BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 80/QĐ-ĐTĐL
|
Hà Nội, ngày
01 tháng 10 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
Căn cứ Quyết định số
3771/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực;
Căn cứ Thông tư số
25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
hệ thống điện truyền tải;
Căn cứ Thông tư số
40/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
Theo đề nghị của Trưởng
phòng Hệ thống điện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy trình lập kế hoạch vận hành hệ
thống điện quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày
ký và thay thế Quyết định số 14/QĐ-ĐTĐL ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Cục trưởng
Cục Điều tiết điện lực ban hành Quy trình lập kế hoạch vận hành hệ thống điện
quốc gia.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục,
các Trưởng phòng, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng
công ty Điện lực, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Giám đốc
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng (để b/c);
- Như Điều 3;
- Các Phó Cục trưởng;
- Các phòng: TTĐ, PC, CP, GP;
- Lưu: VT, HTĐ.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Anh Tuấn
|
QUY TRÌNH
LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC
GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80 /QĐ-ĐTĐL ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Cục
trưởng Cục Điều tiết điện lực)
Quy trình này quy định nội dung, trình tự và trách nhiệm
của các đơn vị trong công tác lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm tới,
tháng tới, tuần tới và lập lịch huy động ngày tới.
Quy trình này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện.
2. Đơn vị truyền tải điện.
3. Đơn vị bán buôn điện.
4. Đơn vị phát điện.
5. Đơn vị phân phối điện.
6. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
7. Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện
truyền tải.
8. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
9. Đơn vị cung cấp khí cho phát điện (Tổng công ty Khí Việt
Nam).
1. Công suất khả dụng của hệ thống điện là tổng công suất khả dụng của toàn bộ
các tổ máy phát điện trong hệ thống điện quy đổi về đầu cực máy phát và công
suất điện nhập khẩu tại các vị trí đo đếm ranh giới trong một khoảng thời gian
xác định.
2. Công suất khả dụng của tổ
máy phát điện là công suất phát điện thực tế cực đại
của tổ máy phát điện có thể phát ổn định, liên tục trong một khoảng thời gian
xác định.
3. Đơn vị bán buôn điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực
bán buôn điện. Theo từng cấp độ của thị trường điện lực cạnh tranh, Đơn vị bán
buôn điện là một trong các đơn vị sau:
a)
Công ty Mua bán điện;
b)
Tổng công ty Điện lực;
c)
Đơn vị bán buôn khác được thành lập theo từng cấp độ của thị trường
điện cạnh tranh.
4. Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực
phát điện, sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện đấu nối vào hệ thống điện quốc
gia.
5. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong
lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm:
a)
Tổng công ty Điện lực;
b)
Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết
tắt là Công ty Điện lực tỉnh) trực thuộc Tổng công ty Điện lực.
6. Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được
cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện và bán lẻ điện,
mua buôn điện từ Đơn vị bán buôn điện hoặc Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện
cho Khách hàng sử dụng điện.
7. Đơn vị truyền
tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong
lĩnh vực truyền tải điện, có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải
quốc gia.
8. Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện (Trung
tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia) là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình
phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia và điều
hành giao dịch trên thị trường điện.
9. Khách hàng sử dụng
điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải
là khách hàng sử dụng điện sở hữu trạm biến áp, lưới điện đấu nối vào lưới điện
truyền tải.
10. Ngày D là ngày vận hành thực tế.
11. Năm N là năm vận hành thực tế.
12. Tháng M là tháng vận hành thực tế.
13. Tuần W là tuần vận hành thực tế.
14. Trang thông tin điện tử là trang thông tin điện tử được sử dụng để trao đổi, công bố thông tin
liên quan đến vận hành hệ thống điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện xây dựng, quản lý và vận hành.
1. Nguyên tắc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia
a)
Đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định và tin cậy.
b)
Tuân thủ yêu cầu về chống lũ, tưới tiêu và duy trì dòng chảy sinh thái theo các
quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt; sử dụng hiệu quả nguồn
tài nguyên nước;
c)
Đảm bảo ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện;
d)
Ưu tiên huy động tối đa sản lượng điện phát của các nhà máy điện gió và nhà máy
điện mặt trời;
đ)
Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cho phép của các tổ máy phát điện và lưới điện;
e)
Đảm bảo thực hiện các thỏa thuận về sản lượng điện và công suất trong các hợp
đồng xuất, nhập khẩu điện và hợp đồng mua bán điện;
g)
Đảm bảo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện cho toàn hệ thống điện quốc gia.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có
trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm (bao gồm năm tới
N+1 và có xét đến 01 năm tiếp theo, năm N+2), tháng tới, tuần tới, lịch huy
động ngày tới, bao gồm các nội dung chính sau:
a)
Dự báo nhu cầu phụ tải điện;
b)
Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, lưới điện từ cấp điện áp 110 kV trở
lên;
c)
Kế hoạch cung cấp nhiên liệu từ các nhà máy nhiệt điện, tiến độ vào vận hành
các công trình điện mới, dự báo thuỷ văn từ các nhà máy thủy điện, tính toán
mức dự phòng hệ thống điện, kế hoạch huy động nguồn, huy động các dịch vụ phụ
trợ và sa thải phụ tải (nếu có) để đảm bảo an ninh hệ thống điện;
d)
Đánh giá an ninh hệ thống điện; cảnh báo tình trạng suy giảm an ninh hệ thống
điện (nếu có).
3. Kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm phải đảm
bảo:
a)
Kế hoạch vận hành hệ
thống điện quốc gia năm tới (năm N+1)
được lập phù hợp với phương thức vận hành hệ
thống điện quốc gia năm tới (năm
N+1) quy định tại
Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia
do Bộ Công Thương ban hành;
b)
Kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc
gia cho năm N+2 phục vụ đánh giá an
ninh, định hướng các kịch bản vận hành và các
giải pháp trong trung hạn để đảm bảo hệ thống điện quốc
gia vận hành an toàn, ổn định và tin cậy.
Mục
1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN NĂM
1. Dự báo nhu cầu phụ tải
điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2).
2. Kế hoạch phát triển nguồn
điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2).
3. Kế hoạch đầu tư, phát
triển lưới điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2).
4. Dự kiến tình hình thủy văn
năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2), trong đó có xét đến
các yêu cầu về cấp nước cho hạ du (nếu có).
5. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa lưới điện và nhà máy điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo
(năm N+2).
6. Kế hoạch xuất, nhập khẩu
điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2).
7. Kết quả đánh giá an ninh
hệ thống trung hạn cho năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm
N+2).
8. Các thông số, ràng buộc về
nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
9. Các thông số, ràng buộc về
hợp đồng mua bán điện.
10. Các yêu cầu về dịch vụ phụ
trợ của hệ thống điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm
N+2).
11. Giá điện của các tổ máy
phát điện.
12. Các thông số kinh tế - kỹ
thuật của nhà máy điện.
1. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, các đơn vị có trách
nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các số liệu
đầu vào cho năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2), cụ thể
như sau:
a)
Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Các ràng buộc về nhiên liệu than sơ cấp (đối với các nhà máy nhiệt điện than);
-
Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện, lưới điện thuộc phạm vi quản
lý, vận hành theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới
điện và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban
hành;
-
Các thông số kinh tế - kỹ thuật của các tổ máy phát điện của nhà máy điện theo
biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1B Quy trình này;
-
Đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ của tổ máy phát điện (nếu có);
-
Các thông số, ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện;
-
Các ràng buộc về thủy văn hồ chứa thủy điện (chống lũ, tưới tiêu, giao thông
đường thủy, dòng chảy tối thiểu…);
-
Số liệu về dự báo nguồn sơ cấp (gió, mặt trời) và dự kiến khả năng phát điện
của các nhà máy điện năng lượng tái tạo (gió, mặt trời).
b)
Đơn vị cung cấp khí cho phát điện có trách nhiệm cung cấp số liệu ràng buộc về
nhiên liệu khí cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện chạy khí.
c)
Công ty Mua bán điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Dự kiến tiến độ vận hành các nguồn điện trong phạm vi quản lý theo biểu mẫu quy
định tại Bảng 1 Phụ lục 1A Quy trình này;
-
Các thông số kinh tế - kỹ thuật của nhà máy điện mới thuộc phạm vi quản lý dự
kiến vào vận hành theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1B Quy trình này và các
thông số ràng buộc trong hợp đồng mua bán điện.
d)
Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện thuộc phạm vi quản lý,
vận hành theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện
và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban
hành;
-
Kế hoạch phát triển lưới điện theo biểu mẫu quy định tại Bảng 2, Bảng 3 và Bảng
4 Phụ lục 1A Quy trình này;
-
Các ràng buộc trên lưới điện truyền tải.
