Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 866/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 18/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 866/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội khóa 15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 3065/TTr-BCT ngày 19 tháng 5 năm 2023; Báo cáo thẩm định số 26/BC-HĐTĐQHKS ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau:

A. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Phạm vi và ranh giới quy hoạch: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Ranh giới quy hoạch là khu vực phân bố khoáng sản và chế biến khoáng sản trên diện tích đất liền của cả nước.

B. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

I. QUAN ĐIỂM

1. Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia và tương thích với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, vùng, địa phương và hài hòa với yêu cầu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đời sống của người dân.

2. Khoáng sản là tài nguyên hữu hạn; việc khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản phải được thực hiện trên cơ sở thăm dò, đánh giá tổng thể các yếu tố về trữ lượng, tài nguyên và chất lượng các loại khoáng sản, năng lực khai thác, chế biến và nhu cầu sử dụng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và yêu cầu về nguồn khoáng sản dự trữ quốc gia.

3. Quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch các loại khoáng sản; khuyến khích các thành phần kinh tế có kinh nghiệm và năng lực về chế biến, khai thác khoáng sản để đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; cân đối hợp lý, hiệu quả giữa xuất khẩu, nhập khẩu khoáng sản, ưu tiên đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.

4. Phát triển lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản gắn với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

5. Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

6. Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

a) Tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

b) Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

c) Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

2. Mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng trong giai đoạn 2021 - 2030

a) Khoáng sản bô-xít: Việc thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin); lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án thăm dò và khai thác phải đủ năng lực thực hiện đồng bộ các dự án từ khâu thăm dò đến chế biến sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường, đặc biệt cần lưu ý phương án thải và xử lý bùn đỏ bền vững, hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để tái chế bùn đỏ. Các dự án sản xuất nhôm mới bằng công nghệ điện phân phải thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, trong đó khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

b) Khoáng sản titan: Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng. Các dự án titan ven biển có giải pháp đảm bảo cân đối nguồn nước cho sản xuất và nhu cầu dân sinh, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư khai thác, chế biến titan đồng bộ với các sản phẩm chế biến sâu (pigment, dioxit titan, titan kim loại, zircon cao cấp, monazit...).

c) Khoáng sản đất hiếm: Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%, khuyến khích sản suất tới nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO), công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, thu hồi tối đa các khoáng sản có ích đi kèm, đảm bảo môi trường, an toàn về phóng xạ.

d) Khoáng sản niken, đồng, vàng: Khai thác quặng niken, đồng, vàng phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.

đ) Khoáng sản crômit: Khai thác crômit phải có dự án khai thác, chế biến thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm niken, coban, bentonit.

Khoáng sản sắt: Nghiên cứu cấp phép thăm dò, khai thác quặng sắt cho các đơn vị có kinh nghiệm, năng lực về chế biến, khai thác quặng sắt để chế biến khoáng sản limolit, hematit, sắt nghèo, khoáng sản sắt laterit vùng Tây Nguyên, quặng sắt trong cả nước tạo ra sản phẩm quặng sắt chất lượng để sử dụng cho lò cao của các cơ sở gang thép trong nước.

e) Khoáng sản apatit: Phát huy tối đa nội lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ứng dụng tuyển apatit loại II, loại IV và nghèo, sản xuất thuốc tuyển. Tập trung đẩy mạnh đầu tư khai thác, tuyển, chế biến apatit loại II, loại IV nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên.

g) Đối với những khoáng sản khác như đồng, vàng, chì, kẽm...: Quản lý tốt tài nguyên, khai thác, khâu chế biến phải sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, đảm bảo an toàn và môi trường, thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản để đáp ứng nhu cầu trong nước, cấp phép thăm dò, khai thác gắn với địa chỉ chế biến sâu. Để đồng bộ công tác quản lý nhà nước, các dự án khai thác mỏ, dự án đầu tư chế biến bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng, chì, kẽm, sắt phải được cơ quan quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản cho ý kiến trước khi cấp phép.

3. Các mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu thăm dò

Mục tiêu thăm dò các loại/nhóm khoáng sản trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tóm tắt trong bảng 1 sau:

Bảng 1: Mục tiêu thăm dò các loại/nhóm khoáng sản trong thời kỳ quy hoạch.

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mục tiêu thăm dò

Giai đoạn 2021 - 2030

Giai đoạn 2031 - 2050

Số đề án

Trữ lượng

Số đề án

Trữ lượng

1

Bô-xít

103 tấn NK

19

1.709.498

2

Titan

103 tấn(KVN)

11

36.293

3

Chì - Kẽm

103 tấn KL

42

1.434

7

550

4

Sắt

103 tấn

35

105.095

4

348.200

5

Crômit

103 tấn

1

11.500

6

Mangan

103 tấn

7

1.750

7

Thiếc

103 tấn

14

46,5

3

4,5

8

Wonfram

103 tấn

8

139,3

9

Antimon

103 tấn

3

25,9

1

10

10

Đồng

103 tấn

15

603

8

229,7

11

NiKen

103 tấn

3

409

1

30

12

Molipden

103 tấn

3

30

13

Vàng

Tấn

26

101,0

2

232

14

Đất hiếm

103 tấn TR2O3

8

983,1

1

1500

15

Apatit

103 tấn

9

255.243

1

65.000

16

Đá hoa trắng

106 tấn bột CaCO3

10

147.000

17

Magnezit

103 tấn

1

6.000

1

10.000

18

Serpentin

103 tấn

2

75.500

19

Barit

103 tấn

6

3.050

20

Grafit

103 tấn

2

5.500

1

1.300

21

Fluorit

103 tấn

1

50

22

Bentonit

103 tấn

2

4.292

23

Diatomit

103 tấn

2

25.321

1

3.500

24

Talc

103 tấn

5

5.102

25

Mica

103 tấn

2

69,5

26

Quarzit

103 tấn

3

23.790

3

28.414

27

Thạch anh

103 tấn

22

11.487

28

Vecmiculit

103 tấn

1

100

29

Nước khoáng, nước nóng

m3/ngày đêm

149

56.990

2

1.000

Giai đoạn 2031 - 2050: sau khi có kết quả điều tra đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt sẽ xem xét thăm dò các mỏ mới được phát hiện.

b) Mục tiêu đối với công tác khai thác và tuyển quặng

- Duy trì các Giấy phép khai thác đã được cấp đúng quy định pháp luật đảm bảo tính ổn định cho các dự án chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đã đầu tư xây dựng.

- Đầu tư mới các dự án khi dự án chứng minh được Hộ tiêu thụ cụ thể (đơn vị, tổ chức sử dụng), đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.

Mục tiêu dự kiến được tóm tắt trong bảng 2 như sau:

Bảng 2: Mục tiêu khai thác đối với các loại khoáng sản trong quy hoạch

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mục tiêu khai thác, tuyển

Giai đoạn 2021 - 2030

Giai đoạn 2031 - 2050

Số mỏ

Sản lượng

Số mỏ

Sản lượng

1

Bô-xít

103 tấn NK/năm

18 (3)

114.500

41

118.000

2

Titan

103 tấn KVN/năm

51 (23)

2.839

41

3.720

3

Chì, kẽm

103 tấn NK/năm

60 (13)

2.387

48

2.163

4

Sắt

103 tấn NK/năm

66 (24)

25.480

64

33.811

5

Crômit

103 tấn NK/năm

2 (0)

4.700

2

4.700

6

Mangan

103 tấn NK/năm

11 (0)

352

10

210

7

Thiếc

103 tấn NK/năm

23 (9)

3.280

19

3.026

8

Wonfram

103 tấn NK/năm

9 (3)

5.115

7

7.390

9

Antimon

103 tấn NK/năm

4 (2)

40

3

50

10

Đồng

103 tấn NK/năm

16 (5)

7.976

18

9.226

11

Niken

103 tấn NK/năm

6 (3)

7.800

5

13.800

12

Molipden

103 tấn NK/năm

1 (0)

200

1

200

13

Vàng

103 tấn NK/năm

45 (8)

1.790

39

1.967

14

Đất hiếm

103 tấn NK/năm

10 (2)

2.020

13

2.112

15

Apatit

103 tấn NK/năm

30 (16)

14.506

25

16.799

16

Đá hoa trắng

- Đá ốp lát

103 m3/năm

106 (71)

6940

106

6840

- Bột cacbonat canxi

103 tấn/năm

39.596

39.319

17

Magnezit

103 tấn NK/năm

2 (0)

700

3

1.100

18

Serpentin

103 tấn NK/năm

7 (3)

3.960

7

3.960

19

Barit

103 tấn NK/năm

9 (3)

624

9

619

20

Grafit

103 tấn NK/năm

7 (4)

1.151

6

1.151

21

Fluorit

103 tấn NK/năm

5 (3)

756

5

756

22

Bentonit

103 tấn NK/năm

5 (1)

426

5

476

23

Diatomit

103 tấn NK/năm

4 (1)

540

4

740

24

Talc

103 tấn NK/năm

10 (2)

431

10

444

25

Mica

103 tấn NK/năm

3 (1)

10

3

10

26

Quarzit

103 tấn NK/năm

8 (1)

1.570

8

1.820

27

Thạch anh

103 tấn NK/năm

23 (2)

990

20

930

28

Sericit

103 tấn NK/năm

3 (0)

172

3

172

29

Vecmiculit

103 tấn NK/năm

1 (0)

5

1

5

30

Nước khoáng, nước nóng

m3/ngày đêm

232 (66)

79.661

234

81.961

c) Mục tiêu đối với công tác chế biến

Tập trung nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản như: bô-xít, titan, đất hiếm, niken, crômit,... Cụ thể với từng loại khoáng sản xem Bảng 3 sau đây:

Bảng 3: Mục tiêu công tác chế biến các loại khoáng sản trong quy hoạch

Số TT

Loại khoáng sản/sản phẩm

Đơn vị tính

Mục tiêu chế biến

Chất lượng, yêu cầu

Số dự án

Giai đoạn 2021 - 2030

Số dự án

Giai đoạn 2031 - 2050

1

Bô-xít

a

Alumin

103 tấn/năm

10 (2)

11.600- 18.650

10

12.000 - 19.200

Đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu. Nhà máy chế biến gắn với khu vực mỏ

b

Nhôm thỏi

106 tấn/năm

3 - 5 (1)

1,2 - 1,5

3 - 5

2,25 - 2,45

2

Titan

a

Xỉ titan

103 tấn/năm

18 (9)

853-1.113

18

1.063 - 1.323

Các dự án mới chỉ đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất pigment

b

Ilmenit hoàn nguyên

103 tấn/năm

2 (1)

20 - 40

2

40 - 60

c

Bột zircon + hợp chất zircon

103 tấn/năm

17 (9)

302 - 359

16

362 - 425

d

Rutin nhân tạo

103 tấn/năm

2 (0)

60 - 70

2

100 - 110

e

Pigment

103 tấn/năm

6 (2)

350 - 420

6

370 - 500

f

Titan xốp/titan kim loại

103 tấn/năm

2 (0)

10 - 15

2

15 - 25

g

Ferrotitan

103 tấn/năm

2 (0)

20 - 30

2

20 - 30

3

Chì, kẽm

103 tấn KL/năm

27 (16)

380

27

402,5

4

Crômit

(Ferrocrom)

103 tấn/năm

2 (2)

90

2

90

Ferrocrom cacbon cao, hàm lượng Cr trung bình >54% Cr

5

Mangan

(ferromangan, silicomangan)

103 tấn/năm

13 (13)

356

12

406

Đáp ứng tiêu chuẩn trong nước

6

Thiếc

Tấn KL/năm

6 (6)

3400

6

3400

7

Vonfram

Tấn SP/năm

3 (3)

13.500

3

13.500

(APT, BTO; YTO)

8

Antimon

Tấn KL/năm

3 (3)

3.300

3

3.300

9

Đồng

Tấn/năm

11 (9)

110.000

11

110.000

Đồng thỏi

10

Niken

Tấn/năm

2 (0)

27 - 48

2(0)

42 - 78

Nikel kim loại

11

Molipden

Tấn/năm

1 (0)

200

1

400

Sản xuất (NH4)2MoO4 (hoặc luyện ferromolipden)

12

Vàng

kg/năm

8 (6)

6.146

7

6.346

13

Đất hiếm

Tấn REO/năm

7 (1)

62.500

7

82.500

14

Đá hoa trắng

a

Đá ốp lát các loại

103 m3/năm

43 (43)

11.000

43

10.700

b

Sản phẩm cục, hạt, bột

103 tấn/năm

58 (52)

9.461

58

9.684

15

Magnezit nung kiềm hóa

103 tấn/năm

1 (0)

70

1

70

16

Serpentin (bột)

103 tấn/năm

6 (3)

3.950

6

3.950

17

Barit

103 tấn/năm

10 (7)

292

10

392

Bột BaSO4 ≥ 95%

18

Graphit

103 tấn/năm

5 (1)

110

5

111

C > 80%

19

Fluorit

103 tấn/năm

4 (1)

256

4

460

CaF2 > 80%

20

Bentonit

103 tấn/năm

5 (2)

165

5

260

21

Diatomit

103 tấn/năm

3 (2)

143

3

350

22

Talc (bột)

103 tấn/năm

5 (1)

380

5

460

23

Mica

Tấn/năm

4 (4)

1.700

2

1.500

24

Quarzit

103 tấn/năm

9 (6)

730

9

1.040

25

Thạch anh

103 tấn/năm

10 (4)

1.454

10

1.454

26

Sericit

103 tấn/năm

2 (1)

138

2

146

27

Nước khoáng, NKN

Phục vụ cho nhu cầu nước khoáng đóng chai và du lịch nghỉ dưỡng

C. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN

I. TÀI NGUYÊN TRỮ LƯỢNG

Tài nguyên và trữ lượng tài nguyên huy động trong kỳ quy hoạch giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tóm tắt trong bảng 4 dưới đây (chi tiết tại Phụ lục I kèm theo):

Bảng 4: Trữ lượng, tài nguyên các loại khoáng sản huy động vào kỳ Quy hoạch

STT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Trữ lượng

Tài nguyên và tài nguyên dự báo

Tổng

1

Bô-xít

103 tấn NK

3.084.674

6.465.328

9.549.419

2

Titan - Ilmenit

103 tấn KVN

109.053

502.301

611.354

Zircon

82.426

3

Chì, kẽm

Tấn

865.190

4.943.816

5.809.006

4

Sắt

103 tấn NK

491.282

663.248

1.152.365

5

Crômit

103 tấn Cr2O3

14.484

7.288

21.773

6

Mangan

103 tấn KL

3.989

6.779

10.769

7

Thiếc

Tấn KL

23.251

125.198

148.449

8

Volfram

Tấn KL

172.908

136.499

309.407

9

Antimon

Tấn KL

54.375

90.501

144.876

10

Đồng

Tấn KL

432.106

1.098.520

1.530.626

11

Niken

103 tấn KL

611,8

3.454,5

4.066,4

12

Molipden

Tấn

7.400

21.000

28.400

13

Vàng

Kg

75.012,7

124.613

199.626

14

Đá quý

Kg

229

631

860

15

Đất hiếm

Tấn TR2O3

3.472.347

16.349.207

19.821.554

16

Apatit

103 tấn NK

126.247

1.854.257

1.960.126

17

Đá hoa trắng

103 tấn

1.684.905

2.899.892

4.664.798

18

Magnezit

103 tấn

23.575

71.434

95.010

19

Serpentin

103 tấn

32.342

67.079

99.421

20

Barit

103 tấn

17.321

5.615

22.936

21

Graphit

103 tấn

9.715

21.670

33.243

22

Fluorit

103 tấn

16.035

4.038

20.074

23

Bentonit

103 tấn

15.401

114.418

129.819

24

Diatomit

103 tấn

566

302.656

303.222

25

Talc

103 tấn

1.061

8.700

9.761

26

Mica

103 tấn

70,5

370

440

27

Pyrit

103 tấn

18.187

34.759

52.946

28

Quarzit

103 tấn

12.848

157.954

170.801

29

Thạch anh

103 tấn

4.173

20.229

24.403

30

Silimanit

103 tấn

218

5.933

6.151

31

Sericit

103 tấn

2.816

2.108

4.924

32

Vermicilit

103 tấn

3.807

3.807

33

Nước khoáng

m3/ngày đêm

≈ 90.000

≈ 90.000

II. QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN

1. Khoáng sản bô-xít

Thăm dò, khai thác khoáng sản bô-xít, sản xuất alumin, nhôm kim loại đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, cảng biển, cung cấp điện, nước, đảm bảo về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với từng giai đoạn cụ thể; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ sinh thái vùng Tây Nguyên.

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến 2030: thực hiện 19 đề án tại Lạng Sơn (1), Đăk Nông (7), Lâm Đồng (8); Bình Phước (2); Gia Lai (1) với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 1.709 triệu tấn quặng nguyên khai.

- Giai đoạn sau 2031 - 2050: sau khi có kết quả điều tra đánh giá địa chất tại các khu vực có triển vọng giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt sẽ xem xét thăm dò các mỏ mới được phát hiện.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản bô-xít tại Phụ lục II.1 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến 2030: Duy trì đạt công suất thiết kế các mỏ hiện có; mở rộng nâng công suất mỏ Tây Tân Rai và mỏ Nhân Cơ; đầu tư mới các dự án khai thác mỏ tại: Đăk Nông (4 - 5), Lâm Đồng (2 - 3), Bình Phước (1), Gia Lai (1). Tổng công suất khai thác đến năm 2030: 68,150 - 112,200 triệu tấn nguyên khai/năm.

Đầu tư mới 3 dự án khai thác tuyển quặng bô-xít khu vực miền Bắc: Lạng Sơn (1); Cao Bằng (2) với tổng công suất từ 1.550.000 - 2.250.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Đối với các mỏ bô-xít khu vực Tây Nguyên (gần khu đông dân cư) xem xét thăm dò và cấp phép khai thác sớm để thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản và được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...

Đối với các mỏ bô-xít khu vực miền Bắc có chất lượng thấp, thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản, cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng trọt, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu theo sự cho phép của các cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Giai đoạn sau 2030: Duy trì đạt công suất thiết kế các mỏ hiện có, đầu tư mới các dự án khai thác mỏ tại khu vực Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum,... để cung cấp tinh quặng bô-xít cho các dự án nhà máy alumin đã đầu tư và dự án mở rộng khi có nhu cầu. Tổng công suất khai thác dự kiến đến năm 2050: 72,3 - 118,0 triệu tấn nguyên khai/năm. Ngoài ra sẽ xem xét cấp phép khai thác các khu vực mới được thăm dò trong giai đoạn 2031 - 2050 khi có chủ đầu tư đề xuất.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản bô-xít tại Phụ lục III.1 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến 2030:

(1) Sản xuất alumin: Đầu tư nâng công suất 2 nhà máy alumin Tân Rai - Lâm Đồng và Nhân Cơ - Đăk Nông từ 650.000 tấn/năm lên khoảng 2.000.000 tấn/năm (chia thành 02 giai đoạn: giai đoạn 1 nâng công suất lên 800.000 tấn alumin/năm; giai đoạn 2 đầu tư mở rộng với công suất 1.200.000 tấn alumin/năm).

Đầu tư mới các dự án sản xuất alumin tại Đắk Nông (4), Lâm Đồng (2), Bình Phước (1), Gia Lai (1) với công suất tối thiểu từ 1.000.000 tấn alumin/năm/dự án trở lên. Dự án đầu tư mới sản xuất alumin có công nghệ tiên tiến, trong đó công nghệ xử lý bùn đỏ phải sử dụng phương pháp thải khô, đảm bảo môi trường và khuyến khích có dự án sản xuất vật liệu xây dựng từ bùn đỏ. Địa điểm do nhà đầu tư và địa phương lựa chọn phù hợp với đổ thải bùn đỏ, gần khu vực mỏ tuyển.

Tổng công suất đến năm 2030: 11.600 - 18.650 nghìn tấn alumin/năm.

(2) Sản xuất nhôm kim loại: Hoàn thành thí điểm dự án Nhà máy điện phân nhôm Đăk Nông với công suất từ 300.000 tấn nhôm thỏi/năm, mở rộng 450.000 tấn nhôm thỏi/năm. Đầu tư mới các dự án sản xuất nhôm kim loại tại Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và các tỉnh có đủ nguồn năng lượng phù hợp. Tổng công suất đến năm 2030: 1.200.000 - 1.500.000 tấn nhôm thỏi/năm.

Vị trí các nhà máy có thể đặt tại các tỉnh có nguồn nguyên liệu và nguồn năng lượng. Nhà máy điện phân nhôm mới phải thực hiện theo cơ chế thị trường, khuyến khích đầu tư các dự án năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo một phần năng lượng trên các vùng mỏ bô-xít đã khai thác và sản xuất các sản phẩm chế biến từ nhôm, phát triển các ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ và phù hợp với nội dung Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 31-KL/TW ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Giai đoạn 2031 - 2050:

(1) Sản xuất alumin: Duy trì đạt công suất thiết kế và đầu tư mở rộng công suất các nhà máy hiện có.

Tổng công suất dự kiến: 12.000 - 19.200 nghìn tấn alumin/năm.

(2) Sản xuất nhôm kim loại: Duy trì công suất nhà máy điện phân nhôm Đăk Nông; đầu tư mới các dự án sản xuất nhôm kim loại gắn với tự đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu khuyến khích đầu tư các dự án năng lượng tái tạo trên các vùng mỏ bô-xít đã khai thác. Vị trí và dự án cụ thể do nhà đầu tư quyết định theo hiệu quả kinh tế.

Tổng công suất dự kiến: 2.250.000 ÷ 2.450.000 tấn nhôm thỏi/năm.

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản bô-xít tại Phụ lục IV.1 kèm theo.

2. Khoáng sản titan

Việc cấp phép thăm dò, khai thác mới phải gắn với chế biến sản xuất ra pigment; lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án khai thác mới phải đủ năng lực thực hiện đồng bộ các dự án từ khâu khai thác đến chế biến sản xuất ra pigment, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường.

