Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 8329/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Trần Phước Chính
Ngày ban hành: 19/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8329/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;

Căn cứ Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Thủy sản - Nông Lâm tại Tờ trình số 1068/STSNL-KHĐT ngày 02 tháng 10 năm 2007 về phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thủy sản Nông Lâm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTU, TT HĐND tp (để b/c);
- Lưu VT, KTN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Chinh

 

CHƯƠNG TRÌNH

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn khác của pháp luật hiện hành và căn cứ tình hình thực tế trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố trong thời gian qua, UBND thành phố ban hành Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến năm 2010, định hướng năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUNG

1. Định hướng, mục tiêu chung:

1.1. Định hướng:

Phát triển ngành thủy sản theo quan điểm phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực hiện quản lý tổng hợp các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản ven biển, quy hoạch, phát triển các ngành nghề đa dạng, thành lập các khu bảo tồn biển, vừa cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ven biển, vừa thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thành phố.

1.2. Mục tiêu:

- Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, bảo vệ các hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ và mặn. Đặc biệt bảo tồn nguồn tài nguyên và hệ sinh thái biển: rạn san hô, thảm cỏ biển, nguồn lợi sinh vật và chất lượng môi trường vùng biển ven bờ Đà Nẵng.

- Phát triển nghề cá bền vững theo hướng gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh phát triển xa bờ, giảm áp lực khai thác vùng gần bờ.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch và định hướng, đảm bảo các nguồn lợi tự nhiên phục vụ cho nuôi trồng thủy sản được khai thác, sử dụng đảm bảo bền vững về mặt nuôi trồng và đạt hiệu quả cao về kinh tế.

- Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn lợi ích trực tiếp từ nguồn lợi tự nhiên vào các hoạt động khai thác, nuôi trồng của cộng đồng dân cư địa phương.

- Tăng cường, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ từ thành phố đến quận, huyện và xã, phường.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 và năm 2020:

- Hình thành phát triển đội tàu khai thác xa bờ công suất từ 90 Cv trở lên từ 187 chiếc vào năm 2007 lên khoảng 250 chiếc vào năm 2010 và 500 chiếc vào năm 2020.

- Giảm tàu khai thác ven bờ cơ sở dưới 20 Cv từ 620 chiếc năm 2007 xuống còn 500 chiếc vào năm 2010 và đến năm 2020 cơ bản không còn tàu công suất dưới 20 Cv.

- Xây dựng, hình thành khu bảo tồn biển Sơn Trà - Nam Hải Vân, bảo tồn phát triển rạn san hô, thảm cỏ biển, đa dạng sinh học, … trở thành điểm tham quan du lịch của thành phố.

- Xây dựng các mô hình quản lý cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

- Tổ chức sản xuất khai thác, nuôi trồng thủy sản theo hướng sạch, bền vững, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

3. Các giải pháp thực hiện:

3.1. Phát triển khai thác thủy sản bền vững:

a) Đẩy mạnh khai thác xa bờ, phát triển nghề cá hiện đại:

- Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân thực hiện nâng cấp cải hoán tàu thuyền công suất nhỏ và đóng mới tàu công suất lớn 90 Cv trở lên để vươn khơi khai thác. Phấn đấu đến năm 2010 hình thành đội tàu công suất 90 Cv trở lên là 250 chiếc, không cho đầu tư, đóng mới tàu dưới 30 Cv, đồng thời khuyến khích nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, mỗi năm đóng mới 20 chiếc, cải hoán từ 20 - 30 chiếc/năm, đến năm 2020 cơ bản phương tiện tàu cá của thành phố có công suất 45 Cv trở lên.

- Tiếp tục hình thành và phát huy vai trò của tổ, đội khai thác trên biển theo cơ cấu nghề, chú trọng công tác bảo quản sản phẩm, cung cấp dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức sản xuất theo quy trình khép kín giữa các khâu: chuẩn bị ra khơi - khai thác - bảo quản - tiêu thụ - dịch vụ hậu cần nghề cá. Phấn đấu đến cuối cuối năm 2009 có 100% tàu công suất 90 Cv trở lên tổ chức khai thác theo tổ, đội tương hỗ trên biển.

