ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
542/2014/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 26
tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY
SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số
59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy
sản; số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về đảm bảo cho người và tàu cá hoạt động
thủy sản; số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 quy định về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP; số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về Quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
về lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Thủy sản: số
02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP;
số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP
ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động
thủy sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Công văn số 2799/ SNN&PTNT-KTBVNLTS ngày 24/12/2013 về việc đề
nghị ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các ngành, các
đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển; Thủ trưởng các
đơn vị liên quan và các tổ chức, cá nhân liên quan có chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/
Nguyễn Đức Quyền
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ
TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 542/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định cụ thể về
quản lý hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
vùng biển ven bờ; quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong
hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Thanh
Hóa.
2. Quy chế
này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các
hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên vùng biển ven
bờ tỉnh Thanh Hóa.
3. Phân
vùng ranh giới khai thác thủy sản ven bờ tỉnh Thanh Hóa quy định tại Điều 4 Quy
chế này có giá trị đối với công tác quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa, không có giá trị
pháp lý về ranh giới hành chính.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Nguồn lợi thủy sản: Là tài
nguyên sinh vật trên biển, sông, hồ, đầm và trong vùng nước tự nhiên, có giá
trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thủy sản.
2. Khai
thác thủy sản: Là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá
và các vùng nước tự nhiên khác.
3. Tuyến bờ: Là các
đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm được quy định cụ thể tại Nghị định số
33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về Quản lý hoạt động khai thác thủy
sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
4. Vùng biển ven bờ: Vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mực nước thuỷ triều thấp nhất và
tuyến bờ.
5. Tàu
cá: Là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai
thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.
6. Tàu cá cỡ nhỏ: Là tàu
cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp
máy mà công suất máy chính dưới 20 sức ngựa.
7. Chà rạo: Là một
công trình nhân tạo đặt dưới mặt nước, kết cấu bởi các vật nặng để cố định vị
trí cội chà như: xác vỏ tàu thuyền, xác vỏ xe, các sọt đá... lá dừa, cây tre và
các vật liệu liên kết như: dây nylon, dây sóng lá,... kết thành khối vật thể
(gọi tắt là cội chà) nhằm tạo bóng mát và nhiều khu vực trú ẩn để thu hút cá,
tôm, mực và các loại thủy sinh vật khác tới trú ẩn, sinh sản.
8. Đồng quản lý: Là một
phương thức quản lý trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức
năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi thủy sản.
Điều 3.
Nguyên tắc chung
1. Hoạt động khai thác thủy sản
phải đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội
trên vùng biển; phải tuân theo những quy định tại quy chế này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải kết hợp giữa
phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, hài hòa lợi ích của các
ngành, các địa phương.
3. Khai thác, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ đi đôi với tăng cường kiểm soát khai
thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo cân bằng
sinh thái tự nhiên.
4. Khai thác, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản trên vùng biển ven bờ là yêu cầu cấp thiết trước mắt
và lâu dài, là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà
nước, tổ chức và cộng đồng dân cư.
5. Phát
triển các hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ phải theo quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm
vi cả nước và của tỉnh; đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và
phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh
quan thiên nhiên.
6. Chủ động phòng, tránh và giảm
nhẹ tác hại của thiên nhiên; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động
thủy sản vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
7. Tổ chức,
cá nhân gây hủy hoại và ô nhiễm vùng biển có trách nhiệm khắc phục, bồi thường
thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ
Điều 4:
Vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa
1. Vùng biển
ven bờ tỉnh Thanh Hóa được phân vùng khai thác thủy sản theo
Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày
31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá
nhân Việt Nam trên các vùng biển.
2. Vùng biển ven bờ tỉnh Thanh
Hóa là vùng biển được giới hạn bởi mực
nước thủy triều thấp nhất, tuyến bờ và ranh giới phân chia quản lý khai thác
thủy sản vùng biển ven bờ giữa tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Ninh Bình, giữa tỉnh
Thanh Hóa với tỉnh Nghệ An là vùng nước nằm trong các đoạn đường thẳng tuần tự
nối liền các điểm sau đây:
Điểm NB.TH1: Vĩ
độ: 19057’44", kinh độ: 1060 01'31"
Điểm NB.TH2: Vĩ
độ: 19049'34", kinh độ: 1060 02'03"
Điểm NB.TH3: Vĩ
độ: 19041'12", kinh độ: 1060 18'34"
Điểm TH2: Vĩ
độ: 19020'30", kinh độ: 1050 56'15"
Điểm TH.NA2: Vĩ
độ: 19015'30", kinh độ: 1050 56'30"
Điểm TH.NA1: Vĩ
độ: 19017’15", kinh độ: 105048’16"
(Có bản đồ kèm theo).
