Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 577/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 11/04/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 577/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường mạnh mẽ công tác BVMT trong quản lý và phát triển làng nghề trên phạm vi toàn quốc, ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề ô nhiễm môi trường mới; từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn một cách bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2015

- Cơ bản hoàn thiện các công cụ chính sách, pháp luật cho công tác quản lý và BVMT làng nghề, đặc biệt là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho làng nghề truyền thống.

- Phân công, phân cấp cụ thể về trách nhiệm quản lý làng nghề và các cơ sở sản xuất trong làng nghề giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương để triển khai, phối hợp đồng bộ, hiệu quả.

- Quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương thông tin về số lượng và hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề được công nhận, làng nghề chưa được công nhận và làng nghề truyền thống; đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, theo dõi thường xuyên, liên tục chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện đang ô nhiễm, công khai danh sách các làng nghề ô nhiễm môi trường.

- Quản lý chặt chẽ việc công nhận làng nghề gắn với các điều kiện về BVMT; hoàn thành việc rà soát lại danh mục làng nghề đã được công nhận, bảo đảm 100% làng nghề được công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện về BVMT; hoàn thành việc phân loại các hộ, cơ sở sản xuất (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất) trong làng nghề theo loại hình sản xuất và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm, giết mổ gia súc, chế biến thủy sản và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong các làng nghề chưa được công nhận được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả hoặc lập kế hoạch di dời vào khu, cụm công nghiệp làng nghề hay chuyển đổi ngành nghề sản xuất.

- Hoàn thành việc đánh giá, rà soát sự tuân thủ các quy định về BVMT đối với các khu, cụm công nghiệp làng nghề để đề xuất nâng cấp, điều chỉnh và bổ sung các khu, cụm công nghiệp làng nghề.

- Không hình thành mới các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao hoặc có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao tại khu vực dân cư nông thôn.

- Xây dựng, triển khai áp dụng thử nghiệm một số mô hình làng nghề thủ công truyền thống điển hình, sản phẩm gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và làng nghề phục vụ du lịch; một số khu, cụm công nghiệp làng nghề điển hình đảm bảo các điều kiện về BVMT để nhân rộng ra các địa phương có loại hình làng nghề tương tự.

- Xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng theo Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015. Danh mục 47 làng nghề này do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố.

b) Mục tiêu đến năm 2020

- Công khai và cập nhật thường xuyên danh sách, thông tin về thực trạng các làng nghề được công nhận, làng nghề chưa được công nhận và làng nghề truyền thống trên phạm vi toàn quốc.

- Quản lý chặt chẽ công tác BVMT tại các làng nghề, cơ bản kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề; không phát sinh làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới.

- 100% các cơ sở sản xuất còn tồn tại trong các làng nghề chưa được công nhận có biện pháp xử lý chất thải theo quy định hoặc lập kế hoạch và di dời vào khu, cụm công nghiệp làng nghề hay chấm dứt hoạt động.

- Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm, giết mổ gia súc và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp làng nghề.

- 100% các khu, cụm công nghiệp làng nghề tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về BVMT.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các công cụ chính sách, pháp luật đặc thù cho công tác BVMT cho làng nghề và chính sách, pháp luật về phát triển làng nghề gắn với BVMT.

- Triển khai thường xuyên, liên tục các công cụ quản lý môi trường làng nghề, đặc biệt là công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề chưa được công nhận.

- Tiếp tục phối hợp đồng bộ, có hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý môi trường làng nghề từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã.

- Đảm bảo nguồn kinh phí thường xuyên đáp ứng yêu cầu của công tác BVMT làng nghề.

- Tiếp tục xử lý ô nhiễm tại 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định.

- Triển khai nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên phạm vi cả nước.

c) Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục phát triển làng nghề theo định hướng bảo tồn làng nghề truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc; bảo đảm 100% các làng nghề trên phạm vi toàn quốc được công nhận, thống nhất quản lý và tuân thủ đầy đủ các điều kiện về BVMT.

- Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên phạm vi toàn quốc.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách về BVMT làng nghề để triển khai đồng bộ và hiệu quả.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT làng nghề

a) Ban hành Quy chế quản lý làng nghề và các văn bản có liên quan nhằm phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện và đặc biệt là cấp xã trong quản lý làng nghề, các đối tượng sản xuất trong làng nghề nói chung và BVMT làng nghề nói riêng.

b) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng những nội dung về BVMT. Hoàn thiện hệ thống tiêu chí công nhận làng nghề đã ban hành, theo đó những yêu cầu về xử lý chất thải và BVMT là điều kiện bắt buộc khi xem xét, công nhận làng nghề. Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí “làng nghề xanh” gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch.

c) Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống, làng nghề được công nhận phát triển gắn với hoạt động du lịch; về vay vốn ưu đãi để chuyển đổi công nghệ sản xuất; đào tạo nhân lực, mặt bằng sản xuất,... theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn tại các làng nghề.

d) Xây dựng, ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề được công nhận, đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 19/2011/QH13 của Quốc hội.

