ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 712/QĐ-UBND
|
Hà
Nam, ngày 08 tháng 05
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17
tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg
ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày
30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính
sách, pháp luật về khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 87/TTr-STNMT-KS ngày 20 tháng 4 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 5
năm 2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế hoạch đầu tư, Xây dựng,
Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài chính, Thông tin và Truyền
thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ
huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức,
cá nhân hoạt động khoáng sản và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi
trường (để b/c);
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam (để b/c);
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Báo Hà Nam, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VPUB: LĐVP, các CV liên quan;
- Lưu: VT. TN(HA).
QD.11.5.18
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Minh Hiến
|
PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Kèm theo Quyết định số: 712/QĐ-UBND
ngày 08 tháng 05
năm 2018 của UBND tỉnh Hà Nam).
I. SỰ CẦN THIẾT,
QUAN ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Sự cần thiết ban hành Phương án
Căn cứ Chương III Luật Khoáng sản quy
định về Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Điều 17, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định trách nhiệm bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác của Ủy ban nhân dân
các cấp; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng
sản;
- Trong những năm
gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã cơ bản
đi vào nề nếp, góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm
cho người lao động, .... Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của một số địa phương có lúc, có nơi chưa chặt chẽ nên
hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép vẫn còn xảy ra, hoạt động khai thác cát trái phép
chưa chấm dứt hoàn toàn chủ yếu ở các
khu vực giáp ranh trên tuyến sông Hồng. Vì vậy việc ban hành phương án bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh là cần thiết nhằm tăng cường sự phối
hợp giữa các sở, ban, ngành và UBND các cấp để triển khai thực hiện hiệu quả
công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; đồng thời khắc phục những
tồn tại, hạn chế; qua đó chấn chỉnh công tác quản lý, bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác; kịp thời ngăn chặn tình trạng
khai thác khoáng sản trái phép; tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Quan điểm
- Thực hiện nghiêm các chiến lược,
chính sách, pháp luật... của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác.
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm
dò, khai thác khoáng sản theo đúng quy định pháp luật, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật dưới
mọi hình thức.
- Kiên quyết xử lý theo pháp luật các
tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái phép; người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trong công tác quản lý,
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.
- Bảo vệ khoáng, sản chưa khai thác
là một nhiệm vụ khó khăn, bởi phạm vi, tính chất, hình thức, mức độ phức tạp
ngày càng tăng. Yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải thường xuyên, tích cực,
chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp; kịp thời để bảo vệ có hiệu quả khoáng
sản chưa khai thác nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
3. Mục đích, yêu cầu
- Đảm bảo khoáng sản chưa khai thác,
kể cả khoáng sản ở những khu vực đã đóng cửa mỏ phải được bảo vệ theo quy định
của Luật Khoáng sản.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh
trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản.
- Quy định rõ trách nhiệm người đứng
đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái quy định pháp
luật.
- Xây dựng quy chế phối hợp trong bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan ở
khu vực giáp ranh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý,
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái
phép.
II. THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ NAM.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy, chính quyền các cấp
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo
quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; công tác quản lý hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp và có nhiều chuyển biến tích cực; các sở,
ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương đã quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục pháp lý về cấp phép thăm dò, khai thác,
kinh doanh, chế biến khoáng sản và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực
hiện về đất đai, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... Tích cực chỉ đạo thực
hiện các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản và công tác bảo vệ môi
trường trong khai thác, chế biến
khoáng sản; góp phần ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khoáng sản trái phép đồng thời giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi
trường trong hoạt động khoáng sản.
Kết quả thu ngân sách hàng năm năm
sau cao hơn năm trước. Đa số các doanh nghiệp được cấp phép thực hiện nghiêm
túc các quy định của Luật Khoáng sản và các quy định của pháp luật có liên
quan, đầu tư khai thác theo dự án được chấp thuận, thực hiện nghĩa vụ theo quy
định.
2. Công tác xây dựng, ban hành các
văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động và bảo vệ
khoáng sản.
- Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW
ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và phát triển
công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, định hướng đến năm
2030; Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Chính phủ về Chiến lược khoáng sản đến 2020, tầm nhìn đến 2030, Luật Khoáng sản 2010
và các quy định của pháp luật có liên quan; ngoài việc cập nhật, áp dụng hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương về lĩnh vực quản
lý tài nguyên khoáng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
và quản lý các hoạt động khoáng sản; trong đó tập trung
vào các nhiệm vụ trọng tâm như: Công
tác quy hoạch, đấu giá quyền khai thác khoáng sản thu tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản, xác định giá tính thuế tài nguyên, phí bảo vệ
môi trường trong khai thác khoáng sản,
quy định thủ tục hành chính trong hoạt động khoáng sản,… Các văn bản được ban
hành cơ bản đáp ứng được các yêu cầu để quản lý phù hợp với
các quy định của pháp luật, giải quyết được những khó khăn vướng mắc trên địa
bàn tỉnh.
- Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý
hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa các tỉnh; thiết lập số điện thoại đường dây
nóng để tiếp nhận thông tin phản ảnh của nhân dân về các vi phạm trong lĩnh vực
tài nguyên môi trường.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về khoáng sản của tỉnh đã cơ bản hoàn thiện, được cụ thể hóa, phục vụ ngày càng
hiệu quả cho công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn.