đ)
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Kết quả về dự báo nhu cầu phụ tải điện theo quy định tại Quy định hệ thống điện
truyền tải do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện
hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành;
-
Dự kiến tiến độ vận hành các nguồn điện từ 3 MW trở lên đấu nối vào lưới điện
phân phối thuộc phạm vi quản lý theo biểu mẫu quy định tại Bảng 1 Phụ lục 1A
Quy trình này;
-
Kế hoạch phát triển lưới điện phân phối cấp điện áp 110 kV và lưới điện truyền
tải 220 kV được giao đầu tư theo biểu mẫu quy định tại Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4
Phụ lục 1A Quy trình này.
e)
Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Kế hoạch phát triển lưới điện phân phối cấp điện áp 110 kV (nếu có) trong phạm
vi quản lý theo biểu mẫu quy định tại Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4 Phụ lục 1A Quy
trình này;
-
Kết quả về dự báo nhu cầu phụ tải điện trong phạm vi quản lý theo quy định tại
Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình dự
báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban
hành.
g)
Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách
nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện (nếu có), lưới điện cấp điện
áp từ 110 kV trở lên thuộc phạm vi quản lý, vận hành và đăng ký với Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch
bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia do
Cục Điều tiết điện lực ban hành;
-
Kết quả về dự báo nhu cầu phụ tải điện theo quy định tại Quy định hệ thống điện
truyền tải do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện
hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện có trách nhiệm phối hợp với Công ty Mua bán điện tính
toán và thống nhất các số liệu về xuất, nhập khẩu điện, trong đó bao gồm dự báo
nhu cầu xuất, nhập khẩu điện tổng hợp và tại từng điểm đấu nối phục vụ xuất,
nhập khẩu điện theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Căn
cứ các số liệu đầu vào, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có
trách nhiệm tính toán, lập kế hoạch vận hành nguồn điện năm tới (năm N+1) và có
xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2) theo trình tự sau:
1. Dự báo nhu cầu phụ tải
điện
Dự
báo công suất cực đại, điện năng, biểu đồ
phụ tải điện ngày điển hình của 104 tuần với chu kỳ 30 phút/lần của hệ thống
điện quốc gia, hệ thống điện ba miền và tại các điểm đấu nối giữa lưới điện
truyền tải với lưới điện phân phối theo quy định tại Quy định hệ thống điện
truyền tải do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện
hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Tính toán điều tiết thủy
điện
Tính
toán điều tiết tối ưu nước của các hồ chứa thủy điện cho từng tháng có xét đến
các ràng buộc về chống lũ, tưới tiêu và duy trì dòng chảy sinh thái theo các
Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được phê duyệt và các yêu cầu đặc biệt
khác của địa phương về cấp nước cho hạ du (nếu có).
3. Lập kế hoạch bảo dưỡng,
sửa chữa các tổ máy phát điện
Lập
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các tổ máy phát điện, lưới điện theo Quy trình lập
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc
gia.
4. Tính toán kế hoạch huy
động nguồn điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2)
Tính
toán kế hoạch huy động nguồn điện theo các nguyên tắc và nội dung quy định tại Điều
4 Quy trình này cho phương án cơ sở và các phương án dự phòng để đối phó với
các diễn biến bất thường về nhu cầu phụ tải điện, sự cố nguồn điện và lưới
điện, thủy văn, cung cấp nhiên liệu sơ cấp cho phát điện. Trong đó, sử dụng giá
biến đổi đối với nhà máy nhiệt điện, giá nhiên liệu đầu vào được áp dụng theo
Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới
do Cục Điều tiết ban hành.
5. Tính toán xác định nhu cầu
dịch vụ phụ trợ năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2)
Căn
cứ vào số liệu đầu vào, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có
trách nhiệm tính toán xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ cho hệ thống điện quốc
gia theo quy định tại Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ do Cục Điều
tiết điện lực ban hành.
6. Đề xuất các giải pháp về
vận hành nguồn điện để đảm bảo cung cấp điện.
Căn
cứ các số liệu đầu vào, kế hoạch vận hành nguồn điện năm tới (năm N+1) và có
xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2), Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải năm theo trình
tự sau.
1. Tính toán cân bằng công suất, điện năng hệ thống điện
quốc gia cho tháng 5 (mùa khô), tháng 7 (mùa lũ), tháng 12 (tích nước) và các
tháng khác (nếu cần) tương ứng với kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện.
2. Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện truyền tải
Lập
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải theo quy định tại Quy trình
lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện
quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho tính toán các chế độ vận hành
lưới điện các tháng 5 (mùa khô), tháng 7 (mùa lũ), tháng 12 (tích nước) và các
tháng khác (nếu cần) căn cứ kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện, cân bằng công
suất - điện năng và cấu hình lưới điện của hệ thống điện.
4. Tính toán dòng điện ngắn mạch tại các thanh cái 500kV,
220kV và 110kV trong lưới điện truyền tải; lập phương thức kết dây cơ bản của
hệ thống điện quốc gia cho các tháng 5 (mùa khô), tháng 7 (mùa lũ), tháng 12
(tích nước) và các tháng khác (nếu cần).
5. Tính toán chế độ vận hành bình thường của lưới điện cho
các tháng 5 (mùa khô), tháng 7 (mùa lũ), tháng 12 (tích nước) và các tháng khác
(nếu cần); cảnh báo các phần tử của lưới điện (đường dây hoặc máy biến áp) mang
tải cao theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành; đánh
giá khả năng đáp ứng nhu cầu phụ tải điện của lưới điện quốc gia, vùng, miền.
6. Tính toán chế độ vận hành lưới điện khi sự cố một phần
tử bất kỳ trong hệ thống điện (chế độ N-1) cho các tháng 5 (mùa khô), tháng 7
(mùa lũ), tháng 12 (tích nước) và các tháng khác (nếu cần). Cảnh báo các phần
tử của lưới điện (đường dây hoặc máy biến áp) có khả năng quá tải hoặc nguy cơ
xảy ra sự cố nguy hiểm.
7. Tính toán các chế độ vận hành đặc biệt khác (nếu cần).
8. Đề xuất các giải pháp để đảm bảo vận hành lưới điện
truyền tải an toàn, tin cậy.
Nội
dung kế hoạch vận hành hệ thống điện năm bao gồm các thông tin chính sau:
1. Đối với kế hoạch vận hành hệ thống điện năm tới (năm
N+1)
a) Đánh giá kết quả thực hiện và ước thực hiện vận hành hệ
thống điện năm hiện tại (năm N) với các nội dung chính theo quy định tại Điều
20 Quy trình này;
b) Dự báo nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia,
hệ thống điện miền (Bắc, Trung, Nam) và tại các điểm đấu nối giữa lưới điện
truyền tải với lưới điện phân phối;
c) Cân bằng công suất - điện năng hệ thống điện quốc gia và
3 miền cho từng tháng trong năm;
d) Sản lượng điện dự kiến từng tháng và cả năm của từng
nhà máy điện;
đ) Mực nước thượng lưu các hồ chứa thủy điện tại thời điểm
00h00 ngày 01 các tháng trong năm;
e) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện
từng tháng trong năm;
g) Sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện quốc gia năm tới (năm
N+1);
h) Nhu cầu và danh sách các nhà máy điện có khả năng cung
cấp dịch vụ phụ trợ;
i) Cảnh báo suy giảm an ninh hệ thống điện (nếu có);
k) Tính toán, đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều
chỉnh phụ tải điện theo Quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều
chỉnh phụ tải điện do Bộ Công Thương ban hành;
l) Các giải pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định,
an toàn, tin cậy.
2. Đối với kế hoạch vận hành hệ thống điện năm N+2
a) Dự báo nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia,
hệ thống điện miền (Bắc, Trung, Nam);
b) Cân bằng công suất - điện năng hệ thống điện quốc gia và
3 miền;
c) Sản lượng điện dự kiến cả năm của từng nhà máy điện;
d) Cảnh báo suy giảm an ninh hệ thống điện (nếu có);
đ) Các giải pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định,
an toàn, tin cậy.
1. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện có trách nhiệm trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam
thông qua kế hoạch vận hành hệ thống điện năm bao gồm các nội dung quy định tại
Điều 8 Quy trình này.
2. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam có trách nhiệm thông qua kế hoạch vận hành hệ thống điện năm và trình Cục Điều
tiết điện lực thẩm định.
3. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực
có trách nhiệm thẩm định và trình Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch vận hành hệ
thống điện năm tới (năm N+1) căn cứ đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
4. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thông báo kế hoạch vận hành hệ
thống điện năm tới (năm N+1) được Bộ Công Thương phê duyệt cho Đơn vị phát
điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị bán buôn điện, Đơn
vị phân phối và bán lẻ điện và công bố trên trang thông tin điện tử hệ thống
điện các nội dung quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm
i, Điểm k và Điểm l Khoản 1 Điều 9 và tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản
2 Điều 9 Quy trình này.
Mục
2. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÁNG
1. Kế hoạch vận hành hệ thống điện năm đã được phê duyệt.
2. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới.
3. Kế hoạch đóng điện các nguồn điện tháng tới.
4. Kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện tháng tới
(xây mới và cải tạo).
5. Dự kiến thủy văn tháng tới, trong đó có xét đến các yêu
cầu về cấp nước cho hạ du (nếu có).
6. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện
tháng tới.