đ) Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách về BVMT phù hợp với đặc thù của làng nghề, năng lực của các cơ sở sản xuất trong làng nghề: Quy định về BVMT làng nghề; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường; phí BVMT đối với chất thải; hướng dẫn kỹ thuật áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề, khu, cụm công nghiệp làng nghề.

2. Thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường

a) Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề và các cơ sở sản xuất trong làng nghề theo loại hình sản xuất và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; các làng nghề được công nhận, làng nghề chưa được công nhận và làng nghề truyền thống; mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên phạm vi toàn quốc.

b) Lập quy hoạch tổng thể quản lý và phát triển làng nghề trên toàn quốc theo tính truyền thống, vùng nguyên liệu sản xuất, bản sắc văn hóa dân tộc,... gắn với các quy định về BVMT để triển khai có hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề.

c) Tổ chức quản lý chặt chẽ việc hình thành làng nghề mới, việc công nhận mới các làng nghề và tập trung rà soát danh mục các làng nghề đã được công nhận bảo đảm các điều kiện về BVMT. Đối với các làng nghề đã được công nhận nhưng chưa đáp ứng các điều kiện về BVMT, cần lập kế hoạch khắc phục với lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

d) Tổ chức kiểm tra, rà soát việc tuân thủ các quy định về BVMT đối với toàn bộ các khu, cụm công nghiệp làng nghề; đề xuất và triển khai nâng cấp, điều chỉnh và bổ sung các khu, cụm công nghiệp làng nghề bảo đảm các quy định về BVMT để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

đ) Tổ chức triển khai quyết liệt công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án BVMT chi tiết hoặc đăng ký, xác nhận Bản cam kết BVMT, Đề án BVMT đơn giản và giám sát việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

e) Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về BVMT đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề, đặc biệt tập trung vào các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, hoặc các cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và các làng nghề chưa được công nhận.

g) Triển khai công tác thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với toàn bộ các cơ sở sản xuất trong làng nghề theo quy định.

h) Lập kế hoạch và theo dõi, giám sát, công khai thông tin về chất lượng môi trường tại các làng nghề, theo dõi thường xuyên, liên tục đối với các làng nghề hiện đang ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

i) Khuyến khích các làng nghề xây dựng Hương ước, Quy ước về BVMT hoặc Hương ước, Quy ước trong đó có nội dung về BVMT.

3. Triển khai các mô hình công nghệ, các biện pháp kỹ thuật nhằm định hướng cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên quy mô toàn quốc

a) Lựa chọn, xây dựng và áp dụng thử nghiệm 06 mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch thực hiện tốt các quy định về BVMT (02 mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ, 02 mô hình làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và 02 mô hình làng nghề sản xuất đồ gốm sứ) để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng nghề tương tự.

b) Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng BVMT làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước; các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn (lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).

c) Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho các làng nghề được công nhận, ưu tiên đầu tư cho các làng nghề truyền thống.

d) Thực hiện thí điểm xây dựng 03 mô hình khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời các công đoạn, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường; đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng nghề tương tự.

đ) Giai đoạn từ nay đến hết năm 2015 tập trung xử lý ô nhiễm tại 47 làng nghề hiện đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có 12 làng nghề thuộc Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ (lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015).

Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục xử lý triệt để ô nhiễm tại 57 làng nghề bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

4. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực BVMT làng nghề

a) Hình thành, phát triển và duy trì hoạt động của các tổ chức ngành nghề thủ công, mở rộng mạng lưới Hiệp hội làng nghề Việt Nam đến các xã có làng nghề. Xây dựng mô hình Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... tham gia BVMT làng nghề.

b) Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn về quản lý môi trường làng nghề cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý môi trường làng nghề; các khóa đào tạo, tập huấn về xử lý chất thải và BVMT cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.

c) Tăng cường phổ biến thông tin cho cộng đồng về BVMT làng nghề; tổ chức tọa đàm định kỳ; tổ chức diễn đàn các nhà báo, triển lãm giới thiệu công nghệ thân thiện môi trường, phổ biến các sáng kiến, mô hình BVMT phù hợp với sản xuất làng nghề.

d) Xây dựng chuyên mục thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về BVMT làng nghề.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về cơ chế, chính sách

a) Giai đoạn 2013 - 2015 cần tập trung xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý, phát triển làng nghề gắn với BVMT. Xây dựng các văn bản, chính sách về BVMT làng nghề theo nguyên tắc phù hợp với trình độ nhận thức, hài hòa với phong tục, tập quán sản xuất của người dân nông thôn và phù hợp với năng lực tài chính; đặc biệt chú trọng các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy xã hội hóa công tác BVMT làng nghề.

b) Tăng cường trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước đối với làng nghề và các đối tượng sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong khu vực dân cư nông thôn; hướng dẫn, tổ chức thực hiện, theo dõi việc thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải phát sinh từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và đáp ứng quy định của pháp luật về BVMT.

c) Ngành Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các cụm, điểm công nghiệp tập trung.

d) Ngành Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với làng nghề; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường; theo dõi và xác định các làng nghề ô nhiễm và đề xuất phương án xử lý; tổ chức thu phí về BVMT; kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật và xử lý vi phạm về BVMT tại làng nghề; nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp với làng nghề.

