Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 713/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Kon Tum

Số hiệu: 713/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
Ngày ban hành: 07/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 713/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Quyết định số 1304/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ Quy định tổ chức và hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu và Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy về phòng chống thiên tai) tại Tờ trình số 210/TTr-SNN ngày 10 tháng 10 năm 2022 về việc xin phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN (b/c);
- BCĐ Quốc gia về PCTT (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, cơ quan thuộc tỉnh;
- VP TT BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
+ Phòng Hạ tầng - Kỹ thuật;
- Lưu: VT, NNTN.NVH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN CỦA TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh nhằm nâng cao năng lực trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu, bảo đảm sẵng sàn ứng phó kịp thời, phối hợp hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh. Phân định trách nhiệm, xây dựng lực lượng chuyên trách làm nòng cốt trong lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh, cung cấp thông tin cần thiết để các cá nhân, tổ chức và đơn vị liên quan có thông tin hướng dẫn, đảm bảo công tác ứng phó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường, sinh thái các ngành kinh tế, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum và khu vực lân cận.

- Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách, lực lượng cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết, bảo đảm cho hoạt động ứng phó các sự cố xảy ra.

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn diễn tập nâng cao năng lực cho các cấp và các lực lượng, sẵng sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “bốn tại chỗ".

- Thiết lập được quy trình phản ứng kịp thời, cơ chế phối hợp kịp thời hiệu quả khi có sự cố xảy ra.

2. Yêu cầu:

- Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh.

- Bảo đảm lực lượng, phương tiện và công tác tổ chức, tham gia ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra có hiệu quả.

- Dự kiến được các tình huấn tràn dầu xảy ra trên đất liền và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp với thực tế và đặt thù của địa phương.

- Phân công nhiệm vụ phù hợp với chức năng của từng cơ quan, đơn vị trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn

a) Vị trí địa lý:

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong tọa độ địa lý từ 107°20'15" đến 108°32'30" kinh độ đông và từ 13°55'10" đến 15°27'15" vĩ độ bắc, có diện tích tự nhiên 9.674,18 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (chiều dài ranh giới 203 km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (chiều dài ranh giới 74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có đường biên giới trên bộ dài khoảng 292,522 km).

b) Địa hình:

- Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, một phần nhỏ diện tích (phía Đông huyện Kon Plông) nằm ở phía Đông Trường Sơn. Địa hình của tỉnh được phân thành bốn dạng chính:

- Địa hình đồi núi trung bình và núi cao: Dạng địa hình này chiếm khoảng 597.400 ha (61,75 % diện tích tự nhiên), độ cao trung bình từ 1.200 - 1.600 m, độ dốc trung bình từ 26 - 280 và có hai dạng chính:

+ Núi cao liền dải: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc, đặc biệt có dãy núi Ngọc Linh kéo dài từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam trên 200km với đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m, Ngọc Phan 2.251 m, Ngọc Krinh 2.066 m, Ngọc Bôn Sơn 1.939 m, Kon Bo Ria 1.500 m, Kon Chrông 1.330 m. Khu vực này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Trà 2 Khúc, sông Sê San (chảy sang Campuchia) và một phần lưu vực của thượng nguồn sông Ba.

+ Địa hình đồi núi cao: Đồi núi cao trung bình từ 500-700 m, có mức độ chia cắt vừa đến mạnh và đều có hướng Bắc Nam. Ở huyện Sa Thầy, địa hình vùng đồi có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về phía Tây Nam, xen giữa các vùng đồi và dãy núi là thung lũng khá bằng phẳng (ở thung lũng sông Sa Thầy).

- Kiểu địa hình đồi núi thấp: Có diện tích lớn thứ hai sau kiểu địa hình núi trung bình và núi cao với diện tích khoảng 203.255 ha (21,01 % diện tích tự nhiên). Phân bố ở phía Tây, Tây Nam và vùng ven Quốc lộ 14 thuộc huyện Đăk Tô, Đăk Hà và thành phố Kon Tum. Độ cao tuyệt đối trung bình 400-500 m, độ dốc trung bình từ 20-250. Độ che phủ của lớp thảm rừng thấp, rải rác một số diện tích rừng gỗ lá rộng, còn lại là rừng tre, nứa chiếm phần lớn. Vùng này thích hợp với sản xuất lâm nghiệp và nông lâm kết hợp; trồng cây lâu năm.

- Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng: Diện tích chiếm khoảng 168.305,64 ha (17,4 % diện tích tự nhiên). Phân bố dọc theo triền sông Pô Kô kéo dài suốt từ huyện Đăk Glei qua các huyện Ngọc Hồi, Đăk Hà, Ia H’Drai, Sa Thầy và thành phố Kon Tum. Bề mặt địa hình thoải dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao tuyệt đối trung bình 300 - 500 m. Độ dốc trung bình dưới 100. Độ che phủ của lớp thảm rừng trên bề mặt kiểu địa hình này còn rất thấp. Diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng le có giá trị kinh tế thấp, tác dụng phòng hộ không cao, ngoài ra còn một số diện tích rừng trồng rải rác đan xen trong vùng canh tác nông nghiệp. Vùng này thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp.

- Địa hình cao nguyên: Ở tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh với độ cao 1.100 - 1.300 m; đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

c) Khí hậu:

- Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 23°C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 9°C.

- Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hằng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.

- Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 đến tháng 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).

2. Các hoạt động thăm dò, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến và kinh doanh xăng dầu

a) Khai thác dầu khí: Không

b) Cơ sở lọc hóa dầu: Không

c) Các kho trạm xăng dầu hiện có của tỉnh (có danh mục kho trạm xăng dầu kèm theo)

3. Thực trạng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh

a) Lực lượng, phương tiện chuyên trách

- Số lượng trang thiết bị ứng phó khi có sự cố tràn dầu hiện có của địa phương gồm: Xô, chậu, xẻng, chăn mềm chữa cháy, cát...

- Phương tiện, dụng cụ ứng cứu (84 cửa hàng xăng dầu): cuốc, xẻng 168 cái; phuy 200 lít 84 cái; giấy thấm dầu 84 hộp; biển báo, biển cấm 84 cái; dụng cụ tháo mở 84 bộ; bơm lắc tay 84 bộ; tủ thuốc sơ cứu 84 tủ; hệ thống xử lý nước thải 84 hệ thống...

- Phương tiện và trang thiết bị ứng phó khi có sự cố tràn dầu bên ngoài khoảng 100 lít/01cửa hàng.

b) Lực lượng, phương tiện kiêm nhiệm

* Lực lượng:

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh;

- Công an tỉnh;

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Sở Công Thương;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sở Giao thông vận tải;

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Sở Khoa học và Công nghệ;

- Sở Tài chính;

- Sở Y tế;

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự 09 huyện, 01 thành phố.

- Trang thiết bị ứng phó khi có sự cố tràn dầu có thể huy động được trên địa bàn tỉnh (Bao gồm các trang thiết bị như bơm dầu chuyên dụng, thiết bị phân ly dầu nước và các thiết bị khác liên quan).

* Phương tiện:

- Nhìn chung phương tiện hiện có trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo cho công tác ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu. Ngoài ra có thể huy động các cơ sở kinh doanh xăng dầu chuẩn bị phương tiện tham gia ứng phó khắc phục sự cố tràn dầu theo nhiệm vụ, chức trách được giao.

- Phương tiện tăng cường: các cơ quan đơn vị trong và ngoài quân đội thuộc các bộ, ngành đứng chân trên địa bàn cũng có khả năng tham gia vào công tác ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh khi được huy động.

4. Dự kiến các khu vực, mục tiêu có nguy cơ cao xảy ra sự cố tràn dầu

- Cửa hàng xăng dầu Việt Tường số 5, địa chỉ 253 đường Duy Tân, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum của công ty TNHH MTV xây dựng Việt Tường Kon Tum trữ lượng bồn chứa 100m3.

- Cửa hàng xăng dầu Ánh Nguyệt, địa chỉ thôn 6 xã Đăk La, huyện Đăk Hà của công ty TNHH Ánh Nguyệt Phát, trữ lượng bồn chứa 100m3.

- Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu do các cơ quan, đơn vị quản lý.

* Trên cơ sở lực lượng, phương tiện hiện có và lực lượng phương tiện tăng cường, phối hợp, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum có khả năng ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu có quy mô dưới 500m3

III. TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tư tưởng chỉ đạo: "Chủ động phòng ngừa ứng phó kịp thời hiệu quả"

2. Nguyên tắc ứng phó

- Tiếp cận thông tin nhanh, đánh giá tình hình cụ thể, rõ ràng, sát định phương án ứng phó báo cáo kịp thời theo quy định, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm bốn tại chỗ ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường để điều hành toàn bộ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trước, trong và sau ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện trang thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.

3. Biện pháp ứng phó

a) Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn, dập cháy: Ngay sau khi nhận được thông báo về sự cố tràn dầu xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh lệnh cho chủ cơ sở sử dụng lực lượng tại chỗ nhanh chóng chặn nguồn dầu tràn (đóng van, khắc phục các vết dò, thủng của bể, téc các phương tiện chứa dầu) và dập cháy (nếu có).

b) Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường của tỉnh sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ phối hợp với các lực lượng khác trên địa bàn sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực đắp bờ đất, đào rãnh khoanh vùng, triển khai phao quây chặn dầu, tấm thấm dầu, cát... để ngăn chặn không cho dầu tràn ra môi trường; phối hợp với các cơ quan chức năng, thông báo, cảnh báo sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong trường hợp, nếu sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền với khối lượng dầu tràn lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh hoặc sự cố xảy ra trên sông thì đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền trung cùng tham gia ứng phó theo quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Thu hồi tràn dầu: Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ phối hợp với các lực lượng chuyên trách trên địa bàn sử dụng thiết bị bơm hút dầu, phao quây dầu, tấm thấm dầu, cát... để thu hút dầu. Căn cứ tình hình thực tế có thể sử dụng chất phân hủy sinh học để thu gom dầu tràn, rác nhiễm dầu đưa vào các vật chứa chuyên dụng, lưu giữ vận chuyển và xử lý theo quy định (Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý).

d) Tổ chức khắc phục hậu quả và môi trường: Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định biện pháp và tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe, đời sống an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường

4. Tổ chức sử dụng lực lượng

a) Ứng phó trên đất liền: Khi nhận được thông tin sự cố tràn dầu, Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các lực lượng gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, ban ngành của tỉnh; các lực lượng chuyên trách trên địa bàn cơ động đến nơi xảy ra sự cố để tham gia ứng phó (nếu sự cố tràn dầu xảy ra với số lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền trung cùng tham gia ứng phó), tổ chức thành các bộ phận sau:

- Bộ phận thông báo, báo động: khi phát hiện có dấu hiệu sự cố tràn dầu hoặc sự cố tràn dầu xảy ra, cơ sở có sự cố tràn dầu xảy ra có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên của mình và các cơ quan chức năng. Các cơ quan tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu, gồm:

+ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

+ Công an tỉnh.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông.

+ Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

+ Kênh thông tin Đài phát thanh và Truyền hình.

+ Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền trung.

- Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra sự cố tràn dầu quyết liệt ngăn chặn dầu tràn, đồng thời chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố tràn dầu, không cho người dân và các phương tiện ra vào khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận tuyên truyền: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra sự cố tràn dầu phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trong khu vực xảy ra sự cố, ổn định tinh thần, có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục sự cố, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn về người, phương tiện trong khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận tăng cường: Khi sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng dầu tràn ra lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo và đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ, tăng cường lực lượng, phương tiện để cùng với lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội và các tỉnh lân cận cùng tham gia ứng phó.

- Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu: Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành trưng dụng các phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung (theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ); các lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường tham gia ứng phó (trong khoảng thời gian Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung, các lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường (khoảng 06-08 giờ). Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu tổ chức lực lượng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”. Các lực lượng tham gia ứng phó nhanh chóng sử dụng phao quây chặn dầu, thiết bị bơm hút dầu, gối hút dầu, tấm thấm dầu để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn, thu hồi dầu tràn, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời xác định và dự đoán hướng dầu tràn, có phương án di chuyển vệt dầu tràn vào hố chứa, rãnh ngăn để thu hồi dầu...

- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh sử dụng lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương, thanh niên, sinh viên tình nguyện và nhân dân nơi xảy ra sự cố cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý (Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý).

- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình.

- Lực lượng khắc phục hậu quả môi trường: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định.

- Công tác bảo đảm an ninh: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội khu vực xảy ra sự cố.

- Công tác phòng cháy chữa cháy: Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy/Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.

- Công tác y tế: Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo các lực lượng y, bác sỹ, nhân viên y tế của tỉnh cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị cho người dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

- Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân tổ chức vệ sinh và xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định.

b) Ứng phó trên biển: Không

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Trên đất liền

a) Tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm xăng dầu:

- Trong khi đang nhập xăng dầu từ xe ôtô xi téc vào bể chứa của cửa hàng xăng dầu, xe ôtô xi téc bị bục, vỡ ống mềm dẫn đến dầu tràn ra môi trường (bãi nhập).

- Thời điểm xảy ra: Vào ban ngày.

- Khối lượng: Khối lượng xăng hoặc dầu tràn ra ngoài khoảng 0,5-1 tấn loang trên bề mặt bãi nhập.

b) Biện pháp xử lý

- Tiếp nhận thông tin: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, yêu cầu cơ sở quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố; đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.

- Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức vận hành cơ chế họp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị và các lực lượng khác trên địa bàn tỉnh (kể cả lực lượng hiệp đồng với tỉnh) chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó (nếu sự cố tràn dầu với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung cùng tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ).

- Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:

+ Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.

+ Chỉ huy hiện trường: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

+ Các thành viên gồm: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông và Chính quyền địa phương.

- Tổ chức ứng phó sự cố: Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu, cụ thể như sau:

+ Bộ phận thông báo, báo động: Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh cùng các lực lượng khác trên địa bàn (kể cả lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu theo hiệp đồng với tỉnh) cơ động lực lượng, phương tiện đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó, đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; cơ quan chuyên môn các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố. Các cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình và cơ động lực lượng, phương tiện đến hiện trường để tham gia ứng phó. Lực lượng làm công tác an ninh triển khai các phương án khẩn cấp để bảo vệ an ninh hiện trường.

+ Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Chỉ huy trưởng tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ của cửa hàng xăng dầu phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố không cho người và phương tiện ra vào khu vực hiện trường.

+ Bộ phận sơ tán đơn vị và Nhân dân: Chỉ huy trưởng tại hiện trường sử dụng lực lượng tại chỗ gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, lực lượng cửa hàng xăng dầu và các lực lượng khác nhanh chóng sơ tán Nhân dân, phương tiện, cơ sở vật chất ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

+ Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu: Chỉ huy trưởng tại hiện trường chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo đóng các công trình thủy lợi tại các khu vực bị ảnh hưởng (nếu có) và thông báo cho các tổ chức, các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị ảnh hưởng để có phương án bảo vệ, ứng phó và khắc phục, đồng thời sử dụng lực lượng tại chỗ gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban ngành, lực lượng hợp đồng của tỉnh và các lực lượng khác nhanh chóng triển khai các nội dung sau. Trường hợp nếu sự cố tràn dầu với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung cùng tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Lực lượng tại chỗ của cửa hàng xăng dầu nhanh chóng đóng khóa van, khắc phục vị trí bục vỡ của ống dẫn dầu từ bể chứa dầu, không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài;

+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực đào rãnh, đắp bờ.... để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn hoặc di chuyển dầu vào rãnh ngăn, bể chứa, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường;

+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu, cát để thu hồi dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu về bể chứa, rãnh ngăn.... không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy trưởng tại hiện trường sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, kết hợp với thanh niên, sinh viên tình nguyện và nhân dân địa phương cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý theo quy định.

- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Chỉ huy trưởng tại hiện trường chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình.

- Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ huy trưởng tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Tổ chức làm sạch môi trường vệ sinh sạch sẽ khu vực nhiễm dầu, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân khu vực xảy ra sự cố. Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm để làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.

- Bộ phận bảo đảm an ninh: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội và thành lập hành lang an toàn giao thông.

- Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy/Công an tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy chữa cháy.

- Bộ phận y tế: Sở Y tế chỉ đạo lực lượng quân y của tỉnh phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn, cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho Nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

2. Trên biển: Không

3. Trên sông: Tỉnh Kon Tum không có cửa hàng xăng dầu cũng như công tác vận chuyển xăng dầu trên sông, hồ chứa.

V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Nhiệm vụ chung

a) Xây dựng kế hoạch ứng phó thảm hoạ tràn dầu của đơn vị mình. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu.

c) Duy trì nghiêm chế độ ứng trực 24/24, kịp thời ứng phó các tình huống sự cố tràn dầu xảy ra.

d) Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

2. Nhiệm vụ cụ thể

a) Ủy ban nhân dân tỉnh (Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Phòng thủ dân sự tỉnh).

- Chỉ đạo các sở, ban ngành, các cơ sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị triển khai thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

- Chỉ đạo xây dựng, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh trình Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xem xét, quyết định.

- Bố trí ngân sách bảo đảm cho hoạt động thường xuyên về công tác ứng phó sự cố tràn dầu và đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch đã được Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.

- Bố trí ngân sách chi trả kịp thời cho việc huy động nguồn lực ứng cứu sự cố tràn dầu không xác định được bên gây sự cố, sự cố tràn dầu không rõ nguyên nhân theo quy định hiện hành.

- Chỉ đạo các huyện, thành phố và các cơ sở tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu theo định kỳ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó.

- Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất về kết quả thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn của tỉnh báo cáo về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

- Chủ trì chỉ đạo ứng phó sự cố tràn theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh; huy động lực lượng, phương tiện của địa phương và của các đơn vị thuộc các Bộ, ngành đóng quân trên địa bàn tỉnh tham gia ứng phó.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục phương tiện, trang thiết bị ứng phó, nhằm kịp thời khắc phục những hỏng hóc bất thường để đảm bảo trong trạng thái sẵn sàng ứng phó, đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực đầu tư, mua sắm bổ sung, tăng cường các phương tiện, trang thiết bị, đào tạo nhân lực của tỉnh cho những năm tiếp theo, nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ khi có sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền mua sắm phương tiện, trang thiết bị theo quy định.

- Chủ trì, chỉ đạo tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại tỉnh; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân và nhân dân phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức Sở chỉ huy tại hiện trường tham gia đề xuất các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu và chỉ huy trực tiếp công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Quyết định, định hướng việc cung cấp thông tin về sự cố cho các phương tiện truyền thông và trưng dụng, điều động lực lượng và phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu của các sở, ban ngành, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh để phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

- Hàng năm sơ, tổng kết đánh giá công tác ứng phó sự cố tràn dầu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các Bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng. Báo cáo đột xuất khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan.

- Tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh về phương án ứng phó, sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hiệp đồng ứng phó, khắc phục sự cố với đơn vị có chức năng, đủ năng lực để tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

- Điều động lực lượng, phương tiện thuộc quyền phối hợp hiệp đồng với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu đứng chân trên địa bàn và triển khai lực lượng, phương tiện tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ và ứng phó khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền.

- Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy điều hành của chỉ huy các cấp và hành động phối hợp, hiệp đồng của bộ đội trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thành lập Sở Chỉ huy hiện trường để Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo, điều hành trực tiếp công tác ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố triển khai lực lượng phối hợp với lực lượng Công an chốt chặn bảo vệ hiện trường, bảo đảm an ninh trật tự; triển khai lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu khi có lệnh.

- Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở thuộc quyền; phối hợp với các địa phương kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với chủ cơ sở để ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.

- Tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh theo quy định.

c) Công an tỉnh

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh về công tác phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan sẵn sàng, triển khai lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy hoặc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và cứu hộ, cứu nạn.

- Tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường khu vực sự cố không cho người và các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố; phối hợp địa phương tổ chức di tản người và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố nếu cần thiết.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền nắm chắc tình hình, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, hướng dẫn phân luồng giao thông tại khu vực xảy ra sự cố tràn dầu, cháy nổ.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố tràn dầu và cháy nổ; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các đơn vị kinh doanh vi phạm công tác bảo vệ môi trường.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu, hướng dẫn, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trong khắc phục và làm sạch đường bờ, quản lý, xử lý chất thải sau thu gom; các phương án bảo vệ vùng nhạy cảm; hướng dẫn các cơ quan, địa phương để ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho các lực lượng thuộc quyền và các cơ sở về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm hoạ của sự cố tràn dầu để chủ động phòng tránh, ứng phó.

