BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 811/QĐ-BNN-TCTS
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN RÙA BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2016-2025
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP
ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều Luật Thủy sản;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch
hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016-2025” (Bản Kế hoạch chi tiết
kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giao cho Tổng cục Thủy sản chủ trì,
phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan ở Trung ương và địa phương tổ chức thực
hiện và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ và đột xuất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng
cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ và Thủ trưởng
các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (b/c):
- UBND các tỉnh, thành phố TW;
- Các cơ quan khoa học, quản lý CITES;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố TW;
- Công báo, Website Bộ;
- Các Vụ, Cục, Thanh tra, VP thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS (08b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN RÙA BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 811/QĐ-BNN-TCTS ngày
14 tháng 03 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, bảo vệ hiệu quả, bền vững
các quần thể rùa biển và nơi sinh cư của chúng tại Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2016-2020:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, bảo tồn rùa biển;
- Cải tiến, ứng dụng các ngư cụ khai
thác hải sản để bảo vệ rùa biển: 100% tàu câu cá ngừ sử dụng lưỡi câu vòng; Thiết
bị tránh rùa trong nghề lưới rê được thử nghiệm, ít nhất 3% số tàu lưới kéo sử
dụng thiết bị thoát rùa (TED);
- 100% các bãi đẻ tự nhiên của rùa biển
được đầu tư bảo vệ;
- 01 Vườn quốc gia (Vườn quốc gia Côn
Đảo) trở thành thành viên Mạng lưới các khu bảo tồn rùa biển IOSEA (The IOSEA
Marine Turtle Site Network);
- 02 Trạm cứu hộ rùa biển được thành
lập và hoạt động hiệu quả tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Khánh Hòa;
- 100% cán bộ, nhân viên các khu bảo
tồn biển, các Vườn quốc gia có hợp phần bảo tồn biển được tập huấn về công tác
bảo tồn rùa biển;
- 100% cộng đồng dân cư bên trong và
xung quanh các khu bảo tồn biển/Vườn quốc gia có hợp phần bảo tồn biển; 100%
thuyền trưởng các tàu làm nghề lưới kéo, lưới rê, lưới vây và câu cá ngừ đại
dương được tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ, bảo tồn rùa biển:
- Cơ sở dữ liệu về rùa biển được xây
dựng và hoạt động có hiệu quả tại Tổng cục Thủy sản.
b) Giai đoạn 2020-2025:
- Ít nhất 5% số tàu nghề lưới rê và 10% số tàu nghề lưới kéo sử dụng thiết
bị thoát rùa (TED);
- 100% nơi sinh cư của rùa biển được
bảo vệ;
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế,
chính sách bảo tồn rùa biển phù hợp với Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn
đa dạng sinh học;
- Cơ sở dữ liệu về rùa biển được hoàn
thiện, kết nối từ Tổng cục Thủy sản tới các Vườn quốc gia, khu bảo tồn biển và
các Chi cục Thủy sản địa phương;
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ 1:
Giảm thiểu các tác nhân gây tử vong cho rùa biển
a) Định kỳ kiểm tra, xác định các điểm
nóng về khai thác rùa biển có chủ ý, mua bán, vận chuyển và giết mổ rùa biển;
b) Áp dụng kỹ thuật, cải tiến ngư cụ
khai thác hải sản giảm thiểu tử vong cho rùa biển (sử dụng lưỡi câu vòng
C-hook...);
c) Thiết lập các vùng cấm khai thác
có thời hạn để bảo vệ khu vực sinh sản, nơi sinh cư của rùa biển;
d) Tăng cường phối hợp với các cơ
quan, ban ngành có liên quan (Thủy sản, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi
trường, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, Hải quan....) trong công tác tuần
tra, thanh tra, kiểm tra bảo vệ, bảo tồn rùa biển.
