Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 749/QĐ-UBND 2020 Phương án phòng chống hạn gây ra thiếu nước sinh hoạt Phú Yên

Số hiệu: 749/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Trần Hữu Thế
Ngày ban hành: 11/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 749/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 11 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ NHIỄM MẶN GÂY RA THIẾU NƯỚC SINH HOẠT NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị s 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thtướng Chính phủ về triển khai các gii pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

Căn c Chthị s03/CT-UBND ngày 04/3/2020 của UBND tnh về triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tnh Phú Yên;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 113/TTr-SNN ngày 21/4/2020) và Phương án kèm theo.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên. (Chi tiết tại Phương án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ban ngành Hội, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phkhẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành, Hội, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành ph và Th trưng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điu 2;
- Bộ NNPTNT;
- TT T
nh ủy; TT HĐND tnh;
- TT Ủy ban MTTQVN t
nh;
- Đ
ài Phát thanh và Truyền hình;
- Báo Phú Yên;
- CT, các PCT UBND t
nh;
- Các PCVP UBND t
nh;
- Cổng TTĐT-
UBND tnh;
- Lưu: VT, KT, HgA
QD

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ NHIỄM MẶN GÂY RA THIẾU NƯỚC SINH HOẠT NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2020 của UBND tnh)

Phần thứ nhất

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Nhận định thời tiết và mực nước ở các sông trong năm 2020

Hiện tưng ENSO: Dự báo hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng trong khoảng 2-3 tháng tới, từ khoảng nửa cuối năm 2020 nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO 3.4 có xu hướng giảm dần nhưng vẫn có khả năng còn duy trì ở trạng thái trung tính.

Nhiệt độ nắng nóng: Nhiệt độ trung bình từ tháng 4-9/2020 trên phạm vi toàn quốc phbiến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0°C; số đợt nắng nóng có thxảy ra 7-9 đợt và có khả năng xut hiện 3-5 đợt nắng nóng kéo dài; các đt nắng nóng có khnăng tập trung từ tháng 4-8. Nhiệt độ không khí cao nhất có thể lên tới 40°C.

ng mưa: Khu vực Nam Trung Bộ trong tháng 4-5/2020 tiếp tục ít mưa và thiếu hụt so với TBNN cùng thời kỳ. Trong tháng 7 và tháng 8/2020, tng lượng mưa ở mức cao hơn TBNN từ 15-25%, riêng tháng 6 và tháng 9 mức xp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa vùng núi ph biến từ 300-500mm, vùng ven biển phổ biến từ 200-400mm, lưu lượng dòng chảy và mực nước trên các sông, suối trong tỉnh ở mức thp hơn so với mức trung bình nhiều năm cùng kỳ và thấp như năm 2019. Tình hình thiếu nước, khô hạn là rt lớn, có nguy cơ gây ra thiếu nước sinh hoạt cục bộ tại một số địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Thực trạng và mức độ ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra

Liên tục trong những năm từ 2015 đến 2019 nắng hạn kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 9, các đợt nắng nóng kéo dài đã gây ra hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên diện rộng. Trong khi đó, các công trình cp nước nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh hu hết có quy mô nh, chđáp ứng một phần nhu cầu cp nước của người dân nông thôn trong vùng dự án, còn lại đa sngười dân nông thôn vẫn còn sử dụng các hình thức lấy nước bng giếng khoan, giếng đào; mỗi giếng thường phục vụ từ một hộ đến vài hộ gia đình xung quanh (gọi là giếng làng), nhưng lại thường bị khô cạn ngun nước trong mùa nng, nên đã gây ra nhiu khó khăn đời sống của bà con nhân dân, đặc biệt các vùng núi, ven bin cụ thể việc thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau:

- Trong năm 2015, hơn 9.952 hộ thiếu nước sinh hoạt; tổng kinh phí đã htrợ khắc phục thiếu nước sinh hoạt là 6.724.750.000 đng (Sáu tỷ, bảy trăm hai mươi bn triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chn).

- Trong năm 2016, hơn 10.078 hộ thiếu nưc sinh hoạt (các huyện: Đồng Xuân-1.484 hộ, Tuy An-1.460 hộ, Sơn Hòa-2.050 hộ, Phú Hòa-643 hộ, Tây Hòa-459 hộ, Đông Hòa-96 hộ, Sông Hinh-334 hộ; thị xã Sông Cầu-3.250 hộ và thành phTuy Hòa-302 hộ). Tổng kinh phí đã hỗ trợ khắc phục là 5,6 tđồng (Năm tỷ, sáu trăm triệu đồng; gồm các huyện: Đồng Xuân-860 triệu đng, Tuy An-990 triệu đồng, Sơn Hòa-900 triệu đồng, Phú Hòa-230 triệu đồng, Tây a-640 triệu đng, Đông Hòa-170 triệu đồng; Sông Hinh-140 triệu đồng; thị xã Sông Cu-1.450 triệu đồng và thành phố Tuy Hòa-220 triệu đng).