đ) Ngành Công an có trách nhiệm điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi tội phạm về BVMT tại các làng nghề.

e) Ngành Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quản lý các công nghệ sản xuất nhằm hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề và khu vực dân cư nông thôn gây ô nhiễm môi trường.

g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quy hoạch, phát triển và BVMT làng nghề, quản lý các khu, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn bảo đảm tuân thủ các điều kiện, yêu cầu về BVMT; bố trí nguồn lực cần thiết và chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ về BVMT làng nghề của UBND cấp huyện, đặc biệt là UBND cấp xã. Tại các xã, phường và thị trấn có làng nghề (bao gồm cả làng nghề được công nhận và làng nghề chưa được công nhận) phải bố trí cán bộ chuyên trách quản lý môi trường làng nghề để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và giám sát các cơ sở sản xuất tuân thủ quy định của pháp luật về BVMT.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý môi trường làng nghề theo nguyên tắc gọn nhẹ và hiệu quả; thí điểm hình thành các tổ tự quản về BVMT tại làng nghề do UBND cấp xã thành lập và ban hành quy chế hoạt động, kinh phí một phần do ngân sách xã đảm bảo, phần còn lại do các cơ sở sản xuất đóng góp.

2. Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng đối với công tác BVMT làng nghề, trong giai đoạn hiện nay, giải pháp này cần được tăng cường và duy trì thường xuyên, liên tục, bao gồm các nội dung:

a) Tăng cường giáo dục và tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác BVMT. Tạo cơ chế khuyến khích cộng đồng làng nghề tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung và đóng góp, ủng hộ việc triển khai thực hiện Đề án.

b) Công bố danh sách các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến, tuyên truyền các mô hình làng nghề thực hiện tốt công tác BVMT.

c) Giao trách nhiệm cụ thể để phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các đoàn thể xã hội và mỗi người dân trong việc tham gia vào công tác BVMT làng nghề.

d) Có kế hoạch và phân công cụ thể để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức nhận thức BVMT cho các cán bộ quản lý môi trường làng nghề, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội và cộng đồng làng nghề.

3. Triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch, di đời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất

a) Quy hoạch lại sản xuất

Tùy đặc điểm hình thành và phát triển của các làng nghề, các địa phương xem xét và lựa chọn phương thức quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình, có thể áp dụng một trong ba phương thức sau:

- Quy hoạch tập trung theo khu, cụm công nghiệp làng nghề: Quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Quy hoạch khu sản xuất phù hợp với đặc thù loại hình làng nghề. Hình thức quy hoạch này thường được áp dụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư.

- Quy hoạch phân tán (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình): Với loại hình quy hoạch này cần phải tổ chức bố trí không gian nhằm cải thiện điều kiện sản xuất và vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây nhà cao tầng... lưu giữ nét cổ truyền, văn hóa của làng nghề để kết hợp với phát triển du lịch. Quy hoạch này thường được áp dụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu dân cư.

- Quy hoạch phân tán kết hợp tập trung: Di dời các công đoạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như công đoạn tẩy, nhuộm (làng nghề dệt nhuộm), công đoạn mạ (làng nghề cơ khí),... vào khu, cụm công nghiệp làng nghề. Quy hoạch này thường được áp đụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một hoặc một số công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư.

b) Chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung

Lập danh mục các làng nghề cần có lộ trình chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời, trước mắt tập trung vào nhóm loại hình tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại, nhuộm, giết mổ gia súc và làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất với lộ trình phù hợp.

Đối với các làng nghề hoặc cơ sở sản xuất trong làng nghề cần chuyển đổi ngành nghề sản xuất, địa phương phải lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững để nghiên cứu, định hướng ngành nghề chuyển đổi và tổ chức các khóa đào tạo nghề phục vụ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất.

Các làng nghề hoặc các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư nông thôn cần di dời vào khu, cụm công nghiệp làng nghề được hưởng các chính sách ưu đãi như miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất... và phải tuân thủ các quy định BVMT đối với khu, cụm công nghiệp tập trung.

4. Giải pháp về tài chính

a) Nhằm tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học và công nghệ và các nguồn đầu tư khác cho công tác BVMT, khắc phục, xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề. Tại các địa phương có làng nghề, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phân bổ không dưới 10% tổng kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác BVMT làng nghề.

b) Tổng kinh phí thực hiện Đề án được xác định trên cơ sở kinh phí của từng đề tài, dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách, lập dự toán kinh phí thực hiện theo tính chất từng nhiệm vụ bố trí từ ngân sách nhà nước: Chi thường xuyên (sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học và công nghệ, sự nghiệp môi trường, chi quản lý hành chính); vốn đầu tư; vốn chương trình mục tiêu quốc gia; tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c) Nguồn vốn thực hiện Đề án, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn ODA) theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

- Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành.

