Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 238/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Cao Lục
Ngày ban hành: 26/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 238/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2017

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO GUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VÀ NGHE BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐIỆN VII ĐIỀU CHỈNH

Ngày 16 tháng 5 năm 2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đo và nghe báo cáo kim điểm tình hình triển khai thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện lãnh đạo các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu Khí Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương, EVN, PVN, Vinacomin về tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm, cấp bách trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ngành Điện là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và có ý nghĩa nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ luôn đặt mục tiêu phát triển điện luôn phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cho đến nay, hệ thống điện quốc gia đã có những bước phát triển vượt bậc, đã đảm bảo cung cấp đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và độ tin cậy ngày càng cao. Tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia hiện đạt gần 42.000 MW và đã có dự phòng công suất; sản lượng điện thương phẩm năm 2016 đạt 159,3 tỷ kWh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2016 đạt khoảng 11%/năm.

2. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) đặt ra nhiệm vụ đối với ngành điện là phải bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2030, điện thương phẩm năm 2030 khoảng 506 - 559 tỷ kWh. Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2030, sẽ phải đầu tư đưa vào vận hành khoảng 91.000 MW công suất nguồn điện mới bao gồm 125 dự án (không kể các dự án điện hạt nhân dừng thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội, các dự án nguồn điện nhỏ dưới 30 MW, các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo chưa xác định cụ thể và 02 dự án dự phòng trong trường hợp nguồn điện từ năng lượng tái tạo không đạt tiến độ và công suất dự kiến), đồng thời phải tiếp tục phát triển lưới điện truyền tải và phân phối đồng bộ đáp ứng yêu cầu truyền tải, phân phối điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Đây là nhiệm vụ nặng nề, đầy thách thức đối với toàn ngành điện trong giai đoạn tới.

3. Biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của EVN đã triển khai thực hiện đầu tư các dự án nguồn và lưới điện đồng bộ cơ bản bám sát quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Tuy nhiên, một số dự án nguồn điện do các doanh nghiệp khác đầu tư kcả các nguồn điện do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT đang bị chậm tiến độ nên có thể ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm cung ứng điện cho miền Nam trong giai đoạn đến năm 2023.

4. Tiến độ thực hiện một số dự án trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh chậm so với dự kiến do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân khách quan, cụ th: thu xếp nguồn vốn gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề bảo lãnh đối với nguồn vốn vay nước ngoài; vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành của pháp luật; yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường nhất là đối với các dự án nhiệt điện than; giải phóng mặt bằng cho các dự án điện nhất là đối với các công trình đường dây tải điện gặp nhiều khó khăn; đầu tư nguồn điện giữa các khu vực còn chưa hài hòa, công suất truyền tải điện luôn mức cao gây khó khăn trong bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện; vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng....

Những vấn đề nêu trên cần phải được tập trung xử lý để bảo đảm cung ng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững ngành điện.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, không đxảy ra thiếu điện trong mọi tình huống nhất trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng trong điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các thành viên Ban Chỉ đạo cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động xử lý các công việc thuộc thẩm quyền, kịp thời báo cáo Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo nhng vấn đề vượt thẩm quyền trên tinh thần đổi mới cách làm đđạt mục tiêu chung.

2. Kiên quyết thực hiện các biện pháp để thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt; đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình đầu tư xây dựng cũng như trong giai đoạn vận hành khai thác các công trình điện; chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng.

3. Tiếp tục nghiên cứu, xác định cơ cấu nguồn điện hợp lý để khai thác tiềm năng thế mạnh trong nước gn với tăng cường hợp tác mua bán điện trong khu vực nht là đối với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Lào), đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo kết hp với tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện than; phát triển nguồn điện hợp lý từng khu vực đbảo đảm an toàn cung ng điện, giảm truyền tải điện xa và giảm tn tht điện năng.

4. Tăng cường thực hiện kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:

1. Bộ Công Thương

- Kiện toàn hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo tại Bộ Công Thương để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo bảo đảm đạt hiệu quả.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra định kỳ, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị liên quan đẩy nhanh thực hiện các bước của các dự án nguồn điện nhất là khu vực miền Nam, bảo đảm đưa các dự án vào vận hành đúng kế hoạch, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý đối với các dự án chậm tiến độ gây ảnh hưởng lớn đến cung cấp điện.

- Khẩn trương hoàn thiện Cơ chế đặc thù để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia bảo đảm đầy đủ, chặt chẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thúc đẩy tiến độ thực hiện các bước đầu tư xây dựng bảo đảm hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.

- Chủ trì, rà soát danh mục các dự án điện cấp bách bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

- Nghiên cứu việc tăng cường nhập khẩu điện từ Lào và lưới điện truyền tải liên kết hai nước bảo đảm truyền tải công suất và hiệu quả lưới điện liên kết.

- Khẩn trương hoàn thành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án: Đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, đường dây 500kV Dốc Sỏi - Pleiku 2, đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong - Vĩnh Tân, nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng và nhà máy thủy điện Ialy mở rộng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư các dự án.