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép tại Thái Nguyên (2), Quảng Bình (3); thăm dò mới các đề án tại Thái Nguyên (3), Quảng Trị (3); Bình Thuận (2) với mục tiêu thăm dò đạt khoảng 36.200.000 tấn khoáng vật nặng.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mới sau khi có kết quả điều tra, đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản titan tại Phụ lục II.2 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì sản lượng của các mỏ đã cấp phép (23 mỏ; tổng công suất đã cấp phép ≈ 1.450.000 tấn KVN/ năm), cấp mới ≈ 32 mỏ tại các tỉnh Thái Nguyên (5), Hà Tĩnh (1), Quảng Bình (3); Quảng Trị (4), Bình Thuận (13). Tổng công suất ≈ 2.759.000 tấn KVN/ năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản xuất các mỏ đã cấp phép khai thác và nâng công suất tại các mỏ Lương Sơn I, Lương Sơn II, Lương Sơn III. Tổng công suất giai đoạn 2021 - 2050 dự kiến đạt ≈ 3.634.000 tấn KVN/năm.

Chi tiết các dự án khai thác Khoáng sản titan tại Phụ lục III.2 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030:

Duy trì các dự án chế biến hiện có với tổng công suất: xỉ titan ≈ 319.000 tấn/năm với 9 dự án đã đầu tư; Ilmenit hoàn nguyên ≈ 20.000 tấn/năm với 01 dự án đã đầu tư; bột zircon + hợp chất zircon các loại ≈ 154.500 tấn/năm với 10 dự án đã đầu tư.

Đầu tư mới các dự án chế biến:

(1) Xỉ titan: Đầu tư mới 7 - 9 dự án với tổng công suất ≈ 770.000 tấn/năm; Các dự án mới chỉ được cấp phép để phục vụ cho sản xuất pigment và các ngành công nghiệp khác. Địa điểm do nhà đầu tư và địa phương lựa chọn phù hợp.

(2) Ilmenit hoàn nguyên: Đầu tư mới 01 dự án với sản lượng dự kiến 20.000 - 40.000 tấn/năm.

(3) Bột zircon, hợp chất zircon và các sản phẩm khác từ zircon: Đầu tư mới hoặc cải tạo mở rộng từ 4 - 5 dự án chế biến với tổng công suất ≈ 230.000 tấn/năm;

(4) Pigment: Đầu tư mới 3 - 4 dự án chế biến với tổng công suất: 320.000 - 450.000 tấn/năm; địa điểm do nhà đầu tư và địa phương lựa chọn phù hợp.

(5) Rutin nhân tạo: Đầu tư mới 1 - 2 dự án sản xuất với tổng công suất 60.000 - 70.000 tấn/năm.

(6) Titan xốp/titan kim loại: Đầu tư mới 1 - 2 dự án với công suất 10.000 - 15.000 tấn/năm;

(7) Ferrotitan: Đầu tư xây dựng mới 1 - 2 nhà máy với tổng công suất 20.000 - 25.000 tấn/năm.

(8) Monazit: Đầu tư mới nhà máy chế biến monazit với công suất từ 10.000 - 15.000 tấn/năm để chế biến monazzit thu hồi từ quá trình tuyển quặng inmenit.

Trong trường hợp loại bỏ khai thác các mỏ titan tại Ninh Thuận các dự án chế biến titan đi kèm tại Ninh Thuận sẽ đồng thời được loại bỏ.

- Giai đoạn 2031 - 2050:

Duy trì các dự án đã cấp phép và cấp mới các dự án đảm bảo công suất thiết kế với các sản phẩm, tổng sản lượng như sau:

(1) Xỉ titan: ≈ 1.323.000 tấn/năm.

(2) Ilmenit hoàn nguyên: duy trì công suất các dự án 40.000 - 60.000 tấn/năm.

(3) Bột zircon, hợp chất zircon và các sản phẩm khác từ zircon: Với tổng công suất ≈ 450.000 tấn/năm;

(4) Rutil nhân tạo: các dự án chế biến với tổng công suất: ≈ 110.000 tấn/năm.

(5) Sản xuất pigment: Duy trì và nâng công suất dự án hiện có với tổng công suất dự kiến 400.000 - 500.000 tấn/năm.

(6) Titan xốp/titan kim loại: Duy trì các dự án hiện có, có thể đầu tư mở rộng hoặc bổ sung mới (nếu có thị trường) và nhà đầu tư từ 1 - 2 dự án. Tổng công xuất dự kiến 15.000 - 25.000 tấn/năm.

(7) Ferrotitan: Duy trì sản lượng các nhà máy và có thể xem xét cấp phép mới từ 1 - 2 dự án với công xuất 15.000 - 25.000 tấn/năm khi có chủ đầu tư đăng ký thực hiện.

(8) Monazit: Duy trì nhà máy chế biến monazit đã đầu tư và mở rộng khu có nhu cầu với công suất từ 15.000 - 20.000 tấn/năm để chế biến monazzit thu hồi từ quá trình tuyển quặng inmenit.

Chi tiết các dự án chế biến titan tại Phụ lục IV.2 kèm theo.

3. Khoáng sản chì, kẽm

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép trong giai đoạn trước 9 dự án với mục tiêu trữ lượng đạt 450.000 ÷ 500.000 tấn kim loại chì kẽm.

+ Cấp mói 34 đề án thăm dò tại các tỉnh gồm: Tuyên Quang (5); Bắc Kạn (18); Lào Cai (3); Yên Bái (2); Điện Biên (2); Thái Nguyên (3); Quảng Bình (1) với mục tiêu trữ lượng đạt từ 1.000.000 ÷ 1.050.000 tấn trữ lượng kim loại chì kẽm.

-Giai đoạn 2031- 2050: thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng, thăm dò phần sâu các mỏ hiện có và cấp phép thăm dò mới từ 8 ÷ 10 mỏ với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 555.000 tấn trữ lượng kim loại chì kẽm.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản chì kẽm tại Phụ lục II.3 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì sản xuất các dự án đã cấp phép (12 mỏ, tổng sản lượng ≈ 700.000 tấn quặng/năm).

Đầu tư mới các dự án tại các tỉnh: Cao Bằng (2); Tuyên Quang (8); Bắc Kạn (23); Thái Nguyên (3); Lào Cai (3); Yên Bái (3); Điện Biên (3); Quảng Bình (1) với với tổng công suất ≈ 1.689.000 tấn quặng chì - kẽm/năm để bổ sung sản lượng đối với các điểm mỏ hết hạn giấy phép.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản xuất các dự án đã cấp phép, đầu tư mới từ 5 - 10 dự án với tổng công suất ≈ 2.163.000 tấn quặng chì kẽm/năm.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản chì kẽm tại Phụ lục III.3 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Duy trì hoạt động của các dự án đã đầu tư tại các tỉnh Cao Bằng; Hà Giang; Tuyên Quang; Bắc Kạn; Thái Nguyên, ... với tổng công suất chế biến ≈ 215.000 tấn kim loại chì - kẽm/năm.

+ Hoàn thành các dự án đã cấp phép: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đa kim loại mầu Yên Bái công suất 40.000 tấn/năm; Nhà máy luyện chì kim loại tại Bắc Kạn công suất 20.000 tấn/năm; Nhà máy chì kẽm Nam Quang - Hà Giang công suất 10.000 tấn/năm.

+ Đầu tư mới các nhà máy luyện chì - kẽm tại Cao Bằng (1); Tuyên Quang (2), Bắc Kạn (3); Thái Nguyên (2); Yên Bái (2) với tổng công suất ≈ 165.000 tấn kim loại/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép, chỉ xem xét cấp mới hoặc nâng công suất các dự án khi chứng minh được nguồn nguyên liệu cho dự án.

Chi tiết các dự án chế biến tại Phụ lục IV.3 kèm theo.

4. Khoáng sản sắt

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Hoàn thành các đề án thăm dò mỏ Bản Tàn, Bành Tượng, Lũng Viền - Bắc Kạn; Tân Sơn - Phú Thọ; Làng Mỵ 2 - Yên Bái; Núi Khoáng, Núi Vom - Quảng Ngãi; ...

+ Thăm dò mới, thăm dò mở rộng, nâng cấp trữ lượng các đề án tại: Hà Giang (4); Cao Bằng (2); Bắc Kạn (9); Tuyên Quang (1); Phú Thọ (1); Thái Nguyên (3); Điện Biên (1); Lào Cai (3); Yên Bái (9); Hà Tĩnh (1); Quảng Nam (1); Quảng Ngãi (2); với mục tiêu trữ lượng đạt - 105.095 triệu tấn nguyên khai.

- Giai đoạn 2031 - 2050:

Thăm dò mói và thăm dò xuống sâu, mở rộng nâng cấp trữ lượng từ 5 - 10 đề án với mục tiêu trữ lượng đạt từ 40 - 50 triệu tấn nguyên khai và thăm dò khoáng sản sắt laterit vùng Chư Se và Đức Cơ tỉnh Gia Lai.

Chi tiết các đề án thăm dò tại Phụ lục II.4 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Duy trì sản lượng và phục hồi sản xuất các dự án đã cấp phép tổng sản lượng từ 5,0 - 5,5 triệu tấn nguyên khai (chưa tính đến sản lượng từ mỏ sắt Thạch Khê đang tạm dừng có công suất 5 triệu tấn/năm đã cấp phép, chỉ huy động vào quy hoạch khi được cấp có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục khai thác).

+ Đầu tư mới các dự án tại: Hà Giang (7); Cao Bằng (2); Bắc Kạn (12); Tuyên Quang (1); Phú Thọ (2); Lào Cai (5); Yên Bái (9); Hòa Bình (1); Điện Biên (1); Thái Nguyên (4); Thanh Hóa (1); Hà Tĩnh (3); Quảng Ngãi (2); Quảng Nam (1), với tổng công suất cấp mới - 14,8 triệu tấn nguyên khai cung cấp cho các dự án gang thép trong nước.

- Giai đoạn 2031 - 2050:

Duy trì sản xuất các mỏ, đầu tư mới, mở rộng nâng công suất 20 mỏ và cấp mới mỏ quặng sắt laterit tại Gia Lai với mục tiêu sản lượng khai thác toàn quốc đạt ≈33,7 triệu tấn nguyên khai/năm.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản sắt tại Phụ lục III.4 kèm theo.

c) Chế biến

Duy trì hoạt động các nhà máy tuyển quặng sắt hiện có đảm bảo nguồn cung cấp quặng tinh hàm lượng Fe ≥ 60% cho các nhà máy gang thép trong nước. Xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng các nhà máy tuyển quặng sắt đi kèm với các dự án sản xuất thép mới.

5. Khoáng sản crômit

a) Thăm dò

- Giai đoạn 2021 - 2030: Thực hiện đề án đánh giá, chuyển đổi trữ lượng đối với sa khoáng cromit khu Tinh Mễ - An Thương, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Chưa xác định

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản crômit tại Phụ lục III.5 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn 2021 - 2030:

+ Cấp phép khai thác mỏ crômit Cổ Định - Thanh Hóa với công suất ≈ 2.300.000 tấn quặng nguyên khai/năm; ưu tiên huy động khai thác khu vực gần hồ Cổ Định trước để sớm kết thúc khai thác bàn giao lại quỹ đất để địa phương phát triển kinh tế xã hội.

+ Đầu tư khai thác crômit tại khu Tinh Mễ - An Thượng, huyện Triệu Sơn và Nông Cống với công suất ≈ 2.500.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Các dự án khai thác, tuyển quặng crômit cấp mới phải thu hồi khoáng sản đi kèm gồm Niken, Coban, Bentonit.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản suất các mỏ đã cấp phép và xem xét đầu tư khai thác mới các khu vực khác khi có đề xuất của doanh nghiệp.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản crômit tại Phụ lục III.5 kèm theo.

c) Chế biến

Duy trì sản xuất của các dự án ferrocrom đã cấp phép, không cấp phép đầu tư mới các dự án ferrocrom, khuyến khích các nhà máy hiện có tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu hoặc chuyển đổi sản phẩm để duy trì sản xuất.

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản crômit tại Phụ lục IV.4 kèm theo.

6. Khoáng sản mangan

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép như: Trung Thành, Cốc Héc - Hà Giang; Roỏng Tháy - Cao Bằng;

+ Thăm dò mới 4 điểm mỏ tại: Tuyên Quang (1); Cao Bằng (2); Hà Tĩnh (1), với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 1,75 triệu tấn quặng nguyên khai.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mới các khu vực khác khi có kết quả điều tra, đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021- 2030.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản mangan tại Phụ lục II.6 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Duy trì sản xuất các điểm mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh đã cấp phép.

+ Đầu tư mới 9 dự án khai thác sau khi có kết quả thăm dò tại các tỉnh: Hà Giang (3); Tuyên Quang (1); Cao Bằng (5); Hà Tĩnh (1) với mục tiêu tổng sản lượng đạt 352.000 tấn khoáng sản nguyên khai/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì khai thác các mỏ đã cấp phép, đầu tư mới khi có các đề án thăm dò mới được bổ sung vào quy hoạch.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản mangan tại Phụ lục III.6 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: duy trì hoạt động, đạt công suất thiết kế các nhà máy hiện có tại Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Tổng công suất đến năm 2030: ≈ 256.000 tấn/năm; (không tính dự án luyện sắt - mangan Bắc Kạn có công xuất 100.000 tấn/năm).

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các nhà máy hiện có. Không đầu tư nhà máy mới, chỉ mở rộng nâng công suất các nhà máy khi chủ động được nguồn nguyên liệu. Tổng công suất: ≈ 306.000 tấn/năm (không tính dự án luyện sắt - mangan Bắc Kạn).

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản mangan tại Phụ lục IV.5 kèm theo.

7. Khoáng sản thiếc

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép (04 đề án): Bù Me - Thanh Hóa; Khe Bún - Hà Tĩnh; La Vi - Quảng Ngãi; Tạp Lá - Ninh Thuận.

+ Thăm dò mới 14 mỏ tại các tỉnh: Hà Giang (1); Cao Bằng (1); Tuyên Quang (4); Thái Nguyên (2); Nghệ An (1); Lâm Đồng (3) với mục tiêu trữ lượng ≈ 46.030 tấn thiếc kim loại.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng và thăm dò mới mới từ 4 - 5 mỏ với mục tiêu trữ lượng ≈ 4.500 tấn thiếc kim loại.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản thiếc tại Phụ lục II.7 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030:

Duy trì hoạt động của các mỏ đã cấp phép và cấp phép mới, cấp phép mở rộng nâng công suất mỏ tại các tỉnh: Hà Giang (2); Tuyên Quang (5); Cao Bằng (1); Thái Nguyên (3); Thanh Hóa (1); Nghệ An (5); Quảng Ngãi (1); Lâm Đồng (4); Ninh Thuận (1) với tổng sản lượng khai thác ≈ 3.280.000 tấn quặng thiếc/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản lượng khai thác hàng năm ≈ 3.026.000 tấn quặng thiếc/năm. Xem xét cấp phép các dự án mới khi đã được bổ sung vào quy hoạch.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản thiếc tại Phụ lục III.7 kèm theo.

c) Chế biến

Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì sản lượng của các dự án luyện thiếc hiện có, không cấp đầu tư mới.

Giai đoạn 2031 - 2050: Không cấp phép xây dựng mới, chỉ xem xét đầu tư mở rộng các dự án đã có khi chủ động được nguồn nguyên liệu.

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản thiếc tại Phụ lục IV.6 kèm theo;

8. Khoáng sản wolfram

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành các đề án đã cấp phép thăm dò, cấp phép thăm dò mới 6 điểm mỏ tại các tỉnh: Hà Giang (1); Tuyên Quang (1); Thái Nguyên (2); Lâm Đồng (1); Bình Thuận (1) với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 140.100 tấn WO3.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mới nếu có kết quả công tác điều tra, đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản wolfram tại Phụ lục II.8 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của các mỏ đã cấp phép và cấp phép khai thác mới 8 mỏ tại các tỉnh: Hà Giang (1); Tuyên Quang (1); Thái Nguyên (3); Thanh Hóa (1); Lâm Đồng (1); Bình Thuận (1) đã được thăm dò đánh giá trữ lượng với mục tiêu khai thác ≈ 5.115.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các mỏ đã cấp phép, cấp phép mới khi đã có kết quả thăm dò và bổ sung quy hoạch, đảm bảo duy trì sản lượng ≈ 7.390.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản wolfram tại Phụ lục III.8 kèm theo.

c) Chế biến

Giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn 2031- 2050: Duy trì sản lượng các nhà máy chế biến wolfram đã có, không cấp phép đầu tư mới. Chỉ cấp phép đầu tư các nhà máy chế biến wolfram khi chủ đầu tư khẳng định được nguồn nguyên liệu (sau thăm dò hoặc nhập khẩu).

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản wolfram tại Phụ lục IV.7 kèm theo.

9. Khoáng sản antimon

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành đề án thăm dò đã cấp phép Làng Vài - Tuyên Quang; cấp phép thăm dò mới, thăm dò bổ sung các khu vực: Hà Giang (1); Tuyên Quang (2); với mục tiêu trữ lượng đạt 25.930 tấn antimon kim loại.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mới khi có kết quả điều tra, đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản antimon tại Phụ lục II.9 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của các mỏ như: Mậu Duệ - Hà Giang; Làng Vài - Tuyên Quang và đầu tư mới các mỏ đã được thăm dò với mục tiêu sản lượng khai thác đạt ≈ 40.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Đầu tư mới và duy trì 5 điểm mỏ để đảm bảo hoạt động của các nhà máy chế biến với sản lượng ≈ 50.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản antimon tại Phụ lục III.9 kèm theo.

c) Chế biến

Giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản lượng các nhà máy luyện Antimon đã có, không cấp phép đầu tư mới. Chỉ cấp phép đầu tư các nhà máy luyện Antimon khi chủ đầu tư khẳng định được nguồn nguyên liệu (sau thăm dò hoặc nhập khẩu).

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản antimon tại Phụ lục IV.8 kèm theo.

10. Khoáng sản đồng

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép như: Đề án thăm dò bổ sung trữ lượng phần sâu toàn mỏ đồng Sin Quyền - Lào Cai; Đề án thăm dò nâng cấp trữ lượng các khối tài nguyên 333 phần sâu mỏ đồng Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát - Lào Cai;...

+ Thăm dò mới và thăm dò xuống sâu 16 đề án tại các địa phương Lào Cai (7); Yên Bái (1); Sơn La (2); Cao Bằng (2); Thanh Hóa (1); Kon Tum (2) với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 600.000 tấn kim loại đồng.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Tiếp tục thăm dò xuống sâu, mở rộng các mỏ đang khai thác (10 mỏ) và cấp mới khi có phát hiện các điểm khoáng hóa và điều tra đánh giá địa chất với mục tiêu thăm dò đạt ≈ 320.000 tấn kim loại đồng.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản đồng tại Phụ lục II.10 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì sản lượng khai thác các mỏ đã cấp phép như Sin Quyền, Tả Phời, Vi Kẽm - Lào Cai; Khe Cam, Làng Phát - Yên Bái và thu hồi đồng từ các mỏ đa kim đã cấp phép như: Núi Pháo, Niken Bản Phúc; Niken - Đồng xã Quang Trung, Hà Trì - Cao Bằng.

Đầu tư mới, khai thác mở rộng, nâng công suất, thu hồi tinh quặng đồng tại các tỉnh: Lào Cai (5); Yên Bái (1); Sơn La (4); Điện Biên (1); Thanh Hóa (1); Cao Bằng (2); Kon Tum (3). Tổng sản lượng khai thác ≈ 11.400.000 tấn quặng đồng/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Đầu tư khai thác xuống sâu các điểm mỏ đã thăm dò nâng cấp và đầu tư mới 5 điểm mỏ tại Lào Cai sau khi có kết quả thăm dò.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản đồng tại Phụ lục III. 10 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động các dự án đã cấp phép tại: Lào Cai, Yên Bái; Thái Nguyên; cấp phép đầu tư mới 02 nhà máy luyện đồng tại khu vực: Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Tổng công suất chế biến ≈ 110.000 tấn đồng kim loại/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản lượng của các nhà máy luyện đồng đã được đầu tư, không cấp phép đầu tư mới, chỉ cấp phép đầu tư mở rộng nâng công suất khi đảm bảo nguồn nguyên liệu.

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản đồng tại Phụ lục IV.9 kèm theo.

11. Khoáng sản niken

Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực thực hiện đồng bộ đầu tư các dự án chế biến phù hợp với sản phẩm Niken kim loại, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành các đề án thăm dò mỏ nâng cấp mỏ niken Bản Phúc; Niken - Đồng Tạ Khoa - Sơn La. Thăm dò mới và thăm dò bổ sung, mở rộng các khu vực gồm: Cao Bằng (1); Sơn La (1) với mục tiêu trữ lượng ≈ 409.000 tấn kim loại niken quy đổi.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng 1 điểm mỏ tại Sơn La trong khu vực đã thăm dò giai đoạn trước với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 30.000 tấn kim loại niken quy đổi.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản niken tại Phụ lục II.11 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì sản xuất các mỏ Niken Bản Phúc - Sơn La; Niken - đồng Suối Củn - Cao Bằng; Niken - đồng Hà Trì - Cao Bằng; đầu tư mới 4 dự án khai thác tại Cao Bằng (1); Sơn La (3) với mục tiêu khai thác đạt ≈ 7.200.000 tấn quặng niken/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản xuất các mỏ đã cấp phép và cấp phép mở rộng nâng cấp các điểm mỏ hết thời hạn giấy phép khai thác mỏ, tổng sản lượng ≈ 13.200.000 tấn quặng niken/năm.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản niken tại Phụ lục III.11 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: đầu tư các dự án chế biến sâu niken kim loại;

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động ổn định các dự án chế biến đã có, tiếp tục đầu tư mở rộng nâng công suất các dự án chế biến sâu niken khi đảm bảo nguồn nguyên liệu.

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản niken tại Phụ lục IV. 10 kèm theo.

