Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 766/QĐ-UBND quản lý bảo vệ phòng chữa cháy rừng Thành phố Hồ Chí Minh 2016 2020

Số hiệu: 766/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 26/02/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 766/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;

Căn cứ Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kim lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;

Căn cứ Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2219/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt số liệu hiện trạng rừng trên địa bàn Thành phố năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 4750/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 của y ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3102/TTr-SNN ngày 15 tháng 12 năm 2015 về phê duyệt “Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt “Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020” theo nội dung chương trình đính kèm.

Điều 2. Căn cứ nội dung Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt, các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Thành phố, Thành Đoàn, Chi Cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và Quận 9 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; ‘
- Thường
trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: các PVP;
- Phòng CNN;
- Lưu: VT, (CNN-Tg) XP.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Chủ tịch y ban nhân dân Thành phố)

Phần I

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng của Thành phố tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhận thức về rừng và cây xanh của toàn xã hội được nâng lên. Ủy ban nhân dân các cấp đã quan tâm hơn trong đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ phòng cháy và chữa cháy rừng đã tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Rừng của thành phố đã và đang giữ vai trò to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn ven biển và bảo vệ môi trường sinh thái của đô thị đang phát triển.

Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2014, tổng diện tích đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) của thành phố là 36.727,39 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 34.411,62 ha (diện tích rừng đặc dụng 29,92 ha, rừng phòng hộ 34.431,33 ha, rừng sản xuất 2.266,14 ha).

Đất rừng của thành phố phân bố trên địa bàn thuộc 4 quận, huyện gồm: huyện Bình Chánh là 1.095,49 ha, huyện cần Giờ là 35.489,60 ha, huyện Củ Chi là 99,16 ha, Quận 9 là 43,24 ha.

Ủy ban nhân dân Thành phố đã phân cấp quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đến các cấp quận - huyện, phường - xã - thị trấn nơi có rừng.

Lực lượng quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố được tổ chức theo hệ thống, gồm các lực lượng chuyên trách, lực lượng xung kích tại chỗ ở cơ sở và lực lượng của chủ rừng.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Mục tiêu đề ra

Chương trình Quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 là nhằm đề ra những biện pháp tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành gắn với những chính sách, chương trình hành động để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và hiệu quả trong hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết để thực hiện mục tiêu duy trì sự ổn định tỷ lệ che phủ của cây xanh, bảo vệ môi trường của Thành phố, cụ thể:

- Giữ vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có của thành phố. Bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có, không để xảy ra cháy rừng, thiệt hại do chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng trái phép. Nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong cộng đồng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chế độ, thlệ, quy định của pháp luật về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Bảo đảm được điều kiện phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong cộng đồng;

- Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán.

2. Kết quả đạt được:

Ban chỉ huy Bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng các cấp luôn được kiện toàn và chỉ đạo hoạt động có hiệu quả. Kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, kiểm soát cháy rừng của chính quyền các cấp và lực lượng chữa cháy rừng từng bước được nâng cao.

Việc đào tạo tập huấn cho lực lượng tại chỗ của các xã và của các đơn vị chủ rừng đã góp phần nâng cao khả năng xử lý khống chế các đám cháy rừng và cây phân tán trong khu vực, ngoài ra còn góp phần hỗ trợ tích cực cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hiện trường. Lực lượng được đào tạo bao gồm: Công an viên, dân phòng, dân quân tự vệ, bảo vệ khu phố và lực lượng bảo vệ của chủ rừng.

Việc trang bị phương tiện: máy bơm chữa cháy chuyên dùng, trang thiết bị dụng cụ thủ công đã góp phần phát huy hiệu quả phương châm bốn tại chỗ của lực lượng tại chỗ trên các xã phường có rừng và cây phân tán thuộc 4 quận huyện.

Thực hiện công tác trang bị phương tiện và đào tạo cho lực lượng tại chỗ đã làm tăng tính chủ động của địa phương trong thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán, ngoài ra còn góp phần đáng kể trong thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy các khu dân cư và cơ sở sản xuất kinh doanh của địa phương.

Trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, việc đầu tư thiết bị, vật tư kỹ thuật (Phần mềm giải đoán ảnh vệ tinh, (phần mềm xây dựng, quản lý dữ liệu bản đồ, Máy định vị toàn cầu - GPS thế hệ mới, máy vi tính cấu hình cao...) giúp phát huy hiệu quả cao nhất công tác chỉ đạo, chỉ huy nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ nhằm giúp nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên rộng rãi về vai trò quan trọng của rừng và công tác bảo vệ phát triển rừng đối với kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bằng nhiều hình thức, phương pháp đa dạng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người trong xã hội, thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật Nhà nước và của địa phương về bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó tuyên truyền giáo dục góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán.

Từ năm 2011 đến tháng 8 năm 2015 đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú; trực tiếp 83.741 lượt người; qua hội họp 12.500 lượt người; qua lưu động 3.000 lượt; qua hệ thống truyền thanh phường xã 375 lượt; qua phối hợp báo, đài đưa tin 376 lượt; qua in phát 175.948 tờ bướm, áp phích; vận động ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng 4.402 người dân có các hoạt động liên quan đến rừng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng ngoài thực hiện tại cộng đồng dân cư còn được tổ chức tại trường học. Qua tổ chức Hội thi, Hội trại đã góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của rừng và cây xanh cho 20.000 đối tượng là học sinh của 538 lớp 8 trên 34 trường Trung học cơ sở tại các quận, huyện có rừng và cây phân tán. Giúp cho học sinh có thêm sự cảm nhận về môi trường rừng. Ý thức về bảo vệ môi trường, cây xanh và rừng của học sinh qua tham gia hội thi, hội trại cũng được nâng lên, góp phần trong việc bảo vệ rừng và cây xanh của Thành phố.

Ngoài ra, trong những ngày nắng nóng, khả năng cháy rừng cao đã xây dựng các bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng để phát trên Đài truyền hình thành phố nhằm cảnh báo cho chủ rừng, chính quyền địa phương, các hộ gia đình có biện pháp phòng ngừa, chủ động phương án huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu khi xảy ra cháy rừng, cây phân tán.

Kết quả quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng được thể hiện trên các mặt: Diện tích rừng, độ che phủ của rừng trên địa bàn giữ ổn định, phát huy giá trị, chức năng của rừng. Thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Thành phố. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng từng bước giảm dần, thiệt hại tài nguyên rừng do hành vi trái pháp luật gây ra giảm đáng kể. Từ năm 2011 đến tháng 8 năm 2015, các cấp, các ngành đã phát hiện xử lý 239 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó phá rừng trái pháp luật 36 vụ (03 vụ gây thiệt hại đất lâm nghiệp), khai thác rừng trái phép 103 vụ, săn bắt, mua bán vận chuyển động vật rừng trái quy định của pháp luật 85 vụ, vận chuyển mua bán lâm sản trái pháp luật 15 vụ. Số vụ vi phạm hàng năm đều giảm dần. Việc xử lý các hành vi vi phạm được thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng người, đúng hành vi, đúng pháp luật, không để xảy ra sai sót dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện. Trong giai đoạn vừa qua đã không để xảy ra cháy rừng trong 3 loại rừng, các vụ cháy cây phân tán, đồng cvẫn còn xảy ra nhiều, tuy nhiên đã không để gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng nhân dân do lực lượng tại chỗ ngày càng được củng cố vững mạnh.

