Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại

Số hiệu: 12/2006/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Phạm Khôi Nguyên
Ngày ban hành: 26/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

 

Số: 12/2006/TT-BTNMT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*****

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ VÀ THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, ĐĂNG KÝ, CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ, MÃ SỐ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI  

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1.1. Thông tư này hướng dẫn điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây phát sinh chất thải nguy hại hoặc tham gia quản lý chất thải nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Thông tư này áp dụng đối với chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH) ở thể rắn, lỏng và bùn.

1.3. Thông tư này không áp dụng đối với: chất thải phóng xạ; hơi, khí thải; nước thải được xử lý tại hệ thống, công trình xử lý nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chất thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

2. Giải thích từ ngữ:

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Quản lý CTNH (sau đây viết tắt là QLCTNH) gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH.

2.2. Chủ nguồn thải CTNH hay chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH.

2.3. Chủ vận chuyển CTNH hay chủ vận chuyển là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH để thực hiện việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ tạm thời CTNH.

2.4. Chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH hay chủ xử lý, tiêu huỷ là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH để thực hiện việc lưu giữ tạm thời, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH.

2.5. Cơ quan cấp phép QLCTNH (sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung cho các cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép hành nghề vận chuyển, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo quy định tại Mục 3 Phần I dưới đây.

2.6. Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH hay Sổ đăng ký chủ nguồn thải là hồ sơ cấp cho chủ nguồn thải CTNH, trong đó liệt kê thông tin về chủng loại, số lượng CTNH đăng ký phát sinh và quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ nguồn thải đối với CTNH được đăng ký.

2.7. Giấy phép QLCTNH là tên gọi chung cho Giấy phép hành nghề QLCTNH do CQCP cấp cho chủ vận chuyển (gọi là Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH) hoặc cho chủ xử lý, tiêu huỷ (gọi là Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH), trong đó quy định cụ thể về địa bàn hoạt động, các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành, các loại CTNH được phép quản lý cũng như trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.

2.8. Danh mục CTNH là danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Mã CTNH là mã số của từng loại CTNH trong Danh mục CTNH.

2.9. Mã số QLCTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH để phục vụ việc quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu về các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.

2.10. Chứng từ CTNH bảng kê được phát hành theo biểu mẫu thống nhất trên toàn quốc để cung cấp cho các chủ nguồn thải CTNH. Chứng từ CTNH là tài liệu xác nhận việc chuyển giao trách nhiệm đối với CTNH giữa chủ nguồn thải và các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.

2.11. Địa bàn hoạt động là phạm vi địa lý tính theo đơn vị hành chính là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), mà các chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển hoặc xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các chủ nguồn thải trong phạm vi đó.

3. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH:

3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải trong tỉnh.

3.2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy nhiệm Cục Bảo vệ môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên (kể cả các chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên địa bàn một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do CQCP ở địa phương cấp, nhưng có nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác).

3.3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ nhiệm (sau đây gọi chung là CQCP ở địa phương) cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh.

3.4. Việc thu hồi Giấy phép QLCTNH thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Cách tính thời hạn trong Thông tư này:

4.1. Thời hạn trong Thông tư này được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

4.2. Thời hạn trong Thông tư này được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

II. ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CTNH

1. Điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH:

Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH theo quy định tại Mục 2 Phần III của Thông tư này phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

1.1. Có đăng ký hành nghề vận chuyển hàng hoá trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1.2. Có Bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; hoặc có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đối với cơ sở đã hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá lại các tác động môi trường trong quá trình hoạt động để xây dựng các quy trình, phương án, biện pháp, kế hoạch phù hợp nêu tại điểm 1.6 của Mục này.

1.3. Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phương tiện vận chuyển đã được đăng ký lưu hành;

b) Phương tiện vận chuyển được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành;

c) Đối với phương tiện vận chuyển CTNH có tính nguy hại cao thì phải được trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) để có thể xác định vị trí chính xác và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH của phương tiện theo yêu cầu của cơ quan xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc của CQCP;

d) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH;

đ) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

1.4. Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở, đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời hoặc phân loại CTNH (nếu có).

1.5. Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật; có đủ đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị.

1.6. Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch sau:

a) Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

b) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

c) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên và lái xe;

d) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;

đ) Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên và lái xe về: vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố;

e) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở khi chấm dứt hoạt động.

1.7. Có hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với các chủ xử lý, tiêu huỷ có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH do CQCP có thẩm quyền cấp theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.

2. Điều kiện hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH:

Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo quy định tại Mục 3 Phần III của Thông tư này phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

2.1. Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu huỷ CTNH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đối với cơ sở đã hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá lại các tác động môi trường trong quá trình hoạt động để xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình phù hợp nêu tại điểm 2.9 của Mục này.

2.2. Cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

2.3. Khu chôn lấp CTNH (nếu có) phải tuân thủ các quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

2.4. Phương pháp, công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ CTNH phải phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của từng loại CTNH đăng ký xử lý, tiêu huỷ; được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành; có khả năng tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn.

2.5. Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

a) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH;

b) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

2.6. Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

2.7. Có hệ thống quan trắc môi trường tự động theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc của CQCP.

2.8. Có ít nhất hai cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì chỉ cần một cán bộ) để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật tại cơ sở xử lý, tiêu huỷ; có đủ đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hoá học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì đội trưởng có thể do một cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm).

2.9. Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình sau:

a) Quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

b) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

c) Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH;

d) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên;

đ) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;

e) Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố;

g) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

III. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI, CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ QLCTNH, MÃ SỐ QLCTNH

Tổ chức, cá nhân có thể đồng thời làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải, đăng ký các Giấy phép QLCTNH nếu đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần II của Thông tư này.

1. Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

1.1. Chủ nguồn thải CTNH lập 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH gồm Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 1 (A) và các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 (B) của Thông tư này để nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

1.2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ là hồ sơ được lập theo đúng mẫu, kèm theo các giấy tờ theo quy định; có các thông tin chính xác, cụ thể, chi tiết cho việc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải. Khi xác định hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tài nguyên và Môi trường không cần thông báo và đương nhiên hiểu rằng hồ sơ đã được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét.

1.3. Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải theo mẫu tại Phụ lục 1 (C) của Thông tư này.

1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường và chủ nguồn thải có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký theo điểm 1.2 nêu trên cũng như các vấn đề liên quan trong quá trình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải.

1.5. Khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, mỗi chủ nguồn thải được cấp một mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Sổ đăng ký chủ nguồn thải kèm theo bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được Sở Tài nguyên và Môi trường đóng dấu xác nhận.

1.6. Sổ đăng ký chủ nguồn thải có hiệu lực cho đến khi cần điều chỉnh theo quy định tại điểm 1.7 dưới đây hoặc khi cơ sở chấm dứt hoạt động.

1.7. Chủ nguồn thải phải gửi Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu tại Phụ lục 1 (A) của Thông tư này và Sổ đăng ký hiện có đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong các trường hợp sau:

a) Đã có Sổ đăng ký được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;

b) Thay đổi, bổ sung về chủng loại hoặc tăng từ 15% trở lên so với số lượng CTNH đã đăng ký phát sinh;

c) Thay đổi địa điểm cơ sở nhưng không thay đổi chủ nguồn thải (chủ sở hữu hoặc điều hành cơ sở) hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở.

Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải mới (kèm theo bản Phụ lục mới) và huỷ bỏ hiệu lực của Sổ đăng ký cũ. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Sổ đăng ký cũ được giữ lại để kèm theo Sổ đăng ký mới sau khi bổ sung Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật khác (nếu có) được Sở Tài nguyên và Môi trường đóng dấu xác nhận.

2. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận chuyển CTNH:

2.1. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH lập 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 2 (A.1) và các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 (A.2) để nộp lên CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.

2.2. Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Khi xác định hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì CQCP không cần thông báo và đương nhiên hiểu rằng hồ sơ đã được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét.

2.3. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, CQCP phải cấp Giấy phép QLCTNH cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH theo mẫu tại Phụ lục 2 (A.3) của Thông tư này; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tại Mục 1 Phần II của Thông tư này thì CQCP thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thiện các điều kiện này. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề gửi báo cáo cho CQCP sau khi đã hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu. Thời gian từ lúc CQCP gửi văn bản yêu cầu cho đến khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về việc hoàn thiện các điều kiện hành nghề nêu trên không tính vào thời hạn 20 ngày xem xét cấp phép.

2.4. CQCP và tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hoặc hoàn thiện các điều kiện hành nghề (theo các điểm 2.2 và 2.3 của Mục này) cũng như các vấn đề liên quan trong quá trình xem xét cấp phép.

2.5. Trường hợp cần thiết, trong quá trình xem xét cấp phép, CQCP có thể tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau đây:

a) Theo quyết định của thủ trưởng hoặc người đứng đầu CQCP, thành lập Hội đồng tư vấn có chức năng tư vấn giúp CQCP xem xét hồ sơ đăng ký hành nghề, đánh giá điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển và một số vấn đề liên quan để làm căn cứ cấp phép;

b) Khảo sát cơ sở và khu vực phụ cận (thời gian khảo sát không tính vào thời hạn 20 ngày xem xét cấp phép);

c) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề;

d) Tổ chức họp với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để yêu cầu trực tiếp giải trình một số vấn đề còn vướng mắc và thống nhất về các yêu cầu cụ thể đối với chủ vận chuyển để ghi thêm vào Giấy phép;

đ) Lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia ngoài Hội đồng tư vấn, cơ quan khoa học, công nghệ, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ có liên quan;

e) Tổ chức họp Hội đồng tư vấn để thống nhất việc cấp phép.

2.6. Khi được cấp Giấy phép QLCTNH, mỗi chủ vận chuyển được cấp một mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Giấy phép QLCTNH kèm theo bộ hồ sơ đăng ký hành nghề đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận.

2.7. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép QLCTNH cấp lần đầu tiên hoặc cấp mới cho chủ vận chuyển là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Giấy phép QLCTNH được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 05 (năm) năm. Thủ tục gia hạn Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự từ điểm 2.1 đến 2.5 của Mục này và phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước khi Giấy phép hết hạn. Mỗi lần gia hạn Giấy phép, CQCP xác nhận vào phần Xác nhận gia hạn Giấy phép (hoặc đổi bản Giấy phép mới khi đã dùng hết phần Xác nhận gia hạn Giấy phép). Bản Phụ lục của Giấy phép được thay bằng bản Phụ lục mới nếu có thay đổi. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo được bổ sung Đơn đăng ký gia hạn Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có) được CQCP đóng dấu xác nhận.

2.8. Chủ vận chuyển phải đăng ký điều chỉnh Giấy phép QLCTNH trong các trường hợp sau:

a) Đã có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;

b) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về loại hình, trọng tải, thể tích thiết kế, số lượng của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời;

c) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về chủng loại CTNH đăng ký vận chuyển;

d) Có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động vận chuyển (chỉ áp dụng trong trường hợp Giấy phép do Cục Bảo vệ môi trường cấp với địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên).

đ) Thay đổi chủ vận chuyển CTNH (chủ sở hữu hoặc điều hành cơ sở) mà không thay đổi địa điểm cơ sở hoặc thay đổi địa điểm cơ sở mà không thay đổi chủ vận chuyển.

Thủ tục điều chỉnh Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự từ điểm 2.1 đến 2.5 của Mục này. Khi điều chỉnh Giấy phép, CQCP cấp một bản Giấy phép mới (kèm theo bản Phụ lục mới) có cùng mã số QLCTNH với thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày điều chỉnh và huỷ bỏ hiệu lực của bản Giấy phép cũ. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo bản Giấy phép cũ được giữ lại để kèm theo bản Giấy phép mới sau khi bổ sung Đơn đăng ký điều chỉnh Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật được CQCP đóng dấu xác nhận.

2.9. Chủ vận chuyển phải lập hồ sơ đăng ký Giấy phép QLCTNH mới trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi đồng thời chủ vận chuyển và địa điểm cơ sở;

b) Chủ vận chuyển hoạt động trên địa bàn một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do CQCP ở địa phương cấp có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác thì phải làm thủ tục đăng ký Giấy phép QLCTNH mới với Cục Bảo vệ môi trường.

3. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:

3.1. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH lập 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 2 (B.1) và các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 (B.2) để nộp lên CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.

3.2. Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Khi xác định hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì CQCP không cần thông báo và đương nhiên hiểu rằng hồ sơ đã được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét.

3.3. Sau khi kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập kế hoạch và đăng ký vận hành thử nghiệm theo hướng dẫn của CQCP. CQCP phối hợp với các cơ quan liên quan và Hội đồng tư vấn (nếu có) để giám sát và đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm. Trong trường hợp vận hành thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn môi trường, tuân thủ đúng báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu huỷ CTNH, CQCP xác nhận bằng văn bản trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm. Văn bản xác nhận này được lưu vào hồ sơ đăng ký. Trong trường hợp vận hành thử nghiệm không đạt yêu cầu thì cần điều chỉnh, cải thiện và hoàn thiện phương án để tiến hành thử nghiệm lại. Đối với lần cấp phép đầu tiên, quá trình giám sát, đánh giá, xác nhận việc vận hành thử nghiệm nêu trên được kết hợp với quá trình vận hành thử nghiệm và xác nhận việc thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

3.4. Trong trường hợp CQCP là Cục Bảo vệ môi trường thì CQCP phải tham khảo ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương nơi có cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề.

3.5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có văn bản xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm hoặc kể từ ngày có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, CQCP phải cấp Giấy phép QLCTNH cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo mẫu tại Phụ lục 2 (B.3) của Thông tư này. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tại Mục 2 Phần II của Thông tư này thì CQCP thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thiện các điều kiện này. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ gửi báo cáo cho CQCP sau khi đã hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu. Thời gian từ lúc CQCP gửi văn bản yêu cầu cho đến khi nhận được báo cáo của chủ xử lý, tiêu huỷ về việc hoàn thiện các điều kiện hành nghề nêu trên không tính vào thời hạn 30 ngày xem xét cấp phép.

3.6. CQCP và tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hoặc hoàn thiện các điều kiện hành nghề (theo các điểm 3.2 và 3.5 của Mục này) cũng như các vấn đề liên quan trong quá trình xem xét cấp phép.