12. Khoáng sản Molipden

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: hoàn thành dự án thăm dò molipden đã cấp phép tại Lào Cai (Kin Tchang Hồ).

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò nâng cấp trữ lượng 01 điểm mỏ tại Lào Cai hoặc thăm dò mới các mỏ khác khi có kết quả điều tra, đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản molipden tại Phụ lục II.12 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư khai thác các mỏ molipden Kin Tchang Hồ, Pa Cheo - Lào Cai.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Đầu tư mở rộng điểm mỏ Kin Tchang Hồ nếu có nhu cầu.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản molipden tại Phụ lục III.12 kèm theo.

c) Chế biến

Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất (NH4)2MoO4 hoặc luyện ferromolipden với công suất 200 tấn/năm và nâng công suất trong giai đoạn sau năm 2030 lên 400 tấn/năm.

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản molipden tại Phụ lục IV.11 kèm theo.

13. Khoáng sản vàng

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Hoàn thành các đề án thăm dò thuộc các mỏ: Sang Sui - Nậm Suông, Pusancap - khu I tỉnh Lai Châu; các khu vực Cắm Muộn, Huổi Cọ (Bản San), Bản Bón tỉnh Nghệ An; khu vực A Đăng tỉnh Quảng Trị; khu vực A pey B - tỉnh Thừa Thiên Huế; khu vực Ma Đao tỉnh Phú Yên.

+ Thăm dò mới, thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng các điểm mỏ tại tỉnh: Hà Giang (2); Tuyên Quang (3); Cao Bằng (2); Bắc Kạn (5); Thái Nguyên (1); Lào Cai (1); Yên Bái (1); Lai Châu (3); Sơn La (2); Quảng Trị (3); Thừa Thiên Huế (1); Quảng Nam (9); Phú Yên (1); với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 101 tấn vàng.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò bổ sung, thăm dò mở rộng và thăm dò mới từ 5 điểm mỏ, điểm khoáng hóa mới phát hiện, với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 232 tấn vàng kim loại.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản vàng tại Phụ lục II.13 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì khai thác đạt công suất thiết kế các mỏ hiện có và thu hồi tối đa khoáng sản vàng từ các dự án khai thác mỏ đồng, mỏ khoáng sản đa kim. Đầu tư mới các mỏ đã cấp phép thăm dò trong giai đoạn trước và thăm dò mới giai đoạn 2021 - 2030. Tổng sản lượng dự kiến đến năm 2030 đạt ≈ 1.780 triệu tấn quặng vàng/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Đầu tư mới, đầu tư mở rộng nâng công suất các mỏ đã cấp phép (≈ 10 dự án), các mỏ đã được thăm dò và thu hồi tối đa khoáng sản vàng từ các dự án khai thác khoáng sản đa kim.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản vàng tại Phụ lục III.13 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì các dự án chế biến, luyện, tinh luyện vàng hiện có với công suất đạt ≈ 6.146 kg/năm. Đầu tư mới các cơ sở luyện vàng tại Lai Châu, Tuyên Quang và mở rộng các dự án hiện có đáp ứng nhu cầu chế biến của các cơ sở khai thác.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì các cơ sở chế biến đã cấp phép, chỉ đầu tư mở rộng, nâng công suất các dự án đã có. Tổng sản lượng ≈ 6.346 kg vàng kim loại/năm.

Chi tiết các dự án chế biến khoáng sản vàng tại Phụ lục IV.12 kèm theo.

14. Khoáng sản đất hiếm

Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp (sản phẩm là tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%, khuyến khích sản xuất tới nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO)), sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép tại mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe tỉnh Lai Châu. Thăm dò nâng cấp, thăm dò mở rộng các mỏ đã cấp phép khai thác và đầu tư mới thăm dò tại: Lai Châu (7); Lào Cai (2); Yên Bái (1).

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò bổ sung các mỏ đất hiếm đã cấp phép khai thác và thăm dò mới 1 - 2 điểm mỏ tại Lai Châu và Lào Cai.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm tại Phụ lục II.14 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Đẩy mạnh tìm kiếm công nghệ, thị trường khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản đất hiếm tại các mỏ đã cấp phép khai thác như Đông Pao - Lai Châu; Yên Phú - Yên Bái.

Dự kiến đầu tư mới dự án khai thác mỏ tại Lai Châu (5), Lào Cai (3); Yên Bái (1).

Tổng sản lượng khai thác đạt ≈ 2.020.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

- Giai đoạn năm 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các dự án hiện có, đầu tư mở rộng khai thác mỏ Đông Pao và đầu tư mới 3 - 4 dự án khai thác tại Lai Châu, Lào Cai nếu có nhà đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổng sản lượng khai thác đạt ≈ 2.112.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản đất hiếm tại Phụ lục III.14 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành đầu tư Nhà chế biến đất hiếm tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

(1) Tổng các ôxit đất hiếm (TREO): Đầu tư mới từ 3 dự án thủy luyện - chế biến đất hiếm tại tỉnh Lai Châu và Lào Cai với các sản phẩm chế biến đến năm 2030 (không tính sản lượng chế biến của các Nhà máy đã đầu tư từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu), dự kiến từ 20.000 - 60.000 tấn/năm.

(2) Đất hiếm riêng rẽ (REO): Đầu tư mới các dự án chiết tách - chế biến đất hiếm tại tỉnh Lai Châu và Lào Cai hoặc địa điểm phù hợp với các sản phẩm chế biến đất hiếm riêng rẽ đến năm 2030 (không tính sản lượng chế biến của các Nhà máy đã đầu tư từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu), dự kiến từ 20.000 - 60.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Căn cứ tình hình thực tế, đầu tư mở rộng nâng công suất các dự án đã có. Tập trung chế biến sâu các kim loại đất hiếm.

(1) Tổng các ôxit đất hiếm (TREO): 40.000 - 80.000 tấn/năm;

(2) Đất hiếm riêng rẽ (REO): 40.000 - 80.000 tấn/năm;

(3) Kim loại đất hiếm: Đầu tư mới nhà máy luyện kim đất hiếm, địa điểm do nhà đầu tư lựa chọn với tổng công suất các kim loại đất hiếm từ 7.500 - 10.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án chế biến đất hiếm tại Phụ lục IV.13 kèm theo.

15. Khoáng sản đá quý

a) Thăm dò

Việc phát triển đầu tư các đề án thăm dò, khai thác đá quý trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 căn cứ vào kết quả điều tra đánh giá được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

b) Khai thác

Duy trì khai thác dự án khai thác mỏ đá quý Đồi Tỷ - Khe Mét, Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

16. Khoáng sản apatit

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Thăm dò mới 10 khu vực với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 260 triệu tấn khoáng sản apatit các loại. Ưu tiên cấp phép các dự án thăm dò xuống sâu với các khu vực đã có giấy phép khai thác nhằm duy trì ổn định sản xuất.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò xuống sâu với các mỏ đã có giấy phép khai thác.

Chi tiết các đề án thăm dò khoáng sản apatit tại Phụ lục II.16 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Duy trì sản xuất đối với các dự án đã cấp giấy phép khai thác (13 mỏ), cấp phép khai thác 18 dự án mới với mục tiêu tổng sản lượng khai thác từ 10,1 - 12,0 triệu tấn quặng apatit các loại.

+ Khai thác thu hồi apatit loại III tại các khu lưu (13 kho) theo hình thức khai thác cuốn chiếu với tổng sản lượng ≈ 2.500.000 tấn/năm để cung cấp cho các nhà máy tuyển hiện có để duy trì nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến.

+ Khai thác thu hồi các loại quặng apatit loại III nghèo (hàm lượng < 10% P2O5) và loại II từ các khai trường đã khai thác cung cấp cho các nhà máy tuyển trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Duy trì hoạt động của các nhà máy tuyển quặng apatit hiện có và đầu tư mới các nhà máy tuyển quặng apatit theo các dự án khai thác mỏ để đáp ứng nhu cầu chế biến (các nhà máy tuyển quặng đầu tư mới có công suất tối thiểu 100.000 tấn sản phẩm/năm và tối đa 300.000 tấn sản phẩm/năm).

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép và cấp phép mới từ 4 - 5 dự án đảm bảo sản lượng khai thác đạt ≈ 16,8 triệu tấn quặng apatit các loại, tập trung chủ yếu vào apatit loại II.

Chi tiết các dự án khai thác khoáng sản apatit tại Phụ lục III.16 kèm theo.

17. Khoáng sản đá hoa trắng

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành các dự án thăm dò đã cấp phép (7), cấp phép thăm dò mới các mỏ tại tỉnh Tuyên Quang (3); Nghệ An (2).

- Giai đoạn 2031 - 2050: chỉ xem xét cấp phép các đề án thăm dò khi có nhu cầu.

Chi tiết các đề án thăm dò đá hoa trắng tại Phụ lục II.17 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động các điểm mỏ đã cấp phép công suất ≈ 26 triệu tấn cục, hạt, bột đá trắng đã cấp phép; cấp phép khai thác mới với các dự án đã được cấp phép thăm dò với tổng sản lượng ≈ 13,3 triệu tấn cục, hạt, bột đá trắng/năm và ≈ 2,01 triệu m3 đá ốp lát/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các mỏ đã cấp phép, không cấp phép khai thác mới.

Chi tiết các dự án khai thác đá hoa trắng tại Phụ lục III.17 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Duy trì sản lượng các nhà máy chế biến bột đá đã cấp phép (54 nhà máy và công suất ≈ 7,2 triệu tấn đá cục, hạt, bột các loại/năm). Cấp phép đầu tư mới 6 dự án chế biến bột đá trắng tại: Yên Bái (4); Bắc Kạn (1), Nghệ An (2) công suất ≈ 2,5 triệu tấn đá cục, hạt, bột các loại/năm.

+ Duy trì các nhà máy chế biến đá ốp lát, đá xây dựng đã có, tập trung chế biến các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép.

Chi tiết các dự án chế biến đá hoa trắng tại Phụ lục IV.14 kèm theo.

18. Khoáng sản magnezit

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành công tác thăm dò các điểm mỏ đã cấp phép (Tây Kon Queng và Tây Sơ Ró) tại tỉnh Gia Lai.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mở rộng, nâng cấp trữ lượng các điểm mỏ Tây Kon Queng và Tây Sơ Ró tại tỉnh Gia Lai với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 10 triệu tấn.

Chi tiết các đề án thăm dò magnezit tại Phụ lục II.18 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Cấp phép khai thác đối với 02 điểm mỏ Tây Kon Queng và Tây Sơ Ró tại tỉnh Gia Lai.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của 02 điểm mỏ đã cấp phép và đầu tư mở rộng nâng công suất 02 mỏ này nếu điều kiện cho phép.

Chi tiết các dự án khai thác magnezit tại Phụ lục III.18 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy sản xuất magnezit nung hoạt tính phục vụ nhu cầu trong nước.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản xuất nhà máy sản xuất magnezit nung hoạt tính đã cấp phép.

Chi tiết các dự án chế biến magnezit tại Phụ lục IV.15 kèm theo.

19. Khoáng sản serpentin

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Thăm dò mới điểm mỏ khu vực xã Tế Thắng, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 75 triệu tấn.

+ Thăm dò khu vực thôn 5, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 5,5 triệu tấn.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Chưa xác định.

Chi tiết các đề án thăm dò serpentin tại Phụ lục II.19 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động các dự án đã cấp phép như: Bãi Áng - Thanh Hóa; Tế Thắng - Thanh Hóa; Thượng Hà - Lào Cai với mục tiêu sản lượng từ ≈ 660 nghìn tấn/năm.

Cấp phép các dự án mới tại:

- Mỏ Tất Thắng, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ công suất 50.000 tấn/năm.

- Mỏ Tế Thắng, xã Tế Thắng và xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa với sản lượng tối đa 2.000.000 tấn/năm.

- Mỏ Tế Thắng, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa với sản lượng tối đa 1.000.000 tấn/năm.

- Mỏ khu vực thôn 5, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, với sản lượng tối đa 300.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì các dự án đã cấp phép và tổng sản lượng đạt ≈ 3.360.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án khai thác serpentin tại Phụ lục III.19 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động xưởng nghiền bột serpentin Bãi Áng hiện có và đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới 1 - 2 dự án nghiền bột mới với mục tiêu tổng công suất chế biến đạt từ 2.950 - 3.950 nghìn tấn/năm. Sản phẩm serpentin sau chế biến cung cấp chính cho sản xuất phân lân nung chảy, phụ gia cho ngành thép, sứ gốm, gạch men, ốp lát và các ngành công nghiệp khác.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Không cấp phép đầu tư các dự án mới, chỉ đầu tư mở rộng nâng công suất các dự án đã có khi có nhu cầu.

Chi tiết các dự án chế biến serpentin tại Phụ lục IV.16 kèm theo.

20. Khoáng sản barit

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Thăm dò mới từ 5 đề án với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 2,5 triệu tấn.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Chưa xác định.

Chi tiết các đề án thăm dò barit tại Phụ lục II.20 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép, cấp phép khai thác mới 6 dự án mới tại Lai Châu (1); Tuyên Quang (2); Cao Bằng (3) với mục tiêu tổng sản lượng ≈ 624.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản xuất của các dự án đã cấp phép với tổng sản lượng toàn quốc ≈ 620.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án khai thác barit tại Phụ lục III.20 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của các xưởng nghiền bột barit hiện có, đầu tư mới từ 3 - 4 dự án nghiền bột barit mới tại Cao Bằng (1); Lai Châu (1); Lạng Sơn (1) với tổng công suất ≈ 330.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Đầu tư mở rộng nâng công suất các dự án nghiền bột đã cấp phép với mục tiêu đạt ≈ 430.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án chế biến barit tại Phụ lục IV.17 kèm theo.

21. Khoáng sản grafit

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép như: An Bình - Yên Bái; Làng Khoai, Làng Mạ, Bông 2 - Lào Cai với mục tiêu trữ lượng ≈ 2,5 triệu tấn. Cấp mới thăm dò tại Yên Bái 01 đề án tại khu vực Liên Sơn, xã Lang Thít, huyện Văn Yên.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng mỏ Văn Yên, thuộc các xã An Bình Đông Cuông, xã Ngòi A, và xã Yên Thái, huyện Văn Yên với mục tiêu trữ lượng ≈ 1,3 triệu tấn.

Chi tiết các đề án thăm dò grafit tại Phụ lục II.21 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép và cấp phép khai thác các mỏ mới sau khi đã được thăm dò báo cáo trữ lượng đảm bảo tổng công suất khai thác grafit đạt ≈ 1.151.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các mỏ đã cấp phép với tổng sản lượng khai thác đạt ≈ 1,15 triệu tấn/năm.

Chi tiết các dự án khai thác grafit tại Phụ lục III.21 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thành đầu tư các nhà máy đã cấp phép: grafit Bảo Hà; grafit Nậm Thi tại Lào Cai; đầu tư mới từ 2 - 3 dự án mới với công suất chế biến ≈ 110.000 tấn/năm grafit có hàm lượng > 99% để phục vụ các nhu cầu trong nước.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép với tổng sản lượng ≈ 110.000 tấn grafit có hàm lượng > 99% để phục vụ các nhu cầu trong nước.

Chi tiết các dự án chế biến grafit tại Phụ lục IV.18 kèm theo.

22. Khoáng sản fluorit

Khoáng sản fluorit hiện được khai thác độc lập tại mỏ Xuân Lãnh (Phú Yên) hoặc là sản phẩm đi kèm của dự án khai thác khoáng sản khác như mỏ đa kim Núi Pháo, mỏ đất hiếm.

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Thăm dò mới khu vực Khau Phạ, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu thăm dò 50.000 tấn.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mới khi có nhà đầu tư đề xuất.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì các dự án khai thác đã cấp phép và thu hồi fluorit của các dự án khai thác mỏ đã cấp phép với mục tiêu sản lượng ≈ 450.000 tấn/năm.

Cấp phép dự án khai thác mới tại khu vực Khau Phạ, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản lượng khai thác và thu hồi fluorit kèm theo của các dự án khai thác khoáng sản khác, xem xét đầu tư mới khi có nhà đầu tư đề xuất.

Chi tiết các dự án khai thác fluorit tại Phụ lục III.22 kèm theo.

c) Chế biến

Giai đoạn 2021 - 2030 và sau năm 2030: Duy trì hoạt động của nhà máy chế biến fluorit hiện có và đầu tư từ 1 - 2 dự án mới đi kèm với các dự án khai thác và chế biến đất hiếm. Sản lượng chế biến phụ thuộc vào công suất khai thác của các dự án khoáng sản khác do vậy không xác định cụ thể.

Đầu tư mới xưởng tuyển Fluorit tại xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn với công suất ≈ 10.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án chế biến fluorit tại Phụ lục IV.19 kèm theo.

23. Khoáng sản bentonit

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư thăm dò mở rộng, nâng cấp trữ lượng các dự án đã cấp phép khai thác để đảm bảo hoạt động cho các dự án hiện có.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mới theo đề xuất của chủ đầu tư để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.

Chi tiết các đề án thăm dò bentonit tại Phụ lục II.23 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của các dự án đã được cấp phép, cấp phép mới từ 4 - 5 dự án mới với mục tiêu sản lượng ≈ 400.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì hoạt động của các mỏ đã cấp phép, đảm bảo tổng sản lượng cung cấp cho nhu cầu trong nước ≈ 450.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án khai thác bentonit tại Phụ lục III.23 kèm theo.

c) Chế biến

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì các xưởng tuyển bentonit Nha Né - Bình Thuận; Tam Bố - Lâm Đồng và cấp phép đầu tư mới 3 - 4 dự án nhà máy tuyển bentonit với mục tiêu sản lượng ≈ 165.000 tấn bentonit/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Đầu tư mới hoặc mở rộng nâng công suất các nhà máy tuyển bentonit đáp ứng sản lượng ≈ 260.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án chế biến bentonit tại Phụ lục IV.20 kèm theo.

24. Khoáng sản diatomit

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: cấp phép thăm dò mới hoặc thăm dò mở rộng các điểm mỏ đã được cấp phép như: Hòa Lộc - Phú Yên; Đại Lào - Lâm Đồng với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 25,3 triệu tấn.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Cấp phép thăm dò mở rộng mỏ Tùy Dương - Phú Yên với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 3.500.000 tấn.

Chi tiết các đề án thăm dò diatomit tại Phụ lục II.24 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì sản lượng các dự án đã cấp phép và cấp phép khai thác mới từ 2 - 3 điểm mỏ với mục tiêu sản lượng khai thác đạt ≈ 540.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Đầu tư nâng công suất khai thác các mỏ đã cấp phép hoặc cấp phép khai thác mới từ 2 - 3 điểm mỏ với mục tiêu tổng sản lượng đạt ≈ 740.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án khai thác diatomit tại Phụ lục III.24 kèm theo.

c) Chế biến

Chỉ đầu tư mở rộng các dự án nghiền bột diatomit đã có hoặc đầu tư mới dự án nghiền bột theo dự án khai thác mỏ.

Chi tiết các dự án chế biến diatomit tại Phụ lục IV.21 kèm theo.

25. Khoáng sản talc

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Thăm dò nâng cấp trữ lượng các điểm mỏ đã cấp phép khai thác trong giai đoạn trước năm 2020 và thăm dò mới từ 7 điểm mỏ đã được điều tra đánh giá tại Phú Thọ (2); Hòa Bình (2); Sơn La (2); Đà Nẵng (1) với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 4,3 triệu tấn.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Thăm dò mới các điểm mỏ được phát hiện mới trong quá trình điều tra, đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030.

Chi tiết các đề án thăm dò talc tại Phụ lục II.25 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì sản lượng các dự án khai thác đã cấp phép như: mỏ Tà Phù - Sơn La; Thu Ngạc, Long Cốc tỉnh Phú Thọ; Tân Minh tỉnh Hòa Bình.

Đầu tư mới 09 dự án các điểm mỏ đã được cấp phép thăm dò và được phê duyệt trữ lượng: Sơn La (2); Phú Thọ (2); Hòa Bình (4); Đà Nẵng (1) tổng công suất ≈ 410.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản lượng các dự án đã cấp phép và đầu tư khai thác mới các mỏ được bổ sung quy hoạch với mục tiêu tổng sản lượng đạt ≈ 450.000 tấn/năm.

Chi tiết các dự án khai thác talc tại Phụ lục III.25 kèm theo.

c) Chế biến

- Đầu tư xây dựng các nhà máy nghiền bột talc cùng với các dự án khai thác cấp phép mới trong giai đoạn 2021 - 2030 và sau năm 2030.

- Duy trì 01 nhà máy hiện có tại Phú Thọ và đầu tư mới 04 nhà máy tại các tỉnh Phú Thọ (1); Hòa Bình (1); Sơn La (1); Đà Nẵng (1).

Chi tiết các dự án chế biến talc tại Phụ lục IV.22 kèm theo.

26. Khoáng sản mica

a) Thăm dò và khai thác

Trong giai đoạn 2021 - 2030: Đầu tư mới các dự án thăm dò, khai thác mica tại khu vực Bản Măng xã Bản Rịa, huyện Quang Bình và khu vực xã Nà Chì, huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang.

Giai đoạn sau 2030: Chưa xác định.

b) Chế biến

Duy trì các dự án nghiền tuyển mica trong caolanh, fensfat hiện có đảm bảo công suất ≈ 1.700 tấn/năm để cung cấp cho thị trường trong nước.

Chi tiết các dự án thăm dò, khai thác, chế biến mica tại Phụ lục II.26; III.26 và IV.23 kèm theo.

27. Khoáng sản pyrit

Hiện nay trong nước chưa có nhu cầu sử dụng khoáng sản Pyrit do vậy chưa quy hoạch, trước mắt kiến nghị đưa vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Trong trường hợp có chủ đầu tư đề xuất thăm dò, khai thác và chế biến sẽ xem xét theo từng trường hợp cụ thể.

