BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2015/TT-BTNMT
|
Hà Nội,
ngày 13 tháng 02 năm 2015
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ THĂM DÒ VÀ PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG, CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀNG GỐC
Căn cứ Luật
Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng
đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành Thông tư quy định về thăm dò và phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên khoáng
sản vàng gốc.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về thăm dò và
phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên trong thăm dò khoáng sản vàng gốc.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này được áp
dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; tổ chức hành nghề thăm dò
khoáng sản; tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến hoạt động khoáng sản.
Chương
II
ĐÁNH GIÁ CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN
Điều
3. Phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên
1. Tài nguyên khoáng
sản vàng gốc được phân làm 02 nhóm:
a) Tài nguyên xác định;
b) Tài nguyên dự báo.
2. Nhóm tài nguyên xác định phân thành
2 loại: trữ lượng và tài nguyên
a) Loại trữ lượng được phân thành 3 cấp,
gồm: cấp trữ lượng 111, cấp trữ lượng 121 và cấp trữ lượng 122.
b) Loại tài nguyên được phân thành 6 cấp,
gồm: cấp tài nguyên 211; cấp tài nguyên 221; cấp tài nguyên 222; cấp tài nguyên
331; cấp tài nguyên 332 và cấp tài nguyên 333.
3. Nhóm tài nguyên dự báo phân thành 2
cấp, gồm: cấp tài nguyên 334a và cấp tài nguyên 334b.
4. Bảng phân cấp trữ lượng và cấp tài
nguyên chi tiết quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư này.
Điều 4. Yêu cầu về
đánh giá trữ lượng cấp 121
1. Mức độ đánh giá địa chất:
a) Xác định được hình dạng, kích thước,
thế nằm, quy luật biến đổi hình thái và cấu tạo bên trong thân quặng vàng gốc;
khoanh nối chi tiết ranh giới các lớp đá kẹp, thấu kính không quặng hoặc quặng
không đạt chỉ tiêu và sự có mặt của các đứt gãy làm dịch chuyển quặng;
b) Xác định được các kiểu quặng tự
nhiên, hạng quặng công nghiệp với những đặc điểm riêng biệt về thành phần khoáng
vật, cấu tạo, kiến trúc, thành phần hóa học, tính chất cơ lý và tính chất công
nghệ quặng;
c) Xác định thành phần vật chất, tính
chất cơ lý và tính chất công nghệ của các loại quặng; đã xác định được sơ đồ
tuyển, hòa tách thu hồi vàng hợp lý, đảm bảo đủ số liệu tin cậy để xác định sơ
đồ công nghệ chế biến quặng;
d) Xác định được các điều kiện địa chất
thủy văn, địa chất công trình, điều kiện khai thác mỏ và các yếu tố tự nhiên
khác có liên quan được đánh giá chi tiết đảm bảo cung cấp đủ số liệu tin cậy để
lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ;
đ) Độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối
thiểu 80%.
2. Ranh giới khoanh nối tính trữ lượng:
Ranh giới trữ lượng cấp 121 được
khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò và (hoặc) công
trình khai thác.
3. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
công nghệ và hiệu quả kinh tế:
a) Lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật,
công nghệ khai thác và chế biến quặng hợp lý;
b) Cấp trữ lượng được xác định có hiệu
quả kinh tế trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng.
Điều 5. Yêu cầu về
đánh giá trữ lượng cấp 122
1. Mức độ đánh giá địa chất:
a) Xác định được các thông số cơ bản về
hình dạng, kích thước, thế nằm, quy luật biến đổi hình thái, cấu tạo bên trong
và sự biến đổi chiều dày của các thân quặng vàng gốc. Số lượng và kích thước
các lớp, thấu kính đá kẹp không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng bên trong thân quặng;
b) Phân chia được các kiểu quặng tự
nhiên, hạng quặng công nghiệp trên cơ sở đặc điểm về thành phần khoáng vật, cấu
tạo, kiến trúc, thành phần hóa học, tính chất cơ lý và tính chất công nghệ của
quặng;
c) Chất lượng quặng vàng gốc được đánh
giá chi tiết, xác định rõ thành phần vật chất, tính chất cơ lý và tính chất
công nghệ của các loại quặng; xác định được sơ đồ tuyển và hòa tách vàng hợp
lý;
d) Xác định đặc điểm địa chất thủy
văn, địa chất công trình và điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ làm cơ sở cho lập dự
án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ;
đ) Độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối
thiểu 50%.
