ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
567/QĐ-TNMT-KH
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 02 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN “CÔNG TÁC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ”
GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Căn cứ Quyết định số 121/2003/QĐ-UB ngày 18/07/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Sở
Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số
38/2012/QĐ-UBND ngày 21/8/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế
tổ chức và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số
55/2015/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc giao chỉ
tiêu dự toán thu- chi ngân sách Nhà nước năm 2016;
Căn cứ Thông báo số 534/STC-HCSN
ngày 21/01/2016 của Sở Tài chính về kết quả thẩm tra việc phân bổ dự toán năm
2016 cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số
327/QĐ-TNMT-KH ngày 27/01/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc giao chỉ
tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2016 cho Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Kế
hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt phương án “Công tác kiểm tra hoạt
động khoáng sản trên địa bàn thành phố” (Đính
kèm phương án dự toán chi tiết) với
tổng kinh phí là: 546.400.000 đồng
(Năm trăm bốn mươi sáu triệu bốn trăm
nghìn đồng chẵn).
Điều 2. Quyết định này làm cơ sở để triển khai thực hiện,
các thủ tục ký kết hợp đồng và thanh quyết toán thực hiện theo quy định;
Điều 3. Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản,
Trưởng phòng Kế hoạch, Chánh văn phòng Sở và Thủ trưởng các phòng ban liên quan
có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- BGĐ Sở;
- Lưu VP, KH.(Tú).
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Thanh Mỹ
|
PHƯƠNG ÁN DỰ TOÁN
CÔNG TÁC
KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: ……………./QĐ-TNMT-KH Ngày
…. tháng …. năm ……
của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố)
ĐƠN
VỊ QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN
|
TRƯỞNG
PHÒNG
|
PHÒNG
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN
|
Nguyễn Văn Ngà
|
ĐƠN
VỊ CHỦ QUẢN
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
|
SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
|
Nguyễn Thị Thanh Mỹ
|
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua tình hình khai
thác, vận chuyển cát không phép, trái phép diễn ra khá phức tạp tại các đoạn
sông Sài Gòn (khu vực huyện Củ Chi), đoạn sông Đồng Nai, Sông Tắc (khu vực Quận
9) và Biển Cần Giờ. Các phương tiện khai thác cát có cả xà lan nhưng phổ biến
là các phương tiện chuyên dùng và ghe bơm, hút cát nhỏ có tính cơ động cao và
được tổ chức rất chặt chẽ từ khâu cảnh giới đến khâu khai thác. Điều này đã gây
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh tế - xã hội của địa phương, làm mất trật
tự xã hội, an toàn giao thông, gây sạt lở bờ sông và ô nhiễm môi trường.
Để góp phần làm
giảm tình trạng khai thác cát trái phép ở các địa phương, tăng cường công tác
quản lý việc mua bán, tiêu thụ cát tại các bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng
dọc các tuyến sông thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép và có
cơ sở để đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quy định khu vực bến bãi tập kết,
mua bán cát thì việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản
trên địa bàn Thành phố là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
I. Mục đích, yêu cầu
+ Kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện pháp luật về khoáng sản trên địa bàn Thành phố;
+ Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục
pháp luật về khoáng sản; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản,
môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm
an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;
+ Nhằm ngăn chặn các hoạt động nạo
vét, khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản, chấn chỉnh
và đề xuất xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn
Thành phố. Quản lý việc mua bán, tiêu thụ cát không rõ nguồn gốc là cơ sở để đề
xuất Ủy ban nhân dân thành phố quy định khu vực bến bãi tập kết, mua bán cát.
II. Cơ sở, căn cứ
xây dựng dự toán
- Công văn số 840/VP-ĐTMT ngày
26/01/2015 về việc thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công
văn số 10610/VPCP-KTN ngày 31 tháng 12 năm 2014 về việc kiểm tra, xử lý các vi
phạm trong hoạt động khoáng sản.
- Công văn số 6486/UBND-CNN ngày 08
tháng 12 năm 2014 về việc khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn
công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão.
- Công văn số 7113/UB-TM ngày 19/11/2004. Mục b2 khoản b, điều 1.
- Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010. Mục d, khoản 2 điều 4.
- Công văn số 1179/UBND-VX ngày
12/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về định mức chi bồi dưỡng công tác cho
các cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính.
- Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 15
tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về quản
lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 372/QĐ-TNMT-KH ngày 27
tháng 01 năm 2016 về việc giao chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm 2016 của Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
III. Đối tượng kiểm
tra
+ Kiểm tra các tổ chức, cá nhân đang
hoạt động khai thác cát, nạo vét tận thu và các phương tiện vận chuyển khoáng sản
trên địa bàn Thành phố và vùng giáp ranh (bao gồm cả trên các tuyến sông và hoạt
động khai thác đất san lấp).
+ Kiểm tra các hồ sơ pháp lý liên
quan đến hoạt động khoáng sản, các phương tiện và người điều khiển phương tiện
vận chuyển cát trên tuyến sông của Thành phố.
+ Kiểm tra các cơ sở hoạt động bến
bãi tập kết vật liệu xây dựng (cát san lấp, cát xây dựng) dọc tuyến sông thuộc
địa bàn quận 9, quận 2, quận Thủ Đức, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi, huyện cần Giờ.
IV. Nội dung thực
hiện
1. Nội dung thực hiện:
1.1. Kiểm tra các tổ chức cá nhân hoạt
động khai thác khoáng sản và nạo vét tận thu:
+ Giấy phép và các hồ sơ liên quan đến
nạo vét, tận thu, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn Thành phố của cấp
có thẩm quyền.
+ Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký,
đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và các văn bản pháp lý về đảm bảo an toàn
giao thông đường thủy của cấp có thẩm quyền.
+ Kiểm tra bằng cấp chứng chỉ chuyên
môn quy định của người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng.
+ Kiểm tra các hợp đồng, hóa đơn, chứng
từ mua bán, vận chuyển khoáng sản.
+ Kiểm tra biển báo ranh giới khu vực
hoạt động khai thác, nạo vét khoáng sản; diện tích, độ sâu khu vực đang hoạt động,
khối lượng khoáng sản (cát, sỏi) lòng sông đang khai thác, nạo vét. Kiểm tra các
phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động khoáng sản; giám sát môi trường và
giám sát thi công định kỳ trong quá trình hoạt động của
các tổ chức, cá nhân tại hiện trường khai thác khoáng sản.
1.2. Đối với việc kiểm tra các bến
bãi kinh doanh vật liệu xây dựng dọc tuyến sông: Kiểm tra hóa đơn, chứng từ nguồn
gốc vật liệu xây dựng (cát) tại các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng dọc các
tuyến sông thuộc các địa bàn quận, huyện nêu trên.
1.3. Kiểm tra hoạt động khai thác đất
san lấp tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố (nếu có).
1.4. Xử lý và tạm giữ các phương tiện
vi phạm về trạm tạm giữ, thuê trang thiết bị kéo phương tiện vi phạm.
1.5. Thụ lý hồ sơ và trình cấp có thẩm
quyền ra quyết định xử lý vi phạm theo quy định.
2. Khối lượng công tác:
2.1. Về công tác
kiểm tra trên sông: Sông Sài Gòn (huyện Củ Chi), Sông Đồng Nai (Quận 9) và Tuyến
sông thuộc huyện Cần Giờ. Cụ thể:
- Phương tiện di chuyển: Ca nô.
- Thành phần Đoàn kiểm tra (kiểm tra
định kỳ): Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Quận huyện, Phòng CSGT đường thủy
(PC68), Phòng CSMT (PC49), Đại diện Sở GTVT, Đại diện Sở NN và PT Nông thôn, Bộ
đội Biên phòng.
- Thành phần Đoàn kiểm tra đột xuất:
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Quận huyện, Phòng CSGT đường thủy (PC68)/Bộ đội
Biên phòng, Phòng CSMT (PC49)
- Khu vực huyện Củ Chi: Xuất phát từ
Khu di tích địa đạo Củ Chi.
- Khu vực Quận 9 và huyện cần Giờ: Xuất
phát từ Bến Bạch Đằng.
2.2. Về công tác
kiểm tra trên bộ: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các quận huyện
thực hiện kiểm tra các đơn vị kinh doanh khoáng sản. Cụ thể:
- Kiểm tra dọc tuyến sông hướng huyện
Củ Chi : 02 ngày
- Kiểm tra dọc tuyến sông hướng huyện
cần Giờ và huyện Nhà Bè : 02 ngày
- Kiểm tra dọc tuyến sông hướng quận
9, quận Thủ Đức : 02 ngày.
Tổng thời lượng kiểm tra trên đường bộ:
06 ngày.
Phương tiện di chuyển: Thuê xe ô tô
16 chỗ. Địa điểm xuất phát tại Sở Tài nguyên và Môi trường (Đơn giá tính theo
giá thị trường).
