BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
99/2001/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V: BAN HÀNH BỔ SUNG ĐỊNH MỨC CHI HIỆN TRƯỜNG CẤP XÃ CỦA DỰ
ÁN BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73 CP ngày 01/11/1995 của
Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Hiệp định tín dụng 2996 - VN và Hiệp định viện trợ không hoàn lại số TF
021604 của Hà lan ký kết giữa Chính phủ Việt nam và Hiệp hội phát triển quốc tế
ngày 08/11/1997;
Căn cứ Quyết định số 693 TTg ngày 27/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự
án khả thi Bảo vệ rừng và PTNT tại Đồng Nai, Bình phước, Lâm đồng, Đắc lắc và
Kon Tum;
Căn cứ quyết định số 69/1999/QĐ/BNN - TCKT ngày 24/4/1999 và quyết định số:
4960/QĐ/BNN - TCKT ngày 06/11/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về
việc ban hành định mức chi tiêu của Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông thôn.
Xét tờ trình số: 879 CV/DALN-TCKT ngày 19 tháng 9 năm 2001 của Ban quản lý các
dự án Lâm nghiệp.
Theo đề nghị của ông Vụ Trưởng Vụ Tài chính - Kế toán.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành định mức chi tiêu cho hoạt động đào tạo, hội
nghị, hội thảo,hoạt động khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng và chi hoạt động cho
tổ công tác huyện, tổ công tác xã và tổ bảo vệ rừng của Dự án Bảo vệ rừng và
Phát triển nông thôn ( như phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Ban Chức năng
liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên Ban điều hành
Quốc gia dự án, Tỉnh, Giám đốc dự án Trung ương và Giám đốc dự án tỉnh chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Đẳng
|
ĐỊNH MỨC CHI TIÊU
CÁC HOẠT ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG (DỊCH VỤ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP, HỖ
TRỢ XÃ HỘI, QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG) TẠI XÃ/THÔN
DỰ ÁN BẢO VỆ RỪNG
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Công văn số
879 CV/DALN-TCKT ngày 19 tháng 9 năm 2001)
Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển số 3292
giữa Chính phủ VN và Hiệp hội Phát triển Quốc tế ngày 24/2/2000)
Căn cứ Hiệp định Viện trợ không hoàn lại của Hà Lan (số TF 021604) Ngày
08/11/1997, giữa Hà lan và Việt nam
Căn cứ Nghị định số 17/2001CP ngày 04/5/2001của Chính phủ qui định về qui chế
và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển (ODA)
Căn cứ Nghị định 13/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức
khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 693 TTg ngày 27/8/1997 của Thủ tường Chính phủ phê duyệt dự
án khả thi Bảo vệ rừng và Phát triển nông thôn tại Bình phước, Đồng nai, Lâm Đồng,
Đắc lắc và Kon tum
Căn cứ Quyết định 71/BNN, của Bộ NN & PTNT về quy chế thực hiện dự án
BVR&PTNT
Căn cứ Quyết định số 69/1999/QĐ/BNN-TCKT ngày 24/4/1999, và văn bản số
2764/BNN-TCKT ngày 31/7/1999 ban hành định mức chi tiêu của dự án Bảo vệ rừng
và phát triển nông thôn
Sổ tay thực thi dự án (các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; Dịch vụ hỗ trợ xã hội);
41 bản KHHĐ xã của 41 xã thuộc vùng dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp đề xuất "Định
mức chi tiêu cho các hoạt động đào tạo/tập huấn, hội nghị/hội thảo; xây dựng mô
hình khuyến nông, khuyến lâm và các hoạt động về Hỗ trợ giống cây trồng/vật
nuôi cho hộ nghèo tại xã/thôn" trình Bộ xem xét và phê duyệt với nội dung
sau đây:
1. Hoạt động đào tạo/ tập
huấn, hội nghị - hội thảo (Tại cấp xã/Thôn):
- Tiền ăn và nước uống: 20.000 đ/ngày/người
- Tiền ngủ giáo viên, báo cáo viên (Nếu phải ngủ
tại xã): 30.000 đồng/người/tối
- Văn phòng phẩm: 10.000 đ/người/khoá học
Phô tô tài liệu: 200 đồng/trang
- (Nếu giá cao hơn theo đơn giá được duyệt của tỉnh)
- Bồi dưỡng giảng viên: 20.000 đồng/giờ giảng
- Bồi dưỡng báo cáo viên: 100.000 đồng/báo cáo
- Tiền đi lại cho giảng viên: thanh toán theo
giá cước công cộng
- Thuốc chữa bệnh: 1.000 đ/người/khoá
- Trang trí hội trường, thuê thiết bị (Nếu có):
100.000 đồng/ngày
Thuê người phục vụ (1 người/lớp): 20.000 đ/người/ngày
- Lưu ý:
- Tiền biên soạn tài liệu: áp dụng cho các
chuyên đề đào tạo chưa có tài liệu giảng dạy và được giám đốc Ban QLDA Trung
ương đồng ý bằng văn bản.