3. Những hạn chế và nguyên nhân

Tình trạng chặt phá, khai thác rừng, săn bắt động vật rừng trái pháp luật tuy có giảm nhưng vẫn còn xảy ra. Tình hình đào, bắt mua bán vận chuyển địa sâm trái phép trong địa bàn rừng phòng hộ Cần Giờ vẫn đang diễn ra tương đối phức tạp, đối tượng vi phạm hoạt động khá tinh vi; Hoạt động sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng vẫn còn có tác động xấu đến rừng. Nguyên nhân là do một bộ phận người dân xem hoạt động này đem lại nguồn thu chính.

Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán, đã được Ủy ban nhân dân các địa phương và các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng được giữ vững. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra nhiều vụ cháy cây lâm nghiệp trồng phân tán, do một số chủ đất, ban quản lý dự án được giao đất chưa làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Vào mùa khô, trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay các hoạt động vô ý của người dân ở một số địa phương là nguyên nhân gây xảy ra cháy cây phân tán, khả năng gây ảnh hưởng đến các khu vực rừng kế cận là rất cao.

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ của địa phương thường có biến động nhân sự, cần được tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về công tác phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng này khi có thay đổi nhân sự mới.

- Sự phối hợp giữa các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng có lúc, có nơi chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.

- Phương tiện trang bị cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng của lực lượng Kiểm lâm đã xuống cấp không đáp ứng tương xứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp cơ sở và đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cấp. Tuy nhiên, hiệu quả việc phòng cháy và chữa cháy rừng và cây phân tán chưa cao. Việc triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ trương chính sách và chỉ đạo còn chậm và nhiều hạn chế.

Kết quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong thời gian qua đạt được nhiều tiến bộ, thể hiện trên các mặt chính: số vụ vi phạm giảm; thiệt hại tài nguyên rừng do hành vi trái pháp luật gây ra giảm; diện tích rừng hiện có được bảo vệ đảm bảo.

Mặc dù vậy, tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, nhất là hành vi phá rừng trái pháp luật còn diễn ra, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán vẫn còn chưa được triển khai đúng mức. Để tiếp tục duy trì phát huy những thành tựu đạt được, đồng thời kiên quyết ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm, nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng hiện có của địa phương, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành, triển khai thực hiện chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng giai đoạn 2016 - 2020.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 - 2020;

Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Quyết định số 5345/QĐ-BNN-TCLN ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020”;

Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

II. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Quan điểm

Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là lực lượng Kiểm lâm, phát huy sức mạnh của cộng đng nơi có rừng.

Đảm bảo có được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội trong quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn các hệ sinh thái rừng của địa phương và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân tham gia giữ rừng.

Tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt là lực lượng chuyên ngành, chuyên trách để có đủ khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Tiếp tục nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong cộng đồng và trường học, góp phần xây dựng thành phố là đô thị sinh thái.

2. Mục tiêu

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất đã được quy hoạch cho lâm nghiệp để bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, trồng rừng mới, nâng cấp rừng trồng, khoanh nuôi phục hồi làm giàu rừng.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm, các ngành chức năng liên quan và toàn thcộng đồng trong công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng tận gốc.

Tiếp tục thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ. Địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng, lấy Phòng cháy rừng là chính, chữa cháy rừng phải kịp thời, khn trương có hiệu quả và bảo đảm an toàn về người và phương tiện. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy cho lực lượng Kiểm lâm, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Quân đội và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, lực lượng xung kích của địa phương để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020

Nâng diện tích, độ che phủ và chất lượng các hệ sinh thái rừng đặc trưng của thành phố, thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống cháy rừng, nâng cao năng lực ứng phó với cháy rừng ở các cấp.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chế độ, thể lệ, quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt là lực lượng chuyên trách để có đủ khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy các cấp, ưu tiên xây dựng lực lượng chữa cháy rừng đủ mạnh để ứng phó với cháy rừng và cây phân tán trên địa bàn;

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động trong cộng đồng tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

4. Giải pháp

4.1. Giải pháp về quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

4.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp:

Tiếp tục thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 đã được phê duyệt, ổn định cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp theo các mục tiêu đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. Rà soát bổ sung tính pháp lý các khu rừng hiện có. Tiến hành lập thủ tục xác lập các khu rừng đã được Thành phố quy hoạch, đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tăng cường phối hợp giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; hoàn thành việc cắm mốc ranh giới; xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp; tăng cường công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp chặt chẽ, thống nhất, đúng mục đích, hiệu quả ngày càng cao gắn với ổn định dân cư theo quy hoạch, giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương;

Tiếp tục thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với chính quyền cấp huyện và xã, xác định rõ trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan tha hành pháp luật có liên quan trong công tác bảo vệ rừng; thực hiện tốt quy chế về phối hợp quản lý bảo vệ rừng giữa đơn vị chủ rừng, Ủy ban nhân dân phường - xã và các cơ quan chức năng của địa phương.

Phối hợp giữa các Sở ngành với các địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ và quy hoạch phát triển rừng cấp huyện đối với diện tích rừng do địa phương quản lý trên địa bàn; thực hiện kế hoạch, tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước cấp huyện, xã về rừng và đất lâm nghiệp đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Ủy ban nhân dân Thành phố; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4.1.2. Đẩy mạnh quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng:

Tăng cường các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã gắn với bảo tồn nguồn gen các hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.

Tăng cường tổ chức có hiệu quả các đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản, phòng cháy và chữa cháy rừng cũng như mức độ thiệt hại tài nguyên rừng.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chế độ, thể lệ, quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, cụ thể:

+ Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp Thanh tra chuyên ngành, các ngành chức năng tổ chức kiểm tra định kỳ việc tổ chức triển khai thực hiện chế độ, thể lệ, quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương các cấp huyện, xã và đơn vị chủ rừng.

+ Ủy ban nhân dân huyện, quận nơi có rừng tổ chức kiểm tra định kỳ về việc tổ chức triển khai thực hiện chế độ, quy định của pháp luật về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tại các địa phương cấp xã nơi có rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn quản lý.

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có rừng và cây phân tán tổ chức kiểm tra định kỳ việc triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy tại địa bàn dân cư thôn, ấp nơi có rừng và cây phân tán tên địa bàn quản lý.

+ Lực lượng bảo vệ rừng tăng cường hoạt động tuần tra tại những khu vực có rừng và cây phân tán, thường xuyên kiểm tra hộ sản xuất, nuôi thủy sản dưới tán rừng, sản xuất muối, sản xuất nông nghiệp ở cận rừng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với mọi trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Rà soát, bổ sung ban hành,quy chế quản lý, quy chế tổ chức hoạt động, quy chế phối hợp hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng đối với các đơn vị chủ rừng.