Điều 5. Quy định về tàu cá hoạt động khai thác thủy sản
tại vùng biển ven bờ
1. Tàu cá cỡ nhỏ đã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá tại Thanh Hóa
được hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa.
2. Trong quá trình hoạt động khai
thác thủy sản ở vùng biển ven bờ, loại tàu cá tại khoản 1 Điều này phải chấp
hành các quy định sau:
a. Phải
có giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá do cấp
có thẩm quyền cấp. Việc cấp giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá trên địa bàn tỉnh
thực hiện theo Quyết định số 1702/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của
Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân cấp quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
b. Thực hiện đầy đủ các quy định
tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn
cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày
13/7/2007của Bộ Thủy sản Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày
19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy
sản; Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 Qui định chi tiết
thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính
phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên
các vùng biển và qui định chi tiết Điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày
20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
lĩnh vực thủy sản.
3. Các loại tàu cá không được quy
định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép lưu thông, neo đậu không được hoạt động
khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ.
4. Cho phép tàu cá cỡ nhỏ của
tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình khai thác thủy sản cách đường ranh giới phân chia quản lý vùng khai thác ven bờ giữa hai
tỉnh 01 hải lý về mỗi phía; tàu cá cỡ nhỏ của tỉnh Thanh Hóa và tỉnh
Nghệ An khai thác thủy sản cách đường ranh giới phân chia quản lý vùng khai
thác ven bờ giữa hai tỉnh 05 hải lý về mỗi phía.
Điều 6.
Các hoạt động cấm, các nghề cấm trong khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ
1. Các hoạt động cấm
a. Sử dụng chất nổ, điện, công cụ
kích điện hoặc tạo xung điện, hóa chất, chất độc, lưới có kích thước mắt lưới
nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản.
b. Khai thác, tiêu thụ, chế biến,
vận chuyển các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ, bảo
tồn và phát triển theo quy định và các loài thuộc danh mục bảo vệ của Sách đỏ.
c. Xả, thải, để rò rỉ dầu, chất
thải, chất độc hại ở các vùng nước neo đậu tàu thuyền và vùng biển khai thác
thủy sản.
d. Vi phạm các quy định về an
toàn giao thông, an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng
hải, bưu chính viễn thông và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Các nghề cấm khai thác thủy
sản
a. Nghề lưới kéo (trừ lưới kéo
moi, ruốc ở tầng nước mặt), nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề rớ, câu tay
mực).
b. Nghề rớ (vó cất lưới bằng trục
tay quay) mà có tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác vượt
quá 200W.
c. Nghề câu mực mà có tổng công
suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác vượt quá 500W.
d. Cấm các nghề sử dụng kích
thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006
của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP (Phụ lục 1
kèm theo).
Điều 7.
Đối tượng cấm, khu vực cấm và thời gian cấm khai thác tại vùng biển ven bờ
1. Đối tượng cấm khai thác: Cấm
khai thác các loài thủy sản nằm trong danh mục cấm và các loại thủy sản có kích
thước nhỏ hơn quy định tại Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung
của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng
dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ
về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (Phụ lục 2 và 3
kèm theo).
2. Khu vực cấm và thời gian cấm
khai thác: Từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 31 tháng 7 hàng năm cấm khai thác thủy
sản từ Hòn Nẹ đến Lạch Ghép trong phạm vi đường nối từ điểm có tọa
độ: 19041’55’’N - 106017’05’’E đến điểm có tọa độ: 19033’30’’N
- 106008’30’’E và vuông góc với đường bờ biển.
Chương III
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
LỢI THỦY SẢN VEN BỜ
Điều 8:
Bảo vệ, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản
1. Khuyến
khích việc thả giống bổ sung, tái tạo, làm phong phú nguồn lợi thủy sản tại
vùng biển ven bờ. Việc xã hội hóa bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản được đặc
biệt khuyến khích. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tái tạo nguồn lợi hàng năm, để huy
động sự tham gia của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức ngư dân, các cơ sở sản xuất
giống.