- Tổ chức đánh giá ô nhiễm đất và nguồn nước, không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố; khuyến cáo, đề xuất các biện pháp nhằm bảo đảm sức khỏe, tài sản của người dân có liên quan và lực lượng tham gia ứng phó sự cố. Theo dõi đánh giá kết quả xử lý sự cố làm căn cứ ra quyết định hoạt động xử lý ô nhiễm đã triệt để, phục hồi môi trường sau sự cố đã hoàn thành.

- Điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường và xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau tràn dầu đối với các sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Công Thương yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế bên gây ra sự cố tràn dầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

- Tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh theo quy định.

đ) Sở Công Thương

- Phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh… tham mưu điều động nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, hướng dẫn, giám sát công tác chuyên môn về kỹ thuật thu gom, xử lý dầu tràn tại hiện trường.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế bên gây ra sự cố tràn dầu bồi thường thiệt hại theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương thực hiện công tác bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó, điều động vật tư, trang thiết bị, hàng hóa, nhu yếu phẩm để ứng cứu và tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.

- Tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh theo quy định.

e) Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng bảo đảm an toàn giao thông khu vực xảy ra sự cố. Thiết lập các biển cảnh báo, thông báo không cho người và phương tiện ra vào khu vực sự cố.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện do đơn vị mình quản lý tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu khi có yêu cầu của tỉnh.

g) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực về phòng chống thiên tai)

- Phối hợp với chính quyền, địa phương thông báo cho Nhân dân tránh đánh bắt tại các khu vực có vệt dầu để không ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản; có trách nhiệm trong phòng, chống, khắc phục khi sự cố tràn dầu xảy ra; khi phát hiện các vệt dầu tràn trên sông phải thông báo ngay về cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

- Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho người dân nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ di chuyển lồng bè nuôi ra khỏi các khu vực có vệt dầu để không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với thủy sản nuôi, khai thác tại khu vực bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu cần có kế hoạch giám sát, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo An toàn thực phẩm trước khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.

- Cung cấp thông tin về các khu vực có hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản và khu vực nhạy cảm cần được bảo vệ để phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ các cơ quan liên quan thực hiện công tác giám sát môi trường và đánh giá thiệt hại (khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản …) sau sự cố.

h) Sở Tài Chính

- Đảm bảo kinh phí, ngân sách cho hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu được thực hiện nhanh chóng và đúng quy định.

- Quản lý tài chính theo quy định trong quá trình mua sắm vật tư, thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu. Giám sát và ghi nhận toàn bộ chi phí và nguồn lực tiêu hao cho hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra. Tổng hợp thiệt hại từ tất cả các đơn vị liên quan phục vụ công tác bồi thường thiệt hại.

- Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thanh quyết toán kinh phí, bồi thường thiệt hại trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra; giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến quá trình ứng phó sự cố và công tác bồi thường thiệt hại.

i) Sở Y tế

- Chỉ đạo các Bệnh viện, trung tâm y tế chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị y tế sẵn sàng tham gia cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn.

- Cử cán bộ, nhân viên chuyên môn trực tại hiện trường xảy ra sự cố tràn dầu để đảm bảo công tác sơ, cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân và lực lượng tham gia ứng phó sự cố.

- Tham mưu, tư vấn cho các cơ quan, đơn vị và tuyên truyền cho nhân dân biết về những ảnh hưởng của dầu đối với sức khoẻ con người, các phương án đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng tham gia ứng cứu.

k) Sở Thông tin và Truyền thông

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

- Truyền đạt kịp thời mọi mệnh lệnh, công điện của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đầy đủ, chính xác những thông tin về ứng phó sự cố tràn dầu để phòng ngừa và hạn chế sự cố tràn dầu xảy ra.

- Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí liên tục cập nhật, thông báo đầy đủ thông tin khi có sự cố xảy ra.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình ứng phó, khắc phục sự cố. Phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hệ thống vô tuyến dự phòng đảm bảo thông tin liên lạc khi cần thiết ở những vùng thường hay mất liên lạc (Vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt...); bảo đảm thông tin liên lạc lưu động để phục vụ cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh và các cấp chỉ huy, chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu.

l) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Hướng dẫn cho các xã, phường, thị trấn và các đơn vị triển khai thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố đã được phê duyệt.

- Bố trí ngân sách bảo đảm cho hoạt động thường xuyên về công tác ứng phó sự cố tràn dầu và đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Chủ động rà soát, đôn đốc các cơ sở có hoạt động liên quan đến xăng dầu trên địa bàn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định; tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án kinh doanh xăng, dầu theo quy định; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về nguy cơ, tác hại cho con người và môi trường khi sự cố tràn dầu xảy ra, để chủ động phòng tránh và ứng phó kịp thời.

- Đối với các sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền, trên địa bàn 01 huyện, thành phố, khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, sự cố không rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có sự cố xảy ra chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Chỉ đạo, huy động lực lượng từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ quan, đơn vị, cơ sở (bao gồm cơ sở gây sự cố, nếu có) đóng chân trên địa bàn huyện; các lực lượng tham gia ứng phó.

+ Chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra tràn dầu tại địa phương bồi thường thiệt hại.