2. Ranh giới khoanh nối tính trữ lượng:
Ranh giới trữ lượng cấp 122 được
khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò. Đối với thân quặng
có cấu trúc không phức tạp, chiều dày và chất lượng quặng tương đối ổn định được
phép ngoại suy có giới hạn theo tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng không vượt
quá một phần hai mạng lưới quy định.
3. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật,
công nghệ và hiệu quả kinh tế thực hiện theo quy định tại khoản
3 Điều 4 Thông tư này.
Điều 6. Yêu cầu về
đánh giá tài nguyên cấp 221
1. Mức độ đánh giá địa chất và khoanh
ranh giới tính tài nguyên thực hiện theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Mức độ đánh giá tính khả thi về kỹ
thuật, công nghệ và hiệu quả kinh tế được thực hiện theo khoản 3
Điều 4 Thông tư này. Tài nguyên cấp 221 là phần tài nguyên đã thăm dò nhưng
không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng hoặc nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động
khoáng sản.
Điều 7. Yêu cầu về
đánh giá tài nguyên cấp 222
1. Yêu cầu đánh giá địa chất và khoanh
ranh giới tính tài nguyên cấp 222 thực hiện theo quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
2. Yêu cầu đánh giá khả thi về kỹ thuật,
công nghệ và mức độ hiệu quả kinh tế thực hiện theo khoản 3 Điều
4 Thông tư này. Tài nguyên cấp 222 là phần tài nguyên đã thăm dò nhưng
không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng hoặc nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động
khoáng sản.
Điều 8. Yêu cầu về
đánh giá đối với tài nguyên cấp 333
1. Yêu cầu đánh giá địa chất:
a) Xác định được những nét cơ bản về hình
dạng, thế nằm, sự phân bố các thân quặng vàng gốc;
b) Xác định sơ bộ được chiều dày, cấu
tạo và mức độ ổn định của thân quặng vàng gốc;
c) Chất lượng quặng vàng gốc được xác
định sơ bộ theo kết quả lấy mẫu ở các vết lộ tự nhiên, công trình dọn sạch,
hào, giếng, khoan hoặc ngoại suy theo tài liệu của khoảnh liền kề có mức độ
đánh giá địa chất chi tiết hơn;
d) Các yếu tố tự nhiên quyết định điều
kiện khai thác mỏ chưa bắt buộc đánh giá chi tiết, chủ yếu được tìm hiểu sơ bộ
và lấy tương tự ở các vùng liền kề đã được đánh giá chi tiết hơn;
đ) Ranh giới tài nguyên cấp 333 được
khoanh định theo ranh giới cấu tạo địa chất thuận lợi cho thành tạo quặng vàng
trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá địa vật lý, địa hóa kết hợp công trình
khai đào đơn lẻ. Tài nguyên cấp 333 chủ yếu ngoại suy hoặc trong phạm vi khống
chế các công trình thăm dò chưa đạt trữ lượng cấp 122; đối với các thân quặng
nhỏ lẻ, ranh giới tài nguyên cấp 333 phải có ít nhất 2 công trình khống chế được
chiều dày, xác định được hàm lượng.
2. Đánh giá khả thi về kỹ thuật, công
nghệ và mức độ hiệu quả kinh tế:
Chưa xác định việc khai thác và chế biến
quặng vàng từ nguồn tài nguyên này có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả
kinh tế tại thời điểm đánh giá.
Chương III
PHÂN
CHIA NHÓM MỎ VÀ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT THĂM DÒ
Điều 9. Phân chia
nhóm mỏ thăm dò
1. Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò:
a) Căn cứ vào hình dạng, kích thước,
thế nằm các thân quặng vàng gốc, mức độ ổn định về chiều dày, biến đổi hàm lượng
vàng và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ;
b) Căn cứ vào chỉ số định lượng đánh
giá mức độ biến đổi chiều dày, hàm lượng thân quặng và điều kiện địa chất khai
thác mỏ để phân chia nhóm mỏ thăm dò;
c) Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá
cụ thể đối với thân quặng vàng gốc chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ.