- Du nhập, cải tiến chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp, tập trung ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả, phát triển mạnh các nghề khai thác ít tác động đến nguồn lợi ven bờ: cản khơi, câu mực, giả khơi, câu cá ngừ đại dương …

- Phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá bao gồm các hoạt động cảng cá, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, cung ứng ngư lưới cụ, cung cấp các dịch vụ, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng đầu tư công tác thông tin liên lạc và tìm kiếm cứu hạn, cứu hộ trên biển.

- Tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật quốc tế về biển và năng lực chuyên môn cho đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, đảm bảo tổ chức sản xuất đúng quy định của pháp luật trong và ngoài nước, đảm bảo an toàn cho tàu và người khi tham gia hoạt động trên biển, nhất là các vùng biển quốc tế. Từng bước thực hiện công tác quản lý ngư trường, tàu thuyền đánh cá bằng hệ thống định vị vệ tinh (GIS).

b) Hạn chế khai thác nguồn lợi ven bờ, cấm các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lực:

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực thi tốt Luật Thủy sản, không đóng mới, phát triển tàu công suất nhỏ dưới 30 Cv, loại bỏ, giải bản tàu cũ, tàu công suất dưới 20 Cv, phấn đấu giảm từ 620 chiếc năm 2007 xuống còn 500 chiếc vào năm 2010 và không còn tàu công suất dưới 20 Cv vào năm 2020 (bình quân thời kỳ 2010 - 2020: giảm 50 - 60 tàu công suất dưới 20Cv/chiếc/năm).

- Vận động, hỗ trợ ngư dân, chủ tàu chuyển đổi các nghề cấm khai thác theo quy định của Bộ Thủy sản tại Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 14/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số nghề thủy sản để chuyển sang khai thác các nghề khác, nghề dịch vụ phục vụ du lịch: tham quan, lặn biển, câu cá, …

- Tập trung thực hiện quản lý chặt các nghề khai thác vùng biển ven bờ Đà Nẵng, tổ chức sản xuất theo hình thức tổ chức cộng đồng, từng bước không cho khai thác thủy sản bằng nghề lặn tại khu vực bảo tồn ở bán đảo Sơn Trà Nam Hải Vân.

- Thực hiện phân cấp quản lý tàu cá cho các địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu cá, quản lý chặt chẽ việc đóng mới, đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác tàu cá.

3.2. Bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học biển ven bờ Đà Nẵng:

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: sản xuất giống thủy sản, chuyển đổi nghề khai thác, nghiên cứu dự báo ngư trường, điều tra nguồn lợi, công nghệ bảo quản sản phẩm …

- Tập trung các biện pháp khôi phục rạn san hô và các hệ sinh thái đang bị phá hủy tại khu vực từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân và khu vực bán đảo Sơn Trà. Thực hiện phân khu vực vùng biển sử dụng hợp lý của Đà Nẵng gồm 3,940 ha thành 3 vùng quản lý (Theo Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 của UBND thành phố);

+ Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích 82 ha (khu vực Hòn Sụp, Bãi Bụt, Hục Lỡ, Vũng Đá và Đông Bãi Bắc được giới hạn từ bờ ra 300m đến độ sâu trung bình 12m. Vùng này gồm 36,2 ha rạn san hô còn trong tình trạng tương đối tốt và thành phần sinh vật rạn cũng khá phong phú.

+ Vùng bảo tồn thảm cỏ biển và phục hồi sinh thái, diện tích 48,5 ha thuộc khu vực Bãi Nồm, phạm vi giới hạn từ bờ ra khoảng 500m, đến độ sâu trung bình 15m, vùng này bao gồm 14,1 ha rạn san hô và 10 ha thảm có biển.