7. Kế hoạch xuất, nhập khẩu điện tháng tới.
8. Kết quả đánh giá an ninh hệ thống trung hạn cho các tháng
tới.
9. Các thông số, ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà
máy nhiệt điện.
10. Giá điện của các tổ máy phát điện.
11. Các yêu cầu về dịch vụ trợ tháng tới.
12. Các thông số kinh tế - kỹ thuật của nhà máy điện.
1. Trước ngày 15 hàng tháng, các đơn vị có trách nhiệm cung
cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các số liệu đầu vào
cho tháng tới như sau:
a)
Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Các ràng buộc về nhiên liệu than sơ cấp (đối với các nhà máy nhiệt điện
than);
-
Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện, lưới điện thuộc phạm vi quản
lý, vận hành theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới
điện và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban
hành;
-
Các thông số kinh tế - kỹ thuật của các tổ máy phát điện của nhà máy điện theo
biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1B Quy trình này;
-
Dự kiến nhu cầu tham gia dịch vụ phụ trợ của tổ máy phát điện tháng tới;
-
Các thông số, ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện;
-
Các ràng buộc về thủy văn hồ chứa thủy điện (chống lũ, tưới tiêu, giao thông
đường thủy, dòng chảy tối thiểu,…);
-
Số liệu về dự báo nguồn sơ cấp (gió, mặt trời) và khả năng phát điện của các
nhà máy điện năng lượng tái tạo (gió, mặt trời).
b)
Đơn vị cung cấp khí cho phát điện có trách nhiệm cung cấp số liệu ràng buộc về
nhiên liệu khí cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện chạy khí trong tháng tới.
c)
Công ty Mua bán điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Dự kiến tiến độ vận hành các nguồn điện trong phạm vi quản lý theo biểu mẫu quy
định tại Bảng 1 Phụ lục 1A Quy trình này;
-
Các thông số kinh tế - kỹ thuật của nhà máy điện mới thuộc phạm vi quản lý dự
kiến vào vận hành theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1B Quy trình này và các
thông số ràng buộc về hợp đồng mua bán điện;
-
Giá sản lượng điện thanh toán thực tế bao gồm giá biến đổi và giá cố định của
các nhà máy điện cho tháng gần nhất.
d)
Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện thuộc phạm vi quản lý,
vận hành theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện
và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban
hành;
-
Kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện theo biểu mẫu quy định tại Bảng 2,
Bảng 3 và Bảng 4 Phụ lục 1A Quy trình này;
-
Các ràng buộc trên lưới điện truyền tải nếu có những thay đổi so với số liệu
đầu vào phục vụ lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm.
đ)
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu sau:
-
Dự kiến tiến độ vận hành các nguồn điện từ 3 MW trở lên đấu nối vào lưới điện
phân phối thuộc phạm vi quản lý theo biểu mẫu quy định tại Bảng 1 Phụ lục 1A
Quy trình này;
-
Kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện phân phối cấp điện áp 110 kV và
lưới điện truyền tải 220 kV được giao đầu tư theo biểu mẫu quy định tại Bảng 2,
Bảng 3 và Bảng 4 Phụ lục 1A Quy trình này.
e)
Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm cung cấp kế hoạch đóng điện các
công trình lưới điện phân phối cấp điện áp 110 kV (nếu có) trong phạm vi quản
lý theo biểu mẫu quy định tại Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4 Phụ lục 1A Quy trình
này.
g)
Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách
nhiệm đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện (nếu có), lưới điện cấp
điện áp từ 110 kV trở lên thuộc phạm vi quản lý, vận hành và đăng ký với Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định tại Quy trình lập kế
hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc
gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có trách nhiệm phối hợp với Công ty Mua bán điện tính toán
và thống nhất các số liệu về xuất, nhập khẩu điện, trong đó bao gồm dự báo nhu
cầu xuất, nhập khẩu điện tổng hợp và tại từng điểm đấu nối phục vụ xuất, nhập
khẩu điện theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương
ban hành và Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia do Cục
Điều tiết điện lực ban hành.
3. Trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị
phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới
điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện các số liệu về dự báo nhu cầu phụ tải điện trong phạm vi quản
lý theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban
hành và Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia do Cục Điều
tiết điện lực ban hành.
Căn cứ các số liệu đầu vào, Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, lập kế hoạch vận hành nguồn điện
tháng tới theo trình tự sau:
1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện
Dự báo công suất cực đại, điện năng, biểu đồ phụ tải điện
ngày điển hình từng tuần với chu kỳ 30 phút/lần của hệ thống điện quốc gia, hệ
thống điện ba miền và tại các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với lưới
điện phân phối theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Tính toán điều tiết thủy điện
Tính toán điều tiết tối ưu nước của các hồ chứa thủy điện
cho tháng tới và từng tháng còn lại trong năm đảm bảo an ninh cung cấp điện
tháng tới và các tháng còn lại trong năm, các ràng buộc về chống lũ, tưới tiêu và
duy trì dòng chảy sinh thái theo các quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được
phê duyệt và các yêu cầu đặc biệt khác của địa phương về cấp nước cho hạ du
(nếu có).
3. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các tổ máy phát điện
Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các tổ máy phát điện, lưới
điện theo Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện
trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
4. Tính toán kế hoạch huy động nguồn điện tháng tới
Tính toán kế hoạch huy động nguồn điện tháng tới và các
tháng còn lại trong năm theo các nguyên tắc và nội dung quy định tại Điều 4 Quy
trình này với các phương án cơ sở và phương án dự phòng để đối phó với các diễn
biến bất thường về nhu cầu phụ tải điện, sự cố nguồn điện và lưới điện, thủy
văn, cung cấp khí cho phát điện. Trong đó, sử dụng giá biến đổi đối với nhà máy
điện, giá nhiên liệu đầu vào được áp dụng theo Quy trình lập kế hoạch vận hành
thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới do Cục Điều tiết điện lực ban
hành.
5. Tính toán xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ tháng tới
Căn cứ vào số liệu đầu vào, Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có trách nhiệm tính toán xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ
cho hệ thống điện quốc gia theo quy định tại Quy trình xác định và vận hành
dịch vụ phụ trợ do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
6. Đề xuất các giải pháp về vận hành nguồn điện để đảm bảo
cung cấp điện.
Căn cứ các số liệu đầu vào, kế hoạch vận hành nguồn điện
tháng tới, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập
kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải tháng tới theo trình tự sau:
1. Tính toán cân bằng công suất, điện năng hệ thống điện
quốc gia tại các thời điểm cao điểm và thấp điểm trong ngày tương ứng với kết
quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tại các thời điểm đó.
2. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải
Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải theo
quy định tại Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy
điện trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho tính toán các chế độ vận hành
lưới điện tại thời điểm cao điểm và thấp điểm trong ngày căn cứ kết quả dự báo
nhu cầu phụ tải, cân bằng công suất - điện năng và cấu hình lưới điện của hệ
thống điện.
4. Tính toán dòng điện ngắn mạch tại các thanh cái 500kV,
220kV và 110kV trong lưới điện truyền tải.
5. Tính toán chế độ vận hành bình thường của lưới điện tại
các thời điểm cao điểm và thấp điểm trong ngày; cảnh báo các phần tử của lưới
điện (đường dây hoặc máy biến áp) mang tải cao theo quy định tại Quy định hệ
thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành; đánh giá khả năng đáp ứng nhu
cầu phụ tải điện của lưới điện quốc gia, vùng, miền.
6. Tính toán các chế độ vận hành lưới điện khi sự cố một
phần tử bất kỳ trong hệ thống điện (chế độ N-1) tại các thời điểm cao điểm và
thấp điểm trong ngày. Cảnh báo các phần tử của lưới điện (đường dây hoặc máy
biến áp) có khả năng quá tải hoặc nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm.
7. Tính toán các chế độ vận hành đặc biệt khác (nếu cần).
8. Đề xuất các giải pháp để đảm bảo vận hành lưới điện
truyền tải an toàn, tin cậy.
Nội dung kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng tới theo mẫu
báo cáo kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng quy định tại Phụ lục 3 Quy trình
này bao gồm các thông tin chính sau:
1. Đánh giá kết quả vận hành hệ thống điện tháng M-1 và ước
thực hiện tháng M với các nội dung quy định tại Điều 21 Quy trình này.
2. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới của hệ thống điện
quốc gia, hệ thống điện miền (Bắc, Trung, Nam) và tại các điểm đấu nối giữa
lưới điện truyền tải với lưới điện phân phối.
3. Cân bằng công suất - điện năng hệ thống điện quốc gia và
3 miền cho tháng tới và các tháng còn lại trong năm.
4. Sản lượng điện dự kiến của từng nhà máy điện trong tháng
tới.
5. Mực nước thượng lưu các hồ chứa thủy điện tại thời điểm
00h00 ngày 01 tháng tới và tháng tiếp theo.
6. Kế hoạch vận hành lưới điện tháng tới.
7. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện
trong tháng tới.
8. Tính toán, đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều
chỉnh phụ tải điện theo Quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều
chỉnh phụ tải điện do Bộ Công Thương ban hành.