Nhóm mỏ thăm dò được dự kiến trong Đề án thăm dò khoáng sản và được xác định
trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
2. Phân chia nhóm mỏ thăm dò thành các
nhóm:
a) Nhóm mỏ đơn giản (I);
b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II);
c) Nhóm mỏ phức tạp (III);
d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).
3. Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò
a) Nhóm mỏ đơn giản (I):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ có cấu
trúc địa chất đơn giản với các thân quặng dạng mạch, thấu kính lớn có thế nằm
ngang hoặc dốc thoải, các thân quặng có hình dạng đơn giản; chiều dày thân quặng
ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình không lớn hơn 40%; hàm lượng
các thành phần có ích chính phân bố đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu
đơn không lớn hơn 40% và hệ số chứa quặng từ 0,8-1,0;
b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ lớn đến
trung bình, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp với các thân quặng dạng mạch,
mạch thấu kính lớn; chiều dày thân quặng tương đối ổn định đến không ổn định, hệ
số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên 40% đến 100%; hàm lượng các thành
phần có ích chính phân bố trong các thân quặng từ tương đối đồng đều đến không
đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 40% đến 100% và hệ số
chứa quặng từ 0,7 đến 0,8;
c) Nhóm mỏ phức tạp (III):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ nhỏ đến
trung bình có cấu trúc địa chất phức tạp với các thân quặng dạng vỉa, dạng mạch,
mạch thấu kính, dạng ổ, cột, ống; hình dạng các thân quặng phức tạp, chiều dày
các thân quặng không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên
100% đến 150%; hàm lượng các thành phần có ích chính phân bố không đồng đều, hệ
số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 100% đến 150%; hệ số chứa quặng từ
0,6 đến 0,7;
d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ nhỏ có cấu
trúc địa chất rất phức tạp với các thân quặng kích thước nhỏ đến rất nhỏ, dạng
mạch, mạng mạch, mạch thấu kính, cột, ổ...; hình dạng thân quặng rất phức tạp,
chiều dày thân quặng đặc biệt không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công
trình trên 150%; hàm lượng các thành phần có ích chính biến đổi đặc biệt không
đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn trên 150%; hệ số chứa quặng dưới
0,6.
Điều 10. Yêu cầu
chung về công tác thăm dò
1. Thăm dò từ khái quát đến chi tiết,
từ trên mặt xuống dưới sâu, mạng lưới thăm dò từ thưa đến dày, đo vẽ bản đồ địa
chất từ tỷ lệ nhỏ đến bản đồ tỷ lệ lớn.
2. Thu thập đầy đủ các thông tin, số
liệu, tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi
trường và điều kiện khai thác mỏ phục vụ cho việc lập dự án đầu tư khai thác khoáng
sản và thiết kế mỏ.
3. Trình tự thăm dò được xây dựng trên
cơ sở phù hợp với mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất, quy mô trữ lượng và giá
trị kinh tế mỏ.
4. Thực hiện công tác thăm dò trên
toàn bộ diện tích và chiều sâu tồn tại của thân quặng trong ranh giới được lựa
chọn trong đề án thăm dò khoáng sản.
Điều 11. Yêu cầu về
cơ sở địa hình và công tác trắc địa
1. Diện tích thăm dò phải thực hiện
công tác đo về bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của công tác thăm
dò. Bản đồ địa hình phải được thành lập theo quy định hiện hành về công tác trắc
địa trong thăm dò khoáng sản. Tỷ lệ bản đồ địa hình từ 1/2.000 đến 1/500, tùy
thuộc vào cấu trúc địa chất và quy mô thân quặng.
2. Các công trình thăm dò, điểm khép
góc khu vực thăm dò phải xác định tọa độ, độ cao và liên hệ với mạng lưới tọa độ
quốc gia theo quy định hiện hành về trắc địa, địa chất.
3. Khu vực thăm dò phải sử dụng ít nhất
2 điểm mốc giới quốc gia.
Điều 12. Yêu cầu về
đo vẽ địa chất
1. Công tác đo vẽ bản đồ địa chất
trong thăm dò vàng gốc thực hiện ở tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/1.000, tùy thuộc vào
kích thước thân quặng và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ.