3.7. Trường hợp cần thiết trong quá trình xem xét cấp phép, CQCP có thể tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau đây:

a) Theo quyết định của thủ trưởng hoặc người đứng đầu CQCP, thành lập Hội đồng tư vấn có chức năng tư vấn giúp CQCP xem xét hồ sơ đăng ký, đánh giá điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ, giám sát vận hành thử nghiệm và một số vấn đề liên quan để làm căn cứ cấp phép;

b) Khảo sát cơ sở và khu vực phụ cận ngoài chuyến giám sát vận hành thử nghiệm (thời gian khảo sát không tính vào thời hạn 30 ngày xem xét cấp phép);

c) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề;

d) Tổ chức họp với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để yêu cầu trực tiếp giải trình một số vấn đề còn vướng mắc và thống nhất về các yêu cầu cụ thể đối với chủ xử lý, tiêu huỷ để ghi thêm vào Giấy phép;

đ) Lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia ngoài Hội đồng tư vấn, cơ quan khoa học, công nghệ, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ có liên quan;

e) Tổ chức họp Hội đồng tư vấn để thống nhất việc cấp phép.

3.8. Khi được cấp Giấy phép QLCTNH, mỗi chủ xử lý, tiêu huỷ được cấp một mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Giấy phép QLCTNH kèm theo bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận.

3.9. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép QLCTNH cấp lần đầu tiên hoặc cấp mới cho chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH là 03 (ba) năm kể từ ngày được cấp. Giấy phép QLCTNH được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 05 (năm) năm. Thủ tục gia hạn Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự tại các điểm 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7 của Mục này (không cần tiến hành vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm 3.3) và phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước khi Giấy phép hết hạn. Mỗi lần gia hạn Giấy phép, CQCP xác nhận vào phần Xác nhận gia hạn Giấy phép (hoặc đổi bản Giấy phép mới khi đã dùng hết phần Xác nhận gia hạn Giấy phép). Bản Phụ lục của Giấy phép được thay bằng bản Phụ lục mới nếu có thay đổi. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo được bổ sung Đơn đăng ký gia hạn Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có) được CQCP đóng dấu xác nhận.

3.10. Chủ xử lý, tiêu huỷ phải đăng ký điều chỉnh Giấy phép QLCTNH trong các trường hợp sau:

a) Đã có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;

b) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về loại hình, công nghệ hoặc tăng quy mô, công suất thiết kế, số lượng của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ và lưu giữ tạm thời;

c) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về chủng loại hoặc tăng từ 15% trở lên về số lượng CTNH đã đăng ký xử lý, tiêu huỷ;

d) Có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động xử lý, tiêu huỷ (chỉ áp dụng cho trường hợp Giấy phép QLCTNH do Cục Bảo vệ môi trường cấp với địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên hoặc trường hợp Giấy phép do CQCP ở địa phương cấp cho việc tự xử lý, tiêu huỷ CTNH chuyển sang Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH cho nhiều chủ nguồn thải trên cùng địa bàn một tỉnh);

đ) Có nhu cầu thay đổi chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH (chủ sở hữu hoặc điều hành cơ sở) mà không thay đổi địa điểm cơ sở xử lý, tiêu huỷ hoặc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý, tiêu huỷ mà không thay đổi chủ xử lý, tiêu huỷ .

Thủ tục điều chỉnh Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự từ điểm 3.1 đến 3.7 của Mục này (không cần vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm 3.3 trong trường hợp có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động theo tiết d hoặc có nhu cầu thay đổi chủ xử lý, tiêu huỷ mà không thay đổi địa điểm cơ sở theo tiết đ của điểm này). Khi điều chỉnh Giấy phép, CQCP cấp một bản Giấy phép mới (kèm theo bản Phụ lục mới) có cùng mã số QLCTNH với thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày điều chỉnh và huỷ bỏ hiệu lực của bản Giấy phép cũ. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo bản Giấy phép cũ được giữ lại để kèm theo bản Giấy phép mới sau khi bổ sung Đơn đăng ký điều chỉnh Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung cập nhật được CQCP đóng dấu xác nhận.

3.11. Chủ xử lý, tiêu huỷ phải lập hồ sơ đăng ký Giấy phép QLCTNH mới trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi đồng thời chủ xử lý, tiêu huỷ và địa điểm cơ sở;

b) Chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên địa bàn một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do CQCP ở địa phương cấp (kể cả Giấy phép cho việc tự xử lý, tiêu huỷ CTNH) có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác thì phải làm thủ tục đăng ký Giấy phép mới với Cục Bảo vệ môi trường.

IV. NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN THẢI, CHỦ VẬN CHUYỂN, CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HỦY CTNH

Tổ chức, cá nhân có thể đồng thời sở hữu Sổ đăng ký chủ nguồn thải, Giấy phép hành nghề vận chuyển và/hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH, đồng thời phải thực hiện các trách nhiệm tương ứng theo quy định tại Phần này. Các trách nhiệm khác đối với chủ nguồn thải CTNH hoặc các yêu cầu cụ thể đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH được ghi thêm vào Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc CQCP nếu cần thiết.

1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH:

1.1. Đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường.

1.2. Thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận (nếu có).

1.3. Áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu huỷ an toàn thông qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ có đủ điều kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu huỷ CTNH với sự trợ giúp của Chứng từ CTNH.

1.4. Phân loại CTNH, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; bố trí nơi lưu giữ tạm thời CTNH an toàn; đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn bao gồm các thông tin sau:

a) Tên CTNH, mã CTNH theo Danh mục CTNH;

b) Tên và địa chỉ của chủ nguồn thải;

c) Mô tả về các nguy cơ do chất thải có thể gây ra;

d) Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”;

đ) Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.

CTNH phải được nhanh chóng đưa đi xử lý, tiêu huỷ. Trong trường hợp cần phải lưu giữ tạm thời CTNH quá thời hạn 06 (sáu) tháng do chưa có công nghệ xử lý, tiêu huỷ an toàn hoặc chưa tìm được chủ xử lý, tiêu huỷ phù hợp, thì phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường và định kỳ 06 (sáu) tháng một lần báo cáo cho cơ quan này.

1.5. Phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, đã được đào tạo, tập huấn về QLCTNH để đảm nhiệm việc phân loại, quản lý CTNH, phòng ngừa và ứng phó sự cố tại cơ sở. Nếu không đủ năng lực phân loại và quản lý CTNH thì phải hợp đồng với các đơn vị tư vấn về môi trường để được hỗ trợ kỹ thuật thích hợp.

1.6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra, gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ, đổ tràn, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…); sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (địa chỉ, số điện thoại, trình t thông báo cho các cơ quan liên quan như môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...); phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố; các vấn đề liên quan khác.

1.7. Nếu chủ nguồn thải có nhu cầu hành nghề vận chuyển và/hoặc xử lý, tiêu huỷ CTNH thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển và/hoặc xử lý, tiêu huỷ theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần II, làm thủ tục đăng ký để được cấp Giấy phép hành nghề QLCNH theo quy định tương ứng tại các Mục 2, 3 Phần III và sau đó thực hiện các trách nhiệm theo quy định tương ứng tại các Mục 2, 3 Phần IV của Thông tư này.

1.8. Khi không có đủ khả năng tự vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì phải ký hợp đồng với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH đã được cấp Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động phù hợp.

1.9. Sử dụng Chứng từ CTNH do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp để xuất cho chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ mỗi khi chuyển giao CTNH. Chủ nguồn thải phải thống nhất với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH đã ký và các quy định trong Giấy phép QLCTNH của chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ.

1.10. Chỉ chuyển giao cho chủ vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH theo đúng nội dung Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xử lý, tiêu huỷ và Chứng từ CTNH đã khai.

1.11. Thực hiện đúng quy trình xuất Chứng từ CTNH (gồm 6 liên) theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm yêu cầu, nhắc nhở để bảo đảm nhận lại hai liên cuối cùng của Chứng từ CTNH, cũng như kiểm tra phần xác nhận của chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ sau khi kết thúc chuyển giao CTNH, sau đó chuyển liên 6 cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được. Nếu chủ nguồn thải đồng thời là chủ vận chuyển và/hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ đối với một số chủng loại CTNH nhất định thì chủ nguồn thải tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của Chứng từ CTNH.

Sau thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày chuyển giao CTNH cho chủ vận chuyển, nếu không nhận được liên 5 và liên 6 của Chứng từ CTNH từ chủ xử lý, tiêu huỷ thì phải có trách nhiệm báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp theo dõi, xử lý.

1.12. Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài, chủ nguồn thải còn có trách nhiệm sau:

a) Phối hợp với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ (ở nước ngoài) để tuân thủ các quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài bằng cách gửi đầy đủ thông tin về chuyến hàng dự kiến xuất khẩu đến Cục Bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (A) của Thông tư này;

b) Chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam;

c) Yêu cầu chủ vận chuyển xuyên biên giới lập hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới gồm đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (B) của Thông tư này;

d) Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vận chuyển bất hợp pháp CTNH xuyên biên giới khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường.

1.13. Định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý CTNH gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo mẫu tại Phụ lục 4 (A) của Thông tư này.

1.14. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương hoặc địa phương .

1.15. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm toàn bộ Chứng từ CTNH (liên 1 và liên 5) đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

1.16. Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH:

2.1. Chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được CQCP cấp Giấy phép QLCTNH.

2.2. Sau khi được cấp phép, thông báo nội dung Giấy phép QLCTNH cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nơi có cơ sở vận chuyển.

2.3. Thực hiện các nội dung của Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 1.2 Mục 1 Phần II của Thông tư này.

2.4. Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Nếu chủ vận chuyển đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ đối với một số loại CTNH nhất định thì chủ vận chuyển tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của Chứng từ CTNH.

2.5. Chỉ thu gom, vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH từ chủ nguồn thải hoặc chủ vận chuyển thứ nhất (trường hợp là chủ vận chuyển thứ hai) và chuyển giao cho chủ vận chuyển thứ hai (trường hợp là chủ vận chuyển thứ nhất) hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ theo đúng nội dung đã thống nhất khai trong Chứng từ CTNH bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và trên địa bàn hoạt động được quy định trong Giấy phép QLCTNH. Chỉ cho phép chuyển giao CTNH tối đa giữa hai chủ vận chuyển, nghiêm cấm chuyển giao CTNH cho một chủ vận chuyển thứ ba. Mọi hành vi vận chuyển CTNH không tuân thủ các quy định trong Giấy phép QLCTNH hoặc không có Giấy phép QLCTNH, sai với Chứng từ CTNH hoặc không có Chứng từ CTNH đều bị coi là hành vi vận chuyển bất hợp pháp CTNH và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2.6. Vận chuyển CTNH theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

2.7. Nếu chủ vận chuyển đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc có nhu cầu hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH thì phải có đủ điều kiện hành nghề xử lý, tiêu huỷ theo quy định tại Mục 2 Phần II, làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và/hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 3 Phần III và sau đó thực hiện các trách nhiệm theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 3 Phần IV của Thông tư này.

2.8. Khi nhận vận chuyển CTNH ra nước ngoài để xử lý, tiêu huỷ, chủ vận chuyển còn có trách nhiệm sau:

a) Phối hợp với chủ nguồn thải và chủ xử lý, tiêu huỷ (ở nước ngoài) để tuân thủ các quy định của Công ước Basel, hỗ trợ chủ nguồn thải trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (A) của Thông tư này;

b) Chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam;

c) Lập hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới gồm đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (B) của Thông tư này; sau khi có xác nhận việc tiếp nhận CTNH của chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài), phải gửi hai bộ hồ sơ vận chuyển cho chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải và Cục Bảo vệ môi trường;

d) Chịu trách nhiệm liên đới và bị xử lý theo pháp luật nếu nhận vận chuyển bất hợp pháp CTNH xuyên biên giới khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường.

2.9. Trong trường hợp thuê phương tiện đường biển hoặc đường sắt (kể cả vận chuyển xuyên biên giới), phải phối hợp với bên cho thuê phương tiện xây dựng phương án đóng gói, bảo quản CTNH phù hợp, bảo đảm vận chuyển an toàn để trình CQCP phê duyệt (trường hợp vận chuyển xuyên biên giới thì trình Cục Bảo vệ môi trường) .

2.10. Định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, lập báo cáo về tình hình hoạt động QLCTNH gửi CQCP theo mẫu tại Phụ lục 4 (B) của Thông tư này.

2.11. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương hoặc địa phương.

2.12. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm toàn bộ Chứng từ CTNH (liên 2 và/hoặc liên 3) đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

2.13. Định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên và lái xe theo đúng kế hoạch đào tạo (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).

2.14. Triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).

2.15. Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép QLCTNH cho CQCP, đồng thời bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).

3. Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:

3.1. Chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được CQCP cấp Giấy phép QLCTNH.

3.2. Sau khi được cấp phép, phải thông báo nội dung Giấy phép QLCTNH cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nơi có cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH.

3.3. Thực hiện đúng nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 2.1 Mục 2 Phần II của Thông tư này.

3.4. Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Nếu chủ xử lý, tiêu huỷ đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc chủ vận chuyển đối với một số loại CTNH nhất định thì chủ xử lý, tiêu huỷ tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của Chứng từ CTNH.

3.5. Chỉ được phép ký hợp đồng xử lý, tiêu huỷ CTNH với các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động được phép theo quy định trong Giấy phép QLCTNH. Chỉ tiếp nhận xử lý, tiêu huỷ số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng đã ký, Chứng từ CTNH đã thống nhất khai và các quy định trong Giấy phép QLCTNH được cấp. Mọi hành vi xử lý, tiêu huỷ CTNH không tuân thủ các quy định trong Giấy phép QLCTNH hoặc không có Giấy phép QLCTNH, sai với Chứng từ CTNH đều bị coi là bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3.6. Nếu chủ xử lý, tiêu huỷ đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc có nhu cầu hành nghề vận chuyển thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển theo quy định tại Mục 1 Phần II, làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và/hoặc Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần III và sau đó thực hiện các trách nhiệm theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần IV của Thông tư này.

3.7. Nếu chủ xử lý, tiêu huỷ không có khả năng xử lý, tiêu huỷ hoàn toàn CTNH (sau quá trình xử lý, tiêu huỷ vẫn còn lại các thành phần chất thải cần phải quản lý) thì phải có trách nhiệm:

a) Ký hợp đồng với chủ xử lý, tiêu huỷ thứ hai để thực hiện việc xử lý, tiêu huỷ phần CTNH chưa được xử lý, tiêu huỷ đến mức độ không còn nguy hại (căn cứ vào ngưỡng nguy hại quy định tại Danh mục CTNH và các tiêu chuẩn hiện hành) cũng như các CTNH khác phát sinh từ quá trình xử lý, tiêu huỷ của mình. Khi đó, chủ xử lý, tiêu huỷ thứ nhất được coi là một chủ nguồn thải đối với các CTNH chuyển giao cho chủ xử lý, tiêu huỷ thứ hai và phải thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Mục 1 Phần III cũng như thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Mục 1 Phần IV của Thông tư này. Quá trình chuyển giao CTNH thứ cấp này được thực hiện với một bộ hợp đồng và Chứng từ CTNH mới.

b) Chuyển giao phần chất thải đã được xử lý, tiêu huỷ đến mức độ không còn nguy hại (căn cứ vào ngưỡng nguy hại theo quy định tại Danh mục CTNH và các tiêu chuẩn hiện hành) cho đơn vị xử lý, tiêu huỷ chất thải thông thường (chất thải không nguy hại). Khi đó, chủ xử lý, tiêu huỷ không bị coi là chủ nguồn thải CTNH đối với những chất thải này.