9. Nhu cầu và danh sách các nhà máy có khả năng cung cấp
dịch vụ phụ trợ tháng tới.
10. Cảnh báo suy giảm an ninh hệ thống điện (nếu có).
11. Các giải pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định,
an toàn, tin cậy.
1. Trước ngày 22 hàng tháng, Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có trách nhiệm trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt kế
hoạch vận hành hệ thống điện cho tháng tới.
2. Trước ngày 25 hàng tháng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có
trách nhiệm phê duyệt kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng tới và báo cáo Cục Điều
tiết điện lực để theo dõi, giám sát thực hiện.
3. Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có trách nhiệm thông báo kế hoạch vận hành hệ thống điện
tháng đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt cho Đơn vị phát điện, Đơn vị
truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị
bán buôn điện và công bố trên trang thông tin điện tử hệ thống điện các nội
dung quy định từ Khoản 2 đến Khoản 11 Điều 15 Quy trình này.
Mục
3. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TUẦN
Trước 16h00 thứ Tư hàng tuần (tuần W), Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán khả năng huy động các
nhà máy nhiệt điện chạy khí theo giới hạn cung cấp khí cho phát điện 02 tuần
tiếp theo (tuần W+1 và tuần W+2) theo các nguyên tắc sau:
1. Tính toán huy động các tổ máy nhiệt điện chạy khí theo
thứ tự giá sản lượng điện thanh toán trong trường hợp khả năng tiêu thụ khí của
các nhà máy nhiệt điện chạy khí nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn cung cấp khí. Giá
sản lượng điện thanh toán của các nhà máy điện căn cứ hợp đồng mua bán điện,
giá sản lượng điện thanh toán thực tế của các nhà máy điện cho tháng gần nhất
được Đơn vị bán buôn điện cung cấp.
2. Tính toán huy động các tổ máy nhiệt điện chạy khí theo
nguyên tắc huy động tối ưu hoặc ngừng vận hành để dự phòng hoặc chuyển đổi sang
chạy dầu trong trường hợp khả năng tiêu thụ khí của các nhà máy nhiệt điện chạy
khí lớn hơn giới hạn cung cấp khí căn cứ các thông số sau:
a)
Giới hạn cung cấp khí;
b)
Nhiệt trị khí cung cấp;
c)
Dự báo nhu cầu phụ tải điện;
d)
Chi phí huy động các tổ máy nhiệt điện chạy khí bằng nhiên liệu khí, nhiên liệu
dầu;
đ)
Thông số kỹ thuật các tổ máy;
e)
Suất tiêu hao khí của các tổ máy;
g)
Khả năng chuyển đổi nhiên liệu của các tổ máy.
Trình tự cung cấp thông tin lập lịch huy động, phê duyệt và
công bố kế hoạch vận hành hệ thống điện tuần được thực hiện được thực hiện theo
quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng
tới, tuần tới do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Mục
4. LẬP LỊCH HUY ĐỘNG NGÀY TỚI
Trình tự cung cấp thông tin; lập, phê duyệt và công bố lịch
huy động ngày tới được thực hiện theo quy định tại Quy trình Lập lịch huy động
tổ máy, vận hành thời gian thực và tính toán thanh toán trong thị trường điện
do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Mục
5. BÁO CÁO KẾT QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN
1. Đánh giá kết quả vận hành hệ thống điện năm bao gồm
những nội dung chính sau:
a)
Cơ cấu huy động các dạng nguồn điện, tổng công suất đặt và khả dụng của nguồn
điện; tiến độ vận hành các công trình nguồn điện và lưới điện mới;
b)
Đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Quy định hệ thống
điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
c)
Đánh giá tăng trưởng nhu cầu phụ tải điện, diễn biến tiêu thụ điện, sai số dự
báo nhu cầu phụ tải điện cho hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền (Bắc,
Trung, Nam) và các thành phần phụ tải điện;
d)
Đánh giá kết quả vận hành lưới điện truyền tải, tình hình sự cố và nguyên nhân,
đề xuất các biện pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, tin cậy và
hiệu quả;
đ)
Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quy định tại Chương II
Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công Thương quy
định hệ thống điện truyền tải và giải trình lý do không thực hiện đáp ứng các
chỉ số;
e)
Các số liệu thống kê về cung cấp nhiên liệu, tình hình thuỷ văn các hồ chứa
thuỷ điện và huy động các nhà máy điện; thống kê sự cố nguồn điện và lưới điện;
g)
Các số liệu thống kê về năng lượng mới, năng lượng tái tạo (quy mô, tỷ trọng,
danh sách và ảnh hưởng trong vận hành);
h)
Tình trạng kết nối tín hiệu SCADA của nhà máy điện và trạm biến áp thuộc quyền điều
khiển;
i)
Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện (nếu có).
2. Trước ngày 31 tháng 01 năm N, Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện có trách nhiệm đánh giá kết quả thực tế vận hành hệ
thống điện năm N-1 so với kế hoạch vận hành hệ thống điện năm đã được phê
duyệt.
1. Đánh giá kết quả vận hành hệ thống điện tháng bao gồm
những nội dung chính sau:
a) Cơ cấu huy động các dạng nguồn điện, tổng công suất đặt
và khả dụng của nguồn điện; tiến độ vận hành các công trình nguồn điện và lưới
điện mới;
b) Đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn vận hành quy định
tại Chương II Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm
2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải;
c) Đánh giá nhu cầu phụ tải điện và diễn biến tiêu thụ
điện, đánh giá sai số dự báo nhu cầu phụ tải điện;
d) Đánh giá kết quả vận hành lưới điện truyền tải, tình
hình sự cố và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp để đảm bảo vận hành hệ thống
điện an toàn tin cậy và hiệu quả;
đ) Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quy định tại Chương II Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của
Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và giải trình lý do không thực
hiện đáp ứng các chỉ số;
e) Các số liệu thống kê về cung cấp nhiên liệu, tình hình
thuỷ văn các hồ chứa thuỷ điện và huy động các nhà máy điện; thống kê sự cố
nguồn điện và lưới điện;
g) Trình trạng kết nối tín hiệu SCADA của nhà máy điện và
trạm biến áp thuộc quyền điều khiển.
2. Trước ngày 25 tháng M, Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện có trách nhiệm đánh giá kết quả thực tế vận hành hệ thống điện
tháng M-1 so với kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng đã được phê duyệt./.
Phụ lục 1A
SỐ LIỆU ĐẦU VÀO VỀ TIẾN ĐỘ NGUỒN VÀ LƯỚI ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quy trình lập kế hoạch vận
hành hệ thống điện quốc gia)
Bảng 1. Biểu mẫu tiến độ đầu tư, đóng điện các công trình nguồn
STT
|
Tên
nhà máy -
Tổ máy
|
Công
suất đặt (MW)
|
Tiến
độ đóng điện, vận hành
|
Điểm đấu nối, cấp điện áp đấu nối
|
Ghi
chú
|
Tổ 1
|
Tổ
2
|
Tổ
3
|
Tháng
|
Năm
|
Tháng
|
Năm
|
Tháng
|
Năm
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Biểu mẫu tiến độ đầu tư, đóng điện các công trình đường dây
STT
|
Tên
công trình
|
Uđm
|
Chiều
dài
|
Tiết
diện
|
Tiến
độ đóng điện, vận hành
|
Đơn
vị quản lý, vận hành
|
Ghi
chú
(đầu tư mới, cải tạo)
|
(kV)
|
(km)
|
(mm2)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Biểu mẫu tiến độ đầu tư, đóng điện các công trình trạm biến
áp
STT
|
Tên
công trình
|
Uđm
|
Công
suất
|
Vị
trí đấu nối
|
Tiến
độ đóng điện, vận hành
|
Đơn
vị quản lý
|
Ghi
chú
(đầu tư mới, cải tạo, nâng công suất)
|
(kV)
|
(MVA)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Biểu mẫu tiến độ đầu tư, đóng điện tụ bù, kháng bù
1. Tụ bù ngang, kháng bù ngang:
|
|
|
|
|
STT
|
Tên công trình
|
Uđm
(kV)
|
Công suất (MVAr)
|
Vị trí đấu nối
|
Tiến độ đóng điện, vận
hành
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
2. Tụ bù dọc, kháng bù dọc:
|
|
|
|
|
|
STT
|
Tên công trình
|
Uđm
(kV)
|
Điện kháng (Ohm)(mH)
|
Vị trí đấu nối
|
Tiến độ đóng điện, vận
hành
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 1B
SỐ LIỆU ĐẦU VÀO CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quy trình lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc
gia)
Đơn vị phát
điện có trách nhiệm cung cấp các số liệu theo nội dung và biểu mẫu dưới đây.
Trong đó, đối với các số liệu đã được cung cấp dưới dạng bảng-biểu thì không cần
cung cấp theo hình thức liệt kê. Đối với các nhà máy điện mới đi vào vận hành
thì phải cung cấp đầy đủ các số liệu theo quy định. Đối với các nhà máy điện đã
vận hành, số liệu quá khứ đã cung cấp từ những năm/tháng trước nếu không có
thay đổi thì không phải cung cấp lại. Cụ thể:
1. Mô tả
nhà máy
- Tên nhà máy;
- Địa điểm đặt;
- Loại nhà máy
(thuỷ điện, nhiệt điện than, khí,
năng lượng tái tạo,...);
- Số tổ máy, công suất định mức;
- Sản lượng điện dự kiến;
- Công suất dự kiến phát vào lưới.