2. Khuyến khích các cộng đồng ngư
dân được ủy quyền cho khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ thả các chà rạo,
xây dựng các rạn nhân tạo, tự quy định và bảo vệ các khu vực nhỏ để làm nơi trú
ẩn, sinh sản, sinh trưởng, dự trữ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh
Thanh Hóa, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đường thủy.
Điều 9.
Đồng quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển, thành phố
hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng và phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia
của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ.
2. Khuyến khích cộng đồng ngư
dân, chính quyền địa phương cấp xã, phường tổ chức quản lý các hoạt động nghề
cá tại vùng nước ven bờ với sự tham gia của cộng đồng; gắn trách nhiệm và quyền
lợi của người dân trong việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tạo điều
kiện thuận lợi cho cộng đồng ngư dân thành lập hợp tác xã, tổ, nhóm, hội và
phối hợp với chính quyền địa phương quản lý việc khai thác, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ, gắn kết sinh kế cộng đồng ở vùng
nước ven bờ; ưu tiên phát triển các mô hình gắn kết phát triển thủy sản và du
lịch, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
Điều 10.
Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1. Kinh phí do UBND tỉnh bố trí
hàng năm để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Nguồn lực xã hội hóa.
a. Đóng góp của tổ chức, cá nhân
trực tiếp khai thác, nuôi trồng, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy
sản;
b. Đóng góp của tổ chức, cá nhân
hoạt động trong các ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản;
c. Tài trợ của các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài;
d. Vốn ủy thác từ các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước dành cho các hoạt động nhằm tái tạo, phát triển nguồn
lợi thủy sản;
đ. Tiền đền bù thiệt hại về nguồn
lợi thủy sản, khắc phục hậu quả sự cố môi trường sống của các loài thủy sinh
vật theo quy định của pháp luật;
e. Các nguồn tài chính khác theo
quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển, thành phố xây
dựng quy hoạch phát triển thủy sản, kế hoạch phát triển tàu cá, cơ cấu nghề
nhằm khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững; phối hợp với cơ
quan liên quan điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề khai thác
ven bờ, các nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, không thân thiện với
môi trường sang các nghề thân thiện với môi trường, nuôi trồng, dịch vụ
và phi nông nghiệp nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi
trường sinh thái vùng biển; hướng dẫn và nhân rộng các mô hình Tổ đoàn kết
trên biển, hướng dẫn thực hiện mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ.
3. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã ven biển, thành phố, trong quản lý các hoạt động khai thác
thủy sản ở vùng biển ven bờ, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực thủy sản; tìm kiếm cứu nạn người và phương tiện; tuyên truyền phổ biến
các quy định của pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản.
Điều 12.
Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành liên quan.
Trong phạm vi, trách nhiệm và
thẩm quyền của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thủy sản đến người dân; thực hiện việc
kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; tạo điều
kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khai thác thủy
sản ở vùng biển ven bờ.
Điều 13.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố, các huyện, thị xã ven biển.
1. Căn cứ vào Quy hoạch, kế hoạch
phát triển tàu cá, cơ cấu nghề khai thác thủy sản của tỉnh để xây dựng kế hoạch
cụ thể cho địa phương; xây dựng các mô hình khai thác ven bờ có sự tham gia của
cộng đồng (mô hình đồng quản lý).
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật thủy sản cho nhân dân, nhất là ngư dân; tăng cường công tác quản
lý các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa
bàn.
3. Triển khai các biện pháp nhằm
quản lý tốt các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên phạm vi
được phân công quản lý; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
đội Biên phòng để kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm lĩnh vực khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
4. Phối hợp
với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong việc quản lý giấy xác
nhận đăng ký tàu cá trên địa bàn theo phân cấp tại Quyết định số 1702/ QĐ-UBND
ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân cấp quản lý tàu cá
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) mỗi quý một lần vào
tuần đầu tiên của tháng đầu tiên của quý.
Điều 14.
Trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, bảo
vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển ven bờ
1. Quyền lợi của tổ chức, cá nhân
a. Được khai thác thủy sản theo
những nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
b. Được tham gia vào công tác bảo
vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản; bảo đảm tái tạo và phát triển nguồn
lợi thủy sản.
c. Được Nhà nước bảo hộ quyền và
lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư hoạt động khai thác
thủy sản mang lại.