3.8. Triển khai thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH (tự thực hiện hoặc hợp đồng với các đơn vị tư vấn về môi trường); định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, lập báo cáo về tình hình hoạt động QLCTNH gửi CQCP theo mẫu tại Phụ lục 4 (C) của Thông tư này.

3.9. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương hoặc địa phương.

3.10. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm toàn bộ Chứng từ CTNH (liên 4) đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

3.11. Định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên theo đúng kế hoạch đào tạo (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).

3.12. Triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).

3.13. Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép QLCTNH cho CQCP; phải hoàn thành việc xử lý, tiêu huỷ CTNH còn tồn đọng đồng thời bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Bảo vệ môi trường có trách nhiệm:

1.1. Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH theo thẩm quyền quy định tại điểm 3.2 Mục 3 Phần I của Thông tư này. Sau khi cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép, phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.

1.2. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” để giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH thuộc thẩm quyền của mình từ khâu tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến khâu trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”. Tăng cường việc thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH thông qua hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ, cấp phép để rút ngắn thời gian và giảm thiểu văn bản.

1.3. Phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và QLCTNH của các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH do mình cấp Giấy phép QLCTNH.

1.4. Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về QLCTNH và các quy định của Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.

1.5. Hàng năm phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thống kê tổng lượng CTNH phát sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng ký và đánh giá tình hình QLCTNH trên phạm vi toàn quốc để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.6. Thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam để làm thủ tục xuất khẩu CTNH theo đúng quy định của Công ước Basel.

1.7. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký hồ sơ, kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ nhiệm có trách nhiệm:

2.1. Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH theo thẩm quyền quy định tại điểm 3.3 Mục 3 Phần I của Thông tư này.

2.2. Đôn đốc các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH đã có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp mới theo quy định tương ứng tại các điểm 2.8, 2.9 Mục 2 hoặc các điểm 3.10, 3.11 Mục 3 của Phần III của Thông tư này.

2.3. Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” theo quy định tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tăng cường việc thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH thông qua hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ, cấp phép để rút ngắn thời gian và giảm thiểu văn bản.

2.4. Sau khi cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép QLCTNH, phải thông báo cho Cục Bảo vệ môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.

3. Các Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

3.1. Cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo thẩm quyền quy định tại điểm 3.1 Mục 3 Phần I của Thông tư này. Đôn đốc các chủ nguồn thải CTNH đã được cấp Sổ đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành làm thủ tục điều chỉnh theo quy định tương ứng tại điểm 1.7 Mục 1 Phần III của Thông tư này.

3.2. Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” theo quy định tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tăng cường việc thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký chủ nguồn thải CTNH thông qua hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải để rút ngắn thời gian và giảm thiểu văn bản.

3.3. Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và QLCTNH của các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH trong phạm vi địa phương mình. Phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân phát sinh CTNH hoặc tham gia hoạt động vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH nhưng không đăng ký chủ nguồn thải hoặc không có Giấy phép QLCTNH.

3.4. Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về QLCTNH và các quy định của Thông tư này tại địa phương mình.

3.5. Hàng năm tiến hành thống kê tổng lượng CTNH phát sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng ký và đánh giá tình hình QLCTNH trong phạm vi địa phương mình để báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo mẫu tại Phụ lục 4 (D) của Thông tư này.

3.6. Phối hợp xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về CTNH; triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến tại địa phương mình.

4. Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường thực hiện chức năng thanh tra về QLCTNH.

5. Các loại Giấy phép cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH tương đương với Giấy phép QLCTNH được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chỉ có giá trị đến ngày 30 tháng 6 năm 2007. Các Giấy phép hết hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến ngày 30 tháng 6 năm 2007 thì được gia hạn đến ngày 30 tháng 6 năm 2007. Các tổ chức, cá nhân sở hữu những Giấy phép nêu trên phải tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc đăng ký Giấy phép QLCTNH mới theo quy định của Thông tư này để tránh gián đoạn hoạt động.

6. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.

7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
   thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
   trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ TN&MT;
- Lưu VT, Cục BVMT, PC.        

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Khôi Nguyên

 

PHỤ LỤC 1

MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ MẪU SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH

(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006

 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A. Mẫu Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH

 

***

      ...........(1)...........                                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

(hoặc Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH)

Kính gửi: ................(2)....................

1. Phần khai chung:

Tên chủ nguồn thải (tổ chức hoặc cá nhân):

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                    Fax:                    E-mail:           

Tài khoản số:              tại:

CMTND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Giấy đăng ký kinh doanh số:            ngày cấp:           nơi cấp:

Tên cơ sở phát sinh CTNH:

Loại hình cơ sở:

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại                Fax:                E-mail:                                

Tên người liên hệ:

Mã số QLCTNH (trường hợp điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải):

2. Dữ liệu sản xuất:

(i) Danh sách nguyên liệu thô/hoá chất và số lượng sử dụng trung bình trong 01 tháng:

TT

Nguyên liệu thô/hoá chất

Số lượng (kg)

 

 

 

 

 

 

 

(ii) Danh sách sản phẩm và sản lượng trung bình trong 01 tháng:

TT

Tên sản phẩm

Sản lượng (kg/tháng)

 

 

 

 

 

 

 

3. Dữ liệu về chất thải:

 

(i) Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 01 tháng:

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng (kg)

Mã CTNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

(ii) Chất thải khác phát sinh trung bình trong 01 tháng:

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

4. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý CTNH:

 

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Chức danh

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm:

            -

            -

            -

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc điều chỉnh) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

 

.............(3)............

            (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức đăng ký chủ nguồn thải (nếu là tổ chức);

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương nơi đăng ký chủ nguồn thải;

(3) Cá nhân đăng ký chủ nguồn thải hoặc thủ trưởng hay người được uỷ quyền của tổ chức đăng ký chủ nguồn thải.

 

B. Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (nếu có).

Tất cả các bản sao nêu trên không cần công chứng nhưng phải được chủ nguồn thải đóng dấu xác nhận.

C. Mẫu Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH

         UỶ BAN NHÂN DÂN …                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                          (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

SỔ ĐĂNG KÝ

CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mã số QLCTNH: ........................

I. Thông tin chung về chủ nguồn thải:

Tên chủ nguồn thải:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                    Fax:                    E-mail:           

Tài khoản số:              tại:

CMTND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Giấy đăng ký kinh doanh số:            ngày cấp:           nơi cấp:

Tên cơ sở phát sinh CTNH (nếu có):

Loại hình cơ sở:

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:

II. Nội dung đăng ký:

Chủ nguồn thải đã đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố... Danh sách chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở và Danh sách chất thải khác phát sinh tại cơ sở (phụ lục kèm theo).

III. Trách nhiệm của chủ nguồn thải:

1.             Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.

2.             Tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan.

3.             Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Mục 1 Phần IV của Thông tư
số  12/2006/TT-BTNMT
ngày   tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.             (Các trách nhiệm khác).

IV. Thời hạn hiệu lực:

Sổ đăng ký này có hiệu lực đến khi cần điều chỉnh theo quy định tại điểm 1.7 Mục 1 Phần III hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm 1.16 Mục 1 Phần IV của Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

GIÁM ĐỐC SỞ

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC

(kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải có mã số QLCTNH...... do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố ...... cấp ngày ... tháng ... năm ......)

 

1. Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh trung bình trong 01 tháng tại cơ sở:

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng (kg)

Mã CTNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

2. Danh sách chất thải khác đã đăng ký phát sinh trung bình trong 01 tháng tại cơ sở:

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

3. Bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

(Một bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được Sở Tài nguyên và Môi trường đóng dấu xác nhận )

            Danh sách các hồ sơ, giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký:

            -

            -

            -

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀ MẪU GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QLCTNH

(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006

 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A.1. Mẫu Đơn đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH

 

***

       ..........(1)...........                                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI

(cấp mới/gia hạn/điều chỉnh Giấy phép)

 

Kính gửi: ................(2)....................

1. Phần khai chung:

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Tài khoản số:              tại:

CMTND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Giấy đăng ký kinh doanh số:            ngày cấp:           nơi cấp:

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:                                           

Tên người liên hệ:

Mã số QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):

Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép): … / … / ….

 

2. Địa bàn hoạt động đăng ký:

 

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»

 

 

 

3. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đăng ký vận hành:

 

TT

Tên phương tiện, thiết bị*

Số lượng

(đơn vị)

Loại hình (thu gom/vận chuyển/lưu giữ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*Hồ sơ kỹ thuật kèm theo)

 

 

 

 

4. Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển:

 

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng đăng ký/năm (kg)

Mã CTNH

Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

5. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý, vận chuyển CTNH:

 

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn**

Chức danh

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(**Bản sao hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ liên quan kèm theo)

 

6. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm:

-

            -

            -

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép.

...........(3)............

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức đăng ký (nếu là tổ chức);

(2) CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này;

(3) Cá nhân đăng ký hoặc thủ trưởng hay người được uỷ quyền của tổ chức đăng ký.

A.2. Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH

1. Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Bản sao Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo bản sao Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 1.2 Mục 1 Phần II của Thông tư này.

3. Bản mô tả cơ sở đã đầu tư xây dựng (quy mô, diện tích, sơ đồ chức năng, quy hoạch, thiết kế kiến trúc...).

4. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời CTNH, gồm các nội dung sau:

a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng (chức năng, công suất, quy mô, tải trọng, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ, tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý…), chứng minh được khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm 1.3 Mục 1 Phần II của Thông tư này;

b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế, bản sao Giấy đăng ký lưu hành của các phương tiện vận chuyển, chỉ định kỹ thuật của nhà sản xuất, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật...

5. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã đầu tư tại cơ sở (đặc biệt là khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời CTNH, khu vực vệ sinh phương tiện, bãi xe…), gồm các nội dung sau:

a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (chức năng, công suất, quy mô, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ…) như: hệ thống tường bao, mái che; hệ thống thoát nước; công trình xử lý nước thải; hệ thống thông gió, xử lý không khí và mùi; hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất…;

b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế...

6. Lý lịch trích ngang của cán bộ kỹ thuật, đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan.

7. Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trên các phương tiện, thiết bị) gồm các nội dung: quy trình hay thao tác vận hành chuẩn; các dấu hiệu của tình trạng vận hành không an toàn và thao tác xử lý; quy trình và tần suất bảo trì; các vấn đề liên quan khác.

8. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường gồm các nội dung: kế hoạch, quy trình thực hiện, vận hành các hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã được đầu tư; các tiêu chuẩn môi trường được áp dụng; kế hoạch vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; các biện pháp quản lý; các vấn đề liên quan khác.

9. Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên và lái xe (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở và trên các phương tiện vận chuyển) gồm các nội dung: thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; trang bị bảo hộ cá nhân; các vấn đề liên quan khác.

10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở và trên các phương tiện vận chuyển) gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ, đổ tràn, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…); sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (địa chỉ, số điện thoại, trình t thông báo cho các cơ quan liên quan như môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...); phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố; các vấn đề liên quan khác.

11. Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên và lái xe (kèm theo tài liệu đào tạo cho các khoá đào tạo tự tổ chức) về: vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố.

12. Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

13. Hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với chủ xử lý, tiêu huỷ có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH do CQCP có thẩm quyền cấp theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.

14. Bản sao Giấy phép QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).

15. Báo cáo việc thực hiện các kế hoạch nêu tại điểm 8 đến điểm 11 ở trên trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).

16. Bản sao tất cả các báo cáo QLCTNH đã gửi CQCP định kỳ 06 tháng một lần theo mẫu tại Phụ lục 4 (B) của Thông tư này trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).

17. Bản sao tất cả các Biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận liên quan của các cơ quan có thẩm quyền và trong khoảng thời gian từ lúc được cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép lần gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).

18. Đơn đăng ký các thông tin thuộc loại bí mật nội bộ của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH để yêu cầu CQCP không cung cấp rộng rãi (nếu cần thiết), bao gồm danh mục các thông tin và giải trình lý do.

Hồ sơ đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép chỉ cần bao gồm các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép như đã nêu tại điểm 14 đến điểm 17 ở trên và các hồ sơ, giấy tờ khác có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có), trong đó phải nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật so với bộ hồ sơ đăng ký nộp lần trước.

Tất cả bản sao hồ sơ, giấy tờ nêu trên không cần công chứng nhưng phải được tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH đóng dấu xác nhận.

A.3. Mẫu Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH

 

 TÊN CQCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mã số QLCTNH:..............

I. Thông tin chung về chủ vận chuyển CTNH:

Tên chủ vận chuyển:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Tài khoản số:              tại :

CMTND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Giấy đăng ký kinh doanh số:            ngày cấp:           nơi cấp:

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:

II. Nội dung cấp phép:

1.             Được phép hành nghề vận chuyển CTNH trên địa bàn hoạt động theo mục 1 của phụ lục kèm theo.

2.             Được phép sử dụng, vận hành các phương tiện chuyên dụng cho việc vận chuyển CTNH theo mục 2 của phụ lục kèm theo.

3.             Được phép vận chuyển các loại CTNH theo mục 3 của phụ lục kèm theo.

III. Trách nhiệm chung của chủ vận chuyển:

1.             Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.

2.             Tuân thủ các quy định về quản lý CTNH tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan.

3.             Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Mục 2 Phần IV của Thông tư
số 12/2006/TT-BTNMT
ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

IV. Thời hạn hiệu lực:

Giấy phép này có giá trị đến ngày: ... / ... / ......

Việc đăng ký gia hạn phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước thời hạn nêu trên.

                                                                                                    Thủ trưởng CQCP

            (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

V. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CHỦ VẬN CHUYỂN

(Do CQCP quy định theo từng trường hợp)

1.             ...

2.             ...

3.             ...

 

 


 

VI. XÁC NHẬN GIA HẠN GIẤY PHÉP

(Kèm theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH có Mã số QLCTNH:...... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ......)

 

 

1. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

2. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

3. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

4. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

VII. DANH SÁCH NHỮNG LẦN CƠ SỞ ĐƯỢC THANH TRA, KIỂM TRA

 

1.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

2.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................

3.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................

4.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:...................................................... Biên bản số: ..........................

5.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

6.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................

7.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

8.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................

9.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

10.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.............................................................. Biên bản số: ..........................

11.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

12.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

13.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

14.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

15.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................

16.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:....................................................... Biên bản số: ..........................

17.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

18.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................

19.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.................................................... Biên bản số: ..........................

20.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

21.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:....................................................... Biên bản số: ..........................

22.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

23.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................... Biên bản số: ..........................