28. Khoáng sản quarzit

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Cấp phép thăm dò mới và thăm dò nâng cấp trữ lượng 4 điểm mỏ mới tại Lào Cai (2); Phú Thọ (1); Thái Nguyên (1); với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 23,8 triệu tấn.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Tiếp tục thăm dò mở rộng các điểm mỏ đã cấp phép khai thác hoặc thăm dò mới từ 4 - 5 điểm mỏ được phát hiện trong quá trình điều tra đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 28,4 triệu tấn.

Chi tiết các đề án thăm dò quarzit tại Phụ lục II.28 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của các điểm mỏ đã cấp phép như: Làng Lai - Thái Nguyên; Thục Luyện (Đồn Vàng) - Phú Thọ; Hương Phong - Thừa Thiên Huế và cấp phép khai thác mới các dự án tại Lào Cai (2); Thái Nguyên (1); Phú Thọ (1); Hà Tĩnh (1) với mục tiêu tổng sản lượng đạt ≈ 1,57 triệu tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Cấp phép mở rộng nâng công suất các dự án đã cấp phép và cấp phép khai thác từ 5 - 10 dự án mới nâng tổng sản lượng khai thác lên ≈ 1,82 triệu tấn/năm.

Chi tiết các dự án khai thác quarzit tại Phụ lục III.28 kèm theo.

c) Chế biến:

Công tác chế biến quarzit (nghiền tuyển) đầu tư theo công suất của các dự án khai thác mỏ đã cấp phép trong giai đoạn 2021 - 2030 và sau 2030 để đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực của nền kinh tế.

Chi tiết các dự án chế biến quarzit tại Phụ lục IV.24 kèm theo.

29. Khoáng sản thạch anh

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư thăm dò mới từ 22 đề án mới với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 11,5 triệu tấn tại các tỉnh Cao Bằng (2); Lào Cai (1); Yên Bái (3); Bắc Kạn (7); Hà Tĩnh (3); Bình Định (3); Phú Yên (2).

- Giai đoạn 2031 - 2050: Xem xét đầu tư mở rộng, nâng cấp trữ lượng hoặc đầu tư thăm dò mới từ 5 - 10 điểm mỏ mới được phát hiện để duy trì sản lượng khai thác phục vụ các nhu cầu của nền kinh tế.

Chi tiết các đề án thăm dò thạch anh tại Phụ lục II.29 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động các dự án đã cấp phép và cấp phép khai thác mới từ 23 điểm mỏ sau khi đã được thăm dò và báo cáo trữ lượng tại Cao Bằng (2); Lào Cai (2); Yên Bái (4); Bắc Kạn (7); Hà Tĩnh (3); Bình Định (3); Phú Yên (2) với mục tiêu tổng sản lượng ≈ 1.130.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì sản lượng ≈ 1.070.000 tấn/năm, có thể nâng tổng sản lượng lên cao hơn khi nền kinh tế có nhu cầu sử dụng.

Chi tiết các dự án khai thác thạch anh tại Phụ lục III.29 kèm theo.

c) Chế biến

Công tác chế biến thạch anh (nghiền tuyển) đầu tư theo công suất của các dự án khai thác mỏ đã cấp phép trong giai đoạn 2021 - 2030 và sau 2030 để đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực của nền kinh tế.

Chi tiết các dự án chế biến thạch anh tại Phụ lục IV.25 kèm theo.

30. Khoáng sản silimanit

Hiện cả nước có 03 điểm mỏ silimanit đã được xác định qua điều tra địa chất, 01 mỏ đã được xác định trữ lượng là mỏ grafit Hưng Nhượng - Quảng Ngãi, 02 điểm mỏ còn lại chưa được tiến hành thăm dò.

Trong thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050, không quy hoạch khai thác, chế biến silimanit và đưa vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

31. Khoáng sản serisit

Duy trì đạt công suất thiết kế dự án khai thác mỏ serisit Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh theo giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đầu tư mới 02 dự án khai thác và tuyển quặng serisit tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, tổng công suất đầu tư mới từ 70.000 - 130.000 tấn/năm.

Bổ sung quy hoạch mới đề án thăm dò và khai thác khi phát hiện mỏ mới và đã được điều tra, đánh giá, có thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050, duy trì khai thác và chế biến các dự án đã được đầu tư trước năm 2030 và đầu tư các dự án khi có phát hiện mới.

Chi tiết các dự án khai thác, chế biến sericit tại Phụ lục III.29 và IV.26 kèm theo.

32. Khoáng sản vermiculit

Bổ sung quy hoạch mới đề án thăm dò và khai thác khi mỏ được điều tra, đánh giá có triển vọng và có thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050, quy hoạch khai thác mỏ vermiculit Sơn Thủy - Tân Thượng, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Chi tiết các dự án khai thác vermiculit tại Phụ lục III.30 kèm theo.

33. Nước khoáng và nước nóng thiên nhiên

a) Thăm dò

- Giai đoạn đến năm 2030: Thăm dò mới ≈ 150 điểm mỏ (lỗ khoan) với mục tiêu khai thác được ≈ 56.990m3 nước khoáng/ngày - đêm để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và nước uống tại: Hà Giang (4); Tuyên Quang (5); Lai Châu (21); Sơn La (1); Hòa Bình (12); Điện Biên (6); Hà Nội (1); Phú Thọ (6); Yên Bái (19); Bắc Kạn (1); Hưng Yên (5); Thái Bình (6); Ninh Bình (2); Thanh Hoá (5); Nghệ An (1); Hà Tĩnh (1); Thừa Thiên Huế (5); Quảng Trị (1); Đà Nẵng (2); Quảng Nam (8); Bình Định (8); Phú Yên (4); Khánh Hòa (8); Bình Thuận (2); Kon Tum (2); Long An (4); Tiền Giang (3),...

- Giai đoạn sau năm 2031 - 2050: Tùy theo nhu cầu sẽ cấp phép khi có đề xuất.

Chi tiết các đề án thăm dò tại Phụ lục II.31 kèm theo.

b) Khai thác

- Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì hoạt động của 66 điểm mỏ (lỗ khoan khai thác) đã cấp phép và cấp phép khai thác mới 166 điểm mỏ (lỗ khoan khai thác) với tổng sản lượng khai thác ≈ 80.000 m3 nước khoáng/ngày đêm.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Duy trì các lỗ khoan khai thác trên cả nước để đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và nước uống đóng chai. Xem xét cấp phép mới khi có nhu cầu.

Chi tiết các dự án khai thác nước khoáng và nước nóng thiên nhiên tại Phụ lục III.31 kèm theo.

c) Chế biến: Sản xuất nước đóng chai và khai thác phục vụ nhu cầu ngâm tắm nghỉ dưỡng, không quy hoạch các dự án chế biến.

III. QUY HOẠCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN

Các dự án Quy hoạch thăm dò gắn với dự án quy hoạch khai thác, các dự án khai thác được quy hoạch cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến theo cân đối của nhu cầu thị trường.

1. Đối với khoáng sản kim loại: Khoáng sản nguyên khai sau khai thác, qua tuyển để làm giàu, tách thành phần (nếu khoáng sản đa kim) thành quặng tinh đạt tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu đối với từng công nghệ chế biến để cung cấp cho các dự án/nhà máy chế biến để sản xuất thành các sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc sản phẩm trung gian nêu tại Bảng 3 cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Khoáng sản bô-xít gipxit khu vực Tây Nguyên: Khai thác, tuyển quặng tinh để cung cấp cho các nhà máy sản xuất alumin. Sản phẩm alumin và hydroxit cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy điện phân nhôm, các nhu cầu khác trong nước và xuất khẩu. Khoáng sản bô-xít diaspo khu vực các tỉnh phía Bắc khai thác, tuyển thành quặng tinh cung cấp cho các nhà máy sản xuất đá mài... và giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm xem xét việc xuất khẩu theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có mỏ trên cở cân đối cung cầu trong nước.

- Đối với sản phẩm chế biến từ quặng đất hiếm: Tổng các (ôxit, hydroxit, muối) đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95% và ôxit đất hiếm riêng rẽ (REO) cung cấp cho nhu cầu trong nước và xem xét xuất khẩu.

2. Đối với khoáng sản phi kim loại: Khoáng sản nguyên khai sau khai thác, qua một hoặc nhiều công đoạn như phân loại, nghiền, sàng, tuyển rửa, tuyển hóa... thành các sản phẩm đã được phân loại, làm giàu đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho công đoạn chế biến sâu hơn hoặc nguyên liệu, phụ gia cho các ngành công nghiệp khác trong nước và xuất khẩu.

Đối với khoáng sản là nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, khai thác để sản xuất nước khoáng đóng chai, phục vụ cho các cơ sở điều dưỡng, chữa bệnh và du lịch trong nước và nguồn địa nhiệt để sản xuất điện (nếu có) và các lĩnh vực khác.

3. Xuất khẩu khoáng sản: Khoáng sản khai thác và chế biến đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu trong nước. Việc xuất khẩu một số khoáng sản/sản phẩm khoáng sản sau chế biến chưa thành kim loại, hợp kim thực hiện theo chủ trương, chính sách pháp luật từng giai đoạn cụ thể và thực hiện chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư dự kiến cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản trong quy hoạch được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 5: Tổng hợp vốn đầu tư các dự án, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

TT

Đối tượng đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư mới (Tỷ đồng)

Giai đoạn 2021 - 2030

Giai đoạn 2031 - 2050

Tổng cộng

1

Đầu tư cho công tác thăm dò

4 049

668

4 717

2

Đầu tư cho khai thác

57 500

33 770

91 270

3

Đầu tư cho chế biến

378 751

186 496

565 247

4

Đầu tư cho công tác lập, công bố Quy hoạch

181

95

275

Tổng cộng

440 480

221 229

661 709

Chi tiết vốn cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản nêu tại Phụ lục V kèm theo Quyết định này.

2. Nguồn vốn đầu tư

- Vốn cho công tác thăm dò: Từ nguồn vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.

- Vốn cho khai thác, chế biến: Vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp, vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

D. ĐỊNH HƯỚNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I. ĐỊNH HƯỚNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT

Nhu cầu đất cho phát triển khai thác khoáng sản khoảng 190.000 ha trong giai đoạn 2021 - 2030 và khoảng 305.000 ha trong giai đoạn 2031 - 2050, cơ bản phù hợp với chỉ tiêu phân bố đất trong Nghị quyết số 39/2021/QH15, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Đối với các chủ đầu tư

- Giao thông: Chủ đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải căn cứ trên nhu cầu của dự án để quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom để kết nối với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ tại những vị trí nhất định. Vị trí kết nối phải được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi triển khai.

- Cung cấp điện - nước: Chủ đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải căn cứ trên nhu cầu của dự án để đăng ký sử dụng với các cơ quan quản lý nhà nước và phải được chấp thuận trước khi triển khai dự án.

2. Quản lý nhà nước

- Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, cảng biển tổng hợp phục vụ phát triển khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp từng giai đoạn phát triển.

- Tiếp tục nâng cấp, đầu tư mới các tuyến đường giao thông, điện lưới quốc gia cho các vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp tập trung phục vụ cho phát triển các dự án khoáng sản và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.

III. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Với mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và chuyển biến mạnh mẽ theo chiến lược từ nâu sang xanh thì định hướng về công tác bảo vệ môi trường cần phải giải quyết những vấn đề:

1. Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, sử dụng tiết kiệm và tận thu tài nguyên; công nghệ tái chế sử dụng hiệu quả các loại quặng thải, quặng đuôi, quặng nghèo.

2. Thu gom, xử lý triệt để các loại chất thải phát sinh trong sản xuất; tái chế, tái sử dụng tối đa cho sản xuất và cung cấp cho nhu cầu các ngành kinh tế khác, từng bước hình thành ngành kinh tế tuần hoàn.

3. Phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục các sự cố, các rủi ro về môi trường trong các dự án khai thác, chế biến khoáng sản.

4. Cải tạo phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản ngay sau khi kết thúc theo hướng lồng ghép tái tạo, phục hồi môi trường kết hợp phát triển các dự án xanh phát triển kinh tế - xã hội (khu nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch sinh thái, khu dân cư...) và các ngành kinh tế thân thiện môi trường.

5. Khắc phục triệt để tình trạng phát sinh bụi trong sản xuất ảnh hưởng đến môi trường, dân cư của quá trình khai thác, chế biến khoáng sản. Cải tạo cảnh quan môi trường các khu vực sản xuất khoáng sản đảm bảo xanh - sạch - đẹp góp phần bảo vệ môi trường chung.

6. Chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn bãi thải, giảm thiểu đất đá trôi lấp, phòng ngừa nguy cơ ngập lụt; giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tác động biến đổi khí hậu.

IV. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả giai đoạn 2 Đề án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2017.

2. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, tiếp thu, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi công nghệ, thiết bị của các công đoạn: thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường đối với từng nhóm/ loại khoáng sản hướng tới mô hình sản xuất xanh.

3. Đối với khoáng sản bô-xít Tây Nguyên, titan, đất hiếm, crômit Thanh Hóa, apatit Lào Cai, titan Bình Thuận, niken Sơn La, đồng - vàng, các mỏ/cụm mỏ khoáng sản khác có quy mô lớn như mỏ sắt Thạch Khê, mỏ đồng tỉnh Lào Cai... phải hình thành tổ hợp khai thác gắn với chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Đ. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH

1. Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về khoáng sản khắc phục các tồn tại, hạn chế, tạo thuận lợi cho các các doanh nghiệp đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp.

2. Sớm hoàn thành việc tổng kết, đánh giá Luật Khoáng sản và ban hành Luật Khoáng sản (sửa đổi).

3. Nghiên cứu sửa đổi chính sách về đất đai và pháp luật có liên quan theo hướng diện tích đất khai thác khoáng sản sẽ được hoàn trả lại ngay sau khi hoàn thành công tác hoàn thổ sau khai thác hoặc có dự án phát triển kinh tế - xã hội khác lồng ghép công tác hoàn thổ phục hồi môi trường trong dự án khai thác khoáng sản theo quy hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt, để tăng hiệu quả sử dụng đất theo mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với đặc thù của từng loại khoáng sản.

4. Nghiên cứu đề xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó có việc hợp tác với đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, nguồn vốn, thị trường từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến.

5. Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động.

6. Đối với các khoáng sản như bô-xít, titan, crômit,... chỉ cấp phép khai thác khoáng sản khi doanh nghiệp đầu tư dự án chế biến sâu gắn trực tiếp với mỏ.

7. Khai thác, chế biến khoáng sản: Khuyến khích việc tích tụ tài nguyên từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các mỏ/cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, áp dụng công nghệ hiện đại.

8. Tài chính: Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

9. Khoa học và công nghệ: Ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu áp dụng công nghệ chế biến hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

10. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương cấu trúc lại doanh nghiệp.

11. Có chính sách hợp lý đối với người dân bị thu hồi đất ở, đất sản xuất.

12. Quản lý tài nguyên:

- Nâng cao chất lượng điều tra, thăm dò và đánh giá tài nguyên trữ lượng.

- Thống kê đầy đủ, công khai các số liệu khai thác, chế biến, tổn thất tài nguyên và sớm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản, chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác quy hoạch và quản trị tài nguyên.

- Ưu tiên cấp phép khai thác mỏ đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến khoáng sản đã và đang đầu tư.

13. Quản lý nhà nước:

- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản, cung cấp thông tin về tình hình khai thác, chế biến sau cấp phép.

- Đối với một số khoáng sản, mỏ khoáng sản có quy mô lớn, chiến lược như bô-xít, titan, đất hiếm, niken, đồng, vàng, crômit trước khi cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, cơ quan cấp phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, khai thác, chế biến về sự phù hợp quy hoạch, tình hình cung cầu.

- Đối với các dự án chế biến khoáng sản, cơ quan cấp đăng ký đầu tư lấy ý kiến cơ quan quản lý quy hoạch khoáng sản về sự phù hợp quy hoạch, phù hợp của công nghệ, thiết bị, sản phẩm sau chế biến, sự đáp ứng về nguyên liệu khoáng cho chế biến trước khi cấp phép. Chủ đầu tư các dự án chế biến sâu được lựa chọn theo quy định Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các pháp luật có liên quan, được cấp phép khai thác và thăm dò mỏ theo Quy hoạch được duyệt hoặc theo Nghị quyết/quyết định của Bộ Chính trị, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (nếu có).

- Công bố công khai tọa độ ranh giới các dự án quy hoạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hoạt động khai thác, chế biến bảo vệ ranh giới mỏ và các điểm mỏ mới được phát hiện và khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia theo quy định của Luật Khoáng sản và Luật Quản lý tài sản công.

- Cấu trúc lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng nguồn tài nguyên hạn chế, công nghệ lạc hậu, tổn thất tài nguyên cao và gây ô nhiễm môi trường; khai thác không gắn kết với địa chỉ sử dụng để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, khai thác, chế biến tập trung với công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn lao động và thân thiện môi trường theo các hình thức sát nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản.

II. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ

1. Tài chính: Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

2. Đầu tư: Phát huy nội lực, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đủ năng lực đóng vai trò chủ lực tham gia thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản chiến lược, có trữ lượng lớn. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thông qua việc góp vốn đầu tư, cổ phần, liên doanh và các nguồn vốn tín dụng khác.

III. GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG

1. Đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến trong khai thác, tuyển và chế biến khoáng sản nhằm tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong khai thác, tuyển và chế biến và sử dụng khoáng sản nhằm thu hồi tối đa khoáng sản và khoáng sản đi kèm nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác và phục vụ các lĩnh vực kinh tế.

3. Ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu áp dụng công nghệ chế biến hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

4. Với hoạt động thăm dò các khoáng sản, khai thác cần đẩy mạnh các kỹ thuật thăm dò khoáng sản đặc thù theo hướng công nghệ - kỹ thuật tốt nhất có thể tại Việt Nam, bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương, có hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường và hệ sinh thái.

5. Với hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản cần phải tập trung ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quá trình hoạt động theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và carbon thấp. Chú trọng phát triển nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường nhằm chế biến hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải.

IV. GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản, công khai quy hoạch các loại khoáng sản.

2. Nâng cao nhận thức vai trò, pháp luật về khoáng sản; tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn; công khai, minh bạch các khoản thu và sử dụng nguồn thu của các doanh nghiệp khoáng sản.

3. Các cơ quan truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh có hoạt động khoáng sản, đặc biệt khoáng sản có tính nhạy cảm như bô-xít, sắt... để kịp thời cung cấp thông tin đảm bảo tính khách quan, trung thực, ngăn chặn các hoạt động kích động, lôi kéo, xuyên tạc của các tổ chức phản động nhằm chống phá chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

V. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC

1. Chú trọng đầu tư đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo, nghiên cứu cho các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành, các phòng thí nghiệm trọng điểm, nâng cao năng lực, chất lượng nghiên cứu khoa học bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa.

2. Tăng cường hợp tác của các trường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm trong nước với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu quốc tế để đào tạo nghiên cứu sinh, cao học, chuyên gia, công nhân lành nghề; cung cấp các trang thiết bị đào tạo, nghiên cứu, phòng thí nghiệm chất lượng cao.

3. Nâng cao vai trò dẫn dắt của các viện nghiên cứu, các trường đại học nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

VI. GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị tài nguyên khoáng sản, quan trắc, dự báo, quản trị môi trường, điều khiển tự động nhằm nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đảm bảo môi trường.

2. Hợp tác đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có yêu cầu công nghệ cao và thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo môi trường và có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hạn chế việc hợp tác, liên doanh, liên kết, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đối với dự án khai thác mỏ và tuyển khoáng sản.

VII. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN

Vốn đầu tư cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản ngoài một phần vốn của ngân sách nhà nước, chủ yếu do doanh nghiệp tự bảo đảm bằng nguồn vốn tự có, vốn vay thương mại (chủ yếu) trên thị trường tài chính, vốn huy động từ các nguồn khác như thị trường chứng khoán,... cụ thể:

1. Ngân sách nhà nước

- Đầu tư vốn cho các đề án điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản; thăm dò đối với một số loại khoáng sản độc hại, phóng xạ.

- Lập, điều chỉnh, xây dựng và quản lý dữ liệu về quy hoạch khoáng sản.

- Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tuyển, chế biến khoáng sản nhằm sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo phù hợp với Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Huy động vốn trên thị trường quốc tế: Một số dự án đặc biệt, có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thí điểm đầu tư chế biến sâu làm tiền đề phát triển chuỗi sản xuất đồng bộ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên có quy mô lớn, Chính phủ sẽ xem xét hỗ trợ doanh nghiệp thông qua bảo lãnh vay vốn theo quy định pháp luật.

3. Huy động các nguồn vốn khác: Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

VIII. GIẢI PHÁP VỀ ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC

1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu ngành nghề và tiến độ phát triển của các dự án khai thác, chế biến các loại khoáng sản, nhất là nhân lực kỹ thuật tay nghề cao vận hành máy móc, thiết bị khai thác chế biến khoáng sản có trình độ công nghệ tiên tiến, tiếp cận được công nghệ mới.

2. Chú trọng tuyển dụng, đào tạo lao động tại chỗ, đặc biệt là các địa bàn miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

3. Có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đãi ngộ đối với công nhân khai thác mỏ, đặc biệt là lao động khai thác mỏ hầm lò.

4. Chú trọng chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần cho người lao động.

5. Liên kết mỏ với các cơ sở đào tạo trong nước, quốc tế, có chính sách tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo liên thông hoặc gửi ra nước ngoài đào tạo với nguồn lao động chất lượng cao, gắn bó với nghề.

6. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý về khoáng sản, luyện kim cần tuyển dụng, bố trí những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong thực tiễn; bổ trợ và cập nhật kiến thức pháp luật về tài nguyên và môi trường và pháp luật có liên quan. Đặc biệt cần tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này.

b) Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định và triển khai thực hiện Quyết định này gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch dựa trên tiêu chí, luận chứng quy định tại Quyết định này để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch; tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc công bố Quy hoạch, hướng dẫn triển khai, rà soát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy hoạch, đề xuất bổ sung, điều chỉnh những nội dung Quy hoạch thực sự cần thiết đảm bảo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Khoáng sản, trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án khai thác và chế biến các loại khoáng sản tuân thủ theo Quy hoạch.

d) Định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; cập nhật thông tin và đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết.