2. Bản đồ địa chất phải làm rõ đặc điểm
về cấu tạo địa chất mỏ, đặc điểm phân bố của các thành tạo magma, trầm tích,
các nếp uốn, các đứt gãy phá hủy, kiến tạo, các đới đá biến đổi, các đới khoáng
hóa, các thân quặng vàng gốc trên mỏ; có cơ sở đánh giá về đặc điểm phân bố, điều
kiện thành tạo quặng, mối quan hệ quặng hóa với đá vây quanh và cấu trúc địa chất
chính.
Điều 13. Yêu cầu về lựa
chọn và bố trí công trình thăm dò
1. Lựa chọn công trình thăm dò:
a) Trong thăm dò khoáng sản vàng gốc
có thể lựa chọn các công trình khai đào (hào, giếng, lò) và khoan. Các công
trình thăm dò được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thế nằm, chiều sâu phân
bố, cấu tạo địa chất, hình thái, chiều dày từng thân quặng và đặc tính của lớp
phủ;
b) Tại các công trình phải lấy mẫu chi
tiết để xác định chất lượng, quy luật phân bố các loại quặng, chiều sâu phong hóa,
đặc điểm cấu tạo vách, trụ của thân quặng;
c) Đối với các mỏ có cấu tạo địa chất
rất phức tạp, để làm rõ điều kiện thế nằm, các hình dạng, cấu tạo bên trong
thân quặng sử dụng các công trình lò theo vỉa hoặc xuyên vỉa, hạn chế sử dụng
công trình khoan;
d) Công trình khoan phải thu hồi cao
nhất lõi khoan nguyên thỏi. Tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan không nhỏ hơn 70% theo từng
hiệp khoan qua đá và 85% khi khoan qua quặng. Để nâng cao độ tin cậy của công
trình khoan khuyến khích sử dụng các phương pháp địa vật lý lỗ khoan;
đ) Lỗ khoan có chiều sâu trên 100m cứ 10m
đến 20m phải đo kiểm tra độ lệch và góc dốc lỗ khoan;
e) Các thân quặng có góc dốc lớn, cần
áp dụng phương pháp khoan xiên hoặc khoan ngang;
g) Công trình thăm dò phải cắt qua hết
chiều dày thân quặng.
2. Bố trí công trình và lựa chọn mật độ
mạng lưới thăm dò:
a) Bố trí công trình thăm dò bảo đảm
đánh giá toàn diện đặc điểm về cấu tạo địa chất, hình thái, kích thước, điều kiện
thế nằm, mức độ ổn định về chiều dày và chất lượng các thân quặng;
b) Mạng lưới công trình thăm dò quy định
tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Công trình thăm dò, công trình khai
thác, các vết lộ tự nhiên và nhân tạo có trong khu vực thăm dò đều phải được tiến
hành mô tả, đo vẽ địa chất và thành lập tài liệu nguyên thủy kịp thời, đầy đủ
và chính xác theo quy định hiện hành về thu thập tài liệu nguyên thủy trong
thăm dò khoáng sản và đưa lên bản đồ tài liệu thực tế.
Điều 14. Yêu cầu về
công tác lấy mẫu
1. Công trình thăm dò gặp quặng phải
được lấy mẫu chi tiết và có hệ thống để khoanh nối thân quặng và đánh giá chất
lượng đối với thành phần chính. Vị trí lấy mẫu phải được thể hiện chi tiết trên
tài liệu nguyên thủy.
2. Kích thước các loại mẫu dựa trên cơ
sở đặc điểm phân bố thành phần vật chất bên trong thân quặng, phải bảo đảm độ
tin cậy cao nhất, đánh giá đầy đủ về thành phần chính.
3. Nguyên tắc lấy mẫu:
a) Đối với công trình gặp quặng phải lấy
mẫu liên tục đảm bảo đủ cơ sở để khoanh nối ranh giới thân quặng và lớp kẹp.