2.3. Dự toán kinh phí:
STT
|
Nội
dung
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
Ghi
chú
|
1
|
Thuê ca nô đi kiểm tra hướng Củ Chi
(08 lượt)
|
Giờ
|
32
|
3.000.000
|
96.000.000
|
Theo đơn giá thị trường
|
2
|
Thuê ca nô đi kiểm tra hướng Quận 9
(12 lượt)
|
Giờ
|
60
|
3.500.000
|
210.000.000
|
Theo đơn giá thị trường
|
3
|
Thuê ca nô đi kiểm tra hướng Cần Giờ
(6 lượt)
|
Giờ
|
36
|
3.500.000
|
126.000.000
|
Theo đơn giá thị trường
|
4
|
Chi phí kiểm tra độ sâu dự án nạo
vét khu vực neo đậu và tránh trú bão trước khi vào luồng Soài Rạp theo chủ
trương xã hội hóa (Diện tích khu vực nạo vét 1.3 x 1.8
Km)
|
Km
(Đo theo lưới ô vuông với khoảng cách giữa hai tuyến đo là 100m với tần suất mỗi quý thực hiện 01 lần đo)
|
910
|
92.123
|
83.831.930
|
Theo Mục 7.1 Quyết định số 2176/QĐ-
BTNMT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Bộ
đơn giá các công trình địa chất theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng
(Chưa bao gồm thuế VAT).
|
5
|
Chi phí thuê phương tiện chở thiết
bị đo sâu, thành phần đoàn kiểm tra từ đất liền ra khu vực dự án
|
Lần
|
4
|
4.500.000
|
18.000.000
|
Tạm tính theo giá thị trường
|
6
|
Chi phí thuê xe kiểm tra đường bộ
(10 lượt: 06 lượt kiểm tra bến bãi và 04 lượt kiểm tra dự án nạo vét khu vực
neo đậu và tránh trú bão trước khi vào luồng Soài Rạp theo chủ trương xã hội
hóa)
|
ngày
|
10
|
2.000.000
|
20.000.000
|
Theo đơn giá thị trường
|
7
|
Công tác phí (12 người/ngày x
50.000/người/ ngày = 600.000/ngày)
|
Ngày
|
30
|
600.000
|
1.800.000
|
Theo Công văn số 1179/UBND-VX ngày
12/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về định mức chi bồi dưỡng công tác cho
các cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý vi phạm hành chính.
|
8
|
Chi phí uống nước (20 người x
30.000 người/cuộc họp = 600.000/cuộc họp)
|
Cuộc
họp (Dự kiến mỗi quý một lần
|
04
|
600.000
|
2.400.000
|
Thông tư 97/2010/TT- BTC ngày 06/7/2010.
Mục d, khoản 2 điều 4
|
VAT
(Mục 4)
|
8.383.193
|
|
Tổng
cộng
|
546.415.123
|
|
Tổng dự toán: Năm trăm bốn mươi
sáu triệu, bốn trăm mười lăm ngàn, một trăm hai mươi ba đồng (Làm tròn: 546.400.000
Đồng - Năm trăm bốn mươi sáu triệu bốn trăm ngàn đồng).
V. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan thực hiện:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phòng
Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản, Thanh tra Sở phối hợp cùng các cơ quan
chức năng trong tổ kiểm tra liên ngành hoạt động khoáng sản.
- Các đơn vị có liên quan: UBND các
Quận huyện, Sở Giao thông vận tải, Sở NN và PTNT, Công an thành phố (Phòng cảnh
sát phòng chống tội phạm môi trường PC 49 và Phòng cảnh sát giao thông thủy PC
68), Bộ đội biên phòng thành phố, các Sở ngành ở các địa phương giáp ranh.
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến
tháng 12 năm 2016.
3. Sản phẩm:
- Biên bản kiểm tra, kết quả đo đạc
hiện trường;
- Biên bản vi phạm hành chính (nếu
có);
- Báo cáo tổng hợp.
VI. Kết luận và Kiến
nghị
1. Kết luận:
Phương án dự toán đã được lập dựa
trên cơ sở các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả của phương án làm cơ sở rất tốt
để từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức, cá
nhân khai thác cát, nạo vét tận thu và các phương tiện vận chuyển khoáng sản
trên địa bàn Thành phố và vùng giáp ranh (bao gồm cả trên các tuyến sông và
tình hình khai thác đất san lấp). Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm hoạt động
khai thác khoáng sản trái phép và tuyên truyền bảo vệ tài nguyên.
2. Kiến nghị:
Đề nghị Sở sớm có quyết định duyệt để
Phòng chuyên môn có thể thực hiện theo kế hoạch.