đ) Nghiên cứu xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các quy định về điều kiện mỏ được phép khai thác sau khi công tác xây dựng cơ bản hoàn thành; quản lý chặt chẽ lĩnh vực kinh doanh, lưu thông khoáng sản, tiêu chuẩn, quy chuẩn về mức độ chế biến cho từng nhóm/loại khoáng sản thuộc thẩm quyền phù hợp với thực tiễn; nghiên cứu xây dựng đề án vật liệu cơ bản phục vụ cho ngành công nghiệp.

e) Tổ chức xây dựng, cập nhật thường xuyên, lưu trữ, bảo quản lâu dài và chia sẻ công khai cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về Quy hoạch này.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Đẩy mạnh điều tra cơ bản các loại khoáng sản tại các vùng có triển vọng như: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên và ven biển, đặc biệt khoáng sản phân bố ở phần sâu. Khoanh định, bổ sung khu vực các loại khoáng sản chưa huy động trong quy hoạch vào danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy hoạch khoáng sản, đảm bảo dự án khai thác khoáng sản sử dụng công nghệ tiên tiến, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phải gắn với dự án chế biến sâu.

c) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý hoạt động khoáng sản; chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, tình hình hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp, dự án sau khi cấp phép.

d) Nghiên cứu sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai để tăng hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án khai thác khoáng sản như: chính sách giải phóng mặt bằng, chính sách sử dụng đất sau khai thác khoáng sản.

đ) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến các loại khoáng sản xử lý nghiêm theo quy định đối với các dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

e) Chủ trì xây dựng, cập nhật, chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu về trữ lượng, tài nguyên các loại khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp, dự án sau khi cấp phép.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, chế tạo thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản; ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, tự động điều khiển, đồng bộ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng khai thác, chế biến các loại khoáng sản.

b) Chú trọng đầu tư nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc hoàn thiện để ban hành hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.

c) Củng cố, xây dựng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức trong lĩnh vực, đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu, điều tra cơ bản thăm dò địa chất về khoáng sản, địa chất môi trường, xây dựng được mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đủ năng lực hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ với giáo dục - đào tạo, sản xuất - kinh doanh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu, áp dụng các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại trên thế giới.

4. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu và đề xuất chính sách về thuế, phí phù hợp với đặc thù ngành khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; tăng cường công tác quản lý nguồn thu về tài chính, đảm bảo thu đúng, đủ đối với hoạt động khoáng sản nói chung và các loại khoáng sản theo Quy hoạch nói riêng.

b) Bố trí nguồn vốn cho các đề tài, đề án nghiên cứu phục vụ cho ngành khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

5. Bộ Xây dựng

a) Chủ trì nghiên cứu xây dựng đề án sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu không nung từ vật chất thải, bùn thải thu được trong và sau quá trình chế biến khoáng sản, thúc đẩy việc sử dụng các loại khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm môi trường.

b) Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với nguyên liệu là vật chất thải, bùn thải thu được trong và sau quá trình khai thác, chế biến khoáng sản để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

6. Các bộ, ngành có liên quan: Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Quy hoạch hiệu quả.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động khoáng sản

a) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong tổ chức triển khai thực hiện và quản lý Quy hoạch các loại khoáng sản.

b) Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá thực trạng đầu tư các dự án, doanh nghiệp khai thác, chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn; thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy đầu tư các dự án chế biến các loại khoáng sản đúng tiến độ quy hoạch và hiệu quả.

c) Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản trên địa bàn; ngăn chặn các hoạt động khai thác, xuất khẩu khoáng sản trái phép. Xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý triệt để các cơ sở khai thác, chế biến các loại khoáng sản không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

d) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản khi triển khai Quy hoạch trên địa bàn; vận động các doanh nghiệp quy mô nhỏ thực hiện chủ trương cấu trúc lại doanh nghiệp.

đ) Căn cứ vào tính chất quy mô của mỏ, cho phép các địa phương tự điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng của địa phương đối với các hạng mục công trình phụ trợ mỏ để làm cơ sở triển khai thực hiện.

e) Căn cứ theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phép triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 của Luật Đất đai trên khu vực có khoáng sản đã được phê duyệt tại Quyết định này theo nguyên tắc phải thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tuân thủ quy định tại Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan.

g) Thực hiện phối hợp quản lý quy hoạch theo nguyên tắc sau:

- Xây dựng quy chế phối hợp quản lý quy hoạch các loại khoáng sản giữa bộ - bộ, bộ - địa phương, địa phương - địa phương giáp ranh.

- Các địa phương có địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội tương ứng nhau cần có chung các chính sách về khoáng sản (đặc biệt là dự án hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn từ 2 địa phương trở lên).

- Cơ quan quản lý quy hoạch, cơ quan cấp phép, cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ về quản lý các dự án thăm dò, khai thác, chế biến trước, trong, sau cấp phép.

- Không cản trở việc vận chuyển khoáng sản từ nơi khai thác về nơi chế biến tập trung có hiệu quả (có thể vận chuyển khoáng sản từ địa phương có mỏ khai thác sang địa phương khác để chế biến). Có chính sách đảm bảo chia sẻ lợi ích cho các địa phương có tài nguyên.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế các quyết định phê duyệt quy hoạch và văn bản, quyết định bổ sung, điều chỉnh quy hoạch được cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày Quyết định này.

Các dự án đang triển khai và đã nộp hồ sơ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì tiếp tục được thực hiện theo quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 866/QD-TTg

Hanoi, July 18, 2023

 

DECISION

APPROVAL FOR PLANNING FOR EXPLORATION, EXTRACTION, PROCESSING AND USE OF MINERALS FOR THE PERIOD OF 2021-2030, WITH A VISION TO 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Mineral Law dated November 17, 2010;

Pursuant to the Law on amendments to some Articles concerning planning of 37 Laws dated November 20, 2018;

Pursuant to the Law on Planning dated November 21, 2017;

Pursuant to Resolution No. 10-NQ/TW dated February 10, 2022 of the Politburo on strategic orientation for geology, mineral and mining industry by 2030, with a vision to 2045;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Resolution No. 88/NQ-CP dated July 22, 2022 of the Government on promulgation of action program of the Government for implementation of the Resolution No. 10-NQ/TW dated February 10, 2022 of the Politburo on strategic orientation for geology, mineral and mining industry by 2030, with a vision to 2045;

Pursuant to Decision No. 334/QD-TTg dated April 01, 2023 of the Prime Minister on approval for the Strategy on geology, mineral and mining industry by 2030, with a vision to 2045;

Pursuant to Decision No. 295/QD-TTg dated February 25, 2020 of the Prime Minister on approval for planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the period of 2021-2030, with a vision to 2050;

At the request of the Minister of Industry and Trade in Report No. 3065/TTr-BCT dated May 19, 2023 and Appraisal Report No. 26/BC-HDTDQHKS dated April 21, 2023 of a Council for appraisal of planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the period of 2021-2030, with a vision to 2050.

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approval for planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the period of 2021-2030, with a vision to 2050 with the following contents:

A. SCOPE AND BOUNDARIES OF PLANNING

Scope and boundaries of the planning: Planning for exploration, extraction, processing and use of minerals, except for petroleum, coal, peat, radioactive ores (uranium, thorium, etc.), minerals used as building materials and scattered and small minerals according to regulations in the mineral law.  Boundaries of the planning are areas of mineral distribution and processing in land area of the country.

B. DEVELOPMENT VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Exploration, extraction, processing and use of minerals shall conform to the national overall planning, national planning, sectorial planning and local planning; and satisfy requirements for protection of natural scenery, historical-cultural sites, famous landscapes and people's lives.

2. Minerals are non-renewable resources; minerals shall be extracted, processed and used on the basis of exploration and overall assessment of factors of reserves, resources and quality of minerals, capacity for extraction and processing, demands for economic and effective use of minerals and requirements for national mineral reserves.

3. Manage minerals in a strict, public and transparent manner; encourage economic components that have experience and capacity for processing and extracting minerals to invest in exploration, extraction, processing and use of minerals on the basis of respect for market rules and assurance about harmony of national interests and interests of enterprises and people; balance import and export of minerals in a reasonable and effective manner, give priority to satisfaction of domestic demands.

4. Develop exploration, extraction, processing and use of minerals in association with application of modern and advanced science and technology associated with national economy shift towards green economy, circular economy, and low-carbon economy and in conformity with international commitments to which Vietnam is a signatory.

5. With regard to minerals with big reserves, importance and strategic meanings (bauxite, titanium, rare-earth elements, chromite, nickel and gold), enterprises issued with extraction permits shall be fully capable and invest in appropriate processing projects that use advanced technology and modern equipment and protect the environment sustainably.

6. Phase out operation of mines with low reserves, scattered and small mines, gather minerals from small mines/mine sites together to create large mine clusters to serve synchronized investment in exploration, extraction and process with advanced technology and modern equipment.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

a) Strictly manage, extract, process, economically and effectively use minerals in association with demands for economic development, environmental protection, adaptation to climate change and achievement in carbon neutral level.  Promote investment and establish synchronous and effective extraction and processing industry with advanced technology and modern equipment in conformity with trends of the world.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Phrase out operation of mines with low reserves, scattered and small mines, gather minerals from small mines/mine sites together to create large mine clusters to serve synchronized investment in exploration, extraction and process with advanced technology and modern equipment.

2. Objectives in respect of minerals with big reserves, importance and strategic meanings for the period of 2021-2030

a) Bauxite: Combine exploration and extraction with in-depth processing to produce at least aluminum products; select investors in extraction and processing projects. These investors shall be fully capable of carrying out these projects in a synchronous manner from exploration to in-depth processing that use advanced technology, modern equipment and ensure environmental protection. Especially, it is necessary to focus on methods of discharging and processing red mud in a sustainable and effective manner.  Encourage enterprises to research and apply new technology to recycle red mud.  Aluminum production projects using electrolysis technology shall apply electric prices under the market mechanism. The use of renewable energy is encouraged.

b) Titanium: Develop titanium extraction and processing industry with reasonable roadmap and scale according to each period, gradually establish mining – flotation complexes and titanium processing industrial clusters in synchronicity with infrastructure.  Coastal titanium projects shall have solutions to balance water supply for production and people's needs, agricultural development and aquaculture. Focus on promotion of cooperation in research, technology transfer and investment in extraction and processing of titanium in synchronicity with deep-processed products (pigment, titanium dioxide, metal titanium, high-grade zirconium, monazite, etc.).

c) Rare-earth elements: Develop rare-earth element extraction, processing and use industry in a synchronous, effectiveness and sustainable manner. New enterprises issued with extraction permits shall extract rare-earth elements in association with processing projects with total rare earth oxides, hydroxides and salts with TREO content ≥ 95%, and rare earth oxides (REO)) (as encouraged) that use advanced technology and modern equipment and ensure maximum recovery of accompanying minerals, environmental safety and radiation safety.

d) Nickel, copper and gold: Extract nickel, copper and gold ores in association with processing investment projects in a synchronous, effective and sustainable manner and maximum recovery of accompanying minerals and environmental protection.

dd) Chromite: In the process of extraction of chromite, have a project on extraction and processing of chromite mineral in order to serve maximum recovery of accompanying minerals (nickel, cobalt and bentonite).

Iron: Study and issue permits for exploration and extraction of iron ores to units that have experience and capacity for processing and extracting iron ores in order to process limonite, hematite, depleted iron, iron minerals in laterite ores in the Western Highlands, iron ores in the country for the purpose of production of iron ore products with high quality to be used in blast furnaces of domestic iron and steel facilities.

e) Apatite: Utilize internal resources, promote international cooperation in scientific research, transfer of technology applied to flotation of apatite II, apatite IV and depleted apatite and production of flotation reagents.  Focus on promotion of investment in extraction, flotation and processing of apatite II and apatite IV in order to effectively and economically use resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Specific objectives:

a) Exploration objectives

Table 1 shows objectives for exploration of types/groups of minerals for the period of 2021-2030, with a vision to 2050:

Table 1: Objectives for exploration of types/groups of minerals during the planning period

No.

 Minerals

Unit

Exploration objectives

From 2021 to 2030

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Number of projects

Reserves

Number of projects

Reserves

1

Bauxite

103 tonnes of original ore

19

1.709.498

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

2

Titanium

103 tonnes of heavy mineral

11

36.293

 

 

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes of metal

42

1.434

7

550

4

Iron

103 tonnes

35

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

348.200

5

Chromite

103 tonnes

1

11.500

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Manganese

103 tonnes

7

1.750

 

 

7

Tin

103 tonnes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



46,5

3

4,5

8

Wolfram

103 tonnes

8

139,3

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9

Antimony

103 tonnes

3

25,9

1

10

10

Copper

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

603

8

229,7

11

Nickel

103 tonnes

3

409

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



30

12

Molybdenum

103 tonnes

3

30

 

 

13

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Tonne

26

101,0

2

232

14

Rare-earth elements

103 tonnes of TR2O3

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

1500

15

Apatite

103 tonnes

9

255.243

1

65.000

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



White marble

106 tonnes of CaCO3 powder

10

147.000

 

 

17

Magnesite

103 tonnes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6.000

1

10.000

18

Serpentine subgroup

103 tonnes

2

75.500

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19

Baryte

103 tonnes

6

3.050

 

 

20

Graphite

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

5.500

1

1.300

21

Fluorite

103 tonnes

1

50

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

22

Bentonite

103 tonnes

2

4.292

 

 

23

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes

2

25.321

1

3.500

24

Talc

103 tonnes

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

25

Micas

103 tonnes

2

69,5

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Quartzite

103 tonnes

3

23.790

3

28.414

27

Quartz

103 tonnes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11.487

 

 

28

Vermiculite 

103 tonnes

1

100

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



29

Mineral water and hot water

m3/ 24 hours

149

56.990

2

1.000

From 2031 to 2050: Exploration of new mines shall be carried out after report on survey and assessment of geology and minerals has been approved.

b) Objectives for ore extraction and flotation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Make investment in new projects that have proven consumption in order to meet demands for materials serving the economic development of the country.

Table 2 shows estimated objectives:

Table 2: Objectives for extraction of minerals under the planning

No.

Minerals

Unit

Extraction and flotation objectives

From 2021-2030

From 2031 to 2050

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Mineral production

Number of ores

Mineral production

1

Bauxite

103 tonnes of original ore/year

18 (3)

114.500

41

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

Titanium

103 tonnes of heavy mineral/year

51 (23)

2.839

41

3.720

3

Lead - zinc

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



60 (13)

2.387

48

2.163

4

Iron

103 tonnes of original ore/year

66 (24)

25.480

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



33.811

5

Chromite

103 tonnes of original ore/year

2 (0)

4.700

2

4.700

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes of original ore/year

11 (0)

352

10

210

7

Tin

103 tonnes of original ore/year

23 (9)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19

3.026

8

Wolfram

103 tonnes of original ore/year

9 (3)

5.115

7

7.390

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Antimony

103 tonnes of original ore/year

4 (2)

40

3

50

10

Copper

103 tonnes of original ore/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7.976

18

9.226

11

Nickel

103 tonnes of original ore/year

6 (3)

7.800

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12

Molybdenum

103 tonnes of original ore/year

1 (0)

200

1

200

13

Gold

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



45 (8)

1.790

39

1.967

14

Rare-earth elements

103 tonnes of original ore/year

10 (2)

2.020

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.112

15

Apatite

103 tonnes of original ore/year

30 (16)

14.506

25

16.799

16

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

- Wall tile

103 m3/year

106 (71)

6940

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6840

- Calcium Carbonate Powder

103 tonnes/year

39.596

39.319

17

Magnesite

103 tonnes of original ore/year

2 (0)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3

1.100

18

Serpentine subgroup

103 tonnes of original ore/year

7 (3)

3.960

7

3.960

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Baryte

103 tonnes of original ore/year

9 (3)

624

9

619

20

Graphite

103 tonnes of original ore/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.151

6

1.151

21

Fluorite

103 tonnes of original ore/year

5 (3)

756

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



22

Bentonite

103 tonnes of original ore/year

5 (1)

426

5

476

23

Diatomite 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4 (1)

540

4

740

24

Talc

103 tonnes of original ore/year

10 (2)

431

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



444

25

Micas

103 tonnes of original ore/year

3 (1)

10

3

10

26

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes of original ore/year

8 (1)

1.570

8

1.820

27

Quartz

103 tonnes of original ore/year

23 (2)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20

930

28

Sericite 

103 tonnes of original ore/year

3 (0)

172

3

172

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vermiculite 

103 tonnes of original ore/year

1 (0)

5

1

5

30

Mineral water and hot water

m3/ 24 hours

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



79.661

234

81.961

c) Objectives for mineral processing

Mobilize domestic resources and promote international cooperation in investment in in-depth processing of minerals, including bauxite, titanium, rare-earth elements, chromite, nickel, etc.  Table 3 shows objectives for processing of each mineral:

Table 3: Objectives for processing of minerals under the planning

No.

 Minerals/mineral products

Unit

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Quality and requirements

Number of projects

From 2021-2030

Number of projects

From 2031 to 2050

 

1

Bauxite

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

a

Aluminum 

103 tonnes/year

10 (2)

11.600- 18.650

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12.000 - 19.200

Meet domestic and export standards  Mineral processing plants shall be associated with ore zones

b

Aluminum ingot

106 tonnes/year

3 - 5 (1)

1,2 - 1,5

3 - 5

2,25 - 2,45

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

Titanium

 

 

 

 

 

 

a

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes/year

18 (9)

853-1.113

18

1.063 - 1.323

New projects only meet requirements for materials used for pigment production.

b

Reconstituted ilmenite

103 tonnes/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20 - 40

2

40 - 60

 

c

Zirconium powder/ compounds

103 tonnes/year

17 (9)

302 - 359

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



362 - 425

 

d

Artificial rutin 

103 tonnes/year

2 (0)

60 - 70

2

100 - 110

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e

Pigment

103 tonnes/year

6 (2)

350 - 420

6

370 - 500

 

f

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes/year

2 (0)

10 - 15

2

15 - 25

 

g

Ferrotitanium

103 tonnes/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20 - 30

2

20 - 30

 

3

Lead - zinc

103 tonnes of metal/year

27 (16)

380

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



402,5

 

4

Chromite

(Ferrochrome)

103 tonnes/year

2 (2)

90

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



High Carbon Ferrochrome, average Cr content of more than 54%

5

Manganese

(ferromanganese, silicomanganese)

103 tonnes/year

13 (13)

356

12

406

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6

Tin

Tonne of metal/year

6 (6)

3400

6

3400

 

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Tonne of product/year

3 (3)

13.500

3

13.500

(APT, BTO; YTO)

8

Antimony

Tonne of metal/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.300

3

3.300

 

9

Copper

Tonne/year

11 (9)

110.000

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



110.000

Copper ingot

10

Nickel

Tonne/year

2 (0)

27 - 48

2(0)

42 - 78

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11

Molybdenum

Tonne/year

1 (0)

200

1

400

Produce (NH4)2MoO4 or smelt ferromolipden)

12

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Kg/year

8 (6)

6.146

7

6.346

 

13

Rare-earth elements

Tonne of REO/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



62.500

7

82.500

 

14

White marble

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

a

Types of wall tiles

103 m3/year

43 (43)

11.000

43

10.700

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b

Lump, granule, powder products

103 tonnes/year

58 (52)

9.461

58

9.684

 

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes/year

1 (0)

70

1

70

 

16

Serpentine subgroup (powder)

103 tonnes/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.950

6

3.950

 

17

Baryte

103 tonnes/year

10 (7)

292

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



392

BaSO4 powder ≥ 95%

18

Graphite

103 tonnes/year

5 (1)

110

5

111

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19

Fluorite

103 tonnes/year

4 (1)

256

4

460

CaF2 > 80%

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes/year

5 (2)

165

5

260

 

21

Diatomite 

103 tonnes/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



143

3

350

 

22

Talc (powder)

103 tonnes/year

5 (1)

380

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



460

 

23

Micas

Tonne/year

4 (4)

1.700

2

1.500

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



24

Quartzite

103 tonnes/year

9 (6)

730

9

1.040

 

25

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



103 tonnes/year

10 (4)

1.454

10

1.454

 

26

Sericite 

103 tonnes/year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



138

2

146

 

27

Mineral water, hot mineral water

 

Meet demands for bottled mineral water and resort tourism

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. MINERAL RESOURCES AND RESERVES

Table 4 shows mineral resources and reserves to be mobilized during the planning period (by 2030), with a vision to 2050 (details are provided in Appendix I enclosed with this Decision)

Table 4: Mineral resources and reserves to be mobilized during the planning period

No.