2. Nhiệm vụ 2:
Thiết lập, quản lý, bảo vệ khu vực sinh sản, nơi sinh cư của rùa biển
a) Bảo vệ, cứu hộ trứng rùa biển:
- Bảo tồn nguyên trạng các bãi đẻ hiện
tại của rùa biển, tập trung các khu vực sau: Bái Tử Long và Cô Tô - Thanh Lân
(Quảng Ninh), Hải Lăng (Quảng Trị), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cam Lâm (Khánh Hòa),
Hòn Khô - Hải Giang (Bình Định),
Hòn Cau (Bình Thuận). Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang);
- Tiếp tục điều tra, khảo sát các bãi
đẻ của rùa biển tại vùng ven biển Việt Nam, đặc biệt chú trọng các khu vực đảo
xa bờ;
- Thiết lập và hướng dẫn thực hiện quản
lý, bảo vệ nơi ấp trứng của rùa biển;
- Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm
tra định kỳ việc bảo vệ và quản lý các bãi đẻ rùa biển. Tổ chức các khóa tập huấn
kỹ thuật bảo vệ và quản lý bãi đẻ cho các cán bộ tham gia công tác bảo vệ rùa
biển;
- Xây dựng mô hình điểm khu bảo tồn
rùa biển, khu ấp trứng rùa biển theo tiêu chuẩn quốc tế tại Côn Đảo;
- Thí điểm áp dụng mô hình đồng quản
lý tại các khu bảo tồn biển, các vườn quốc gia, các khu vực rùa biển lên đẻ.
b) Bảo vệ nơi sinh cư, cứu hộ rùa biển
- Điều tra khảo sát định kỳ xác định
khu vực phân bố, số lượng, cấu trúc độ tuổi và thành phần loài của rùa biển;
xây dựng và cập nhật bản đồ nơi sinh cư của rùa biển trong vùng biển Việt Nam;
- Tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ
và quản lý rùa biển tại các khu vực là nơi sinh cư của rùa biển;
- Hoàn thiện mạng lưới các khu bảo tồn
biển theo Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch hệ thống bảo tồn biển đến 2020;
- Khuyến khích các biện pháp bảo vệ
thích hợp những nơi sinh cư của rùa biển nằm ngoài phạm vi quản lý hành chính của
các khu bảo tồn biển;
- Theo dõi, giám sát, đánh giá tác động
của các hoạt động kinh tế ven biển, các chất ô nhiễm từ tàu thuyền và các hoạt
động khác ảnh hưởng xấu đến bãi đẻ
và nơi sinh cư của rùa biển, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý.
c) Phục hồi bãi đẻ, nơi sinh cư của
rùa biển bị suy thoái
- Tiến hành các hoạt động làm sạch
bãi biển nhằm loại bỏ rác thải và các nguồn ô nhiễm tạo điều kiện cho rùa biển
lên đó và con non trở về biển;
- Từng bước phục hồi các nơi sinh cư
của rùa biển lại các khu bảo tồn biển và khu vực lân cận, ưu tiên thực hiện lại
các khu vực: Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên
Giang) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
d) Bảo tồn nguyên trạng các bãi biển
thường xuyên xuất hiện rùa biển hoặc các bãi biển có khả năng có rùa biển lên đẻ;
- Điều tra, giám sát, đánh giá các
bãi thường xuất hiện rùa biển và các bãi có khả năng có rùa lên đẻ;
- Phối hợp với các cấp, ngành địa
phương trong việc đề xuất đưa một số bãi biển có rùa lên đẻ trứng và đưa ra khỏi
quy hoạch phát triển kinh tế hoặc lồng ghép với mục tiêu phát triển kinh tế
nhưng không được gây tác động trực tiếp lên nguyên trạng bãi biển đó bằng bất kỳ
hình thức nào.
3. Nhiệm vụ 3:
Xây dựng và hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước về bảo tồn, bảo vệ rùa biển;
Nghiên cứu và quan trắc các đặc điểm sinh học, sinh thái học của rùa biển.
a) Xây dựng và hoàn thiện văn bản quản
lý nhà nước về bảo tồn, bảo vệ rùa biển;
b) Tiến hành các nghiên cứu chuyên
sâu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của rùa biển và nơi sinh cư của chúng;
c) Triển khai các chương trình đánh dấu
(đeo thẻ) theo dõi rùa biển lên đẻ trứng tại các bãi đẻ, theo dõi rùa biển di
cư bằng thiết bị theo dõi vệ tinh;
d) Nghiên cứu tác động của biến đổi
khí hậu đối với các bãi đẻ và nơi sinh cư của rùa biển;
đ) Nghiên cứu các biện pháp quản lý
các bãi đẻ trên cơ sở đặc điểm sinh học của từng loài rùa biển;
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về rùa biển.