Chiều dài mẫu rãnh được xác định bởi cấu tạo bên trong thân quặng; sự biến đổi
thành phần vật chất; đặc điểm cấu tạo, kiến trúc, tính chất cơ lý của quặng;
b) Kết quả lấy mẫu của từng loại phải
được thể hiện bằng hình ảnh;
c) Mẫu thử nghiệm công nghệ phải mang
tính đại diện về thành phần hóa học, thành phần khoáng vật, tính chất cơ lý, độ
hạt và các tính chất khác phù hợp với thành phần trung bình của từng loại quặng,
thân quặng chính trong mỏ;
d) Mẫu thể trọng lớn phải lấy tối thiểu
03 mẫu cho từng loại quặng tự nhiên. Kèm theo mỗi mẫu thể trọng lớn phải lấy tối
thiểu 03 mẫu thể trọng nhỏ để phân tích kiểm tra, đối sánh. Thể tích của mẫu thể
trọng lớn dao động từ 0,5 đến 1m3. Đối với thân quặng cứng chắc hoặc
chiều dày mỏng không thể lấy được mẫu thể trọng lớn, thì thể trọng quặng được
xác định bằng giá trị trung bình các mẫu thể trọng nhỏ. Cùng với việc xác định
thể trọng nhỏ phải xác định độ ẩm của quặng.
Điều 15. Yêu cầu về
công tác gia công mẫu
1. Toàn bộ mẫu được đập, nghiền đến cỡ
hạt có kích thước nhỏ hơn 1mm, việc gia công và rút gọn tiếp theo được thực hiện
theo sơ đồ gia công cho từng mỏ.
2. Chất lượng gia công mẫu phải được
kiểm tra một cách có hệ thống ở các công đoạn, phải kiểm tra sự tuân thủ sơ đồ
gia công mẫu.
3. Trường hợp quặng chứa vàng tự sinh
cần rửa đãi thu hồi các hạt vàng tự sinh trước khi đập nghiền ở các cỡ rây 0,1
mm.
Điều 16. Yêu cầu về
công tác phân tích mẫu
1. Kết quả phân tích mẫu phải xác định
hàm lượng, dạng tồn tại của thành phần có ích chính và thành phần có ích đi kèm
(nếu có).
a) Hàm lượng Au, Ag trong quặng vàng gốc
được xác định bằng phân tích nung luyện hoặc hấp thụ nguyên tử, quy trình phân
tích thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Mẫu phân tích cơ bản phải phân tích
2 thành phần Au, Ag. Phân tích cơ bản thực hiện 100% số mẫu đã lấy tại công
trình thăm dò. Các thành phần có hại và các thành phần khác xác định theo mẫu
nhóm ít nhất bằng 10% số mẫu cơ bản;
c) Mẫu nhóm phải lấy đại diện cho các
khối quặng tự nhiên hoặc các hạng quặng công nghiệp. Với mẫu nhóm, ngoài thành
phần Au, Ag cần phân tích các thành phần Cu, As, Pb, Zn, Sb, WO3, S,
Hg, Bi, Se, Te..;
d) Thành phần khoáng vật, các đặc điểm
về cấu tạo, kiến trúc, kích cỡ hạt vàng, các tính chất vật lý khác của quặng phải
được nghiên cứu bằng các phương pháp thạch học, khoáng vật, vật lý, hóa học và
các dạng phân tích khác;
đ) Công tác nghiên cứu mẫu công nghệ:
Mẫu công nghệ phải được nghiên cứu ở
quy mô phòng thí nghiệm, hoặc phòng thí nghiệm mở rộng. Đối với loại quặng mới,
quặng khó tuyển hoặc chưa có kinh nghiệm sản xuất công nghiệp cần phải có
chương trình nghiên cứu riêng;
Kết quả nghiên cứu mẫu công nghệ phải
đánh giá thành phần vật chất quặng, xác định các thông số kinh tế - kỹ thuật chủ
yếu của các công đoạn nghiền tuyển và hòa tách vàng, đề xuất sơ đồ công nghệ
nghiền tuyển và hòa tách hợp lý để thu hồi kim loại vàng, bạc.
Điều 17. Yêu cầu về
công tác kiểm tra phân tích mẫu
1. Kiểm tra phân tích mẫu phải được thực
hiện thường xuyên và có hệ thống.
2. Kiểm soát chất lượng kết quả phân
tích mẫu được thực hiện theo Thông tư số 62/2014/TT-BTNMT
ngày 09 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa
chất, khoáng sản.