Minerals

Unit

Reserves

Resources and forecasted resources

Total

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bauxite

103 tonnes of original ore

3.084.674

6.465.328

9.549.419

2

Titanium - Ilmenite

103 tonnes of heavy mineral

109.053

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



611.354

Zirconium

 

 

82.426

3

Lead - zinc

Tonne

865.190

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.809.006

4

Iron

103 tonnes of original ore

491.282

663.248

1.152.365

5

Chromite

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14.484

7.288

21.773

6

Manganese

103 tonnes of metal

3.989

6.779

10.769

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Tin

Tonne of metal

23.251

125.198

148.449

8

Wolfram

Tonne of metal

172.908

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



309.407

9

Antimony

Tonne of metal

54.375

90.501

144.876

10

Copper

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



432.106

1.098.520

1.530.626

11

Nickel

103 tonnes of metal

611,8

3.454,5

4.066,4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Molybdenum

Tonne

7.400

21.000

28.400

13

Gold

Kg

75.012,7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



199.626

14

Precious stone

Kg

229

631

860

15

Rare-earth elements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.472.347

16.349.207

19.821.554

16

Apatite

103 tonnes of original ore

126.247

1.854.257

1.960.126

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



White marble

103 tonnes

1.684.905

2.899.892

4.664.798

18

Magnesite

103 tonnes

23.575

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



95.010

19

Serpentine subgroup

103 tonnes

32.342

67.079

99.421

20

Baryte

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



17.321

5.615

22.936

21

Graphite

103 tonnes

9.715

21.670

33.243

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Fluorite

103 tonnes

16.035

4.038

20.074

23

Bentonite

103 tonnes

15.401

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



129.819

24

Diatomite 

103 tonnes

566

302.656

303.222

25

Talc

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.061

8.700

9.761

26

Micas

103 tonnes

70,5

370

440

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pyrite

103 tonnes

18.187

34.759

52.946

28

Quartzite

103 tonnes

12.848

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



170.801

29

Quartz

103 tonnes

4.173

20.229

24.403

30

Sillimanite

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



218

5.933

6.151

31

Sericite 

103 tonnes

2.816

2.108

4.924

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vermiculite 

103 tonnes

 

3.807

3.807

33

Mineral water

m3/ 24 hours

≈ 90.000

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



≈ 90.000

II. MINERAL EXPLORATION, EXTRACTION AND PROCESSING PLANNING

1. Bauxite

Exploring and extracting bauxite, and producing aluminum and aluminum metal in such a way to synchronize with development of infrastructure of traffic, seaports, electricity supply, water supply, ensure environmental protection and biodiversity conservation according to each specific period, ensure national security and defense, preserve national cultural identities and protect the ecosystem in Western Highlands.

a) Exploration

- By 2030: Carrying out 19 projects in Lang Son (1), Dak Nong (7), Lam Dong (8); Binh Phuoc (2), Gia Lai (1) with target reserves of about 1.709 million tonnes of original ore.

- From 2031 to 2050: Carrying out exploration of new mines after report on survey and assessment of geology at potential areas from 2021 – 2030 has been approved.

Details about projects on exploration of bauxite are provided in Appendix II.1 enclosed with this Decision.

b) Extraction

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Making investment in 03 new projects on extraction and flotation of bauxite ores in Northern region: Lang Son (1) and Cao Bang (2) with total capacity of 1.550.000 to 2.250.000 tonnes of original ore/year.

With regard to bauxite mines in Western Highlands (near densely populated areas), considering exploration of such bauxite mines and early issuing extraction permits in order to serve maximum recovery of bauxite resource and be permitted to repurpose land for economic development…

With regard to low-quality bauxite mines in Northern region, making maximum recovery of bauxite resource, reforming and improving the quality of cultivation land in order to serve domestic and export demands under permission of competent authorities according to regulations of the law.

- After 2030: Maintaining the designed capacity of existing mines, making investment in new mine extraction projects in Dak Nong, Lam Dong, Binh Phuoc and Kon Tum, etc. in order to provide bauxite concentrates for aluminum plant projects that have been invested and expansion projects when necessary.  By 2050, total extraction capacity is estimated to be 72,3 - 118,0 million tonnes of original ore/year.  In addition, considering issuance of extraction permits to explored areas for the period of 2031-2050 if proposed by investors.

Details about projects on extraction of bauxite are provided in Appendix III.1 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030:

(1) Aluminum production: Investing in increase in capacity of 02 aluminum plants (Tan Rai – Lam Dong and Nhan Co - Dak Nong) from 650.000 tonnes/year to about 2.000.000 tonnes/year. Increasing the capacity to 800.000 tonnes aluminum/year in the initial period and 1.200.000 tonnes aluminum/year in the subsequent period).

Making investment in new aluminum production projects in Dak Nong (4), Lam Dong (2), Binh Phuoc (1), and Gia Lai (1) with capacity of at least 1.000.000 tonnes aluminum/year/project.  Applying advanced technology to new aluminum production investment projects. To be specific: applying red mud treatment technology with dry disposal method in order to protect environment and encouraging projects on production of building materials from red mud.  Investors and local authorities shall select locations appropriate to disposal of red mud and close to mine sites that have undergone flotation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(2) Aluminum metal production: Completing the pilot project on Dak Nong Aluminum Electrolysis Plant with capacity of 300.000 - 450.000 tonnes of aluminum ingot/year.  Making investment in new aluminum metal production projects in Dak Nong, Lam Dong, Binh Phuoc and provinces meeting requirements for energy supply.  By 2030, total capacity is estimated to be 1.200.000 - 1.500.000 tonnes of aluminum ingot/year.

The plants can be located in provinces that have material sources and energy supply.  Operating aluminum electrolysis plants according to market mechanism, encouraging investment in renewable energy projects, thereby ensuring partial energy in bauxite mines that have been explored, producing aluminum products and developing manufacturing mechanical engineering and supporting industries under Decision No. 09/QD-TTg dated February 11, 2023 of the Prime Minister on promulgation of action plan for implementation of Conclusion No. 31-KL/TW dated March 07, 2022 of the Politburo on orientation to development of bauxite - alumina – aluminum industry by 2030, with a vision to 2045.

- From 2031 to 2050

(1) Aluminum production: Maintaining the designed capacity and investing in expansion of capacity of existing plants.

Total capacity is estimated to be 12.000 - 19.200 thousand tonnes aluminum/year.

(2) Aluminum metal production: Maintaining capacity of Dak Nong Aluminum Electrolysis Plant; making investment in new aluminum metal production projects in association with self-assurance about material sources and encouragement to invest in renewable energy projects in bauxite mines that have been extracted.  Specific locations and projects shall be decided by investors according to the efficiency in the economy.

Total capacity is estimated to be 2.250.000 ÷ 2.450.000 tonnes of aluminum ingot/year.

Details about projects on processing of bauxite are provided in Appendix IV.1 enclosed with this Decision.

2. Titanium 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Exploration

- By 2030: Completing exploration projects that have been issued with permits in Thai Nguyen (2), Quang Binh (3); executing new exploration projects in Thai Nguyen (3), Quang Tri (3), Binh Thuan (2) with production of 36.200.000 tonnes of heavy mineral.

- From 2031 – 2050: Carrying out new exploration after report on survey and assessment of geology and minerals has been obtained for the period of 2021-2030.

Details about projects on titanium exploration are provided in Appendix II.2 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- From 2021-2030: Maintaining titanium production of mines issued with extraction permits (23 mines; total capacity of about 1.450.000 tonnes of heavy mineral/year), issuing new extraction permits to about 32 mines in Thai Nguyen (5), Ha Tinh (1), Quang Binh (3), Quang Tri (4) and Binh Thuan (1). Total capacity is about 2.759.000 tonnes of heavy mineral/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining production of mines issued with extraction permits and increasing capacity in Luong Son Mine I, Luong Son Mine II, and Luong Son Mine III. From 2021- 2050: Total capacity is estimated to be about 3.634.000 tonnes of heavy mineral/year.

Details about projects on extraction of titanium are provided in Appendix III.2 enclosed with this Decision.

c) Processing

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Maintaining existing processing projects with total capacity of about 319.000 tonnes of titanium slag/year (09 invested projects); about 20.000 tonnes of reconstituted ilmenite/year (01 invested project); about 154.500 tonnes of zirconium powder and compounds/year (10 invested projects).

Making investment in new processing projects:

(1) Titan slag: Making investment in 7-9 new projects with total capacity of about 770.000 tonnes/year; new projects shall be only issued with permits to serve production of pigment and other industries.  Investors and local authorities shall select appropriate locations.

(2) Reconstituted ilmenite: making investment in a new project with estimated production of 20.000 - 40.000 tonnes/year.

(3) Zirconium powder, compounds and products: Making new investment or reforming and expanding 4-5 processing projects with total capacity of about 230.000 tonnes/year;

(4) Pigment: Making investment in 3 - 4 new processing projects with total capacity of 320.000 - 450.000 tonnes/year; appropriate locations shall be selected by investors and local authorities.

(5) Artificial rutin: Making investment in 1-2 new production project(s) with total capacity of 60.000 – 70.000 tonnes/year.

(6) Titanium sponges/metals: Making investment in 1-2 new project(s) with total capacity of 10.000 – 15.000 tonnes/year;

 (7) Ferrotitanium: Making investment in construction of 1-2 new plant (s) with total capacity of 20.000 – 25.000 tonnes/year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case of elimination of extraction of titanium mines in Ninh Thuan province, accompanying projects on titanium processing in Ninh Thuan province will also be eliminated.

- From 2031 to 2050:

Maintaining projects issued with permits and issuing new permits to projects that ensure the designed capacity with the following products and total production:

(1) Titanium slag: about 1.323.000 tonnes/year.

(2) Reconstituted ilmenite: maintaining a capacity of 40.000 – 60.000 tonnes/year.

(3) Zirconium powder, compounds and products: total capacity of about 450.000 tonnes/year;

(4) Artificial rutin: processing projects with total capacity of about 110.000 tonnes/year.

(5) Pigment production: Maintaining existing projects and increasing their capacity with total capacity that is estimated to be 400.000 – 500.000 tonnes/year.

(6) Titanium sponges/ titanium metal: Maintaining existing projects. It is possible to make investment in expansion or addition of new projects (in case the market is available) and investors in 01-02 project(s).  Total capacity is estimated to be 15.000 - 25.000 tonnes /year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(8) Monazite: Maintaining monazite plants that have been invested and expanding these plants where necessary with capacity of 15.000 – 20.000 tonnes/year to process monazite recovered from flotation of ilmenite ore.

Details about titanium processing projects are provided in Appendix IV.2 enclosed with this Decision.

3. Lead and zinc

a) Exploration

- By 2030:

+ Completing 09 exploration projects issued with permits in the previous period with target reserves of 450.000 ÷ 500.000 tonnes of lead and zinc metals.

+ Issuing new permits to 34 exploration projects in Tuyen Quang (5), Bac Kan (18), Lao Cai (3), Yen Bai (2), Dien Bien (2), Thai Nguyen (3), Quang Binh (1) with target reserves of 1.000.000 ÷  1.050.000 tonnes of lead and zinc metals.

-From 2031 to 2050: Carrying out exploration for additional reserves, carrying out in-depth exploration of existing mines and issuing new exploration permits to 8÷10 mines with target reserves of about 555.000 tonnes of lead and zinc metals.

Details about lead and zinc exploration projects are provided in Appendix II.3 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030: Maintaining production of projects issued with permits (12 mines, total production of about 700.000 tonnes ore/year).

Making investment in new projects in Cao Bang (2); Tuyen Quang (8); Bac Kan (23); Thai Nguyen (3); Lao Cai (3); Yen Bai (3); Dien Bien (3); Quang Binh (1) with total capacity of about 1.689.000 tonnes ore/year to increase lead and zinc production in respect to mine sites with expired permits.

- From 2031 to 2050: Maintaining production of projects issued with permits, making investment in 5 - 10 new projects with total capacity of about 2.163.000 tonnes ore/year.

Details about lead and zinc extraction projects are provided in Appendix III.3 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030:

+ Maintaining the operation of projects that have been invested in Cao Bang; Ha Giang; Tuyen Quang; Bac Kan; Thai Nguyen, etc. with total processing capacity of about 215.000 tonnes of lead and zinc metals/year.

+ Completing projects issued with permits: projects on investment in construction of a multiple non-ferrous metal production plant in Yen Bai with a capacity of 40.000 tonnes/year; a lead smelting plant in Bac Kan with a capacity of 20.000 tonnes/year; a lead and zinc plant in Nam Quang - Ha Giang with a capacity of 10.000 tonnes/year.

+ Making investment in new lead - zinc smelting plants in Cao Bang (1); Tuyen Quang (2), Bac Kan (3); Thai Nguyen (2); Yen Bai (2) with total capacity of about 165.000 tonnes of metal/year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Details about processing projects are provided in Appendix IV.3 enclosed with this Decision.

4. Iron

a) Exploration

- By 2030:

+ Completing projects on exploration of mines in Ban Tan, Banh Tuong, Lung Vien - Bac Kan; Tan Son - Phu Tho; My Village II - Yen Bai; Khoang Mountain, Vom Mountain - Quang Ngai; etc.

+ Carrying out new exploration and exploration for additional reserves of projects in: Ha Giang (4); Cao Bang (2); Bac Kan (9); Tuyen Quang (1); Phu Tho (1); Thai Nguyen (3); Dien Bien (1); Lao Cai (3); Yen Bai (9); Ha Tinh (1); Quang Nam (1); Quang Ngai (2); with target reserves of 105.095 million tonnes of original ore.

- From 2031 to 2050:

Carrying out new exploration and in-depth exploration, expanding and increasing reserves of 5 - 10 projects with target reserves of 40-50 million tonnes of original ore and carrying out exploration of laterite iron in Chu Se and Duc Co regions in Gia Lai province.

Details about exploration projects are provided in Appendix II.4 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030:

+ Maintaining iron production and restoring production of projects issued with permits with total production of 5 – 5,5 million tonnes of original ore (excluding production from the Thach Khe iron mine which has halted operation, has been issued with a permit with a capacity of 5 million tonnes/year, and mobilized into the planning when the competent authority decides to continue extraction).

+ Making investment in new projects in Ha Giang (7); Cao Bang (2); Bac Kan (12); Tuyen Quang (1); Phu Tho (2); Lao Cai (5); Yen Bai (9); Hoa Binh (1); Dien Bien (1); Thai Nguyen (4); Thanh Hoa (1); Ha Tinh (3); Quang Ngai (2); Quang Nam (1), with total new capacity of 14.8 million tonnes of original ore provided for domestic iron and steel projects.

- From 2031 to 2050:

Maintaining production of mines, making new investment, expanding and increasing capacity of 20 mines and issuing a new extraction permit to laterite iron ore in Gia Lai with national mining production of about 33,7 million tonnes of original ore/year.

Details about iron extraction projects are provided in Appendix III.4 enclosed with this Decision.

c) Processing

Maintaining the operation of existing iron ore flotation plants to ensure the supply of refined ore with Fe content ≥ 60% for domestic iron and steel plants. Constructing or reforming and expanding iron ore flotation plants in association with new steel production projects.

5. Chromite

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2021 to 2030: Executing a project on assessment and conversion of reserve for chromite placer in Tinh Me - An Thuong area, Nong Cong district of Thanh Hoa province.

- From 2031 to 2050: Unknown

Details about chromite exploration projects are provided in Appendix III.5 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- From 2021 to 2030:

+ Issuing an extraction permit to Co Dinh - Thanh Hoa chromite mine with a capacity of about 2.300.000 tonnes of original ore/year; prioritize mobilization of extraction of mine sites near Co Dinh lake to finish extraction and hand over the land fund for local authorities to serve socio-economic development.

+ Making investment in extraction of chromite in Tinh Me - An Thuong area, Trieu Son and Nong Cong districts with a capacity of about 2.500.000 tonnes of original ore/year.

New chromite ore extraction and flotation projects shall recover accompanying minerals including Nickel, Cobalt and Bentonite.

- From 2031 – 2050: Maintaining production of mines issued with permits and considering investment in exploration in new areas when proposed by enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Processing

Maintaining production of ferrochrome projects issued with permits, failing to issue permits for investment in new ferrochrome projects, encouraging existing plants to find imported materials or convert products to maintain production.

Details about chromite processing projects are provided in Appendix IV.4 enclosed with this Decision.

6. Manganese

a) Exploration

- By 2030:

+ Completing exploration projects issued with permits, including Trung Thanh, Coc Hec - Ha Giang; Roong Thy - Cao Bang;

+ Carrying out exploration of 4 new mines at Tuyen Quang (1); Cao Bang (2); Ha Tinh (1), with target reserves of about 1,75 million tonnes of original ore.

- From 2031 – 2050: Carrying out exploration of new areas after report on survey and assessment of geology and minerals for the period of 2021-2030 has been obtained.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Extraction

- By 2030:

+ Maintaining production of mine sites issued with permits by the Ministry of Natural Resources and Environment and People's Committees of provinces.

+ Making investment in 9 new extraction projects after there are results of exploration in Ha Giang (3); Tuyen Quang (1); Cao Bang (5); Ha Tinh (1) with total production of 352.000 tonnes of original mineral/year.

- From 2031 – 2050: Maintaining extraction of mines issued with permits, making new investment when new exploration projects are added to the planning.

Details about manganese extraction projects are provided in Appendix III.6 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030: Maintaining operation, achieving the designed capacity of existing plants in Ha Giang, Cao Bang, Tuyen Quang, Bac Kan. Total capacity will be about 256.000 tonnes/year; (excluding iron-manganese smelting project in Bac Kan with a capacity of 100.000 tonnes/year).

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of existing plants. Failing to invest in new plants, only expanding and increasing the capacity of plants when raw materials are available. Total capacity will be about 306.000 tonnes/year (excluding iron-manganese smelting project in Bac Kan).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Tin

a) Exploration

- By 2030:

+ Completing exploration projects issued with permits (04 projects): Bu Me - Thanh Hoa; Khe Bun - Ha Tinh; La Vi - Quang Ngai; Tap La - Ninh Thuan.

+ Exploring 14 new mines in Ha Giang (1); Cao Bang (1); Tuyen Quang (4); Thai Nguyen (2); Nghe An (1); Lam Dong (3) with target reserves of about 46.030 tonnes of tin metal.

- From 2031 to 2050: Carrying out exploration for additional reserves and new exploration of 4-5 mines with target reserves of about 4.500 tonnes of tin metal.

Details about tin exploration projects are provided in Appendix II.7 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2031 to 2050: Maintaining annual production of about 3.026.000 tonnes of tin ore/year. Considering issuance of permits to new projects when they have been added to the planning.

Details about tin extraction projects are provided in Appendix III.7 enclosed with this Decision.

c) Processing

By 2030: Maintaining tin production of existing tin smelting projects and failing to issue new investment permits.

From 2031 to 2050: Failing to issue new construction permits, only considering investment in expansion of existing projects when raw materials are available.

Details about tin processing projects are provided in Appendix IV.6 enclosed with this Decision.

8. Wolfram

a) Exploration

- By 2030: Completing projects issued with exploration permits, and issuing new exploration permits to 6 mine sites in Ha Giang (1); Tuyen Quang (1); Thai Nguyen (2); Lam Dong (1); Binh Thuan (1) with target reserves of about 140.100 tonnes of WO3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Details about wolfram exploration projects are provided in Appendix II.8 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the operation of mines issued with extraction permits and issuing extraction permits to 8 new mines in Ha Giang (1); Tuyen Quang (1); Thai Nguyen (3); Thanh Hoa (1); Lam Dong (1); Binh Thuan (1) which have been explored to assess their reserves with target production of about 5.115.000 tonnes of original ore/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of mines issued with permits, issuing permits to new mines when there are results of exploration and these mines are added to the planning, ensuring production of about 7.390.000 tonnes of original ore/year.

Details about wolfram extraction projects are provided in Appendix III.8 enclosed with this Decision.

c) Processing

From 2021 to 2030 and from 2031 to 2050: Maintaining production of existing wolfram processing plants, failing to issue new investment permits. Only issuing permits for investment in wolfram processing plants when raw materials are available (confirmed by investors) (after exploration or import).

Details about wolfram processing projects are provided in Appendix IV.7 enclosed with this Decision.

9. Antimony

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030: Completing an exploration project issued with a permit in Vai Village - Tuyen Quang; issuing permits for new exploration and additional exploration in Ha Giang (1); Tuyen Quang (2); with target reserves of 25.930 tonnes of antimony metal.

- From 2031 to 2050: Carrying out new exploration when there are results of survey and assessment of minerals and geology in the period of 2021 - 2030.

Details about antimony exploration projects are provided in Appendix II.9 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the operation of mines such as Mau Due - Ha Giang; Vai village - Tuyen Quang and investing in new mines that have been explored with target production of about 40.000 tonnes of original ore/year.

- From 2031 to 2050: Making investment in new mines and maintaining 5 mines to ensure the operation of processing plants with production of about 50.000 tonnes of original ore/year.

Details about antimony extraction projects are provided in Appendix III.9 enclosed with this Decision.

c) Processing

From 2021 to 2030 and from 2031 to 2050: Maintaining production of existing antimony smelting plants, failing to issue new investment permits. Only issuing permits for investment in antimony smelting plants when raw materials are available (confirmed by investors) (after exploration or import).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Copper

a) Exploration

- By 2030:

+ Completing exploration projects issued with permits including project on additional exploration of deep reserve of Sin Quyen - Lao Cai copper mine; project on exploration for additional reserve of Vi Kem copper mine, Coc My commune, Bat Xat district - Lao Cai;...

+ Carrying out new exploration and in-depth exploration of 16 projects in Lao Cai (7); Yen Bai (1); Son La (2); Cao Bang (2); Thanh Hoa (1); Kon Tum (2) with target reserves of 600.000 tonnes of copper metal.

- From 2031 to 2050: Continuing to carry out in-depth exploration, expand mines that are being extracted (10 mines) and issue permits to new mines when mineralization sites are discovered and survey and assessment of geology are conducted with target production of 320.000 tonnes of copper metal.

Details about copper exploration projects are provided in Appendix II.10 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining production of mines issued with permits such as Sin Quyen, Ta Phoi, Vi Kem - Lao Cai; Khe Cam, Lang Phat - Yen Bai and recovering copper from polymetallic mines issued with permits such as Phao Mountain, Ban Phuc Nickel mine; Nickel – Copper mine in Quang Trung commune, Ha Tri - Cao Bang.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2031 to 2050: Investing in in-depth extraction of mine sites that have been explored for upgradation and investing in 5 new mine sites in Lao Cai after there are results of exploration.

Details about copper extraction projects are provided in Appendix III.10 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030: Maintaining the operation of projects issued with permits in Lao Cai, Yen Bai; Thai Nguyen; issuing investment permits to 02 new copper smelting plants in Tang Loong Industrial Park, Bao Thang district, Lao Cai province and Kon Ray district, Kon Tum province.  Total processing capacity will be 110.000 tonnes of copper metal/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining production of copper smelting plants that have been invested, failing to issue new investment permits, only issuing investment permits for expansion and increase in capacity when raw materials are available.

Details about copper processing projects are provided in Appendix IV.9 enclosed with this Decision.