4.1.3. Kiện toàn tổ chức nâng cao hiệu quả trong chỉ huy, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng;

a) Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, ban chỉ huy và bộ máy giúp việc các cấp.

Tăng cường hoạt động của Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cấp thành phố; Ban Chỉ huy bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cấp huyện, cấp xã có rừng, các đơn vị chủ rừng trong toàn địa bàn; tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng; phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các chủ rừng trong quản lý và bảo vệ rừng.

Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ huy các cấp về những vấn đề cấp bách trong bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; tăng cường hoạt động hướng dẫn, đôn đc, kiểm tra đối với các địa phương có rừng, các đơn vị chủ rừng trong tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

b) Nâng cao năng lực của lực lượng bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Kiện toàn củng cố tổ chức các đơn vị chủ rừng phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp giữa tổ chức rừng với tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, đảm bảo quản lý bảo vệ rừng gắn với quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho lực lượng làm công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương chính sách pháp luật, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tiếp tục cải thiện chế độ chính sách hiện hành đối với lao động trực tiếp tại các chủ rừng Nhà nước.

Đầu tư kinh phí để bổ sung, thay thế, đổi mới phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của lực lượng Kiểm lâm và của các chủ rừng, các địa phương cấp xã.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có rừng tiếp tục kiện toàn, củng cố lực lượng xung kích bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.

Đối với chủ rừng là đơn vị tập thể, người đứng đầu đơn vị chủ rừng có trách nhiệm: tổ chức xây dựng lực lượng tại chỗ và thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật nâng cao năng lực hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; đầu tư trang bị phương tiện và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ.

Nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm trong công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Chi cục Kiểm lâm thành phố tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cần đẩy mnh thực hiện, tiếp tục cải thiện điều kiện, trang bị phương tiện làm việc cho lực lượng Kiểm lâm:

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Kiểm lâm.

- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị cơ sở quan hệ gắn bó và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động phối hợp các phòng ban chức năng và các đơn vị: Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Cảnh sát Môi trường, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn công tác.

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động lâm nghiệp; xây dựng phong trào quần chúng tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán, phong trào bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương theo quy định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.1.4. Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán:

Trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, chính quyền địa phương các cấp, thủ trưởng các cơ quan chức năng và đơn vị chủ rừng luôn quán triệt phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại ch, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế để triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán theo quy định tại Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ; đồng thời tổ chức thực hiện những biện pháp chủ động sau:

a) Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán giai đoạn 2016 - 2020 các cấp, hàng năm tổ chức diễn tập và điều chỉnh, bổ sung phương án của từng cấp, cụ thể:

Đối với cấp thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố lập phương án, kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt thực hiện.

Đối với cấp huyện nơi có rừng nằm trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao:

+ Nơi có tổ chức Hạt Kiểm lâm thì Hạt Kiểm lâm chủ trì phối hợp Phòng Kinh tế, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Công an, Ban chỉ huy Quân sự lập phương án, kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thực hiện;

+ Nơi không có tổ chức Hạt Kiểm lâm thì Chi cục Kiểm lâm chủ trì phối hợp Phòng Kinh tế, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự lập phương án, kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thực hiện;

Đối với cấp xã nơi có rừng và cây phân tán nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao, Công an xã chủ trì phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự xã, cán bộ Kiêm lâm địa bàn lập phương án, kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt thực hiện.

Các đơn vị chủ rừng hoặc cây phân tán có trách nhiệm lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và kế hoạch tổ chức diễn tập phương án theo sự hướng dẫn và phê duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung phương án sát với tình hình thực tế.

b) Bảo đảm điều kiện phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng:

Tiếp tục đầu tư trang bị thay thế bổ sung phương tiện chữa cháy cho cấp xã, nơi có rừng và cây phân tán nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện lập kế hoạch kinh phí trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

Hàng năm, trước thời điểm mùa khô, đơn vị chủ rừng căn cứ đặc điểm tình hình và nhu cầu thực tế trong phòng cháy, chữa cháy rừng, chủ động lập kế hoạch kinh phí đầu tư trang bị mới, bổ sung, bảo trì, sửa chữa đảm bảo các điều kiện như:

- Các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy: máy bơm chữa cháy chuyên dùng, dụng cụ thủ công phục vụ công tác chữa cháy; hệ thống thông tin báo cháy (điểm chốt, chòi, tháp canh lửa, kẻng, thiết bị thông tin liên lạc).

- Các công trình phòng chống cháy: phát dọn tạo đường băng cản lửa, thu gom đốt có kiểm soát nguồn vật liệu khô trong rừng, bơm nước giữ độ ẩm chân rừng để chủ động phòng chống cháy lan.

- Các công trình đảm bảo nguồn nước chữa cháy: kênh, mương dẫn nước, hồ chứa nước.

c) Duy trì chế độ thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng: Trên cơ sở phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực phía Nam, Đài Truyền hình Thành phố cập nhật tình hình thời tiết, xác định cấp độ nguy cơ cháy rừng, thông tin đến các địa phương, đơn vị chủ rừng và người dân biết để đề phòng và có biện pháp ứng phó trong những tháng cao điểm mùa khô.

d) Tăng cường các loại bảng, biển cấm lửa nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy. Các cấp chính quyền, đơn vị chủ rừng có trách nhiệm thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng và cây phân tán trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao, hàng năm tổ chức kiểm tra, lập kế hoạch lắp đặt mới, sơn sửa các bảng quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại những khu vực sản xuất nông nghiệp cận rừng và cây phân tán ở địa phương, trình Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt thực hiện.

Đơn vị chủ rừng có trách nhiệm đặt các biển cấm lửa tại vị trí bìa rừng và diện tích cây phân tán thuộc trách nhiệm quản lý, bảo vệ của đơn vị, nhằm khuyến cáo mọi người nhận biết khu vực dễ cháy, không sử dụng lửa trong khu vực cấm.

đ) Lực lượng Kiểm lâm, lực lượng xung kích, lực lượng tại chỗ tăng cường hoạt động tuần tra, canh phòng tại những khu vực trọng điểm thường xảy ra cháy, nhắc nhở người dân ra vào khu vực có rừng, cây phân tán chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy, kịp thời ngăn chặn mọi hành vi vi phạm an toàn về phòng cháy, chữa cháy trên phạm vi diện tích rừng, cây phân tán do gia đình, đơn vị, cấp mình quản lý.

e) Thực hiện chế độ tự kiểm tra việc chấp hành và thực hiện các quy định, chế độ, nội quy về phòng cháy, chữa cháy. Thủ trưởng đơn vị chủ rừng chủ động tổ chức tự kiểm tra về những nội dung: tổ chức phân công trực chỉ huy, trực ban, tuần tra; quản lý hồ sơ, bảo quản, sử dụng thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những khâu còn thiếu sót, xử lý nghiêm đối với cá nhân, bộ phận thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các quy định, chế độ, nội quy phòng cháy, chữa cháy.

g) Tổ chức ký kết quy chế phối hợp, hỗ trợ giữa các phường, xã giáp ranh trong khu vực có rừng, cây phân tán và giữa các đơn vị chủ rừng nhằm phát huy tối đa điều kiện nhân lực, phương tiện phục vụ cho công tác chữa cháy rừng.

h) Phát huy tác dụng công trình thủy lợi phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng vào những tháng cao điểm mùa khô. Hàng năm, Công ty quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn khảo sát lập kế hoạch nạo vét, khai thông các tuyến kênh thuộc trách nhiệm quản lý; chủ động điều tiết đảm bảo nguồn nước phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại nơi có hệ thống thủy lợi đi qua.