- Xác suất
sự cố FOR (%): Là tỷ lệ giữa sản lượng thiếu hụt do ngừng sự cố dự
kiến so với tổng sản lượng tối đa của cả năm;
- Xác suất
ngừng máy tổng hợp (bao gồm cả ngừng máy có kế hoạch và xác suất ngừng máy do sự
cố) COR (%): Là tỷ lệ giữa sản lượng thiếu hụt do ngừng sự cố dự kiến
và ngừng máy có kế hoạch so với tổng sản lượng tối đa của cả năm;
- Chi phí vận
hành và bảo dưỡng biến đổi (VNĐ/MWh).
2. Hợp đồng mua bán điện
- Thông số,
ràng buộc về hợp đồng mua bán điện;
- Giá biến đổi
và cố định của các tổ máy phát điện;
- Chi phí khởi động.
3. Đặc tính vận hành các tổ máy phát điện
- Công suất tối thiểu của tổ máy từng giờ (MW);
- Công suất tối
đa của tổ máy từng giờ (MW);
- Khả năng cung
cấp dự phòng quay tối đa từng giờ (MW);
- Vùng cấm của
tổ máy (MW);
- Công suất phát định mức MW;
- Công suất
phát tổ máy định mức MVA;
- Công suất tác
dụng tải tự dùng MW;
- Công suất phản
kháng tải tự dùng MVAr;
- Điện áp đầu cực
kV;
- Dải công suất
tác dụng MW-MW;
- Công suất phản kháng phát tại mức công suất tác dụng định
mức MVAr;
- Công suất phản kháng nhận tại mức công suất tác dụng định
mức MVAr;
- Hệ số ngắn mạch;
- Dòng Stator định mức (A);
- Dòng rotor định mức tại dòng đầu ra định mức (công suất
tác dụng định mức, hệ số mang tải định mức, điện áp đầu cực định mức) và tốc độ
rotor định mức (A);
- Điện áp rotor
định mức (kV);
- Dải vận hành
của tổ máy phát bao gồm giới hạn nhiệt và kích từ;
- Đồ thị từ
hóa hở mạch;
- Đặc tính ngắn
mạch;
- Đồ thị thành
phần công suất không tải;
- Đồ thị điện
áp;
- Thời gian vận hành tối thiểu (giờ);
- Thời gian dừng tối thiểu;
- Tốc độ tăng,
giảm tải; thời gian khởi động (theo
Bảng 1 Phụ
lục này);
- Tải bình thường
định mức (MW/phút);
- Tách tải
bình thường định mức (MW/phút);
- Loại nhiên liệu khởi động;
- Khả năng thay đổi nhiên liệu khi có tải và ràng
buộc về nhiên liệu sơ cấp của các tổ máy phát điện của nhà máy nhiệt điện;
- Các chế độ sẵn
sàng;
- Thời gian
thay đổi chế độ tải;
- Dải điều khiển
cho hệ thống điều chỉnh tần số thứ cấp (SFRS) vận hành (MW);
- Đặc tính P - Q tổ máy phát điện;
- Các đặc tính
vận hành liên quan khác;
- Cung cấp
thông tin chi tiết về công suất dự phòng của máy phát trong các chế độ vận hành
khác nhau.
Bảng 1. Thời gian khởi động và tốc độ tăng giảm
tải
Nhà máy
|
Tổ máy
|
Thời gian khởi động (*)
(phút)
|
Tốc độ tăng tải
|
Min
(MW)
|
Max
(MW)
|
Định mức
(MW)
|
….
|
|
|
|
|
|
(*): Thời gian khởi động nêu trên là thời gian tính từ khi
nhận lệnh điều độ đến khi hòa lưới tổ máy.
4. Nhà máy thủy điện
Đối với nhà máy thủy điện phải cung cấp thêm dữ liệu về
công suất phát và sản lượng điện dự kiến cho mỗi tháng của năm và các thông tin
liên quan đến thủy văn, thủy năng theo các nội dung dưới dây:
a) Các
thông số thủy điện
- Dung tích
tối thiểu, tối đa (tỷ m3);
- Lưu lượng
chạy máy tối đa (m3/s);
- Khả năng điều
tiết của hồ thủy điện (có hồ chứa điều tiết lớn hơn một tuần hay chạy theo lưu
lượng nước về);
- Khả năng điều
tiết xả của hồ chứa theo dạng có điều tiết hay tự tràn;
- Khả năng điều
tiết hồ của hồ chứa chạy theo lưu lượng nước về (p.u);
- Cấu hình
hệ thống hồ thủy điện bao gồm đường xả, đường chạy máy, đường tổn thất;
- Lưu lượng
chạy máy tối đa (m3/s);
- Lưu lượng
nước ra tối đa (m3/s);
- Mực nước
đầu chu kỳ tính toán lập kế hoạch (m);
- Mực nước
cuối chu kỳ tính toán lập kế hoạch (m);
- Hiệu suất
của tuabin, máy phát (p.u);
- Thứ tự
huy động các tổ máy thủy điện trong nhà máy;
- Quan hệ
giữa dung tích và hệ số suất hao: Thể hiện đường đặc tính giữa quan hệ của thể
tích hồ (triệu m3) và hệ số suất hao của nhà máy (MW/ m3/s);
- Quan hệ
giữa diện tích và thể tích: Thể hiện đường đặc tính giữa quan hệ của diện tích
hồ (km2) và thể tích hồ (triệu m3);
- Quan hệ
giữa dung tích và cột nước: Thể hiện đường đặc tính giữa quan hệ của thể tích hồ
(triệu m3) và cột nước;
- Quan hệ
giữa lượng nước tổn thất và thể tích hồ: Thể hiện đặc tính quan hệ giữa lượng
nước tổn thất (m3/s) với thể tích hồ (triệu m3);
- Quan hệ
giữa lưu lượng nước về và lưu lượng chạy máy: Thể hiện đường đặc tính không giảm
trong quan hệ giữa lưu lượng nước về (m3/s) với lưu lượng nước chạy máy (m3/s).
Đường đặc tính này được áp dụng cho các nhà máy thủy điện có hồ chứa điều
tiết dưới một tuần trong hệ thống thủy điện bậc thang khi phải điều tiết
lưu lượng nước chạy máy theo lưu lượng nước về;
- Quan hệ
giữa mức nước hạ lưu và lưu lượng nước ra: Thể hiện đường quan hệ giữa mức nước
hạ lưu (m) tương ứng với tổng lưu lượng nước ra (m3/s);
- Đặc tính
quan hệ giữa công suất, cột nước và lưu lượng chạy máy: Là đường cong mô tả lượng
công suất phát của nhà máy thủy điện (MW) khi sử dụng một lượng nước chạy máy
(m3/s) ứng với cột nước tính toán, cột nước tối đa và cột nước tối
thiểu;
- Khả năng
cung cấp dự phòng quay của nhà máy điện, tổ máy (%).
b) Các thông số hồ chứa và điều tiết hồ chứa:
- Dung tích
hữu ích (tỉ m3);
- Dung tích
toàn bộ hồ (tỉ m3);
- Dung tích
chống lũ (tỉ m3);
- Mực nước
dâng bình thường (m);
- Mực nước
chết (m);
- Cột nước
tối đa, cột nước tính toán, cột nước tối thiểu của tuabin (m);
- Mực nước
gia cường (m);
- Dung tích
dành cho điều tiết nhiều năm (nếu có) (tỉ m3);
- Diện tích
lòng hồ (km2);
- Chiều dài
hồ ở mực nước dâng bình thường (km);
- Chiều rộng
trung bình hồ (km);
- Chiều sâu
trung bình hồ (m);
- Dung tích
cảnh báo từng tuần (triệu m3);
- Dung tích
phòng lũ từng tuần (m3);
- Giới hạn
lưu lượng nước ra tối thiểu từng tuần (m3/s);
- Giới hạn
lưu lượng nước ra tối đa từng tuần (m3/s);
- Lưu lượng
nước điều tiết cho nông nghiệp từng tuần (m3/s);
- Đường đặc
tính hồ chứa V = f(h);
- Kiểu điều
tiết (năm, nhiều năm, hỗn hợp);
- Quy trình
điều tiết hồ chứa tóm tắt (đặt trong 1 file văn bản);
- Quy trình
điều tiết hồ chứa đầy đủ (đặt trong 1 file văn bản).
c) Các thông
số về đập chính:
- Loại đập
(đất đá, bê tông,…);
- Kiểu xả
lũ (xả tự nhiên, dùng cửa xả,…);
- Cao độ đỉnh
đập (m);
- Chiều cao
mặt đập (m);
- Chiều dài
mặt đập (m);
- Chiều dài
đáy đập (m);
- Cao độ
trên của cánh phai xả lũ (m);
- Sơ đồ
nguyên lý cấu tạo đập (file ảnh).
d) Các thông số về đập phát điện:
- Loại đập
(đập đá, bê tông,…);
- Cao độ đỉnh
đập (m);
- Chiều cao
mặt đập (m);
- Chiều dài
đỉnh đập (m);
- Chiều dài
đáy đập (m);
- Cao độ
trên của cửa nhận nước (m);
- Sơ đồ
nguyên lý cấu tạo đập (file ảnh).