11. Nickel

Enterprises issued with extraction permits shall be fully capable of synchronously making investment in processing projects in conformity with nickel metal products that use advanced technology and modern equipment, and ensure environmental protection.

a) Exploration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2031 to 2050: Carrying out exploration for additional reserve of 01 mine in Son La in the area that has been explored in the previous period with target reserve of about 30.000 tonnes of metal converted to nickel.

Details about nickel exploration projects are provided in Appendix II.11 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining production of Ban Phuc - Son La Nickel mine; Nickel - Copper mine in Suoi Cu - Cao Bang; Nickel - Copper mine in Ha Tri - Cao Bang; investing in 4 new extraction projects in Cao Bang (1); Son La (3) with target production of 7.200.000 tonnes of nickel ore/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining production of mines issued with permits and issuing permits for expansion and upgradation of mine sites with expired permits. Total production will be about 13.200.000 tonnes of nickel ore/year.

Details about nickel extraction projects are provided in Appendix III.11 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030: Investing in in-depth processing projects;

- From 2031 to 2050: Maintaining the stable operation of existing processing projects, continuing to invest in expansion and increase in capacity of in-depth processing projects when raw materials are available.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. Molybdenum

a) Exploration

- By 2030: Completing a molybdenum exploration project issued with a permit in Lao Cai (Kin Tchang Ho).

- From 2031 to 2050: Carrying out exploration for additional reserve of 01 mine in Lao Cai or exploring new mines when there are results of survey and assessment of minerals and geology for the period 2021 - 2030.

Details about molybdenum exploration projects are provided in Appendix II.12 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Investing and extracting molybdenum mines in Kin Tchang Ho, Pa Cheo - Lao Cai.

- From 2031 to 2050: Investing in expansion of Kin Tchang Ho mine when necessary.

Details about molybdenum extraction projects are provided in Appendix III.12 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Investing in construction of a new plant to produce (NH4)2MoO4 or smelt ferromolybdenum with a capacity of 200 tonnes/year and increasing the capacity in the period after 2030 to 400 tonnes/year.

Details about molybdenum processing projects are provided in Appendix IV.11 enclosed with this Decision.

13. Gold

a) Exploration

- By 2030:

+ Completing projects on exploration of mines in Sang Sui - Nam Suong, Pusancap - Zone I, Lai Chau province; Cam Muon, Huoi Co (Ban San), Ban Bon, Nghe An province; A Dang area, Quang Tri province; A pey B area - Thua Thien Hue province; Ma Dao area, Phu Yen province.

+ Carrying out new exploration and exploration for additional reserves of mine sites in Ha Giang (2); Tuyen Quang (3); Cao Bang (2); Bac Kan (5); Thai Nguyen (1); Lao Cai (1); Yen Bai (1); Lai Chau (3); Son La (2); Quang Tri (3); Thua Thien Hue (1); Quang Nam (9); Phu Yen (1) with target reserves of about 101 tonnes gold.

- From 2031 to 2050: Carrying out additional exploration, expansion exploration and new exploration of at least 5 new mines and mineralization sites, with target reserves of about 232 tonnes gold.

Details about gold exploration projects are provided in Appendix II.13 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030: Maintaining extraction to achieve the designed capacity of existing mines and making maximum recovery of gold from projects on extraction of copper mines and multi-metal mines. Making investment in new mines issued with exploration permits in the previous period and carrying out new exploration in the period of 2021 - 2030. Total production is estimated to be about 1.780 million tonnes of gold ore/year.

- From 2031 to 2050: Making new investment and expansion investment to increase the capacity of mines issued with permits (about 10 projects), mines that have been explored and making maximum recovery of gold from multi-metallic mineral extraction projects.

Details about gold extraction projects are provided in Appendix III.13 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030: Maintaining existing gold processing and refining projects with capacity of about 6.146 kg/year. Making investment in new gold refining facilities in Lai Chau, Tuyen Quang and expanding existing projects to meet the processing needs of extracting facilities.

- From 2031 to 2050: Maintaining processing facilities issued with permits, only investing in expansion and increase in the capacity of existing projects.  Total production will be 6.346 kg of gold metal/year.

Details about gold processing projects are provided in Appendix IV.12 enclosed with this Decision.

14. Rare-earth elements

Enterprises issued with extraction permits shall be fully capable and invest in appropriate processing projects with total rare earth oxides, hydroxides and salts with TREO content ≥ 95%, and rare earth oxide (REO)) (as encouraged) that use advanced technology, modern equipment and ensure sustainable environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030: Completing exploration projects issued with permits at Bac Nam Xe mine, Nam Nam Xe mine in Lai Chau province. Carrying out exploration for upgradation and expansion of mines issued with extraction permits and making new investment in exploration of mines at Lai Chau (7); Lao Cai (2); Yen Bai (1).

- From 2031 to 2050: Carrying out additional exploration of rare earth mines issued with extraction permits and exploration of 1-2 new mine(s) in Lai Chau and Lao Cai.

Details about rare-earth element exploration projects are provided in Appendix II.14 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Promoting the search for extraction technologies and markets in association with in-depth processing of rare earth minerals at mines issued with extraction permits such as Dong Pao - Lai Chau mine; Yen Phu - Yen Bai mine.

Making estimated investment in new extraction projects in Lai Chau (5), Lao Cai (3); Yen Bai (1).

Total production will be about 2.020.000 tonnes of original ore/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of existing projects, investing in expansion of extraction of Dong Pao mine and investing in new 3-4 extraction projects in Lai Chau, Lao Cai if there are investors in exploration, extraction, processing in association with the product consumption market. Total production will be about 2.112.000 tonnes of original ore/year.

Details about rare-earth element extraction projects are provided in Appendix III.14 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030: Completing investment in rare-earth element processing plants in Yen Phu commune, Van Yen district, Yen Bai province.

(1) By 2030: Total rare earth oxides (TREO): Making investment in 03 new rare-earth element hydrometallurgy – processing projects in Lai Chau and Lao Cai with products that have been processed (excluding processing production of plants that have invested in rare-earth element hydrometallurgy – processing from imported materials). Total production is estimated to be 20.000 – 60.000 tonnes/year.

(2) By 2030: Rare earth oxide (REO): Making investment in new rare-earth element extraction – processing projects in Lai Chau and Lao Cai or other appropriate areas with rare earth oxide products that have been processed (excluding processing production of plants that have invested in rare-earth element extraction – processing from imported materials). Total production is estimated to be 20.000 – 60.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: According to actual situation, investing in expansion and increase in the capacity of existing projects.  Focusing on in-depth processing of rare-earth metal.

(1) Total rare earth oxides (TREO): 40.000 - 80.000 tonnes/year;

(2) Rare earth oxide (REO): 40.000 - 80.000 tonnes/year;

(3) Rare-earth metal: Making investment in a rare-earth metal smelting plant with its location selected by the investor and a total capacity of 7.500-10.000 tonnes/year.

Details about rare-earth element processing projects are provided in Appendix IV.13 enclosed with this Decision.

15. Precious stone

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The development of investment in precious stone exploration and extraction projects for the period of 2021-2030, with a vision to 2050 shall be based on the report on survey and assessment approved by the Ministry of Natural Resources and Environment.

b) Extraction

Maintaining the operation of the project on extraction of precious stone mine in Doi Ty – Khe Met, Quy Chau in Nghe An province.

16. Apatite 

a) Exploration

- By 2030: Exploring 10 new areas with target reserves of about 260 million tonnes of apatite.  Prioritizing issuance of permits to in-depth exploration projects in areas issued with extraction permits to maintain stable production.

- From 2031 to 2050: Carrying out in-depth exploration of mines issued with extraction permits.

Details about apatite exploration projects are provided in Appendix II.16 enclosed with this Decision.

b) Extraction

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Maintaining production in respect to projects issued with extraction permits (13 mines), issuing extraction permits to 18 new projects with total production of 10,1 - 12, 0 million tonnes of apatite ore/year.

+ Extracting and recovering apatite III in depots (13 depots) in succession with total production of about 2.500.000 tonnes/year to provide apatite III for existing flotation plants for maintenance of the supply of materials for processing projects.

+ Extracting and recovering depleted apatite III ores (content < 10% P2O5) and apatite II from mine sites that have been extracted to provide them for existing flotation plants in Lao Cai province.

Maintaining the operation of existing apatite ore flotation plants and making investment in new apatite ore flotation plants under extraction projects to meet the processing needs (new apatite ore flotation plants with capacity of at least 100.000 tonnes product/year and at most 300.000 tonnes product/year).

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of projects issued with extraction permits and issuing extraction permits to 4-5 new projects in order to ensure production of about 16,8 million tonnes of apatite ore with a focus on apatite II.

Details about apatite extraction projects are provided in Appendix III.16 enclosed with this Decision.

17. White marble

a) Exploration

- By 2030: Completing 07 exploration projects issued with permits, and issuing new exploration permits to sites in Tuyen Quang (3); Nghe An (2).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Details about white marble exploration projects are provided in Appendix II.17 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the operation of mine sites issued with extraction permits with capacity of about 26 million tonnes of white marble (lump, granule, powder); issuing extraction permits to new projects issued with exploration permits with total production of about 13,3 million tonnes of white marble (lump, granule, powder)/year and about 2,01 million m3 of wall tile/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of mines issued with extraction permits, failing to issue new extraction permits.

Details about white marble extraction projects are provided in Appendix III.17 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030:

+ Maintaining white marble production of marble powder processing plants issued with permits (54 plants and capacity of about 7,2 million tonnes of white marble (lump, granule, powder)/year.  + Issuing new investment permits to 06 white marble powder processing projects in Yen Bai (4), Bac Kan (1), Nghe An (2) with capacity of about 2,5 million tonnes of white marble (lump, granule, powder)/year.

+ Maintaining existing wall tile and construction stone processing plants, focusing on processing of products to serve domestic and export demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Details about white marble processing projects are provided in Appendix IV.14 enclosed with this Decision.

18. Magnesite

a) Exploration

- By 2030: Completing exploration of mine sites issued with permits at Tay Kon Queng and Tay So Ro in Gia Lai province.

- From 2031 to 2050: Carrying out exploration for expansion and increase in reserves of mine sites in Tay Kon Queng and Tay So Ro in Gia Lai province with target reserves of about 10 million tonnes.

Details about magnesite exploration projects are provided in Appendix II.18 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Issuing extraction permits to 02 mine sites in Tay Kon Queng and Tay So Ro in Gia Lai province.

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of 02 mine sites issued with extraction permits and investing in expansion and increase in capacity of these mines if possible. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Processing

- By 2030: Investing in construction of 01 caustic calcined magnesite production plant to serve domestic demand.

- From 2031 to 2050: Maintaining production of the caustic calcined magnesite production plant issued with a permit.

Details about magnesite processing projects are provided in Appendix IV.15 enclosed with this Decision.

19. Serpentine subgroup

a) Exploration

- By 2030:

+ Exploring a new mine site in Te Thang commune, Te Loi commune, Nong Cong district, Thanh Hoa with a target reserve of about 75 million tonnes.

+ Exploring a new mine site in Village 5, Phuoc Hiep Commune, Phuoc Son District, Quang Nam Province with a target reserve of about 5,5 million tonnes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Details about serpentine subgroup exploration projects are provided in Appendix II.19 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the operation of projects issued with permits such as Bai Ang - Thanh Hoa; Te Thang - Thanh Hoa; Thuong Ha - Lao Cai with target reserves of about 660 thousand tonnes/year.

Issuing permits to new projects in:

- Tat Thang mine, Tat Thang commune, Thanh Son district, Phu Tho province with a capacity of 50.000 tonnes/year.

- Te Thang mine, Te Thang commune and Te Loi commune, Nong Cong district, Thanh Hoa province with maximum production of 2.000.000 tonnes/year.

- Te Thang mine, Te Thang commune, Nong Cong district, Thanh Hoa province with maximum production of 1.000.000 tonnes/year.

- Mine in village 5, Phuoc Hiep commune, Phuoc Son district, Quang Nam province, with maximum production of 300.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining projects issued with extraction permits and total production of about 3.360.000 tonnes/year).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Processing

- By 2030: Maintaining the operation of existing serpentine subgroup mills in Bai Ang and investing in expansion or investing in 1-2 new serpentine subgroup powder grinding project(s) with total processing capacity of 2.950 to 3.950 thousand tonnes/year. After being processed, serpentine products are mainly used for the production of fused phosphate fertilizers and additives for steel, ceramic, ceramic tile and wall tile industries and other industries.

- From 2031 to 2050: Failing to issue investment permits to new projects, only investing in expansion and increase in the capacity of existing projects if necessary.  

Details about serpentine subgroup processing projects are provided in Appendix IV.16 enclosed with this Decision.

20. Baryte

a) Exploration

- By 2030: Exploring at least 05 new projects with target reserves of about 2,5 million tonnes.

- From 2031 to 2050: Unknown

Details about baryte exploration projects are provided in Appendix II.20 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030: Maintaining the operation of projects issued with extraction permits and issuing extraction permits to 6 new mines in Lai Chau (1); Tuyen Quang (2); Cao Bang (3) with total production of about 624.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining production of projects issued with extraction permits with national total production of about 620.000 tonnes /year).

Details about baryte extraction projects are provided in Appendix III.20 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030: Maintaining the operation of existing baryte mills and investing in 3-4 new baryte powder grinding projects in Cao Bang (1); Lai Chau (1); Lang Son (1)with total capacity of about 330.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Investing in expansion and increase in the capacity of baryte powder grinding projects issued with permits with target capacity of 430.000 tonnes/year. 

Details about baryte processing projects are provided in Appendix IV.17 enclosed with this Decision.

21. Graphite

a) Exploration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2031– 2050: Carrying out exploration for additional reserves of mines in Van Yen, An Binh, Dong Cuong, Ngoi A, and Yen Thai communes, Van Yen district with target reserves of ≈ 1.3 million tonnes.

Details about graphite exploration projects are provided in Appendix II.21 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the operation of projects issued with permits, issuing extraction permits to new mines after their reserves have been explored and reported to ensure total extraction capacity of about 1.151.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of mines issued with extraction permits with total production of about 1,15 tonnes/year).

Details about graphite extraction projects are provided in Appendix III.21 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030: Completing investment in plants issued with processing permits, including Bao Ha graphite plant; Nam Thi graphite plant in Lao Cai; investing in new 2-3 new projects with processing capacity of about 110.000 tonnes of graphite /year with a content of > 99% to serve domestic demands.

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of projects issued with permits with total production of about 110.000 tonnes of graphite with content > 99% to serve domestic demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



22. Fluorite

Fluorite is being extracted in an independent manner at Xuan Lanh mine (Phu Yen) or as an accompanying product of another mineral extraction project such as polymetallic mine in Phao Mountain or rare earth mine.

a) Exploration

- By 2030: Carrying out new exploration in Khau Pha area, Thuong Quan commune, Ngan Son district, Bac Kan province. The production is estimated to be 50.000 tonnes.

- From 2031 to 2050: Carrying out new exploration when proposed by investors.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining extraction projects issued with permits and recovering fluorite of extraction projects issued with permits with target reserves of about 450.000 tonnes/year.

Issuing a permit to a new extraction project in Khau Pha area, Thuong Quan commune, Ngan Son district, Bac Kan province.

- From 2031 to 2050: Maintaining production and recovering accompanying fluorite of other extraction projects, considering new investment when proposed by investors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Processing

From 2031 to 2030 and after 2030: Maintaining the operation of existing fluorite processing plants and investing in 1-2 new project(s) in association with rare earth extraction and processing projects. The processing production depends on the extraction capacity of other mineral projects. Therefore, it is unknown.

Making investment in a new fluorite flotation plant in Thuong Quan commune, Ngan Son district, Bac Kan province with a capacity of about 10.000 tonnes/year.

Details about fluorite processing projects are provided in Appendix IV.19 enclosed with this Decision.

23. Bentonite

a) Exploration

- By 2030: Investing in exploration for expansion and increase in reserves of projects issued with extraction permits to ensure the operation of existing projects.

- From 2031 to 2050: Carrying out new exploration according to proposal by investors in order to meet domestic demand.

Details about bentonite exploration projects are provided in Appendix II.23 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030: Maintaining the operation of projects issued with extraction permits and issuing extraction permits to 4-5 new projects with target reserves of about 400.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining the operation of mines issued with extraction permits, ensuring total production of about 450.000 tonnes/year to meet domestic demand.

Details about bentonite extraction projects are provided in Appendix III.23 enclosed with this Decision.

c) Processing

- By 2030: Maintaining bentonite flotation plants in Nha Ne - Binh Thuan; Tam Bo - Lam Dong and issuing new investment permits to 3 - 4 bentonite flotation plants with target reserves of 165.000 tonnes of bentonite/year.

- From 2031 to 2050: Making new investment or promoting expansion to increase the capacity of bentonite flotation plants in order to meet the requirement for production of about 260.000 tonnes/year.

Details about bentonite processing projects are provided in Appendix IV.20 enclosed with this Decision.

24. Diatomite

a) Exploration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2031 to 2050: Issuing exploration permits for expansion of the Tuy Duong - Phu Yen mine with target reserve of about 3.500.000 tonnes.

Details about diatomite exploration projects are provided in Appendix II.24 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the production of projects issued with extraction permits and issuing extraction permits to 2-3 new mines with target reserves of about 540.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Making investment in increase in extraction capacity of mines issued with permits or issuing permits to 2-3 new mines with total production of about 740.000 tonnes/year.

Details about diatomite extraction projects are provided in Appendix III.24 enclosed with this Decision.

c) Processing

Investing in expansion of existing diatomite powder grinding projects or investing in new diatomite powder grinding projects according to extraction projects.

Details about diatomite processing projects are provided in Appendix IV.21 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Exploration

- By 2030: Carrying out exploration for additional reserves of mines issued with extraction permits before 2020 and carrying out exploration of at least 7 new mine sites that have undergone survey and assessment in Phu Tho (2); Hoa Binh (2); Son La (2); Da Nang (1) with target reserves of about 4.3 million tonnes.

- From 2031 – 2050: Carrying out exploration of new mines that have been discovered in the process of survey and assessment of minerals and geology in the period of 2021 - 2030.

Details about talc exploration projects are provided in Appendix II.25 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the production of extraction projects issued with extraction permits, including Ta Phu - Son La mine; Thu Ngac, Long Coc, Phu Tho province; Tan Minh, Hoa Binh province.

Carrying out investment in 09 new projects of mines that have been issued with exploration permits and whose reserves are approved, including Son La (2); Phu Tho (2); Hoa Binh (4); Da Nang (1) with total capacity about 410.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining the production of projects issued with extraction permits and investing in extraction of new mines that have been added to the planning with total production of about 450.000 tonnes/year.

Details about talc extraction projects are provided in Appendix III.25 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Investing in construction of talc mills in association with new extraction projects issued with permits in the period of 2021-2030 and after 2030.

- Maintaining 01 existing talc mill in Phu Tho and investing in construction of 04 new talc mills in Phu Tho (4); Hoa Binh (1); Son La (1) and Da Nang (1).

Details about talc processing projects are provided in Appendix IV.22 enclosed with this Decision.

26. Micas

a) Exploration and extraction

From 2021 to 2030: Investing in new exploration projects, extracting micas in Ban Mang area, Ban Ria commune, Quang Binh district and Na Chi commune, Xi Man district, Ha Giang province.

After 2030: Unknown

b) Processing

Maintaining existing projects on grinding and separating micas from kaolinite and feldspar and ensuring capacity of about 1.700 tonnes/year to provide micas for the domestic market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



27. Pyrite

Currently, since the domestic demand for pyrite does not exist, the pyrite has not yet been planned and it is proposed that the pyrite be transferred to the national mineral reserve.

Exploration, extraction and processing of the pyrite will be considered in each specific case when proposed by investors.

28. Quartzite

a) Exploration

- By 2030: Issuing permits for new exploration and exploration for additional reserves of 04 new mine sites in Lao Cai (2); Phu Tho (1); Thai Nguyen (1) with target reserves of about 23,8 million tonnes.

- From 2031 to 2050: Continuing to carry out exploration for expansion of mine sites issued with extraction permits or carrying out exploration of 4-5 new mines that have been discovered in the process of survey and assessment of minerals and geology for the period of 2021-2030 with target reserves of about 28.4 million tonnes.

Details about quartzite exploration projects are provided in Appendix II.28 enclosed with this Decision.

b) Extraction

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2031 to 2050: Issuing permits for expansion and increase in capacity of projects issued with extraction permits and issuing extraction permits to 5-10 new projects so that total production will increase to about 1,82 million tonnes/year.

Details about quartzite extraction projects are provided in Appendix III.28 enclosed with this Decision.

c) Processing

Investing in quartzite processing (grinding and flotation) according to capacity of extraction projects issued with permits in the period of 2021-2030 and after 2030 to meet demands of economic sectors.

Details about quartzite processing projects are provided in Appendix IV.24 enclosed with this Decision.

29. Quartz

a) Exploration

- By 2030: Investing in new exploration from 22 new projects with target reserves of about 11,5 million tonnes at Cao Bang (2); Lao Cai (1); Yen Bai (3); Bac Kan (7); Ha Tinh (3); Binh Dinh (3) and Phu Yen (2).

- From 2031 to 2050: Considering investment in expansion and increase in reserves or investment in new exploration from 5-10 new mine sites to maintain production, serving the demands of the economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Extraction

- By 2030: Maintaining the operation of projects issued with extraction permits and issuing new extraction permits to 23 mine sites after exploration and report on reserves in Cao Bang (2); Lao Cai (2); Yen Bai (4); Bac Kan (7); Ha Tinh (3); Binh Dinh (3); Phu Yen (2) with total production of about 1.130.000 tonnes/year.

- From 2031 to 2050: Maintaining production of about 1.070.000 tonnes/year. It is possible to increase total production according to demands of the economy.

Details about quartz extraction projects are provided in Appendix III.29 enclose with this Decision.

c) Processing

Investing in quartz processing (grinding and flotation) according to capacity of extraction projects issued with permits in the period of 2021-2030 and after 2030 to meet demands of economic sectors.

Details about quartz processing projects are provided in Appendix IV.25 enclosed with this Decision.