4.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, vận động quần chúng tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

Thường xuyên tuyên truyền rộng rãi về vai trò quan trọng của rừng và công tác bảo vệ phát triển rừng đối với kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu... nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người trong xã hội, thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

Chi cục Kiểm lâm với vai trò là cơ quan chuyên trách, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện:

- Phối hợp Đài Truyền hình thành phố và các cơ quan thông tin truyền thông khác xây dựng phóng sự, bài viết phản ảnh về công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, lồng ghép chương trình phổ biến văn bản pháp luật và phản ảnh những đơn vị, gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Phối hợp các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể tại những địa phương nơi có rừng và cây phân tán tăng cường các hoạt động: tổ chức tuyên truyền bằng n phẩm trong địa bàn dân cư; thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh của xã.

- Tổ chức Tổ tuyên truyền lưu động, đi đến các điểm dân cư tập trung cận rừng dùng loa để phổ biến nội dung tuyên truyền kết hợp tranh cổ động, phát tờ rơi.

- Chủ trì phối hợp cùng chính quyền địa phương và sở, ngành liên quan tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hội trại gắn với công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng và cây xanh trong học sinh thuộc các trường trung học cơ sở nằm trong địa bàn có rừng và cây phân tán

4.3. Giải pháp nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật:

a) Tiếp tục nghiên cứu nâng cấp và mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hệ thống và đồng bộ, nhằm hiện đại hóa nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, gắn với kết quả công tác tổng kiểm kê tài nguyên rừng trên địa bàn thành phố, thiết lập hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong phòng cháy, chữa cháy rừng;

b) Chủ động nghiên cứu tìm biện pháp tổng hợp phòng trừ sinh vật hại rừng, chống suy giảm chất lượng rừng của thành phố, không gây ảnh hưởng môi trường, các cơ quan chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện:

- Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện tốt công tác giám sát sâu bệnh hại rừng, đưa ra cảnh báo kịp thời và hướng dẫn cho chủ rừng sử dụng tổng hợp các phương pháp để phòng trừ sinh vật hại rừng.

- Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác bảo vệ các loài chim là thiên địch của sâu hại rừng.

4.4. Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng:

Các đơn vị chủ rừng phối hợp các đơn vị hoạt động dịch vụ du lịch đẩy mạnh áp dụng mô hình kết hợp hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng, nhằm mở ra cơ hội cho người dân sinh sống tại những địa phương có rừng nhất là đối với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố đang được triển khai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Hoạt động 1: Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng

a) Mục tiêu:

Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, tạo điều kiện cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ nhằm giúp nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng là cần thiết và phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước.

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho lực lượng bảo vệ rừng nâng cao năng lực chuyên môn tăng cường các biện pháp phòng, chống phá rừng, xâm hại đất rừng, tổ chức tốt lực lượng bảo vệ rừng đến đơn vị xã. Chuyển đổi nhận thức từ bảo vệ đơn thuần cây rừng sang bảo vệ rừng như bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, công nghệ thông tin trong quản lý, dự báo, đánh giá, theo dõi diễn biến rừng ven biển. Đánh giá diễn biến rừng và dự báo diễn biến rừng trong tương lai; đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng.

b) Nội dung:

Triển khai việc rà soát, tổ chức lực lượng xung kích (trên cơ sở lực lượng Dân phòng và lực lượng Dân quân địa phương) tại các phường, xã có rừng và lực lượng bảo vệ của chủ rừng.

Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng xung kích tại địa phương cấp cơ sở và và lực lượng tại chỗ, lực lượng của chủ rừng.

Ứng dụng công nghệ thiết bị giám sát, đầu tư trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu cần thiết cho công tác tuần tra truy quét trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chủ rừng.

Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm kê rừng trên địa bàn theo Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016”, trong thực hiện phối hợp chặt chẽ với việc kiểm kê đất đai của ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo tính hiệu quả và sự thống nhất về số liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất đai.

c) Thời gian và phân công thực hiện:

- Thực hiện hàng năm trong cả giai đoạn.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).

- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, và Quận 9.

2. Hoạt động 2: Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng xung kích cấp xã trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao

a) Mục tiêu: Tiếp tục nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng tại cơ sở nói chung và lực lượng Kiểm lâm nói riêng, để có đủ khả năng phòng ngừa cháy rừng và nâng cao hiệu quả của công tác chữa cháy nếu có cháy rừng xảy ra, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Gắn với việc kiện toàn tổ chức, yêu cầu bổ sung trang thiết bị phương tiện cho lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy của cấp xã trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao là cần thiết, nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực, chủ động giải quyết mọi đám cháy khi mới phát sinh, hạn chế đến mức thấp nhất những đám cháy lớn trong khu vực có rừng và cây phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở.

b) Nội dung:

Triển khai việc rà soát, tổ chức lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy rừng tại các phường, xã có rừng hoặc diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao trên cơ sở lực lượng Dân phòng và lực lượng Dân quân địa phương, lực lượng của chủ rừng.

Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng xung kích tại địa phương cấp cơ sở và lực lượng tại chỗ, lực lượng của chủ rừng.

Đầu tư trang bị bổ sung phương tiện, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chủ rừng, lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy của địa phương cấp xã có rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao.

c) Thời gian và phân công thực hiện:

- Thực hiện hàng năm trong cả giai đoạn.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm), Ủy ban nhân dân các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9.

- Đơn vị phối hợp: Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.

3. Hoạt động 3: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

a) Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã hội, các quy định của pháp luật về nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Đối tượng là cộng đồng dân cư, học sinh trường trung học tại các khu vực có rừng, cây lâm nghiệp.

b) Nội dung chương trình:

- Khảo sát, lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện.

- Xây dựng, thiết kế mới nội dung, in ấn tài liệu tuyên truyền: gồm tờ bướm, áp phích, chương trình thi tìm hiểu về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền, vận động trong cộng đồng dân cư thuộc địa bàn 25 xã, phường, thị trấn có rừng và cây phân tán:

+ Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh phường xã.

+ Tuyên truyền lưu động tại những điểm không có hệ thống phát thanh, kết hợp phát áp phích, tờ bướm tuyên truyền: thực hiện 1 đợt/xã/năm.

+ Thực hiện 2 phóng sự truyền hình/năm.