24.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.............................................................. Biên bản số: ..........................

25.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................

26.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................

27.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

28.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

29.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

30.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

31.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

32.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

33.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

 


 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH có Mã số QLCTNH:...... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ...... và được xác nhận gia hạn vào ngày ... tháng ... năm ......(nếu có thay đổi))

 

1. Địa bàn hoạt động được phép:

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»

 

 

 

2. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành:

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị)

Loại hình (thu gom/vận chuyển/lưu giữ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Danh sách CTNH được phép vận chuyển:

 

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng được phép/năm (kg)

Mã CTNH

Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

4. Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH:

(Một bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận)

                   

            Danh sách các hồ sơ, giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký:

            -

            -

            -

 

 

B.1. Mẫu Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH

 

***

 

       ..........(1)...........                                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

HÀNH NGHỀ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(cấp mới/gia hạn/điều chỉnh Giấy phép)

Kính gửi: ................(2)....................

1. Phần khai chung:

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Tài khoản số:              tại :

CMTND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Giấy đăng ký kinh doanh số:            ngày cấp:           nơi cấp:

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:                               

Tên người liên hệ:

Mã số QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):

Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép): … / … / …...

 

2. Địa bàn hoạt động đăng ký:

¨ Xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các chủ nguồn thải trên địa bàn sau:

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»

 

 

 

¨ Chỉ tự xử lý, tiêu huỷ CTNH

 

3. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng:

TT

Tên phương tiện, thiết bị*

Số lượng

(đơn vị)

Loại hình

(lưu giữ/xử lý, tiêu huỷ)

 

 

 

 

 

 

 

 

(*Hồ sơ kỹ thuật kèm theo)

 

4. Danh sách CTNH đăng ký xử lý, tiêu huỷ:

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng đăng ký/năm (kg)

Mã CTNH

Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án xử lý, tiêu huỷ

Mức độ xử lý, tiêu huỷ (tương đương tiêu chuẩn nào)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

 

5. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý CTNH:

 

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn**

Chức danh

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(** Bản sao hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ liên quan kèm theo)

 

6. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm:

-

            -

            -

 

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép.

 

...................(3)....................

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức đăng ký (nếu là tổ chức);

(2) CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 phần I của Thông tư này;

(3) Cá nhân đăng ký hoặc thủ trưởng hay người được uỷ quyền của tổ chức đăng ký.

 

B.2. Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH

1. Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép xây dựng cơ sở và các giấy phép liên quan khác.

2. Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo bản sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 2.1 Mục 2 Phần II của Thông tư này.

3. Bản mô tả cơ sở đã đầu tư xây dựng (quy mô, diện tích, sơ đồ chức năng, quy hoạch, thiết kế kiến trúc...).

4. Hồ sơ kỹ thuật của các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc lưu giữ tạm thời và xử lý, tiêu huỷ CTNH, gồm các nội dung sau:

a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng (chức năng, công suất, quy mô, tải trọng, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ, tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý…), chứng minh được khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm 2.2, 2.3, 2.4 và 2.5 Mục 2 Phần II của Thông tư này;

b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế, chỉ định kỹ thuật của nhà sản xuất, bản sao giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật...

5. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã đầu tư tại cơ sở, gồm các nội dung sau:

a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (chức năng, công suất, quy mô, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ…) như: hệ thống tường bao, mái che; hệ thống thoát nước; công trình xử lý nước thải; hệ thống xử lý khí thải; hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ, xử lý không khí và mùi; hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất…;

b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế...

6. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống quan trắc môi trường tại cơ sở (theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc CQCP).

7. Lý lịch trích ngang của các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ nhân viên vận hành kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan.

8. Quy trình vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở và trên các phương tiện, thiết bị) gồm các nội dung: quy trình hay thao tác vận hành chuẩn; các dấu hiệu của tình trạng vận hành không an toàn và thao tác xử lý; quy trình và tần suất bảo trì; các vấn đề liên quan khác.

9. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường gồm các nội dung: kế hoạch, quy trình thực hiện, vận hành các hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã được đầu tư; các tiêu chuẩn môi trường được áp dụng; kế hoạch vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở;  các biện pháp quản lý; các vấn đề liên quan khác.

10. Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH gồm các nội dung sau: đo đạc thường xuyên các thông số về nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất lượng môi trường xung quanh, các điều kiện vận hành và hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH.

11. Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên và lái xe (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở) gồm các nội dung: thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; trang bị bảo hộ cá nhân; các vấn đề liên quan khác.

12. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở) gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ, đổ tràn, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…); sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (địa chỉ, số điện thoại, trình t thông báo cho các cơ quan liên quan như môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...); phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố; các vấn đề liên quan khác.

13. Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ và nhân viên (kèm theo tài liệu đào tạo cho các khoá đào tạo tự tổ chức) về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố.

14. Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

15. Bản sao Giấy phép QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh).

16. Báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch nêu tại điểm 9 đến điểm 13 ở trên trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).

17. Bản sao tất cả các báo cáo QLCTNH đã gửi CQCP định kỳ 06 tháng một lần theo mẫu tại Phụ lục 4 (C) của Thông tư này trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).

18. Bản sao tất cả các Biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận liên quan của các cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian từ lúc được cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép lần gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).

19. Đơn đăng ký các thông tin thuộc loại bí mật nội bộ của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH để yêu cầu CQCP không cung cấp rộng rãi (nếu cần thiết), bao gồm danh mục các thông tin và giải trình lý do.

Hồ sơ đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép chỉ cần bao gồm các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép như đã nêu tại điểm 15 đến điểm 18 ở trên và các hồ sơ, giấy tờ khác có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có), trong đó phải nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật so với bộ hồ sơ đăng ký nộp lần trước.

Tất cả bản sao hồ sơ, giấy tờ nêu trên không cần công chứng nhưng phải được tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH đóng dấu xác nhận.

B.3. Mẫu Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH

 

  TÊN CQCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mã số QLCTNH:..............

I. Thông tin chung về chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:

Tên chủ xử lý, tiêu huỷ:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Tài khoản số:              tại :

CMTND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Giấy đăng ký kinh doanh số:            ngày cấp:           nơi cấp:

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:

II. Nội dung cấp phép:

1.             Được phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động theo mục 1 của phụ lục kèm theo (hoặc chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình).

2.             Được phép sử dụng, vận hành các phương tiện chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ CTNH theo mục 2 của phụ lục kèm theo.

3.             Được phép xử lý, tiêu huỷ các loại CTNH theo mục 3 của phụ lục kèm theo.

III. Trách nhiệm chung của chủ xử lý, tiêu huỷ:

1.             Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.

2.             Tuân thủ các quy định về quản lý CTNH tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan.

3.             Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Mục 3 Phần IV của Thông tư
số  
/2006/TT-BTNMT ngày   tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

IV. Thời hạn hiệu lực:

Giấy phép này có giá trị đến ngày: ... / ... / ......

Việc đăng ký gia hạn phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước thời hạn nêu trên.

                                                                                                     Thủ trưởng CQCP

            (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 


 

 

V. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ

(Do CQCP quy định theo từng trường hợp)

1.             ...

2.             ...

3.             ...

 

 


 

VI. XÁC NHẬN GIA HẠN GIẤY PHÉP

(Kèm theo Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH có Mã số QLCTNH:...... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ......)

 

 

1. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

2. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

3. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

4. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

 

Thủ trưởng CQCP

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)


 

 

VII. DANH SÁCH NHỮNG LẦN CƠ SỞ ĐƯỢC THANH TRA, KIỂM TRA

 

1.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................

2.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

3.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

4.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

5.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

6.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

7.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

8.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

9.     ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:...................................................... Biên bản số: ..........................

10.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

11.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................

12.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.................................................... Biên bản số: ..........................

13.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................

14.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:...................................................... Biên bản số: ..........................

15.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

16.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

17.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

18.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................

19.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

20.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

21.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

22.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

23.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................

24.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................

25.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

26.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................

27.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

28.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................

29.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................

30.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

31.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................

32.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.................................................... Biên bản số: ..........................

33.  ¨Thanh tra    ¨Kiểm tra                  Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................

 


 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH có Mã số QLCTNH:....... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ...... và được xác nhận gia hạn vào ngày ... tháng ... năm ...... (nếu có thay đổi))

1. Địa bàn hoạt động được phép:

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»

 

 

Hoặc:

Chỉ được phép tự xử lý, tiêu huỷ CTNH của chính cơ sở của mình; không được phép xử lý, tiêu huỷ CTNH cho bất kỳ chủ nguồn thải nào khác.

2. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành:

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị)

Loại hình

(lưu giữ/xử lý, tiêu huỷ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Danh sách CTNH được phép xử lý, tiêu huỷ:

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng được phép/năm (kg)

Mã CTNH

Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án xử lý, tiêu huỷ

Mức độ xử lý, tiêu huỷ (tương đương tiêu chuẩn nào)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

 

4. Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH:

(Một bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận)

 

            Danh sách các hồ sơ, giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký:

            -

            -

            -

 

 

 

PHỤ LỤC 3

MẪU CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI

 (Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12  năm 2006

của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Chứng từ chất thải nguy hại (CTNH) là bảng kê được phát hành theo biểu mẫu thống nhất trên toàn quốc để cung cấp cho các chủ nguồn thải CTNH thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng theo dõi, kiểm soát CTNH từ khi phát sinh cho đến khi được xử lý, tiêu huỷ an toàn về môi trường. Chứng từ này được kèm theo CTNH để xác nhận việc chuyển giao trách nhiệm giữa chủ nguồn thải và chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH. Một bộ Chứng từ CTNH gồm 6 liên.

Tổ chức thực hiện:

Chủ nguồn thải CTNH xuất một bộ Chứng từ CTNH mỗi khi thực hiện một lần chuyển giao CTNH cho chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ. Chủ nguồn thải có trách nhiệm bảo đảm chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ kê khai và xác nhận vào Chứng từ khi có chuyển giao CTNH và khi đã hoàn thành xử lý, tiêu huỷ CTNH.

Hướng dẫn kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH:

- Số Chứng từ: ghi theo quy định riêng của chủ nguồn thải CTNH.

- Mục 1, 2a, 2b và 3: Chủ nguồn thải thống nhất với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ khai đầy đủ tên, mã số QLCTNH, địa chỉ, số điện thoại, fax theo đúng như Sổ đăng ký chủ nguồn thải và Giấy phép QLCTNH đã được cấp. Nếu chỉ có một chủ vận chuyển duy nhất thì gạch bỏ Mục 2b.

- Mục 4: Chủ nguồn thải thống nhất với (các) chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ khai đầy đủ tên, mã CTNH (căn cứ vào Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành), trạng thái tồn tại, số lượng và phương pháp xử lý, tiêu huỷ các loại CTNH trong một lần chuyển giao.

- Mục 5: Trong trường hợp xuất khẩu CTNH, chủ nguồn thải thống nhất với chủ vận chuyển xuyên biên giới khai đầy đủ các thông tin về chuyến xuất khẩu.

- Mục 7: Cán bộ chịu trách nhiệm tại cơ sở thay mặt chủ nguồn thải ký, ghi họ tên, chức danh và đóng dấu vào cả 6 liên để xác nhận việc đã thống nhất với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ kê khai chính xác các thông tin tại mục 1 đến 4 (hoặc 5) trước khi tiến hành chuyển giao.

- Mục 6.1: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ nguồn thải, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ vận chuyển thứ nhất (1) ghi họ tên và ký xác nhận vào Chứng từ. Chủ nguồn thải lưu liên 1 và giao 5 liên còn lại cho chủ vận chuyển thứ nhất.

- Mục 6.2: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ vận chuyển thứ nhất (1), người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ vận chuyển thứ hai (2) ghi họ tên và ký xác nhận vào Chứng từ. Chủ vận chuyển thứ nhất lưu liên 2 và giao 4 liên còn lại của Chứng từ cho chủ vận chuyển thứ hai. Nếu không chuyển giao cho chủ vận chuyển khác, thì chủ vận chuyển duy nhất gạch bỏ Mục 6.2, lưu cả liên 2 và liên 3 của Chứng từ.

- Mục 6.3: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ vận chuyển, người nhận thay mặt chủ xử lý, tiêu huỷ ghi họ tên và ký xác nhận vào Chứng từ. Chủ vận chuyển thứ hai lưu liên 3 và giao 3 liên còn lại cho chủ xử lý, tiêu huỷ.

- Mục 7: Cán bộ chịu trách nhiệm tại cơ sở xử lý, tiêu huỷ thay mặt cho chủ xử lý, tiêu huỷ ký, ghi họ tên, chức danh và đóng dấu vào cả 3 liên để xác nhận đã hoàn thành việc xử lý, tiêu huỷ an toàn tất cả CTNH bằng các phương pháp phù hợp như đã kê khai. Chủ xử lý, tiêu huỷ lưu liên 4 và gửi trả 2 liên còn lại cho chủ nguồn thải trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành xử lý, tiêu huỷ.

Chú ý: Trong trường hợp xuất khẩu CTNH, chủ vận chuyển xuyên biên giới gạch bỏ Mục 6.3, lưu liên tương ứng và gửi toàn bộ các liên còn lại cho chủ nguồn thải.

Chủ nguồn thải lưu liên 5 và gửi liên 6 cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được liên 5, 6 từ chủ xử lý, tiêu huỷ hoặc từ chủ vận chuyển xuyên biên giới.



PHỤ LỤC 4

MẪU BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006

 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

A. Mẫu báo cáo QLCTNH của chủ nguồn thải

***

 

      TÊN CHỦ NGUỒN THẢI                               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
            (nếu là tổ chức)                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ NGUỒN THẢI

(từ ngày ... /... /...... đến ... / ... /......)

 

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố…

1. Phần khai chung:

Tên chủ nguồn thải:

Địa chỉ văn phòng:

Số điện thoại:              Fax:                 E-mail:

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                     Fax:                 E-mail:

Mã số QLCTNH:

2. Tình hình chung về phát sinh và quản lý CTNH tại cơ sở trong 06 tháng vừa qua:

3. Kế hoạch quản lý CTNH trong 06 tháng tới:

4. Các vấn đề khác:

Thay mặt chủ nguồn thải

                                                (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Phụ lục: Thống kê về CTNH và chất thải khác trong 06 tháng vừa qua

a. Thống kê CTNH:

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý, tiêu huỷ*

Chủ vận chuyển (V1, V2) và chủ xử lý, tiêu huỷ (X)

Ghi chú

 

 

 

 

V1: tên và mã số QLCTNH

V2: tên và mã số QLCTNH

X: tên và mã số QLCTNH

Ví dụ: xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

* Ghi lần lượt (ký hiệu) các phương pháp xử lý, tiêu huỷ đối với từng CTNH: Thu hồi/tái chế (TT); Trung hoà (TH); Phân tách/chiết/lọc... (PT); Oxy hoá (OH); Kết tủa (KT); hoá rắn/ổn định hoá/thuỷ tinh hoá... (HR); Lò xi măng (XM); Lò đốt chuyên dụng (TĐ); Sinh học (SH); Chôn lấp (CL); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

 

b. Thống kê chất thải khác (không nguy hại):

Tên chất thải

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý, tiêu huỷ

Tên, địa chỉ đơn vị xử lý, tiêu huỷ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 


B. Mẫu báo cáo QLCTNH của chủ vận chuyển

***

 

TÊN CHỦ VẬN CHUYỂN                                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          (nếu là tổ chức)                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ VẬN CHUYỂN

(từ ngày ... /... /...... đến ... / ... /......)