2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân
a. Thực hiện nghiêm các quy định
ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
b. Nộp các khoản thuế, phí, lệ
phí theo quy định của pháp luật.
c. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm
soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
d. Khi tàu gặp tai nạn phải có
các biện pháp ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng;
khi phát hiện tàu cá khác bị tai nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời
và thông báo cho các cơ quan chức năng.
đ. Phát hiện, ngăn chặn và tố
giác các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
e. Tuân thủ các quy định của pháp
luật và Quy chế này về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản.
Trong quá trình thực hiện, nếu
phát sinh những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp, để xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết
định./.
PHỤ LỤC 01
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA
CÁC NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN BIỂN
(Theo quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ
Thủy sản)
STT
|
Các
loại ngư cụ
|
Kích
thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn
|
1
|
Rê trích
|
28
|
2
|
Rê thu ngừ
|
90
|
3
|
Rê mòi
|
60
|
4
|
Rê tôm he (1 lớp, 3 lớp lưới)
|
44
|
5
|
Rê tôm hùm
|
120
|
6
|
Vây rút chì, vó mành, rút,
rùng, xăm bãi hoạt động ngoài vụ cá cơm
|
18
|
7
|
Các loại lưới đánh cá cơm (gồm
có vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá
cơm)
|
10
|
8
|
Lưới kéo cá:
|
|
|
- Thuyền thủ công và tàu lắp
máy dưới 90cv
|
28
|
|
- Tàu lắp máy từ 90cv đến dưới
150cv
|
34
|
|
- Tàu lắp máy từ 150cv trở lên
|
40
|
10
|
Lưới kéo tôm:
|
|
|
- Thuyền thủ công và tàu lắp
máy dưới 45cv
|
20
|
|
- Tàu lắp máy từ 45cv trở lên
|
30
|
11
|
Các loại đăng
|
20
|
12
|
Đáy hàng cạn, đáy cửa sông, te,
xiệp, xịch
|
18
|
13
|
Đáy biển hàng khơi
|
20
|
14
|
Lưới chụp mực
|
30
|
PHỤ LỤC 02
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC
(Theo quy định tại Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
1
|
Cá Cháy
|
Tenualosa toli
|
2
|
Cá Chình mun
|
Anguilla bicolor pacifica
|
3
|
Cá Anh vũ
|
Semilabeo notabilis
|
4
|
Cá Tra dầu
|
Pangasianodon gigas
|
5
|
Cá Cóc Tam Đảo
|
Paramesotriton
deloustali
|
6
|
Cá Sấu hoa cà
|
Crocodylus porosus
|
7
|
Cá Sấu xiêm
|
Crocodylus siamensis
|
8
|
Cá Heo nước ngọt vây trắng
|
Lipotes vexillifer
|
9
|
Cá Voi
|
Balaenoptera musculus
|
10
|
Cá Ông sư
|
Neophocaena phocaenoides
|
11
|
Cá Nàng tiên
|
Dugong dugon
|
12
|
Cá Hô
|
Catlocarpio siamensis
|
13
|
Cá Chìa vôi sông
|
Proteracanthus sarissophorus
|
14
|
Vích và trứng
|
Chelonia mydas
|
15
|
Rùa da và trứng
|
Dermochelys coriacea
|
16
|
Đồi mồi dứa và trứng
|
Lepidochelys olivacea
|
17
|
Đồi mồi và trứng
|
Eretmochelys imbricata
|
18
|
Bộ San hô đá
|
Scleractinia
|
19
|
Bộ San hô sừng
|
Gorgonacea
|
20
|
Bộ San hô đen
|
Antipatharia
|
21
|
Quản đồng và
trứng
|
Caretta Caretta
|
22
|
Cá vồ cờ