+ Thực hiện thông tin cảnh báo trên đài truyền hình 1 đợt/năm.

- Tổ chức cuộc vận động trong đối tượng học sinh thi viết tìm hiểu về chủ đề “Rừng, cây xanh với đời sống đô thị” tại 76 trường trung học cơ sở trên địa bàn quận, huyện có rừng, nhằm khuyến khích thanh thiếu niên, học sinh chủ động tìm hiểu nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa rừng, cây xanh với đời sống của dân cư đô thị, qua đó hướng tuổi trẻ tại địa bàn có rừng tích cực hành động góp phần bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo vệ cây xanh của thành phố, trong cuối giai đoạn có thể mở rộng đến tất cả các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố.

+ Tổ chức Hội trại chủ đề “Tuổi trẻ chung tay vì một thành phố xanh” vào dịp cuối năm, nhằm tổng kết, trao thưởng, kết hợp tổ chức những hoạt động dã ngoại thiết thực như: tham quan tìm hiểu rừng, giao lưu tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng, tham gia trồng cây gây rừng... Hội trại tổ chức 01 lần/năm với qui mô thực hiện cụ thể do ban tổ chức chương trình quyết định với số lượng được tuyển chọn từ học sinh của 76 trường trong chương trình.

c) Thời gian và phân công thực hiện:

- Thực hiện hàng năm trong cả giai đoạn.

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).

- Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Thành phố, y ban nhân dân các quận, huyện nơi có rừng, Phòng Giáo dục các quận, huyện có rừng và cây phân tán.

IV. TIẾN ĐỘ, KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Tiến độ thực hiện

- Năm 2015: Tiến hành khảo sát xây dựng chương trình và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Từ năm 2016 đến năm 2020 tổ chức triển khai thực hiện.

2. Nhu cầu kinh phí

- Kinh phí thực hiện: 12.141.000.000 đồng (Mười hai tỷ một trăm bốn mươi mốt triệu đồng).

- Nguồn kinh phí thực hiện: do ngân sách thành phố cấp thuộc chi sự nghiệp thường xuyên hàng năm.

- Phân kỳ thực hiện:

Nội dung

Cộng

Nhu cầu kinh phí thực hiện theo năm (1.000 đồng)

2016

2017

2018

2019

2020

Hoạt động 1: Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng

5.748.500

1.851.500

1.704.500

1.751.500

159.500

281.500

Hoạt động 2: Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng xung kích cấp xã trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao

1.998.500

114.500

548.500

1.076.500

114.500

144.500

Hoạt động 3: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

4.394.000

844.400

923.400

831.400

923.400

871.400

Tổng cộng

12.141.000

2.810.400

3.176.400

3.659.400

1.197.400

1.297.400

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Thành phố trong lĩnh vực quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng đã và đang phát huy hiệu quả; đồng thời, nghiên cứu kiến nghị với Trung ương, Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, những cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền các cấp, của chủ rừng và của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; tăng cường sự phối hợp các lực lượng chức năng của thành phố và các tỉnh bạn trong hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản cho phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi có rừng lập kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý bảo vệ rừng; thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê rừng trên địa bàn Thành phố theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện “Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng”.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc tổng điều tra, kiểm kê đất lâm nghiệp; hướng dẫn đơn vị chủ rừng thực hiện rà soát, xác định và cắm mốc ranh giới ngoài thực địa diện tích đất lâm nghiệp được giao, được cấp.

3. Sở Tài chính:

Cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết, bố trí ngân sách sự nghiệp hàng năm cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) và Ủy ban nhân dân các huyện, quận nơi có rừng để triển khai thực hiện các nội dung Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

4. Bộ Tư lệnh Thành phố:

Chỉ đạo các đơn vị Quân đội trực thuộc, lực lượng Dân quân tự vệ tại các địa phương có rừng tăng cường phối hợp lực lượng Kiểm lâm, Công an và các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về việc Quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng.

5. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với những địa bàn có rừng và cây phân tán, tăng cường phối hợp tổ chức thực tập phương án chữa cháy, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện có rừng lập kế hoạch thực hiện “Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng xung kích tại địa phương cấp cơ sở và lực lượng tại chỗ”.

6. Công an Thành phố:

Chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ và Công an quận, huyện nơi có rừng phối hợp lực lượng Kiểm lâm tăng cường trong hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và điều tra, xử lý vi phạm.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch triển khai thực hiện “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đng về bảo vệ và phát triển rừng” trong đối tượng học sinh phổ thông, học sinh trung học cơ sở tại những địa phương có rừng.

8. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan báo đài của Thành phố có các chuyên trang, chuyên mục với nhiều hình thức phong phú đa dạng để tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân Thành phố nhất là những nơi có rừng về công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020.

9. Thành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố:

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch triển khai thực hiện “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng” trong đối tượng đoàn viên thanh niên.

10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi có rừng:

Chỉ đạo các phòng chức năng, y ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; lập kế hoạch thực hiện “Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán của cấp xã trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao” và phối hợp thực hiện các Chương trình trọng tâm có liên quan./.

 

KHÁI TOÁN, PHẦN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN "CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2016-2020"

(Kèm theo Quyết định số 766 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phHồ Chí Minh)

Nội dung

Cộng

Nhu cầu kinh phí thực hiện theo năm (1.000 đng)

Nguồn kinh phí

2016

2017

2018

2019

2020

Hoạt động 1: Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng

5.748.500

1.851.500

1.704.500

1.751.500

159.500

281.500

Ngân sách thành phố chi thường xuyên hàng năm

Hoạt động 2: Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng xung kích cấp xã trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao

1.998.500

114.500

548.500

1.076.500

114.500

144.500

Hoạt động 3: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

4.394.000

844.400

923.400

831.400

923.400

871.400

Tng cộng

12.141.000

2.810.400

3.176.400

3.659.400

1.197.400

1.297.400

 

BIỂU 1

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG 1 "NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG"
(Kèm theo Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Stt

Mục tiêu và nội dung chính

Sản phẩm

Chi phí thực hiện

Thời gian thực hiện

Tổng chi phí

Phân kỳ kinh phí thực hiện

Slượng

Đơn giá

Thành tiền

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG CỘNG

 

 

 

5.748.500

2016- 2020

5.748.500

1.851.500

1.704.500

1.751.500

159.500

281.500

I

Chi phí thực hiện

 

 

 

5.718.500

 

5.718.500

1.851.500

1.704.500

1.751.500

159.500

251.500

1

Cập nhật nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

Cơ sở dữ liệu, bản đồ hệ thống giao thông-thủy hệ, công trình phục vụ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy

 

 

500.000

5

500.000

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

1.1

Cp nhật dữ liệu công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng

5

50.000

250.000

5

250.000

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

1.2

Cp nhật dữ liệu công trình phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy

5

50.000

250.000

5

250.000

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

2

Đầu tư Phương tiện thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

 

 

 

4.645.000

1

4.645.000

1.600.000

1.545.000

1.500.000

0

0

2.1

Cano trang bị cho lực lượng Kiểm lâm tuần tra rừng

 