 

Kính gửi: (Tên CQCP)

 

1. Phần khai chung:

Tên chủ vận chuyển:

Địa chỉ văn phòng:

Số điện thoại:            Fax:                 E-mail:

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                 Fax:                 E-mail:

Mã số QLCTNH:

Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày: ... / ... / ......

2. Tình hình chung về thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTNH trong 06 tháng vừa qua:

3. Kế hoạch trong 06 tháng tới:

4. Các vấn đề khác:

Thay mặt chủ vận chuyển

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Phụ lục: Thống kê về CTNH vận chuyển trong 06 tháng vừa qua

a. Số lượng CTNH:

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng

(kg)

Ghi chú

 

 

 

Ví dụ: xuất khẩu

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

b. Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH:

Tên chủ nguồn thải

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH chuyển giao (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

c. Thông tin về các chủ xử lý, tiêu huỷ tiếp nhận CTNH:

Tên chủ xử lý, tiêu huỷ

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH tiếp nhận (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 


C. Báo cáo QLCTNH của chủ xử lý, tiêu huỷ

***

 

TÊN CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ                              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               (nếu là tổ chức)                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ

(từ ngày ... / ... / ...... đến ... / ... / ...... )

 

Kính gửi: (Tên CQCP)

1. Phần khai chung:

Tên chủ xử lý, tiêu huỷ:

Địa chỉ văn phòng:

Số điện thoại:            Fax:                 E-mail:

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Mã số QLCTNH:.................................

Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày: ... / ... / ......

2. Tình hình chung về lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH trong 06 tháng vừa qua:

3. Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH trong 06 tháng vừa qua:

4. Kế hoạch trong 06 tháng tới:

5. Các vấn đề khác:

Thay mặt chủ xử lý, tiêu huỷ

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Phụ lục: Thống kê về CTNH xử lý, tiêu huỷ trong 06 tháng vừa qua

a. Số lượng CTNH:

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý, tiêu huỷ*

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

* Ghi lần lượt (ký hiệu) các phương pháp xử lý, tiêu huỷ đối với từng CTNH: Thu hồi/tái chế (TT); Trung hoà (TH); Phân tách/chiết/lọc... (PT); Oxy hoá (OH); Kết tủa (KT); hoá rắn/ổn định hoá/thuỷ tinh hoá... (HR); Lò xi măng (XM); Lò đốt chuyên dụng (TĐ); Sinh học (SH); Chôn lấp (CL); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

b. Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH để xử lý, tiêu huỷ:

Tên chủ nguồn thải

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH chuyển giao (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

c. Thông tin về các chủ vận chuyển CTNH:

Tên chủ vận chuyển

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH vận chuyển (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

D. Mẫu báo cáo QLCTNH của Sở Tài nguyên và Môi trường

***

UỶ BAN NHÂN DÂN …                                      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM …

Kính gửi:           - Uỷ ban nhân dân …

                        - Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tình hình chung về các hoạt động QLCTNH đã triển khai:

2. Tình hình chung về phát sinh CTNH:

3. Tình hình chung về QLCTNH của các chủ vận chuyển:

4. Tình hình chung về QLCTNH của các chủ xử lý, tiêu huỷ:

5. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép hành nghề QLCTNH:

6. Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

7. Các vấn đề khác:

8. Kết luận và kiến nghị:

GIÁM ĐỐC SỞ

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Phụ lục: Các số liệu thống kê về phát sinh và quản lý CTNH trong năm ...

a. Thống kê CTNH theo các chủ nguồn thải CTNH đã đăng ký:

STT

Tên chủ nguồn thải*

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH phát sinh trong năm …

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

     * Chủ nguồn thải cần sắp xếp theo nhóm nguồn (ngành) căn cứ vào Danh mục CTNH

 

b. Thống kê CTNH theo các chủ vận chuyển CTNH:

STT

Tên chủ vận chuyển

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH vận chuyển trong năm …

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

c. Thống kê về CTNH theo các chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:

STT

Tên chủ xử lý,
tiêu huỷ

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH xử lý, tiêu huỷ trong năm …

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

THỦ TỤC VẬN CHUYỂN CTNH XUYÊN BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA

CÔNG ƯỚC BASEL VỀ KIỂM SOÁT VIỆC VẬN CHUYỂN XUYÊN BIÊN GIỚI CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ TIÊU HUỶ CHÚNG

(www.basel.int)

(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26  tháng 12 năm 2006

của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU CTNH

(Theo Phụ lục V A của Công ước Basel)

Đối với cùng một loại CTNH, việc đăng ký có thể được thực hiện cho từng chuyến xuất khẩu đơn lẻ hoặc chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm. Chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho (các) chủ nguồn thải phải phối hợp với chủ vận chuyển gửi công văn lên Cục Bảo vệ môi trường đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài kèm theo hồ sơ gồm đầy đủ các thông tin sau đây:

1.         Lý do xuất khẩu CTNH

2.         (Các) chủ nguồn thải và địa điểm phát sinh CTNH 1/

3.         Nhà xuất khẩu CTNH (nếu khác với chủ nguồn thải) 1/

4.         Chủ xử lý, tiêu huỷ và địa điểm xử lý, tiêu huỷ CTNH (ở nước ngoài) 1/

5.         Nhà nhập khẩu CTNH (nếu khác với chủ xử lý, tiêu huỷ) 1/

6.         (Các) chủ vận chuyển CTNH hoặc những chi nhánh của họ 1/

7.         Quốc gia quá cảnh dự kiến
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia quá cảnh 2/

8.         Quốc gia nhập khẩu
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu 2/

9.         Chỉ rõ đăng ký đơn lẻ cho từng chuyến hay đăng ký chung cho nhiều chuyến trong một năm

10.        Dự kiến về ngày xuất cảng, thời gian vận chuyển và hành trình dự kiến (kể cả cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất) 3/

11.        Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy, đường biển, đường không...) và số hiệu

12.        Những thông tin về bảo hiểm trong trường hợp sự cố 4/

13.        Mô tả tính chất của từng loại CTNH, mã CTNH theo Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và mã CTNH theo danh mục A của Công ước Basel, thành phần chất thải 5/ và những thông tin về mọi yêu cầu xử lý, tiêu huỷ đặc biệt kể cả những quy định khẩn cấp trong trường hợp có sự cố

14.        Loại bao bì (kiện, thùng phuy hoặc téc...)

15.        Số lượng 6/

16.        Quá trình phát sinh CTNH 7/

17.        Phương pháp xử lý, tiêu huỷ CTNH

18.        Cam kết của chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu xác nhận các thông tin là đúng

19.        Những thông tin do chủ xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài thông báo cho nhà xuất khẩu hoặc chủ nguồn thải, chứng minh rằng chất thải được bảo đảm quản lý hợp lý về môi trường phù hợp với luật pháp của Quốc gia nhập khẩu

20.        Thông tin liên quan đến hợp đồng ký kết giữa nhà xuất khẩu hoặc chủ nguồn thải và chủ xử lý, tiêu huỷ hoặc nhà nhập khẩu.

Ngoài hồ sơ tiếng Việt ở dạng văn bản, cần có bản dịch tiếng Anh ở dạng điện tử để Cục Bảo vệ môi trường sử dụng khi tiến hành thủ tục với cơ quan thẩm quyền của Công ước Basel tại các nước nhập khẩu và quá cảnh. Mẫu hồ sơ bằng tiếng Anh (TRANSBOUNDARY MOVEMENT OF WASTE – Notification) có thể tải xuống từ trang web của Công ước theo địa chỉ: www.basel.int/pub/notif.pdf

Ghi chú

1/         Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax cũng như tên, địa chỉ, số điện thoại, telex, fax của những người cần liên hệ

2/         Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax

3/         Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, thì phải ghi rõ ngày tháng của từng chuyến, hoặc nếu chưa biết ngày xuất cảng, thì cần thông báo tần suất vận chuyển

4/         Cung cấp thông tin liên quan đến các yêu cầu bảo hiểm tương ứng và cách các chủ nguồn thải, nhà xuất khẩu, chủ vận chuyển, nhà nhập khẩu, và chủ xử lý, tiêu huỷ đáp ứng được chúng

5/         Tính chất và nồng độ của các thành phần nguy hiểm nhất về mặt độc tính và các mối đe dọa khác của CTNH trong cả khâu quản lý lẫn các khâu liên quan đến xử lý, tiêu huỷ

6/         Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, cần chỉ rõ dự kiến về tổng khối lượng và khối lượng của từng chuyến

7/         Thông tin này là cần thiết cho việc đánh giá mối nguy hiểm và xác định sự thích hợp của hoạt động xử lý, tiêu huỷ được đề xuất.

 

B. HỒ SƠ VẬN CHUYỂN

(Theo Phụ lục V B của Công ước Basel)

            Sau khi có văn bản đồng ý của Cục Bảo vệ môi trường, chủ vận chuyển xuyên biên giới phải lập hồ sơ vận chuyển (ít nhất là ba bộ) cho từng chuyến vận chuyển CTNH đã được phép, gồm đầy đủ những thông tin sau:

               (Các) chủ nguồn thải và địa điểm phát sinh CTNH 1/

        Nhà xuất khẩu CTNH (nếu khác với chủ nguồn thải) 1/

        Chủ xử lý, tiêu huỷ và địa điểm xử lý, tiêu huỷ CTNH (ở nước ngoài) 1/

5.         Nhà nhập khẩu CTNH (nếu khác với chủ xử lý, tiêu huỷ) 1/

        Chủ đề của thông báo chung hay thông báo đơn lẻ do Cục Bảo vệ môi trường gửi cho cơ quan thẩm quyền của Quốc gia nhập khẩu

        Ngày xuất cảng, và (các) ngày chuyển giao và chữ ký nhận bởi từng pháp nhân có trách nhiệm về CTNH được vận chuyển

        Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy, đường biển, đường không) và số hiệu

        Quốc gia xuất khẩu, Quốc gia quá cảnh, Quốc gia nhập khẩu cũng như các cửa khẩu xuất, nhập đã được chỉ định

        Mô tả chung về chất thải (tính chất, tên và cấp UN của chuyến hàng, mã số UN, mã số Y và mã số H nếu có thể)

        Các thông tin về các yêu cầu đặc biệt liên quan tới việc xử lý, tiêu huỷ, bao gồm biện pháp ứng phó khẩn cấp khi xảy ra sự cố

        Loại và số lượng kiện hàng

        Trọng lượng/thể tích

        Cam kết của chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu xác nhận các thông tin là đúng

        Cam kết của chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu xác nhận không có sự phản đối của các cơ quan thẩm quyền của các Quốc gia liên quan (xuất khẩu, quá cảnh và nhập khẩu) là Bên tham gia Công ước Basel

        Xác nhận của chủ xử lý, tiêu huỷ đã nhận hàng tại cơ sở xử lý, tiêu hủy được chỉ định, chỉ rõ phương pháp xử lý, tiêu huỷ và thời gian dự kiến thực hiện.

            Mẫu hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh (TRANSBOUNDARY MOVEMENT OF WASTE - Movement document) có thể tải xuống từ trang web của Công ước theo địa chỉ: www.basel.int/pub/move.pdf

Sau khi chuyển giao CTNH, chủ vận chuyển phải lưu một bộ hồ sơ vận chuyển và gửi hai bộ hồ sơ đã có xác nhận của chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài) theo điểm 14 nêu trên cho chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho (các) chủ nguồn thải và Cục Bảo vệ môi trường.

Ghi chú

1/         Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax cũng như tên, địa chỉ và số điện thoại, telex và fax của người cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

 

PHỤ LỤC 6

HƯỚNG DẪN CẤP MÃ SỐ QLCTNH CHO CHỦ NGUỒN THẢI, CHỦ VẬN CHUYỂN, CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CTNH

(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A. Nguyên tắc cấp mã số QLCTNH cho chủ nguồn thải:

(Sổ đăng ký và mã số do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp):

Mã tỉnh. Số thứ tự cấp sổ đăng ký. T

            Chú thích:

·                                 Mã tỉnh theo Bảng 1

·                                 Số thứ tự cấp sổ đăng ký (chủ nguồn thải): có 6 chữ số từ 000001 đến 999999

·                                 T: ký hiệu chủ nguồn thải

Ví dụ: một chủ nguồn thải ở An Giang, số thứ tự cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 89.000025.T

B. Nguyên tắc cấp mã số QLCTNH cho chủ vận chuyển

I. Đối với chủ vận chuyển có địa bàn hoạt động trên một tình, thành phố trực thuộc Trung ương (Giấy phép và mã số do CQCP ở địa phương cấp):

            Mã tỉnh. Số thứ tự cấp phép.V

            Chú thích:

·                                 Mã tỉnh theo Bảng 1

·                                 Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999

·                                 V: ký hiệu chủ vận chuyển

Ví dụ: một chủ vận chuyển ở An Giang, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 89.025.V

II. Đối với chủ vận chuyển có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (Giấy phép và mã số do Cục Bảo vệ môi trường cấp):

v       Trong một vùng:

Mã vùng. Số thứ tự cấp phép. V

v       Trong 2 vùng trở lên:

Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép. V

            Chú thích:

·                                 Mã vùng theo Bảng 2

·                                 Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999

·                                 V: ký hiệu chủ vận chuyển

Ví dụ:

- Một chủ vận chuyển hoạt động trên nhiều tỉnh thuộc địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 8.025.V

- Một chủ vận chuyển hoạt động trên nhiều tỉnh thuộc địa bàn các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 7-8.025.V

C. Nguyên tắc cấp mã số QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu huỷ:

I. Đối với chủ xử lý, tiêu huỷ có địa bàn hoạt động trên một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tự xử lý, tiêu huỷ CTNH cho của mình (Giấy phép và mã số do CQCP ở địa phương cấp):

            Mã tỉnh. Số thứ tự cấp phép.X

            Chú thích:

·                                 Mã tỉnh theo Bảng 1

·                                 Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999

·                                 X: ký hiệu chủ xử lý, tiêu huỷ

Ví dụ: một chủ xử lý, tiêu huỷ ở An Giang, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 89.025.X