- Tiền thuê xe ô tô: áp dụng cho các lớp đào tạo
có yêu cầu đi thực tế tại hiện trường.
- Các lớp đào tạo thú y viên xã/thôn, đào tạo
IPM: Chi phí dụng cụ thực hành theo dự toán được PMU duyệt.
Giáo viên tham gia giảng dạy phải có đủ trình độ,
bằng cấp theo quy định của nhà nước và yêu cầu của chuyên đề đào tạo.
2. Xây dựng mô hình khuyến
Nông - Lâm - Ngư:
- 2.1: Hỗ trợ vật tư (Hạt giống, phân bón và
một số vật tư khác đầu tư cho xây dựng mô hình):
- Dự án hỗ trợ: 60%
Dân đóng góp: 40%
Đối với các mô hình triển khai các tiến bộ kỹ
thuật mới, giống cây con mới có tỷ lệ rủi ro cao thì Giám đốc dự án tỉnh có thể
thống nhất với Giám đốc dự án Trung ương để miễn giảm tỷ lệ đóng góp của dân.
2.2.Tập huấn xây dựng mô hình: (áp dụng mục
1)
2.3. Hội thảo đầu bờ:
- Hội thảo đầu bờ không tổ chức riêng cho từng
mô hình mà tổ chức theo nhóm các mô hình cùng chủng loại như: Trồng trọt, chăn
nuôi, Lâm nghiệp, canh tác đất dốc... mức chi như sau:
- Tiền ăn và nước uống: 15.000 đồng/ngày/người
- Báo cáo viên và hướng dẫn viên (Cả viết báo
cáo tổng hợp): 100.000 đồng/báo cáo
Thuê xe ô tô (Nếu có): Theo hợp đồng trọn gói và
dựa trên giá cước quy định hiện hành của địa phương tại thời điểm thanh toán.
2.4 Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu, theo dõi
và chỉ đạo mô hình:
Chi phí theo dõi và chỉ đạo mô hình của cán bộ kỹ
thuật cấp huyện:
200.000 đồng/tháng
(Cán bộ khuyến Nông - Khuyến Lâm hưởng mức phí
trên thì sẽ không hưởng phụ
- cấp 20% - 40% lương chính).
Chi phí kiểm tra, phúc tra, nghiệm thu, đánh giá
và tài liệu hoá mô hình:
2%/Tổng chi phí mô hình.
3. Chi phí cho hướng dẫn kỹ
thuật tạo giống cây/con, trồng cây.