4. Nhiệm vụ 4: Nâng
cao nhận thức của cộng đồng và năng lực chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách
về bảo tồn rùa biển
a) Xây dựng và triển khai chương
trình nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ chuyên trách: Quản lý khai thác thủy
sản, Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường và cộng đồng về
các chính sách pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo
vệ đa dạng sinh học và các loài động thực vật hoang dã quý hiếm, đặc biệt là
rùa biển;
b) Nâng cao nhận thức cho các nhóm trọng
điểm: người kinh doanh, buôn bán các sản phẩm thủy sản, cộng đồng dân cư sống
ven biển, học sinh, sinh viên, khách du lịch, cán bộ quản lý thị trường...;
c) Biên soạn các lài liệu giáo dục về
bảo tồn rùa biển và phổ biến các tài liệu này trong các trường học (các cấp tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học), khách du lịch, cộng đồng
cư dân ven biển;
d) Xây dựng các tài liệu khoa học phục
vụ công tác tuyên truyền như các phim tài liệu khoa học, áp phích, ảnh chụp về
rùa biển và nơi sinh cư;
đ) Đào tạo các cán bộ chuyên sâu về bảo
tồn đa dạng sinh học, trong đó có bảo tồn rùa biển, trước mắt ưu tiên cho cán bộ
làm việc tại các khu bảo tồn biển.
5. Nhiệm vụ 5:
Tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế
a) Tăng cường hợp tác với các nước, đặc
biệt với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán bất
hợp pháp rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển; nghiên cứu, đánh giá tính khả
thi và thiết lập khu bảo tồn rùa biển liên biên giới; chia sẻ thông tin về công
tác bảo tồn rùa biển;
b) Tăng cường và đa dạng hóa các hình
thức hợp tác song phương, đa phương về bảo tồn rùa biển với các quốc gia, tổ chức
quốc tế và khu vực;
c) Tham gia các Công ước, Thỏa thuận
quốc tế về bảo tồn, bảo vệ rùa biển và đảm bảo việc thực hiện đầy đủ cam kết của
Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế (Công ước CITES, Công ước CMS, Công ước
Đa dạng Sinh học, Bản Ghi nhớ lOSEA)
III. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Cơ chế,
chính sách
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản:
trong đó có các quy định về bảo vệ, bảo tồn rùa biển và nơi sinh cư của chúng;
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ
chế tài chính bền vững, chính sách huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn
rùa biển;
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến
khích thực hiện đồng quản lý trong bảo tồn rùa biển.
2. Khoa học
công nghệ
- Triển khai các đề tài nghiên cứu
khoa học nhằm bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể...), đề xuất cơ chế và giải pháp bảo tồn
và phát triển quần thể rùa biển;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, phát triển
và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý và bảo tồn rùa biển; tập
trung vào những đề tài nghiên cứu có tính đột phá về quản lý nguồn gen.
3. Đào tạo,
giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức
- Xây dựng và thực hiện chương trình
truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển nhằm nâng cao nhận
thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn rùa biển;
- Khuyến khích các đơn vị đào tạo
trong nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tham gia, phối hợp và tài trợ
các hoạt động đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thực
hiện công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Tăng cường đào tạo, giáo dục, truyền
thông nâng cao nhận thức thông qua nhiều hình thức, cụ thể:
+ Biên soạn, in ấn các ấn phẩm tuyên
truyền về công tác bảo tồn rùa biển;
+ Tổ chức tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo tồn rùa
biển, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rùa biển và nơi sinh cư của chúng;
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về bảo vệ, bảo tồn rùa biển, nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngư dân
khai thác, chủ tàu, thuyền trưởng các tàu cam kết không đánh bắt bất hợp pháp
rùa biển, chủ động bảo vệ rùa biển khi bắt gặp rùa biển thông qua các cuộc tập
huấn ngắn hạn tại cộng đồng;
+ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể,
xã hội, trường học, tôn giáo...tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền về công
tác bảo tồn rùa biển;
+ Hàng năm tổ chức tập huấn, đào tạo,
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công
tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
4. Xã hội hóa
công tác bảo tồn rùa biển
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tư
nhân tham gia thực hiện công tác bảo tồn rùa biển nhằm huy động các nguồn lực
khu vực tư nhân, các cộng đồng dân cư ven biển, các tổ chức trong và ngoài nước
(bao gồm các tổ chức phi chính phủ) để thu thập, quản lý, bảo vệ, bảo tồn rùa
biển...
- Xây dựng các mô hình quản lý, bảo vệ
rùa biển dựa vào cộng đồng. Phát triển lực lượng tham gia bảo vệ, bảo tồn rùa
biển hiệu quả từ các tình nguyện viên, cộng tác viên tại các địa phương và
khách du lịch.