+ Vùng khai thác hợp lý, diện tích 3.809,5 ha, thuộc vùng biển từ Mũi Nhồi đến Mũi Nam Ô phía Nam đèo Hải Vân, từ Mũi Đèn phía tây bán đảo Sơn Trà đến vùng bờ phường Mân Thái phía nam bán đảo Sơn Trà. Đây là vùng dành cho hoạt động du lịch biển và khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý.

- Xây dựng, hình thành khu bảo tồn biển Sơn Trà - Nam Hải Vân gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học biển - rừng.

- Thực hiện phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi đối với một số loài như: san hô, tôm sú giống, tôm hùm, rùa biển, cá mú, cá chình, … và các động vật quý, hiếm khác.

- Thực hiện các mô hình sinh sản giống nhân tạo để khôi phục các nguồn gen quý, hiếm và một số động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Quy hoạch, phát triển du lịch biển, kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế tác động xấu của các hoạt động kinh tế đến môi trường vùng biển Đà Nẵng, nhất là các hoạt động du lịch, quai đê lấn biển, …

3.3. Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững:

- Quy hoạch và thực hiện quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững theo quy hoạch, dưới sự tham gia, giám sát của cộng đồng.

- Đa dạng hóa các đối tượng nuôi nước ngọt như cá diêu hồng, cá chình, cá bống, cá rô đồng, … hình thành các vùng nuôi thủy đặc sản xuất khẩu tại Hòa Khương, Hòa Phong. Từng bước quản lý xuất xứ nguyên liệu, hàng hóa từ sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.

- Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng, chuyển giao và phổ biến công nghệ nuôi theo hướng công nghiệp, nhằm chủ động cung cấp đủ nguồn giống sạch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất nuôi trồng, giảm thiểu chi phí sản xuất, gắn phát triển nuôi trồng với việc quản lý bền vững môi trường.

- Vận động các nguồn kinh phí, các thành phần kinh tế thực hiện chủ trương thả giống nhân tạo, sạch bệnh: tôm sú, cá tràu, cá rô đồng … về lại tự nhiên vào ngày 1/4 hằng năm để tái tạo nguồn lợi tự nhiên.

3.4. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước:

- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thanh tra bảo vệ về nguồn lợi thủy sản.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thủy sản; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về tàu thuyền, kiểm soát môi trường, nguồn lợi thủy sản ven bờ.

- Củng cố, nâng cao năng lực thống kê nghề cá, đảm bảo đánh giá được mối tương quan giữa năng lực khai thác và hiện trạng nguồn lợi để làm cơ sở cho việc sắp xếp cơ cấu nghề nghiệp, số lượng tàu thuyền khai thác tại các tuyến: tuyến bờ, tuyến lộng, tuyến khơi theo Nghị định 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

- Thực hiện cơ chế đồng quản lý vùng biển tuyến bờ (từ 6 hải lý trở vào) để tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng trong công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Xây dựng Trạm quan trắc môi trường, Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, chỉ đạo điều hành khai thác, …). Trung tâm Huấn luyện đào tạo nghề cá tại Khu vực Âu thuyền Thọ Quang.

- Xây dựng cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành: Thủy sản Nông lâm, Tài nguyên môi trường, Giao thông công chính, Khoa học công nghệ, Du lịch, Văn hóa thông tin, Bộ đội Biên phòng, … để thực hiện khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và ven biển Đà Nẵng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác và giám sát nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường nước vùng biển ven bờ, nhất là các khu công nghiệp, khu dân cư, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường biển và ven biển, công nghệ ứng cứu sự cố môi trường biển như tràn dầu, đắm tàu …

3.5. Nâng cao nhận thức, xã hội hóa công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Thủy sản và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản đến cán bộ quản lý xã, phường và các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, ….

