Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 583/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Trần Đăng Ninh
Ngày ban hành: 14/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 583/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 14 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;

Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”;

Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt phương án kinh tế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ: "Điều tra đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 96/TTr-TNMT ngày 27/4/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 gồm các nội dung sau:

I. Tên Kế hoạch: Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

II. Nội dung kế hoạch

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

- Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên phong phú và đặc sắc các khu bảo tồn thiên nhiên, nhất là khu vực các hệ sinh thái núi đá vôi điển hình thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò và khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông trong khuôn khổ phát triển bền vững chung của cả nước. Phấn đấu đến năm 2015 phải đảo ngược được tình trạng suy giảm các nguồn tài nguyên môi trường hiện nay ở tỉnh Hòa Bình.

- Mang lại lợi ích lâu bền cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đảm bảo thực hiện lợi ích riêng của cộng đồng dân cư với lợi ích chung về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

- Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, các hệ sinh thái đặc thù, các nguồn gen, các các loài động, thực vật có giá trị của tỉnh, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của tỉnh và thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về đa dạng sinh học, Luật Đa dạng Sinh học 2008.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù vốn có của tỉnh Hòa Bình đó là hệ sinh thái dãy núi đá vôi điển hình Hang Kia - Pà Cò, Ngọc Sơn - Ngổ Luông, nơi hệ sinh thái khá đa dạng, đặc trưng đang bị đe dọa thu hẹp hay huỷ hoại do hoạt động kinh tế con người gây ra;

- Bảo vệ các loài đang bị đe dọa do khai thác quá mức;

- Sử dụng các loài một cách bền vững để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của địa phương;

- Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

Mục tiêu cụ thể 1: Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn;

Các hệ sinh thái trên cạn và các loài động, thực vật quý hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững

Mục tiêu cụ thể 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học;

Cơ sở dữ liệu về các loài động, thực vật trên cạn và dưới nước, các nhóm vi sinh vật tồn tại trong các dạng môi trường sinh thái trên cạn và dưới nước

Mục tiêu cụ thể 3: Đánh giá sự hiện diện các nhóm sinh vật ngoại lai và sự xâm lấn của chúng đối với các nhóm sinh vật bản địa;

Các nhóm động vật xâm nhập vào các hệ sinh thái qua các hình thức khác nhau và tác động của chúng đối với hệ sinh thái tự nhiên

Mục tiêu cụ thể 4: Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp;

Nguồn gen và giống vật nuôi, cây trồng quý hiến và bản địa được bảo tồn và phát triển

Mục tiêu cụ thể 5: Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái nước ngọt;

Đa dạng sinh học các hệ sinh thái nước ngọt đặc trưng của tỉnh được bảo tồn và phát triển bền vững

Mục tiêu cụ thể 6: Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học;

Các nguồn tài nguyên sinh vật được bảo tồn và sử dụng bền vững góp phần vào xóa đói và giảm nghèo

Mục tiêu cụ thể 7: Quản lý hệ sinh thái và rừng bền vững để tiến tới chứng chỉ rừng/FSC và các dịch vụ hệ sinh thái ở một số cảnh quan điển hình;

Các dịch vụ hệ sinh thái và quản lý rừng bền vững cho một số cảnh quan điển hình (hồ Sông Đà, Đầu nguồn các sông Bôi, sông Bưởi…) được thưc hiện.

Mục tiêu cụ thể 8: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học cho các Sở, Ban, Ngành và địa phương trong tỉnh;

Năng lực quản lý đa dạng sinh học và thực thi pháp luật về đa dạng sinh học được tăng cường/nâng cao.

c) Định hướng đến năm 2020:

- Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các nguồn gen, các loài động thực vật hoang dã quý hiếm và hệ sinh thái đặc thù của tỉnh;

- Hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh, phục hồi được 80% hệ sinh thái tự nhiên đặc thù nhạy cảm đã bị phá hủy;

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

2. Các giải pháp chính

- Tăng cường truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng;

- Xã hội hoá công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học;

- Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư;

- Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước;

- Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ;

- Tăng cường liên kết liên tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học;

- Tăng cường hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

3. Các chương trình mục tiêu, đề án, đề tài

(Có danh mục chi tiết kèm theo).

4. Kinh phí:

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 23.200.000.000 đồng.

- Nguồn vốn: Vốn thuộc các Chương trình, đề án, dự án Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách sự nghiệp môi trường được phân bổ hàng năm, nguồn vốn tài trợ khác.

(Nội dung Kế hoạch chi tiết tại Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 kèm theo Tờ trình số 96/TTr-STNMT ngày 27/4/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường).

Điều 2: Tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các sở, ban, ngành, địa phương trên cơ sở căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc đa dạng hóa các nguồn tài trợ khác để thực hiện Kế hoạch hành động.

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Là cơ quan thường trực để thực hiện Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của tỉnh. Thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động của tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, địa phương tổng hợp, hướng dẫn và đề xuất các nhiệm vụ, dự án của tỉnh. Tìm các nguồn lực hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án trong Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học.

- Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu, đề án, đề tài với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

- Cân đối, phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, nguồn ngân sách để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung trong Kế hoạch hành động của tỉnh;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của tỉnh;

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí đầu tư các Chương trình, dự án trong Kế hoạch hành động trên cơ sở đề xuất của các Sở, Ngành và địa phương theo thẩm quyền.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổ chức quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các khu vực khác ngành quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương;

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động của tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của tỉnh;

- Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua cơ quan thường trực.

d) Các sở, ban, ngành liên quan:

- Tổ chức quản lý các Chương trình, dự án và nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động của tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Kế hoạch hành động; chủ động huy động thêm nguồn lực, lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch hành động này vào các hoạt động liên quan thuộc các chương trình, kế hoạch hành động khác trong lĩnh vực quản lý nhằm đạt mục tiêu của Kế hoạch hành động;

- Chủ động tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hành động, đồng thời kết hợp với các tổ chức , các nhà tài trợ đa dạng hóa các nguồn tài trợ để thực hiện Kế hoạch hành động.

- Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động, đề xuất giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua cơ quan thường trực.

e) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tổ chức và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các nội dung liên quan đến địa phương trong Kế hoạch hành động của tỉnh;

- Tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa về Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của tỉnh.

g) Các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và các nhà tài trợ:

- Phối hợp và hỗ trợ các sở, ban, ngành và địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học, tư vấn cho cơ quan thường trực thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt;

- Huy động vốn, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng dự án.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đăng Ninh

 

DANH MỤC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU, ĐỀ ÁN VÀ ĐỀ TÀI - KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐDSH TỈNH HÒA BÌNH
( Kèm theo Quyết định số 583 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Hòa Bình )

Chương trình mục tiêu

Đề án và đề tài triển khai

Mục tiêu – kết quả

Chủ trì

Phối hợp

Thời gian tiến hành

Dự kiến kinh phí

(triệu)

 

1. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn.

Đề án 1.1: Xác định các loài động, thực vật, và lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, khoa học đang có nguy cơ tuyệt chủng để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển.

Kết quả dự kiến đạt được: Các loài động, thực vật, và lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, khoa học được liệt kê và cập nhật thường xuyên, và có kế hoạch bảo tồn và phát triển cho từng loài.

 

1.1.1. Điều tra, khảo sát, cập nhật thông tin các loài động thực vật và lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, khoa học để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển. Điều tra các nguyên nhân xâm hại các loài quý hiếm.

- Tiếp tục điều tra, khảo sát, cập nhật thông tin để xác định số lượng cá thể, phân bố, khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật và lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, khoa học đang có nguy cơ tuyệt chủng để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển. Xác định các nguyên nhân gây tổn hại cho ĐDSH.

- Các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm pháp, gây tổn hại cho ĐDSH.

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT Sở KH&CN

2012-2015

(Ưu tiên cao)

800

 

 

1.1.2. Xây dựng Kế hoạch bảo tồn loài và sinh cảnh cho các loài quý hiếm và có giá trị kinh tế.

Kế hoạch bảo tồn loài và sinh cảnh được xây dựng và thực hiện.

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT Sở KH&CN

2012-2015

(Ưu tiên cao)

350

 

02 dự án

1.150

 

Đề án 1.2: Hoàn chỉnh việc quy hoạch khu rừng đặc dụng bao gồm diện tích rừng tự nhiên ở các khu BTTN Hang Kia Pà Cò (Huyện Mai Châu), BTTN Phu Canh (huyện Đà Bắc), BTTN Thượng Tiến (huyện Kim Bôi), BTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông (huyện Tân Lạc và Lạc Sơn).

Kết quả dự kiến đạt được: Hoàn thành việc quy hoạch khu rừng đặc dụng thể hiện trên bản đồ tỉ lệ 1:10.000 và sơ đồ phân bố các loài động, thực vật quý hiếm. Quan trắc ĐDSH tại một ô tiêu chuẩn.

 

1.2.1. Hoàn thành việc quy hoạch diện tích rừng đặc dụng và đất lâm nghiệp thuộc địa bàn các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc và Lạc Sơn.

Quy hoạch diện tích rừng đặc dụng nằm trong KBTTN tại các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc và Lạc Sơn thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000.

Sở NN&PTNT

VQG Ba Vì, VQG Cúc Phương, Sở N&MT,

Các khu BTTN

2011-2015

(Ưu tiên cao)

2.500

 

1.2.2. Xây dựng kế hoạch và cơ chế phối hợp quản lý, bảo vệ diện tích rừng đặc dụng và tài nguyên rừng đặc dụng trên địa bàn các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc và Lạc Sơn. Xây dựng bản đồ phân bố các loài động, thực vật quý hiếm.

- Kế hoạch đồng quản lý và bảo tồn với các khu BTTN.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động thất thoát các loài ĐTV quý hiếm và tài nguyên rừng: khoán, bảo vệ và cơ chế hưởng lợi.

- Bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về phân bố các loài động thực vật quý hiếm.

Sở NN&PTNT

Các khu BTTN, Sở TN&MT

2012-2015

(Ưu tiên cao)

1.500

 

1.2.3. Xây dựng hệ thống Quan trắc diễn biến ĐDSH.

- Hệ thống quan trắc và báo cáo diễn biến ĐDSH được xây dựng và cập nhật thường xuyên phù hợp với điều kiện của Hòa Bình dựa trên tiêu chuẩn Quốc gia.

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT

2012-2015

(Ưu tiên cao)

2.500

 

03 dự án

 

 

 

 

6.500

 

Đề án 1.3. Xây dựng KHHĐ ĐDSH vùng núi đá vôi điển hình có giá trị để có thể tiến tới thành lập VQG khu vực Hang Kia - Pà Cò - Ngọc Sơn - Ngổ Luông.