5. Hợp tác quốc
tế
- Tích cực tham gia các Công ước, Thỏa
thuận quốc tế và khu vực liên quan đến bảo tồn rùa biển;
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với
các nước trong lĩnh vực bảo tồn rùa biển để học tập, tiếp nhận, chuyển giao
công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về
nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn rùa biển, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
vận động sự hỗ trợ (tài chính và kỹ thuật), thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo
tồn và phát triển rùa biển;
- Tăng cường hợp tác trong việc thu
thập, xử lý và chia sẻ thông tin liên quan đến bảo tồn rùa biển;
- Thực hiện việc ngăn ngừa, chống
buôn bán rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển giữa các nước trong đó thiết lập
đầu mối liên lạc quốc gia về chống buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới
các loài rùa biển.
6. Đầu tư
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
của các Trung tâm, Viện nghiên cứu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về rùa
biển.
- Đầu tư xây dựng 02 Trạm cứu hộ rùa
biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Khánh Hòa.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được phân
công và danh mục các nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển
giai đoạn 2016-2025, các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ
quan, các tổ chức liên quan triển khai xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh
phí nhiệm vụ ưu tiên thực hiện được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm
cơ sở xác định và bố trí kinh phí; đề xuất và triển khai thực hiện các hoạt động
bảo tồn rùa biển.
1. Trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức liên quan
a) Tổng cục Thủy sản:
- Tổng cục Thủy sản là cư quan thường
trực, chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị, cơ quan thuộc các Bộ,
ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt
động thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025.
- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương
thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025
trong phạm vi cả nước.
- Hàng năm kiểm tra, giám sát và đánh
giá việc triển khai Kế hoạch hành động, định kỳ báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực
hiện Kế hoạch.
- Tham mưu, đưa nội dung bảo tồn rùa
biển vào nội dung các kỳ họp của Ban Chỉ đạo Chương trình Bảo vệ và Phát triển
nguồn lợi thủy sản để được định hướng, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng
về kết quả thực hiện Kế hoạch. Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch
hành động vào năm 2020 và Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động bảo vệ
rùa biển vào năm 2025.
b) Tổng cục Lâm nghiệp:
- Chỉ đạo Cơ quan quản lý CITES Việt
Nam chủ động phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan tổ chức điều
tra, đánh giá hiện trạng tự nhiên và tình trạng buôn bán rùa biển tại Việt Nam;
- Chỉ đạo các Vườn quốc gia có Hợp phần
bảo tồn biển chủ động xây dựng và thực hiện các hoạt động bảo tồn rùa biển
trong phạm vi Vườn quốc gia.
c) Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính:
Chủ trì thẩm định các dự án, đề tài liên
quan đến thực hiện nội dung Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển và tham mưu việc
bố trí kinh phí triển khai các nội dung của Kế hoạch.
d) Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
Chỉ đạo việc đề xuất các dự án, đề
tài nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn rùa biển, trong đó nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ tiên tiến vào hoạt động khai thác hải sản góp phần hạn chế việc
đánh bắt rùa không chủ ý.
đ) Viện Nghiên cứu Hải sản:
Chủ trì xây dựng và thực hiện các đề
tài nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan đến bảo tồn rùa biển, nghiên cứu,
cải tiến công nghệ khai thác nhằm giảm tỷ lệ khai thác rùa không chủ ý, tích cực
phối hợp với các đơn vị chức năng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông
thôn mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước đưa các công nghệ tiên
tiến vào công tác bảo vệ rùa biển.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh, thành phố ven biển:
Xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển
nguồn lợi thủy sản gồm bảo tồn rùa biển, trong đó tham mưu nguồn ngân sách địa
phương để thực hiện Kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt cấp
kinh phí.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành
phố chỉ đạo các Sở, ban ngành và các tổ chức tại địa phương phối hợp với Vườn
quốc gia, khu bảo tồn biển. Chi cục Thủy sản thực hiện hiệu quả các nội dung Kế
hoạch.
Thí điểm và phát triển các mô hình đồng
quản lý trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản nói chung và bảo
tồn rùa biển nói riêng.
Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản trong đó có bảo tồn rùa biển và định kỳ hàng năm
báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.
f) Các Vườn quốc gia/Khu bảo tồn biển:
Chủ động xây dựng và trực tiếp thực
hiện các hoạt động bảo tồn rùa biển, bố trí đủ nguồn nhân lực cho công tác bảo
tồn rùa biển. Lồng ghép hoạt động bảo tồn rùa biển vào các hoạt động chung của
Vườn quốc gia, của khu bảo tồn biển.
g) Các Hội, Hiệp hội, Nghiệp đoàn nghề
cá:
Tăng cường năng lực và tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho các thành viên của Hội, Hiệp hội, Nghiệp đoàn về tầm
quan trọng của công tác bảo tồn rùa biển và các quy định pháp luật có liên quan
đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó có rùa biển.
h) Các tổ chức trong và ngoài nước
liên quan đến bảo tồn rùa biển:
Các tổ chức trong và ngoài nước liên
quan đến bảo tồn rùa biển phối hợp với các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch hành động, chủ động đề xuất các hoạt động,
dự án bảo tồn rùa biển, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho các hoạt động bảo tồn
rùa biển giai đoạn 2016-2025.