Điều 18. Yêu cầu về
đánh giá địa chất thủy văn và địa chất công trình
1. Yêu cầu đánh giá địa chất thủy văn:
a) Thu thập tài liệu khí tượng thủy
văn khu vực thăm dò tối thiểu trong 5 năm gần nhất;
b) Kết quả thăm dò phải đánh giá được
các tầng chứa nước chính có thể làm ngập lụt mỏ, đặc biệt ở phần mỏ có nhiều khả
năng ngập lụt nhất để giải quyết vấn đề thoát nước, tháo khô mỏ;
c) Đối với các tầng chứa nước phải xác
định chiều dày, thành phần thạch học, điều kiện cấp nước; phải xác định quan hệ
giữa các tầng chứa nước với nhau; quan hệ giữa nước mặt, mực nước ngầm và các
thông số liên quan khác;
d) Phải nghiên cứu thành phần hóa học
và vi sinh của nước, đánh giá khả năng ăn mòn bê tông, kim loại, hàm lượng các
thành phần có ích, có hại trong nước đánh giá ảnh hưởng của việc bơm thoát nước
mỏ đến các công trình sử dụng nước ngầm trong vùng, cũng như khả năng sử dụng
nước sinh hoạt. Kiến nghị các giải pháp liên quan đến việc cấp, thoát nước và mức
độ ảnh hưởng của việc tháo khô mỏ đến môi trường xung quanh.
2. Yêu cầu đánh giá địa chất công
trình:
a) Kết quả thăm dò phải làm sáng tỏ
tính chất cơ lý của quặng, đá vây quanh và đất phủ trong điều kiện tự nhiên và
trong điều kiện bão hòa nước; đặc điểm địa chất công trình của các tầng đất đá
và tính dị hưởng của chúng, thành phần đất đá, độ nứt nẻ, phá hủy kiến tạo,
karst, hiện tượng phá hủy trong đới phong hóa;
b) Kết quả thăm dò phải đánh giá được
độ bền vững của công trình mỏ và tính toán các thông số cơ bản của moong khai
thác, độ ổn định của lò;
c) Toàn bộ các điều kiện địa chất thủy
văn, địa chất công trình và các yếu tố tự nhiên khác cần được đánh giá đáp ứng
cho việc lập dự án đầu tư khai thác và thiết kế mỏ. Trường hợp điều kiện địa chất
thủy văn, địa chất công trình phức tạp cần phải có đề án đánh giá điều tra
chuyên ngành. Công tác đánh giá địa chất thủy văn, địa chất công trình tuân thủ
theo các quy định hiện hành.
Điều 19. Yêu cầu về
đánh giá tác động môi trường
1. Quá trình thăm dò phải tiến hành
thu thập các dữ liệu về địa chất môi trường để dự báo và đánh giá các yếu tố
chính tác động đến môi trường.
2. Đánh giá các tai biến địa chất, các
tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động thăm dò quặng vàng gốc gây ra và
đề ra các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu. Nội dung và mức độ đánh giá tác động
môi trường phải được đề cập trong đề án thăm dò.
Điều 20. Yêu cầu về
công tác đánh giá điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ
1. Đánh giá sơ bộ ranh giới khai trường,
góc dốc sườn tầng, góc dốc bờ moong, hệ số bóc, khối lượng đất bóc; đánh giá sơ
bộ áp lực đất đá ở vách và trụ thân quặng.
2. Đánh giá các diện tích không chứa
quặng vàng công nghiệp là cơ sở lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết
kế mỏ.
Điều 21. Công tác
tính trữ lượng và tài nguyên
1. Việc tính trữ lượng, tài nguyên quặng
vàng gốc phải căn cứ vào chỉ tiêu tính trữ lượng được luận giải chi tiết trong
Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho từng mỏ.
2. Phương pháp tính trữ lượng và tài
nguyên quặng vàng gốc phải được lựa chọn phù hợp với đặc điểm cấu trúc thân quặng
trong từng mỏ. Khuyến khích áp dụng các phần mềm chuyên dụng để tính trữ lượng.
3. Trữ lượng, tài nguyên quặng vàng được
tính là trữ lượng hiện có trong lòng đất, không tính đến sự tổn thất khi khai
thác, chế biến và tính theo đơn vị nghìn tấn cho trữ lượng quặng và kilogam cho
trữ lượng kim loại vàng.