6

300.000

1.800.000

1

1.800.000

600.000

600.000

600.000

0

0

2.2

Thiết bị bay quay phim, chụp hình trên không

 

1

100.000

100.000

1

100.000

100.000

0

0

0

0

2.3

Xe chuyên dùng trang bị cho lực lượng Kiểm lâm phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng

 

3

900.000

2.700.000

1

2.700.000

900.000

900.000

900.000

0

0

2.4

Máy tính xách tay

máy

1

20.000

20.000

 

20.000

0

20.000

0

0

0

2.5

Thiết bị quay, chiếu phim cầm tay

bộ

1

25.000

25.000

 

25.000

0

25.000

0

0

0

3

Đào tạo tập hun

 

 

 

573.500

5

573.500

151.500

59.500

151.500

59.500

151.500

3.1

Lực lượng Kiểm lâm

50ng/lớp/năm

5

12.500

62.500

5

62.500

12.500

12.500

12.500

12.500

12.500

3.2

Lực lượng bảo vệ của chủ rừng

100ng/lớp/năm

5

23.500

117.500

5

117.500

23.500

23.500

23.500

23.500

23.500

3.3

Lực lượng phối hợp của địa phương có rừng

100ng/lớp/ năm

5

23.500

117.500

5

117.500

23.500

23.500

23.500

23.500

23.500

3.4

Học tập các mô hình BVR đơn vị tỉnh ban

40ng/năm

3

92.000

276.000

5

276.000

92.000

 

92.000

 

92.000

II

Chi phí khác

 

 

 

30.000

 

30.000

0

0

0

0

30.000

1

Hội nghị Tổng kết Hoạt động

Hội nghị/HĐ

1

30.000

30.000

1

30.000

0

0

0

0

30.000

 

BIỂU 2

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG 2 "NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ CÂY LÂM NGHIỆP TRỒNG PHÂN TÁN CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM VÀ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH CẤP XÃ TRONG VÙNG TRỌNG ĐIỂM NGUY CƠ CHÁY CAO"
(Kèm theo Quyết định số
766/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Stt

Mục tiêu và nội dung chính

Sản phẩm

Chi phí thực hiện

Thời gian thực hiện (năm)

Tổng chi phí

Phân kỳ kinh phí thực hiện

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG CỘNG

1.998.500

 

1.998.500

114.500

548.500

1.076.500

114.500

144.500

I

Chi phí thực hiện

 

 

 

1.968.500

 

1.968.500

114.500

548.500

1.076.500

114.500

114.500

1

Đào tạo, hun luyện nghiệp vụ nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng xung kích tại địa phương cấp cơ sở và lực lượng tại chỗ

lớp (100 học viên/lớp, thành phần: lực lượng kiểm lâm, lực lượng xung kích, lực lượng tại chỗ)

5

22.500

112.500

5

112.500

22.500

22.500

22.500

22.500

22.500

2

Đầu tư trang bị thay thế phương tiện đáp ứng yêu cầu cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy của địa phương cấp xã có rừng và cây phân tán nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao

1.580.000

2

1.580.000

0

526.000

1.054.000

0

0

2.1

Đầu tư trang bị thay thế phương tiện cho lực lượng Kiểm lâm

526.000

1

526.000

0

526.000

0

0

0

-

Máy bơm chuyên dùng PCCC TOHATSU V20

bộ

3

150.000

450.000

 

450.000

0

450.000

0

0

0

-

Vòi (Đức sản xuất)

cun

45

1.600

72.000

 

72.000

0

72.000

0

0

0

-

Lăng phun

chiếc

6

200

1.200

 

1.200

0

1.200

0

0

0

-

Khớp nối

chiếc

3

200

600

 

600

0

600

0

0

0

-

Ba chạt

chiếc

3

400

1.200

 

1.200

0

1.200

0

0

0

-

Trang phục bảo hộ: Giầy, nón bảo hộ

bộ

10

100

1.000

 

1.000

0

1.000

0

0

0

2.2

Đầu tư trang bị thay thế phương tiện cho lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy của địa phương cấp xã có rừng và cây phân tán nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao

1.054.000

1

1.054.000

0

0

1.054.000

0

0

-

Máy bơm chuyên dùng PCCC TOHATSU Y20

bộ

6

150.000

900.000

 

900.000

0

0

900.000

0

0

-

Vòi (Đức sản xuất)

cuộn

90

1.600

144.000

 

144.000

0

0

144.000

0

0

-

Lăng phun

chiếc

12

200

2.400

 

2.400

0

0

2.400

0

0

-

Khớp nối

chiếc

6

200

1.200

 

1.200

0

0

1.200

0

0

-

Ba chạt

chiếc

6

400

2.400

 

2.400

0

0

2.400

0

0

-

Trang phục bảo hộ: Giầy, nón bảo hộ

bộ

40

100

4.000

 

4.000

0

0

4.000

0

0

3

Học tập các mô hình PCCC đơn vị tỉnh bn

40ng/đợt/năm

3

92.000

276.000

3

276.000

92.000

0

0

92.000

92.000

II

Chi phí khác

 

 

 

30.000

 

30.000

0

0

0

0

30.000

1

Hội nghị Tổng kết Hoạt động

Hội nghị/HĐ

1

30.000

30.000

1

30.000

0

0

0

0

30.000

 

BIỂU 3

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG 3 "TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Stt

Mục tiêu và nội dung chính

Sản phẩm

Chi phí thực hiện

Thời gian

Tổng chi phí

Phân kỳ kinh phí thực hiện

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

2016

2017

2018

2019

2020

 

TỔNG CỘNG

4.394.000

 

4.394.000

844.400

923.400

831.400

923.400

871.400

I

Chi phí thực hiện

4.354.000

 

4.354.000

844.400

923.400

831.400

923.400

831.400

1

Xây dựng, thiết kế nội dung, in ấn tài liệu tuyên truyền: tờ bướm, áp phích, chương trình thi tìm hiểu về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

905.000

 

905.000

185.000

180.000

180.000

180.000

180.000

1.1

Xây dựng, thiết kế nội dung:

5.000

1

5.000

5.000

0

0

0

0

+

Nội dung Tờ bướm

mẫu

2

1.000

2.000

 

2.000

2.000

0

0

0

0

+

Nội dung Áp phích (Poster)

mẫu

3

1.000

3.000

 

3.000

3.000

0

0

0

0

1.2

In n:

 

 

 

900.000

5

900.000

180.000

180.000

180.000

180.000

180.000

+

Tờ bướm

tờ/năm

250.000

2

500.000

5

500.000

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

+

Áp phích (Poster)

tờ/năm

20.000

15

300.000

5

300.000

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

+

Chương trình thi tìm hiu về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

bộ

50.000

2

100.000

5

100.000

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

2

Tổ chức các hình thức tuyên truyền, vận động trong cộng đồng dân cư, học sinh thuộc địa bàn 25 xã, phường, thị trấn có rừng và cây phân tán

 

 

 