- Trong năm 2017, các địa phương đã xây dựng phương án và đề xuất kinh phí trong công tác khắc phục việc thiếu nước sinh hoạt với tng kinh phí là 14.869.800.000 đồng (Mười bn tỷ, tám trăm sáu mươi chín triệu, tám trăm ngàn đồng; gồm huyện: Sơn Hòa-2.500.000.000 đồng, Sông Hinh-1.926.000.000 đng, Tây Hòa-1.200.000.000 đồng, Đông Hòa-40.000.000 đồng. Phú Hòa- 1.780.000.000 đồng, Tuy An-5.028.800.000 đồng; thị xã Sông Cu-2.145.000.000 đồng và thành ph Tuy Hòa-250.000.000 đồng).

- Trong năm 2018, hơn 7.089 hộ thiếu nước sinh hoạt (các huyện: Sơn Hòa-1.228 hộ, Đồng Xuân-622 hộ, Sông Hinh-724 hộ, Tây Hòa-492 hộ, Tuy An-1.923 hộ, Phú Hòa-1.067 hộ và thị xã Sông Cầu-1.033 hộ). Tổng kinh phí các địa phương đề xuất htrợ: 30.688 triệu đồng (Ba mươi t sáu trăm tám mươi tám triệu đồng; gồm các huyện, thị xã: Sơn Hòa-2.500 triệu đồng; Đng Xuân-1.443 triệu đồng; Sông Hinh-980 triệu đồng; Tây Hòa-626 triệu đồng, Tuy An-2.200 triệu đồng; Phú Hòa-4.239 triệu đng; thị xã Sồng Cu-18.700 triệu đng).

- Trong năm 2019, hơn 10.024 hộ thiếu nước sinh hoạt (các huyện: Đồng Xuân-1.855 hộ/5.240 người, Tuy An-4.040 hộ/17.372 người, Sơn Hòa-850 hộ/3.972 người, Sông Hinh-344 hộ, Tây Hòa-1.416 hộ; th xã Sông Cu-847 hộ/3.844 người và thành phTuy Hòa-852 hộ/3.508 người); htrợ chnước (mua nước) cấp cho nhân dân thiếu nước: 7.160 hộ (gồm các huyện: Tuy An, Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh và thị xã Sông Cầu). UBND tnh đã báo cáo Trung ương xin hỗ trợ 11.896.000.000 đồng (Mười một tỷ tám trăm chín mươi sáu triệu đồng) và đxuất hỗ trợ đthực hiện đầu tư một số công trình cấp nước tập trung: là 13.000.000.000 đồng (Mười ba tỷ đồng).

3. Sự cần thiết phải lập Phương án khắc phục trong năm 2020

Trên cơ sở dự báo về tình hình khí tượng thủy văn năm 2020 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và thực trạng hạn hán đã gây ra thiệt hại nặng nở địa phương liên tục trong nhng năm gần đây; đồng thời theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, việc sử dụng thường xuyên và lâu dài ngun nước không đảm bảo an toàn có thể sẽ nh hưng không tt đến sức khỏe của người dân; do đó, cn thiết phải xây dựng phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn tỉnh, nhằm để các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân tích cực, chủ động huy động nhiều nguồn lực, tiềm lực, phương tiện,... kịp thời ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra trong năm 2020 đhạn chế ti đa các tác động xu nh hưởng đến sức khỏe, đời sng của người dân do thiếu nước sinh hoạt gây ra và giảm thiu thiệt hại trong sản xuất; giữ n định cuộc sống cho người dân góp phần phát trin kinh tế-xã hội của địa phương.

Phần thứ hai

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Nội dung và định mức khắc phục thiếu nước sinh hoạt

- Nội dung công việc hỗ trợ để khắc phục việc thiếu nước sinh hoạt: Sửa chữa các công trình chống hạn đã được xây dựng từ năm 2015 đến năm 2019; khơi sâu thêm giếng đào, có thể kết hợp giếng khoan bên trong lòng giếng đào để khai thác nguồn nước ngầm tồn tại sâu trong lòng đất; đào mới các giếng và hthu nước khu vực ven sông suối; bơm dẫn nước bng đường ng tạm thời từ nơi còn nguồn nước đến điểm công cộng để nhân dân đến lấy nước; chuyên chở nước đến nơi hạn hán (thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 186/NS ngày 04/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phòng chống, khắc phục hạn hán); hỗ trợ tiền điện cho bà con nhân dân dùng chung giếng khoan.

- Điều kiện hỗ trợ việc thiếu nước sinh hoạt do hạn hán, xâm nhập mặn: Khi xảy ra nắng hạn, nguồn nước tại các khu dân cư đang sdụng bị khô cạn không đủ với nhu cầu ti thiu 15 lít/người/ngày; đối với giếng đào số lượng người sdụng khong 400 người/giếng đi với các giếng còn lưu lượng khai thác trung bình 12,5 lít/phút (khoảng 0,75m3/giờ); đi với khoảng cách mà người dân phải đi ly nước phục vụ cho ăn, ung trên 500 mét (áp dụng Sổ tay dự án Sphere 2011-Hiến chương Nhân đạo và các Tiêu chuẩn tối thiu trong cứu trợ nhân đạo).

- Định mức để hỗ trợ: Khi hạn hán gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong thời gian từ 10 đến 15 ngày thì mức hỗ trợ nhu cầu tối thiu về nước ăn, uống của mỗi cá nhân trong cộng đồng là 15 lít/người/ngày; thời gian kéo dài cho 15 ngày tiếp theo thì mức hỗ trợ nhu cu tối thiu về nước ăn, ung và vệ sinh của mỗi cá nhân trong cộng đồng là 20 lít/người/ngày; thời gian kéo dài cho đến 30 ngày tiếp theo (tháng th2) thì mức hỗ trợ nhu cầu tối thiu vnước ăn, ung và vsinh của mi cá nhân trong cộng đồng là 25 lít/người/ngày; tiếp tục sau thời gian tiếp theo (từ tháng thứ 3 tr lên) thì mc hỗ trợ nhu cầu tối thiu về nước ăn, ung và vệ sinh của mỗi cá nhân trong cộng đồng là 40 lít/người/ngày (áp dụng Sổ tay dự án Sphere 2011-Hiến chương Nhân đạo và các Tiêu chuẩn tối thiu trong cứu trợ nhân đạo).

2. Kịch bản xây dựng Phương án phòng, chống hạn thiếu nước sinh hoạt năm 2020 (theo số liệu hạn, thiếu nước của năm 2019)

2.1. Trên địa bàn huyện Sơn Hòa: Có 850 hộ/3.972 người thiêu nước sinh hoạt (gồm: Buôn Gia Trụ, Ma Y, Tân Hải xã Phước Tân; Buôn Ma Lăng, Ma Đỉa, Ma Thin xã Cà Lúi; buôn Độc Lập A, Thanh Minh, Độc Lập C xã Ea Chà Rang; thôn Tân Hiệp, Tân Hợp xã Sơn Hội và các thôn Hòa Bình, Hòa Thuận, Hòa Nghĩa, Hòa Trinh, Hòa Ngãi xã Sơn Định; thôn Ma Gú, Hoàn Ông, Tân Hòa, Tân Hin xã Sơn Phước).

Phương án: Khoan mới 17 giếng, đào giếng mới 20 cái và đào sâu thêm giếng 87 cái (sliệu theo Báo cáo s 838/UBND ngày 31/10/2019 của UBND huyện Sơn Hòa).

2.2. Trên địa bàn huyện Đồng Xuân: Có 1.855 hộ/5.240 người thiếu nước sinh hoạt (gồm 5 xã: Đa Lộc-46 hộ/143 người; Xuân Quang 1-345 hộ/1031 người; Xuân Quang 2-686 hộ/1.721 người; Xuân Quang 3-115 hộ/312 người; Xuân Lãnh-341 hộ/955 người).

Phương án: Khoan mới 04 giếng (sliệu theo Báo cáo số 1378/UBND-NN ngày 02/10/2019 của UBND huyện Đồng Xuân).

2.3. Trên địa bàn huyện Tuy An: Khoảng 4.040 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: An Nghiệp 102 hộ; An Xuân 262 hộ; An Lĩnh 195 hộ; An Thọ 23 hộ; An Chấn 70 hộ; An Mỹ 53 hộ; An Hòa 1.258 hộ; An Hải 136 hộ; An Thạch 13 hộ; An Cư 1.172 hộ; An Hiệp 706 hộ và thị trấn Chí Thạnh 50 hộ). Trong đó, có: 04 công trình cấp nước tập trung nông thôn bị thiếu nước; giếng đào bị khô cạn 1.560 cái; giếng khoan bị khô cạn thiếu nước 230 cái. Ngân sách huyện đã chi htrợ 375 triệu đồng vận chuyển nước cho 3.580 hộ.

Phương án: Khoan mới 08 giếng (sliệu theo Báo cáo s 289 ngày 24/9/2019 của UBND huyện Tuy An).

2.4. Trên địa bàn huyện Sông Hinh: Có 344 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: Ea Trol có 50 hộ; Sơn Giang có 54 hộ; Ea Bar có 240 hộ).

Phương án: Khoan mới 04 giếng, đào giếng mới 01 cái và đào sâu thêm giếng 03 cái (số liệu theo Báo cáo s 224/BC-UBND ngày 10/6/2019 của UBND huyện Sông Hinh).

2.5. Trên địa bàn huyện Tây Hòa: 1.416 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: Hòa Mỹ Tây, Hòa Phú, Hòa Tân Tây có 196 hộ; Hòa Thịnh có 1.220 hộ).

Phương án: Khoan mới 08 giếng, đào giếng mi 98 cái (sliệu theo Báo cáo s 415 ngày 17/9/2019 của UBND huyện Tây Hòa).

2.6. Trên địa bàn thị xã Sông Cầu: Hơn 1.373 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: Xuân Lộc 18 hộ; Xuân bình 48 hộ; Xuân Phương 256 hộ; Xuân Lâm 94 hộ; Xuân Cảnh 254 hộ; Xuân Thọ 1-66 hộ; Xuân Thọ 2-41 hộ; Xuân Thịnh 420 hộ; phường Xuân Đài 176 hộ). Ngân sách thị xã đã chi htrợ 850 triệu đồng.

Phương án: Khoan mới 17 giếng; đào mới 05 giếng (số liệu theo Báo cáo số 289 ngày 24/9/2019 của UBND thị xã Sông Cầu).

2.7. Trên địa bàn thành Phố Tuy Hòa: Có 52 hộ thiếu nước sinh hoạt (10 xóm nhà thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến) (số liệu theo Báo cáo s54/BC-KT ngày 23/9/2019 của UBND thành ph Tuy Hòa).

Phương án: Khoan mới 10 giếng.

2.8. Trên địa bàn huyện Phú Hòa: Có 215 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Phương án: Đào sâu thêm 15 giếng.

2.9. Trên địa bàn huyện Đông Hòa: Có khoảng 135 hộ thiếu nước sinh hoạt (xã Hòa Thành: 65 hộ; xã Hòa Tân Đông: 25 hộ; xã Hòa Xuân Tây: 25 hộ; xã Hòa Xuân Nam: 20 hộ) (theo Văn bản s 774/UBND-NN ngày 10/3/2020 của UBND huyện Đông Hòa tham gia góp ý phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020).

Đầ xuất phương án: Khoan mới 02 giếng, đào sâu thêm 03 giếng. Riêng đề xuất mở rộng mạng lưới cấp nước sạch xã Hòa Xuân Tây và lp đặt, đấu nối hệ thống nước sạch cho 02 xã (Hòa Thành, Hòa Tân Đông) là không thuộc đối tượng hỗ trợ, địa phương xem xét tự bố trí kinh phí để đầu tư.

3. Kinh phí thực hiện

3.1. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương htrợ (nếu có).

- Nguồn kinh phí ngân sách tnh hỗ trợ các địa phương theo quy định.

- Nguồn kinh phí của các địa phương hỗ trợ.

- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

3.2. Phương án phòng, chống hạn năm 2020

Trên cơ sở đề xuất của các địa phương đkhắc phục việc nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2020, cần thiết phải thực hiện: 61 giếng khoan mới; 68 giếng đào mới; 52 túi chứa nước dự trữ và bn cha nước; sửa chữa các công trình chống hạn các năm trước đã xây dựng; vận chuyển nước ở một skhu vực không thể khoan và đào giếng mới.

Để giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt trong năm 2020 trước mắt và lâu dài theo thứ tự ưu tiên giải quyết trong năm 2020, Phương án chia ra làm các giai đoạn thực hiện:

- Giai đoạn ưu tiên 1: Thực hiện giải pháp khoan mới 16 giếng nước, 08 túi dự trnước và 11 bồn chứa nước ở các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt và hiện nay đã xảy ra thiếu nước sinh hoạt cho nhiu hộ dân, gm 06 xã thuộc 04 huyện và thị xã Sông Cầu (chi tiết như Mục A Phụ lục 2). Dự kiến thực hiện trong tháng 5 năm 2020.

- Giai đoạn ưu tiên 2: Thực hiện giải pháp khoan mới 13 giếng và đào thêm 11 giếng nước, 06 túi dự trữ nước và 04 bồn chứa nước các khu vực khi xảy ra thiếu nước sinh hoạt do nắng hạn kéo dài thuộc 05 huyện, thị xã Sông Cu, thành phTuy Hòa và hỗ trợ kinh khí vận chuyển nưc các khu vực thiếu nước không thể khoan hoặc đào thêm giếng (chi tiết như Mục B Phụ lục 2). Dự kiến thực hiện trong tháng 6 năm 2020.

- Giai đoạn ưu tiên 3: Thực hiện giải pháp khoan mới 32 giếng và đào thêm 57 giếng nước, 30 túi dự trnước và 06 bồn chứa nước ở các khu vực khi xảy ra thiếu nước sinh hoạt do nắng hạn kéo dài thuộc 07 huyện, thị xã Sông Cầu, thành ph Tuy Hòa và hỗ trợ kinh khí vận chuyển nước các khu vực thiếu nước không thể khoan hoặc đào thêm giếng (chi tiết như Mục C Phụ lục 2) Dự kiến thực hiện trong tháng 5 năm 2020.

Phần thứ ba

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giải pháp phi công trình

a) Công tác truyền thông: Các tổ chức chính trị-xã hội và chính quyền địa phương các cp phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ ngun nước, bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm hợp lý nguồn nước trong điều kiện khó khăn; chia snguồn nước sinh hoạt trong điều kiện hạn hán xảy ra.

b) Công tác chỉ đạo, điều hành: UBND các cấp phân công nhiệm vụ các bộ phận chuyên môn phải thường xuyên bám sát cơ s, tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình nguồn nước hạ thấp, đánh giá khả năng cấp nước với nhu cầu sử dụng nước của người dân; đánh giá thực tại, dự báo thời gian xảy ra thiếu nước sinh hoạt; đxuất các giải pháp cấp bách và báo cáo để UBND chỉ đạo tchức thực hiện kịp thời, giảm thiu ti đa thiệt hại; đồng thời chđạo các đơn vị thường xuyên thng kê nguồn nước bị khô cạn, shộ thiếu nước sinh hoạt để báo hàng tuần về SNông nghiệp và PTNT; UBND tỉnh chỉ đạo các nhà máy thủy điện điu tiết ngun nước hợp lý để hạ du không bị thiếu nước.

c) Về giải pháp khắc phục trước mt:

- Vận động người dân tăng cường sử dụng trang thiết bị trữ nước hộ gia đình; hỗ trợ các gia đình chính sách, người già neo đơn, hộ nghèo dụng cụ chứa nước hộ gia đình những khu vực xảy ra hạn hán, thiếu nước sinh hoạt.

- Các đơn vị quản lý công trình cấp nước nông thôn tập trung khẩn trương tổ chức thực hiện cải tạo công trình thu ở nhng công trình cấp nước bị thay đi dòng chy màc không vào nguồn thu được; kéo ng tạm thời cấp nước đến điểm công cộng để người dân đến lấy nước khi khoảng cách đi lại q 500m đối với nhng công trình còn khả năng cung cấp nước; nạo vét sâu thêm giếng đào đã có (có thể kết hợp giếng khoan trong giếng đào) hoặc đào thêm giếng mới ở nhng vị trí có khả năng cha nước, khoan thêm giếng mới để người dân đến lấy nước sinh hoạt.

d) Giải pháp vận chuyển nước:

Nhu cầu về nước sạch là điều kiện trở nên sống còn đối với cuộc sống của người dân ở những vùng khan hiếm nước; hiện nay, các địa phương đu tập trung đề xuất gii pháp khoan và đào thêm giếng mới đkhắc phục việc thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong khi xảy ra hạn hán; tuy nhiên, qua theo dõi các năm liên tục sử dụng loại hình khai thác này thì giá thành đu tư cũng không rẻ và tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tnh không phong phú nên slượng các giếng khoan, giếng đào về mùa mưa nước còn tạm đủ dùng cho mỗi hộ còn vmùa khô do mực nước ngầm hạ thấp các giếng chỉ khai thác được rất ít, nhiều giếng không thể bơm hút nước.

Do đó, giếng khoan cũng ch là gii pháp tình thế trong khi ch các công trình cấp nước tập trung, nhưng trong giai đoạn hiện nay ngân sách chưa có khả năng thực hiện đầu tư ngay các công trình cấp nước tập trung để giải quyết căn cơ nguồn nước sinh hoạt cho người dân ở những vùng thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt khi nắng hạn xảy ra; trong giai đoạn này nên giao nhiệm vụ cho các địa phương xây dựng kế hoạch và tchức lựa chọn nhà thu (hoặc đặt hàng theo dịch vụ công) để thực hiện giải pháp: Sử dụng phương tiện chở nước sạch đến cấp nước thường xuyên cho người dân và có thu tiền sử dụng nước cho đến khi đầu tư được công trình cấp nưc; trong đó, STài chính chủ trì phi hợp các Sđể tham mưu UBND tỉnh ban hành giá thu tiền nước của người dân và mức hỗ trợ cp bù tngân sách cho đơn vị vận chuyển nước phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.

2. Các giải pháp công trình

- Tranh thnguồn vốn htrợ của Ngân hàng thế giới để thực hiện đầu tư bằng được các công trình cấp nước nông thôn tập trung có tính bn vững, ít chịu tác động của yếu tkhí hậu, nhất là các công trình đã được ghi vào danh mục đu tư giai đoạn 2021-2025, như là Dự án Srem và các dự án đã đăng ký sử dụng vn nước ngoài giai đoạn 2021-2025.

- UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương ưu tiên lồng ghép nguồn vn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các ngun vn hợp pháp khác đxây dựng công trình cấp nước có quy mô liên xã, liên huyện đảm bảo cp nước bn vng; báo cáo HĐND tỉnh bố trí kinh phí để đầu tư các công trình cấp nước ở những khu vực khó khăn về nguồn nước, vùng đồng bào dân tộc thiu số và đưa danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 một số công trình trình cp nước nông thôn ở những khu vực không thể kêu gọi đầu tư.

- Vận dụng cơ chế chính sách của Trung ương để thúc đy công tác xã hội hóa trong lĩnh vực nước sạch nông thôn theo Đề án kêu gọi đu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2017-2025 kèm theo Quyết định s 1948/QĐ-UBND ngày 04/10/2017; có chính sách kêu gọi người dân đóng góp kinh phí để đầu tư công trình cp nước.

- Kiến nghị Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có chính sách cho nhà đầu tư vay nguồn vốn ưu đãi để đầu tư công trình nước sạch cho người dân nông thôn.

- Tăng cường phát triển nguồn nước bằng phương án hỗ trợ xây dựng các hồ chứa nước quy mô nhỏ.

3. Phương thức tổ chức thực hiện

- UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các địa phương chđộng theo dõi chặt diễn biến nguồn nước, dự báo nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và thành lập Hội đồng tại địa phương khi xy ra hạn đxác định: Thời gian bị hạn, shộ bị thiếu nước sinh hoạt, nhu cu kinh phí, phương án khắc phục,... UBND các huyện, thị xã và thành ph chđộng triển khai thực hiện từ nguồn ngân sách dự phòng của địa phương, tránh để người dân bị thiếu nước sinh hoạt, gây mất an ninh ở địa phương. Đồng thời báo cáo hàng Tuần về Sở Nông nghiệp và PTNT đ tng hợp báo cáo UBND tỉnh và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng tuần theo quy định, trên cơ stổng hợp, báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phân bkinh phí hỗ trợ chống hạn cho các địa phương. UBND các huyện, thị xã, thành phchịu trách nhiệm v sliệu báo cáo và lập thủ tục quyết toán kinh phí chống hạn theo quy định hiện hành.

- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ khả năng cân đi ngân sách, tham mưu UBND tỉnh btrí kinh phí để đảm bảo thực hiện Phương án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đu tư công.

- SY tế có trách nhiệm giám sát chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại các địa phương và kiểm soát dịch bệnh khi xảy ra thiếu nước sinh hoạt; bên cạnh đó, chức năng quan trọng khác là tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân có thói quen, hành vi sử dụng nước hợp vệ sinh trong đời sng hàng ngày đđảm bảo và nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng năng lực, chun bị sẵn các phương tiện, dụng cụ và có phương án can thiệp kịp thời khi xảy ra dịch bệnh do thiên tai.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi diễn biến nguồn nước, phối hợp các S, Ban ngành và địa phương kiểm tra, đánh giá nguồn nước và hướng dẫn các địa phương khai thác nguồn nước hp lý khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.

- Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, kiểm tra, hướng dn, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt; hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình; chủ động làm việc với các đơn vị quản lý hồ chứa nước cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước cho sinh hoạt khi xảy ra hạn, xâm nhập mặn. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh nhu cầu htrợ phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh; phi hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ về thiệt hại và nhu cu hỗ trợ để địa phương khắc phục.

Trên đây là Phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh yêu cầu các S, ban, ngành có liên quan và địa phương nghiêm túc thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1.

VỊ TRÍ VÀ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN DO CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐỀ XUẤT NĂM 2020

TT

Tên địa phương (xã/ phường/thị trn)

Dự kiến các gii pháp chống hạn

Giếng khoan mới

Giếng đào mới

Giếng đào sâu thêm

Túi nhựa trữ nước

Bồn chứa nưc

Htrợ kinh phí

I

Huyện Đồng Xuân

08

0

0

04

08

 

1

Xã Đa lộc

02

 

 

 

02

 

2

Xã Xuân Lãnh

03

 

 

 

03

 

3

Xã Xuân Quang 1

01

 

 

 

01

 

4

Xã Xuân Phước

01

 

 

 

01

 

5

Phú Mỡ

01

 

 

 

01

 

II

Huyện Sông Hinh

04

20

0

02

 

 

1

Xã Ea Bar

 

 

 

02

 

Tiền điện bơm nước giếng khoan dùng chung bể chứa công cộng

2

Xã Ea Bar, xã Ea Trol, Sơn Giang, xã Đức Bình Đông

 

 

 

 

 

3

Xã Sơn Giang

 

20

 

 

 

 

4

Xã Sơn Giang, xã Ea Bar

04

 

 

 

 

 

5

Xã Đức Bình Đông, xã Sông Hinh, xã Ea Bá, xã Ea Lâm, xã Ea Ly

 

 

 

 

 

Khơi thông dòng các công trình cấp nước tập trung

III

Huyện Tuy An

06

10

0

08

04

 

1

Xã An Cư

01

 

 

 

 

 

2

Xã An Hòa

01

 

 

 

 

 

3

Các xã An Lĩnh, An Thọ,

04

10

 

 

04

 

4

Các xã: An Hiệp, An Hòa, An Mỹ.

 

 

 

 

 

Hỗ trợ kinh phí mua nước

5

Hệ thống cấp nước tập trung (Tam Giang)

 

 

 

 

 

Kéo dài tuyến ống 3.000m

IV

Thị xã Sông Cầu

10

05

0

07

03

 

1

Xã Xuân Lộc (Hóc Bầu thôn Thạch Khê)

01

 

 

 

 

 

2

Xã Xuân Bình (Bến Đò thôn Tuyết Diêm; Thôn Bình Thạnh Nam)

02

 

 

 

02

 

3

Xã Xuân Phương (thôn: Lệ Uyên, Dân Phú 2, Phú Mỹ, Trung Trinh)

03

03

 

 

 

 

4

Xã Xuân Lâm (thôn: Binh Nông, Cao Phong)

01

 

 

 

01

 

5

Xuân Cnh (công trình cấp nước tập trung)

02

 

 

 

 

 

6

Xã Xuân Thọ 1 (thôn: Phương Lưu-công trình cấp nước tập trung (GK); Chánh Nam)

01

01

 

 

 

 

7

Xã Xuân Thọ 2 (thôn Hào Danh)

 

01

 

 

 

 

V

Thành ph Tuy Hòa

04

0

0

03

0

 

1

Xã Hòa Kiến

04

 

 

 

 

 

2

Xã Bình Ngọc

 

 

 

 

 

Hỗ trợ kinh phí mua nước

3

Bình kiến

 

 

 

 

 

VI

Huyện Sơn Hòa

17

20

0

10

03

 

1

Xã Sơn Phước

01

03

 

 

 

 

2

Xã Sơn Định

02

 

 

 

 

 

3

Xã Phước Tân

03

04

 

 

03

 

4

Xã Ea Chà Rang

02

02

 

 

 

 

5

Cà Lúi

03

03

 

 

 

 

6

Xã Sơn Hội

02

02

 

 

 

 

7

Xã Sơn Nguyên

01

03

 

 

 

 

8

Sơn Xuân

01

 

 

 

 

 

9

Xã Sơn Long

01

 

 

 

 

 

10

Xã Krông Pa

01

03

 

 

 

 

VII

Huyện Phú Hòa

02

0

 

02

 

 

VIII

Huyện Tây Hòa

08

10

 

06

 

 

IX

Huyện Đông Hòa

02

03

 

02

03

 

1

Các xã Hòa Thành, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam

02

03

 

 

03

 

 

Tổng cộng

61

68

0

44

21

 

 

PHỤ LỤC 2.

SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2020-THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN

TT

Tên địa phương (xã/phường/thị trấn)

Dự kiến các giải pháp chống hạn

Giếng khoan mi

Giếng đào mi

Giếng đào sâu thêm

Túi nhựa trnước

Bồn chứa nước

Hỗ tr kinh phí

A

Giai đoạn ưu tiên 1

16

0

0

08

11

 

I

Huyện Đồng Xuân

 

 

 

 

 

 

1

Xã Đa lộc

02

 

 

 

02

 

2

Xuân Lãnh

03

 

 

 

03

 

II

Huyện Tuy An

 

 

 

 

 

 

3

Xã An Lĩnh

03

 

 

03

03

 

III

Thị xã Sông Cầu

 

 

 

 

 

 

4

Xã Xuân Cảnh (công trình CN tập trung)

02

 

 

 

 

 

IV

Huyện Sơn Hòa

 

 

 

 

 

 

5

Xã Phước Tân

03

 

 

02

03

 

V

Huyện Tây Hòa

 

 

 

 

 

 

6

Hòa Mỹ Tây

03

 

 

03

 

 

B

Giai đoạn ưu tiên 2

13

11

0

06

04

 

I

Huyện Đồng Xuân

 

 

 

 

 

 

1

Xã Xuân Quang 1

01

 

 

 

01

 

2

Xã Phú Mỡ

01

 

 

 

01

 

II

Huyện Sông Hinh

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ea Bar

 

 

 

 

 

Tin điện bơm ớc giếng khoan dùng chung b cha công cng

4

Xã Ea Bar, xã Ea Trol, Sơn Giang, xã Đc Bình Đông

 

 

 

 

 

5

Xã Đức Bình Đông, xã Sông Hinh, xã Ea Bá, xã Ea Lâm, xã Ea Ly

 

 

 

 

 

Khơi thông dòng các công trình cấp nước tập trung

III

Huyện Tuy An

 

 

 

 

 

Hỗ trợ kinh phí mua nước

6

Xã An Cư

 

 

 

 

 

7

Xã An Hòa

01

01

 

 

 

8

Các xã: An Hiệp, An Chấn

 

02

 

 

 

IV

Thị xã Sông Cầu

 

 

 

 

 

 

9

Xã Xuân Bình (bến đò thôn Tuyết Diêm; thôn Bình Thạnh Nam)

02

 

 

 

02

 

10

Xã Xuân Thọ 1 (thôn Phương Lưu: Công trình cấp nước tập trung)

01

01

 

02

 

Htrợ kinh phí mua nước

11

Xã Xuân Thọ 2 (thôn Hảo Danh)

 

01

 

01

 

 

V

Thành phố Tuy Hòa

 

 

 

 

 

 

12

Xã Hòa Kiến

02

 

 

 

 

 

VI

Huyện Sơn Hòa

 

 

 

 

 

 

13

Xã Sơn Phước

01

03

 

03

 

 

14

Xã Sơn Hội (các công trình cấp nước tập trung)

03

02

 

 

 

 

VIII

Huyện Tây Hòa

 

 

 

 

 

 

15

Hòa Tân Tây

01

01

 

 

 

 

C

Giai đoạn ưu tiên 3

32

57

0

30

06

 

I

Huyện Đồng Xuân

 

 

 

 

 

 

4

Xã Xuân Phước

01

 

 

 

01

 

II

Huyện Sông Hinh

0

 

 

 

 

 

1

Xã Ea Bar

 

 

 

 

02

Tiền điện bơm nước giếng khoan dùng chung bể chứa công cộng

2

Xã Ea Bar, xã Ea Trol, Sơn Giang, xã Đức Bình Đông

 

 

 

 

 

3

Xã Sơn Giang

 

20

 

 

 

 

III

Huyện Tuy An

 

 

 

 

 

 

3

Xã An Thọ

01

 

 

 

01

 

IV

Sông Cầu

 

 

 

 

 

 

1

Xã Xuân Lộc (Hóc Bầu thôn Thạch Khê)

01

 

 

01

 

 

3

Xã Xuân Phương (thôn: Lệ Uyên, Dân Phú 2, Phú Mỹ, Trung Trinh)

03

03

 

05

 

 

4

Xã Xuân Lâm (thôn: Bình Nông, Cao Phong)

01

 

 

01

01

 

6

Xã Xuân Thọ 1

01

01

 

01

 

 

V

Thành phố Tuy Hòa

 

 

 

 

 

 

1

Xã Hòa Kiến

02

 

 

03

 

 

VI

Huyện Sơn Hòa

 

 

 

 

 

 

1

Xã Sơn Phước

01

03

 

01

 

 

2

Xã Sơn Định

02

 

 

01

 

 

3

Xã Phước Tân

01

04

 

01

 

 

4

Xã Ea Chà Rang

02

02

 

01

 

 

5

Xã Cà Lúi

03

03

 

01

 

 

6

Xã Sơn Hội

01

02

 

01

 

 

7

Xã Sơn Nguyên

01

03

 

01

 

 

8

Xã Sơn Xuân

01

 

 

01

 

 

9

Xã Sơn Long

01

 

 

01

 

 

10

Xã Krông Pa

01

03

 

01

 

 

VII

Huyện Phú Hòa

02

0

 

02

 

 

VIII

Huyện Tây Hòa

 

 

 

 

 

 

1

Các xã Hòa Thịnh, Hòa Phong

04

10

 

03

 

 

IX

Huyện Đông Hòa

 

 

 

 

 

 

1

Các xã Hòa Thành, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam

02

03

 

02

03

 

 

Tổng cộng

61

68

0

44

21

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 749/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt ngày 11/05/2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.326

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.205.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!