Tuy nhiên, cần
tiếp tục hoàn chỉnh phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; điều chỉnh quy
hoạch khoáng sản, khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Các văn bản được ban hành:
+ Chỉ thị số 10/CT-UBND
ngày 13/11/2009 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên
khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
+ Chỉ thị số 02/CT-UBND
ngày 08/8/2011 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp
khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
+ Chỉ thị số 10/CT-TU
ngày 11/11/20016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác quản lý khoáng sản gắn với bảo
vệ môi trường và kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
+ Kết luận số 50-KL/TU
ngày 16/9/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy.
+ Kế hoạch 140/KH-UBND ngày
18/01/2017 thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy.
+ Kế hoạch 1752/KH-UBND ngày
28/8/2015 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Quyết định số 36/2010/QĐ-UBND ngày
15/11/2010 Quy định một số nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
+ Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày
29/9/2014 ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà
Nam (thay thế quyết định 36/2010/QĐ-UBND).
+ Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày
30/3/2017 Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
(Thay thế quyết định 40/2014/QĐ-UBND).
+ Quy chế phối hợp quản lý hành chính
và quản lý hoạt động khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà
Nam, Hưng Yên và Thái Bình ký ngày 30/3/2014.
+ Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày
19/8/2016 Quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Đến nay, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản của tỉnh đã cơ bản hoàn thiện, được cụ
thể hóa, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác quản lý khoáng sản trên địa
bàn.
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật về khoáng sản đã được UBND tỉnh Hà Nam quan tâm chỉ đạo thực hiện thường
xuyên, từ đó nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của
nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản.
- Hàng năm sở Tài nguyên và Môi trường
tổ chức tập huấn Luật khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan cho UBND
các cấp, các sở, ngành và doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách pháp luật
về khoáng sản; quyền và nghĩa vụ của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã và người dân nơi có khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản.
4. Thông tin về quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
a) Lập, thực hiện quy hoạch
khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh.
Nhận thức được sự cần thiết của công tác quy hoạch khoáng
sản và quản lý hoạt động khoáng sản theo quy hoạch; từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề
tài “Khoanh vùng loại khoáng sản chủ
yếu làm cơ sở cho việc quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam” và các quy hoạch khoáng sản; khoanh định, xin ý kiến các Bộ, ngành và trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, cụ
thể:
- Quyết định số 1123/QĐ-CT ngày
15/7/2005 về việc phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên cát lòng
sông đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Quyết định 1071/QĐ-UBND ngày
23/10/2006 phê duyệt kết quả “Khoanh vùng loại khoáng sản chủ yếu làm cơ sở cho việc quản lý và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
- Quyết định số 1610/QĐ-UBND ngày
30/11/2009 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vật liệu xây dựng vùng đất
bãi ven sông Hồng đến năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất vật liệu xây dựng vùng đất
bãi ven sông Hồng (2009 - 2010) của huyện Duy Tiên;
- Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 05/4/2010 về việc phê duyệt
quy hoạch sử dụng đất vật liệu xây dựng vùng đất bãi ven
sông Hồng đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất vật liệu xây dựng vùng đất bãi
ven sông Hồng (2009-2015) của huyện Lý Nhân;
- Quyết định 464/2010/QĐ-UBND ngày
07/5/2010 phê duyệt quy hoạch khoáng sản đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Quyết định số 1334/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 về việc phê duyệt
quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất vật liệu xây dựng khu vực bãi bồi sông Hồng thuộc xã Chân
Lý, huyện Lý Nhân;
- Quyết định 948/QĐ-UBND ngày
11/9/2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản làm
VLXDTT đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả khoanh vùng khu vực cấm hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày
24/11/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
b) Lập, thực hiện quy hoạch
khoáng sản thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành Trung ương.
Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến,
sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép Bộ Tài nguyên và Môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Nam cũng được các ngành chức năng của tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện đảm bảo mục tiêu đã đề ra tại các Quy hoạch đã được Chính phủ, các Bộ,
ngành Trung ương phê duyệt như: Quyết định số
105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm
dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng đến năm 2020; Quyết định số 1065/QĐ-TTg
ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 1676/TTg-KTN ngày 17/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung mỏ đất sét khu vực dãy Khe Non huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam;
Văn bản số 1071/TTg-KTN ngày 15/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ
sung mỏ đá vôi vào quy hoạch thăm dò, khai thác làm nguyên liệu cho Dự án xi
măng Thành Thắng; Văn bản số 1685/TTg-KTN ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt bổ sung mỏ đá vôi vào quy hoạch cho dự án dây chuyền 2 xi măng Xuân
Thành; Văn bản số 1335/TTg-KTN ngày 11/8/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt bổ sung mỏ đá vôi vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng
khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam cho Công ty CPXM Vicem Bút Sơn; Quyết định số
507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch phát triển công
nghiệp vôi đến năm 2020, có xét đến năm 2030...
5. Thông tin về khu vực cấm, tạm cấm
hoạt động khoáng sản.
