Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 6220/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 20/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6220/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 20 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật về lâm nghiệp có liên quan;

Căn cứ Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Nghệ An;

Căn cứ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PPTNT tại Công văn số 4098/BNN-TCLN ngày 14 tháng 11 năm 2013;

Xét Báo cáo thẩm định số 432/SNN-KHTC ngày 14/10/2013 và Tờ trình số 3031/TTr-SNN-KHTC ngày 16/11/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020, gồm các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát.

Bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 được xác định như sau:

- Bảo vệ đa dạng sinh học và các phát triển các nguồn gen động – thực vật rừng quý hiếm tại Vườn quốc gia và các khu BTTN;

- Bảo vệ và phát triển các khu rừng gắn với di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ, sưu tập, bảo tồn hệ động thực vật rừng, các mô hình rừng có giá trị nghiên cứu khoa học, có giá trị cảnh quan di tích lịch sử phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch sinh thái.

- Đề xuất các hoạt động tham gia phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng bằng các hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch vụ môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn QG Pù Mát và 2 Khu BTTN Pù Huống, Pù Hoạt:

+ Quản lý và bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện còn và động vật rừng;

+ Xây dựng Dự án khả thi về bảo tồn Voi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tổng thể bảo tồn Voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020” tại Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21/5/2013.

+ Khôi phục lại một số diện tích rừng bị suy giảm nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học vừa góp phần phòng hộ đầu nguồn sông Cả, sông Hiếu, sông Chu và dịch vụ môi trường rừng cho các nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi trên địa bàn.

+ Ổn định dân cư trong vùng lõi và vùng giáp ranh trên cơ sở giao đất khoán rừng, hỗ trợ vốn, kỹ thuật để dân trong vùng ổn định đời sống, thu hút dân vào nghề rừng, nông lâm kết hợp, xóa bỏ du canh.

+ Tạo cơ sở để nghiên cứu khoa học và du lịch trong các khu rừng.

- Bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng gắn với lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh Nam Đàn và Yên Thành:

+ Về môi trường: Đảm bảo tất cả di tích LSVH và danh thắng trên địa bàn huyện Nam Đàn và huyện Yên Thành đều có rừng đặc dụng hoặc được trồng cây cảnh quan, nhất là các di tích trọng điểm. Đảm bảo 100% diện tích đất đồi núi có các di tích lịch sử, văn hóa Nam Đàn và Yên Thành có rừng che phủ.

+ Về xã hội: Thu hút lao động địa phương trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng. Hệ sinh thái rừng gắn với các di tích được cải tạo nâng cấp sẽ lôi cuốn thêm du khách, thúc đẩy ngành du lịch phát triển, góp phần thực hiện một trong những mục tiêu của du lịch Nam Đàn và Yên Thành đến năm 2020 là sẽ thu hút được một lượng lớn lao động tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch.

+ Về kinh tế: Trong giai đoạn từ năm 2013-2020, người lao động tham gia trực tiếp các dự án xây dựng rừng đặc dụng có thu nhập tối thiểu bằng mức bình quân chung xã hội; Ngân sách địa phương có thêm nguồn thu từ phí thuê dịch vụ môi trường rừng đặc dụng; Gián tiếp tạo điều kiện cho ngành du lịch Nam Đàn và Yên Thành thu hút được khách và tạo được nguồn thu đáng kể trong nhân dân.

- Bảo tồn và phát triển khu rừng Săng lẻ (Cảnh quan) xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tạo thành điểm du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Pù Mát.

+ Bảo vệ diện tích rừng Săng lẻ hiện có;

+ Khoanh nuôi tự nhiên, trồng dặm cây bản địa diện tích có cây rừng tái sinh;

+ Trồng rừng trên đất trống khu vực quy hoạch bằng các loài cây bản địa;

+ Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ khách du lịch.

2. Quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An:

Tổng số gồm 6 khu rừng đặc dụng, tổng diện tích 172.460,70ha.

a) Vườn quốc gia Pù Mát:

Vị trí: Trải dài trên địa bàn 6 xã trong 3 huyện: Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn, giáp biên giới Việt - Lào;

TT

Huyện, xã

Diện tích lâm nghiệp (ha)

Tổng DT

DT có rừng

Đất trống

1

Tương Dương

24.032,1

23.072,2

959,9

-

Tam Quang

24.032,1

23.072,2

959,9

2

Con Cuông

67.247,9

66.636,0

611,9

-

Châu Khê

30.910,8

30.910,8

-

-

Chi Khê

122,5

61,6

60,9

-

Lục Dạ

3.330,8

3.326,3

4,5

-

Môn Sơn

32.883,8

32.337,3

546,5

3

Anh Sơn

2.244,7

2.244,7

-

-

Phúc Sơn

2.244,7

2.244,7

-

 

Tổng:

93.524,7

91.952,9

1.571,8

b) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống:

Vị trí: Nằm ở khu vực trung tâm các huyện miền núi Tây Nghệ An; Dãy Pù Huống làm ranh giới của 9 xã trong 5 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương và Con Cuông;

TT

Huyện/xã

DT lâm nghiệp (ha)

Tổng DT

DT có rừng

Đất trống

1

Tương Dương

15.257,1

9.761,1

5.496,0

-

Nga My

11.174,9

8.350,8

2.824,1

-

Xiềng My

4.082,2

1.410,3

2.671,9

2

Con Cuông

6.928,9

5.876,7

1.052,2

-

Bình Chuẩn

6.928,9

5.876,7

1.052,2

3

Quế Phong

4.394,5

3.853,4

541,1

-

Quang Phong

4.394,5

3.853,4

541,1

4

Quỳ Châu

11.696,0

10.326,5

1.369,5

-

Châu Hoàn

3.761,1

3.099,3

661,8

-

Diễn Lãm

7.934,9

7.227,2

707,7

5

Quỳ Hợp

1.851,2

1.851,2

 

-

Châu Cường

1.003,7

1.003,7

 

-

Châu Thái

75,3

75,3

 

-

Nam Sơn

772,2

772,2

 

 

Tổng:

40.127,7

31.668,9

8.458,8

c) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt:

Vị trí: Nằm trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Quế Phong, giáp biên giới Việt - Lào;

TT

DT lâm nghiệp (ha)

Tổng DT

DT có rừng

Đất trống

1

Thông Thụ

10.353,3

9.991,7

361,6

2

Hạnh Dịch

10.074,7

10.074,7

 

3

Nậm Giải

7.928,7

7.119,6

809,1

4

Tri Lễ

4.552,3

2.690,6

1.861,7

5

Tiền Phong

1.680,9

1.680,9

 

 

Tổng:

34.589,9

31.557,5

3.032,4

d) Khu cảnh quan rừng Săng lẻ Tương Dương:

Vị trí: Tại 2 tiểu khu 664 và 679, Thuộc địa bàn xã Tam Đình, huyện Tương Dương, có QL 7A đi qua;

TT

DT lâm nghiệp

Tổng DT

DT có rừng

Đất trống

1

Tam Đình

241,60

205,80

35,80

e) Khu rừng đặc dụng gắn với lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh Nam Đàn: Nằm trên địa bàn 14 xã, huyện Nam Đàn:

TT

Tổng DT

DT có rừng

Đất trống

1

Khánh Sơn

346,50

234,70

111,80

2

Kim Liên

68,00

68,00

 

3

Nam Anh

242,60

242,60

 

4

Nam Giang

203,50

186,00

17,50

5

Nam Hưng

259,70

259,70

 

6

Nam Kim

381,90

260,00

121,90

7

Nam Lộc

215,70

215,70

 

8

Nam Lĩnh

169,60

169,60

 

9

Nam Nghĩa

138,40

138,40

 

10

Nam Tân

271,50

271,50

 