- Đẩy nhanh tiến độ xem xét đề nghị bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời, điện gió nhất là các dự án khu vực miền Nam, Nam Trung Bộ, trong đó rà soát kỹ việc bổ sung quy hoạch các dự án bảo đảm hợp lý, hiệu quả chung của hệ thống điện quốc gia; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh theo quy định (các dự án có quy mô công suất trên 50 MW, kể cả các dự án có phân kỳ đầu tư thành các giai đoạn có quy mô công suất mỗi giai đoạn nhỏ hơn 50 MW).

- Khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện những công việc liên quan đến Dự án Cảng trung chuyển cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2017.

- Thực hiện rà soát, tính toán cơ cấu nguồn điện hợp lý của hệ thống điện quốc gia giai đoạn đến các năm 2020, 2025 và 2030 (có xem xét việc đã dng thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận) trên nguyên tắc phải bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và nhu cầu điện sinh hoạt, đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường nhất là đối với nguồn điện than, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát cụ thể về tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết để thúc đẩy tiến độ thực hiện; đồng thời, khẩn trương báo cáo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 94/TB-VPCP ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ.

- Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện Đề án Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia và Đề án Chiến lược phát triển ngành Điện lực Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai các bước lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2040 (Quy hoạch điện VIII) theo quy định.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT để hỗ trợ thúc đẩy tiến độ chuẩn bị đầu tư xây dựng các dự án.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị s 30/CT-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

- Xem xét, hỗ trợ việc cân đối nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án nguồn và lưới điện.

3. Bộ Tài chính

- Xem xét việc ưu tiên cấp bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho các dự án điện cấp bách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

- Xem xét, nghiên cứu xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

4. Bộ Xây dựng: Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, hỗ trợ thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện, lưới điện theo quy định đthúc đẩy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện trên địa bàn.

- Tăng cường công tác quản lý đất đai để tránh tranh chấp, khiếu kiện làm kéo dài thời gian xác định nguồn gốc đất, kê kiểm, lập, phê duyệt phương án bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để thi công công trình; đẩy nhanh tiến độ trong công tác khảo sát, lập đơn giá và phê duyệt đơn giá bồi thường để không làm ảnh hưởng đến tiến độ phê duyệt phương án bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân.

6. Các Tập đoàn: EVN, PVN, Vinacomin

Yêu cầu các Tập đoàn: EVN, PVN, Vinacomin tập trung nguồn lực, thực hiện các giải pháp cụ thể để thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện được giao, đảm bảo đưa các dự án vào vận hành theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt nhất là đối với PVN.

a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Tập trung mọi nỗ lực để bảo đảm cung cấp đủ điện với chất lượng và độ tin cậy ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân; tiếp tục chủ động tính toán, đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Nam trong giai đoạn tới.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án đường dây 500 kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2 đã được phê duyệt bổ sung Quy hoạch điện VII để hỗ trợ, tăng cường cung cấp điện cho miền Nam trong giai đoạn tới.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bước của Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương/Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết những khó khăn vướng mắc (nếu có) để bảo đảm đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ.

- Đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các công trình lưới điện đồng bộ, đáp ứng yêu cầu truyền tải công suất các nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia nhất là các công trình có ý nghĩa quan trọng về cấp điện cho miền Nam trong giai đoạn tới (lưới điện truyền tải đồng bộ với các dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I, Long Phú I, Vĩnh Tân IV v.v…)

- Chủ động nghiên cứu lưới điện truyền tải liên kết mua bán điện với Lào để thúc đẩy việc mua điện từ Lào theo thỏa thuận ghi nhớ đã ký kết, nhất là liên kết lưới điện hỗ trợ cung cấp điện cho khu vực miền Nam.

- Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện than nhất là các nhà máy thuộc Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

b) Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam

- Yêu cầu Tập đoàn tích cực, chủ động phối hợp với các nhà thầu thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy tiến độ các dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú I, Sông Hậu I, Thái Bình II, báo cáo Bộ Công Thương/Thủ tướng Chính phủ những khó khăn vướng mắc và đề xuất cụ thể trong quá trình thực hiện; trước mắt cần tập trung, phối hp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại liên quan đến gói thầu hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) của dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I.

- Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 để hỗ trợ cung cấp điện cho min Nam trong giai đoạn tới.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện những công việc liên quan để sớm đưa khí Lô B và khí Cá Voi Xanh vào bờ để thúc đẩy tiến độ các nhà máy nhiệt điện tuabin khí hỗn hợp sử dụng nguồn khí này.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án kho, cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ, Thị Vải để có thể phát triển các dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ I, II và Nhơn Trạch 3, 4 theo kế hoạch.

c) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

- Đy nhanh tiến độ thực hiện các bước đối với Dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khó khăn vướng mắc (nếu có) để xem xét, giải quyết nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện.

- Khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng trung chuyn cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trình Bộ Công Thương xem xét để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2017.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ: CT, XD, TC, KH&ĐT, TN&MT;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn: EVN, PVN, Vinacomin;
- VPCP: BTCN, các PCN, Tr
lý TTg, các Vụ: TH, KTTH, NN, KGVX;
- Lưu: VT, CN (2). nvq

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Cao Lục

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 238/TB-VPCP ngày 26/05/2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực và nghe báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.124

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.110.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!