30. Sillimanite

In Vietnam, there are 03 sillimanite mines that have been identified by geological survey, including 01 graphite mine whose reserve has been determined in Hung Nhuong - Quang Ngai and 02 mines that have not yet been explored.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



31. Sericite

Maintaining the designed capacity of sericite extraction project in Son Binh, Huong Son district, Ha Giang province under the permit issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

Investing in 02 new projects on extraction and flotation of sericite ore in Bac Yen district, Son La province with total investment capacity of 70.000 - 130.000 tonnes/year.

Making additional planning for new exploration and extraction project when new mines are detected and have undergone survey and assessment, and the product consumption market is available.

From 2021 to 2030 with a vision to 2050, maintaining extraction and processing of sericite of projects that have been invested before 2030 and investing in new projects if there is any new discovery.

Details about sericite extraction and processing projects are provided in Appendices III.29 and IV.26 enclosed with this Decision.

32. Vermiculite

Making additional planning for new exploration and extraction project if new mines are potential mines after survey and assessment and the product consumption market is available.

From 2021 to 2030 with a vision to 2050, making planning for extraction of vermiculite mine in Son Thuy – Tan Thuong, Son Thuy commune, Van Ban district in Lao Cai province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



33. Mineral water and hot water

a) Exploration

- By 2030: Exploring about 150 new mines (boreholes) with the production of about 56.990m3 of mineral water/24 hours to serve the demands for mineral water and resort tourism in Ha Giang (4); Tuyen Quang (5); Lai Chau (21); Son La (1); Hoa Binh (12); Dien Bien (6); Hanoi (1); Phu Tho (6); Yen Bai (19); Bac Kan (1); Hung Yen (5); Thai Binh (6); Ninh Binh (2); Thanh Hoa (5); Nghe An (1); Ha Tinh (1); Thua Thien Hue (5); Quang Tri (1); Da Nang (2); Quang Nam (8); Binh Dinh (8); Phu Yen (4); Khanh Hoa (8); Binh Thuan (2); Kon Tum (2); Long An (4); Tien Giang (3), etc.

- 2031 - 2050: issuing exploration permits if proposed.

Details about exploration projects are provided in Appendix II.31 enclosed with this Decision.

b) Extraction

- By 2030: Maintaining the operation of 66 mine sites (boreholes) issued with extraction permits and issuing extraction permits to 166 new mines (boreholes) with total production of about 80.000 m3 of mineral water/24 hours.

- From 2031 to 2050: Maintaining boreholes nationwide to meet the demands for mineral water and resort tourism. Considering issuance of new permits when necessary.

Details about mineral water and hot water extraction projects are provided in Appendix III.31 enclosed with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



III. MINERAL USE PLANNING

Exploration planning projects shall be associated with extraction planning projects and extraction projects shall be planned to supply raw materials for processing projects according to market demand.

1. Regarding metallic minerals: After extraction, original minerals shall undergo flotation to be enriched and have their components separated (in case of multi-metallic minerals) into refined ores that meet standards applicable to each processing technology. Then they can be supplied for processing projects/plants for production of metal products, alloys or intermediate products mentioned in Table 3, which can be sold domestically and exported.

- Bauxite mineral gibbsite in the Western Highlands shall be extracted and undergo flotation of refined ores to ensure supply to aluminum plants. Aluminum and hydroxide products shall be used as materials to provide for Aluminum Electrolysis Plants, and serve other domestic and export demands. Bauxite mineral diaspore in the Northern provinces shall be extracted and undergo flotation of refined ores to ensure supply to grinding stone plants and the Ministry of Industry and Trade is assigned to be responsible for considering export under proposals of People's Committees of provinces and cities where these mines are located on the basis of the balance between domestic supply and demand.

- Regarding products processed from rare earth ores: Total rare earth oxides, hydroxides and salts with TREO content ≥ 95% and rare earth oxides (REO) shall be used to serve domestic demand with export under consideration.

2. Regarding non-metallic minerals: After being extracted and undergoing one or more stages including sorting, grinding, screening, washing and refining, etc, original minerals will become products that have been classified, enriched and ready for use. They can also be used as materials for further processing or as materials and additives for other domestic and export industries.

Mineral water and hot water shall be extracted and used to produce bottled mineral water and serve domestic nursing, medical treatment and tourism establishments and geothermal source for electricity production (if any) and other fields.

3. Regarding mineral export: extracted and processed minerals are mainly used to meet domestic demand. The export of minerals/mineral products that have been processed but have not yet become metals or alloys shall comply with guidelines, policies and laws in each specific period and the direction by competent authorities.

IV. INVESTMENT DEMAND

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The table below shows total estimated investment for projects on exploration, extraction and processing of minerals in the planning:

Table 5: Total investment for projects on exploration, extraction and processing of minerals

NO

Subjects of investment

New investment demand (billion dong)

From 2021 to 2030

From 2031 to 2050

Total

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4 049

668

4 717

2

Investment in extraction

57 500

33 770

91 270

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



378 751

186 496

565 247

4

Investment in formulation and announcement about the planning

181

95

275

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



440 480

221 229

661 709

Details about capital for processing, extraction and exploration of minerals are provided in Appendix V enclosed with this Decision. 2. Investment sources

- Regarding exploration: Self-arranged capital of enterprises

- Regarding extraction and processing: Self-arranged capital of enterprises, domestic and foreign commercial loans, capital mobilized through securities market, issuance of corporate bonds and other legal sources.

D. LAND USE ORIENTATION FOR DEVELOPMENT OF MINERAL INDUSTRY, INFRASTRUCTURE, ENVIRONMENTAL PROTECTION AND SCIENCE AND TECHNOLOGY

I. LAND USE ORIENTATION

Land demand for extraction of minerals is about 190.000 ha for the period of 2021-2030 and about 305.000 ha for the period of 2031-2050, and conforms to land allocation criteria under Resolution No. 39/2021/QH15 in order to implement economic development objectives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Regarding investors

- Traffic: Investors in mineral extraction processing projects shall make planning for construction of a collector road system in order to connect with controlled–access highways and national highways at certain locations according to the needs of these projects.  Locations to be connected shall be approved by competent authorities before these locations are connected. 

- Water – electricity supply: Investors in mineral extraction and processing projects shall apply for use of water and electricity to competent authorities and obtain approval before executing these projects according to the needs of such projects.

2. State management

- Making synchronous investment in traffic and seaport infrastructure in order to serve the development of mineral extraction and processing in conformity with each development stage.

- Continuing to upgrade and invest in new roads and national electricity grids for remote and rural areas and concentrated industrial parks in order to serve the development of mineral projects and socio-economic development of each region and area.

III. ENVIRONMENTAL PROTECTION ORIENTATION

With objectives for green growth, circular economy development and strong shift under the brown to green strategy, the following issues shall be settled:

1. Promoting application of advanced and green technologies, economical use and salvaging of minerals; recycling technologies efficiently using tailings and overburden.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Preventing, minimizing and overcoming incidents and environmental risks in mineral extraction and processing projects.

4. Carrying out remediation and improvement of environment of mineral mines after extraction completion towards integration between environmental remediation and improvement and the development of green projects on socio-economic development (high-tech agricultural zones, eco-tourism services, residential areas, etc.) and environmentally-friendly economic sectors.

5. Completely overcoming dust generation from production, affecting the environment and people in the process of mineral extraction and processing. Improving environmental landscape of mineral production areas so as to ensure green - clean – beautiful environment, thereby contributing to the protection of the general environment.

6. Proactively adapting to climate change, ensuring the safety of landfills, minimizing rock fall hazards, and preventing the risk of flooding; reducing greenhouse gas emissions and limiting the impact of climate change.

IV. SCIENCE AND TECHNOLOGY ORIENTATION

1. Continuing to effectively implement the second phase of the Project on technological innovation and modernization in the mining industry until 2025 approved by the Prime Minister in Decision No. 259/QD-TTg dated February 22, 2017.

2. Accelerating research, transfer, acquisition and application of advanced science and technology, technology and equipment transfer of stages, including exploration, extraction, processing of minerals, and environmental protection with regard to each group/type of minerals towards a green production model.

3. Regarding bauxite (Central Highlands), titanium, rare earth elements, chromite (Thanh Hoa), apatite (Lao Cai), titanium (Binh Thuan), nickel (Son La), copper - gold, other large-scale mineral mines/clusters such as Thach Khe iron mine, copper mine in Lao Cai province, etc. an extraction and processing complex, applying advanced technology and modern equipment shall be established.

DD. SOLUTIONS AND RESOURCES FOR PLANNING

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Continue to review, amend and complete the State's mechanisms, policies and laws on minerals to overcome shortcomings and limitations, and enable enterprises to invest in mineral extraction and processing projects, enhance roles and responsibilities of central and local state management authorities and enterprises.

2. Soon complete the review and assessment of the Mineral Law and issue the Mineral Law which is amended.

3. Study and amend land policies and relevant laws towards return of the area of ​​mineral extraction land after completion of post-extraction landscape restoration or formulation of a socio-economic development project integrated with landscape restoration and environmental remediation in mineral projects in accordance with the land use planning approved by the competent authority, in order to increase the efficiency of land use according to the circular economy model in conformity with characteristics of each mineral.

4. Consider proposing and improving efficiency in investment, including cooperation with foreign partners that have experience, capital sources and market from exploration, extraction to processing.

5. Complete and amend legal policies to facilitate mineral exploration and exploitation projects in association with processing projects. Strictly control exploration and extraction in compliance with legal policies on minerals and environment, thereby ensuring labor safety.

6. Regarding bauxite, titanium, chromite, etc, issuing extraction permits when enterprises invest in in-depth processing projects directly associated with mines.

7. Regarding mineral extraction and processing: Encourage accumulation of resources from small-scale mines/mine sites to develop large enough-scale mines/mine clusters for synchronous investment in mineral exploration, extraction and processing, applying modern technology.

8. Finance: Review and promptly adjust taxes, fees and charges in a reasonable manner, ensuring the harmony of interests among the State, enterprises and people in local areas where minerals are extracted.

9. Science and technology: Prioritize scientific and technological capital in order to research and apply efficient technology for processing minerals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. Develop reasonable policies intended for people subject to production and residence land expropriation.

12. Resources management:

- Increase the quality of reserve and resource survey, exploration and assessment.

- Fully make statistics and public data on extraction, processing and losses of natural resources, and soon establish a database on mineral resources and share information to serve resource planning and management.

- Prioritize issue extraction permits that satisfy materials demand of projects on mineral processing that have been invested.

13. State management:

- Strengthen the cooperation between the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade and People’ Committees of provinces in issuing permits for mineral-related activities and providing information on development of the extraction and processing issued with permits.

- Regarding some minerals, large-scale and strategic mineral mines, including bauxite, titanium, rare earth elements, nickel, copper, gold and chromite, before issuing mineral exploration and extraction permits, authorities issuing permits for mineral activities shall be responsible for collecting opinions from state management agencies in charge of planning, extraction and processing on the suitability of the planning and the supply and demand.

- Regarding mineral processing projects, investment registration authorities shall collect opinions from mineral planning management agencies on the suitability of the planning, the suitability of technology, equipment and post-processed products and the satisfaction of the requirement for mineral materials for processing prior to issuing permits. Investors in in-depth processing projects are selected in accordance with the Law on Investment, the Law on Procurement and other relevant laws and are issued with permits for extraction and exploration of mines according to the approved planning or the Resolution/Decision the Politburo, the National Assembly and the Prime Minister (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Restructure small-scale enterprises which use limited resources, apply outdated technologies and highly cause losses of resources and environmental pollution; carry out extraction separately from the place of mineral use in order to establish large-scale enterprises for concentrated extraction and processing which apply advanced technologies for the purpose of ensuring labor safety and environmental protection by acquisition, joint venture, association or transfer of mineral permits.

II. SOLUTIONS FOR FINANCE AND INVESTMENT

1. Finance: Review and promptly adjust taxes, fees and charges in a reasonable manner, ensuring the harmony of interests among the State, enterprises and people in local areas where minerals are extracted.

2. Investment: Utilize advantages, encourage domestic enterprises that are capable to play key roles in exploration, extraction and processing of strategic minerals with large reserves. Diversify investment sources through contribution of capital, shares, joint venture and other credit capital sources.

III. SOLUTIONS FOR SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT

1. Invest in technological innovation and use advanced equipment for extraction, flotation and processing of minerals in order to save resources, save energy, ensure labor safety and protect the environment.

2. Promote scientific research in extraction, flotation, processing and use of minerals for the purpose of maximum recovery of minerals and accompanying minerals to supply raw materials for other industries and serve economic sectors.

3. Prioritize funding sources for science and technology to conduct study on technology application for efficient processing of minerals.

4. Regarding mineral exploration and extraction, develop specific techniques for mineral exploration in the direction of the best technique and technology in Vietnam, ensuring the suitability with the actual situation of local areas and achieving efficiency in pollution prevention and control, and reduction in adverse impacts on the environment and ecosystem.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IV. SOLUTIONS FOR DISSEMINATION AND INCREASE IN AWARENESS

1. Promote dissemination of guidelines, policies and laws on minerals, and publish mineral planning.

2. Increase awareness of role and law on minerals; strengthen the public's supervision of mineral activities in local areas; publish revenues and use of revenues of mineral enterprises in a transparent manner.

3. Communication agencies shall cooperate with ministries, central authorities and People's Committees of provinces related to mineral activities, especially sensitive minerals such as bauxite, iron, etc. to promptly provide information in an objective and honest manner and prevent incitement, manipulation and distortion from reactionary organizations against guidelines of the Communist Party and the State.

V. SOLUTIONS FOR TRAINING AND INCREASE IN CAPACITY

1. Focus on investment in renovation and modernization of training and research equipment for educational institutions, specialized research institutions, key laboratories, and improvement of the capacity and quality of scientific research with support funding from the state budget and private investment.

2. Strengthen cooperation between domestic universities, scientific research institutions and laboratories, and international training and research institutions to train research students, post-graduate students, experts and skilled workers; provide high-quality training and research equipment and laboratory.

3. Enhance the leading role of research institutions and universities in order to promote scientific and technological research, environmental protection, application in mineral exploration, extraction and processing, and training in human resources for the purpose of fulfillment of the requirements for application of advanced, and environmentally friendly science and technology.

VI. SOLUTIONS FOR INTERNATIONAL COOPERATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Cooperate in investment in projects on mineral extraction and processing that apply high technology, use advanced and modern equipment, protect environment and ensure product consumption market. Limit cooperation, joint venture, association, sale of shares to foreign investors with regard to projects on extraction of mines and flotation of minerals.

VII. CAPITAL MOBILIZATION SOLUTIONS

Investment capital for projects on exploration, extraction and processing of minerals is partially provided by the state budget, mainly provided by enterprises with their own capital, commercial loans (mainly) on the financial market, and mobilized from other capital sources such as securities market, etc. To be specific:

1. State budget:

- Invest capital in projects on survey and assessment of mineral resource potential; carry out exploration of some toxic and radioactive minerals.

- Formulate, adjust, build and manage data on mineral planning.

- Provide financial support for scientific research and application of mineral flotation and processing technologies in order to synthetically, economically and effectively use non-renewable mineral resources in accordance with the National Science and Technology Program for renewal and modernization of mineral extraction and processing technologies approved by the Prime Minister.

2. Capital mobilization in international market: With regard to some special projects that have large scale, use modern technology, and make pilot investment in in-depth processing as a premise for synchronous production chain development and sustainable development of resources with large scale, the Government will consider supporting enterprises by providing loan guarantees in accordance with the law.

3. Mobilization of other capital sources: Mobilize capital from domestic and foreign organizations, individuals, and enterprises in compliance with regulations of the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Develop a plan to recruit and train human resources in accordance with industry requirements and development progress of mineral extraction and processing projects, especially skilled technicians in charge of operation of machinery and equipment for mineral extraction and processing with advanced technology and access to new technology.

2. Focus on recruitment and training for local workers, especially workers in mountainous areas with extremely difficult and difficult socio-economic conditions.

3. Develop policies on attracting high-quality human resources and giving preferential treatment to workers, especially pit mining workers.

4. Provide material and spiritual care for workers.

5. Create connection between mines and domestic and international training institutions; run advanced training programs, bridge programs or overseas training programs to have sources of skilled and dedicated workers.

6. Regarding officials and public employees in charge of management of minerals and metallurgy, recruit and allocate people with expertise and practical experience; support and update knowledge about laws on natural resources and environment and relevant laws. To be specific: it is necessary to strengthen allocation of officials and public employees in provinces.

Article 2. Implementation

1. Ministry of Industry and Trade

a) Be responsible for the accuracy of data, documents, diagrams, maps and database in the planning dossier, ensuring the consistency with the contents of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Take charge and cooperate with ministries, central authorities and People's Committees of provinces and central-affiliated cities in announcing the planning, providing guidance on implementation, review, assessment, inspection, examination and supervision of the implementation of the planning, and proposing amendments to the planning when necessary in accordance with regulations of the Law on Planning and the Law on Minerals, for implementation of procedures for investment in mineral extraction and processing projects in compliance with the planning.

d) Periodically review and assess the results of the implementation of the planning; update information and propose amendments to the planning when necessary.

dd) Study formulation of regulations and submit them to competent authorities for promulgation or promulgate regulations on conditions for extraction of mines after completion of basic construction; strictly manage business, circulation of minerals, standards and regulations on the level of processing for each group/type of minerals under its competence in conformity with the actual situation; research and develop projects on basic materials for industry.

e) Organize establishment, regularly update, archive, make long-term preservation and publicly share the database in the information system and the national database on this planning.

2. Ministry of Natural Resources and Environment

a) Promote baseline survey into minerals in potential regions, including the Northwest, Northeast, North Central Region, Western Highlands and coastal areas, especially minerals distributed in deep parts. Delineate and add mineral areas that have not yet been mobilized in the planning to the list of national mineral reserves to serve local socio-economic development, and submit the list to the Prime Minister for approval.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant provincial People's Committees in issuing mineral permits in accordance with the mineral planning, ensuring that mineral extraction projects apply advanced technology, guarantee labor safety, protect environment, and are associated with in-depth processing projects.

c) Closely cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in management of mineral activities; share information and database on resources and mineral activities of enterprises and projects issued with permits.

d) Study amendments to policies and laws on land to increase socio-economic efficiency of extraction projects, including site clearance policy and post-extraction land use policy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Take charge of establishment, update and sharing of the database system on mineral reserves and resources, and mineral activities of enterprises and projects issued with permits.

3. Ministry of Science and Technology

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in managing technology transfer and manufacturing equipment for mineral extraction and processing; apply advanced technology, mechanization, automatic control and equipment synchronization, thereby improving productivity and quality of extraction and processing of minerals

b) Focus on investment in research on scientific basis to complete and then promulgate a system of national technical regulations and standards, technical regulations, thereby improving the efficiency in management, exploration, extraction, processing and use of minerals.

c) Reinforce, build and develop scientific and technological potential of organizations in the field of minerals, meet the demands for research and geological baseline survey into minerals and environment, and construct a network of science and technology organizations capable of international integration in close association with education - training, and production - business. Improve the quality and efficiency in science and technology activities, promote international cooperation, acquire and apply new and modern scientific and technical advances and technologies in the world.

4. Ministry of Finance

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Natural Resources and Environment in studying and proposing policies on taxes and fees in conformity with specific characteristics of extraction, processing and use of minerals; strengthen management of financial revenues, ensure correct and sufficient revenues for mineral activities in general and minerals under the planning in particular.

b) Provide capital sources for research topics and projects in service of extraction, processing and use of minerals.

5. Ministry of Construction

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Study formulation, and promulgate within its competence or request competent authorities to promulgate standards and regulations with regard to raw materials which are waste and sludge collected during and after the process of extraction and processing of minerals as raw materials for the production of building materials.

6. Relevant ministries and central authorities shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Natural Resources and Environment in effectively implementing the planning.

7. People's Committees of provinces and central-affiliated cities engaged in mineral activities

a) Closely cooperate with the Ministry of Industry and Trade in implementation and management of the mineral planning.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Natural Resources and Environment in reviewing and assessing investment in mineral extraction and processing projects and enterprises extracting and processing minerals in their provinces; attract investment in order to promote investment in mineral processing projects on schedule and in an effective manner.

c) Strengthen inspection and supervision of mineral activities in their provinces; prevent illegal extraction and export of minerals. Handle or request competent authorities to thoroughly handle facilities extracting and processing minerals that fail to meet technical safety requirements and cause environmental pollution.

d) Promote dissemination of guidelines, policies and laws on minerals when implementing the planning in their provinces; mobilize small-scale enterprises to implement the enterprise restructuring policy.

dd) According to the scale of mines, be allowed to make self-adjustment in the demand for land use according to the local land use planning for auxiliary works of mines to serve as the basis for implementation.

e) According to local socio-economic development strategic objectives, be allowed to implement technical infrastructure projects for national and public interests, according to Article 62 of the Land Law, in mineral areas approved in this Decision on the principle of recovery and protection of mineral resources and compliance with regulations of the Mineral Law and the Law on Planning and relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A mechanism for cooperation in management of mineral planning between ministries - ministries, ministries – local authorities, and local authorities- neighboring local authorities shall be built.

- Regarding provinces with the same geography and socio-economic conditions, they shall formulate the same mineral policies (especially business and investment projects in an area that consists of at least 2 administrative provinces).

- Planning-managing agencies, permit-issuing agencies and tax authorities shall closely cooperate in management of mineral extraction, exploration and processing projects before, during and after issuance of permits.

- It is not permitted to hinder transport of minerals from extraction places to concentrated processing places (it is possible to transport minerals from a province having extraction mines to another province for processing.  Benefit sharing policies applied to provinces having mineral resources shall be formulated.

Article 3. This Decision comes into force as of its date of signing and replaces Decisions on approval for planning and Documents and Decisions on amendments and adjustment in planning issued by competent authorities before the effective date of this Decision.

Projects that are being executed and whose applications for issuance of permits have been submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment before the effective date of this Decision may continue to be executed according to the planning.

Article 4. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/07/2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.577

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.88.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!