2.965.000

5

2.965.000

599.400

591.400

591.400

591.400

591.400

2.1

Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh công cộng và lưu động trên địa bàn 25 xã, phường, thị trấn nơi có rừng và cây phân tán

đợt/xã/năm

125

3.000

375.000

5

375.000

75.000

75.000

75.000

75.000

75.000

2.2

Tổ chức học sinh thi tìm hiểu về rừng với chủ đề “Rng, cây xanh với đời sống đô thị”

 

 

 

1.965.000

5

1.965.000

399.400

391.400

391.400

391.400

391.400

2.2.1

Xây dựng bộ đề thi, đáp án Chương trình thi tìm hiểu về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong học sinh

bộ

1

8.000

8.000

1

8.000

8.000

0

0

0

0

2.2.2

Tổ chức thi tìm hiểu về rừng với chủ đề “Rừng, cây xanh với đời sống đô thị”

trường

380

5.150

1.957.000

5

1.957.000

391.400

391.400

391.400

391.400

391.400

2.3

Tổ chức Hội trại chủ đ “Tui trẻ chung tay vì một thành phố xanh” và tổng kết trao giải

học sinh

1.250

500

625.000

5

625.000

125.000

125.000

125.000

125.000

125.000

3

Thực hiện phóng sự truyền hình

2 phóng s/năm

10

30.000

300.000

5

300.000

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

4

Học tập các mô hình Tuyên truyền đơn vị tỉnh bn

40ng/đợt/năm

2

92.000

184.000

2

184.000

0

92.000

0

92.000

0

II

Chi phí khác

 

 

 

40.000

 

40.000

0

0

0

0

40.000

1

Hội nghị Tổng kết Hoạt động

Hội nghị/HĐ

1

40.000

40.000

1

40.000

0

0

0

0

40.000

 

BIỂU 4

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định s
ố 766/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

STT

Mục tiêu và nội dung chính

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Hoạt động 1: "Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng"

1

Cập nhật nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Huyện Bình Chánh, Củ Chi và Quận 9

2

Đầu tư Phương tiện thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

3

Đào tạo tập huấn

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Công an Thành phố, Bộ tư lệnh Thành phố, Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và Quận 9

4

Học tập các mô hình bảo vệ rừng đơn vị tỉnh bạn

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Công an Thành phố, Bộ tư lệnh Thành phố, Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và Quận 9

Hoạt động 2: "Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng xung kích cấp xã trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao"

1

Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng xung kích tại địa phương cấp cơ sở và lực lượng tại chỗ

2016-2020

- Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố

Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

 

2

Đầu tư trang bị thay thế phương tiện đáp ứng yêu cầu cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy của địa phương cấp xã có rừng và cây phân tán nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9

 

3

Học tập các mô hình phòng cháy và chữa cháy rừng đơn vị tỉnh bạn

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Công an Thành phố, Bộ tư lệnh Thành phố, Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9

 

Hoạt động 3: "Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đng về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy và phát triển rừng"

 

1

Xây dựng, thiết kế nội dung, in ấn tài liệu tuyên truyền: bướm, áp phích, chương trình thi tìm hiểu về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

 

 

2

Tổ chức các hình thức tuyên truyền, vận động trong cộng đồng dân cư, học sinh thuộc địa bàn 25 xã, phường, thị trấn có rừng và cây phân tán

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Đài Phát thanh, các trường THCS thuộc các Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn và Quận 9

 

3

Tổ chức học sinh thi tìm hiểu về rừng với chủ đề “Rừng, cây xanh với đời sống đô thị”

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THCS thuộc các Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn và Quận 9

 

4

Tổ chức Hội trại chủ đề “Tuổi trẻ chung tay vì một thành phố xanh” và tổng kết trao giải

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THCS thuộc các Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cn Giờ, Hóc Môn và Quận 9

 

5

Thực hiện phóng sự truyền hình

2016-2020

-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Đài Truyền hình Thành phố

 

6

Học tập các mô hình Tuyên truyền đơn vị tỉnh bạn

2016-2020

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi Cục Kiểm lâm)

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THCS thuộc các Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn và Quận 9

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 5

DANH SÁCH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(K
èm theo Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của y ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Số TT