11

Nam Thái

88,8

88,8

 

12

Nam Thanh

335,40

335,40

 

13

Nam Thượng

98,10

98,10

 

14

Vân Diên

137,30

137,30

 

 

Tổng:

2.957,00

2.705,80

251,20

g) Khu rừng đặc dụng gắn với lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh Yên Thành: Nằm trên địa bàn 9 xã huyện Yên Thành;

TT

Cộng

DT có rừng

Đất trống

1

Đồng Thành

13,10

13,10

 

2

Bắc Thành

147,80

147,80

 

3

Hậu Thành

14,00

14,00

 

4

Kim Thành

94,00

94,00

 

5

Lăng Thành

112,60

112,60

 

6

Phúc Thành

11,90

11,20

0,70

7

Tăng Thành

101,50

99,10

2,4

8

Vĩnh Thành

14,90

14,90

 

9

Xuân Thành

510,00

486,20

23,80

 

Tổng:

1.019,80

992,90

26,90

3. Quy hoạch vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt:

a) Vùng đệm Vườn QG Pù Mát gồm 3 huyện, 15 xã, tổng diện tích đất lâm nghiệp 102.486,6 ha:

- Huyện Tương Dương 3 xã: Tam Quang, Tam Hợp và Tam Thái;

- Huyện Con Cuông 7 xã: Châu Khê, Chi Khê, Lạng Khê, Bồng Khê, Lục Dạ, Môn Sơn và Yên Khê;

- Huyện Anh Sơn 5 xã: Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn và Đỉnh Sơn;

b) Vùng đệm Khu BTTN Pù Huống gồm 5 huyện, 11 xã, Tổng diện tích đất lâm nghiệp 84.903,2 ha:

- Huyện Tương Dương 3 xã: Nga My, Xiềng My và Yên Tĩnh.

- Huyện Con Cuông 1 xã: Bình Chuẩn;

- Huyện Quế Phong 2 xã: Quang Phong và Căm Muộn;

- Huyện Quỳ Châu 2 xã: Châu Hoàn và Diễn Lãm;

- Huyện Quỳ Hợp 3 xã: Châu Cường, Châu Thái và Nam Sơn.

c) Vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt trên địa bàn huyện Quế Phong gồm 5 xã: Thông Thụ, Tiền Phong, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ.

4. Nhiệm vụ:

a) Lâm sinh: Tác nghiệp trên tổng diện tích đất lâm nghiệp 172.460,7 ha.

- Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có: 159.259,06 ha;

TT

Khu rừng đặc dụng

Rừng tự nhiên (ha)

BV Rừng trồng (ha)

1

Vườn quốc gia Pù Mát

91.883,80

69,10

2

Khu BTTN Pù Huống

31.668,90

 

3

Khu BTTN Pù Hoạt

32.216,39

27,40

4

Khu rừng Săng lẻ Tương Dương

195,67

10,13

5

Khu rừng đặc dụng Nam Đàn

178,50

2.375,60

6

Khu rừng đặc dụng Yên Thành

177,80

465,90

 

Tổng:

156.321,06

2.938,00

- Khoanh nuôi rừng: 11.292,26 ha;

TT

Khu rừng đặc dụng

K/nuôi tự nhiên (ha)

K/nuôi trồng dặm

1

Vườn quốc gia Pù Mát

582,80

254,00

2

Khu BTTN Pù Huống

4.955,60

2.498,50

3

Khu BTTN Pù Hoạt

705,70

2.220,70

4

Khu rừng Săng lẻ Tương Dương

32,56

 

5

Khu rừng đặc dụng Nam Đàn

 

 

6

Khu rừng đặc dụng Yên Thành

2,40

 

 

Tổng:

6.319,06

4.973,20

- Trồng rừng (Cây bản địa lâu năm): 2.749,27 ha.