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thực hiện tuyên truyền, xây dựng phóng sự, phim tài liệu với các chuyên đề về khai thác và bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản với sự tham gia của cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2010 xây dựng, hình thành 02 nhóm cộng đồng ngư dân quản lý vùng biển ven bờ từ hải lý trở vào tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu và phường Thọ Quang, quận Sơn Trà và năm 2020 tất cả các địa phương có vùng biển ven bờ đều thực hiện mô hình quản lý cộng đồng.

- Xây dựng làng văn hóa nghề cá tại các phường trọng điểm nghề cá trên địa bàn các quận Thanh Khê, Sơn Trà, Hải Châu.

3.6. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động:

- Tăng cường đào tạo nghề cho lực lượng lao động nghề cá, trong đó tập trung chú trọng chuyển đổi cơ cấu lao động hoạt động nghề khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, tập huấn chuyển giao kỹ thuật các nghề khai thác mới, hiệu quả, sử dụng ít lao động. Phấn đấu mỗi năm đào tạo, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác cho từ 100 - 200 lao động.

- Vận động, hướng dẫn các chủ tàu thực hiện ký kết hợp đồng lao động giữa chủ tàu với thuyền viên, thực hiện đầy đủ các quyền lợi cho thuyền viên như mua bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm y tế tự nguyện cho thuyền viên nhằm nâng cao trách nhiệm đối với người lao động, ổn định lao động giữa các tàu khai thác.

- Tiếp tục thực hiện đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản 100% tàu công suất 45Cv trở lên đảm bảo đủ bằng thuyền trưởng, máy trưởng theo quy định.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các xã, phường trọng điểm nghề cá.

4. Nguồn vốn thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 19.010 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách TW: 14.850 triệu đồng (chủ yếu đầu tư hạ tầng, các dự án theo chủ trương của Bộ Thủy sản)

- Ngân sách địa phương: 4.120 triệu đồng (gồm vốn sự nghiệp kinh tế, XDCB, vốn lồng ghép các nguồn khác, …)

- Nguồn vốn khác: 40 triệu đồng.

Tiến độ đầu tư: 19.010 triệu đồng.

- Năm 2007: 460 triệu đồng

- Năm 2008: 1.630 triệu đồng

- Năm 2009: 9.080 triệu đồng

- Năm 2010: 7.840 triệu đồng

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phân công cụ thể:

- Sở Thủy sản Nông lâm:

+ Có trách nhiệm làm việc với Bộ Thủy sản về kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2007 - 2010, định hướng kinh phí thực hiện đến năm 2020.

+ Hằng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí ngân sách TW và kinh phí ngân sách địa phương bố trí, Sở Thủy sản Nông lâm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành, địa phương liên quan xây dựng các nội dung cụ thể (Đề án, Dự án, …) thực hiện Chương trình báo cáo UBND thành phố xem xét, phê duyệt.

+ Thực hiện báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình với Bộ Thủy sản, UBND thành phố, đồng thời gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính để theo dõi.

- Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính cân đối và bố trí nguồn vốn đầu tư XDCB, sự nghiệp hằng năm để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình.

- Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Công chính, Du lịch, Công nghiệp, Giáo dục đào tạo, Văn hóa thông tin, … và các đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung của chương trình có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, lồng ghép công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh.

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các xã, phường phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân thực hiện các nội dung chương trình đã phê duyệt, đồng thời giám sát, quản lý công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các địa phương.

- Các tổ chức đoàn thể: Hội nghề cá, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, đoàn Thanh niên phối hợp, vận động triển khai thực hiện các nội dung chương trình nhằm nâng cao năng lực, vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương, góp phần khai thác tiềm năng ngành thủy sản bền vững và có hiệu quả nhất.

2. Triển khai thực hiện:

Căn cứ nội dung Chương trình và nhiệm vụ được giao, Giám đốc các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triể khai thực hiện hằng năm và kế hoạch 5 năm. Trong quá trình tổ chức thực hiện có phát sinh vướng mắc, báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết kịp thời.

Giao Sở Thủy sản Nông lâm là cơ quan chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu của chương trình.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 8329/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 về Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.378

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.72.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!