II. Đối với chủ xử lý, tiêu huỷ có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (Giấy phép và mã số do Cục Bảo vệ môi trường cấp)

v       Trong một vùng:

Mã vùng. Số thứ tự cấp phép. X

v       Trong 2 vùng trở lên:

Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép. X

            Chú thích:

·                                 Mã vùng theo Bảng 2

·                                 Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999

·                                 X: ký hiệu chủ xử lý, tiêu huỷ

Ví dụ:

- Một chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên nhiều tỉnh thuộc địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 8.025.X

- Một chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên địa bàn các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 7-8.025.V

Bảng 1: Mã tỉnh

(Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08  tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam)

 

Mã tỉnh

Tên tỉnh

Mã tỉnh

Tên tỉnh

Mã tỉnh

Tên tỉnh

01

TP. Hà Nội

34

Thái Bình

68

Lâm Đồng

02

Hà Giang

35

Hà Nam

70

Bình Phưc

04

Cao Bằng

36

Nam Định

72

Tây Ninh

06

Bắc Kạn

37

Ninh Bình

74

Bình Dương

08

Tuyên Quang

38

Thanh Hoá

75

Đồng Nai

10

Lào Cai

40

Nghệ An

77

Bà Rịa - Vũng Tàu

11

Điện Biên

42

Hà Tĩnh

79

TP. Hồ Chí Minh

12

Lai Châu

44

Quảng Bình

80

Long An

14

Sơn La

45

Quảng Trị

82

Tiền Giang

15

Yên Bái

46

Tha Thiên Huế

83

Bến Tre

17

Hoà Bình

48

TP Đà Nẵng

84

Trà Vinh

19

Thái Nguyên

49

Quảng Nam

86

Vĩnh Long

20

Lạng Sơn

51

Quảng Ngãi

87

Đồng Tháp

22

Quảng Ninh

52

Bình Định

89

An Giang

24

Bắc Giang

54

Phú Yên

91

Kiên Giang

25

Phú Thọ

56

Khánh Hoà

92

TP. Cần Thơ

26

Vĩnh Phúc

58

Ninh Thuận

93

Hậu Giang

27

Bắc Ninh

60

Bình Thuận

94

Sóc Trăng

28

Hà Tây

62

Kon Tum

95

Bạc Liêu

30

Hải Dương

64

Gia Lai

96

Cà Mau

31

TP. Hải Phòng

66

Đăk Lăk

 

 

33

Hưng Yên

67

Đăk Nông

 

 

 

Bảng 2: Mã vùng

 

Mã vùng

Tên vùng

1

Vùng đồng bằng sông Hồng

2

Vùng Đông Bắc

3

Vùng Tây Bắc

4

Vùng Bắc Trung bộ

5

Vùng duyên hải Nam Trung bộ

6

Vùng Tây Nguyên

7

Vùng Đông Nam bộ

8

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

 

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 12/2006/TT-BTNMT

Hanoi, December 26, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE PRACTICE CONDITIONS, PROCEDURES FOR COMPILATION OF DOSSIERS, REGISTRATION AND LICENSING OF PRACTICE AND HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT IDENTIFICATION NUMBERS

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government's Decree No. 91/2002/ND-CP of November 11, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Natural Resources and Environment Ministry;
Pursuant to the Government's Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Environmental Protection;
The Ministry of Natural Resources and Environment guides the practice conditions, procedures for compilation of dossiers, registration and licensing of practice and hazardous waste management identification numbers, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope and subjects of application:

This Circular guides the conditions for practicing the transportation, treatment and disposal of hazardous wastes; the procedures for compiling dossiers, registering generators of hazardous wastes, granting hazardous waste management licenses and hazardous waste management identification numbers; responsibilities of state agencies, domestic and foreign organizations and individuals (hereinafter collectively referred to as organizations and individuals) conducting production, business or service activities that generate hazardous wastes or taking part in the management of hazardous wastes in the Vietnamese territory.

1.2. This Circular applies to hazardous wastes in the solid, liquid or sludge form.

1.3. This Circular does not apply to radioactive wastes; exhaustion vapors and gases; wastewater treated at treating systems or facilities of production, business or service establishments or concentrated production, business or service quarters; household or personal garbage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this Circular, the terms and expressions below are construed as follows:

2.1. Hazardous waste management means activities related to the prevention, minimization, sorting, collection, transportation, storage, treatment (including recycling and recovery) and disposal of hazardous wastes.

2.2. Hazardous waste generator or generator means an organization or an individual that owns or administers a production, business or service establishment where hazardous wastes are generated.

2.3. Hazardous waste transporter or transporter means an organization or an individual that owns or administers an establishment with a practice license and a hazardous waste management identification number for conducting hazardous waste collection, transportation and temporary storage.

2.4. Hazardous waste treatment and disposal facility owner or treatment and disposal facility owner means an organization or individual that owns or administers an establishment with a practice license and a hazardous waste management identification number for conducting hazardous waste temporary storage, treatment (including recycling and recovery) and disposal.

2.5. Hazardous waste management-licensing agency (hereinafter referred to as the licensing agency) means agencies competent to grant, extend, adjust and withdraw hazardous waste transportation licenses, hazardous waste treatment and disposal licenses according to the provisions in Section 3, Part I below.

2.6. Hazardous waste generator register or generator register means a dossier granted to a hazardous waste generator, containing information on the type and volume of hazardous waste registered for generation and defining the environmental protection liability of that waste generator for the registered hazardous wastes.

2.7. Hazardous waste management license means the common title of hazardous waste management practice licenses granted by the licensing agency to transporters (called hazardous waste transportation licenses) or treatment and disposal facility owners (called hazardous waste treatment and disposal licenses), indicating operation areas, special-use means and facilities permitted for operation, types of hazardous waste permitted to be managed as well as environmental protection responsibilities of hazardous waste transporters or hazardous waste treatment and disposal facility owners.

2.8. Hazardous waste list means a list of hazardous wastes promulgated by the Natural Resources and Environment Ministry. Hazardous waste code means the code of each type of hazardous waste on the hazardous waste list.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.10. Hazardous waste manifest means a list issued according to a form for nationwide application and supplied to a hazardous waste generator. A hazardous waste manifest serves as a written evidence of the transfer of liability for hazardous waste between a hazardous waste generator and a hazardous waste transporter or treatment and disposal facility owner.

2.11. Operation area means a geographical area determined by administrative units that are provinces or centrally run cities (hereinafter referred to as provinces) within which hazardous waste transporters or hazardous waste treatment and disposal facility owners are licensed to provide hazardous waste transportation, treatment and disposal services to generators.

3. Competence to grant or adjust hazardous waste generator registers; grant, extend, adjust or withdraw hazardous waste management licenses:

3.1. Provincial/municipal Natural Resources and Environment Services shall grant and adjust hazardous waste generator registers to waste generators in their respective provinces or cities.

3.2. The Natural Resources and Environment Ministry shall authorize the Environmental Protection Department to grant, extend, adjust and withdraw hazardous waste management licenses to/from hazardous waste transporters and hazardous waste treatment and disposal facility owners operating in two or more provinces (including those operating within a province under hazardous waste management licenses granted by local licensing agencies but wishing to extend their operation to other provinces).

3.3. Provincial/municipal People's Committees or Natural Resources and Environment Services authorized by provincial/municipal People's Committees (hereinafter collectively referred to as local licensing agencies) shall grant, extend, adjust and withdraw hazardous waste management licenses to/from hazardous waste transporters and hazardous waste treatment and disposal facility owners operating within their respective provinces.

3.4. The withdrawal of hazardous waste management licenses shall be effected in accordance with law.

4. Method of counting time limits specified in this Circular:

4.1. Time limits which are specified in this Circular in months or years shall be counted in calendar months or years, including holidays provided by the Labor Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. CONDITIONS FOR PRACTICE OF HAZARDOUS WASTE TRANSPORTATION, TREATMENT AND DISPOSAL

1. Conditions for practice of hazardous waste transportation:

An organization or individual that registers to practice hazardous waste transportation according to the provisions of Section 2, Part III of this Circular must satisfy the following conditions:

1.1. Having made registration of the goods transportation practice in the business registration certificate.

1.2. Having made a written environmental protection commitment certified by a competent agency; or an environmental impact assessment report or a written environmental standard registration approved or certified by a competent agency before July 1, 2006. For establishments that commenced their operation before July 1, 2006, but have not had their environmental impact assessment reports approved or their written environmental standard registrations certified, they shall survey, measure or reassess the environmental impacts in the course of operation so as to elaborate appropriate processes, measures and plans mentioned at Point 1.6 of this Section.

1.3. Means and facilities exclusively used for hazardous waste collection, transportation, packaging, preservation and temporary storage must satisfy the following requirements:

a/ Means of transport have been registered;

b/ Means of transport are fit with devices for warning and emergency response to incidents in the course of operation;

c/ Means of transport used to carry hazardous wastes of high toxicity are equipped with the global positioning system for the purpose of accurately positioning them en route and recording their itinerary of hazardous waste transportation at the request of the agency certifying the environmental protection commitment or the licensing agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Means of transport and facilities bear caution signs made according to Vietnam Standard TCVN 6707-2000 "Hazardous wastes ' caution signs."

1.4. Having a technical system, equipment or solution to control pollution and protect the environment at its establishment, especially at the zone for cleaning or keeping means of transport and the area for transshipping, temporarily storing or sorting hazardous wastes (if any).

1.5. Having at least one technician of intermediate or higher level in chemistry, environment science or a similar discipline to take charge of management, operation or professional or technical training; and a sufficient team of trained drivers and operators to ensure safe operation of means of transport and facilities.

1.6. Having elaborated the following processes and plans:

a/ Process of safe operation of special-use means and facilities;

b/ Plan on pollution control and environmental protection;

c/ Plan on labor safety and healthcare for managers, staff members and drivers;

d/ Plan on prevention of and response to incidents;

e/ Plan on annual training courses for managers, staff members and drivers on safe operation of special-use means and equipment; environmental protection; labor safety and healthcare; prevention of and response to incidents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.7. Having initialed contracts on hazardous waste transportation with treatment and disposal facility owners having hazardous waste treatment and disposal licenses granted by the competent licensing agency according to the provisions of Section 3, Part I of this Circular.

2. Conditions for practice of hazardous waste treatment and disposal:

An organization or individual that registers for practicing hazardous waste treatment and disposal according to the provisions of Section 3, Section II of this Circular must satisfy the following conditions:

2.1. Having made an environmental impact assessment report for hazardous waste treatment and disposal project approved by a competent agency; or a written registration of environmental standard conformity certified by the competent agency before July 1, 2006. Establishments that commenced operation before July 1, 2006, but have not yet had their environmental impact assessment reports approved or their written environmental standard registrations certified must conduct the survey, measurement and reassessment of environmental impacts in the course of operation so as to elaborate appropriate processes, plans and programs mentioned at Point 2.9 of this Section.

2.2. The hazardous waste treatment and disposal establishment must satisfy the conditions specified in Article 74 of the 2005 Law on Environmental Protection.

2.3. The hazardous waste landfill (if any) must comply with the provisions of Article 75 of the 2005 Law on Environmental Protection and the current relevant regulations and standards.

2.4. Methods, technologies, means and facilities exclusively used for hazardous waste treatment and disposal must be suitable to chemical, physical and biological properties of each type of hazardous waste registered for treatment and disposal; are fit with devices for warning and responding to emergency circumstances during the operation process; and can automatically stop working in case of unsafe operation.

2.5. Special-use means and facilities for temporary storage and internal transportation must satisfy the following conditions:

a/ Being designed to prevent hazardous waste leakage or release into the environment, or the intermixing of assorted hazardous wastes; and made of materials which do not interact or react with hazardous wastes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.6. Having a technical system, equipment or solution to control pollution and protect the environment.

2.7. Having an automatic environmental observation system installed at the request of the agency approving the environmental impact assessment report or the licensing agency.

2.8. Having at least two technicians of intermediate or higher level in chemistry, environment science or a similar discipline (if the waste generator registers for treatment and disposal of its own hazardous wastes, only one technician is required) to take charge of management, operation and professional and technical training at the treatment and disposal establishment; a sufficient team of trained operators to ensure the safe operation of means and facilities with its head possessing the intermediate or higher degree in chemistry, environment science or a similar discipline (if the waste generator registers for treatment and disposal of its own hazardous wastes, the team may be headed by a technician).

2.9. Having elaborated the following processes, plans and programs:

a/ Process of safe operation of special-use technologies, means and facilities;

b/ Plan on pollution control and environmental protection;

c/ Program on environmental supervision, operation supervision and appraisal of efficiency of hazardous waste treatment and disposal;

d/ Plan on labor safety and healthcare for managers and staff members;

e/ Plan on prevention of and response to incidents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Plan on pollution treatment and environmental protection upon the operation termination.

III. PROCEDURES FOR COMPILATION OF DOSSIERS, REGISTRATION OF WASTE GENERATORS AND GRANT OF HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT LICENSES AND HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT IDENTIFICATION NUMBERS

Organizations and individuals may concurrently carry out the procedures for registration of waste generators and registration for hazardous waste management licenses if they fully satisfy the practice conditions specified in Section 1 or 2, Part II of this Circular.

1. Procedures for compilation of dossiers and issuance of registers of hazardous waste generators:

1.1. A hazardous waste generator shall compile 03 (three) dossier sets for registration of hazardous waste generator, each comprising a registration application made according to the form set in Appendix 1 (A) and documents guided in Appendix 1 (B) to this Circular, and submit them to the concerned provincial/municipal Service of Natural Resources and Environment.

1.2. Within 07 (seven) days after receiving the dossier, the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service shall examine its completeness and validity and notify incomplete or improper contents to the hazardous waste generator for amendment and supplementation. A complete and valid dossier is one made according to the set form and enclosed with required documents and containing accurate, specific and detailed information for the grant of a waste generator register. When the dossier is considered complete and valid, the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service needs not notify the applicant and it is automatically understood that the dossier is accepted upon the expiration of the examination time limit.

1.3. Within 12 (twelve) days after the examination of dossier completeness and validity, the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service shall grant the waste generator register made according to Appendix 1 (C) to this Circular.

1.4. The provincial/municipal Natural Resources and Environment Service and the waste generator may use the information network or emails to notify and exchange information on the amendment and supplementation of the registration dossier according to Point 1.2 above as well as relevant matters in the course of granting the waste generator register.

1.5. Together with the waste generator register, each waste generator shall be granted a hazardous waste management identification number specified in Appendix 6 to this Circular. The waste generator register enclosed with the complete and valid dossier set shall be affixed with the stamp of the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service for certification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.7. The waste generator shall file an application for adjustment to the hazardous waste generator register, made according to the form set in Appendix 1 (A) to this Circular, and together with the register to the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service in the following cases:

a/ The register was granted before the effective date of this Circular;

b/ There is a change in or an addition of hazardous waste types or the quantity of hazardous wastes increases by 15% or more compared to the registered volume;

c/ The establishment is relocated without change of the waste generator (the establishment owner or administrator), or the waste generator is changed without relocation of the establishment.