đ) Các thông số phía thượng lưu:
- Mực nước
dâng bình thường (m);
- Mực nước
chết (m);
- Mực nước
gia cường (m);
- Mực nước điều
tiết nhiều năm (nếu có) (m);
- Lưu lượng
nước về hồ từng giờ (m3/s);
- Chuỗi lưu
lượng nước về bình quân tháng (theo Bảng 2 Phụ lục này);
- Số liệu về
tần suất nước về (theo Bảng 3 – 4 Phụ lục này).
e) Các
thông số phía hạ lưu
- Mực nước
hạ lưu (m);
- Mực nước
khi dừng toàn bộ nhà máy (m);
- Mực nước
khi chạy công suất min (m);
- Mực nước
khi chạy công suất định mức (m);
- Mực nước
khi xả lưu lượng tần suất 0,01% (m).
g) Các số
liệu chính về thời tiết và thủy văn:
- Đặc điểm
thời tiết, khí hậu;
- Diện tích
lưu vực sông (km2);
- Tổng lượng
dòng chảy trung bình nhiều năm (m3);
- Lưu lượng
nước về trung bình năm (m3/s);
- Lượng mưa
trung bình hằng năm (mm);
- Lưu lượng
lũ (m3/s).
h) Mô phỏng
cấu hình hệ thống thủy điện:
- Đường nước
chạy máy, xả;
- Thời gian
dòng chảy từ hồ trên tới hồ dưới (giờ);
- Dòng chảy
tối thiểu, tối đa (m3/s);
- Khả năng
tối đa thay đổi dòng chảy (m3/s).
i) Các đường
đặc tính (cung cấp số liệu theo Bảng 5 – 12 Phụ lục này):
- Đường
quan hệ giữa mực nước thượng lưu và dung tích hồ chứa;
- Đường
quan hệ giữa mực nước hạ lưu và lưu lượng xả;
- Tổn thất
đường ống (quan hệ tổn thất đường ống và lưu lượng chạy máy);
- Đặc tính
tuabin (quan hệ giữa công suất và cột nước);
- Đặc tính
mô hình Tuabin (Hill chart);
- Suất tiêu
hao theo cột nước;
- Tổn thất
lưu lượng nước thẩm thấu và bốc hơi;
- Biểu đồ điều
tiết hồ chứa (theo tháng hay tuần).
k) Thống kê
số liệu thủy văn theo độ phân giải ngày từ năm vận hành (cung cấp số liệu
theo Bảng 13 Phụ lục này).
l) Thống kê
số liệu thủy văn theo độ phân giải tuần từ năm vận hành (cung cấp số liệu
theo Bảng 14 Phụ lục này).
m) Các giới
hạn:
- Giới hạn
lưu lượng nước chạy máy từng giờ: tối thiểu và tối đa (m3/s);
- Giới hạn
mức nước thượng lưu từng giờ: tối thiểu và tối đa (m3/s);
- Giới hạn
lưu lượng nước ra từng giờ: tối thiểu và tối đa (m3/s).
- Những lưu
ý đặc biệt khác
Bảng 2. Chuỗi lưu lượng nước về bình quân tháng
tại tuyến thủy điện
Đơn vị: m3/s
Tháng
Năm
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
19xx-19xx
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2013-2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014-2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Tần suất và lưu lượng lũ
Tần suất
|
Lưu lượng lũ tối đa
(m3/s)
|
Lưu lượng trung bình ngày đêm
(m3/s)
|
10,00%
|
|
|
1,00%
|
|
|
0,10%
|
|
|
0,01%
|
|
|
Bảng 4. Các số liệu chính về tần suất lưu lượng
nước về
Tháng
Tần suất
|
T1
|
T2
|
T3
|
T4
|
T5
|
T6
|
T7
|
T8
|
T9
|
T10
|
T11
|
T12
|
25%
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50%
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
65%
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
75%
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
90%
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TBNN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Quan hệ dung tích hồ và mực nước hồ thủy
điện
Bảng 6. Quan hệ lưu lượng và mực nước hạ lưu thủy
điện
Bảng 7. Quan hệ tổn thất đường ống và lưu lượng
chạy máy
Bảng 8. Quan hệ giữa công suất và cột nước
Cột nước
(m)
|
Pmax
(MW)
|
Pmin
(MW)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 9: Đặc tính mô hình của Turbine (Hill
chart)
(Biểu đồ công suất phát của tổ máy ứng với mực
nước thượng lưu của hồ và độ mở cánh hướng hoặc độ dịch chuyển kim phun).
Bảng 10. Suất tiêu hao theo cột nước
Bảng 11. Tổn thất thẩm thấu và bốc hơi hồ chứa
Tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Qtt (m3/s)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 12: Biểu đồ điều tiết hồ chứa
(Biểu đồ bao gồm Mực nước thượng lưu
giới hạn trên, giới hạn dưới cho từng tháng)
Bảng 13. Thống kê số liệu thủy văn theo độ phân
giải ngày từ năm vận hành
Ngày/tháng/năm
|
Mực nước thượng lưu
(tại thời điểm 24h)
|
Mực nước hạ lưu (tại thời điểm 24h)
|
Lưu lượng về trung bình ngày
|
Lưu lượng tổn thất trung bình
|
Lưu lượng chạy máy trung bình ngày
|
Lưu lượng xả trung bình ngày
|
Htl
|
Hhl
|
Qv
|
Qtt
|
Qm
|
Qx
|
(m)
|
(m)
|
(m3/s)
|
(m3/s)
|
(m3/s)
|
(m3/s)
|
1/1/19xx
|
|
|
|
|
|
|
2/1/19xx
|
|
|
|
|
|
|
…
|
30/12/ N-1
|
|
|
|
|
|
|
31/12/ N-1
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 14. Thống kê số liệu thủy văn theo độ phân
giải tuần từ năm vận hành
Năm
|
Tuần
|
Mực nước thượng lưu đầu tuần (tại thời điểm 0h00
của ngày Thứ Hai)
|
Mực nước hạ lưu đầu tuần (tại thời điểm 0h00 của
ngày Thứ Hai)
|
Lưu lượng về trung bình tuần
|
Lưu lượng tổn thất trung bình
|
Lưu lượng chạy máy trung bình ngày
|
Lưu lượng xả trung bình ngày
|
Htl
|
Hhl
|
Qv
|
Qtt
|
Qm
|
Qx
|
m
|
m
|
m3/s
|
m3/s
|
m3/s
|
m3/s
|
19xx
|
1
|
|
|
|
|
|
|
19xx
|
2
|
|
|
|
|
|
|
19xx
|
…
|
|
|
|
|
|
|
19xx
|
52
|
|
|
|
|
|
|
….
|
….
|
|
|
|
|
|
|
N-1
|
1
|
|
|
|
|
|
|
N-1
|
2
|
|
|
|
|
|
|
N-1
|
….
|
|
|
|
|
|
|
N-1
|
52
|
|
|
|
|
|
|
5. Nhà máy nhiệt điện
Đối với nhà máy nhiệt điện phải cung cấp thêm dữ liệu các nội
dung dưới đây:
- Sơ đồ
khối chức năng của các thành phần chính của nhà máy, lò hơi, máy phát xoay chiều,
các nguồn cung cấp nhiệt hoặc hơi;
- Thời gian khởi
động từ các trạng thái nóng, lạnh, ấm và số lần khởi động tối đa (cung cấp số liệu theo Bảng 15 Phụ lục
này);
- Thời gian ngưng để tính khởi động nóng, lạnh, ấm;
- Chi phí khởi động nóng, lạnh, ấm;
- Thời gian chạy máy tối thiểu (giờ);
- Thời gian ngừng máy tối thiểu (giờ);
- Sản lượng phát tối đa (MWh);
- Tốc độ
tăng tải, giảm tải khi khởi động hoặc ngừng máy, tốc độ thay đổi công suất (MW/giờ);
- Trạng
thái huy động của tổ máy (huy động theo kinh tế hoặc must run);
- Bản chào
giá của tổ máy;
- Nhiên liệu
chính và các nhiên liệu thay thế;
- Các thông số
tương ứng của nhà máy điện khi dùng nhiên liệu thay thế: chi phí vận hành bảo
dưỡng biến đổi (VNĐ/MWh), chi phí vận chuyển nhiên liệu (VNĐ/đơn vị nhiên liệu), công suất tối đa (MW), suất tiêu hao nhiên liệu
tương ứng;
- Khả năng cung cấp dự phòng quay của nhà máy, tổ
máy (%);
- Trạng
thái vận hành của nhóm nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp;
- Suất tiêu
hao nhiên liệu cho nhiên liệu chính,
các nhiên liệu thay thế (cung cấp số liệu theo Bảng 16 Phụ lục này);
- Khả năng kho
than của nhà máy điện (nghìn tấn) đối với nhà máy nhiệt điện than;
- Lượng nhiên
liệu cần khi chạy đầy tải tổ máy (đối với tổ máy nhà máy nhiệt điện than: nghìn
tấn/ngày, đối với tổ máy nhà máy tuabin khí: nghìn m3/ngày,
đối với tổ máy nhà máy nhiệt điện dầu: nghìn tấn/ngày).