2. Kinh phí thực
hiện
- Kinh phí cho các nội dung Kế hoạch
hành động quốc gia bảo tồn rùa biển được bố trí từ ngân sách nhà nước, tài trợ
của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế.
- Khuyến khích, huy động các nguồn
kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính từ cộng đồng
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng
doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để triển khai các nội dung của Kế hoạch.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH DỰ ÁN/CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN
THỰC HIỆN (2016-2025)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 811/QĐ-BNN-TCTS ngày 11 tháng 3 năm 2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Tên dự án/chương
trình ưu tiên
|
Mục
đích
|
Giai đoạn thực
hiện
|
Cơ
quan chủ trì thực hiện
|
Tổng
kinh phí
|
Vốn
ngân sách
|
Vốn
từ tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
|
Ghi
chú
|
Ngân
sách TW
|
Ngân
sách địa phương
|
A
|
Giai đoạn 2016 - 2020
|
1
|
Dự án xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về rùa biển và nơi sinh cư
|
Cơ sở dữ liệu
về rùa biển và nơi sinh cư được thiết lập và cập nhật hàng năm.
|
2016-2020
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
4.500
|
1.000
|
3.500
|
|
- Vốn sự nghiệp môi trường được sử
dụng thiết lập cơ sở dữ liệu.
- Sự nghiệp kinh tế được sử dụng để
cập nhập cơ sở dữ liệu hàng năm.
- Tài trợ của các tổ chức IUCN,
WWF, ENV, TRAFFIC ...
|
1.1
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu
|
Phần mềm quản lý cơ sở dữ
liệu rùa biển được thiết lập
|
2016-2017
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
1.500
|
500
|
1.000
|
|
Sự nghiệp môi trường (Lồng
ghép nhiệm vụ, kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy hải sản thuộc Đề
án 47).
|
1.2
|
Cập nhật cơ sở dữ liệu
|
Dữ liệu về rùa biển được cập nhật
hàng năm và được đăng tải trên website
|
2016 - 2020
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
3.000
|
500
|
2.500
|
|
Sự nghiệp kinh tế.
Tài trợ của các tổ chức IUCN. WWF
|
2
|
Chương trình truyền thông, giáo
dục nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển
|
Nâng cao nhận thức của người dân, học
sinh, sinh viên và cán bộ địa phương về vai trò và giá trị của rùa biển, tiến
tới chấm dứt hoàn toàn việc đánh bắt, buôn bán, vận chuyển rùa biển và các sản
phẩm từ rùa biển.
|
2016-2020
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
8.200
|
1.100
|
6.000
|
1.100
|
Phối hợp với các chương trình đào tạo,
truyền thông của IUCN, WWF, ENV,
TRAFFIC...
|
2.1
|
Xây dựng Chương trình truyền
thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển
|
Chương trình truyền thông,
tập huấn nâng cao năng lực được phê duyệt
|
2016 - 2017
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
1.200
|
100
|
1.000
|
100
|
Sự nghiệp kinh tế;
Tài trợ của các tổ chức IUCN, WWF
|
2.2
|
Thực hiện Chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển
|
Chương trình được triển khai
hàng năm, nhận thức và hành động bảo vệ rùa biển của các bên có liên quan được
nâng cao.
|
2016
- 2020 (Nhiệm vụ thường xuyên)
|
Tổng cục Thủy
sản
|
7.000
|
1.000
|
5.000
|
1.000
|
Sự nghiệp kinh tế; Ngân sách địa
phương; Phối hợp với các chương trình đào tạo, truyền
thông của IUCN, WWF, ENV, TRAFFIC...
|
3
|
Dự án điều tra, đánh giá, lập bản đồ hiện trạng về rùa biển, nơi sinh cư và đề xuất các giải pháp bảo tồn rùa biển.