- Nguồn vốn đóng góp từ các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

- Nguồn vốn khác từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế

a) Tăng cường kiểm soát công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu tại các làng nghề ô nhiễm môi trường hiện nay.

b) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả.

c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đổi mới công nghệ sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, mô hình, phương thức sản xuất thân thiện với môi trường.

6. Thực hiện lồng ghép Đề án BVMT làng nghề vào các chương trình, đề án có liên quan

Thực hiện gắn kết Đề án này vào quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường để xử lý 47 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững để hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề sản xuất và xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng BVMT làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước, các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; ban hành Danh mục làng nghề ô nhiễm môi trường cần xử lý giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện Đề án.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn ưu đãi để thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn.

4. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy định về phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương trong quản lý làng nghề, quản lý các đối tượng sản xuất trong làng nghề và BVMT làng nghề; hướng dẫn bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý môi trường đối với Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản, chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn đáp ứng các quy định về BVMT làng nghề; lập danh mục và quản lý các làng nghề truyền thống cần được bảo tồn hoặc gắn với phát triển du lịch, làng nghề được công nhận và làng nghề chưa được công nhận trên phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát triển dịch vụ du lịch.

6. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện công tác BVMT trong triển khai chính sách khuyến công; quản lý các khu, cụm công nghiệp làng nghề đảm bảo các quy định về BVMT, đáp ứng việc di dời các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải phù hợp với làng nghề.

8. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn ngừa và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề, tập trung vào các ngành nghề tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại, nhuộm, giết mổ gia súc, chế biến thủy sản và các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác.

9. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn, cụ thể như sau:

a) Chỉ đạo các sở, ban, ngành trong công tác phân loại, đánh giá mức độ ô nhiễm và xây dựng kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề của địa phương; quản lý việc công nhận làng nghề bảo đảm các điều kiện về BVMT, rà soát Danh sách làng nghề đã được công nhận, chú trọng đến các tiêu chí về BVMT; đầu tư, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý chất thải cho làng nghề;

b) Chỉ đạo UBND cấp huyện trong công tác quy hoạch hoặc rà soát lại quy hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư; điều tra, thống kê, lập danh mục loại hình hoạt động của các cơ sở trong làng nghề theo nguy cơ gây ô nhiễm; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác BVMT của các cơ sở sản xuất; xây dựng, trình kế hoạch BVMT làng nghề và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

c) Chỉ đạo UBND cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo công tác BVMT làng nghề của các cơ sở sản xuất trên địa bàn; không cho phép thành lập mới các cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trong khu vực dân cư và thực hiện biện pháp xử lý đối với các cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao đang hoạt động trong khu vực dân cư; đôn đốc việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường làng nghề hoặc hương ước, quy ước làng nghề có nội dung về bảo vệ môi trường; bố trí cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; tổ chức quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận, quản lý các dự án, công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề; ban hành quy chế hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả; huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, xây dựng, vận hành, duy tu và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; công bố các thông tin về hiện trạng môi trường, công tác BVMT làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thể và cộng đồng dân cư, trong các cuộc họp HĐND, UBND cấp xã.

10. Các Bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án BVMT làng nghề thuộc phạm vi quản lý; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ, Cục, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

THE PRIME MINISTER

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

No. 577/QD-TTg

Ha Noi, April 11, 2013

 

DECISION

ON APPROVING THE MASTER PLAN FOR THE ENVIRONMENTAL PROTECTION OF TRADE VILLAGES BY 2020 WITH VISION TO 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Environmental protection dated November 29, 2005;

Pursuant to the Resolution No. 19/2011/QH13 dated November 26, 2011 of the National Assembly (Tenure XIII) on the results of supervising and strengthening the implementation of environment laws and policies in the economic zones and trade villages; the Resolution No. 35/NQ-CP dated March 18, 2013 of the Government on dealing with some pressing issues pertaining to the environmental protection;

At the request of the Minister of Natural Resources and Environment,

HEREBY DECIDES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVE

1. General objectives

Further intensify the environmental protection during the management and development of trade villages nationwide to curb an increase in polluting trade villages; gradually improve the environmental pollution in the trade villages to protect human health and create better living standards for the population, which will contribute to the sustainable socioeconomic development in the rural areas.

2. Specific objectives

a) By 2015

- Basically complete laws and policies for the administration and the environmental protection in trade villages, especially the preferential and supportive policies for traditional trade villages.

- Clearly define and assign the proper duties and responsibilities among Ministries, regulatory agencies and local competent authorities to effectively oversee trade villages and their workshops.

- Carry out central and local authorities’ consistent management over the quantity, manufacturing reality and environmental condition of recognized, unrecognized and traditional trade villages; evaluate the severity of environmental pollution as well as regularly and unceasingly oversee the environmental quality at these polluting trade villages to make a list of such polluters for the public notice.