Thực hiện quy định của pháp luật về
khoáng sản đồng thời thực hiện mục tiêu của chiến lược về khoáng sản là gắn hoạt động khai thác khoáng sản với bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, cảnh
quan thiên nhiên và bảo vệ các khu vực khoáng sản chưa khai
thác; các khu vực cấm hoạt động khoáng sản thuộc các quy hoạch đất quốc phòng,
rừng phòng hộ, cảnh quan môi trường, khu vực văn hóa tâm linh, hành lang đê,
kè, cụ thể:
- Huyện Thanh Liêm: 21 khu vực, diện
tích 998,87 ha
- Huyện Kim Bảng: 14 khu vực, diện
tích 3.746,27 ha
- Huyện Lý Nhân: 09 khu vực, diện
tích 102,88 ha
- Huyện Duy Tiên: 05 khu vực, diện
tích 56,13 ha
6. Công tác cấp phép hoạt động
khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản (thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh).
a) Các đơn vị đã được UBND tỉnh
cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2017;
trên địa bàn tỉnh có 87 tổ chức được cấp phép khai thác khoáng sản với 96 điểm
mỏ, trong đó:
- Đá vôi làm VLXDTT: 76 điểm mỏ.
- Sét làm gạch ngói: 08 điểm mỏ.
- Sét làm xi măng: 01 điểm mỏ.
- Vật liệu san lấp: 10 điểm mỏ.
- Cát làm VLXD:
01 điểm mỏ.
b) Các đơn vị đã được UBND tỉnh
cấp phép thăm dò và phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
Đến nay trên địa
bàn tỉnh còn 17 đơn vị đã được cấp phép thăm dò, đã phê duyệt trữ lượng.
c) Về việc tận thu cát, sỏi
trong hoạt động nạo vét luồng lạch.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 dự án nạo
vét tuyến luồng đường thủy nội địa quốc gia sông Hồng được
Cục đường thủy nội địa Việt Nam cho phép triển khai thực hiện theo hình thức xã
hội hoá có tận thu sản phẩm nạo vét, thời hạn thực hiện dự án đến hết quý IV
năm 2017. Đến nay thời gian thực hiện dự án đã kết thúc
theo văn bản chấp thuận chuẩn tắc của Cục đường thủy nội địa Việt Nam tại Văn bản
số 1235/CĐTNĐ-DLHT ngày 13/8/2013 của Cục đường thủy nội địa
Việt Nam. Cục đường thủy nội địa Việt Nam đã chỉ đạo chi cục đường thủy nội địa
phía Bắc kiểm tra, nghiệm thu dự án và kết thúc thực hiện dự án.
d) Về công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh.
Công tác đấu giá quyền khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh được triển khai từ giữa năm 2015 do các văn bản
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Trung ương về công tác đấu giá quyền
khai thác khoáng sản còn chậm và chưa đầy đủ. Đến nay, Hội đồng đấu giá quyền khai thác
khoáng sản của tỉnh đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 02 mỏ
(01 mỏ cát làm vật liệu san lấp, diện tích 34,77 ha thuộc xã Mộc Bắc, huyện
Duy Tiên; 01 mỏ sét làm gạch ngói, diện tích 18,64 ha thuộc xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên);
7. Về tình hình hoạt động khoáng sản
thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với các giấy phép thăm dò, khai
thác khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp trên địa bàn tỉnh, UBND
Tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp tốt trong công tác xác định
khu vực cấm tạm cấm hoạt động khoáng sản để thỏa thuận cấp
phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, tổ chức bàn giao mốc giới mỏ tại thực địa.
Đến ngày 31/12/2017, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã cấp:
- Đá vôi làm
nguyên liệu sản xuất xi măng: 06 giấy phép, diện tích 238,74 ha
- Sét làm nguyên liệu sản xuất xi
măng: 03 giấy phép, diện tích 122,2 ha
8. Tình hình thực hiện các quy định
của pháp luật có liên quan
a) Về công tác quản lý, bảo vệ
môi trường
- 100% các dự án khai thác đã được cấp giấy phép khai thác khoáng
sản có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; một số dự án đã có đề án cải tạo, phục hồi môi trường, giấy phép khai thác tài nguyên nước nước, xả nước thải vào nguồn nước.... nhưng việc
triển khai thực hiện chưa tuân thủ đầy
đủ theo quy định.
- Về ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường: Đến nay đa số các đơn vị khai thác
khoáng sản đã thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản; các đơn vị chưa ký quỹ là do chưa khai
thác hoặc đang tạm dừng khai thác.
- Công tác đóng cửa mỏ, cải tạo phục
hồi môi trường các khu vực khai thác
cũng từng bước được quan tâm nhưng
chưa thật sự nghiêm túc theo đúng đề án được duyệt; một số
đơn vị đã triển khai việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình khai
thác như: Lắp đặt hệ thống phun nước dập bụi tại máng cấp
liệu, các đầu băng tải; quan tâm vệ sinh nhà xưởng, trồng
cây xanh, thu gom, xử lý chất thải, tưới nước chống bụi,
quan trắc định kỳ...
b) Về thực hiện nghĩa vụ tài
chính
Sở Tài chính, sở Tài nguyên và Môi
trường, sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh đã thường xuyên bám sát quy định khung giá
các loại khoáng sản để tham mưu điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên kịp thời.
Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo sở Tài
nguyên và Môi trường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện đo,
lập bản đồ hiện trạng mỏ, xác định khối lượng khoáng sản
đã khai thác trong khu vực mỏ được cấp phép, khu chế biến,
đường vào mỏ, khối lượng khai thác trong các dự án đầu tư XDCT và chuyển kết quả
cho Cục thuế tỉnh để đối chiếu rà soát với kết quả kê khai
của doanh nghiệp nhằm hạn chế việc kê khai thiếu sản lượng thực hiện nghĩa vụ với
nhà nước.
Công tác tính, thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện ngay sau khi Nghị định
203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 có hiệu lực. Đến nay 100% các mỏ được cấp phép
khai thác khoáng sản, Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
và thực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Các doanh nghiệp cơ bản thực hiện
nghiêm việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Năm 2014 đã thu được 67,62
tỷ đồng, năm 2015 đã thu được 152,8 tỷ đồng, năm 2016 đã thu được 108,5 tỷ đồng,
năm 2017 đã thu được 122,113 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra
Từ năm 2015 đến năm 2017 Bộ Xây dựng
thực hiện thanh tra 85 doanh nghiệp; Tổng cục Địa chất khoáng sản thực hiện
thanh tra 19 doanh nghiệp khai thác khoáng sản (năm 2015 thanh tra 6 doanh
nghiệp, năm 2017 thanh tra 13 doanh nghiệp), các đoàn thanh tra đã đánh giá
việc chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp trong hoạt động khai
thác khoáng sản đồng thời cũng đã chỉ ra những tồn tại, vi phạm của các doanh
nghiệp, kiến nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan theo
dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện khắc phục tồn tại, vi phạm đã nêu trong
kết luận thanh tra. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra đôn đốc
thực hiện kết luận thanh tra toàn bộ 6 doanh nghiệp, ban hành văn bản đôn đốc
13 doanh nghiệp khắc phục các tồn tại được nêu tại kết luận thanh tra, báo cáo
kết quả khắc phục gửi về sở Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện chương trình thanh tra hàng
năm theo quyết định của UBND tỉnh. Từ năm 2015 đến năm 2017, Thanh tra tỉnh chủ
trì thanh tra 26 doanh nghiệp (năm 2015 thanh tra 7 doanh nghiệp, năm 2016
thanh tra 7 doanh nghiệp, năm 2017 thanh tra 12 doanh nghiệp);
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với sở Công thương, sở Khoa học công nghệ và Môi trường, sở Lao động Thương
binh và Xã hội; Cục thuế tỉnh tổ chức thanh tra 16 doanh
nghiệp (năm 2015 thanh tra 8 doanh nghiệp, năm 2016 không thanh tra, năm
2017 thanh tra 8 doanh nghiệp). Qua thanh tra uốn nắn, chấn chỉnh và yêu cầu
các doanh nghiệp phải chấp hành quy định pháp luật và truy thu thuế, phí, đồng
thời kiến nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan theo dõi,
đôn đốc các tổ chức thực hiện khắc phục tồn tại, vi phạm; kiến nghị truy thu
1.289.420.690 đồng, xử phạt vi phạm hành chính 9 tổ chức tổng số tiền 751.492.807 đồng; Chánh Thanh tra sở
Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính về
vi phạm khai thác đá, vi phạm hành chính được phát hiện
sau khi đo mỏ, tổng số tiền xử phạt các hành vi vi phạm
trong hoạt động khai thác khoáng sản từ năm 2015 đến năm 2017 là 2.741.000.000
đồng và tước quyền sử dụng giấy phép khai thác của 12 doanh nghiệp (12 giấy
phép) do chậm nộp
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
10. Tình hình quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010,
Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh
đã đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 30/3/2017 kèm theo Quy định
quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam quy định trách nhiệm của
UBND các cấp trong việc bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương.
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thường xuyên
ban hành các văn bản chỉ đạo các sở ngành, các địa phương có khoáng sản thực hiện
các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép; các địa phương, các ngành chức năng công bố địa chỉ hộp thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng để nhân dân biết, phản ánh thông tin về hoạt động khai thác khoáng sản
trái phép; Giao công an tỉnh chủ trì tổ chức kiểm tra, xử
phạt hành chính; tịch thu phương tiện phục vụ khai thác khoáng sản trái phép đối với các tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép trên các tuyến sông. Với sự chỉ đạo
quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự
vào cuộc của các sở ngành, UBND các cấp; hoạt động khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp, tình trạng khai thác trái phép, nhất là
khai thác cát trái phép trên sông Hồng đã giảm đáng kể.
11. Những tồn tại, hạn chế, nguyên
nhân
* Tồn tại, hạn chế
- Công tác tuyên truyền các chính
sách pháp luật về khoáng sản chưa thường xuyên nên kết quả chưa cao.
- Sự phối hợp giữa
các sở, ban, ngành địa phương trong công tác quản lý khoáng sản cũng như trong
thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản có lúc
có nơi còn chưa đồng bộ. Việc phát hiện và xử lý vi phạm chưa kịp thời, xử lý
vi phạm còn nhẹ nên vẫn còn hiện tượng
tái phạm.
- Sự phù hợp giữa
quy hoạch khai thác khoáng sản và quy hoạch hạ tầng còn bất
cập chưa đồng bộ. Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục
vụ khai thác, chế biến khoáng sản được
duyệt tại quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Hà Nam chỉ mang tính định hướng, các số liệu đầu vào phục vụ công
tác lập quy hoạch còn thiếu không có bản đồ khảo sát nền địa
hình hiện trạng mà phải thực hiện dựa trên bản đồ tỷ lệ
1/25.000….. dẫn đến chất lượng quy hoạch chưa cao nên gặp
nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch.
Một số quy hoạch xây dựng mới chồng lấn làm ảnh hưởng đến quy hoạch khoáng sản đã được duyệt.
- Một số địa phương còn hiện tượng
khai thác khoáng sản trái phép.
- Chất lượng
công tác tham mưu của sở ngành, địa phương có mặt còn hạn chế.
* Nguyên nhân
- Văn bản quy phạm pháp luật liên tục
thay đổi; các văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành.
- Quá trình lập quy hoạch của các
ngành thiếu sự đồng bộ giữa quy hoạch khoáng sản và quy hoạch ngành.
- Công tác quản lý nhà nước về hoạt động
khoáng sản, môi trường của các cấp, ngành có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ,
công tác hậu kiểm chưa được quan tâm đúng mức; việc kiểm tra, đôn đốc, xử lý
các vi phạm ở cấp xã, huyện chưa thường xuyên. Chính quyền địa phương, nhất là
cấp xã chưa tích cực xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép.
- Kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác chưa được phân bổ từ nguồn thu ngân sách; thiếu
phương tiện kiểm tra, truy bắt (nhất là đối với khai thác cát lòng sông),
khoáng sản chủ yếu là lộ thiên dễ khai thác, hình thức khai thác không đòi hỏi
máy móc thiết bị phức tạp và lao động trình độ cao, vì vậy rất khó khăn trong
công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (đất làm gạch ngói, cát san lấp) dọc các tuyến sông nhất là
tại các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh.
- Cán bộ quản lý khoáng sản cấp huyện,
xã chủ yếu vẫn kiêm nhiệm, số lượng còn ít, không có chuyên môn, thiếu kinh
nghiệm, không được đào tạo cơ bản.
- Công tác phối hợp, trao đổi thông
tin liên quan đến công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động
khoáng sản trái phép giữa các địa phương giáp ranh còn hạn chế.
- Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
trong hoạt động khoáng sản của một số doanh nghiệp còn hạn chế.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối tượng cần bảo vệ
Đối tượng cần bảo vệ là khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn toàn tỉnh bao gồm: khoáng sản ở
trong và ngoài khu vực đã được cấp giấy phép khai thác, khoáng sản khác được
phát hiện trong ranh giới khu vực đã được cấp giấy phép
khai thác nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép khai thác, hoặc khoáng sản
đi kèm đã được được cơ quan thẩm quyền cho phép thu hồi nhưng chưa thu hồi được,
khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng trừ trường hợp
khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong diện tích đất ở của hộ gia đình cá nhân
(quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản), khoáng sản tại khu vực đã được quy hoạch xây dựng công trình, kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ
đã đóng cửa mỏ.
2. Các giải pháp để bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi
hành pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền đảm bảo kịp thời, nội dung phù hợp
với quy định pháp luật và yêu cầu thực tiễn;
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản, bảo vệ tài nguyên
khoáng sản chưa khai thác;
- Tổ chức, chỉ đạo, phối hợp kịp thời,
chặt chẽ, có hiệu quả các lực lượng trên địa bàn để thường
xuyên kiểm tra, chủ động ngăn chặn, kịp thời giải tỏa triệt
để hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn toàn tỉnh.
- Xử lý kịp thời, nghiêm minh theo
đúng quy định pháp luật đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép và đối với
các cán bộ, công chức có vi phạm liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép.
- Định kỳ tổ chức lập, bổ sung kế hoạch, phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của địa
phương, của tỉnh; sơ kết, tổng kết, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện ở từng
địa phương và trên địa bàn tỉnh, rút ra bài học kinh nghiệm, phổ biến cách làm
hiệu quả, phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
IV. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG,
DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN ĐƯỢC
BẢO VỆ.
1. Các điểm mỏ đã được cấp phép
thăm dò (Phụ lục số 01).
- Đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi
măng: 02 khu vực, diện tích 190,9 ha
- Sét làm nguyên liệu sản xuất xi
măng: 04 khu vực, diện tích 119,41 ha
- Đá vôi làm VLXD thông thường: 16
khu vực, diện tích 171,91 ha
+ Huyện Kim Bảng: 05 khu vực, diện
tích 58,37 ha
+ Huyện Thanh Liêm: 10 khu vực, diện
tích 113,54 ha
- Sét gạch ngói: 01 khu vực, diện
tích 34,32 ha
- Cát san lấp: 01 khu vực, diện tích
5,8 ha
2. Các điểm mỏ đã được cấp giấy
phép khai thác (Phụ lục số 02).
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
cấp:
- Đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi
măng: 06 giấy phép, diện tích 238,74 ha
- Sét làm nguyên liệu sản xuất xi
măng: 03 giấy phép, diện tích 122,2 ha
b) Ủy ban nhân dân tỉnh cấp: Tổng diện tích 910,44 ha, gồm 96 điểm mỏ, trong đó:
- Đá vôi làm vật liệu xây dựng thông
thường: 76 mỏ, diện tích 656,95 ha;
- Sét xi măng: 01 mỏ, diện tích 8,1
ha;
- Sét gạch ngói: 08 mỏ, diện tích
98,73 ha;
- Cát xây dựng: 01 mỏ, diện tích 15,5
ha;
- Vật liệu san lấp: 10 mỏ, diện tích
131,06 ha.
3. Các khu vực, mỏ khoáng sản đã
được điều tra đánh giá (Phụ lục số 03).
Các khu vực, các mỏ khoáng sản đã được
điều tra đánh giá trên địa bàn tỉnh gồm 17 khu vực và 54 mỏ,
Trong đó:
- Đá vôi xi măng: 12 khu vực, diện
tích 950,77 ha
- Sét xi măng: 05 khu vực, diện tích
301 ha
- Đá vôi làm VLXD thông thường: 35 mỏ,
diện tích 2.249,41 ha
- Sét gạch ngói: 08 mỏ, diện tích
379,16 ha
- Cát xây dựng: 01 mỏ, diện tích 4,5
ha
- Vật liệu san lấp: 10 mỏ, diện tích
786,63 ha
4. Các khu vực cấm hoạt động
khoáng sản (Phụ lục số 04).
Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản thuộc
các quy hoạch đất quốc phòng, rừng phòng hộ, cảnh quan môi
trường, khu vực văn hóa tâm linh, hành lang đê, kè, cụ thể:
- Huyện Thanh Liêm: 21 khu vực, diện
tích 998,87 ha
- Huyện Kim Bảng: 14 khu vực, diện
tích 3.746,27 ha
- Huyện Lý Nhân: 09 khu vực, diện
tích 102,88 ha
- Huyện Duy Tiên: 05 khu vực, diện
tích 56,13 ha
5. Các khu vực, điểm mỏ đã kết
thúc khai thác, đóng cửa mỏ cần được bảo vệ (Phụ lục
số 05).
- Huyện Kim Bảng: 21 mỏ, diện tích
20,675 ha
- Huyện Thanh Liêm: 19 mỏ, diện tích
54,9 ha
6. Cập nhật thông tin quy hoạch
thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của tỉnh đến thời điểm lập phương án.
Từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh Hà Nam
đã ban hành quyết định phê duyệt các quy hoạch khoáng sản:
- Quyết định số 1123/QĐ-CT ngày
15/7/2005 về việc phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên cát lòng
sông đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Quyết định số 1610/QĐ-UBND ngày
30/11/2009 phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất VLXD vùng đất bãi ven sông Hồng đến
năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất VLXD vùng đất bãi ven sông Hồng (2009 - 2010)
huyện Duy Tiên.
- Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày
05/4/2010 phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất VLXD vùng đất bãi ven sông Hồng đến
năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất VLXD vùng đất bãi ven sông Hồng (2009-2015) của
huyện Lý Nhân.
- Quyết định số 1334/QĐ-UBND ngày
10/10/2012 phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất vật liệu xây dựng khu vực
bãi bồi sông Hồng thuộc xã Chân Lý,
huyện Lý Nhân.
- Quyết định 464/2010/QĐ-UBND ngày
07/5/2010 phê duyệt quy hoạch khoáng sản đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Quyết định số 948/2014/QĐ-UBND ngày
11/9/2014 phê duyệt Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày
24/11/2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh (điều chỉnh quy hoạch cát).
- Tổng diện tích khoáng sản sau quy
hoạch, điều chỉnh:
+ Đá vôi làm VLXDTT: 1.449,53 ha.
+ Sét gạch ngói: 493,13 ha.
+ Vật liệu san lấp: 404,75 ha.
V. TRÁCH NHIỆM PHỐI
HỢP BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC VỚI ĐỊA PHƯƠNG LIÊN QUAN Ở KHU VỰC GIÁP
RANH.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tại
các khu vực giáp ranh giữa các xã, các huyện trong và
ngoài tỉnh phải có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin cho chính quyền cấp
huyện, xã giáp ranh khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các lực lượng của địa phương giáp ranh tổ chức ngăn chặn để xử lý
theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép khi phát hiện hoặc khi có đề nghị của địa
phương giáp ranh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:
- Triển khai bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác theo quy định hiện hành và quy định tại Phương án này;
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác theo địa giới hành chính trên địa bàn các huyện, thành phố đã được
phê duyệt; xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh;
- Quy định rõ cách thức phối hợp, cơ
quan thường trực là đầu mối chịu trách nhiệm liên hệ, cung cấp thông tin trong
công tác phối hợp, triển khai cụ thể chương trình phối hợp tới Ủy ban nhân dân
cấp xã;
- Hàng năm kiểm tra, cập nhật thông
tin, bổ sung kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương,
gửi về sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để bổ sung, điều
chỉnh phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan trực tiếp nhận các thông tin phản ánh của các sở, ngành, địa phương và
nhân dân để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề liên quan đến cung cấp
thông tin và phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với các
cơ quan đồng cấp của tỉnh giáp ranh.
4. Các cơ quan, đơn vị liên quan theo
chức năng nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý; kịp thời phát hiện, cung cấp
thông tin và phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã và sở Tài nguyên và Môi trường
trong công tác bảo vệ các khu vực khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
VI. TRÁCH NHIỆM BẢO
VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
1. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của
Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về khoáng sản.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng
sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua trước khi phê duyệt.
- Công bố, công khai quy hoạch thăm
dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh sau khi được phê
duyệt. Quản lý và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cấp phép
thăm dò, khai thác phù hợp với Quy hoạch đã được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt, điều chỉnh Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
các qui định pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động
khoáng sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản, xử
lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định.
- Là cơ quan thường trực tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác với các tỉnh giáp ranh.
- Rà soát, chịu trách nhiệm về tính
chính xác của các nội dung trong Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (đặc
biệt là nội dung về số lượng, diện tích trữ lượng công suất khai thác và các
thông tin liên quan của các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh cần được bảo vệ), đảm bảo theo đúng nội dung đã
được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh chấp thuận, phê duyệt.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan thẩm định dự toán, kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác do UBND các huyện thành
phố; các sở,
ngành lập; báo cáo UBND Tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh
trong việc bố trí kinh phí quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kinh phí hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo
các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
- Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn
kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số
203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ.
3. Công an tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ; Công
an huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự,
thường xuyên kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản, nhất là những nơi thường
xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối
với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, đề xuất ban hành các văn
bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến lĩnh vực khoáng sản theo nhiệm vụ được
phân công.
- Chủ động phối hợp với sở Tài nguyên
và Môi trường và các sở, ngành liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các tổ
chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức điều tra, xác minh, xử lý
hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản theo quy định
của pháp luật.
4. Sở Công Thương
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp, kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý đối với các trường
hợp sử dụng VLNCN khai thác khoáng sản trái phép (vượt mốc
giới mỏ, vượt công suất, sai thiết kế mỏ...)
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường
tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản
không có nguồn gốc khai thác, chế biến
hợp pháp.
5. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối với các sở, ngành:
Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; quản lý cost
khai thác các mỏ khoáng sản; Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa
bàn tỉnh; thẩm định Thiết kế cơ sở của các Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ
khoáng sản làm VLXD và vật liệu cho sản xuất xi măng tại địa phương theo quy định.
- Tham gia ý kiến về cao độ đáy mỏ để
làm căn cứ cho sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cấp giấy
phép khai thác khoáng sản.
- Kiểm tra chất lượng các sản phẩm,
hàng hóa vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá) được lưu thông và đưa vào sử dụng
trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan và UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án tổ chức thẩm định dự án đầu tư
về khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản và pháp luật liên quan khác
trình UBND tỉnh ban hành Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
7. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ vào phạm vi, chức năng và nhiệm
vụ được giao, chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan
thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong phạm vi, khu vực đất rừng, đất
thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
8. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với địa phương bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác nằm trong đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình
giao thông.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với địa phương bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác trong các khu vực đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh và các khu, điểm du lịch.
10. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Phối hợp với địa phương bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác trong các khu vực đất quân sự. Kịp thời phát hiện và báo cáo
cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép
trong khu vực đất quân sự.
11. Báo Hà Nam, Đài phát thanh
truyền hình Hà Nam
Thông tin, tuyên truyền các quy định
pháp luật về khoáng sản; Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đăng tải
thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản; hoạt động
khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách nhiệm về thông tin đăng tải theo
quy định của pháp luật.
12. UBND cấp huyện, UBND cấp xã và
hình thức xử lý tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng khai thác, mua bán, vận
chuyển khoáng sản trái phép.
12.1. Trách nhiệm của Chủ tịch
UBND huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện
phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện
các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về khoáng sản trên địa bàn.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm trật tự
an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản theo thẩm quyền.
- Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt
động khai thác, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không
giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về
khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời
và đề xuất với UBND tỉnh biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử
lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý không hoàn thành nhiệm vụ
được giao để xảy ra hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái
phép trên địa bàn.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình
hình quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn, gửi về sở Tài nguyên và Môi
trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà
không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
12.2. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
khoáng sản đến từng người dân; vận động nhân dân địa phương không khai thác,
thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ
khoáng sản chưa được phép khai thác hoặc được bảo vệ gìn giữ tài nguyên thiên
nhiên theo quy định của pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa
phương; phối hợp với các xã giáp ranh về quản lý hoạt động khoáng sản; tổ chức
lực lượng ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép khi có đề nghị của các địa
phương giáp ranh.
- Chỉ đạo các thôn, xóm kịp thời phát
hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản, mua
bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn; thông tin, báo cáo UBND cấp
xã để kịp thời chỉ đạo xử lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép
ngay sau khi phát hiện;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về
khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời
và đề xuất với UBND huyện, thành phố biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong thanh tra, kiểm tra hoạt động khai
thác khoáng sản.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất
tình hình quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa
phương cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh.
- Chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn
mà không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
13. Trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân hoạt động khoáng sản
- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động
khoáng sản phải cắm mốc tại thực địa
các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ đã ghi
trong giấy phép trước khi hoạt động. Vật liệu và kích thước mốc điểm góc khu vực khai thác
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mốc trắc địa hạng 4 đối với thăm dò khoáng sản rắn;
tiêu chuẩn, quy chuẩn mốc trắc địa hạng 3 đối với khai
thác khoáng sản rắn; đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, việc cắm mốc thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực
giao thông thủy.
- Sau khi hoàn thành việc cắm mốc, tổ
chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản thông báo bằng văn bản để sở Tài
nguyên và Môi trường phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã nơi có khoáng sản được
khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường
phải có đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động
khoáng sản chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng khai thác trái phép trong
phạm vi được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác
khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép
hoạt động khoáng sản phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để kịp
thời xử lý.
- Tổ chức, cá nhân được phép khai
thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng
chưa sử dụng, khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình
khai thác. Trường hợp muốn khai thác khoáng sản đi kèm
trong quá trình khai thác mà loại khoáng sản đó chưa ghi
trong Giấy phép khai thác khoáng sản thì phải gửi văn bản
đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép loại khoáng sản đó để quyết định.
14. Các cơ quan, đơn vị có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình thực hiện công tác quản lý hoạt động khoáng sản và
công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo quy
định.
Kịp thời phát hiện, cung cấp thông
tin và phối hợp với UBND cấp huyện UBND cấp xã và sở Tài nguyên và Môi trường
trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế
hoạch đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh,
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
Báo Hà Nam Đài truyền hình tỉnh Hà Nam; các tổ chức được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm thực hiện nghiêm Phương
án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Giao sở Tài nguyên và Môi trường
là cơ quan đầu mối: hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
tổng hợp tình hình các đơn vị triển khai thực hiện Phương
án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo đúng quy định; trong quá
trình thực hiện kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc phát
sinh (thuộc thẩm quyền) hoặc tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND tỉnh xem
xét xử lý hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ
sung các quy định của UBND tỉnh có liên quan đến quản lý hoạt động khoáng sản
và phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam cho phù
hợp tình hình thực tế./.
CÁC ĐIỂM MỎ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ
(Phụ lục số 01)
a. Đá vôi làm
nguyên liệu sản xuất xi măng:
STT
|
Tên
doanh nghiệp
|
Tên
khu vực
|
Vị
trí
|
Diện
tích (ha)
|
Ghi
chú
|
1
|
Công ty CPXM Xuân Thành
|
Mỏ T35, T36
|
Xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm
|
101,4
|
|
2
|
Công ty CPXM Thành Thắng
|
Mỏ T36
|
Xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm
|
21,9
|
|
Mỏ T25, T35, T12, T14, T17, T18
|
67,6
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
190,9
|
|
b. Sét làm nguyên liệu sản xuất
xi măng:
STT
|
Tên
doanh nghiệp
|
Tên
khu vực
|
Vị
trí
|
Diện
tích (ha)
|
Ghi
chú
|
1
|
Công ty CPXM Xuân Thành
|
Mỏ T51, T53, T54, T55, T56, T58
|
Xã Thanh Lưu, Thanh Hương, Liên
Sơn, Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm
|
87,17
|
|
2
|
Công ty CPXM Thành Thắng
|
Mỏ
T51, T53
|
Xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm
|
9,53
|
|
3
|
Công ty CP XM Vicem Bút Sơn
|
Mỏ
T21 Đồi Thị
|
Xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng
|
11,82
|
|
4
|
Công ty CPXM Hoàng Long
|
Mỏ
T58, T59
|
Xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm
|
10,89
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
119,41
|
|
c. Khoáng sản làm
VLXD thông thường:
STT
|
Tên
doanh nghiệp
|
Tên
khu vực
|
Vị
trí
|
Diện
tích (ha)
|
Ghi
chú
|
I.
Đá vôi làm VLXD TT
|
|
|
171,91
|
|
Huyện
Kim Bảng
|
|
|
58,37
|
|
1
|
Công ty TNHH Tiên Sơn
|
Khu vực K2
|
Núi Thung Gạo, xã Tượng Lĩnh
|
11,1
|
|
2
|
Công ty TNHH Đức Nam
|
Khu vực K4
|
Núi Quèn Cây Chanh, xã Tân Sơn
|
12,1
|
|
3
|
Cty CPĐT BĐS Tiến Lộc
|
Khu vực K14
|
Thung Xúc Xiếc, xã Liên Sơn
|
12,52
|
|
4
|
Công ty TNHH Sơn Thành Nam
|
Khu vực K36.1
|
Thung Canh Nội, xã Thanh Sơn
|
15,35
|
|
5
|
Công ty CP Vicem XM Bút Sơn
|
Khu vực K22.1, K23
|
Xã Thanh Sơn
|
7,3
|
|
Huyện Thanh Liêm
|
|
|
113,54
|
|
1
|
Công ty TNHH
PT hạ tầng Việt Hà
|
Khu vực T9
|
Thung Cổ Chầy, xã Thanh Thủy
|
7,0
|
|
2
|
Công ty TNHH Châu Giang
|
Khu vực T14
|
Thung Hóp, xã Thanh Thủy
|
14,4
|
|
3
|
Công ty CPKS Nam Đô
|
Khu vực T14
|
Thung Lỗ Gió, xã Thanh Thủy
|
17,0
|
|
4
|
Công ty CP VLXD Sông Đà
|
Khu vực T14, T20.1
|
Thung Lỗ Sâu, xã Thanh Thủy
|
5,5
|
|
5
|
Công
ty CP ĐT CEO
|
Khu vực T14, T18
|
Thung
Dược, xã Thanh Thủy
|
12,3
|
|
6
|
Công ty CP Hạ tầng kỹ thuật Hà Nam
|
Khu vực T23
|
Thung Lỗ Sâu, xã Thanh Thủy
|
10,5
|
|
7
|
Cty CPTMDV KTĐ Hưng Lộc
|
Khu vực T21, T22.1
|
Thung Lỗ Sâu, xã Thanh Thủy
|
10,3
|
|
8
|
Cty CP Tân Thanh
|
Khu vực T22.1, T23
|
Thung Lỗ Sâu, xã Thanh Thủy
|
10,8
|
|
9
|
Công ty CP đá Vôi Hà Nam
|
Khu vực T19,
T20.1, T21
|
Thung Dược, xã Thanh Tân, xã Thanh
Nghị
|
12,14
|
|
10
|
Cty CP Sông Đà 10
|
Khu vực T44, T45, T46
|
Núi Hải Phú,
xã Thanh Nghị, xã Thanh Hải
|
13,6
|
|
II. Sét gạch ngói
|
|
|
34,32
|
|
1
|
Cty
CPĐTPT tập đoàn Nam Thăng Long Hà Nội
|
Khu vực mỏ B.1
|
Xã Mộc Bắc, huyện Duyên Tiên
|
2,56
|
|
Khu vực mỏ B.2.1, B.2.3, B.2.4
|
Xã Mộc Bắc, huyện Duyên Tiên
|
31,76
|
|
III. Cát san lấp
|
|
|
5,8
|
|
1
|
Công ty CP Minh Nghĩa
|
Khu vực CL8
|
Xã Chân Lý, huyện Lý Nhân
|
5,8
|
|