|
Xác định và lập được bản đồ hiện trạng
về số lượng, nơi sinh cư, bãi đẻ, bãi ấp trứng của rùa biển, đánh giá thực trạng
công tác quản lý và đề xuất các giải pháp bảo tồn rùa biển
|
2016
- 2017
|
Tổng cục Thủy sản
|
2.500
|
2.500
|
|
|
Sự nghiệp môi trường
|
4
|
Thiết lập các khu bảo vệ rùa biển và phục hồi nơi sinh cư tiêu biểu của rùa biển
|
Các khu bảo vệ rùa biển và nơi sinh
cư tiêu biểu của rùa biển được thiết lập và bảo vệ, các hoạt động bảo tồn rùa
biển và nơi sinh cư tiêu biểu được thực hiện và quản lý có hiệu quả
|
2018
- 2020
|
Các
địa phương, Tổng cục Thủy sản
|
15.500
|
1.000
|
13.000
|
1.500
|
Sự nghiệp kinh tế; ngân sách địa
phương; tài trợ của IUCN WWF.
|
4.1
|
Thiết lập các khu bảo vệ rùa biển
|
Các khu vực bảo vệ rùa biển (nơi sinh
cư, bãi đẻ, bãi ấp ứng, đường di cư) được xác định và thiết lập cơ chế bảo vệ
|
2018-2020
|
Các địa phương
|
8.000
|
|
8.000
|
|
Ngân sách địa phương
|
4.2
|
Triển khai chương trình bảo tồn rùa
biển và nơi sinh cư tiêu biểu của rùa biển
|
Chương trình bảo tồn rùa biển được
xây dựng và triển khai đồng bộ từ Trung ương tới địa phương một cách hiệu quả
nhằm bảo vệ rùa biển và các sinh cảnh có liên quan
|
2018-2020
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
7.500
|
1.000
|
5.000
|
1.500
|
Sự nghiệp kinh tế; ngân sách địa
phương; tài trợ của IUCN WWF
|
5
|
Theo dõi đường di cư và khu vực tập trung kiếm ăn của các quần thể rùa biển bằng thiết
bị định vị vệ tinh
|
Quản lý số lượng và xác định đường
di cư của các loài rùa biển; đề xuất các biện pháp bảo vệ, bảo tồn hướng dẫn
khai thác thủy sản giảm tỷ lệ rùa biển bị đánh bắt không chú ý.
|
2017-2020
(hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản;
|
1.600
|
800
|
|
800
|
Sự nghiệp kinh tế; tài trợ của
IUCN, WWF.
(Lồng ghép với các nội dung, nhiệm
vụ kinh phí thực hiện chống khai thác bất hợp pháp IUU, CITES, thanh tra, kiểm
tra chuyên ngành và Nghị định 32, 33/CP).
|
6
|
Tăng cường các biện pháp ngăn chặn
đánh bắt không chủ ý, đánh bắt có chủ ý và buôn bán rùa biển tại Việt Nam
|
Giảm thiểu số
lượng rùa biển bị đánh bắt, buôn bán thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ
thuật, kiểm tra, giám sát, thanh tra.
|
2017-2020
(hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
4.400
|
700
|
2500
|
1.200
|
Sự nghiệp kinh tế; Tài trợ của
IUCN, WWF.
|
6.1
|
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành liên quan tới bảo tồn rùa biển
|
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành liên quan tới bảo tồn rùa biển được rà soát, đánh giá và đề xuất các các
văn bản cần sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả quản lý công tác bảo tồn
rùa biển.
|
2016
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
800
|
100
|
500
|
200
|
Ngân sách nhà nước; Tài trợ của
IUCN, WWF.
|
6.2
|
Điều tra, đánh giá, giám sát và áp
dụng các biện pháp giảm thiểu rùa biển bị đánh bắt không chủ ý từ các nghề
khai thác hải sản
|
Giảm thiểu số lượng rùa biển bị
đánh bắt, cũng như tỷ lệ chết, bị thương do khai thác không chủ ý từ các nghề
khai thác thủy sản.
|
2017
- 2020 (hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
900
|
200
|
500
|
200
|
Sự nghiệp kinh tế; tài trợ của
IUCN, WWF.
|
6.3
|
Tăng cường các biện pháp kiểm tra,
thanh tra ngăn ngừa đánh bắt có chủ ý và buôn bán rùa biển tại Việt Nam.
|
Giảm thiểu số lượng rùa biển bị
đánh bắt chủ ý về buôn bán rùa biển tại Việt Nam.