- Strictly manage the recognition of the trade villages in compliance with the statutory provisions of environmental protection; manage to review the list of the recognized trade villages in order to ensure that all of them must fully adhere to the environmental protection requirements; manage to classify manufacturing households and units (hereinafter referred to as workshops) in the trade villages in terms of their production models and risks of causing environmental pollution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Manage to recheck and assess the compliance with the environmental protection regulations on the industrial area for trade villages in order to upgrade, adjust and develop more industrial areas for trade villages.

- Refuse the establishment of any workshops who are likely to cause serious environmental pollution during their production in the rural residential areas.

- Build up and experiment on several pilot models of typical traditional handicraft village whose hand-made products are of cultural heritage as well as trade village tourism; several industrial areas for typical trade villages who satisfy the environmental protection requirements, which is later applied to various trade villages of the same production model in other localities .

- Eradicate the environmental pollution at 47 seriously polluting trade villages in accordance with the National target program on pollution remediation and environmental improvement in the period of 2012-2015. The list of these forty-seven trade villages shall be specified and announced by the Ministry of Natural Resources and Environment.

b) By 2020

- Regularly publicize and update the list and information about the practical condition of nationwide recognized, unrecognized and traditional trade villages.

- Closely manage the environmental protection and primarily control environmental pollution issues in the trade villages; prevent any trade village from causing more serious environmental pollution.

- Strive to provide proper methods of waste treatment as regulated in laws, set up a plan to relocate all of the workshops in the unrecognized trade villages to industrial areas for trade villages or terminate their operation.

- Relocate the entire workshops specializing in paper and metal recycling, dyeing, slaughtering and others causing serious environmental pollution in the residential zones to industrial areas for trade villages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continuously amend and improve laws and policies on the environmental protection for the trade villages as well as the development of the trade villages linked with environmental protection.

- Regularly and unceasingly employ the management tools in controlling the environmental issues in trade villages, especially in detecting and dealing with any violation that workshops in unrecognized trade villages have been committed.

 Continue to enter into the firm cooperation and improve the effective operation of management mechanism among central and local authorities in environmental management, especially at the administrative level of a district and commune.

- Ensure that the environmental protection in the trade villages shall be properly financed.

- Continuously handle the pollution matters at 57 serious polluting trade villages according to the list verified by the Ministry of Natural Resources and Environment.

- Come into the widespread use of the treatment model for environmental pollution at trade villages nationwide.

c) With vision to 2030

- Continuously develop a variety of trade villages following the orientation towards the conservation of traditional value and cultural heritage; ensure all of trade villages nationwide are recognized, put under the consistent management and abided by the requirements of the environmental protection.

- Eradicate the environmental pollution caused by nationwide trade villages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. MAJOR TASKS

1. Provide complete laws and policies on the environmental protection at trade villages

a) Promulgate the regulations on the trade village management and other related documents to clearly define the responsibilities of Ministries, regulatory agencies as well as the specific responsibilities of the People's Committees (PPC) of a province, district and especially commune, for the management over trade villages, their manufacturing entities in general and the environmental protection in particular. .

b) Adjust and amend the legal documents providing for the development of rural industries, which focuses on the environmental protection issues. Complete the existing criteria system of trade village recognition, in which the requirements of waste treatment and environmental protection are mandatory for those who want to obtain the recognition. Study and recommend the criteria applied to a "green village" linked with the preservation of traditional value and cultural heritage as well as tourism development.

c) Develop, complete and issue the mechanisms and policies on facilitating the development of workshops at recognized trade village of all kinds linked with tourism services in order to enable them to access to preferential loans to transform their production technology, train their workforce and provide favorable production premises, etc., which is oriented towards the environmental friendliness, cleaner production methods and the appropriate technology of solid and liquid waste treatment in those trade villages.

d) Develop and promulgate the incentives for the recognized trade villages to improve their infrastructural system, especially for the traditional trade villages, under the provisions of Clause 3 and Article 2 of the Resolution No. 19/2011/QH13 of the National Assembly.

dd) As for the establishment and enforcement of regulatory mechanisms and policies on the environmental protection in accordance with the specific attribution and production capability of workshops in the trade villages, provide regulations on the environmental protection of the trade villages; the national and local technical standards for the environmental issues; the environmental protection charges for waste substances; the technical guidelines of the cleaner production solutions and waste treatment (applied to liquid waste, exhaust gas and solid waste) for the workshops in the trade villages and industrial areas for trade villages.