Within 12 (twelve) days after receiving the application for adjustment of the hazardous waste generator register, the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service shall grant new one (enclosed with a new annex) and invalidate the old one. The registration dossier set enclosed with the old register shall be retained to be enclosed with the new register after the added application for register adjustment and other amended, supplemented or updated documents (if any), are affixed with the stamp of the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service for certification.

2. Procedures for compilation of dossiers and grant of hazardous waste management licenses to hazardous waste transports:

2.1. An organization or individual that registers to practice the hazardous waste transportation shall compile 03 (three) dossier sets for registration of hazardous waste transportation, each comprising a registration application made according to the form set in Appendix 2 (A.1) and documents guided in Appendix 2 (A.2) to this Circular, and submit them to the licensing agency defined in Section 3, Part I of this Circular.

2.2. Within 12 (twelve) days after receiving the dossier, the licensing agency shall examine the completeness and validity of the dossier and notify incomplete or invalid dossier contents to the hazardous waste transportation registration applicant for amendment and supplementation. Within 5 (five) days after receiving the amended or supplemented dossier, the licensing agency shall further examine the dossier completeness and validity and may request further amendment or supplementation in case of necessity. When the dossier is considered complete and valid, the licensing agency needs not notify the applicant and it is automatically understood that the dossier is accepted upon the expiration of the examination time limit.

2.3. Within 20 (twenty) days after the examination of dossier completeness and validity is finished, the licensing agency shall grant a hazardous waste management license to the organization or individual registering to practice the hazardous waste transportation, made according to the form in Appendix 2 (A.3) to this Circular. In case of refusal to grant a license, it shall notify in writing the reason therefor. When detecting that the organization or individual registering for hazardous waste transportation fails to satisfy the practice conditions specified in Section 1, Part II of this Circular, the licensing agency shall request in writing that organization or individual to take necessary measures to satisfy those conditions. The registering organization or individual shall report to the licensing agency as soon as it/he/she satisfies the required conditions. The time from the date the licensing agency sends its written request to the date it receives the report of the registering organization or individual on satisfaction of the practice conditions is not included in the 20-day time limit for licensing consideration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5. In case of necessity, the licensing agency may, in the course of licensing consideration, provide the following assistance:

a/ Setting up, under a decision of its head, an advisory council that will advise and assist the licensing agency in examining the practice registration dossier and appraise the conditions of the registering organization or individual and a number of relevant matters to serve as a basis for licensing;

b/ Surveying neighboring establishments and areas (the survey time is not included in the 20-day time limit for licensing consideration);

c/ Holding symposiums;

d/ Organizing meetings with the registering organization or individual to request the latter to directly explain some unclear matters and reach agreement on specific requirements on the transporter before adding them to the license;

e/ Gathering criticisms of experts outside the advisory council, and concerned scientific and technological agencies, social and professional organizations and non-governmental organizations;

f/ Organizing its meetings to reach agreement on licensing.

2.6. Together with the hazardous waste management license, each transporter shall be granted a hazardous waste management identification number specified in Appendix 6 to this Circular. The hazardous waste management license enclosed with the complete and valid practice registration dossier set shall be affixed with the stamp of the licensing agency for certification.

2.7. A hazardous waste management license granted for the first time or renewed for a transporter is valid for 3 (three) years after the date of grant. It may be extended for many times with each extension not exceeding 5 (five) years. The procedures for extending a license shall be carried out in an order similar to that specified at Points 2.1 thru 2.5 of this Section and start at least 6 (six) months before that license expires. For each extension, the licensing agency shall give its certification in the section of license extension certification (or in a new license if that section of the existing license is full). The annex of the license shall also be renewed in case of a change. The enclosed registration dossier set shall be added with the application for license extension and the amended, supplemented and updated documents (if any), which are affixed with the stamp of the licensing agency for certification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The license was granted before the effective date of this Circular;

b/ There is a need for a change in or an addition of types, tonnage, designed capacity and number of special-use means and facilities for hazardous waste transportation, packaging, preservation and temporary storage;

c/ There is a need for a change in or an addition of hazardous waste types registered for transportation;

d/ There is a need for relocation or expansion of the area for transportation activities (applicable only to licenses granted by the Environmental Protection Department to transporters operating in two or more provinces);

e/ The hazardous waste transporter (the establishment owner or administrator) is changed without relocation of the establishment, or the establishment is relocated without change of the transporter.

The procedures for license adjustment shall be carried out in an order similar to that specified at Points 2.1 thru 2.5 of this Section. In adjusting a license, the licensing agency shall grant a new license copy (enclosed with a new annex) which has the same hazardous waste management identification number and a validity duration of 5 (five) years after the date of adjustment, and invalidate the old license copy. The registration dossier set enclosed with the old license copy shall be retained to be enclosed with the new license copy after being added with the application for license adjustment and the amended, supplemented and updated documents affixed with the licensing agency's stamp for certification.

2.9. The transporter shall compile a dossier of registration for a new hazardous waste management license in the following cases:

a/ The transporter is changed and the establishment is relocated concurrently;

b/ A transporter that operates in a province under a hazardous waste management license granted by a local licensing agency and wishes to change or expand its operation area to another province shall carry out procedures for registration for a new hazardous waste management license with the Environmental Protection Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. An organization or individual that registers to practice the hazardous waste treatment and disposal shall compile 03 (three) dossier sets for registration of hazardous waste treatment and disposal practice, each comprising a registration application made according to the form set in Appendix 2 (B.1) and documents guided in Appendix 2 (B.2) to this Circular, and submit them to the licensing agency defined in Section 3, Part I of this Circular.

3.2. Within 12 (twelve) days after receiving the dossier, the licensing agency shall examine the completeness and validity of the dossier and notify incomplete or invalid contents to the registration applicant for amendment and supplementation. Within 7 (seven) days after receiving the amended or supplemented dossier, the licensing agency shall further examine its completeness and validity and may request further amendment or supplementation in case of necessity. When the dossier is considered complete and valid, the licensing agency needs not notify the applicant and it is automatically understood that the dossier is accepted upon the expiration of the examination time limit.

3.3. After the examination of dossier completeness and validity is finished, the registering organization or individual shall make a plan on and registration of the test operation under the licensing agency's guidance. The licensing agency shall coordinate with the concerned agencies and the advisory council (if any) in supervising and appraising the results of the test operation. If the results of the test operation satisfy the environmental standards and comply with the environmental impact assessment report for the hazardous waste treatment and disposal project, the licensing agency shall certify them in writing within 12 (twelve) days after receiving a report thereon. Such a written certification shall be included in the registration dossier. If the test operation results fail to satisfy the requirements, the test operation plan should be adjusted, improved and perfected for a second test. For the first-time licensing, the above supervision, appraisal and certification of test operation shall be jointly conducted with the test operation and certification of observance of the environmental impact assessment report and satisfaction of the requirements set in the decision approving the environmental impact assessment report according to the Natural Resources and Environment Ministry's Decision No. 08/2006/TT-BTNMT of September 8, 2006, guiding strategic environmental assessments, environmental impact assessment reports and environmental protection commitments.

3.4. In case the licensing agency is the Environmental Protection Department, it shall gather written opinions of the Natural Resources and Environment Service of the province or city where hazardous waste treatment and disposal facilities of the registering organization or individual are located.

3.5. Within 30 (thirty) days after obtaining the written certification of test operation results or written opinions of the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service, the licensing agency shall grant a hazardous waste management license, made according to the form set in Appendix 2 (B.3) to this Circular, to the registering organization or individual. When detecting that the registering organization or individual fails to satisfy the practice conditions specified in Section 2, Part II of this Circular, the licensing agency shall request in writing that organization or individual to take necessary measures to satisfy those conditions. The registering organization or individual shall report to the licensing agency as soon as it/he/she satisfies the required conditions. The time from the date the licensing agency sends its written request to the date it receives the report of the treatment and disposal facility owner on satisfaction of the practice conditions is not included in the 30-day time limit for licensing consideration.

3.6. The licensing agency and the registering organization or individual may use the information network or emails to notify and exchange information on the amendment and supplementation of the registration dossier or the satisfaction of the practice conditions (according to Points 3.2 and 3.5 of this Section) as well as relevant matters in the course of licensing consideration.

3.7. In case of necessity, the licensing agency may, in the course of licensing consideration, conduct the following assisting activities:

a/ Setting up, under a decision of its head, an advisory council that functions to advise and assist the licensing agency in examining the practice registration dossier, appraising the conditions of the registering organization or individual, supervising the test operation, and in a number of relevant matters to serve as a basis for licensing;

b/ Surveying neighboring establishments and areas (the survey time is not included in the 30-day time limit for licensing consideration), apart from supervising the test operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Organizing meetings with the registering organization or individual to request the latter to directly explain some unclear matters and reach agreement on specific requirements on the treatment and disposal facility owner before adding them to the license;

e/ Gathering criticisms of experts outside the advisory council, of the concerned scientific and technological agencies, social and professional organizations and non-governmental organizations;

f/ Organizing its meetings to reach unanimity on licensing.

3.8. Together with the hazardous waste management license, each treatment and disposal facility owner shall be granted a hazardous waste management identification number specified in Appendix 6 to this Circular. The hazardous waste management license enclosed with the complete and valid practice registration dossier set shall be affixed with the licensing agency's stamp for certification.

3.9. A hazardous waste management license granted for the first time or renewed for a treatment and disposal facility owner is valid for 3 (three) years after the date of grant. It may be extended for many times with each extension not exceeding 5 (five) years. The procedures for extending a license shall be carried out in an order similar to that specified at Points 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 3.6 and 3.7 of this Section (the test operation according to Point 3.3 is not required) and start at least 6 (six) months before the license expires. For each license extension, the licensing agency shall give its certification in the section of license extension certification (or in a new license copy if there is not more space in section of the existing license). The annex of the license shall also be renewed in case of a change. The enclosed registration dossier set shall be added with the application for license extension and the amended, supplemented and updated documents (if any), which are affixed with the licensing agency's seal for certification.

3.10. The treatment and disposal facility owner shall register adjustments to its hazardous waste management license in the following cases:

a/ The license was granted before the effective date of this Circular;

b/ There is a need for a change in or an addition of types or technology, increase of designed capacity and number of special-use means and facilities for hazardous waste treatment, disposal and temporary storage;

c/ There is a need for a change in or an addition of hazardous waste types or an increase by 15% or more of the hazardous waste volume registered for treatment and disposal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ There is a need for the change of the hazardous waste treatment and disposal facility owner (the establishment owner or administrator) without relocation of the treatment and disposal establishment; for the relocation of the treatment and disposal establishment without change of the treatment and disposal facility owner.

The procedures for license adjustment must be carried out in an order similar to that specified at Points 3.1 thru 3.7 of this Section (the test operation according to Point 3.3 is not required in case of a need for relocation or expansion of the area for operation according to Point d or a need for the change of the treatment and disposal facility owner without relocation of the establishment according to Point e of this Section). In adjusting a license, the licensing agency shall grant a new license copy (enclosed with a new annex) which has the same hazardous waste management identification number and a validity duration of 5 (five) years after the date of adjustment, and invalidate the old license copy. The registration dossier set enclosed with the old license copy shall be retained to be enclosed with the new license copy after being added with the application for license adjustment and the amended, supplemented and updated documents affixed with the licensing agency's stamp for certification.

3.11. The treatment and disposal facility owner shall compile a dossier of registration for a new hazardous waste management license in the following cases:

a/ The treatment and disposal facility owner is changed and the establishment is relocated concurrently;

b/ A treatment and disposal facility owner that operates in a province under a hazardous waste management license granted by a local licensing agency (including also license for hazardous waste self-treatment and self-disposal) and wishes to change or expand its operation area to another province shall carry out procedures for registration for a new license with the Environmental Protection Department.

IV. OBLIGATIONS AND RESPONSIBILITIES OF HAZARDOUS WASTE GENERATORS, TRANSPORTERS AND TREATMENT AND DISPOSAL FACILITY OWNERS

An organization or individual may own concurrently a hazardous waste generator register, a hazardous waste transportation license and/or a hazardous waste treatment and disposal license but shall perform the corresponding responsibilities specified in this Section. Other responsibilities of a hazardous waste generator or specific requirements on a hazardous waste transporter or a hazardous waste treatment and disposal facility owner shall be entered into the hazardous waste generator register or the hazardous waste management license according to the regulations of the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service and the licensing agency, when necessary.

1. Responsibilities of a hazardous waste generator:

1.1. To register itself with the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. To apply measures to prevent or minimize hazardous wastes generated; to take liability for hazardous waste until they are safely treated or disposed of by selecting appropriate qualified transporters and treatment and disposal facility owners and monitoring and supervising the hazardous waste transfer, treatment and disposal with the support of hazardous waste manifests.

1.4. To sort hazardous wastes and not to intermix hazardous wastes of different types or hazardous wastes with other wastes; to arrange safe places for temporary storage of hazardous wastes; to package and preserve hazardous wastes according to their types in special-use tanks, containers or packages that satisfy the safety and technical requirements, ensuring no hazardous waste leakage, runoff or release into the environment, and are placarded with the following information:

a/ Hazardous waste name and code according to the hazardous waste list;

b/ Name and address of the generator;

c/ Description of hazards which might be caused by the hazardous waste;

d/ Caution and prevention signs according to Vietnam Standard TCVN 6707-2000 "Hazardous wastes ' caution signs";

e/ Date of starting the packaging and preservation.

The hazardous waste must be quickly treated and disposed of. When necessary to temporarily store the hazardous waste for more than 6 (six) months pending the availability of a safe treating and disposing technology or an appropriate treatment and disposal facility owner, a registration must be made with the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service and once every 6 (six) months a report must be sent to that Service.

1.5. To assign at least one full-time or part-time official who has been trained in hazardous waste management to take charge of hazardous waste sorting and management, prevention of and response to incidents at the establishment. If being incapable of sorting and managing harardous wastes, it shall sign contracts with units providing environmental consultancy for appropriate technical assistance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.7. If the hazardous waste generator wishes to practice hazardous waste transportation and/or treatment and disposal, it shall satisfy all the conditions for practice of hazardous waste transportation and/or treatment and disposal specified in Section 1 or 2 of Part II, and carry out the registration procedures in order to be granted a hazardous waste management license according to the provisions in Section 2 or 3 of Part III, and then discharge the responsibilities specified in Section 2 or 3, Part IV of this Circular, as the case may be.

1.8. To sign contracts with hazardous waste transporters and hazardous waste treatment and disposal facility owners licensed to manage hazardous wastes in appropriate operation areas, if the hazardous waste generator is unable to transport, treat or dispose of hazardous wastes by itself.

