủy bằng cày vùi
phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc trồng cây khác.
3. Các loại thuốc trừ
rầy
Danh mục các hoạt
chất phổ biến trừ rầy được đính kèm tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6.
Trách nhiệm của các Cục, cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cục Bảo vệ thực
vật
a) Tập huấn cho toàn
bộ cán bộ bảo vệ thực vật các cấp về bệnh lùn sọc đen hại lúa.
b) Củng cố hệ thống
báo cáo dịch bệnh từ cơ sở, cập nhật thông tin hằng ngày trên trang Thông tin
điện tử của Cục.
c) Chỉ đạo các Chi
cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường điều tra
diễn biến bệnh và hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời.
d) Cử cán bộ giúp các
địa phương kiểm tra, giám sát tình hình bệnh đối với từng địa bàn cụ thể.
đ) Chỉ đạo các Trung
tâm kỹ thuật của Cục phối hợp chặt chẽ với các Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh
lấy mẫu, giám định nhanh tác nhân gây bệnh; tổ chức tập huấn phương pháp nhận
biết và biện pháp kỹ thuật phòng, trừ bệnh lùn sọc đen cho nông dân.
e) Kiểm tra, đôn đốc
các địa phương thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh.
g) Hướng dẫn các địa
phương thực hiện chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh.
2. Cục Trồng trọt
a) Theo dõi tình hình
sản xuất lúa ở địa phương để phối hợp chỉ đạo về cơ cấu giống, thời vụ xuống
giống và các biện pháp canh tác, khuyến cáo các biện pháp chăm sóc lúa để
nhanh phục hồi ở những ruộng lúa bị bệnh.
b) Đối với những diện
tích lúa bị bệnh đã tiêu hủy toàn bộ, hướng dẫn việc cấy, gieo thẳng lại nếu
còn thời vụ, nếu thời vụ lúa không còn hướng dẫn khả năng chuyển trồng cây
khác.
3. Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam
a) Chỉ đạo Viện bảo vệ
thực vật thu mẫu ở các địa phương để xét nghiệm vi rút gây bệnh, báo cáo
kết quả xét nghiệm; chủ trì phối hợp với Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Cục Bảo
vệ thực vật để điều phối, củng cố hệ thống xét nghiệm vi rút gây bệnh.
b) Chỉ đạo, điều phối
các Viện thành viên tham gia công tác giám sát dịch bệnh tại các địa phương khi
có yêu cầu, tiến hành nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy lưng
trắng, đánh giá tính kháng rầy của các giống lúa, chọn tạo giống lúa kháng rầy,
kháng bệnh.
c) Đẩy mạnh hợp tác
quốc tế trong nghiên cứu về bệnh lùn sọc đen.
4. Trung tâm Khuyến
nông quốc gia
a) Triển khai công
tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn.
b) Xây dựng mô hình về
phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Điều 7.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo các phương
tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giúp nông
dân có kiến thức về cách phát hiện và phòng trừ rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc
đen hại lúa, tuyên truyền phổ biến các điển hình tiên tiến trong phòng trừ dịch
bệnh.
b) Củng cố công tác
giám sát dịch bệnh trên đồng ruộng, giao nhiệm vụ giám sát cho cấp chính quyền
cơ sở và cán bộ bảo vệ thực vật; chỉ đạo việc thiết lập hệ thống bẫy đèn và vận
hành để dự báo mật số rầy.
c) Khi dịch bệnh xảy
ra, tiến hành công bố dịch bệnh theo quy định, thành lập Ban chỉ đạo các cấp, thực
hiện đồng bộ các biện pháp và chính sách phòng trừ dịch bệnh. Trong thực hiện
biện pháp phòng, trừ lấy nông dân là lực lượng chính, cơ sở là
chính và huy động cả hệ thống chính trị các cấp tham gia; tổ chức thực hiện cộng
đồng, nhất là tổ chức phun xịt thuốc trừ rầy đồng loạt.
d) Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa
phương, nghiêm cấm việc kinh doanh thuốc giả, thuốc kém phẩm chất, tăng giá
thuốc trong thời gian có dịch, vi phạm qui định về quảng cáo thuốc.
đ) Thực hiện kịp thời
công tác khen thuởng.
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Khi phát hiện có địa điểm
xuất hiện lúa bị bệnh sùn sọc đen, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi
Cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm
tra, xác minh, đánh giá tỷ lệ lúa bị nhiễm, đánh giá nguy cơ lây lan để tham
mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định công bố dịch bệnh ở những địa bàn cụ thể (thôn, xã). Trường hợp công bố
dịch trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố báo cáo khẩn cho Cục Bảo vệ thực vật để
cùng tham gia kiểm tra, đánh giá trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố xem xét, công bố dịch.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9.
Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức
thực hiện các nội dung trên, thường xuyên báo cáo kết quả, phản ánh kịp
thời các vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật)./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Các Bộ: KHCN, Y tế, Công Thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, BVTV.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
PHỤ LỤC 1:
MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17 /2010/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn biện pháp phòng
trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa)
PHỤ LỤC 2 :
DANH MỤC CÁC HOẠT CHẤT PHỔ BIẾN TRỪ RẦY (TRONG ĐÓ CÓ RẦY
LƯNG TRẮNG) HẠI LÚA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17 /2010/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn biện pháp phòng
trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa)
1. Hoạt chất
Dinotefuran
Nhóm thuốc Neonicotinoid.
Nhóm độc III (WHO).
Thuốc có tác dụng
tiếp xúc và nội hấp.
Thuốc có hiệu quả cao
khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày
sau khi phun thuốc. Hiệu lực của thuốc thể hiện rõ ngay sau vài giờ phun thuốc.
Lượng dùng: Thuốc
dạng 20WP dùng 50 - 100 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy
non mới nở, tuổi còn nhỏ.