- Đi lại giảng viên: Theo mục 1
- Tiền ngủ giảng viên tại xã: Theo mục 1
- Hướng dẫn viên (Cấp huyện, tỉnh): 20.000 đồng/giờ
- Hướng dẫn viên (Cấp xã): 10.000 đồng/giờ
- Tiền ăn và nước uống cho nông dân tham gia:
10.000 đồng/người
Phô tô tài liệu đơn giản: 200 đồng/trang
(Nếu giá cao hơn theo đơn giá được duyệt của tỉnh)
Lưu ý:
Có thể tổ chức 1/2ngày cho mỗi hoạt động, thời
gian hướng dẫn tối đa không quá 4 giờ/hoạt động.
4. Hoạt động tuyên truyền
nâng cao nhận thức bảo tồn và bảo vệ rừng:
Hình thức tổ chức: Tổ chức các cuộc hội nghị
tuyên truyền về bảo tồn và bảo vệ rừng, tổ chức các cuộc vận động, mít tinh...
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong vùng dự án hiểu biết về bảo tồn và
bảo vệ rừng.
- Mức chi như sau:
- ở cấp xã: Mức tối đa không quá 1.000.000 đồng/Cuộc
- ở cấp thôn: Mức tối đa không quá 150.000 đồng/Cuộc
Điều kiện thanh toán: Phải có dự toán được
Giám đốc Dự án tỉnh phê duyệt và có đầy đủ chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ.
5. Chi hoạt động Tổ công tác
huyện, Tổ công tác xã, Tổ bảo vệ rừng
5.1 Tổ công tác huyện:
5.1.1. Phụ cấp lương: Chi theo quyết định số
69/1999/QĐ/BNN - TCKT ngày 24/4/1999 và quyết định số: 4960/QĐ/BNN - TCKT ngày
06/11/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số thành viên hưởng phụ
cấp lương không quá 05 người/Tổ.
5.1.2. Phụ cấp công tác phí: Thanh toán theo chế
độ công tác phí và thực hiện theo thông tư 94/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính ban
hành ngày 30/6/1998. Mức chi phụ cấp hàng tháng không quá 20 ngày/Tổ.
Chi phí khác:Chi phí văn phòng phẩm, mua sắm dụng
cụ văn phòng, xăng dầu, sửa chữa thiết bị văn phòng... theo kế hoạch được duyệt
hàng năm với mức khoán không quá 500.000đồng/ tháng và phải có đầy đủ chứng từ
chi theo quy định của nhà nước.
5.2 Tổ công tác xã:
5.2.1. Phụ cấp lương: Theo quyết định số 69
/1999/QĐ/BNN-TCKT ngày 24/4/1999 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5.2.1. Chi phí thường xuyên không quá 1.000.000
đồng/tháng cho mỗi tổ công tác và bao
- gồm:
- Chi hỗ trợ tiền xăng xe đi lại: Căn cứ vào dự
toán được duyệt của Dự án tỉnh và phiếu giao việc của Tổ công tác, có xác nhận
của xã và kèm theo bảng chấm công.
Chi phí thường xuyên: Mua văn phòng phẩm, mua sắm
dụng cụ văn phòng, xăng dầu, sửa chữa thiết bị văn phòng... theo kế hoạch được
duyệt hàng năm phải có đầy đủ chứng từ chi theo quy định của Nhà nước.
5.3. Tổ bảo vệ rừng:
- Phụ cấp lương: Theo quyết định số 69
/1999/QĐ/BNN-TCKT ngày 24/4/1999 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Hỗ trợ trang bị bảo hộ cho Tổ bảo vệ rừng (Mỗi
người/năm được trang bị 1 bộ quần áo đi rừng, 1 mũ cối, 1 áo đi mưa, 1 đôi giầy,
2 đôi tất, 1đèn pin ). Mức chi tối đa không quá 200.000đồng/người/năm.
Văn phòng phẩm và chi khác: Không quá 100.000đồng/tổ/tháng.
Tất cả các mục chi nêu trên phải nằm trong kế hoạch
được duyệt hàng năm, đồng thời phải đảm bảo chi đúng mục tiêu dự án và có đầy đủ
chứng từ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.