Bảng 15. Số liệu về thời gian khởi động từ các trạng thái nóng, ấm,
lạnh và số lần khởi động tối đa
Khởi động
nguội
|
Khởi động ấm
|
Khởi động
nóng
|
Số lần khởi
động tối đa
|
Thời gian ngừng
máy
(giờ)
|
Thời gian khởi
động
(giờ)
|
Thời gian ngừng
máy
(giờ)
|
Thời gian khởi
động
(giờ)
|
Thời gian ngừng
máy
(giờ)
|
Thời gian khởi
động
(giờ)
|
(lần/ngày)
|
(lần/ngày)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 16. Suất tiêu hao nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện
|
Nhiên liệu 1
|
Nhiên liệu 2
|
Nhiên liệu 3
|
STT
|
Mức công suất
(MW)
|
Suất tiêu hao
(đơn vị nhiên liệu/MWh)
|
Mức công suất
(MW)
|
Suất tiêu hao
(đơn vị nhiên liệu/MWh)
|
Mức công suất
(MW)
|
Suất tiêu hao
(đơn vị nhiên liệu/MWh)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
6. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời
Đối với các
nhà máy điện gió có công suất từ 30MW trở lên hoặc đấu nối vào cấp điện áp
110kV trở lên, ngoài các số liệu chung quy định tại Mục 1 và 2 Phụ lục này, phải
cung cấp thống kê biểu đồ công suất phát, hướng gió, tốc độ gió, bao gồm các số
liệu thông kế trong giai đoạn quan trắc khi lập, thiết kế dự án và các số liệu
kể từ ngày vận hành (theo biểu mẫu quy định tại Bảng 17 Phụ lục này) và
biểu đồ phát ngày điển hình từng tháng các năm quá khứ (theo biểu mẫu quy định
tại Bảng 21 Phụ lục này).
Bảng 17. Thống kê biểu đồ công suất phát, tốc độ gió
Tháng
(m/y)
|
Tốc độ gió
(m/s)
|
Công suất phát
(MW)
|
…
|
|
|
01/2016
|
|
|
02/2016
|
|
|
…
|
|
|
12/2016
|
|
|
01/2017
|
|
|
…
|
|
|
Đối với các
nhà máy điện mặt trời, có công suất từ 30MW trở lên hoặc đấu nối vào cấp điện
áp 110kV trở lên, ngoài các số liệu chung quy định tại Mục 1 và 2 Phụ lục này,
phải cung cấp thống kê biểu đồ công suất phát và các số liệu khí tượng, bao gồm
các số liệu thông kế trong giai đoạn quan trắc khi lập, thiết kế dự án và các số
liệu kể từ ngày vận hành (theo biểu mẫu quy định tại bảng 18 Phụ lục này);
biểu đồ phát ngày điển hình từng tháng các năm quá khứ (theo biểu mẫu quy định
tại bảng 21 Phụ lục này).
Bảng 18. Thống kê biểu đồ công suất phát và các số liệu khí tượng kể
từ ngày vận hành
Ngày
[d/m/y]
|
Nhiệt độ không khí
|
Bức xạ
|
Độ ẩm tương đối
|
Thời gian nắng
|
|
(A°C)
|
(W/m2)
|
(%)
|
(min)
|
…
|
|
|
|
|
01/2016
|
|
|
|
|
02/2016
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
12/2016
|
|
|
|
|
01/2017
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
12/2017
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
7. Khởi
động đen
Yêu cầu cung cấp
các thông tin về khả năng khởi động
đen của nhà máy điện.
Bảng 19. Biểu mẫu cung cấp số liệu đối với nhà máy điện
Ngày…..Tháng…..Năm……
|
Tên nhà máy:……..
|
Số tổ máy:
|
Sản lượng điện dự kiến ….. (triệu kWh)
|
Thông số tổ máy
|
Tổ máy
|
Công suất tối
đa
(MW)
|
Công suất tối
thiểu
(MW)
|
Vùng cấm tổ máy
(MW)
|
Loại nhiên liệu
khởi động
|
Công suất phát
định mức (MW)
|
Công suất phát
tổ máy định mức
(MVA)
|
Công suất tác dụng
tải tự dùng
(MW)
|
Công suất phản
kháng tải tự dùng
(MVAr)
|
H1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ máy
|
Dải công suất
tác dụng
(MW-MW)
|
Xác suất sự cố (%)
|
Xác suất ngừng máy tổng hợp COR (%)
|
Chi phí vận
hành và bảo dưỡng biến đổi V O&M
(đồng/MWh)
|
Hiệu suất
(%)
|
Điện áp đầu cực
(kV)
|
Khả năng cung cấp
cho dự phòng quay
(%)
|
Công suất phản
kháng phát tại mức công suất tác dụng định mức
(MVAr)
|
H1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ máy
|
Công suất phản kháng
nhận tại mức công suất tác dụng định mức
(MVAr)
|
Hệ số ngắn mạch
|
Dòng stator định
mức
(A)
|
Dòng rotor định
mức tại dòng đầu ra định mức
|
Tốc độ rotor định
mức
(A)
|
Điện áp rotor định
mức
(kV)
|
Thời
gian vận hành tối thiểu
(giờ)
|
Thời
gian dừng tối thiểu
(giờ)
|
H1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 20. Biểu mẫu cung cấp số liệu đối với nhà máy thủy
điện
Ngày…..Tháng…..Năm…
|
Tên nhà máy:
………
|
|
|
|
|
Thông số hồ chứa và điều tiết hồ chứa
|
Dung tích tối
đa
(tỷ m3)
|
Dung tích toàn
bộ hồ
(tỷ m3)
|
Dung tích chống
lũ
(tỷ m3)
|
Mực nước dâng
bình thường
(m)
|
Mực nước chết
(m)
|
Mực nước gia cường
(m)
|
Dung tích dành
cho điều tiết nhiều năm (nếu có)
(triệu m3)
|
Cột nước tối đa
(m)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cột nước tính
toán
(m)
|
Cột nước tối
thiểu
(m)
|
Mực nước hạ lưu
(m)
|
Khả năng điều tiết
|
Khả năng xả
(m3/s)
|
Lưu lượng chạy
máy tối thiểu (m3/s)
|
Lưu lượng chạy
máy tối đa
(m3/s)
|
Lưu lượng nước
ra tối đa
(m3/s)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khả năng điều tiết
xả
|
Khả năng điều tiết
của hồ chứa chạy theo lưu lượng nước về
|
Diện tích lòng
hồ
(km2)
|
Chiều dài hồ ở
mực nước dâng bình thường
(km)
|
Chiều rộng
trung bình hồ
(km)
|
Chiều sâu trung
bình hồ
(m)
|
Kiểu điều tiết
(năm, nhiều năm, hỗn hợp,…)
|
Loại đập
(đập đá, bê tông,…)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các thông số về đập chính
|
Thông số về đập phát điện
|
Kiểu xả lũ
(xả tự nhiên,
dùng cửa xả)
|
Cao độ đỉnh đập
(m)
|
Chiều cao mặt đập
(m)
|
Chiều dài mặt đập
(m)
|
Chiều dài đáy đập
(m)
|
Cao độ trên của
cánh phai xả lũ
|
Loại đập
(đất đá, bê
tông,…)
|
Cao độ đỉnh đập
(m)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các thông số phía thượng lưu
|
|
Chiều cao mặt đập
(m)
|
Chiều dài mặt đập
(m)
|
Chiều dài đáy đập
(m)
|
Cao độ trên của
cửa nhận nước
|
Mực nước chết
(m)
|
Mực nước gia cường
(m)
|
Mực nước điều tiết
nhiều năm
(nếu có)
(m)
|
Mực nước khi dừng
toàn bộ nhà máy
(m)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các thông số phía hạ lưu
|
Các số liệu chính về thời tiết và thủy văn
|
Mực nước khi chạy
công suất min
(m)
|
Mực nước khi chạy
công suất định mức
(m)
|
Mực nước khi xả
lưu lượng tần suất 0,01%
(m)
|
Diện tích lưu vực
sông
(km2)
|
Tổng lượng dòng
chảy trung bình nhiều năm
(m3)
|
Lưu lượng nước
về trung bình năm
(m3/s)
|
Lượng mưa trung
bình hằng năm
(mm)
|
Lưu lượng lũ
(m3/s)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các đường đặc tính
|
|
Đặc tính
Thể tích x Suất
hao
|
Đặc tính
Công suất x cột
nước x Q máy (NHQ)
|
STT
|
Thể tích
(m3)
|
Suất hao
(MW/ m3/s)
|
Lưu lượng chạy
máy
(m3/s)
|
Công suất nhà
máy ứng với cột nước tối thiểu
(MW)
|
Lưu lượng chạy
máy
(m3/s)
|
Công suất nhà
máy ứng với cột nước tính toán
(MW)
|
Lưu lượng chạy
máy
(m3/s)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đặc tính
Thể tích x tổn
thất
|
Đặc tính
Thể tích x diện
tích
|
Đặc tính nước về
x Lưu lượng chạy máy
(m3/s)
|
STT
|
Công suất nhà
máy ứng với cột nước tối đa
|
Thể tích
(triệu m3)
|
Tổn thất
(m3/s)
|
Thể tích
(triệu m3)
|
Diện tích
(km2)
|
Lưu lượng nước
về
(m3/s)
|
Lưu lượng chạy
máy
(m3/s)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
Các ràng buộc vận hành
|
Thời gian
|
Dung tích cảnh
báo
(triệu m3)
|
Dung tích phòng
lũ
(triệu m3)
|
Lưu lượngn ước
ra tối đa
(m3/s)
|
Lưu lượng nước
ra tối thiểu
(m3/s)
|
Lưu lượngnuước
cho nông nghiệp
(m3/s)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cấu hình hệ thống điện
|
|
Đường nước chạy
máy
|
Đường nước xả
|
Đường nước tổn
thất
|
Tên hồ
|
|
|
|
Dòng chảy tối thiểu (m3/s)
|
|
|
|
Dòng chảy tối đa (m3/s)
|
|
|
|
Khả năng tối đa thay đổi dòng
|
|
|
|
Thời gian chảy (giờ)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 21. Biểu đồ phát ngày điển hình của tháng các năm quá khứ
Đơn
vị: Triệu kWh
Năm:
….