Kết quả dự kiến đạt được: Đánh giá các giá trị ĐDSH của liên khu vực các KBTTN Hang Kia Pà Cò, KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và lân cận để làm luận chứng khoa học cho việc thành lập VQG Hang Kia Pà Cò - Ngọc Sơn Ngổ Luông.

 

- Khảo sát đánh giá giá trị đa dạng sinh học và Lập luận chứng khoa học cho việc thành lập VQG thuộc hai khu vực KBTTN Hang Kia Pà Cò - KBTTN Ngọc Sơn Ngổ Luông và lân cận.

- Khảo sát đánh giá giá trị đa dạng sinh học liên khu vực KBTTN Hang Kia Pà Cò - KBTTN Ngọc Sơn Ngổ Luông, các đặc trưng cơ bản của khu hệ động thực vật dãy núi đá vôi điển hình thuộc Hòa Bình.

- Thống kê các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ.

- Lập bản đồ thảm thực vật và bản đồ phân bố các loài động, thực vật quý hiếm tỉ lệ 1:25.000.

- Lập luận chứng khoa học cho việc thành lập VQG thuộc hai khu vực KBTTN Hang Kia Pà Cò - KBTTN Ngọc Sơn Ngổ Luông và lân cận.

Sở NN&PTNT

Sở TNMT, Sở KH&CN, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính

(Ưu tiên cao)

500

 

01 dự án

 

 

 

 

500

 

Đề án 1.4. Xây dựng quy hoạch phục hồi rừng đầu nguồn thuộc các lưu vực hồ Hòa Bình, sông Bôi, sông Bưởi.

Kết quả dự kiến: Tăng độ che phủ lên 51% vào năm 2015 và 55% vào năm 2025, chất lượng rừng khu vực đầu nguồn lưu vực các sông, hồ nằm trong tỉnh Hòa Bình, khu du lịch sinh thái cảnh quan (hồ Hòa Bình) được nâng cao. 50% các hệ sinh thái bị suy thoái được phục hồi; các tác động làm suy thoái các hệ sinh thái có tầm quan trọng bảo tồn được ngăn chặn; Các chức năng dịch vụ hệ sinh thái của rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, các khu bảo tồn, hệ sinh thái nông nghiệp được duy trì và tăng cường.

 

1.4.1. Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho các lưu vực sông Bưởi, sông Bôi, hồ Hòa Bình.

Rà soát và quy hoạch các khu vực cần tiến hành biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi rừng cho các lưu vực sông Bưởi, sông Bôi, hồ Hòa Bình.

 

 

(Ưu tiên cao)

1.500

 

1.4.2. Xây dựng và triển khai các Dự án khoanh nuôi, tái sinh, làm giàu rừng, trồng rừng bổ sung. Xây dựng thí điểm cơ chế tài chính bền vững (bồi hoàn đa dạng sinh học) cho bảo tồn đa dang sinh học.

- Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ/hoặc cộng đồng quản lý và bảo vệ theo cơ chế hưởng lợi và mô hình quản lý rừng cộng đồng.

- Tiến hành trồng rừng mới ở những nơi không còn khả năng phục hồi rừng, đất trống, đồi núi trọc.

- Triển khai các biện pháp xúc tiến khoanh nuôi, tái sinh rừng theo các Chương trình của Nhà nước.

- Áp dụng mô hình nông - lâm kết hợp nhằm nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân sống cạnh rừng và nghề rừng.

- Cơ chế tài chính thí điểm cho bảo tồn ĐDSH gắn với xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững được xây dựng và áp dụng cho ít nhất tại một lưu vực sông và một khu rừng đặc dụng.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở KH&CN, Sở Tài chính

2012-2015

(Ưu tiên cao)

1.700

 

02 Dự án

 

 

 

 

3.200

 

Đề án 1.5. Xây dựng chương trình truyền thông về quản lý và bảo vệ ĐDSH.

Kết quả dự kiến đạt được: Nhận thức về bảo vệ ĐDSH nói chung bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm được nâng cao. Các vụ vi phạm tài nguyên rừng giảm.

 

1.5.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua báo chí, lồng ghép chương trình truyền hình, truyền thanh về công tác bảo vệ ĐDSH.

Biên soạn các chương trình truyền thanh, truyền hình về ĐDSH ở thế giới, Việt Nam và tỉnh Hòa Bình, Phát hành tờ rơi có nội dung bảo vệ các loài quý hiếm.

Sở TNMT

Sở KH&CN, Đài TT và TH, Báo Hòa Bình

2012- 2015

200

 

01 dự án

 

 

 

 

200

 

Đề án 1.6: Đánh giá tác động của hệ thống thực thi pháp luật và chính sách đến bảo vệ và phát triển các giá trị đa dạng sinh học của Hòa Bình.

Kết quả dự kiến đạt được: Đánh giá được những tác động tích cực của hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế tổ chức và các quy định cụ thể đến nhiệm vụ bảo vệ và phát triển các giá trị ĐDSH của tỉnh Hòa Bình.

Nhận thức về bảo vệ ĐDSH nói chung bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm được nâng cao. Các vụ vi phạm tài nguyên rừng giảm.