TT

Khu rừng đặc dụng

Trồng mới

Trồng thay thế

1

Vườn quốc gia Pù Mát

735,0

 

2

Khu BTTN Pù Huống

964,7

 

3

Khu BTTN Pù Hoạt

259,6

 

4

Khu rừng Săng lẻ Tương Dương

3,24

10,13

5

Khu rừng đặc dụng Nam Đàn

172,3

230,60

6

Khu rừng đặc dụng Yên Thành

24,5

349,20

 

Tổng:

2.159,34

589,93

b) Xây dựng hạ tầng:

- Xây dựng hạ tầng Vườn quốc gia Pù Mát:

+ Xây dựng mới 7 trạm quản lý bảo vệ rừng;

+ Chuyển đổi 4 trạm QLBVR đến vị trí phù hợp hơn.

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông từ các bản vào các trạm và các điểm du lịch, nghiên cứu khoa học: 25 km;

+ Mở các tuyến đường tuần tra từ các trạm vào rừng (1,5m): 50 km;

+ Xây dựng các điểm dừng chân tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học: 6 điểm (Cao Vều, Phà Lài, các bản người Đan Lai, thác Khe Kèm, trạm Khe Thơi đi vào cây Sa mu dầu Di sản thế giới, trạm khe Bu và khu rừng Săng lẻ Tam Đình - Tương Dương);

+ Xây dựng hào, rãnh khu bảo tồn và phát triển đàn Voi rừng, không cho Voi ra vùng đệm: 10km.

+ Xây dựng cọc mốc quanh khu rừng sản xuất trong vùng lõi và thay thế mốc cũ bị hư hỏng 70 cái;

+ Xây dựng bảng bảo vệ rừng tại các trạm và đường vào rừng: 11 cái.

Xây dựng hạ tầng Khu BTTN Pù Huống:

+ Xây dựng mới 3 trạm quản lý bảo vệ rừng;

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông từ các bản vào các trạm và các điểm du lịch, nghiên cứu khoa học: 15 km;

+ Mở các tuyến đường tuần tra từ các trạm vào rừng (1,5m): 30 km;

+ Xây dựng các điểm dừng chân tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học: 4 điểm (Tại các xã: Nga My, Bình Chuẩn, Châu Hoàn và Quang Phong);

+ Thay thế mốc cũ bị hư hỏng 10 cái;

+ Xây dựng bảng bảo vệ rừng tại các trạm và đường vào rừng: 4 cái.

- Xây dựng hạ tầng Khu BTTN Pù Hoạt:

+ Xây dựng phân khu hành chính (Tại tiểu khu 78, xã Hạnh Dịch) 250m2;

+ Xây dựng nhà ở CBCNV 300m2;

+ Xây dựng khu nhà nghỉ cho các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch 1.000m2;

+ Xây dựng mới 8 trạm quản lý bảo vệ rừng (Do BQL Khu BTTN Pù Hoạt thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển 2 loại rừng đặc dụng và phòng hộ nên các trạm QLBV rừng được bố trí cho cả 2 loại rừng). Địa điểm các trạm như sau: Trạm số 1 tại TK 19, Trạm số 2 tại TK 52 (xã Đồng Văn); Trạm số 3 tại TK 41, trạm số 4 tại TK 41 (xã Thông Thụ); Trạm số 5 tại TK 76 (xã Tiền Phong); Trạm số 6 tại TK 101 (xã Nậm Giải); Trạm số 7 tại TK 115 (xã Châu Thôn); Trạm số 8 tại TK 120 (xã Tri Lễ).

+ Chuyển đổi 2 trạm QLBVR rừng phòng hộ cũ đến vị trí phù hợp hơn (Trạm Đồng Văn và trạm Sông Đà 6).

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông từ các bản vào các trạm và các điểm du lịch, nghiên cứu khoa học: 40 km;

+ Mở các tuyến đường tuần tra từ các trạm vào rừng (1,5m): 50 km;

+ Xây dựng các điểm dừng chân tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học: 3 điểm (tại trạm số 4, trạm số 5 và tại phân khu hành chính);

+ Xây dựng cọc mốc quanh khu rừng sản xuất trong vùng lõi và thay thế mốc cũ bị hư hỏng 100 cái;

+ Xây dựng bảng bảo vệ rừng tại các trạm và đường vào rừng: 10 cái.

- Xây dựng hạ tầng Khu rừng đặc dụng Nam Đàn

+ Mở rộng trụ sở làm việc BQL Khu rừng đặc dụng Nam Đàn: Khu làm việc hiện tại của BQL rừng đặc dụng là khu làm việc của BQL rừng phòng hộ Nam Đàn trước đây; Để quản lý diện tích rừng lớn hơn và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của rừng đặc dụng cần phải xây dựng mở rộng khu làm việc; Diện tích sàn cần xây dựng 250m2;

+ Xây dựng nhà tạm trú cho CBCNV: 240 m2;

+ Nâng cấp đường lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái: 10 km;

+ Làm mới các tuyến đường lâm nghiệp kết hợp du lịch, dân sinh: 30 km;

+ Xây dựng đập chứa nước phục vụ phòng chống cháy rừng tại chân rú Đụn và Vệ Nông thuộc xã Vân Diên huyện Nam Đàn;

- Xây dựng hạ tầng Khu rừng đặc dụng Yên Thành

+ Làm mới các tuyến đường lâm nghiệp kết hợp du lịch, dân sinh: 42 km;

+ Xây dựng điểm nghỉ dưỡng sinh thái ven hồ Xuân Nguyên.

- Xây dựng hạ tầng khu rừng đặc dụng cảnh quan Tương Dương (Khu rừng Săng lẻ)

+ Xây dựng trạm QLBV rừng: 01 trạm;

+ Mở các tuyến đường tuần tra từ các trạm vào rừng (1,5m): 5,0 km;

+ Xây dựng bảng bảo vệ rừng tại các đường vào rừng: 2 cái.

+ Xây dựng 01 điểm dừng chân tham quan du lịch.

5. Khái toán nhu cầu vốn đến năm 2020: 300.000 triệu đồng.

6. Các giải pháp thực hiện chủ yếu:

a) Làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất:

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, xã có rừng đặc dụng cùng Ban quản lý các Khu rừng đặc dụng khảo sát, xác định ranh giới trên thực địa, bản đồ và diện tích để cấp bìa quyền sử dụng đất cho các chủ rừng (Ban quản lý Khu rừng đặc dụng).

b) Cắm mốc ranh giới:

Thực hiện công tác cắm mốc ranh giới những nơi chưa có, những nơi điều chỉnh ranh giới, thay thế những mốc đã hư hỏng và cắm dặm vào những nơi khoảng cách 2 mốc cũ quá thưa.

c) Giao, khoán rừng , đất lâm nghiệp vùng đệm:

- Hoàn chỉnh công tác giao đất, khoán rừng cho các đối tượng để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Giao đất, khoán rừng thống nhất trên thực địa với bản đồ đối với từng loại rừng (Phòng hộ và sản xuất). Diện tích đất do các tổ chức kinh tế của nhà nước chuyển cho chính quyền địa phương trong quá trình rà soát đất đai cần có kế hoạch giao cho hộ gia đình, cá nhân. Đặc biệt ưu tiên hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất kinh doanh rừng hoặc không có đất sản xuất. Sau khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc hợp đồng giao khoán, cần tiếp tục giúp bà con nông dân một cách toàn diện; Hỗ trợ các bản (thôn) vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

- Xử lý kịp thời cá nhân, tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích.

d) Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

- Bảo vệ rừng:

Hàng năm được các Chương trình, các Dự án bảo vệ và phát triển rừng rừng của Trung ương, của địa phương hỗ trợ vốn bảo vệ theo khả năng của Chương trình, Dự án; Rừng được hỗ trợ bảo vệ nằm trong các vùng nhạy cảm, có nguy cơ bị phá hoại. Các vùng khác (Vùng sâu, có khả năng chốt chặn) do chủ rừng lập các trạm bảo vệ không để lâm tặc khai thác và đồng bào vào phát đốt rừng làm nương rẫy; Nếu là rừng trồng bằng các loài cây gỗ, cây đặc sản lâu năm thì tiếp tục bảo vệ; Nếu là rừng trồng bằng các loài cây gỗ mọc nhanh làm nguyên liệu cần phải khai thác và trồng lại bằng các loài cây gỗ lâu năm.

- Khoanh nuôi rừng:

+ Khoanh nuôi tự nhiên: Đối tượng là đất trống trạng thái IC có cây tái sinh đủ mật độ thành rừng tự nhiên.

+ Khoanh nuôi có trồng dặm: Đối tượng là đất trống trạng thái IB, có cây tái sinh nhưng không đủ mật độ thành rừng nên cần phải trồng dặm, cây trồng được lấy trong rừng tự nhiên hoặc gieo ươm từ hạt của các loài cây bản địa.

- Trồng rừng:

Đối tượng là đất trống: Trảng cỏ + cây bụi (Ia);

Kỹ thuật trồng các loài cây thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.

Giống cây trồng rừng đặc dụng là các loài cây bản địa, sống lâu năm.

- Các giải pháp về khoa học công nghệ

+ Tiếp tục thực hiện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giống cây lâm nghiệp:

Đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật về giống, chú trọng nâng cao chất lượng giống, gắn việc nâng cao chất lượng giống với việc quản lý giống theo quy chế và tăng cường giám sát kiểm tra.

+ Công tác khuyến nông, khuyến lâm tại các xã, các bản vùng đệm:

Thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm từ tỉnh xuống cơ sở, thực hiện đồng bộ các hoạt động sau đây:

Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng về phát triển rừng, bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp, tiếp cận thị trường nông lâm sản.

Xây dựng các mô hình để trình diễn, phổ cập, nhân rộng về phát triển rừng, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường bền vững.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Xây dựng cơ sở dữ liệu trên máy tính và được nối mạng với tất cả các Hạt kiểm lâm trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, cập nhật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong các vùng đệm. Bổ sung một số thông tin như: Số liệu gốc về hệ thống tiểu khu, ranh giới 3 loại rừng, ranh giới các chủ rừng v.v. Đồng thời, kết hợp đón đầu tiến bộ công nghệ vệ tinh theo dõi rừng của cả nước với tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp các nguồn dữ liệu để bổ sung vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm. Cập nhật số liệu, bản đồ trồng rừng, khoanh nuôi, khai thác rừng bằng phần mềm chuyên dụng để quản lý các vùng đệm một cách thống nhất.

+ Tăng cường công tác phòng , chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng:

Trong thời gian tới cần xúc tiến xây dựng hệ thống băng cản lửa, đầu tư trang thiết bị phòng chống, chữa cháy rừng. Duy trì diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng cũng như chủ động phát hiện các nguồn sâu bệnh hại rừng để kịp thời đối phó. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chống cháy rừng và sâu bệnh hại nhất là công nghệ sinh học.

- Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách.

+ Chính sách hưởng lợi sau giao đất, khoán rừng vùng đệm:

Hoàn thiện hồ sơ giao đất, giao rừng; làm rõ diện tích, trạng thái, loại rừng, chất lượng rừng, thu hồi rừng cho các đối tượng để làm căn cứ xác định quyền lợi, nghĩa vụ của người nhận đất, nhận rừng trong vùng đệm.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng, chính sách về đất đai, đảm bảo thực hiện hài hòa lợi ích của người dân và cộng đồng thôn bản.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư hỗ trợ SXKD rừng bền vững:

* Phổ biến rộng rãi luật bảo vệ và phát triển rừng cũng như các chủ trương, chính sách liên quan của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh cho mọi tầng lớp nhân dân để họ yên tâm đầu tư vào lĩnh vực phát triển vốn rừng và chế biến lâm sản, vào các lĩnh vực bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm v.v...

* Thực hiện hỗ trợ cho đơn vị, cá nhân xây dựng và phát triển vốn rừng thông qua những chính sách hỗ trợ cây giống, phân bón... cho tất cả các đối tượng tham gia bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng trong vùng đệm, hỗ trợ kịp thời đầy đủ để xây dựng và phát triển rừng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

+ Các chính sách khác:

* Tạo mọi điều kiện tăng cường đầu tư, thu hút hợp tác quốc tế, nhất là trong bối cảnh khi miền Tây Nghệ An - nơi đời sống nhân dân còn rất nghèo đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

* Chính sách đầu tư hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng các loài cây, giống cây lương thực, thực phẩm, nhiên liệu sinh học có năng suất, chất lượng cao phù hợp với tập quán và trình độ canh tác trên đất dốc cho bà con các dân tộc ít người ở các huyện vùng núi cao nhằm hạn chế tối đa tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

* Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, hỗ trợ đồng bào xây dựng các tuyến du lịch, các điểm du lịch môi trường sinh thái, tâm linh, văn hóa, nghiên cứu khoa học tại các vùng đệm và vùng lõi của các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

- Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Chú trọng đào tạo một số cán bộ đầu ngành về kỹ thuật quy hoạch, điều tra rừng, giống lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng, sản xuất kinh doanh đất lâm nghiệp bền vững.

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm xã, thôn bản tại các vùng đệm và các khu rừng đặc dụng gắn với cảnh quan, văn hóa, lịch sử.

Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân tài, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, chuyên gia giỏi có nguyện vọng về tỉnh Nghệ An công tác trong ngành lâm nghiệp.

- Giải pháp về vốn

+ Tăng cường đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước cho việc bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng:

* Nhà nước cần tăng vốn đầu tư từ ngân sách để bảo vệ , khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng đặc dụng; Bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

* Tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi cho phát triển đặc dụng như làm đường vào các trạm quản lý bảo vệ rừng, các điểm tham quan du lịch...

* Nhà nước bố trí đủ vốn đối ứng cho các chương trình dự án về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo cam kết và quy định của các nhà tài trợ quốc tế.

+ Kêu gọi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong và ngoài nước:

Trong thời gian vừa qua Chính phủ và Ngành Nông nghiệp & PTNT đã mở rộng quan hệ đối tác, kêu gọi đầu tư vào các hoạt động lâm nghiệp nói chung, bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng nói riêng. Tuy nhiên, nhu cầu vốn đầu tư vào các chương trình quản lý, bảo vệ và xây dựng vốn rừng rất lớn, đòi hỏi phải tiếp tục kêu gọi các tổ chức bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc, của các nước phát triển và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, đầu tư vào khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007.

+ Hình thành và phát triển quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo nghị định 05/2008 NĐ-CP ngày 14/1/2008 của chính phủ.

Khẩn trương triển khai các quỹ bảo vệ và phát triển rừng từ tỉnh xuống huyện và cơ sở. Xây dựng quy chế hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Tăng cường hoạt động để tăng nguồn thu của quỹ, quản lý chặt chẽ để sử dụng quỹ có hiệu quả.

+ Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn:

* Phân bổ nguồn vốn hợp lý, theo kế hoạch, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.

* Tăng cường chỉ đạo kiểm tra sử dụng vốn. Hàng năm, cần phải tổ chức giám sát, đánh giá từng chương trình, từng hạng mục, từng dự án cụ thể để sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.

* Minh bạch hóa, công khai hóa quá trình đầu tư, phân bổ kế hoạch, kinh phí các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan chỉ đạo thực hiện đúng quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này.

2. Nhân bản tài liệu, bản đồ gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 6220/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.787

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.75.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!