|
Pangasius sanitwongsei
|
23
|
Bộ cá voi
|
Cetacea
|
- Họ cá heo nước ngọt
|
Platanistidae
|
- Họ cá heo
|
Phocoenidae
|
- Họ cá voi nhỏ
|
Physeteridae
|
- Họ cá voi mỏ
|
Ziphiidae
|
- Họ cá voi lưng gù
|
Balaenopteridae
|
- Họ cá heo
|
Dolphins
|
24
|
Họ cá heo không vây
|
Phocoenidae
|
25
|
Cá Trà sóc (cá sọc dưa)
|
Probarbus jullieni
|
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Theo quy định tại Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm
2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
Thời
gian cấm khai thác
|
A
|
Tôm, cá biển
|
|
|
1
|
Tôm Hùm ma
|
Panulirus penicillatus
|
Từ 1/4
- 31/7
|
2
|
Tôm Hùm sỏi
|
P.homarus
|
nt
|
3
|
Tôm Hùm đỏ
|
P.longipes
|
nt
|
4
|
Tôm Hùm lông
|
P.stimpsoni
|
nt
|
5
|
Tôm Hùm bông
|
Panulirus ornatus
|
nt
|
6
|
Cá Măng biển
|
Chanos chanos
|
từ 1/3
- 31/5
|
7
|
Cá Mòi dầu
|
Nematalusa nasus
|
nt
|
8
|
Cá Mòi cờ hoa
|
Clupanodon thrissa
|
nt
|
9
|
Cá Mòi dấm
|
Konoirus punctatus
|
nt
|
10
|
Cá Đường
|
Otolithoides biauritus
|
nt
|
11
|
Cá Gộc
|
Polydactylus plebejus
|
Từ 1/3
- 31/5
|
12
|
Cá Nhụ
|
Eleutheronema
tetradactylum
|
nt
|
B
|
Nhuyễn thể
|
|
|
13
|
Sò lông
|
Anadara antiquata
|
từ 1/4
- 31/7
|
14
|
Điệp dẻ quạt
|
Chlamys senatoria
|
nt
|
15
|
Dòm nâu
|
Modiolus philippinarum
|
nt
|
16
|
Bàn mai
|
Pinna vexillum
|
nt
|
17
|
Nghêu trắng
|
Meretrix lyrata
|
từ 1/6
- 30/11
|
18
|
Nghêu lụa
|
Paphia undulata
|
từ 1/6
- 30/11
|
19
|
Trai tai tượng
|
Tridacna derasa
|
Từ 1/4
- 31/7
|
C
|
Tôm, cá nước ngọt
|
|
|
20
|
Cá Lóc
|
Channa striata
|
từ 1/4
- 1/6
|
21
|
Cá Lóc bông
|
Channamicropeltes
|
nt
|
22
|
Tôm Càng xanh
|
Macrobracchium
rosenbergii
|
từ 1/4
- 30/6
|
23
|
Cá Sặt rằn
|
Trichogaster pectoralis
|
từ 1/4
- 1/6
|
24
|
Cá Rô đồng
|
Anabas testudineus
|
nt
|
25
|
Cá Trê vàng
|
Clarias macrocephalus
|
nt
|
26
|
Cá Thát lát
|
Notopterus notopterus
|
nt
|
27
|
Cá Linh ống
|
Cirrhinus siamensis
|
Từ 1/6
- 31/8
|
28
|
Cá Linh thuỳ
|
Cirrhinus lobatus
|
Từ 1/6 - 31/8
|
29
|
Cá Bống tượng
|
Oxyeleotris marmorata
|
Từ 1/5 -
30/9
|
PHỤ LỤC 03
KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA CÁC LOÀI THỦY SẢN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC
(Theo quy định tại Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 200 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Cá biển: (Kích
thước được tính từ đầu mõm đến chẽ vây đuôi)
STT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
Chiều
dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)
|
1
|
Cá Trích xương
|
Sardinella jussieu
|
80
|
2
|
Cá Trích tròn
|
S.aurita
|
100
|
3
|
Cá Cơm
|
Anchoviella spp. (trừ
Stolephorustri )
|
50
|
4
|
Cá Nục sồ
|
Decapterus maruadsi
|
120
|
5
|
Cá Chỉ vàng
|
Selaroides leptolepis
|
90
|
6
|
Cá Chim đen
|
Parastromateus niger
|
310
|
7
|
Cá Chim trắng
|
Pampus argenteus
|
200
|
8
|
Cá Thu chấm
|
Scomberomorus guttatus
|
320
|
9
|
Cá Thu nhật
|
Scomber japonicus
|
200
|
10
|
Cá Thu vạch
|
Scomberomorus commerson
|
730
|
11
|
Cá Úc
|
Arius spp.