 

1.6.1. Đánh giá tác động của hệ thống pháp luật, chính sách đến bảo tồn, phát triển ĐDSH của Hòa Bình.

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH.

- Rà soát lại các văn bản quy định của địa phương không phù hợp và để xuất các giải pháp điều chỉnh.

- Xây dựng và thực hiện quy chế cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng và chống buôn bán động thực vật hoang dã.

Sở Tư pháp

Sở Nội vụ

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT

 

2012-2015

(Ưu tiên cao)

450

 

01 dự án

 

 

 

 

450

 

 

10 dự án

 

 

 

 

12.000

 

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu Đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình.

Đề án 2.1. Tiếp tục thu thập và cập nhật các thông tin qua điều tra, khảo sát, thẩm định để xác định chính xác các loài động, thực vật trên cạn hiện diện trong các khu vực thuộc tỉnh để đưa vào cơ sở dữ liệu.

Kết quả dự kiến đạt được: Các loài động, thực vật được liệt kê và cập nhật thường xuyên trong CSDL bao gồm cả hệ thống phân loại, các đặc điểm hình thái, phân bố, ý nghĩa khoa học.

 

2.1.1. Điều tra, khảo sát, cập nhật thông tin để xác định thành phần loài, vị trí, số lượng cá thể, khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật trong CSDL sẽ thiết lập.

Đánh giá tình trạng các loài, nhóm loài thực vật trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng các loài có giá trị kinh tế và khoa học.

Sở KH&CN

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT

2012-2015

400

 

01 dự án

400

 

Đề án 2.2: Cập nhật thông tin về các nhóm thủy sinh vật trong các dạng thủy vực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Kết quả dự kiến đạt được: Các loài động, thực vật thủy sinh được liệt kê và cập nhật thường xuyên trong CSDL bao gồm cả hệ thống phân loại, các đặc điểm hình thái, phân bố trong các dạng thủy vực, ý nghĩa khoa học.

 

2.2.1. Điều tra, khảo sát, cập nhật thông tin để xác định thành phần loài, vị trí, số lượng cá thể, khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh vật phục vụ cho thiết lập CSDL.

Điều tra, cập nhật các thông tin về loài bao gồm đặc điểm phân loại, phân bố, giá trị kinh tế và khoa học các nhóm loài thủy sinh vật.

Sở KH&CN

Sở TN&MT, Sở NN&PTNT

2012-2015

350

 

01 dự án

 

 

 

 

350

 

 

Đề án 2.3: Điều tra và cập nhật thông tin về các nhóm vi sinh vật trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Kết quả dự kiến đạt được: Các loài vi sinh vật được khảo sát, liệt kê và cập nhật trong CSDL bao gồm cả hệ thống phân loại, các đặc điểm hình thái, phân bố của các nhóm vi sinh vật trong các hệ sinh thái, ý nghĩa khoa học của chúng.

 

2.3.1. Điều tra khảo sát, cập nhật thông tin về thành phần loài, vai trò và ý nghĩa các nhóm Vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Đánh giá tình trạng các nhóm loài vi sinh vật trong các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng các nhóm có giá trị kinh tế và khoa học.

Sở KH&CN

Sở TN&MT, Sở NN&PTNT

2012-2015

(Ưu tiên cao)

550

 

01 dự án

 

 

 

 

550

 

 

03 dự án

 

 

 

 

1300

 

3. Đánh giá sự hiện diện các nhóm sinh vật ngoại lai và sự xâm lấn của chúng đối với các nhóm sinh vật bản địa.

Đề án 3.1. Điều tra, kiểm kê, đánh giá các giống vật nuôi cây trồng nhập nội đã và đang có mặt tại địa phương.

Kết quả dự kiến đạt được: Có được danh sách các giống loài vật nuôi cây trồng nhập nội có tại địa phương, đánh giá được hiệu quả kinh tế cũng như tác hại của các nhóm sinh vật nhập nội gây ra đặc biệt sự lấn át các nhóm sinh vật bản địa.

 

3.1.1. Khảo sát điều tra đánh giá hiệu quả các nhóm vật nuôi cây trồng nhập nội đã và đang có mặt tại Hòa Bình trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

Đánh giá thành phần, giá trị và khả năng phát triển các nhóm vật nuôi cây trồng đã và đang có mặt tại địa phương.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở KH&CN

2012-2015

200

 

01 dự án

 

 

 

 

200

 

Đề án 3.2: Nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng các mô hình phát triển các loài cây trồng, vật nuôi nhập nội trước khi triển khai đại trà.

Kết quả dự kiến đạt được: Có được số liệu thử nghiệm mô hình nuôi trồng một số loài vật nuôi cây trồng có ý nghĩa phù hợp thực tế tại địa phương kể cả nguồn giống.

 

3.2.1. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu thử nghiệm các giống loài vật nuôi cây trồng nhập nội có khả năng phát triển trong điều kiện thực tế tại địa phương.

Nuôi thử nghiệm tạo nguồn giống và nuôi theo quy trình công nghệ, qua đó đưa ra mô hình có quy trình được cho là phù hợp nhất để có thể áp dụng trong thực tế tại địa phương.

Sở KH&CN

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT

2012-2015

300

 

01 dự án

 

 

 

 

300

 

 

02 dự án

 

 

 

 

500

 

4. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học Nông nghiệp.

Đề án 4.1: Điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn gen, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp.

Kết quả dự kiến đạt được: Các nguồn gen, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp được xác định, liệt kê và cập nhật thường xuyên.

 

4.1.1. Điều tra, kiểm kê, đánh giá cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài vật nuôi, cây trồng bản địa và quý hiếm. Xác định các nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao trên địa bàn toàn tỉnh cần được bảo tồn và phát triển.

- Danh mục các cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp có tiềm năng phát triển kinh tế và bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được liệt kê đầy đủ, công bố và cập nhật thường xuyên.

- Cơ sở dữ liệu về các loài vật nuôi, cây trồng bản địa, quý hiếm ở Hòa Bình được lưu giữ, cập nhật thường xuyên.

- Danh mục các nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế.

- Các loài sinh vật bản địa, chú trọng các loài đặc hữu, đặc sản, đặc biệt là cây thuốc truyền thống quý hiếm và tài nguyên tri thức y học cổ truyền.

- Kế hoạch bảo tồn và phát triển đối với nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở KH&CN

2012-2013

(Ưu tiên cao)

600

 

01 dự án

 

 

 

 

600

 

Đề án 4.2: Xây dựng, thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.

Kết quả dự kiến đạt được: Các chương trình bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp được triển khai trên địa bàn tỉnh.

 

4.2.1. Tổng kết các kiến thức bản địa trong sản xuất, chăn nuôi của Hòa Bình. Phục hồi và xây dựng mô hình trồng trọt và chăn nuôi truyền thống đã bị mai một ở một số địa bàn trong tỉnh.

- Các mô hình và các Bài học kinh nghiệm về kiến thức bản địa trên địa bàn tỉnh được tổng kết và phổ biến.

- Một số mô hình trồng trọt và chăn nuôi truyền thống đã bị mai một ở một số địa bàn trong tỉnh được phục hồi và nhân rộng.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở KH&CN

2012-2015

(Ưu tiên cao)

450

 

01 dự án

 

 

 

 

450

 

Đề án 4.3. Áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học Nông nghiệp.

Kết quả dự kiến đạt được: Công nghệ sinh học được áp dụng nhằm từng bước đạt đến nền nông nghiệp sạch, an toàn, đủ năng lực cạnh tranh, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp cho tỉnh Hòa Bình.

 

4.3.1. Nghiên cứu và thử nghiệm quy trình nhân nuôi, sản xuất một số loài vật nuôi, cây trồng bản địa và quý hiếm.

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất vật nuôi và cây trồng.

- Áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong quy trình nhân nuôi, sản xuất một số loài vật nuôi, cây trồng bản địa nhằm mục đích bảo tồn và xóa đói giảm nghèo: Lan, nhím, lợn rừng...

- Lựa chọn tập đoàn giống cây ăn quả có thế mạnh và phù hợp với điều kiện của Hòa Bình để phát triển, ưu tiên phát triển những giống cây (Mía và cây ăn quả đặc hữu của tỉnh Hòa Bình), các loài vật nuôi tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

- Áp dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển các loài cây trồng, vật nuôi, bản địa quý, hiếm cho Hòa Bình.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở KH&CN

2012-2015

 

600

 

01 dự án

 

 

 

 

600

 

Đề án 4.4: Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp.

Kết quả dự kiến đạt được: khả năng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp Hòa Bình.

 

4.4.1. Xây dựng phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của ngành Nông nghiệp với biến đổi khí hậu và xây dựng các kế hoạch thích ứng của ngành dựa trên các kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Xây dựng các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành nông nghiệp.

- Các phương pháp và quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương của ngành Nông nghiệp đối với biến đổi khí hậu được xây dựng.

- Tập huấn phương pháp cho các bên liên quan và người dân.

- Tác động của biến đổi khí hậu được xác định và đánh giá cho các hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau trong tỉnh.

- Kế hoạch thích ứng của ngành Nông nghiệp được xây dựng.

- Lựa chọn tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của Hòa Bình để phát triển.

- Áp dụng và nhân rộng mô hình, và Tư liệu hóa cho các ngành khác có liên quan.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở KH&CN

2012-2015

(Ưu tiên cao)

550

 

01 dự án

 

 

 

 

550

 

04 dự án

 

 

 

 

2.200

 

Đề án 5.1: Điều tra, đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái nước ngọt trong tỉnh

Kết quả dự kiến đạt được: Hiện trạng và tiểm năng của ngành Thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội được đánh giá một cách đầy đủ

 

5. Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái nước ngọt.

 

 

5.1.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và thành phần sinh vật các thủy vực. Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng nước cá hồ chứa và các thủy vực.

- Hiện trạng môi trường các thủy vực được điều tra, đánh giá đẩy đủ.

- Thành phần các nhóm sinh vật thủy sinh (bao gồm thực vật thủy sinh, sinh vật nổi, sinh vật đáy và cá) ở các thủy vực được điều tra đầy đủ để hoàn thiện danh sách các nhóm loài thủy sinh vật các dạng thủy vực này.

- Những loài có khả năng phát triển nuôi trồng nhằm duy trì nguồn gen, bảo tồn và làm thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong địa bàn khu vực và lân cận cũng như hướng tới cung cấp cho thị trường khác.

- Tăng cường năng lực và hiệu quả của các trạm quan trắc chất lượng nước các hồ chứa và các lưu vực sông.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chất chất lượng nước của các hồ chứa và lưu vực sông.

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT Sở KH&CN

2011-2015

(Ưu tiên cao)

550

 

5.1.2. Quy hoạch các khu vực bảo tồn và phát triển nuôi trồng thủy sản.

Xây dựng kế hoạch quản lý và thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển các hồ nước và hệ sinh thái nước ngọt điển hình của tỉnh.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT

2012-2015

(Ưu tiên cao)

300

 

5.1.3. Xúc tiến phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương về môi trường.

- 60% các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái được phục hồi;

- 80% các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương về môi trường được bảo vệ.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT

2012-2015

350

 

03 dự án

 

 

 

 

1.200

 

Đề án 5.2. Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Thủy sản nước ngọt.

Kết quả dự kiến đạt được: Đánh giá khả năng và phương án ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Thủy sản.

 

5.2.1. Xây dựng phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của ngành Thủy sản với biến đổi khí hậu. Đánh giá tác động Biến đổi khí hậu và xây dựng các kế hoạch thích ứng của ngành Thủy sản dựa trên các kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Xây dựng các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành Thủy sản.

- Các phương pháp và quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương của ngành Thủy sản đối với biến đổi khí hậu được xây dựng.

- Tập huấn phương pháp cho các bên liên quan và người dân.

- Tác động của biến đổi khí hậu được xác định và đánh giá cho các lưu vực sông của tỉnh.

- Kế hoạch thích ứng của ngành Thủy sản với biến đổi khí hậu được xây dựng.

- Lựa chọn loài thủy sản và mô hình nuôi trồng phù hợp với điều kiện của Hòa Bình để phát triển.

- Áp dụng, nhân rộng mô hình và Tư liệu hóa.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở KH&CN

2012-2013

(Ưu tiên cao)

600

 

01 dự án

 

 

 

 

600

 

 

04 dự án

 

 

 

 

1.800

 

6. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học

 

Đề án: 6.1. Xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ (LSNG) của tỉnh.

Kết quả dự kiến đạt được: Kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ của Hòa Bình được xây dựng, thực hiện và góp phần vào bảo vệ rừng, tạo nguồn thu ổn định và bền vững cho các cộng đồng dân cư sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng.

 

6.1.1. Điều tra và đánh giá tài nguyên LSNG ở các vùng sinh thái tỉnh Hòa Bình. Phân tích thị trường trong và ngoài nước cho một số loài LSNG có giá trị kinh tế làm cơ sở cho quản lý và phát triển bền vững. Xây dựng cơ sở dữ liệu về LSNG tỉnh Hòa Bình.

- Thành phần, trữ lượng, phân bố LSND ở các vùng sinh thái được thống kê đầy đủ.

- Phân tích thị trường cho một số loài LSNG có giá trị kinh tế.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về LSNG, kể cả tài nguyên LSNG, công nghệ sản xuất, chế biến, đa dạng sinh học và cơ chế thị trường.

- Thị trường lâm sản ngoài gỗ cho tỉnh được thiết lập ổn định tạo cơ sở cho phát triển lâm sản ngoài gỗ.

- Cơ sở dữ liệu về LSNG bao gồm tài nguyên LSNG, công nghệ sản xuất, chế biến, đa dạng sinh học và cơ chế thị trường được xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở Công thương

2012-2015

(Ưu tiên cao)

 

450

 

6.1.2. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài LSNG có giá trị khoa học và Kinh tế.

- Kế hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài LSNG có giá trị khoa học và Kinh tế.

- Xây dựng các điểm trình diễn (để thử nghiệm chính sách thị trường, lâm sinh, khuyến nông/lâm); các kinh nghiệm từ các điểm trình diễn và ngoài hiện trường được thu thập, đánh giá, tài liệu hoá nhằm sử dụng cho việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch của quốc gia và cấp tỉnh về LSNG.

- Triển khai các phương pháp khuyến nông, khuyến lâm về LSNG cho các cộng đồng và người dân ở vùng sản xuất, phát triển và chế biến LSNG.

- Nhân rộng các hoạt động thí điểm tại các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở Công thương

2013-2015

(Ưu tiên cao)

450

 

02 dự án

 

 

 

 

900

 

Đề án 6.2. Tăng cường việc ngăn chặn, kiểm soát và xử lý triệt để việc khai thác, kinh doanh và sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật: Động-thực vật hoang dã (ĐTVHD).

Kết quả dự kiến đạt được: Tăng cường hiệu quả và hiệu lực kiểm soát của các cơ quan chức năng trong tỉnh để ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nạn buôn bán, khai thác trái phép ĐTVHD, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong tỉnh.

 

6.2.1. Nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐTVHD cho các nhà hoạch định chính sách, những người tiêu dùng, người kinh doanh, người sản xuất và cộng đồng dân cư. Tăng cường năng lực chuyên môn và cơ chế phối hợp trong kiểm soát và quản lý tài nguyên.

- Nhận thức về bảo vệ ĐTVHD cho các nhà hoạch định chính sách, những người tiêu dùng, người kinh doanh, người sản xuất và cộng đồng dân cư được nâng cao.

- Nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng kiểm soát buôn bán ĐTVHD của lực lượng thực thi pháp luật.

- Xây dựng cơ chế phối hợp và hợp tác hiệu quả với các tỉnh lân cận về kiểm soát buôn bán, vận chuyển ĐTVHD.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở Công thương

2012-2015

(Ưu tiên cao)

250

 

6.2.2. Thử nghiệm và phát triển các mô hình gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài ĐTVHD như một công cụ bảo tồn và giảm nghèo.

Các mô hình nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài ĐTVHD được thử nghiệm và nhân rộng trong tỉnh:

- Mô hình nuôi nhím

- Mô hình lợn rừng

- Một số loài có giá trị khinh tế khác

Tăng cường hiệu quả và hiệu lực ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nạn buôn bán, khai thác trái phép ĐTVHD, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐSDSH.

Sở NN&PTNT

Sở KH&CN, Sở TN&MT, Sở Công thương

2013-2016

(Ưu tiên cao)

350

 

02 dự án

 

 

 

 

600

 

Đề án 6.3. Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ thực hiện Quy hoạch khu du lịch sinh thái Hồ Hòa Bình, các khu BTTN và các khu du lịch sinh thái khác.

Kết quả dự kiến đạt được: Cơ chế tài chính bền vững để hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường của tỉnh Hòa Bình được xây dựng và thực hiện nhằm giảm sự phụ thuộc vào ngân sách có hạn của Nhà nước.

 

6.3.1. Đánh giá các giá trị kinh tế của dịch vụ hệ sinh thái tại Hồ Hòa Bình, các khu BTTN. Xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho thực hiện quy chế quản lý Quy hoạch XD vùng Du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình và lân cận. Thiết lập cơ chế đối tác và Tài chính bền vững nhằm thu hút lĩnh vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp, chi trả các dịch vụ hệ sinh thái.

- Đánh giá tiềm năng cung cấp các dịch vụ HST.

- Xác định các dịch vụ của từng hệ sinh thái.

- Phân tích các bên liên quan: Các đối tượng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, Các đối tượng hưởng lợi/sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái.

- Quy hoạch điểm và tuyến du lịch cho các khu vực này.

- Xây dựng chương trình phục hồi một số quần thể thực. vật trên núi đá vôi tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động vật hoang dã có cơ hội phát triển (đặc biệt là loài lan, các nhóm dơi và các loài chim).

- Xây dựng quy chế Tài chính (kể cả thiết lập cơ chế tái đầu tư từ nguồn thu được từ du lịch cho khu bảo tồn), và mô hình Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Nâng cao năng lực và nhận thức cho các ban/ngành và các bên liên quan về chi trả dịch vụ môi trường và cơ chế tài chính bền vững thông qua tập huấn, tuyên truyền.

- Xây dựng khu vực thí điểm chi trả dịch vụ môi trường và thực hiện các giải pháp tài chính bền vững để huy động nguồn tài chính cho các hoạt động đang được thực hiện tại khu vực thí điểm.

- Xây dựng các cơ chế và công cụ/cẩm nang về chi trả dịch vụ môi trường rừng, và cơ chế tài chính bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của Hòa Bình.

- Xây dựng mô hình đồng quản lý và chia xẻ lợi ích trong quản lý và phát triển du lịch tại hồ núi Hòa Bình, Hang Kia-Pà Cò, Ngọc Sơn-Ngổ Luông thông qua mô hình Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ rừng.

- Cơ chế tái đầu tư (tài chính) từ nguồn thu được từ du lịch cho khu bảo tồn và phát triển.

- Cơ chế đối tác và tài chính bền vững được xây dựng với sự tham gia và đóng góp của lĩnh vực tư nhân cho phát triển lâm nghiệp và chi trả dịch vụ môi trường.

Sở TN&MT

Sở TC, Sở Văn hóa-TT và DL, Sở NN&PTNT Sở Nội vụ, Sở KH&ĐT, Sở Công thương

2012-2014

(Ưu tiên cao)

600

 

01 dự án

 

 

 

 

600

 

 

05 dự án

 

 

 

 

2.100

 

7. Quản lý hệ sinh thái và rừng bền vững để tiến tới chứng chỉ rừng/FSC và các dịch vụ hệ sinh thái cho một số cảnh quan điển hình (hồ Hòa Bình, Đầu nguồn sông Bôi, sông Bưởi).

Đề án 7.1. Nâng cao năng lực và nhận thức về quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (CCR)/ FSC và dịch vụ Hệ sinh thái/ES cho các bên liên quan.

Kết quả dự kiến đạt được: Kế hoạch quản lý rừng bền vững được xây dựng và đưa vào thực hiện. Năng lực tổ chức và kỹ thuật của các bên liên quan trong việc quản lý và sử dụng rừng và đất rừng bền vững được tăng cường.

 

7.1.1. Rà soát quỹ đất lâm nghiệp, diện tích rừng có tiềm năng cho phát triển và quản lý rừng bền vững. Xây dựng kế hoạch tổng thể quản lý rừng bền vững của tỉnh.

 

- Rà soát định kỳ lâm phận của tỉnh.

- Ổn định quỹ đất lâm nghiệp và diện tích rừng cho quản lý rừng bền vững.

- Hoàn thiện việc giao đất và cho thuê đất cho từng chủ rừng.

- Xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững cho từng chủ rừng.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở Văn hóa-TT và du lịch,

2012-2015

(Ưu tiên cao)

350

 

7.1.2. Nâng cao năng lực/trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý rừng bền vững và CCR.

- Nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật cho các bên liên quan trong việc quản lý và sử dụng rừng, đất rừng bền vững và CCR.