2. Effective use of environmental management tools

a) Carry out any investigation, statistics and classification over workshops and trade villages, based on their production models and risks of causing environmental pollution; recognized, unrecognized and traditional trade villages; and the severity of environmental pollution in trade villages nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Closely manage the establishment of new trade villages, the recognition of the trade villages as well as concentrate on reviewing the list of the recognized villages that have already achieved the recognition for their environmental protection assurance. As regards the recognized trade villages which have not fulfilled all requirements of the environmental protection, they should submit any of proposed remedies along with specific processes for approval and implementation.

d) Examine and assess the compliance with the regulations on the environmental protection in the whole industrial areas for trade villages; recommend, upgrade, adjust and supplement more industrial areas for trade villages which must comply with the regulations on the environmental protection in order to move any workshop as an environment polluter away from residential areas.

dd) Strengthen and intensify the evaluation and approval of the reports on environmental impacts, the detailed plan of the environmental protection or written registration, commitment on environmental protection and concise environmental protection plan, as well as supervise the investment and construction of the waste treatment systems at workshops in the trade villages.

e) Strengthen instructions, inspections and checks over the compliance with laws on the environmental protection at workshops in the trade villages, especially paying particular attention to those who are likely to cause serious environmental pollution during their production as well as unrecognized trade villages.

g) Collect environmental protection charges for exhaust gas, liquid and solid wastes emitted by all of workshops in the trade villages as prescribed by laws.

h) Monitor, supervise, publicize and set up the communications plan for the information about the environmental quality in the trade villages; frequently and continually monitor those who are considered an extremely serious polluter.

i) Encourage the trade villages to launch a village convention and etiquette in which environmental protection issue is one of obligations.

3. Employ the technical models and approaches to directing any possible sanction against environmental pollution in the trade villages nationwide.

a) Select, develop and apply six pilot models of the traditional trade villages associated with tourism services who abide by the regulations on environmental protection (two models of the handicraft village, two models of the textile-dyeing village, and two models of ceramics production villages) in order to evaluate and learn experience before coming into the widespread use of these models at similar trade villages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Renovate, upgrade or develop the consolidated waste water treatment system, common solid waste and hazardous waste landfills for the recognized trade villages in which the traditional trade villages are prioritized.

d) Experiment on 03 models of industrial areas for trade villages in order for them to remove their polluting production facilities; evaluate and learn experience before coming into a widespread use in similar trade villages.

dd) For the period from now till 2015, focus on handling the environmental pollution in the forty-seven seriously polluting villages, in which the twelve of them are governed under the Decision No.64/2003/QD-TTg dated April 22, 2003 of the Prime Minister (integrated with the National target program on pollution remediation and environmental improvement in the period 2012-2015).

For the period of 2016 – 2020, continue to eradicate the environmental pollution in the fifty-seven seriously polluting trade villages.

4. Strengthen the efforts in the communication, training and capability improvement for the environmental protection at the trade villages.

a) Establish, develop and maintain the operation of the handicraft organizations as well as expand the network of Vietnam trade village associations for the communes where trade villages are located. Build up cooperatives, farmers' association, women league and veterans’ association, etc., all of which shall take part in the environmental protection at the trade villages.

b) Regularly organize the training courses in the environmental management of the trade villages for staff members working for the competent authorities of environmental protection at all administrative for trade villages; in waste treatment and environmental protection for the production and trading organizations and individuals in the trade villages.

c) Disseminate the information about environmental protection of the trade villages for the public notice; periodically organize seminars; hold press conferences, promotion fairs or exhibitions to launch the environment-friendly technology as well as popularize initiatives and models suitable for the production in the trade villages.

d) Develop the information content which will regularly appear on the mass media coverage to discuss the environmental protection in the trade villages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In terms of mechanisms and policies

a) For the period 2013 – 2015, focus on establishing, amend and complete the system of legal documents, regulatory policies and mechanisms on the management and development of trades villages associated with environmental protection. Enforce laws and policies on environmental protection for trade villages on a basis of the conformity to the awareness in harmony with the production customs and practices of rural residents as well as the financial capability; particularly, pay much attention to the policies on incentives, preferences and encouragements over the involvement of public sector into the environmental protection at the trade villages.

b) Emphasize duties and responsibilities of regulatory agencies under the Agriculture and Rural Development to carry out their state management over the trade villages and other handicraft production entities in the rural residential areas; guide, implement and monitor the implementation of cleaner production methods, treatment of wastes emitted from the handicraft production and other methods of manufacturing that can meet the requirements of environmental protection stipulated by laws.

c) The Industry and Trade shall be responsible for the state management over the consolidated industrial areas.

d) The Natural Resources and Environment shall be responsible to develop and promulgate the legal documents, policies, strategies, plans and technical regulations on the environmental protection for the trade villages; guide and inspect records of the environmental protection issues; monitor and identify the polluting trade villages and propose the plan for proper settlement; collect environmental protection charges; inspect and monitor the compliance with the provisions of law and deal with any violation against the environmental protection in the trade villages; study, apply and popularize the environmental treatment technologies to match with the trade villages.

dd) The Public Security shall be responsible to investigate, detect and timely settle any criminal offences against environmental protection in the trade villages.

e) The Science and Technology shall be responsible to manage the production technology to restrict old and obsolete technologies used in the trade villages and the rural residential areas, which is likely to cause environmental pollution.

g) The People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities shall be responsible to execute the missions given in the plan; direct, inspect and supervise the planning, development and environmental protection of the trade villages, manage industrial areas for trade villages in their localities to ensure the compliance with the requirements of environmental protection; arrange the necessary resources, direct and inspect the performance of the environmental protection tasks from the People's Committees at district administrative level, particularly at communal administrative one. At the communes, wards and towns where trade villages are located (including recognized and unrecognized trade villages), an authorized person in charge of the environmental protection of trade villages must be appointed to carry out the dissemination, guidance and supervision over workshops to bind them to legal regulations on the environmental protection.

