Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 471/QĐ-TTg quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai 2016

Số hiệu: 471/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 24/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 471/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai, bao gồm các hồ, đập: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đăk R’Tih, Đồng Nai 5, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi, Dầu Tiếng và đập dâng Tà Pao.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bãi bỏ Quyết định số 1892/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai trong mùa lũ hàng năm.

3. Các Quy trình vận hành của hồ chứa quy định tại Điều 1 đã ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Quyết định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Thủ trưởng đơn vị quản lý vận hành hồ và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tập đoàn Than v
à Khoáng sn Việt Nam;
- Cục Quản lý tài nguyên nước;
- Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương;
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Tr
ung Bộ;
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên;
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ;
- Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ;
- Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nh
im - Hàm Thuận - Đa Mi;
- Công ty Cổ phần Thủy điện
Cần Đơn;
- Công ty Cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO;
- Công ty Cổ phần Thủy điện Đại Ninh;
- Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam;
- Công ty Thủy điện Đồng Nai;
- Công ty Cổ phần thủy điện Đăk R’Tih;
- Tổng công ty Điện lực Vinacomin;
- Công ty thủy điện Trị An;
- Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa;
- Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn;
- Công ty TNHH cấp nước Bình An;
- Công ty TNHH MTV khai thác CTTL Bình Thuận;
- VPCP: BTCN, các
PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, V.I, V.III, KGVX, NC, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hàng năm, các hồ: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đăk R’Tih, Đồng Nai 5, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi, Dầu Tiếng và đập dâng Tà Pao trên lưu vực sông Đồng Nai phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:

1. Trong mùa lũ:

a) Đảm bảo an toàn công trình:

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Đại Ninh, không để mực nước h chứa vượt cao trình mực nước lũ kim tra với mọi trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng lũ cực hạn (PMF) với lưu lượng đỉnh 11.000 m3/s;

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa: Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Trị An và Dầu Tiếng không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm;

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Hàm Thuận không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 2.000 năm;

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đơn Dương, Đăk R’Tih, Đồng Nai 5 và Đa Mi không để mc nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra hoặc mực nước dâng gia cường với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bng 1.000 năm.

b) Góp phần giảm lũ cho hạ du;

c) Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du;

d) Đảm bảo hiệu quả phát điện.

2. Trong mùa cạn:

a) Đảm bảo an toàn công trình;

b) Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du;

c) