Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 725/QĐ-UBND 2019 năng lực quản lý an toàn đập hồ chứa nước thủy lợi Thái Nguyên

Số hiệu: 725/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Vũ Hồng Bắc
Ngày ban hành: 20/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 725/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi năm 2017;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, h chứa nước;

Căn cứ Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 106/TTr-SNN ngày 16/01/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025 (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án, tham mưu báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy lợi để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNN, TH.

CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ;

Về vị trí địa lý: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; Phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; Phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bc Giang; Phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km);

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; đơn vị hành chính cấp xã, gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và min núi, còn lại là các xã đng bằng và trung du.

Diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, trong đó đất nông nghiệp là 94.563 ha chiếm 26,54%. Dân số tỉnh Thái Nguyên hiện nay trên 1.124.786 người, trong đó có 847.993 nhân khu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 75,39 %).

- Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3, đường Cao tốc nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khu Việt Nam - Trung Quốc; kết ni với tỉnh Lạng Sơn thông quan Quốc lộ 1B, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thông qua hệ thống đường cao tốc, Quốc lộ 18, Quốc lộ 37; Hệ thống đường sông kết nối giữa cảng Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Do đc thù là tnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong lưu vực sông Cầu thuộc hệ thống sông Hồng - Thái Bình. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 lưu vực sông chính là sông Cầu và sông Công, sông Cầu có chiều dài 288km (địa phận thuộc tỉnh Thái Nguyên từ Văn Lăng đến ngã ba sông Cu và sông Công tại xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên dài khoảng 110km), có diện tích lưu vực là: 3.480 km2; sông Công là phụ lưu lớn của sông Cầu dài 96km, có diện tích lưu vực là: 950 km2. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 11 phụ lưu của sông Cu như Chợ Chu, Nghinh Tường, sông Đu, Mo Linh...

Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 mm đến 2.000 mm và phân bố không đều.

Công trình thủy lợi nói chung, trong đó công trình đập, hồ chứa nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh Thái Nguyên, góp phần ổn định phát triển bền vững tài nguyên nước. Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, nhiều đập, hồ chứa thủy lợi được Nhà nước và nhân dân xây dựng. Theo s liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 1.271 công trình đầu mối, với 251 hồ chứa nước, 752 đập dâng, 267 trạm bơm tưới, 1 trạm bơm tiêu. Trong đó, UBND tỉnh Thái Nguyên phân cấp quản lý, vận hành khai thác như sau: Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên trực tiếp quản lý khai thác 82 công trình, gồm 40 hồ chứa, 37 đập dâng, 1 trạm bơm tiêu, 4 trạm bơm tưới; UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý 1.189 công trình bao gồm 211 h chứa, 715 đập dâng, 263 trạm bơm tưới (UBND cấp huyện giao cho UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý, vận hành khai thác).

Hầu hết các công trình thủy lợi đều được xây dựng từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước và một số công trình mới được xây dựng trong những năm gn đây. Trải qua hơn 50 năm vận hành khai thác, nhiều công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa lũ, đặc biệt chủ yếu ở các hạng mục chính như: Đập đất, cng ly nước, tràn xả lũ, các thiết bị cơ khí,...

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đã đầu tư sửa chữa các hồ chứa xuống cấp đảm bảo an toàn công trình; tuy nhiên số lượng hồ xuống cấp cần sửa chữa, nâng cấp vẫn còn rt lớn, cần phải có một giải pháp tổng thể bảo đảm an toàn hồ chứa nước lâu dài.

Mặc dù đã thu được những kết quả bước đầu, nhưng nhiệm vụ bảo đảm an toàn các đập, h chứa thủy lợi còn rt nặng n. Trong bi cảnh biến đi khí hậu, diễn biến thời tiết khắc nghiệt, mưa lũ xảy ra với cường độ lớn và rất thất thường, số lượng đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ chiếm 84%, phần lớn được xây dựng trong phong trào huy động nhân dân làm thủy lợi, chất lượng công trình rất đáng lo ngại, nhiều công trình do các xã, huyện quản lý, người quản lý không được đào tạo về chuyên môn tối thiểu, thiếu kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng,... Vì vậy, vấn đề an toàn đập, hồ chứa thủy lợi là mối lo của toàn xã hội, cần phải có một giải pháp tổng thể và lâu dài.

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, việc xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi nhằm đánh giá, phân tích thực trạng và đ xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý bảo đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả các đập, hồ chứa thủy lợi là rất cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

- Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện;

- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

- Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/11/2017 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017, trong đó giao Bộ Nông nghiệp và PTNT “rà soát toàn bộ hệ thống đê điều, hồ chứa nước thủy lợi xung yếu, nhất là các khu vực đê xung yếu đã bị ảnh hưởng bởi bão lũ thời gian qua để có phương án sửa chữa ngay từ cuối năm 2017”;

- Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi;

- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, h chứa nước và các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan;

- Quyết định số 3181/QĐ-BNN-TCTL ngày 10/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ cha nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi; số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 về Chương trình hành động thực hiện Đ án tái cơ cấu ngành Thủy lợi; số 1609/QĐ-BNN-TCTL ngày 09/5/2018 ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi;

- Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 05/7/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020;

- Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Các quy định, cơ chế chính sách có liên quan.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối tượng của Đ án: Các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, h chứa thủy lợi.

2. Phạm vi thực hiện: Đề án tập trung nghiên cu, đánh giá, đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phần I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trong thời gian qua dù đã có nhiều cố gắng, đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý vận hành để đảm bảo an toàn công trình, chủ động điều tiết, cấp nước phục vụ sản xuất; đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị bn vững; trước sự xung cấp của các công trình, những thách thức mới đặt ra trước tác động của biến đi khí hậu..., việc nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi là rất cần thiết.

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Triển khai các thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn đập

Nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn đập cơ bản đã được hoàn thiện và cụ th hóa; Luật thủy lợi đã được Quốc hội thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2018; Ngày 04/9/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước (thay thế cho Nghị định số 72/2007/NĐ-CP), theo đó Nghị định đã cụ thể hóa các quy định trong Luật thủy lợi và đồng bộ với các quy định tại các văn bản liên quan đến an toàn đập, như: Luật Tài nguyên nước năm 2012; Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Khí tượng thủy văn năm 2015,...

Hệ thống các Quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi đã và đang tng bước được hoàn thiện. Thực hiện pháp luật về thủy lợi và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi trên địa bàn tỉnh và các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo các Sở, ngành và các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa, lũ theo quy định nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý các sự c đối với các công trình đập, h chứa thủy lợi, đảm bảo an toàn công trình. Nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập theo Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi đến các địa phương, đơn vị quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi xây dựng phương án phòng, chng lũ, ngập, úng, giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du các đập, hồ chứa thủy lợi, qua đó đánh giá được mức độ an toàn và xây dựng phương án cụ thể, chuẩn bị vật tư, phương tiện phòng, chng lụt, bão cho vùng hạ du, đảm bo an toàn cho công trình và tài sản, tính mạng nhân dân vùng hạ du, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh, công tác phòng, chống lũ, ngập, úng, giảm nhẹ thiên tai cho cùng hạ du các đập, h chứa thủy lợi cơ bản bảo đảm an toàn.

Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đã được triển khai thường xuyên. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi, đại đa số đã có ý thức chấp hành pháp luật; công tác kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động về quản lý, khai thác đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phát huy hiệu quả phòng, chống lũ, ngập lụt và giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du

Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh ta đang phải chịu nhiều những tác động bất lợi rõ rệt, mưa cường độ cao xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường, đã gây lên những trận lũ lớn trong thời gian qua. Do đó, xác định vai trò các công trình hồ chứa đã góp phần quan trọng trong việc điều tiết, phòng, chống lũ, ngập lụt, giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du công trình, khc phục chống hạn hàng năm.

3. Cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, góp phần bảo vệ môi trường và an sinh xã hội

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 903 đập, hồ chứa thủy lợi, trong đó có 251 hồ chứa nước và 752 đập dâng các loại. Trong đó, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên được giao quản lý vận hành, khai thác 82 công trình (40 hồ chứa, 37 đập dâng, 4 trm bơm tưới và 01 trạm bơm tiêu); phần lớn các đập, hồ chứa thủy lợi còn lại do UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý. Hiện tại các công trình đập, hồ chứa thủy lợi đã góp phần đảm bảo phục vụ nước tưới, tiêu cho 103.249,7ha đất nông nghiệp, trong đó tưới cho 101.694,7ha, tiêu cho 1.555,0ha; bên cạnh đó còn có nhiệm vụ phân lũ, cắt, giảm, điều tiết lũ cho vùng hạ du, cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và du lịch, đồng thời góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong khu vực.

4. Công tác sửa chữa nâng cao an toàn đập và nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ công nhân vận hành h chứa

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, hệ thng đập, h chứa thủy lợi và các công trình thủy lợi của tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng được mở rộng và phát trin về s lượng các công trình được đầu tư xây dựng mới, đồng thời nhiu công trình bị hư hỏng, xuống cấp cũng được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, qua đó đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển.

Đảm bảo an toàn hồ chứa nhằm nâng cao năng lực tưới, tiêu, kéo dài tuổi thọ công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, thúc đy phát trin kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hưng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thn, nâng cao trình độ dân trí khu vực nông thôn. Phát huy hiệu quả phòng, chống lũ, úng, ngập giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi

Trong những năm gn đây, mặc dù tình hình thực hiện các văn bản pháp lý về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên ở một số nơi vai trò quản lý nhà nước đối với chính quyền địa phương vẫn tồn tại tình trạng chưa quan tâm đúng mức, một số công trình thủy lợi vẫn còn tình trạng lấn chiếm lòng hồ, hành lang bảo vệ đập nhưng chưa được các cấp chính quyền cơ sở quan tâm, phối hợp giải quyết; nhiu quy định pháp luật về an toàn h chứa chưa được thực hiện, như:

- Lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành;

- Kiểm định chất lượng công trình;

- Lập, phê duyệt phương án bảo vệ công trình, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình hung khẩn cấp;

- Lắp đặt thiết bị quan trắc, thiết bị quan trắc thủy văn chuyên dùng;

- Xây dựng cơ sở d liệu, hồ sơ quản lý công trình;

- Cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình.

2. Về công tác quản lý khai thác

- Tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi nói chung, về đập, hồ chứa thủy lợi nói riêng còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cấp huyện, cấp xã. Nhiều huyện, thành phố, thị xã không có cán bộ thủy lợi, đại đa số các xã, thị trấn chưa có cán bộ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, do vậy hiệu quả quản lý còn nhiu hạn chế.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 903 đập, hồ chứa thủy lợi, trong đó có 251 h chứa nước và 752 đập dâng các loại. Trong đó, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên được giao quản lý vận hành, khai thác 82 công trình (40 hồ chứa, 37 đập dâng, 4 trạm bơm tưới và 01 trạm bơm tiêu); phần lớn các đập, h chứa thủy lợi còn lại do UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý.

- Đối với các công trình giao cho UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý; trực tiếp quản lý vận hành, khai thác, UBND cấp huyện giao cho UBND các xã, phường trực tiếp quản lý. Trong thực tế vẫn còn phần lớn cán bộ được phân công phụ trách công tác thủy lợi tại các huyện, thành phố, thị xã không được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ về thủy lợi (hiện tại có 03 huyện/9 huyện có cán bộ làm công tác thủy lợi được đào tạo đúng chuyên ngành, còn lại là kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn); đặc biệt đối với các xã, cán bộ trực tiếp quản lý công trình không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thủy lợi, không được đào tạo thường xuyên, bi dưỡng nghiệp vụ, do vậy các công trình không thường xuyên được kiểm tra, phát hiện hư hỏng kịp thời đ có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn cho công trình.

- Công tác lập, phê duyệt và thực hiện quy trình vận hành đập, hồ chứa nước còn chưa được quan tâm thực hiện, gây nhiu khó khăn trong quản lý, vận hành công trình đảm bảo đúng quy định về an toàn đập.

- Công tác cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi hầu như chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thực hiện, gây nhiu khó khăn trong quản lý, vận hành; hành lang công trình thường xuyên bị ln chiếm, công tác xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn do thiếu sự phối hợp của chính quyền cơ sở.

- Các đập, hồ chứa thủy lợi nằm rải rác, phân tán nhiều địa bàn khác nhau; tình trạng công trình bị hư hỏng, xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, nhiu công trình đầu mối các h chứa không đủ khả năng chống lũ, nht là các đập, hồ chứa nhỏ; nhiều đập, hồ chứa không có đường quản lý, hoặc có đường nhưng không đảm bảo cho xe cơ giới vào ứng cứu khi có sự c xảy ra.

- Hồ sơ lưu tr công trình bị thất lạc hoặc bị hư hỏng, nhất là các công trình xây dựng cách đây 30-40 năm hầu như không còn hồ sơ thiết kế (hoặc hồ sơ hoàn công), tạo khó khăn cho công tác sửa chữa, quản lý, vận hành, khai thác công trình.

- Hầu hết các đập, hồ chứa thủy lợi chưa được kiểm định an toàn theo quy định; chưa có hệ thống thông tin cảnh báo sớm, hệ thng quan trc công trình, quan trắc thủy văn chuyên dùng chưa được trang bị dn đến tình trạng thụ động trong công tác quản lý, vận hành.

3. Hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi

- Cơ bản các đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh đều có hình thức tràn xả lũ tự do, không có cửa van, hầu hết chưa được lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập. Hiện tại trên địa bàn tỉnh duy nhất có công trình tràn xả lũ H Núi Cc có cửa van điều tiết và quy trình vận hành theo Quyết định số 118/2006/QĐ-BNN ngày 29/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; các đập, hồ chứa còn lại chưa có quy trình vận hành, việc điều tiết h chứa theo kế hoạch tích, xả nước, cấp nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

- Toàn bộ các đập, hồ chứa thủy lợi chưa có quy trình bảo trì (phải có quy trình bảo trì theo quy định tại Nghị định số 141/2018/NĐ-CP), chưa lắp đặt hệ thống giám sát. Số lượng đập, hồ chứa nước được bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định khác của pháp luật có liên quan còn rất hạn chế.

- Các đập, hồ chứa thủy lợi được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp từ năm 2000 trở lại đây cơ bản bảo đảm an toàn, phát huy tốt nhiệm vụ của công trình, tuy nhiên, trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ quản lý vận hành còn hạn chế.

- Các hồ chứa được xây dựng, sửa chữa từ năm 2000 trở về trước còn nhiều tồn tại hạn chế, nhiều hồ không được xây dựng hoàn chỉnh (thiếu hệ thng thoát nước mặt đập; mặt đập, mái thượng lưu không được gia cố, nhiều tràn xả lũ hiện đã hư hỏng, xuống cấp, không có phương pháp quản lý), thời gian khai thác, sử dụng lâu, thiếu kinh phí duy tu sửa chữa nên bị xuống cấp, mất an toàn.

Qua kiểm tra phát hiện có 27/40 hồ chứa thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý có biểu hiện thấm qua thân đập, vai đập, tràn...và một số hồ do bồi lắng lớn không đảm bảo dung tích thiết kế và rất nhiều công trình hồ chứa thủy lợi do cấp huyện quản lý đã xuống cấp và cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo an toàn công trình, nâng cao an toàn đập, h chứa thủy lợi. Đặc biệt năm 2017 xảy ra sự c thm qua đập chính công trình Hồ Núi Cốc, đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã phát hiện và báo cáo kịp thời, do vậy sự cố đã được xử lý kịp thời, đến nay công trình đã ổn định, đảm bảo an toàn (chi tiết xem tại Phụ lục 02: Danh mục các công trình hồ chứa cần được đầu tư sửa chữa).

- Hệ thống quan trắc công trình, quan trắc thủy văn chuyên dùng, thông tin cảnh báo sớm: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 công trình Hồ Núi Cốc đã lắp đặt hệ thống đo thấm qua đập chính, đo mực nước, có 07 trạm đo mưa (02 trạm đo mưa tại đu mi, 05 trạm đo mưa trên lưu vực) đang hoạt động tt, phát huy hiệu quả cho công tác quản lý vận hành công trình; 40/40 hồ chứa có hệ thống đo mực nước hồ, 24/40 hồ có hệ thống đo mưa tại đầu mối do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý. Các công trình giao cho UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý không có hệ thống quan trắc thủy văn chuyên dùng; không có công trình nào được lắp đặt hệ thống thông tin cảnh báo sớm, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc nên thiếu thông tin để cập nhật kịp thời.

- Xây dựng phương án bảo vệ công trình, phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình hung khẩn cấp của các đập, hồ cha thủy lợi trên địa bàn, tuy đã được triển khai thực hiện tốt đối với các công trình do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý; các công trình giao cho UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý chỉ xây dựng phương án bảo vệ công trình, chưa xây dựng phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

- Công tác kim định an toàn: Có 01 hồ chứa đã được kiểm định an toàn đập là công trình Hồ Núi Cốc do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý, còn lại các h chứa nước trên địa bàn tỉnh chưa được kim định an toàn theo quy định. Hàng năm chỉ thực hiện kiểm tra thường xuyên thông qua phân tích, đánh giá quan trc đập bng trực quan tại hiện trường; kiểm tra định kỳ trước và sau mùa mưa lũ hàng năm; tiến hành kiểm tra ngay sau khi xảy ra mưa lũ lớn hoặc phát hiện đập có hư hỏng đột xuất.

- Về khả năng chống lũ: Các hồ chứa nhỏ hiện chưa có số liệu đánh giá cụ thể, tuy nhiên, hầu hết các hồ chứa nhỏ được xây dựng từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước theo các tiêu chuẩn thiết kế cũ; điều kiện công nghệ thi công cũ, lạc hậu; trong điều kiện biến đi khí hậu hiện nay, mưa lũ lớn bất thường, cực đoan và những thay đổi về tiêu chuẩn thiết kế nên nhiều hồ chứa không đảm bảo khả năng chống lũ.

4. Nguồn kinh phí đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước

- Chính sách và cơ chế tài chính chưa phù hợp hoặc khó áp dụng dẫn đến chi phí cho bảo trì, sa cha nâng cấp và vận hành phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước. Tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở rất khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cấp bù thủy lợi phí (nay là hỗ trợ giá dịch vụ sản phẩm), dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí phục vụ duy tu, sửa chữa.

- Mô hình Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong khi quản lý sản xuất của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp, không tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển, năng suất lao động chưa được nâng cao, đảm bảo chất lượng hạn chế, hệ thống quản trị của các tổ chức quản lý thủy lợi chưa được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi, việc phân giao nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, giữa các huyện, thành phố với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi quản lý, khai thác còn nhiu bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong điều hành chỉ đạo. Chưa thu hút được nguồn lực đầu tư xã hội hóa trong quản lý, khai thác công trình, các dịch vụ khai thác tổng hợp chưa được phát huy để tăng nguồn thu.

- Nguồn kinh phí đầu tư đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa chủ yếu phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của Trung ương. Tuy nhiên, nguồn kinh phí trong những năm gn đây rt khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu thực tế, nên công trình xuống cấp nhanh chóng, không được nâng cấp kịp thời.

5. Công tác đào tạo và truyền thông

- Nguồn nhân lực tham gia quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi vừa thiếu, vừa yếu, thường không có cán bộ, công nhân có chuyên môn quản lý về an toàn đập, hồ chứa nước.

- Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ qun lý khai thác thường gắn liền với đào tạo cho cán bộ thủy nông cấp huyện, xã và những người trực tiếp tham gia quản lý đập, h chứa, chưa được tập huấn và đào tạo bài bản.

- Ý thức của một bộ phận cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ đập còn hạn chế, nhiều vụ vi phạm về hành lang bảo vệ đập (cấp đất trong phạm vi bảo vệ công trình hồ chứa nước; đục khoét kênh mương, lấn chiếm đất hành lang khá phổ biến, đắp chặn lòng kênh ngâm tre, gỗ, lắp đặt guồng quay nước làm cản trở dòng chảy, trộm cắp tháo thiết bị công trình,...).

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức.

III. NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Nguyên nhân khách quan

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động bất lợi đến an toàn đập, nhất là nhng đập, hồ chứa thiếu khả năng xả lũ dẫn đến nguy cơ mất an toàn đập tăng cao.

- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội làm suy giảm diện tích, chất lượng rừng ảnh hưởng đến dòng chảy, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng hạ du; phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông gây cản trở tiêu thoát lũ, tăng ngập úng cục bộ,...

- Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở khu vực hạ du đập, hồ chứa ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ của các hồ chứa lớn.

- Đặc thù các hồ chứa thủy lợi nhỏ nằm ở khu vực miền núi xa trung tâm hành chính, giao thông đi lại khó khăn nên việc quản lý, bảo vệ chưa được quan tâm nhiều.

- Đa số các hồ chứa nh được xây dựng từ lâu, công nghệ xây dựng lạc hậu, chất lượng xây dựng chưa cao, nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng khó khăn nên bị xuống cấp nhanh chóng. Hầu hết các đập, hồ chứa được xây dựng và đưa vào vận hành, sử dụng đã lâu, điều kiện thi công các đập hồ chứa trước kia còn nhiều hạn chế, các công trình chưa được xây dựng quy trình vận hành, chưa được kiểm định theo quy định; kênh mương dài, đi qua nhiu địa hình phức tạp, chưa được kiên c triệt để, thường xuyên chịu những tác động bất lợi của thiên nhiên nên ngày càng bị xuống cấp.

2. Nguyên nhân chủ quan

- Thể chế, chính sách và phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi chậm đổi mới theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong khi quản lý sản xuất của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển. Quản lý sản xuất bằng phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch, theo cơ chế bao cấp.

Quản lý tài chính theo hình thức cấp phát - thanh toán, chưa ràng buộc chặt chẽ với cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá và tính công khai minh bạch đã làm sai lệch bản chất hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thị trường.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh chưa có bản đồ diện tích tưới, tiêu; do đó không có cơ sở xác nhận định điểm giao nhận diện tích tưới, tiêu cũng như phạm vi, ranh giới diện tích giữa doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận hành, khai thác công trình thủy lợi. Điều này dẫn đến việc xác định chồng chéo khi lượng diện tích phục vụ giữa các chủ thể tham gia hoạt động vận hành, khai thác; gây khó khăn cho quản lý nhà nước trong việc xác định khối lượng, kinh phí cấp bù hàng năm,...

Thiếu cơ chế để phát huy tiềm năng, lợi thế để khai thác tổng hợp hồ chứa nước. Phương thức hoạt động như vậy dẫn tới cơ chế tài chính thiếu bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, đồng thời, hạn chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình.

- Việc thành lập và hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở còn mang nặng tính áp đặt, thiếu nguồn lực (về c nhân lực và điều kiện hoạt động), thiếu sự tham gia chủ động, tích cực của người dân; một bộ phận cán bộ, người dân coi công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi là nhiệm vụ của nhà nước dẫn tới tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, sử dụng nước lãng phí.

- Chính quyền cấp xã và các tổ chức đoàn thể cơ sở chưa thật sự quan tâm đến quản lý công trình thủy lợi, mà coi đó là trách nhiệm của nhà nước, của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.

- Khoa học công nghệ chưa bám sát hoặc dự báo đúng nhu cầu thực tế, chậm áp dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo, cảnh báo sớm và hỗ trợ ra quyết định trong vận hành hồ chứa nước.

- Tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn nặng nề, đặt nặng vấn đề đầu tư xây dựng công trình, xem nhẹ quản lý, chưa huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Kinh phí dành cho sửa chữa, nâng cấp, xây dựng quy trình vận hành, kiểm định đập, hồ chứa còn hạn chế, không được khắc phục kịp thời; hệ thống quan trắc công trình, quan trắc thủy văn chuyên dùng, thông tin cảnh báo sớm chưa được đầu tư đồng bộ.

- Công tác quản lý, khai thác còn nhiều bất cập, năng lực và trình độ của bộ máy quản lý hồ còn hạn chế, đặc biệt đối với bộ máy quản lý các công trình do cấp huyện quản lý thiếu cán bộ trực tiếp làm công tác thủy lợi được đào tạo đúng chuyên ngành, phần lớn lực lượng trực tiếp quản lý ch được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an toàn đập, không được đào tạo chuyên môn, bài bản.

- Các công trình bị xâm hại, lấn chiếm hành lang bảo vệ nhưng chưa được xử lý triệt để, quyết liệt dẫn đến công tác quản lý, vận hành gặp nhiều khó khăn.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

I. QUAN ĐIỂM

1. Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả hệ thống thể chế chính sách về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

2. Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

3. Đảm bảo tất cả các công trình thủy lợi đều có chủ quản lý trực tiếp, thực hiện vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thường xuyên, nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả cao nhất công trình thủy lợi.

4. Tranh thủ huy động mọi nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để sớm hoàn thành đề án nâng cao năng lực quản lý, khai thác, phát huy cao nhất hiệu quả các công trình thủy lợi.

5. Tập trung ưu tiên đầu tư những công trình có nguy cơ mất an toàn, những công trình thiết yếu, quan trọng, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình.

6. Đầu tư phải đồng bộ từ hệ thng công trình đầu mối đến kênh mương nội đng, đường quản lý vận hành đ đảm bảo đi lại được thuận lợi trong mọi tình hung; xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

7. Đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi bao gồm:

- Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả hệ thống thể chế về quản lý an toàn đập;

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp;

- Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi, tiến dần đến vận hành theo thời gian thực;

- Đảm bo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

2. Mục tiêu cụ thể

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, h chứa thủy lợi các cấp; xây dựng bộ máy và bố trí nhân lực quản lý đập, h chứa thủy lợi đảm bảo đủ năng lực theo quy định đồng thời hoàn thiện các quy định về quản lý hồ đập nhỏ có sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du: Tăng cường phối hợp liên ngành đ dự báo, cảnh báo lũ, vận hành hồ chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập.

- Bố trí kinh phí lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, hệ thống thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng đối với đập, hồ chứa thủy lợi; lắp đặt thiết bị điều hành trung tâm để quản lý đập, hồ chứa thủy lợi; hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi.

- Rà soát, lập danh mục các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn, tổng hợp, điều chỉnh, đề xuất nguồn vn trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020; 2021-2025 để xử lý đập, hồ chứa thủy lợi xung yếu, cấp bách. Rà soát, tổng hợp, bổ sung kinh phí bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; kinh phí bảo trì đập, h chứa thủy lợi; kinh phí phục hi và hoàn thiện hồ sơ quản lý công trình;

- Xây dựng bản đồ diện tích tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở xác định vị trí giao nhận diện tích tưới, tiêu cũng như phạm vi, ranh giới diện tích giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận hành, khai thác công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trong việc xác định khối lượng, kinh phí cấp bù giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi hàng năm theo quy định.

- Bảo đảm 100% cán bộ làm công tác quản lý h chứa nước được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác quản lý, đng thời tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nm được tm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, h chứa nước.

III. NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN

1. Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả hệ thống thể chế về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy li

- Xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; rà soát, điều chỉnh phân cấp quản lý công trình thủy lợi theo Luật Thủy lợi năm 2017 và các văn bản hướng dẫn hiện hành để phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ cha thủy lợi.

- Tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp

- Hoàn thiện bộ máy quản lý của các hồ chứa thủy lợi có dung tích lớn hoặc có quy trình vận hành phức tạp.

- Xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý hồ đập nhỏ, trong đó có sự tham gia của cộng đồng.

- Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ quản lý đập, hồ chứa nước đảm bảo yêu cầu; đặc biệt là đối với đội ngũ quản lý các hồ chứa nhỏ do các huyện, xã quản lý.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở; nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác hoàn thành nhiệm vụ.

- Thành lập các tổ chức thủy lợi cơ sở theo hướng sát nhập (hợp nhất) các tổ chức, hợp tác xã đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý khai thác cho các tổ chức, cá nhân sau khi kiện toàn, hợp nhất.

3. Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi, tiến dần đến vận hành theo thời gian thực

- Rà soát việc thực hiện quy trình, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành đập, hồ cha nước theo quy định.

- Lp đặt hệ thống thông tin cảnh báo sớm; hệ thống quan trắc công trình; hệ thng quan trc khí tượng thủy văn chuyên dùng; hệ thống giám sát vận hành đối với các hồ chứa lớn, hồ chứa vừa.

- Từng bước ứng dụng bộ công cụ tính toán thủy văn phục vụ quản lý vận hành.

- Tiến hành cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa.

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý đập, hồ chứa nước phục vụ công tác chỉ đạo quản lý, vận hành. Lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các hồ đập trên phạm vi toàn tnh; xây dựng bn đồ diện tích tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở xác định vị trí giao nhận diện tích tưới, tiêu cũng như phạm vi, ranh giới diện tích giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận hành, khai thác công trình thủy lợi.

4. Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du

- Thực hiện đăng ký an toàn đập, kiểm định an toàn đập theo các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

- Lập quy trình bảo trì các đập, hồ chứa thủy lợi.

- Lập danh mục các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mt an toàn.

B trí kinh phí nâng cấp, sửa chữa đập, hồ chứa thủy lợi bảo đảm an toàn công trình; kinh phí duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình đập, hồ chứa thủy lợi.

- Xây dựng phương án bảo vệ công trình, phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình hung khn cấp của các đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

5. Bảo đảm 100% cán bộ làm công tác quản lý hồ chứa được đào tạo, tập hun, nâng cao năng lực và trình độ v công tác quản lý h chứa nước, đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Hoàn thiện thể chế trong quản lý an toàn đập, hồ chứa

Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi thông qua tuyên truyền phổ biến pháp luật và các chế tài xử lý các vi phạm.

2. Nâng cao năng lực vận hành bảo đảm an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du

- Xây dựng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành ứng phó với mưa, lũ bảo đảm an toàn:

+ Hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực đập, hồ chứa thủy lợi: 41 điểm quan trắc cho 41 hồ chứa lớn và vừa trên địa bàn tỉnh.

+ Hệ thống quan trắc công trình đập, hồ chứa: cho 41 đập, hồ chứa nước.

+ Hệ thống giám sát vận hành đập, hồ chứa nước (thiết bị kết ni truyền dẫn s liệu khí tượng thủy văn, tình hình ngập lụt hạ du; camera giám sát vận hành công trình đầu mi và phần mềm h trợ vận hành đập, h chứa theo din biến thực tế) cho 41 hồ chứa.

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành đập, hồ chứa thủy lợi, quy trình vận hành cửa van.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, bảo đảm các điều kiện vật chất k thuật cần thiết phục vụ cho công tác quản lý khai thác.

- Nâng cao chất lượng dự báo mưa, lũ trên các lưu vực sông, suối. Rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành hồ cha trên các lưu vực suối đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, khai thác hiệu quả nguồn nước.

- Thực hiện cắm mốc phạm vi ch giới bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi.

- Nghiên cứu, xây dựng các mô hình quản lý an toàn đập đối với các hồ chứa nhỏ có sự tham gia của cộng đồng, cơ chế phối hợp trong vận hành đập, h chứa nước.

- Đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh, phương thức tổ chức quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đập, h chứa nước thủy lợi.

(Phụ lục 01. Tổng hợp dữ liệu quản lý công trình hồ chứa thủy lợi; Phụ lục 03. Thống kê hiện trạng hệ thống quan trắc hồ thủy lợi)

3. Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du

- Tăng cường phối hợp liên ngành để dự báo, cảnh báo lũ, vận hành h chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập.

- Thực hiện đăng ký an toàn đập, kiểm định an toàn đập theo các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước: Kiểm định an toàn đập cho 250/251 hồ chứa (01 hồ đã được kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi).

- Rà soát, đánh giá hiện trạng của toàn bộ các hồ chứa, đánh giá lại khả năng xả lũ có xét đến biến đổi khí hậu và phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, từng bước nâng mức đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế cho hồ chứa lớn.

- Quyết định việc tích nước và bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.

- Xây dựng phương án bảo vệ công trình, phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho các đập, hồ chứa thủy lợi.

- Rà soát, lập bổ sung quy trình bảo trì cho các đập, hồ chứa thy lợi. Rà soát, đánh giá nguồn kinh phí bảo trì các công trình đập, hồ chứa thủy lợi trên cơ sở các quy định hiện hành, từ đó đề xuất nguồn kinh phí thực hiện bảo trì công trình đập, hồ cha thủy lợi và tổ chức thực hiện.

- Rà soát, xác định nhu cầu lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập cho đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ đang khai thác.

- Xây dựng phương án chủ động bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.

- T chức kiểm tra, đánh giá, kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, lập danh mục và sắp xếp thứ tự ưu tiên, lộ trình đầu tư sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn, sử dụng dự phòng ngân sách đ đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ hàng năm.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phục hồi, hoàn thiện hồ sơ hạ tầng công trình đập, hồ chứa nước; xây dựng bản đồ tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh làm cơ sở quản lý, xác định vị trí giao nhận diện tích tưới, tiêu cũng như phạm vi, ranh giới diện tích giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận hành, khai thác công trình thủy lợi.

- Đề xuất nguồn kinh phí thực hiện các hạng mục phí công trình: Lắp đặt và vận hành các thiết bị quan trắc, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, kiểm định an toàn, đào tạo, nâng cao năng lực, truyền thông, cm mốc phạm vi bảo vệ công trình, phục hi, hoàn thiện hồ sơ quản lý công trình,... và kinh phí thực hiện các quy định khác của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn.

(Phụ lục 02. Danh mục các công trình hồ cha cần được đầu tư sửa chữa)

4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo, nâng cao năng lực, truyền thông

- Củng cố, phát triển lực lượng quản lý chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

- Xây dựng, điều chỉnh khung chương trình, tài liệu đào tạo cho các đối tượng quản lý vận hành công trình thủy lợi.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý, khai thác đập, h chứa thủy lợi, đặc biệt là đối với lực lượng quản lý khai thác các đập, h chứa thủy lợi vừa và nhỏ.

- Tuyên truyền sâu rộng cho các đối tượng quản lý, quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; tm quan trọng của công tác quản lý, khai thác đập, h chứa thủy lợi; kinh phí từ ngân sách nhà nước.

5. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu kỹ thuật mới, công nghệ cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong việc thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa nước. Nhu cầu được chuyển giao khoa học công nghệ xây dựng đập tiên tiến như công nghệ xử lý nền móng, chống thấm,... bộ công cụ tính toán thủy văn phục vụ quản lý vận hành.

- Xây dựng phn mm quản lý cơ sở d liệu đập, h chứa thủy lợi và cập nhật toàn bộ cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh lên phần mềm; h sơ lưu trữ điện tử cho các đập, hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi như hp tác trao đi kinh nghiệm, thăm quan nghiên cứu các mô hình quản lý; nghiên cứu, đào tạo và chuyn giao tiến bộ kỹ thuật; trao đi, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư cho công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi; hợp tác về đào tạo nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ trong vận hành hồ chứa, kiểm soát lũ.

6. Thanh tra, kiểm tra

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp đập, h chứa thủy lợi trên địa bàn.