Study and develop the effective and tailored models of environmental management of the trade village; experiment on the self-managed team to oversee the environmental protection in the trade villages established by The People's Committees of communes, who must follow the given rules and whose operation is budgeted by the communal authority and workshops.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This solution is definitely important for the environmental protection of the trade villages and currently this should be further strengthened and unceasingly carried out with the following contents:

a) Strengthen the widespread education and dissemination on the mass media coverage to raise public awareness and responsibility for the environmental protection. Create mechanisms to encourage the community of the trade villages to take part in the prevention, prohibition and sanction against the environmental pollution and destroy as well as give various supports to execute the plan.

b) Publicize the list of the seriously polluting trade villages in the mass media coverage; disseminate and come into the widespread use of the models of the trade villages who have strictly comply with the environmental protection.

c) Assign the specific responsibilities to promote the role and duty of local authority at grass-roots administrative level as well as the involvement of social organizations and every citizen in the environmental protection of the trade villages.

d) Plan and assign proper persons to organize training courses to improve the capability and knowledge about the environmental protection for public servants in charge of the environmental management of trade villages, associations, unions, socio-political and community organizations.

3. Carry out the construction, planning, relocation and transformation of the production model in trade villages.

a) The production restructuring

Depending on the attribution and development of the trade villages, the local areas where trade villages are located shall be considered to select the methods which match with the actual conditions. Therefore, one of the following three methods can be applied:

- As for the consolidated planning of industrial areas for trade villages, the synchronous infrastructure planning including roads, power supply, communications, waste collecting and treatment landfills. The planning of production area for trade villages shall be suitable for their production models. This planning is often applied to the trade villages with their workshops causing serious environmental pollution and prevents the establishment of new ones in the residential areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- As for the combined planning, move the production stages by which serious environmental pollution is emerged such as the bleaching and dyeing stage (the textile-dyeing villages), plating stage (mechanical trade villages), etc. into industrial areas for trade villages. This planning method is often applied to the trade villages with one or more production stages causing serious environmental pollution, which is not allowed to establish the new ones in the residential areas.

b) Transformation of production model or relocation of trade villages to industrial areas.

Compile the list of the trade villages which require the process of transforming production model or relocating production stage. At first, focus on paper recycling, plastic recycling, metal recycling, dyeing, slaughtering and the seriously polluting trade villages as well as develop and implement the plans for relocation or change in the production model following the appropriate processes.

For the trade villages or workshops in the trade villages which need to change the production model, they must be integrated with the National target program on the development of the new rural areas and the National target program on sustainable poverty reduction in order to study and orient which industry will replace as well as organize the training courses serving this transformation.

The trade villages or workshops causing environmental pollution in the residential areas should be relocated to industrial areas for trade villages and they will be offered the preferential policies such as exemption and reduction from land rents and land use levies, etc. and must comply with environmental protection regulations for industrial areas for trade villages.

4. Financial solutions

a) In order to enhance the strict control of the allocation, management and use of the State budget for the environmental protection, the Ministry of Natural Resources and Environment shall play a leading role in working with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance , Ministry of Science and technology to consider and allocate expenditures for environmental protection, economic, scientific and technological activities and other investment sources used for the environmental protection as well as the control and settlement against the environmental pollution in the trade villages. At the localities where the trade villages are located, the provincial People's Council shall be responsible to allocate more than 10% of total expenditure for the environmental protection in the trade villages.

b) Total budget for the plan is determined on the basis of specific expenditures used for each project and task approved by the competent authorities. Based on the assigned functions and duties, the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministries, regulatory agencies and localities as the receivers of the classified budget levels, shall establish the estimate of actual expenditures depending on specific transactions of the State budget such as regular expenditures (economic, scientific, technological, environment, administration activities); investment capital; capital derived from the National target programs, all of which will be summarized in the annual budget of Ministries, regulatory agencies and local authorities for the submission to the competent authorities under the provisions of the Law on the State Budget and the current instructions.

c) The capital for the development of the plan includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The preferential credit capital of the Government under the current legal regulations.

- The contributed capital from workshops in the trade villages.

- Other capital funds from the enterprises, organizations, Vietnamese and foreign individuals.

5. Strengthen the study, technical and technological applications and enhance the international cooperation.

a) Enhance the control of old technology and obsolete/outdated technology in the polluting trade villages nowadays.

b) Boost up the study and transfer of the clean technology, waste treatment technology for the small-sized workshops who direct their operation in a simple, stable and cost effective manner and enhance environmental treatment effectively.

c) Strengthen the international cooperation to renew the production technology; study and make most use of environment- friendly material, equipment, technology, model and production methods.