|
Giờ
Tháng
|
0h
|
1h
|
2h
|
3h
|
4h
|
5h
|
6h
|
7h
|
8h
|
9h
|
10h
|
11h
|
12h
|
13h
|
14h
|
15h
|
16h
|
17h
|
18h
|
19h
|
20h
|
21h
|
22h
|
23h
|
Tháng 1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 11
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 2
NỘI DUNG KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN
NĂM
(Ban hành kèm theo Quy trình lập kế hoạch vận
hành hệ thống điện quốc gia)
I. TÓM TẮT
II. ĐÁNH GIÁ VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐIỆN NĂM TRƯỚC
1. Phụ tải
2. Thủy văn và cung cấp
nhiên liệu
3. Tình hình vận hành nguồn
điện
a) Sự cố nguồn điện
b) Tình hình huy động, cơ cấu
nguồn điện
4. Tình hình vận hành lưới
điện
a) Công trình mới
b) Sự cố lưới điện
c) Tình hình thực hiện tiêu chuẩn
vận hành trong hệ thống điện truyền tải
d) Tiến độ vận hành các công trình
nguồn điện và lưới điện mới
5. Tình trạng kết nối tín hiệu
SCADA của các nhà máy điện và trạm biến áp
6. Đánh giá nhu cầu thực hiện
các chương trình điều chỉnh phụ tải điện
III. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐIỆN NĂM TỚI
1. Cân bằng công suất - sản
lượng điện
a) Giả thiết tính toán
- Dự báo phụ tải
- Dự báo thủy văn và điều tiết
thủy điện
- Tiến độ đóng điện nguồn điện
mới
- Tiến độ đóng điện lưới điện
năm tới
- Lịch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn
điện, lưới điện
- Xuất, nhập khẩu điện
- Ràng buộc về lưới điện
- Giới hạn cung cấp khí
b) Phương pháp luận tính toán
cân bằng công suất - sản lượng điện
- Định hướng vận hành năm tới
- Phương pháp tính toán cân bằng
công suất - sản lượng điện
c) Đánh giá kế hoạch cung cấp
điện năm
- Cân bằng công suất
- Cân bằng sản lượng điện
- Kế hoạch tiết giảm phụ tải (nếu
có)
- Nhu cầu nhiên liệu
- Nhu cầu dịch vụ phụ trợ
- Tính toán, đánh giá nhu cầu
thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện
2. Vận hành lưới điện
a) Giả thiết tính toán
b) Kế hoạch vận hành lưới điện
quốc gia năm tới
- Thời điểm tháng 5
+ Dòng điện ngắn mạch
+ Chế độ vận hành bình thường
+ Chế độ sự cố N-1
+ Chế độ vận hành đặc biệt khác
(nếu cần)
- Thời điểm tháng 7
+ Dòng điện ngắn mạch
+ Chế độ vận hành bình thường
+ Chế độ sự cố N-1
+ Chế độ vận hành đặc biệt khác
(nếu cần)
- Thời điểm tháng 12
+ Dòng điện ngắn mạch
+ Chế độ vận hành bình thường
+ Chế độ sự cố N-1
+ Chế độ vận hành đặc biệt khác
(nếu cần)
- Các chế độ vận hành khác (nếu
cần)
3. Đề xuất – kiến nghị
IV. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐIỆN NĂM N+2
1. Kế hoạch vân hành nguồn
điện
a) Giả thiết tính toán
- Dự báo phụ tải
- Dự báo thủy văn và điều tiết
thủy điện
- Tiến độ đóng điện nguồn điện
mới
- Tiến độ đóng điện lưới điện mới
- Lịch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn
điện, lưới điện
- Xuất, nhập khẩu điện
- Ràng buộc về lưới điện
- Giới hạn cung cấp khí
b) Kết quả tính toán cân bằng
cung cầu
- Cân bằng công suất
- Cân bằng sản lượng điện
- Kế hoạch tiết giảm phụ tải (nếu
có)
2. Kế hoạch vận hành lưới điện
a) Giả thiết tính toán
b) Kế hoạch vận hành lưới điện
quốc gia năm N+2
- Thời điểm tháng 5
+ Dòng điện ngắn mạch
+ Chế độ vận hành bình thường
+ Chế độ sự cố N-1
+ Chế độ vận hành đặc biệt khác
(nếu cần)
- Thời điểm tháng 7
+ Dòng điện ngắn mạch
+ Chế độ vận hành bình thường
+ Chế độ sự cố N-1
+ Chế độ vận hành đặc biệt khác
(nếu cần)
- Thời điểm tháng 12
+ Dòng điện ngắn mạch
+ Chế độ vận hành bình thường
+ Chế độ sự cố N-1
+ Chế độ vận hành đặc biệt khác
(nếu cần)
- Các chế độ vận hành khác (nếu
cần)
3. Đề xuất – kiến nghị
PHỤ LỤC
1. Dự kiến phụ tải hệ thống
điện quốc gia và các miền
2. Tiến độ đóng điện nguồn
điện, lưới điện
3. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa nguồn điện, lưới điện
4. Mực nước thượng lưu, lưu
lượng nước về các hồ thủy điện từng tháng
5. Cân bằng sản lượng điện hệ
thống điện
6. Danh sách các nhà máy điện
cung cấp dịch vụ phụ trợ
7. Sơ đồ kết dây cơ bản hệ
thống điện quốc gia năm tới
Phụ lục 3
NỘI DUNG CHÍNH KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐIỆN THÁNG
(Ban hành kèm theo Quy trình lập kế hoạch vận
hành hệ thống điện quốc gia)
I. ĐÁNH GIÁ VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐIỆN THÁNG M-1/năm N
1. Phụ tải
a) Tình hình phụ tải (cập nhật
đến ngày ../../….)
b) Tiết giảm điện
- Tiết giảm điện do sự cố nguồn
- Tiết giảm điện do sự cố lưới
- Tiết giảm điện do quá tải,
thiếu nguồn
2. Vận hành nguồn điện
a) Sự cố nguồn điện
b) Tình hình huy động, cơ cấu
nguồn điện
c) Nguồn điện mới
3. Tình hình thuỷ văn và
cung cấp khí
4. Tình hình vận hành Lưới
điện
a) Công trình mới
- Trạm biến áp 500/220kV
- Đường dây 500/220kV
- Thiết bị bù
b) Sự cố lưới điện:
- Hệ thống điện 500kV
- Hệ thống điện 220kV
- Hệ thống điện 110kV
c) Tình hình thực hiện tiêu chuẩn
vận hành trong hệ thống điện truyền tải
5. Tình trạng kết nối tín hiệu SCADA
của các nhà máy điện và trạm biến áp
6. Tổng kết vận hành tháng M-1
II. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC
GIA THÁNG M/N
1. Chiến lược vận hành
2. Dự báo phụ tải hệ thống điện
3. Tình hình cung cấp nhiên liệu
sơ cấp
4. Đánh giá an ninh hệ thống điện
và mực nước giới hạn
5. Tính toán, đánh giá nhu cầu
thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện
6. Vận hành lưới điện
a) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa, công tác trên hệ thống điện
- Hệ thống điện 500kV
- Hệ thống điện 220kV miền Bắc
- Hệ thống điện 220kV miền
Trung
- Hệ thống điện 220kV miền Nam
b) Vận hành lưới điện
7. Kế hoạch huy động nguồn
điện
8. Lưu ý và đề xuất, kiến
nghị
Nơi nhận:
- Như trên;
- ...;
- ...;
-....
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
KÝ TÊN/ĐÓNG DẤU
|