|
2017-2020
(hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
2.700
|
400
|
1.500
|
800
|
Sự nghiệp kinh tế; IUCN, WWF, CITES
ENV, TRAFFIC Lồng ghép các hoạt động
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hàng năm
|
7
|
Nghiên cứu cơ sở khoa học, ứng dụng,
phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo tồn và
phát triển rùa biển
|
Cơ sở khoa học, công nghệ ứng dụng,
các biện pháp kỹ thuật liên quan tới bảo tồn quần thể và nơi sinh cư của rùa
biển được nghiên cứu tạo cơ sở cho việc để xuất các chính sách, giải pháp kỹ
thuật nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn rùa biển
|
2017-2020
|
Tổng cục Thủy sản.
|
6.000
|
5.500
|
|
500
|
Sự nghiệp khoa học
|
7.1
|
Đánh giá tác động của các nghề khai
thác thủy sản xa bờ đến các quần thể rùa biển và đề xuất các giải pháp giảm
thiểu tác động.
|
Tác động của các nghề khai thác hải
sản tới quần thể rùa biển được xác định và các giải pháp giảm thiểu được đề
xuất (phương pháp khai thác thân thiện với rùa biển, cải tiến ngư cụ khai
thác)
|
2017-2018
|
Tổng cục Thủy
sản.
|
2.000
|
1.500
|
|
500
|
Sự nghiệp kinh tế; tài trợ của
IUCN, WWF.
|
7.2
|
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và
sinh thái học của các quần thể rùa biển tại vùng biển Việt Nam và đề xuất các
biện pháp bảo tồn rùa biển.
|
Có được những thông tin khoa bọc về
đặc điểm sinh học và sinh thái học của rùa biển đề xuất các giải pháp nhằm bảo
tồn rùa biển một cách hiệu quả
|
2019-2020
|
Tổng cục Thủy
sản.
|
2.500
|
2.500
|
|
|
Sự nghiệp khoa học
|
7.3
|
Đánh giá và đề xuất các biện pháp
giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến các quần thể
rùa biển và sinh cư của chúng tại Việt Nam
|
Có được các phương án quản lý và bảo
vệ rùa biển thích ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam (bãi đẻ,
khu vực kiếm ăn, nơi sinh cư...)
|
2018-2019
|
Tổng cục Thủy
sản.
|
1.500
|
1.500
|
|
|
Sự nghiệp khoa học
|
8
|
Thiết lập 02 Trạm cứu hộ rùa biển tại Bà Rịa Vũng Tàu và Khánh Hòa.
|
02 Trạm cứu hộ rùa biển tại Bà Rịa
Vũng Tàu và Khánh Hòa được đầu tư xây dựng.
|
2018-2020
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
20.000
|
15.000
|
5.000
|
|
Nguồn vốn đầu tư; ngân sách địa
phương.
|
B
|
Giai đoạn 2021-2025
|
1
|
Dự án xây dựng và quản lý cơ sở
dữ liệu về rùa biển và nơi sinh cư
|
Cơ sở dữ liệu
về rùa biển và nơi sinh cư được thiết lập và được cập nhật hàng năm.
|
2021
-2025
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
3.000
|
500
|
2.500
|
|
Sự nghiệp kinh tế.
Tài trợ của các tổ chức IUCN, WWF.
|
|
Cập nhật cơ sở dữ liệu
|
Dữ liệu về rùa biển được cập nhật
hàng năm và được đăng tải trên website
|
2021
- 2025 (Hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản, địa phương
|
3.000
|
500
|
2.500
|
|
Sự nghiệp kinh tế.
Tài trợ của các tổ chức IUCN, WWF
|
2
|
Chương trình truyền thông, giáo
dục nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển
|
Nâng cao nhận thức của người dân, học
sinh, sinh viên và cán bộ địa phương về vai trò và giá trị của rùa biển, tiến
tới chấm dứt hoàn toàn việc đánh bắt, buôn bán, vận chuyển rùa biển và các sản
phẩm từ rùa biển.
|
2016-2025
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
3.500
|
500
|
2.000
|
1.000
|
Sự nghiệp kinh tế.