+ Chịu trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan phục vụ quá trình ứng phó sự cố cho các đơn vị được huy động bằng chi phí từ ngân sách cấp huyện hoặc chi phí bồi thường thiệt hại từ bên gây ra sự cố theo quy định, trong vòng 60 ngày kể từ ngày đơn vị được huy động kết thúc các hoạt động ứng phó và hoàn thiện hồ sơ thanh toán.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh theo quy định.

m) Các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan

- Xây dựng, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt hoặc cơ quan chủ quản thẩm định, phê duyệt theo quy định (đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu không thuộc Ủy ban nhân dân huyện quản lý). Kế hoạch được thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để phối hợp thực hiện theo quy định.

- Đầu tư trang thiết bị tại chỗ đảm bảo đủ năng lực ứng phó các sự cố có thể xảy ra tại cơ sở. Chủ động, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các đơn vị có chức năng, năng lực trong ứng phó sự cố tràn dầu.

- Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.

- Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thường xuyên trong ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu của cơ sở gây ra theo quy định của pháp luật.

- Sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

VI. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO

1. Bảo đảm thông tin liên lạc

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy, chỉ đạo: Sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện, mạng thông tin vệ tinh VSAT truyền hình trực tiếp và mạng thông tin di động, thành lập Trung tâm thông tin ngay tại hiện trường để tiếp nhận và xử lý thông tin.

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:

+ Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan sử dụng hệ thống thông tin hiện hành, kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền tin, hệ thống thông báo, báo động để nắm và truyền tin kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó sự cố. Công bố số điện thoại liên lạc của cơ quan thường trực, đơn vị trực để tất cả các cơ sở, phương tiện vận tải được biết.

+ Trang bị máy bộ đàm cho đơn vị tìm kiếm cứu nạn, tiếp cận hiện trường đầu tiên và người chỉ huy hiện trường để đảm bảo thông tin liên lạc.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, trang thiết bị hiện có của các cơ quan, đơn vị tham gia ứng phó và đầu tư mua sắm trang thiết bị để bảo đảm cho dự phòng. Khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tăng cường nguồn lực, cấp bổ sung trang thiết bị để tham gia ứng phó có hiệu quả.

3. Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình.

4. Bảo đảm y tế

Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn, lực lượng y tế của tỉnh thiết lập Bệnh viện dã chiến (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

1. Sở Chỉ huy thường xuyên

- Trụ sở: Tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chính là Sở Chỉ huy thường xuyên trong công tác ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

- Thành phần:

+ Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

+ Phó Trưởng ban: Là Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

+ Các thành viên: Theo quyết định thành lập (kiện toàn) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh.

- Nhiệm vụ:

+ Chỉ huy, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về kết quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

+ Đánh giá, nhận định tình hình, khả năng diễn biến sự cố xảy ra, đề ra phương án, biện pháp ứng phó, điều động bổ sung nguồn lực nếu cần thiết. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cơ quan chức năng của các Bộ, ngành để theo dõi, tổng hợp.

+ Theo dõi, tổ chức việc ứng phó, khắc phục sự cố theo phương án đã được xác định.

+ Bổ sung lực lượng, phương tiện cho lực lượng tham gia ứng phó (khi cần thiết).

2. Sở Chỉ huy tại hiện trường

- Trụ sở: Tại vị trí xảy ra sự cố, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

- Thành phần:

+ Chỉ huy trưởng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.

+ Chỉ huy hiện trường: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

+ Các thành viên: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Thông tin và Truyền thông; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố.

- Nhiệm vụ:

+ Chủ động phối hợp với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung; các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức, cá nhân huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố.

+ Chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia ứng phó.

+ Chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý ô nhiễm môi trường sau sự cố theo quy định.

+ Thường xuyên báo cáo kết quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hoặc sự cố phát sinh về Sở chỉ huy thường xuyên.

Trên đây là Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề nghị các sở, ban ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương có văn bản phản ánh gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiến cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xem xét thẩm định theo quy định./.

 

DANH MỤC

CỬA HÀNG XĂNG DẦU HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

TT

Tên cửa hàng

Chủ cửa hàng

Địa chỉ

Khối lượng lưu chứa trong các kho, trạm (m3)

I

Thành phố Kon Tum

1

CHXD số 01 Việt Tường

Cty TNHH MTV XD Việt Tường

03B Phan Đình Phùng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum

100

2

CHXD số 02 Việt Tường

Cty TNHH MTV XD Việt Tường

36 Đào Duy Từ, thành phố Kon Tum

100

3

CHXD số 04 Việt Tường

Cty TNHH MTV XD Việt Tường

300 Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum

75

4

CHXD Gia An

Cty TNHH Gia An Kon Tum

Tổ 5, Phường Lê lợi, thành phố Kon Tum

75

5

CHXD số 101

Chi nhánh XD Kon Tum

1010 Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum

150

6

CHXD số 102

Chi nhánh XD Kon Tum

Khu vực bến xe Tỉnh, Phường Quang Trung, thành phố Kon Tum

90

7

CHXD số 09

Chi nhánh XD Kon Tum

B15, Phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum

45

8

CHXD số 114

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn 2, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum

45

9

CHXD số 115

Chi nhánh XD Kon Tum

Quốc lộ 14, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum

45

10

CHXD số 123

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn Tùng Lâm, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum

60

11

CHXD Phương Nam

DNTN Phương nam

Quốc lộ 14, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum

45

12

CHXD Plei Krông

Công ty TNHH Plei Krông

Tỉnh lộ 675, Thôn 2, xã Kroong, thành phố Kon Tum

45

13

CHXD An Phú

Công ty TNHH MTV xăng dầu An Phú

117 Duy Tân, Phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum

60

14

CHXD Triệu Phùng

Công ty TNHH Triệu Phùng

96 Hai Bà Trưng, Phường Quang Trung, thành phố Kon Tum

45

15

CHXD Hoài Phương

DNTN Hoài Phương

Quốc lộ 14 tổ 3, Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum

86

16

CHXD Minh Quý số 1

DNTN Minh Quý

Thôn Tân An, xã Iachim, thành phố Kon Tum

30

17

CHXD Thanh Phương

DNTN Thanh Phương

Km7, Quốc lộ 14, T.Thanh Trung thành phố Kon Tum

75

18

CHXD Hòa Anh

Cty TNHH MTV Hòa Anh

Đường Võ Nguyên Giáp, P. Duy Tân, TP Kon Tum

45

19

CHXD Trung Tín

Cty CP xăng dầu DK PV Oil

Đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum

60

20

CHXD số 127

Chi nhánh XD Kon Tum

251 Bà Triệu, thành phố Kon Tum

60

21

CHXD số 128

Chi nhánh XD Kon Tum

64 Trần Hưng đạo, thành phố Kon Tum

45

22

CHXD Minh Quý số 2

DNTN Minh Quý

Thôn 5, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum

35

23

CHXD Việt Tường số 5

Cty TNHH MTV XD Việt Tường

253 Duy Tân, thành phố Kon Tum

100

24

CHXD số 129

Chi nhánh XD Kon Tum

37 Trần Văn Hai, thành phố Kon Tum

60

II

Huyện ĐăkGlei

1

CHXD số 10

Chi nhánh XD Kon Tum

Km 365+300, đường HCM, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei

75

2

CHXD Tiến Sỹ

Công ty TNHH MTV Tiến Sĩ

Q Quốc lộ 14, thôn Đăk Xanh, trị trấn ĐăkGlei

60

3

CHXD Quốc Huy

DNTN Quốc Huy

Brông Mỹ, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei

75

4

CH xăng dầu Đăk Man

Cty Nguyên Anh Bắc T. Nguyên

Măng Khên, xã Đăk Man, huyện Đăkglei

60

III

Huyện Đăk Tô

1

CHXD số 104

Chi nhánh XD Kon Tum

Khối phố 5, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô

60

2

CHXD số 111

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn 2, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô

75

3

CHXD số 116

Chi nhánh XD Kon Tum

Khối phố 8, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô

60

4

Trạm xăng dầu 23

CN Xăng dầu quân đội khu vực Tây Nguyên

Đường HCM, xã Tân cảnh, huyện Đăk Tô

45

5

CHXD Nam Phúc - Đăk Tô

CN Cty CP Đầu tư Nam Phúc

Thôn 1 xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô

75

6

CHXD Đăk Tô

Cty CP xăng dầu DK PV Oil

Đăk Rơ Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

40

7

CHXD Thanh Nhàn

Cty TNHH MTV Thanh Nhàn Kon Tum

Thôn 4, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô

 

8

CHXD Diêm Bình

Công ty TNHH Hợp Thành Công

Thôn 8, xã Diêm Bình, huyện Đăk Tô

50

IV

Huyện Đăk Hà

1

CHXD số 107

Chi nhánh XD Kon Tum

Quốc lộ 14; thị trấn Đăk Hà- huyện Đăk Hà

 

2

CHXD Hà Mòn

Công ty TNHH Hợp Thành Công

Thôn Thống nhất- Hà Mòn, huyện Đăk Hà

45

3

CHXD số 121

Chi nhánh XD Kon Tum

Đăk Lộc, xã Đăk Ngọc, Đăk Hà

45

4

CHXD Thanh Phương II

DNTN Thanh Phương

Thôn 5 xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà

60

5

CHXD Bình Dương

DNTN Bình Dương

Quốc lộ 14, Thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà

60

6

Cửa hàng xăng dầu Đăk Mar

Cty CP xăng dầu DK PV Oil

Quốc lộ 14, thôn 2, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà

75

7

CH bán lẻ XD Đăk Hring

Công ty TNHH Quang Thành

Thôn 12 xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà

70

8

CHXD Năm Sao

Cty TNHH MTV XD Năm Sao

Thôn 3 xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà

45

9

CHXD Bổn Vui

Cty TNHH MTV Bổn Vui

Thôn 1, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà

45

10

CHXD Triệu Vũ Ngọc Vang

Cty TNHH MTV Triệu Vũ

Thôn 4, xã Ngọc Vang, huyện Đăk Hà

45

11

CHXD Mạnh Dũng

Cty TNHH MTV Mạnh Dũng

Thôn 7B, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà

45

12

CHXD Hải Anh

Cty TNHH MTV Hải Anh

Thôn 4, xã Ngọc Vang, huyện Đăk Hà

50

13

CHXD Đức Trí

Cty TNHH MTV XD Năm Sao

Thôn 3, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà

45

14

CHXD Ánh Nguyệt

Cty TNHH Ánh Nguyệt Phát

Thôn 6, xã Đăk La, huyện Đăk Hà

100

V

Huyện Ngọc Hồi

1

CHXD số 1

C ty TNHH Hương Sơn KT

Thôn 4, thị trấn Plei Kần- huyện Ngọc Hồi

75

2

CHXD số 2

C ty TNHH Hương Sơn KT

Thôn Măng Tôn - Bờ Y- huyện Ngọc Hồi

75

3

CHXD số 3

C ty TNHH Hương Sơn KT

Xã Đăk Dục- huyện Ngọc Hồi

75

4

CHXD số 4

C ty TNHH Hương Sơn KT

Đường Hoàng Thị Loan, TD phố 2, thị trấn Plei Kần, H. Ngọc Hồi

75

5

CHXD số 5

C ty TNHH Hương Sơn KT

Thôn 7, Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi

75

6

CHXD số 106

Chi nhánh XD Kon Tum

Giao lộ Hoàng Thị Loan - Trần Hưng Đạo, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi

100

7

CHXD số 112

Chi nhánh XD Kon Tum

Khu I, CK Bờ Y - Bờ Y - huyện Ngọc Hồi

 

8

CHXD số 120

Chi nhánh XD Kon Tum

Quốc lộ14, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi

100

9

CHXD số 124

Chi nhánh XD Kon Tum

Dục nội, xã dục nông, huyện Ngọc Hồi

75

10

CHXD số 131

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn 2 xã Đăk Kan - huyện Ngọc Hồi

70

11

CHXD Tuấn Nam

Cty TNHH MTV Tuấn Nam

Thôn Kà Nhảy - Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi

70

12

CHXD Nhân Thành Lộc Phát

Cty TNHH Nhân Thành Lộc Phát

Khu I, CK Bờ Y - Bờ Y - huyện Ngọc Hồi

70

13

CHXD Toàn Thắng

Cty TNHH KDXD Toàn Thắng

Thôn Hào Nưa, Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi

45

14

CHXD Sâm Tý

Công ty TNHH KDTH Sâm Tý

Thôn Đăk Tang, Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi

70

VI

Huyện Kon Plông

1

CHXD số 18

Chi nhánh XD Kon Tum

Quốc lộ 24, xã Đăk Long, huyện Kon Plông

 

2

CHXD huyện Kon Plông

Cty TNHH Tin Nguyên

Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông

28

VII

Huyện Kon Rẫy

1

CHXD số 108

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn 1, thị trấn ĐăkRve, huyện Kon Rẫy

45

2

CHXD số 119

Chi nhánh XD Kon Tum

QL24, T 9, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy

50

3

CHXD Kon Rẫy

Cty CP xăng dầu DK PV Oil

QL 24, xã Tân Lập - huyện Kon Rẫy

75

4

CHXD Lộc Trường Phát Kon Rẫy

DNTN TM Lộc Trường Phát

Thôn 4, TT ĐăkRve, huyện Kon Rẫy

60

VIII

Huyện Sa Thầy

1

CHXD số 05

Chi nhánh XD Kon Tum

Tỉnh lộ 675, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy

60

2

CHXD số 17

Chi nhánh XD Kon Tum

Làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy

60

3

CHXD số 26

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn 1, Thị trấn Sa thầy, huyện Sa Thầy

60

4

CHXD số 30

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn Tân Sang, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy

30

5

CHXD Trí Linh Sa Thầy

DNTN Trí Linh Sa Thầy

Thôn Kđin, xã Moray, huyện Sa Thầy

45

6

CHXD Trí Linh Sa Thầy 2

DNTN Trí Linh Sa Thầy

Thôn Ia Tri, xã Moray, huyện Sa Thầy

45

7

CHXD Sa Thầy

Cty CP xăng dầu DK PV Oil

Thôn Bình Sơn, Sa Bình, huyện Sa Thầy

50

8

CHXD Trường Nhật

Cty TNHH MTV Trường Nhật

Làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy

45

9

CH xăng dầu số 01

Công ty TNHH Song Song Vy

Nhơn Đức, Sa Nhơn, huyện Sa Thầy

45

10

CH xăng dầu số 02

Công ty TNHH Song Song Vy

Làng Lung, xã Ia Xiêr, huyện Sa Thầy

45

11

CH xăng dầu Vinh Hiển

Cty TNHH Thương mại & Dịch vụ Vinh Hiển

Thôn Bình Trung, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy

45

12

CHXD Rờ Kơi

Cty CP xăng dầu DK PV Oil

Gia Xiêng, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy

30

IX

Huyện Tu Mơ Rông

1

CHXD số 22

Chi nhánh XD Kon Tum

Xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông

60

X

Huyện Ia H’Drai

1

CHXD Sê San 4

Cty CP ĐT phát triển Duy Tân

Thôn 7, xã Ia Tơi, huyện IaHDrai

76

2

CHXD Hưng Long 2

Cty TNHH Hưng Long

Thôn 2, xã Ia Don, huyện Ia H'Đrai

60

3

CHXD số 125

Chi nhánh XD Kon Tum

Thôn 1, xã Ia Tơi, huyện IaHDrai

90

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 713/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 về Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.598

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.67.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!