4. Trữ lượng và tài nguyên quặng vàng
gốc được thể hiện trên bình đồ tính trữ lượng ở tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/500, tùy
theo quy mô và đặc điểm thân quặng. Kết quả tính trữ lượng phải được thể hiện
theo từng thân quặng, theo cấp trữ lượng, tài nguyên và theo mức cao tối đa 10m.
Điều 22. Yêu cầu về cấp
trữ lượng cao nhất và tỷ lệ giữa các cấp trữ lượng
1. Cấp trữ lượng cao nhất đối với mỏ
nhóm I và II phải thăm dò đến cấp 121; đối với mỏ nhóm III và IV, cấp trữ lượng
cao nhất phải thăm dò là cấp 122.
2. Tỷ lệ các cấp trữ lượng 121 và 122
do chủ đầu tư xác định trên cơ sở đặc điểm địa chất của mỏ, khả năng tài chính,
điều kiện kỹ thuật khai thác, công suất dự kiến khai thác, nhưng phải đảm bảo tỷ
lệ trữ lượng cao nhất trên tổng trữ lượng của mỏ không thấp hơn 10% và phải được
thể hiện trong đề án thăm dò.
Điều 23. Nội dung,
hình thức trình bày báo cáo kết quả thăm dò
Nội dung, hình thức trình bày báo cáo
kết quả thăm dò thực hiện theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT
ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động
khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê
duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
Chương IV.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 24. Hiệu lực thi
hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 04 năm 2015.
Điều 25. Tổ chức thực
hiện
1. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng
khoáng sản quốc gia, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra và thực hiện các quy định Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khán vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và
Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện KSNDTC, TANDTC;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, VPTLKS, ĐCKS, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC
I
BẢNG
PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
(ban
hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BTNMT ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thăm dò và phân cấp trữ lượng, cấp tài
nguyên khoáng sản vàng gốc)
Mức độ
nghiên
cứu địa
chất
Mức độ
hiệu quả
kinh tế
|
Chắc chắn
|
Tin cậy
|
Dự tính
|
Dự báo
|
Suy đoán
|
Phỏng đoán
|
Có hiệu quả kinh tế
|
Trữ lượng 111
|
|
Trữ lượng
121
|
Trữ lượng
122
|
|
Có tiềm năng hiệu quả kinh tế
|
Tài nguyên
211
|
|
Tài nguyên
221
|
Tài nguyên 222
|
|
Chưa rõ hiệu quả kinh tế
|
Tài nguyên
331
|
Tài nguyên
332
|
Tài nguyên 333
|
Tài nguyên
334a
|
Tài nguyên
334b
|
- Nghiên cứu khả thi.
- Nghiên cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu khái quát.
PHỤ LỤC
2
MẠNG
LƯỚI ĐỊNH HƯỚNG CÁC CÔNG TRÌNH THĂM DÒ MỎ VÀNG GỐC
(ban
hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BTNMT ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thăm dò và phân cấp trữ lượng, cấp tài
nguyên khoáng sản vàng gốc)
Nhóm mỏ
|
Công trình
thăm dò
|
Khoảng cách
công trình đối với các cấp trữ lượng (m)
|
121
|
122
|
Đường phương
|
Hướng dốc
|
Đường phương
|
Hướng dốc
|
I
|
Trên mặt
|
Hào, giếng
|
30¸40
|
|
60¸80
|
|
Dưới sâu
|
Khoan
|
60¸80
|
40¸60
|
120¸160
|
60¸80
|
II
|
Trên mặt
|
Hào, giếng
|
20¸30
|
|
40¸60
|
|
Dưới sâu
|
Khoan, lò
hoặc kết hợp khoan và lò
|
40¸60
|
20¸40
|
80¸120
|
40¸60
|
III
|
Trên mặt
|
Hào, giếng
|
|
|
20¸30
|
|
Dưới sâu
|
Khoan, lò
hoặc kết hợp khoan và lò
|
|
|
40¸60
|
20¸40
|
IV
|
Trên mặt
|
Hào, giếng
|
|
|
20¸30
|
20
|
Dưới sâu
|
Khoan, lò
hoặc kết hợp khoan và lò
|
|
|
20
|
20
|