- Tập huấn kỹ thuật về CCR.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp và lĩnh vực tư nhân trong quản lý tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường.

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, Sở Tài chính

2012-2015

300

 

02 dự án

 

 

 

 

650

 

Đề án 7.2. Xây dựng mô hình chứng chỉ rừng (CCR) và các dịch vụ sinh thái dựa trên cơ sở khoa học tuân theo các nguyên tắc và tiêu chí chứng chỉ rừng/FSC, nhằm mục tiêu bảo vệ và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái.

Kết quả dự kiến đạt được: Giảm áp lực vào tài nguyên rừng và tạo ra các dịch vụ sinh thái từ rừng: Chi trả các dịch vụ hệ sinh thái môi trường rừng được thiết lập (số lượng) và áp dụng bởi các ngành có liên quan.

 

7.2.1. Xác định các dịch vụ HST, loại rừng có tiềm năng trên thị trường cho việc áp dụng FSC và chi trả dịch vụ HST. Xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững để tiến tới cấp chứng chỉ rừng.

- Các dịch vụ HST của rừng trên địa bàn tỉnh được được xác định.

- Các loại rừng có tiềm năng cho việc áp dụng chứng chỉ rừng được xác định kể cả diện tích, loại rừng và thị trường (đầu ra).

- 03 mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững để tiến tới cấp chứng chỉ rừng lồng ghép với chứng chỉ dịch vụ hệ sinh thái được xây dựng và triển khai, bao gồm các KBTTN, hệ sinh thái Hồ Hòa Bình, các lưu vực sông (sông Bưởi, sông Bôi).

- Thiết lập cơ chế đối tác và Tài chính bền vững nhằm thu hút lĩnh vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp, chi trả các dịch vụ hệ sinh thái.

Sở NN&PTNT

 

Sở TN&MT, Sở Văn hóa-TT và DL, Sở Tài chính

 

2012-2015

(Ưu tiên cao)

900

 

01 dự án

 

 

 

 

900

 

 

03 dự án

 

 

 

 

1.550

 

8. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học cho các Sở, Ban, Ngành có liên quan trong tỉnh.

Đề án 8.1: Kiện toàn bộ máy tổ chức của cơ quan đầu mối quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Hòa Bình.

Kết quả dự kiến đạt được: Bộ máy tổ chức của cơ quan đầu mối quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Hòa Bình được kiện toàn, củng cố, nâng cấp cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật và cán bộ.

 

8.1.1. Đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực, thành lập các tổ chức mới nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý Đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan quản lý Đa dạng sinh học ở tỉnh.

- Phòng quản lý Đa dạng sinh học trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan quản lý Đa dạng sinh học ở tỉnh được trang bị mới, được nâng cấp đáp ứng yêu cầu cơ bản của thực tiễn.

Sở Nội vụ

Sở TN&MT, Sở NN&PTNT Sở Tài chính, Sở KH&CN

2012-2015

(Ưu tiên cao)

300

 

8.1.2. Kiện toàn và nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm và cảnh sát môi trường của tỉnh Hòa Bình.

- Lực lượng kiểm lâm và cảnh sát môi trường được củng cố có đủ số lượng cần thiết.

- Kiến thức, kỹ năng của Lực lượng kiểm lâm và cảnh sát môi trường được trang bị để thực thi tốt các nhiệm vụ bảo tồn và quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học thông qua tập huấn, đào tạo, …

Công an Tỉnh, Chi cục kiểm lâm

Sở Nội vụ, Sở NN&PTNT Sở TN&MT

2012-2015 và tiếp theo

(Ưu tiên cao)

250

 

8.1.3. Xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình.

Ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình được thành lập đáp ứng nhu cầu cung cấp và chia sẻ thông tin kịp thời.

Sở TN&MT

Sở Nội vụ, Sở NN&PTNT

2012-2015

500

 

03 dự án

 

 

 

 

1.050

 

Đề án 8.2. Nâng cao năng lực, nhận thức của chính quyền và cộng đồng địa phương về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.

Kết quả dự kiến: Năng lực và nhận thức của các bên về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học được nâng cao.

 

8.2.1. Tăng cường năng lực các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học và các cán bộ có liên quan đến bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình. Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học để tổ chức tham quan học tập cho nhân dân. Tăng cường hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng vào nhiệm vụ bảo vệ Thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đưa tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bảo tồn sinh học vào hệ thống giáo dục.

- Năng lực các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học và các cán bộ có liên quan đến bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình được tăng cường.

- Cán bộ quản lý các cấp của tỉnh Hòa Bình về đa dạng sinh học được nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu cơ bản của thực tiễn.

- Các mô hình cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Các Hội quần chúng, các tổ chức xã hội được thành lập và tham gia tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ Thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Tập huấn cho cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học ở các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia, các huyện.

Sở TN&MT

 

Sở Nội vụ, Sở

NN&PTNT

 

2012-2015 và tiếp theo

(Ưu tiên cao)

700

 

 

01 dự án

 

 

 

 

700

 

 

04 dự án

 

 

 

 

1.750

 

8

35 dự án

 

 

 

26

23.200

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 583/QĐ-UBND ngày 14/05/2012 phê duyệt Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.754

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.205.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!