TÊN TRƯỜNG

ĐỊA CHỈ

1

BÌNH CHÁNH

B15/8 ấp 2 Xã Bình Chánh - Huyện Bình Chánh

2

ĐA PHƯỚC

A3/99 Quốc lộ 50, xã Đa Phước - Huyện Bình Chánh

3

ĐỒNG ĐEN

p 6, Xã Vĩnh Lộc A - Huyện Bình Chánh

4

GÒ XOÀI

Xã Bình Lợi - Huyện Bình Chánh

5

HƯNG LONG

p 3 Hưng Long - Huyện Bình Chánh

6

LÊ MINH XUÂN

G8/1 p 7, Xã Lê Minh Xuân - Huyện Bình Chánh

7

NGUYỄN THÁI BÌNH

S 9A đường s 2 khu Bình Hưng, Xã Bình Hưng - Huyện Bình Chánh

8

NGUYỄN VĂN LINH

KDC An Phú Tây, p 2, An Phú Tây- Huyện Bình Chánh

9

PHẠM VĂN HAI

3A28 Tỉnh lộ 10, ấp 3, Xã Phạm Văn Hai - Huyện Bình Chánh

10

PHONG PHÚ

D11/315 Trịnh Quang Nghị, Phong Phú- Huyện Bình Chánh

11

QUY ĐỨC

B 10/21, Đoàn Nguyễn Tuân, xã Qui Đức- Huyện Bình Chánh

12

TÂN KIÊN

D9/13D Dương Đình Cúc - p 4 - Xã Tân Kiên - Huyện Bình Chánh

13

TÂN NHỰT

E10/207B p 6 Tân Nhựt-Huyện Bình Chánh

14

TÂN QUÝ TÂY

16/18C ấp 4, xã Tân Quý Tây-Huyện Bình Chánh

15

TÂN TÚC

C1/3 Bùi Thanh Khiết - Khu phố 3 - Thị trấn Tân Túc - Huyện Bình Chánh

16

THGIỚI TRẺ EM

29, Đường số 3, Khu Trung Sơn, KP 4, xã Bình Hưng - Huyện Bình Chánh

17

VĨNH LỘC A

F7/31 p 6, Xã Vĩnh Lộc A - Huyện Bình Chánh

18

VĨNH LỘC B

Đường Lại Hùng Cường, Xã Vĩnh Lộc B - Huyện Bình Chánh

19

AN THỚI ĐÔNG

p An Đông, Xã An Thới Đông - Huyện Cần Giờ

20

BÌNH KHÁNH

p Bình An, Xã Bình Khánh - Huyện Cần Giờ

21

CẦN THẠNH

Khu phố Miếu Nhì, Xã Cần Thạnh - Huyện Cần Giờ

22

LONG HÒA

p Long Thạnh, Xã Long Hòa - Huyện Cần Giờ

23

LÝ NHƠN

p Lý Thái Bữu, Xã Lý Nhơn - Huyện Cần Giờ

24

TAM THÔN HIỆP

p An Hòa, Xã Tam Thôn Hiệp - Huyện Cần Giờ

25

THNH AN

p Thạnh Hòa, Xã Thạnh An - Huyện Cần Giờ

26

DOI LẦU

p Doi Lầu, Xã An Thới Đông - Huyện Cần Giờ

27

AN NHƠN TÂY

p Xóm Trại, Xã An Nhơn Tây - Huyện Củ Chi

28

AN PHÚ

p Phú Bình, Xã An Phú - Huyện Củ Chi

29

BÌNH HÒA

p 4B- Xã Bình Mỹ- Huyện Củ Chi

30

HÒA PHÚ

Tnh lộ 8, ấp 1, xã Hòa Phú - Huyện Củ Chi

31

NGUYỄN VĂN XƠ

p Bình Thượng 1, Xã Thái Mỹ - Huyện Củ Chi

32

NHUẬN ĐỨC

p Ngã Tư, Xã Nhuận Đức - Huyện Củ Chi

33

PHẠM VĂN CỘI

Đường Bùi Thị Điệt, ấp 3, Xã Phạm văn Cội - Huyện Củ Chi

34

PHÚ HÒA ĐÔNG

35, Nguyễn Thị Nê, p Phú Hòa, Xã Phú Hòa Đông - Huyện Củ Chi

35

PHÚ MỸ HƯNG

Ấp Phú Lợi, Xã Phú Mỹ Hưng - Huyện Củ Chi

36

PHƯỚC HIP

Ấp Phước Hòa, Xã Phước Hiệp - Huyện Củ Chì

37

PHƯỚC THNH

Ấp Chợ, Xã Phước Thạnh - Huyện Củ Chi

38

PHƯỚC VĨNH AN

Ấp 5, Xã Phước Vĩnh An - Huyện Củ Chi

39

TÂN AN HI

Xã Tân An Hội - Huyện Củ Chi

40

TÂN PHÚ TRUNG

Số 4, đường 77, ấp Đình, xã Tân Phú Trung - Huyện Củ Chi

41

TÂN THẠNH ĐÔNG

Tỉnh lộ 15, ấp 7 xã Tân Thạnh Đông - Huyện Củ Chi

42

TÂN THẠNH TÂY

Ấp 2, Xã Tân Thạnh Tây - Huyện Củ Chi

43

TÂN THÔNG HỘI

Ấp Hậu, Xã Tân Thông Hội - Huyện Củ Chi

44

TÂN TIẾN

Ấp Tân Tiến, Xã Tân Thông Hội - Huyện Củ Chi

45

THỊ TRN

Khu phố 5, TT Củ Chi - Huyện Củ Chi

46

THỊ TRN 2

Khu phố 7, TT Củ Chi - Huyện Củ Chi

47

TRUNG AN

Ấp An Bình, xã Trung An- Huyện Củ Chi

48

TRUNG LẬP

Đường 712, ấp Trung Bình, xã Trung Lập Thượng - Huyện Củ Chi

49

TRUNG LẬP HẠ

Ấp Xóm Mới, xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi

50

ĐẶNG CÔNG BỈNH

180 Bùi Công Trừng Ấp 1, xã Nhị Bình - Huyện Hóc Môn

51

ĐỖ VĂN DY

108 Ấp Tân Thới 2, Tân Hiệp - Huyện Hóc Môn

52

ĐÔNG THẠNH

Số 18, ấp 1, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn,

53

LÝ CHÍNH THNG 1

5/5 p Dân Thắng 2, Xã Tân Thới Nhì - Huyện Hóc Môn

54

NGUYỄN AN KHƯƠNG

66/6 Tổ 32 Khu Phố 3, Thị trấn Hóc Môn- Huyện Hóc Môn

55

NGUYỄN HỒNG ĐÀO

Đ .Nguyễn Văn Bứa, Ấp 1, Xuân Thới Sơn - Hóc Môn

56

PHAN CÔNG HỚN

18/6 Ấp Trung Lân, Xã Bà Điểm - Huyện Hóc Môn

57

TAM ĐÔNG 1

636 Trịnh Thị Miếng, Xã Thới Tam Thôn - Huyện Hóc Môn

58

TÂN XUÂN

Quốc lộ 22, p Tân Tiến, xã Tân Xuân - Huyện Hóc Môn

59

THỊ TRN

23 Lê Thị Hà,Thị trấn Hóc Môn - Huyện Hóc Môn

60

TÔ KÝ

12 Ấp Chánh 1 xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn

61

TRUNG MỸ TÂY

3A, Nguyễn nh Thủ, Trung Chánh - Huyện Hóc Môn

62

XUÂN THỚI THƯỢNG

35 Phan Văn Hớn, Xã Xuân Thới Thượng - Huyện Hóc Môn

63

ĐẶNG TẤN TÀI

Đường 128 khu phố 4 Phường Phước Long A Quận 9

64

HOA LƯ

Khu phố 2 - Quang Trung - Tăng Nhơn Phú B - Quận 9

65

HƯNG BÌNH

189 Nguyễn Xiển, Phường Long Thnh Mỹ - Quận 9

66

LONG BÌNH

p Bến Đò, Phường Long Bình - Quận 9

67

LONG PHƯỚC

18 Đường 6, Khu phố Long Thuận, Phường Long Phước, Quận 9

68

LONG TRƯỜNG

Nguyễn Duy Trinh - KP. Ông Nhiêu - P. Long Trường - Quận 9

69

PHÚ HỮU

Khu phố 1, Phường Phú Hữu, Quận 9

70

PHƯỚC BÌNH

02 Đường 22 - Phường Phước Bình - Quận 9

71

TÂN PHÚ

Đường Nam Cao, Phường Tân Phú - Quận 9

72

TĂNG NHƠN PHÚ B

Dương Đình Hội, Khu phố 3, F. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9

73

TRẦN QUỐC TOẢN

381 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9

74

TRƯỜNG THẠNH

3/1 đường 3, khu phố Phước Hiệp, Phường Trường Thạnh, Quận 9

 

BIỂU 6

CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số
766/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của y ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Stt

Quận, huyện / Phường, xã

I

Huyện Cn Giờ

1

An Thới Đông

2

Tam Thôn Hiệp

3

Thạnh An

4

Long Hòa

5

Lý Nhơn

6

Thị trn Cn Thạnh

II.

Huyện Bình Chánh

7

Lê Minh Xuân

8

Phạm Văn Hai

9

Vĩnh Lộc A

10

Vĩnh Lộc B

11

Bình Lợi

III.

Huyện Củ Chi

12

Phú Mỹ Hưng

13

Phước Vĩnh An

14

Tân An Hội

15

Phạm Văn Cội

16

Nhuận Đức

17

Thái Mỹ

18

Phước Hiệp

19

Tân Thông Hội

20

An Phú

IV.

Huyện Hóc Môn

21

Xuân Thới Thượng

22

Tân Thới Nhì

23

Xuân Thới Sơn

V.

Quận 9

24

Long Bình

25

Long Thạnh Mỹ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 766/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 phê duyệt “Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.671

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.18.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!