6. Integrate the plan of environmental protection for the trade villages with the relevant programs and others.

Incorporate this plan in the developmental process of the National target program on pollution remediation and environmental improvement to forty-seven seriously polluting trade villages for the period 2012-2015; the National target program on the development of new rural areas; the National target program on clean water and environmental sanitation in rural areas; the National target program on poverty reduction to support for changing forms of production; erect and improve infrastructure systems for the environmental protection of trade villages such as the drainage systems and solid waste collecting and treatment areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall play a leading role in cooperating with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministries, Sectors and relevant localities to implement the plan tasks; promulgate the list of trade villages causing environmental pollution which need to be handled for the period 2013 - 2015 and 2016 - 2020; guide, inspect, review and report the implementation of the plan to the Prime Minister.

2. The Ministry of Planning, Investment and Finance shall balance and allocate the funds from the state budget and other sources to carry out the duties in the plan.

3. The Ministry of Finance shall play a leading role in cooperating with relevant Ministries and Sectors to review and amend the mechanisms and policies on facilitating the workshops in the trade villages to receive the preferential loans to change the technology towards environmental friendliness and apply cleaner production measures, the appropriate technology for liquid, solid waste and noise treatment.

4. The Ministry of Home Affairs shall play the leading role in cooperating with relevant Ministries and Sectors to review and amend the regulatory documents on the division of responsibilities of relevant Ministries, sectors and local authorities for the management of the trade villages, manufacturing entities and the environmental protection in trade villages; guide the recruitment of more officers in charge of environmental management for the People's Committees of the commune where the trade villages are located.

5. The Ministry of The Ministry of Agriculture and Rural Development shall play the leading role in cooperating with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant ministries and sectors to review and amend regulatory documents and policies on developing the rural industry satisfying the regulations on environmental protection of trade villages; provide the list to manage traditional trade villages that should be preserved or associated with the tourism development as well as recognized and unrecognized trade villages across the country; develop the mechanisms and policies to support the development of traditional trade villages, maintain the ethnically traditional identity and develop tourism services.

6. The Ministry of Industry and Trade shall play their leading role in cooperating with relevant authorities to guide the implementation of environmental protection during their enforcement of industry promotion policies; manage industrial areas intended for the trade villages to ensure the compliance with regulations on environmental protection and the relocation of workshops in the trade villages to these areas.

7. The Ministry of Science and Technology shall play their leading role in cooperating with the Ministry of Natural Resources and Environment to study, introduce and disseminate the environment-friendly production technology as well as the technology of waste treatment, which is suitable for the trade villages.

8. The Ministry of Public Security shall play their leading role in cooperating with the Ministry of Natural Resources and Environment to enhance the investigation, detection, prevention as well as pose strict penalties against the violations of environmental protection in the trade villages, which focuses on such industries as paper, plastic and metal recycling, dyeing, slaughtering, seafood processing and other seriously polluting trade villages. .

9. The People’s Committees of centrally-affiliated provinces and cities shall direct the implementation of the plan in their administrative areas, specified as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Direct the People’s Committees of a district to plan or review the planning for industrial areas for trade villages to move any workshop causing environmental pollution out of the residential zones; investigate, provide statistical data and compile the list of production models in the trade villages according to the risk of causing environmental pollution; inspect the implementation of environmental protection of these workshops; develop and submit the plan for the environmental protection of the trade villages, and monitor the implementation hereof after approval.

c) Direct the People’s Committees of a commune to guide, inspect and report the environmental protection of workshops in trade villages under their administrative areas; reject the establishment of any workshop that cause serious environmental pollution in residential areas and apply any possible penalty against them; develop the village convention and etiquette on the environmental protection for the trade villages or those which elaborate the environmental protection issues; assign their staff members to perform the environmental protection of the trade villages; manage, operate and maintain the trade villages according to legal regulations on receipt of any infrastructure projects for the environmental protection of trade villages; promulgate proper regulations and facilitate the effective operation of the self-managed teams in charge of environmental protection; mobilize the contributions from organizations and individuals to invest, develop, operate, maintain and improve the infrastructure project of environmental protection in the trade villages; publicize the information about the current environmental conditions as well as the environmental protection of the trade villages through local mass media, associations and communities and or in the meetings of People’s Committee and the People’s Council.

10. Ministries, regulatory sectors, agencies and local authorities shall work closely with the Ministry of Natural Resources and Environment to plan and implement the concerning tasks and the projects of environmental protection for trade villages; send annual reports on the implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment who shall then summarize and make final reports submitted to the Prime Minister.

Article 2. This Decision shall take effect from the signing date.

Article 3. The Ministers, the Heads of ministerial agencies, the Heads of Governmental agencies, the Chairperson of The People’s Committees of centrally-affiliated provinces and cities together with organizations and individuals shall be responsible for the enforcement of this Decision./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.999

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.208.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!