ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5273/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 11 tháng 11
năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM MỘT
SỐ CÂY TRỒNG BẢN ĐỊA ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU NHẰM NÂNG CAO SINH KẾ, GIẢM ÁP LỰC LÊN TÀI NGUYÊN RỪNG CHO NGƯỜI DÂN MIỀN
NÚI NGHỆ AN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày
23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số
66/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định
tuyển chọn, lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện các dự án, đề án bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Công văn số 5475/STNMT-BVMT ngày 28/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án “Lựa chọn và phát triển sản xuất
thử nghiệm một số cây trồng bản địa đã được nghiên cứu có khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm nâng cao sinh kế, giảm áp lực lên tài nguyên rừng
cho người dân miền núi Nghệ An” gồm các nội dung chính sau:
1. Thông tin chung của đề án
- Tên đề án: Lựa chọn và phát triển sản
xuất thử nghiệm một số cây trồng bản
địa đã được nghiên cứu có khả năng thích ứng với BĐKH nhằm nâng cao sinh kế, giảm
áp lực lên tài nguyên rừng cho người dân miền núi Nghệ An.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Đầu
tư và phát triển công nghệ Thành Đô.
- Địa điểm thực hiện đề án: 6 huyện
miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Thời gian thực hiện: 24 tháng kể từ
ngày phê duyệt.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Thu thập thông tin và kế thừa
các tài liệu về 8 loài cây trồng bản địa đã được nghiên cứu có khả thích ứng với
BĐKH nhằm nâng cao sinh kế, giảm
áp lực lên tài nguyên rừng cho người dân địa phương miền núi tỉnh Nghệ An
- Thu thập các thông tin về các
chương trình, đề tài, dự án đã được
nghiên cứu về 8 loài cây trồng bản địa từ các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh (20 đầu mối).
- Thu thập thông tin về các mô hình đầu
tư, hỗ trợ để phát triển các loại cây trồng bản địa tại các huyện miền núi đã
thực hiện (77 đầu mối, 4 chuyên gia/ngày, 20 ngày).
- Thu thập thông tin về các mô hình
phát triển tự phát thành công tại các xã miền núi. Khảo sát tại 6 huyện, 15 đại
diện/xã, tổng có 16 xã.
2.2. Phát triển thử nghiệm các cây trồng
bản địa đã được lựa chọn có khả năng thích ứng với BĐKH, tăng sinh kế giảm áp lực
khai thác tài nguyên rừng cho người dân địa phương miền núi tỉnh Nghệ An
a) Lựa chọn, thống nhất địa điểm trồng
thử nghiệm và xác định các hộ dân
tham gia xây dựng mô hình. Mỗi loại
cây trồng, lựa chọn 2 địa điểm triển khai thử nghiệm (có 8 loại cây trồng x 2 địa
điểm/loại = 16 địa điểm triển khai).
b) Tổ chức trồng thử nghiệm trên thực
địa 8 đối tượng cây trồng tại các địa điểm đã được lựa chọn
Chuẩn bị cơ sở vật chất, lên kế hoạch
thực hiện cho việc triển khai xây
dựng mô hình thử nghiệm: Lên kế hoạch triển khai; chuẩn bị đất trồng; chuẩn bị
giống; chuẩn bị phân bón, vật tư phục vụ trồng trong dự án; kiểm tra công tác
chuẩn bị của các hộ dân.
Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho đội ngũ
cán bộ địa phương và các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình. Thành phần: 50
người. Thời gian đào tạo: 1 ngày/địa điểm.
c) Tổ chức thử nghiệm sản xuất 8 đối
tượng cây trồng đã được lựa chọn
Tiến hành triển khai trồng thử nghiệm
8 loài cây trồng, mỗi loại được trồng thử nghiệm tại các vị trí đã được khảo
sát, đánh giá theo quy mô nông hộ, cụ thể các loại như sau:
- Cà ngọt: 2 ha tại các huyện: Tương
Dương, Kỳ Sơn;
- Bí rẫy: 2 ha tại các huyện: Tương
Dương, Con Cuông;
- Cà chua múi: 2 ha tại các huyện:
Tương Dương, Kỳ Sơn;
- Khoai sọ: 4 ha tại huyện Kỳ Sơn, Quế
Phong
- Dưa nại: 4 ha tại các huyện: Quế
Phong, Quỳ Châu;
- Lúa nếp: 4 ha tại các huyện: Quỳ Hợp,
Quế Phong;
- Cây Bon bo: 20 ha tại các huyện: Quế
Phong, Kỳ Sơn;
- Nhân trần: 4 ha tại các huyện: Quế
Phong, Quỳ Châu.
d) Theo dõi tình hình sinh trưởng,
đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận, kiểm tra năng
suất của các đối tượng cây trồng.
đ) Phương án tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng
thương hiệu; Xây dựng 2 phóng sự truyền hình giới thiệu và quảng bá sản phẩm;
Thuê ki ốt để trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm tại 3 điểm.
e) Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, rút kinh nghiệm và đề
xuất giải pháp phát triển: tổ chức kiểm tra và hội nghị đánh giá kết quả thực
hiện mô hình.
2.3: Đánh giá kết quả phát triển sản
xuất thử nghiệm từ đó đề ra các giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình (03
chuyên đề)
+ Phân tích và lựa chọn các cây trồng
bản địa dựa trên các tài liệu kế thừa;
+ Tổ chức phát triển sản xuất thử
nghiệm cây trồng lựa chọn;
+ Đánh giá kết quả thử nghiệm và đề
xuất giải pháp.
3. Sản phẩm đề án
- Báo cáo tổng kết;
- Các báo cáo chuyên đề (3 chuyên đề);
- 16 mô hình sản xuất tại 16 địa điểm;
- Bộ phiếu điều tra;
- Quy trình sản xuất của 8 loại cây
trồng;
- Giải pháp tiêu thụ tối ưu;
- Giống của 8 loại cây trồng;
- Tài liệu tập huấn;
- Phóng sự quảng bá sản phẩm;
- Đĩa CD ghi toàn bộ sản phẩm đề án.
4. Dự toán kinh phí
* Tổng số kinh phí thực hiện đề án: 1.321.055.000
(Một tỷ ba trăm hai mươi mốt triệu không trăm năm mươi lăm ngàn đồng). Trong
đó:
Chi phí trực tiếp:
|
1.000.779.000 đồng;
|
Chi phí quản lý chung:
|
200.160.000 đồng;
|
Thuế VAT:
|
120.096.000 đồng.
|
* Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí sự
nghiệp tài nguyên môi trường năm 2015 -2016.
(có đề án đã được Sở Tài nguyên và
Môi trường thẩm định và xác nhận kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp
các cơ quan liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án theo đúng quy định hiện
hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và
Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch
UBND các huyện: Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp;
Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển
công nghệ Thành Đô; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và MT (để B/c);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch
(NN) UBND tỉnh;
- Chi cục Bảo vệ môi trường;
- Trung tâm Công báo;
- CV: TNMT;
- Lưu VT.UB.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|