|
250
|
12
|
Cá Ngừ chù
|
Auxis thazard
|
220
|
13
|
Cá Ngừ chấm
|
Euthynnus affinis
|
360
|
14
|
Cá Bạc má
|
Rastrelliger kanagurta
|
150
|
15
|
Cá Chuồn
|
Cypselurus spp.
|
120
|
16
|
Cá Hố
|
Trichiurus lepturus
|
300
|
17
|
Cá Hồng đỏ
|
Lutjanus erythropterus
|
260
|
18
|
Cá Mối
|
Saurida spp.
|
200
|
19
|
Cá Sủ
|
Miichthys miiuy
|
330
|
20
|
Cá Đường
|
Otolithoides biauritus
|
830
|
21
|
Cá Nhụ
|
Eleutheronema
tetradactylum
|
820
|
22
|
Cá Gộc
|
Polydactylus plebejus
|
200
|
23
|
Cá Mòi
|
Clupanodon spp.
|
120
|
24
|
Cá Lạt (dưa)
|
Muraenesox cinereus
|
900
|
25
|
Cá Cam
|
Seriolina nigrofasciata
|
300
|
26
|
Cá Bè cam (bò)
|
Seriola dumerili
|
560
|
27
|
Họ Cá Song
|
Serranidae(Epinephelus
spp.,Cephalopholis spp.,Serranus spp.)
|
250
|
28
|
Cá Lượng vàng
|
Dentex tumifrons
|
150
|
29
|
Cá Lượng
|
Nemipterus spp.
|
150
|
30
|
Cá Hè xám
|
Gymnocranius griseus
|
150
|
31
|
Cá Đé
|
Ilisha elongata
|
180
|
2. Tôm biển: (Tính từ
hố mắt đến cuối đốt đuôi)
TT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
Chiều
dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)
|
1
|
Tôm Rảo
|
Metapenaeus ensis
|
85
|
2
|
Tôm Bộp (chì)
|
M.affinis
|
95
|
3
|
Tôm Vàng
|
M.joyneri
|
90
|
4
|
Tôm Đuôi xanh
|
M.intermedius
|
95
|
5
|
Tôm Bạc nghệ
|
M.tenuipes
|
85
|
6
|
Tôm Nghệ
|
M.brevicornis
|
90
|
7
|
Tôm He mùa
|
P enaeus merguiensis
|
110
|
8
|
Tôm Sú
|
P.monodon
|
140
|
9
|
Tôm he Ấn Độ
|
Penaeus indicus
|
120
|
10
|
Tôm He rằn
|
P.semisulcatus
|
120
|
11
|
Tôm He Nhật
|
P.japonicus
|
120
|
12
|
Tôm Hùm ma
|
Panulirus penicillatus
|
200
|
13
|
Tôm Hùm sỏi
|
P.homarus
|
175
|
14
|
Tôm Hùm đỏ
|
P.longipes
|
160
|
15
|
Tôm Hùm lông
|
Panulirus stimpsoni
|
160
|
16
|
Tôm Hùm bông
|
Panulirus ornatus
|
230
|
3. Tôm nước ngọt: (Tính từ
hố mắt đến cuối đốt đuôi)
1
|
Tôm Càng xanh
|
Macrobrachium
rosenbergii
|
100
|
4. Các loài thủy sản biển:
STT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
Chiều
dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)
|
1
|
Mực ống
|
Loligo edulis
Loligo chinensis
|
130
150
|
2
|
Mực lá
|
Sepioteuthis lessoniana
|
120
|
3
|
Mực nang vân hổ
|
Sepia pharaonis
|
100
|
4
|
Bào ngư
|
Haliotis diversicolor
|
70
|
5
|
Sò huyết
|
Arca granosa
|
30
|
6
|
Điệp tròn
|
Placuna placenta
|
75
|
7
|
Điệp quạt
|
Chlamys nobilis
|
60
|
8
|
Hải sâm
|
Holothuria vagabunda
|
170
|
9
|
Cua
|
Scylla serrata
Scylla paramamosaim
|
100
100
|
10
|
Sá sùng
|
Sipunculus nudus
|
100
|
11
|
Ngao
|
Meretrix lusoria
|
50
|
12
|
Cua Huỳnh đế
|
Ranina ranina
|
100
|
13
|
Cầu gai sọ dừa
|
Tripneustes grarilla
|
50
|
14
|
Sò lông
|
A.antiquata
|
55
|
15
|
Dòm nâu
|
Modiolus philippinarum
|
120
|
16
|
Ốc hương
|
Babylonia
areolata
|
55
|
17
|
Nghêu Bến Tre
|
Meretrix lyrata
|
30
|
18
|
Ghẹ xanh
|
Portunus pelagicus
|
100
|
19
|
Ghẹ ba chấm
|
Portunus sanguinolentus
|
100
|
20
|
Mực ống beka
|
Loligo beka
|
60
|
21
|
Trai tai tượng
|
Tridacna derasa
|
170-200
|
5. Cá nước ngọt: (Tính
từ mõm đến chẽ vây đuôi)
STT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
Chiều
dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)
|
1
|
Cá Chép
|
Cyprinus carpio
|
150
|
2
|
Cá Sỉnh gai
|
Onychostoma laticeps
|
200
|
3
|
Cá Hỏa
|
Labeo tonkinensis
|
430
|
4
|
Cá Rằm xanh (lòa)
|
Bangana lemassoni
|
130
|
5
|
Cá Trôi
|
Cirrhina molitorella
|
220
|
6
|
Cá Chày đất
|
Spinibarbus hollandi
|
150
|
7
|
Cá Bỗng
|
Spinibarbichthys denticulatus
|
400
|
8
|
Cá Trắm đen
|
Mylopharyngodon piceus
|
400
|
9
|
Cá Trắm cỏ
|
Ctenopharyngodon idellus
|
450
|
10
|
Cá Mè trắng
|
Hypophthalmichthys molitrix
|
300
|
11
|
Lươn
|
Monopterus albus
|
360
|
12
|
Cá Chiên
|
Bagarius rutilus
|
450
|
13
|
Cá Viền
|
Megalobrama terminalis
|
230
|
14
|
Cá Tra
|
Pangasianodon hypophthalmus
|
300
|
15
|
Cá Bông (cá Lóc bông)
|
Channa micropeltes
|
380
|
16
|
Cá Trê vàng
|
Clarias macrocephalus
|
200
|
17
|
Cá Trê trắng
|
Clarias batrachus
|
200
|
18
|
Cá Sặt rằn
|
Trichogaster pectoralis
|
100
|
19
|
Cá Duồng
|
Cirrhinus microlepis
|
170
|
20
|
Cá Cóc
|
Cyclocheilichthys enoplos
|
200
|
21
|
Cá Dầy
|
Cyprinus centralus
|
160
|
22
|
Cá Sỉnh
|
Onychostoma gerlachi
|
210
|
23
|
Cá Chát trắng
|
Acrossochellus krempfi
|
200
|
24
|
Cá He vàng
|
Barbonymus altus
|
100
|
25
|
Cá Ngão gù
|
Erythroculter recurvirostris
|
260
|
26
|
Cá Chày mắt đỏ
|
Squaliobalbus curriculus
|
170
|
27
|
Cá Ngựa nam
|
Hampala marolepidota
|
180
|
28
|
Cá Ngạnh
|
Cranogalnis sinensis
|
210
|
29
|
Cá Rô đồng
|
Anabas testudineus
|
80
|
30
|
Cá Chạch sông
|
Mastacembelus armatus
|
200
|
31
|
Cá Lóc (cá Quả)
|
Channa striata
|
220
|
32
|
Cá Linh ống
|
Cirrhinus siamensis
|
50
|
33
|
Cá Mè vinh
|
Barbonymus gonionotus
|
100
|
34
|
Cá Bống tượng
|
Oxyeleotris marmorata
|
200
|
35
|
Cá Thát lát
|
Notopterus notopterus
|
200
|
36
|
Cá Chài
|
Leptobarbus hoevenii
|
200
|
37
|
Cá Lăng chấm
|
Hemibargrus guttatus
|
560
|
38
|
Cá Lăng đen (Quất)
|
Hemibargrus pluriradiatus
|
500
|
39
|
Cá Chình hoa
|
Anguilla
marmorata
|
500
|
40
|
Cá Nhưng
|
Carassioides cantonensis
|
150
|
Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy
định không quá 15% sản lượng thủy sản khai thác được (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu
nhiên để tính tỷ lệ bình quân).