- Tổ chức tt việc theo dõi, kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa, lũ, nhằm phát hiện sớm những n họa có nguy cơ gây sự c công trình để xử lý sớm; thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” trong xử lý sự cố công trình.

- Tăng cường công tác kiểm tra các đập, hồ chứa thủy lợi bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn công trình phục vụ sản xuất và tính mạng, tài sản của dân cư vùng hạ du, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp và tăng cường công tác quản lý các đập, hồ chứa thủy li giai đoạn đến năm 2025 là 957 tỷ đồng, trong đó:

+ Sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước: 482 tỷ đồng;

+ Tăng cường năng lực quản lý đập, hồ chứa nước: 10 tỷ đồng;

+ Bảo trì đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi: 100 tỷ đồng;

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phục hồi, hoàn thiện hồ sơ hạ tầng công trình đập, hồ chứa nước; xây dựng bản đồ tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh; Lắp đặt thiết bị, cắm mốc chỉ giới, xây dựng bản đồ ngập lụt, kiểm định, lập phương án phòng chng lũ lụt cho hạ du đập,... : 365 tỷ đng;

(Chi tiết tại Phụ lục 04 kèm theo)

2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn

- Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương: 765,6 tỷ đồng (gồm kinh phí bảo trì và kinh phí sửa chữa, nâng cấp).

- Nguồn vốn từ ngân sách địa phương: 191,4 tỷ đồng.

VI. PHÂN KỲ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn 2019-2020: Công tác chuẩn bị, thực hiện sửa chữa, nâng cấp đập, h chứa thủy lợi; tăng cường năng lực quản lý; bảo trì công trình đập, h chứa thủy lợi, hệ thống thủy lợi; Phục hồi, hoàn thiện hồ sơ hạ tầng công trình đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đ diện tích tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh; kim định an toàn đập và xây dựng phương án phòng chng lũ lụt cho hạ du đập, hồ chứa; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi; thực hiện cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi; lắp đặt thiết bị quan trắc công trình, quan trc khí tượng thủy văn chuyên dùng, hệ thống thông tin cảnh báo sớm đập, hồ chứa thủy lợi; xây dựng hệ thống thiết bị điều hành trung tâm đ quản lý đập, h chứa thủy lợi; đào tạo, tập hun nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi (ưu tiên thực hiện đối với các công trình đập, h chứa thủy lợi lớn, vừa và các công trình hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn).

2. Giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục thực hiện sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa thủy lợi; tăng cường năng lực quản lý; bảo trì công trình đập, h chứa thủy lợi, hệ thống thủy lợi; phục hồi, hoàn thiện hồ sơ hạ tầng công trình đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ diện tích tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh; kiểm định an toàn đập và xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho hạ du đập, hồ chứa; xây dựng bản phạm vi bảo vệ đập, h chứa thủy lợi; lp đặt thiết bị quan trắc công trình, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, hệ thng thông tin cảnh báo sớm đập, h chứa thủy lợi; xây dựng hệ thng thiết bị điều hành trung tâm để quản lý đập, hồ chứa thủy lợi.

Kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện Đề án.

VII. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Ý nghĩa thực tiễn của Đề án

Đề án hoàn thành sẽ giảm thiểu rủi ro do sự cố đập, hồ chứa thủy lợi. Người dân ở hạ du sẽ được đảm bảo an toàn hơn, cải thiện vận hành hồ đập sẽ mang lại hiệu ích kinh tế gia tăng do tăng diện tích nông nghiệp được cung cấp nước tưới, tăng số người sử dụng nước; sẽ hạn chế, tránh được các chi phí hàng năm do khắc phục các thiệt hại về người, hạ tầng và tài sản do ngập lụt và sự cố đập.

Công tác quản lý, giám sát an toàn đập được kiện toàn và củng cố sẽ hỗ trợ tích cực cho cơ quan quản lý trong việc ra quyết định hoặc hành động cần thiết một cách kịp thời. Các tổn thất về kinh tế và phạm vi ảnh hưởng sẽ được cảnh báo dự báo và giảm thiu.

Đề án sẽ tăng thu nhập cho người nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, ổn định sản xuất và chính trị xã hội.

Đề án phù hợp Chiến lược quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu, Đề án tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

2. Đối tưng hưởng li của Đề án

Đối tượng hưởng lợi của Đề án sẽ bao gồm:

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý khai thác đập, hồ chứa thủy lợi và cộng đồng hưởng lợi trực tiếp thông qua hỗ trợ:

+ Nâng cao an toàn đập;

+ Cải thiện cảnh báo sớm và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro;

+ Tăng cường năng lực để duy trì vận hành và bảo dưỡng dài hạn;

+ Đảm bảo cung cấp nước cho các mục tiêu;

+ Giảm thiểu nguy cơ rủi ro do sự cố đập.

- Tăng thu nhập cho người nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, ổn định sản xuất và chính trị xã hội cho các huyện có đường biên giới.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án trên, tham mưu báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy lợi đ tng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chung của toàn quốc, giao Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu hoàn thiện Đề án, trình phê duyệt theo quy định.

Trên đây là Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025 của UBND tỉnh Thái Nguyên./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 725/QĐ-UBND ngày 20/03/2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.871

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!