2. Hoạt chất
Clothanindin
Nhóm thuốc
Neonicotinoid.
Nhóm độc III (WHO).
Thuốc có tác dụng nội
hấp.
Thuốc có hiệu quả cao
khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày
sau khi phun thuốc.
Lượng dùng: Thuốc
dạng 16WGS dùng 140 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non
mới nở, tuổi còn nhỏ.
3. Hoạt chất
Thiamethoxam
Nhóm thuốc
Neonicotinoid.
Nhóm độc III (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh vào cây
và có tính hướng ngọn.
Thuốc diệt trừ nhanh
rầy non và rầy trưởng thành.
Liều lượng sử dụng:
Dạng 25 WG dùng 25 - 80 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy
non mới nở, tuổi còn nhỏ.
4. Hoạt chất
Pymetrozine
Nhóm thuốc Pyridine
azomethine.
Nhóm độc III (WHO).
Thuốc có tác dụng nội
hấp, làm ngưng hoạt động của hệ tiêu hoá.
Lượng dùng: Thuốc
dạng 50WG dùng 300 g/ha. Lượng nước phun là 480 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non
mới nở, tuổi còn nhỏ.
5. Hoạt chất
Imidacloprid
Nhóm Neonicotionoid.
Nhóm độc II (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh chóng và
có tính hướng ngọn.
Thuốc diệt trừ nhanh
rầy non và rầy trưởng thành.
Lượng dùng:
Thuốc dạng 100 SL
dùng 0,4 - 0,5 lít/ha pha trong 400 lít nuớc.
Thuốc dạng 10 WP, 100
WP dùng 0,4- 0,5 kg/ha pha trong 400 lít nước.
Thuốc ở dạng 700 WG
dùng 40 g pha trong 400 lít nước.
Phun thuốc khi rầy
non mới nở, tuổi còn nhỏ.
6. Hoạt chất
Fenobucarb
Nhóm thuốc Carbamate.
Nhóm độc II (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc, vị độc, không lưu dẫn.
Thuốc diệt rầy non và
rầy trưởng thành, không diệt trứng.
Liều lượng sử dụng:
1,5 - 2,0 lít/ha, pha trong 400 lít nước. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi
còn nhỏ.
7. Hoạt chất
Isoprocarb
Nhóm thuốc Carbamate.
Nhóm độc II (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc, vị độc có tính xông hơi nhẹ.
Lượng dùng:
Thuốc dạng 20 EC dùng
1,5 - 2,0 lít /ha pha trong 400 lít nước.
Thuốc dạng 25WP dùng
1,5 - 2,0 kg /ha pha trong 400 lít nước.
Thuốc dạng 50WP dùng
0,7 - 1,0 kg/ha pha trong 400 lít nước.
Phun thuốc khi rầy
non mới nở, tuổi còn nhỏ.
8. Hoạt chất
Abamectin
Nhóm thuốc
Avermectin.
Nhóm độc Ib (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc và vị độc.
Thuốc có tác dụng trừ
rầy non và rầy trưởng thành hiệu quả cao.
Lượng dùng: dạng
1,8EC: 0,25 - 0,5 lít/ha; dạng 3,6EC: 0,2 - 0,4 lít/ha. Lượng nước phun 400
lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
9. Hoạt chất Fipronil
Nhóm thuốc Phenyl
pyrazoles.
Nhóm độc II (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc và vị độc.
Lượng dùng: dạng
0,3G: 10 kg/ha; dạng 5SC: 0,4 - 0,5 lít/ha; dạng 800WG: 25 - 30 g/ha. Lượng
nước phun 400 lít/ha. Phun hoặc rải thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
10. Hoạt chất
Chlorpyrifos Methyl
Nhóm thuốc
Organophosphate.
Nhóm độc II (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc và vị độc.
Thuốc có tác dụng xử
lý hạt giống.
Lượng dùng: dạng
40EC: 25 ml/20 lít nước cho 15 - 20 kg hạt giống. Ngâm hạt giống vào trong dung
dịch thuốc từ 12 - 14 giờ, sau đó vớt ra ủ bình thường.
11. Hoạt chất
Chlorpyrifos Ethyl
Nhóm thuốc
Organophosphate.
Nhóm độc II (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc và vị độc.
Lượng dùng: 0,4 - 0,6
kg/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
12. Hoạt chất
Acetamiprid
Nhóm thuốc
Neonicotinoid.
Nhóm độc II (WHO).
Thuốc có tác động
tiếp xúc và vị độc.
Lượng dùng: dạng
200WP: 300 - 500 g/ha; dạng 200EC: 300 - 400 ml/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha.
Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
13. Hoạt chất
Buprofezin
Nhóm điều tiết sinh
trưởng côn trùng
Nhóm độc III (WHO)
Thuốc có tác động
tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu không lưu dẫn. Thuốc kiềm hãm tổng hợp chitin,
cản trở quá trình lột xác của rầy non, làm rầy non bị chết. Thuốc không diệt được
rầy trưởng thành nhưng làm hạn chế khả năng đẻ trứng của chúng. Hiệu lực của
thuốc thể hiện chậm (sau 2 - 3 ngày khi rầy non lột xác mới chết nhưng thời
gian duy trì hiệu lực kéo dài).
Lượng dùng:
Thuốc ở dạng 10 WP
hoặc 10 BTN dùng 1,0 - 1,2 kg/ha pha trong 400 lít nước.
Thuốc ở dạng 25 WP
dùng 0,6 kg/ha pha trong 400 lít nước.
Phun thuốc khi rầy
non mới nở, rầy tuổi còn nhỏ.
14. Có thể dùng các
loại thuốc BVTV có chứa hỗn hợp các hoạt chất trên như trong Danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.