1.9. To issue hazardous waste manifests supplied by the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service to transporters and treatment and disposal facility owners upon each transfer of hazardous wastes. The hazardous waste generator shall reach agreement with transporters and treatment and disposal facility owners on information to be declared in hazardous waste manifests, which are consistent with the signed hazardous waste transportation or treatment and disposal contracts and provisions of hazardous waste management licenses of those transporters and treatment and disposal facility owners.

1.10. To transfer to the transporter only hazardous waste of the type and volume consistent with those stated in the hazardous waste generator register, the transportation contract, the treatment and disposal contract, and the declared hazardous waste manifest.

1.11. To strictly observe the procedures for issuing the hazardous waste manifest (consisting of 6 originals) guided in Appendix 3 to this Circular. The hazardous waste generator shall request and ensure the return of two last originals of the hazardous waste manifest and check certifications of the transporter and the treatment and disposal facility owner upon completing the hazardous waste transfer, then send the sixth original to the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service within 15 (fifteen) days after receiving it. If the hazardous waste generator acts concurrently as the transporter and/or the treatment and disposal facility owner for some types of hazardous waste, it shall sign and keep originals of the hazardous waste manifest by itself.

Within 60 (sixty) days after transferring hazardous waste to the transporter, if the generator does not receive the fifth and sixth originals of the hazardous waste manifest from the treatment and disposal facility owner, it shall report such to the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service for application of monitoring and handling measures.

1.12. When wishing to export hazardous wastes for overseas treatment and disposal, the hazardous waste generator has also the following responsibilities:

a/ To coordinate with the overseas transporter and treatment and disposal facility owner in observing the provisions of the Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous wastes and their Disposal (hereinafter referred to as the Basel Convention for short) on registration of hazardous waste export for overseas treatment and disposal by supplying adequate information on the expected export shipment to the Environmental Protection Department under the guidance in Appendix 5 (A) to this Circular;

b/ To export hazardous wastes only after obtaining written approval of the Environmental Protection Department and submit to the inspection and supervision by the concerned agencies in strict compliance with Vietnamese law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To take full responsibility for illegal transboundary transportation of hazardous wastes without the written approval of the Environmental Protection Department.

1.13. To make and send once every 6 (six) months a report on hazardous waste generation and management to the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service, according to the form set in Appendix 4 (A) to this Circular.

1.14. To submit to the inspection and examination by the central or local state agency in charge of environmental protection.

1.15. To archive for 5 (five) years all used hazardous waste manifests (the first and fifth originals) and relevant documents and dossiers for explanation and supply to competent agencies when so requested.

1.16. To notify in writing the termination of its operation and return the hazardous waste generator register to the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service.

2. Responsibilities of a hazardous waste transporter:

2.1. To commence its operation only after being granted a hazardous waste management license by the licensing agency.

2.2. To notify, after being granted a hazardous waste management license, the contents of that license to the People's Committees of the district and the commune where the transportation establishment is located.

2.3. To implement the contents of the certified environmental protection commitment or equivalent dossier or document according to the provisions of Point 1.2, Section 1, Part II of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5. To collect and transport only the hazardous waste type and volume from the generator or the first transporter (if it is the second transporter) and transfer that hazardous waste type and volume to the second transporter (if it is the first transporter) or to the treatment and disposal facility owner in strict compliance with the contents declared in the hazardous waste manifest by special-use means and facilities and in the operation area indicated in the hazardous waste management license. It is allowed to transfer hazardous waste between at most two transporters. It is prohibited to transfer hazardous wastes to a third transporter. All acts of transporting hazardous wastes at variance with the provisions of the hazardous waste management license or without any hazardous waste management license, at variance with the hazardous waste manifest or without any hazardous waste manifest shall be treated as acts of illegal transportation of hazardous wastes and handled according to law.

2.6. To transport hazardous wastes in an optimal route and distance, within an optimal length of time, ensuring traffic safety and prevention of and response to incidents and in compliance with the competent agency's regulations on traffic.

2.7. If the transporter is concurrently the generator and wishes to practice hazardous waste treatment and disposal, it shall satisfy all the conditions for treatment and disposal practice specified in Section 2, Part II, and carry out the procedures for registration of the hazardous waste generator and/or for a hazardous waste treatment and disposal license according to the provisions in Section 1 or 3 of Part III, then fulfill the responsibilities specified in Section 1 or 3, Part IV of this Circular, as the case may be.

2.8. When undertaking to transport hazardous waste overseas for treatment and disposal, the transporter has also the following responsibilities:

a/ To coordinate with the generator and the overseas treatment and disposal facility owner in observing the provisions of the Basel Convention, assisting the generator in registering the export of hazardous wastes for overseas treatment and disposal under the guidance in Appendix 5 (A) to this Circular;

b/ To obtain the written approval of the Environmental Protection Department before exporting hazardous wastes and submit to the inspection and supervision by the concerned agencies in accordance with Vietnamese law;

c/ To compile a transboundary transportation dossier consisting of all information guided in Appendix 5 (B) to this Circular; to send two transportation dossier sets to the generator or the exporter representing the generator and the Environmental Protection Department after the overseas treatment and disposal facility owner certifies the receipt of hazardous wastes.

d/ To bear joint responsibility and be handled under law for illegal transboundary transportation of hazardous wastes without the written approval of the Environmental Protection Department.

2.9. In case of chartering seagoing vessels or railway means of transport (including case of transboundary transportation), to coordinate with the charterer in working out appropriate plans on hazardous waste packaging and preservation to ensure safe transportation, and submitting them to the licensing agency for approval (or to the Environmental Protection Department in case of transboundary transportation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.11. To submit to the inspection and examination of the central or local state agency in charge of environmental protection.

2.12. To archive for 5 (five) years all used hazardous waste manifests (the second and/or third originals) and relevant dossiers and documents for explanation and supply to competent agencies when so requested.

2.13. To organize annual training courses for its managers, staff members and drivers according to the training plan (made upon compilation of the practice registration dossier).

2.14. To organize the implementation of the plan on pollution control and environmental protection; the plan on labor safety and healthcare; the plan on prevention of and response to incidents (made upon compilation of the practice registration dossier).

2.15. To notify in writing the termination of its operation and return the hazardous waste management license to the licensing agency; and to ensure the fulfillment of the plan on pollution control and environmental protection following the operation termination (made upon compilation of the practice registration dossier).

3. Responsibilities of a hazardous waste treatment and disposal facility owner:

3.1. To commence operation only after being granted a hazardous waste management license by the licensing agency.

3.2. To notify, after being granted a hazardous waste management license, the contents of that license to the People's Committees of the district and the commune where his/her/its hazardous waste treatment and disposal facility is located.

3.3. To strictly implement the contents of the certified environmental impact assessment report or equivalent dossiers or documents according to the provisions of Point 2.1, Section 2, Part II of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.5. To sign hazardous waste treatment and disposal contracts with hazardous waste generators in his/her/its operation area indicated in the hazardous waste management license. To receive, treat and dispose of only the hazardous waste type and volume with special-use technologies and facilities permitted for use in accordance with contents of the signed contracts, hazardous waste manifests uniformly filled in and provisions of the hazardous waste management license. All acts of treating and disposing of hazardous waste at variance with the provisions of the hazardous waste management license or without any hazardous waste management license, at variance with the hazardous waste manifest or without any hazardous waste manifest shall be treated as illegal acts and handled according to law.

3.6. If the treatment and disposal facility owner is concurrently the hazardous waste generator and/or wishes to conduct hazardous waste transportation, he/she/it shall satisfy all the conditions for practice of hazardous waste transportation specified in Section 1, Part II, and carry out the procedures for registration of the hazardous waste generator and/or for the hazardous waste transportation license according to the provisions in Section 1 or 2 of Part III, then fulfill the responsibilities specified in Section 1 or 2, Part IV of this Circular, as the case may be.

3.7. If the treatment and disposal facility owner is incapable of thoroughly treating and disposing of hazardous wastes (some hazardous waste elements subject to management remain after the treatment and disposal process), he/she/it has the following responsibilities:

a/ To sign a contract with a second treatment and disposal facility owner for treatment and disposal of hazardous waste part not yet treated and disposed of to the extent that it is no longer hazardous (according to the hazard threshold specified in the list of hazardous wastes and current standards) as well as other hazardous wastes generated from that treatment and disposal process. In this case, the first treatment and disposal facility owner is treated as a hazardous waste generator for the hazardous waste transferred to the second treatment and disposal facility owner and shall carry out procedures for hazardous waste generator registration according to the provisions of Section 1, Part III and fulfill the responsibilities specified in Section 1, Part IV of this Circular. This secondary transfer of hazardous waste shall be conducted with a new set of contract and hazardous waste manifest.

b/ To transfer the hazardous waste part already treated and disposed of to the extent that it is no longer hazardous (according to the hazard threshold specified in the list of hazardous wastes and current standards) to units treating and disposing of ordinary waste (non-hazardous waste). In this transfer, the treatment and disposal facility owner is not treated as a hazardous waste generator.

3.8. To organize the implementation of the program on environmental supervision, operation supervision and appraisal of efficiency of hazardous waste treatment and disposal (on its own or with consultations provided by environmental consultancy units under contracts); and to send once every 6 (six) months a report on hazardous waste management, made according to the form set in Appendix 4 (C) to this Circular, to the licensing agency.

3.9. To submit to the inspection and examination by the central or local state agency in charge of environmental protection.

3.10. To archive for 5 (five) years all used hazardous waste manifests (the fourth original) and relevant dossiers and documents for explanation and supply to competent agencies when so requested.

3.11. To organize annual training courses for its managers and staff members according to the training plan (made upon compilation of the practice registration dossier).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.13. To notify in writing the termination of its operation and return the hazardous waste management license to the licensing agency; and to complete the treatment and disposal of residual hazardous wastes and ensure the fulfillment of the plan on pollution control and environmental protection following the operation termination (made upon compilation of the practice registration dossier).

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Environmental Protection Department has the following responsibilities:

1.1. To grant, extend, adjust and withdraw hazardous waste management licenses according to its competence defined at Point 3.2, Section 3, Part I of this Circular. After granting, extending, adjusting or withdrawing licenses, it shall notify such to People's Committees of provinces where establishments of hazardous waste transporters or hazardous waste treatment and disposal facility owners are located.

1.2. To formulate and apply the "one-stop shop" mechanism to handling applications of organizations and individuals registering for hazardous waste management practice which fall under its competence from the stage of receiving applications and dossiers to the stage of notifying results through only one contact unit being the "dossier reception and result notification section." To intensify the notification and exchange of information with organizations and individuals registering for hazardous waste management practice via the information network or emails in the course of receipt and examination of dossiers and grant of licenses so as to shorten the handling duration and reduce papers.

1.3. To coordinate with provincial/municipal Natural Resources and Environment Services in inspecting environmental protection and hazardous waste management activities of hazardous waste transporters and hazardous waste treatment and disposal facility owners with hazardous waste management licenses it grants.

1.4. To organize propaganda and training to raise public awareness about hazardous waste management and the provisions of this Circular throughout the country.

1.5. To coordinate with provincial/municipal Natural Resources and Environment Services in making annual statistics on total volume of hazardous wastes generated by the registered generators, and assessing and reporting on the hazardous waste management throughout the country to the Natural Resources and Environment Minister.

1.6. To function as Vietnam's authorized body for the Basel Convention to carry out procedures for exporting hazardous wastes in strict compliance with the Basel Convention.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Provincial/municipal People's Committees or provincial/municipal Natural Resources and Environment Services authorized by provincial/municipal People's Committees have the following responsibilities:

2.1. To grant, extend, adjust and withdraw hazardous waste management licenses according to their competence defined at Point 3.3, Section 3, Part I of this Circular.

2.2. To urge hazardous waste transporters and hazardous waste treatment and disposal facility owners having licenses granted before the effective date of this Circular to carry out procedures for adjusting those licenses or for granting new ones according to the relevant provisions of Points 2.8 and 2.9, Section 2 or Points 3.10 and of 3.11, Section 3, Part III of this Circular.

2.3. To apply the "one-stop shop" mechanism according to the provisions of the Prime Minister's Decision No. 181/2003/QD-TTg of September 4, 2003, promulgating the Regulation on application of the "one-stop shop" mechanism at local state administrative agencies. To intensify the notification and exchange of information with organizations and individuals registering for hazardous waste management practice via the information network or emails in the course of receipt and examination of dossiers and grant of licenses so as to shorten the handling duration and reduce papers.

2.4. To notify the grant, extension, adjustment or withdrawal of hazardous waste management licenses to the Environmental Protection Department and People's Committees of districts where establishments of hazardous waste transporters or hazardous waste treatment and disposal facility owners are located.

3. Provincial/municipal Natural Resources and Environment Services have the following responsibilities:

3.1. To grant and adjust hazardous waste generator registers according to their competence defined at Point 3.1, Section 3, Part I of this Circular. To urge hazardous waste generators already granted registers before the effective date of this Circular to carry out procedures for adjustment according to relevant provisions of Point 1.7, Section 1, Part III of this Circular.

3.2. To apply the "one-stop shop" mechanism according to the provisions of the Prime Minister's Decision No. 181/2003/QD-TTg of September 4, 2003, promulgating the Regulation on application of the "one-stop shop" mechanism at local state administrative agencies. To intensify the notification and exchange of information with organizations and individuals registering as hazardous waste generators via the information network or email in the course of receipt and examination of dossiers and grant of generator registers so as to shorten the handling duration and reduce papers.

3.3. To organize the inspection of environmental protection and hazardous waste management activities by hazardous waste generators, transporters and treatment and disposal facility owners within their respective localities. To detect and handle organizations and individuals generating hazardous wastes or engaged in hazardous waste transportation, treatment and disposal without registering hazardous waste generators or hazardous waste management licenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.5. To make annual statistics on total volume of hazardous wastes generated by the registered generators, and to assess and send reports on hazardous waste management in their respective localities, made according to the form set in Appendix 4 (D) to this Circular, to provincial/municipal People's Committees and the Natural Resources and Environment Ministry.

3.6. To coordinate with one another in building information systems and databases on hazardous wastes; to organize the registration of hazardous waste generators and declaration of hazardous waste manifests, and make online hazardous waste management reports in their respective localities.

4. The specialized environmental protection inspectorate shall perform the function of inspecting the hazardous waste management.

5. Assorted licenses for hazardous waste collection, transportation, storage, treatment and disposal equivalent to hazardous waste management licenses granted before the effective date of this Circular will be valid until June 30, 2007. Those licenses which cease to be valid between July 1, 2006, and June 30, 2007, will be extended to June 30, 2007. Organizations and individuals that own these licenses shall carry out procedures for registering adjustments or new hazardous waste management licenses according to the provisions of this Circular in order to avoid interrupted operation.

6. Difficulties or problems arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported by ministries, branches, localities, organizations and individuals to the Natural Resources and Environment Ministry for study and appropriate supplementation.

7. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.589

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.221.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!