Tài trợ của các tổ chức IUCN, WWF.
|
2.1
|
Thực hiện Chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển
|
Chương trình được triển khai
hàng năm, nhận thức và hành động bảo vệ rùa biển của các bên có liên quan được
nâng cao.
|
2021
- 2025 (Nhiệm vụ thường xuyên)
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
3.500
|
500
|
2.000
|
1.000
|
Sự nghiệp kinh tế; Ngân sách địa
phương;
Phối hợp với các chương trình đào tạo,
truyền thông của IUCN, WWF, ENV, TRAFFIC
|
3
|
Dự án cập nhật điều tra, đánh
giá, tập bản đồ hiện trạng về rùa biển, nơi sinh cư và đề xuất các giải pháp
bảo tồn rùa biển.
|
Cập nhật thông tin hiện trạng số lượng,
nơi sinh cư, bãi đẻ, bãi ấp trứng, đánh giá thực trạng công tác quản lý, đề
xuất các giải pháp bảo tồn rùa biển, nơi sinh cư.
|
2021
- 2025 (Nhiệm vụ thường
xuyên)
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
6.500
|
1.500
|
5.000
|
|
Sự nghiệp kinh tế
|
4
|
Thiết lập các khu bảo vệ rùa biển
và phục hồi nơi sinh cư tiêu biểu của rùa biển
|
Các khu bảo vệ rùa biển và nơi sinh
cư tiêu biểu của rùa biển được thiết lập; các hoạt động bảo tồn rùa biển và
nơi sinh cư tiêu biểu được quản lý, bảo vệ một cách hiệu quả
|
2021
-2025
|
Tổng cục Thủy sản.
|
7.500
|
1.000
|
5.000
|
1.500
|
Sự nghiệp kinh tế; ngân sách địa
phương; tài trợ của IUCN WWF
|
|
Triển khai chương trình bảo tồn rùa
biển và nơi sinh cư tiêu biểu của rùa biển
|
Chương trình bảo tồn rùa biển được xây
dựng và triển khai đồng bộ từ Trung ương tới địa phương một cách hiệu quả;
rùa biển và nơi sinh cư liên quan được bảo vệ hiệu quả.
|
2021
-2025
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
7.500
|
1.000
|
5.000
|
1.500
|
Sự nghiệp kinh tế; ngân sách địa
phương; tài trợ của IUCN WWF
|
5
|
Theo dõi đường di cư và khu vực
tập trung kiếm ăn của các quần thể rùa biển bằng thiết bị định vị vệ tinh
|
Quản lý số lượng và xác định đường
di cư của các loài rùa biển; đề xuất các biện pháp bảo vệ, bảo tồn, hướng dẫn
khai thác thủy sản giảm tỷ lệ rùa biển bị đánh bắt không chủ ý.
|
2021-2025
(hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản;
|
6.500
|
500
|
5.000
|
1.000
|
Sự nghiệp kinh tế; tài trợ của
IUCN, WWF.
|
6
|
Tăng cường các biện pháp ngăn chặn
đánh bắt không chủ ý, đánh bắt có chủ ý và buôn bán rùa biển tại Việt Nam
|
Giảm thiểu số lượng rùa biển bị
đánh bắt, buôn bán thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, kiểm tra,
giám sát, thanh tra.
|
2021
-2025 (hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
2.500
|
500
|
1.500
|
500
|
Sự nghiệp kinh tế; Tài trợ của
IUCN, WWF.
|
|
Tăng cường các biện pháp kiểm tra,
thanh tra ngăn ngừa đánh bắt có chủ ý và buôn bán rùa biển tại Việt Nam
|
Giảm thiểu số lượng rùa biển bị
đánh bắt chủ ý và buôn bán rùa biển tại Việt Nam.
|
2021
- 2025 (hàng năm)
|
Tổng cục Thủy sản, các địa phương
|
2.500
|
500
|
1.500
|
500
|
Sự nghiệp kinh tế; IUCN, WWF, CITES
ENV, TRAFFIC Lồng ghép các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hàng
năm
|
7
|
Nghiên cứu cơ sở khoa học, ứng dụng,
phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo tồn và
phát triển rùa biển
|
Cơ sở khoa học, công nghệ ứng dụng,
các biện pháp kỹ thuật liên quan tới bảo tồn quần thể và nơi sinh cư của rùa
biển được nghiên cứu tạo cơ sở cho việc đề xuất các chính sách, giải pháp kỹ
thuật nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn rùa biển
|
2021
- 2025
|
Tổng cục Thủy sản.
|
6.000
|
6.000
|
|
|
Sự nghiệp khoa học
|
|
Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo và
xây dựng quy trình tạo nguồn giống một số loài rùa biển
(Đồi mồi, Rùa da, Vích) để thả lại cho biển
|
Hoàn thiện quy trình tạo giống một
số loài rùa biển (Đồi mồi, Rùa da, Vích) để tái tạo và bổ sung quần thể rùa
biển vào tự nhiên.
|
2024
- 2025
|
Tổng cục Thủy sản.
|
6.000
|
6.000
|
|
|
Sự nghiệp khoa
học
|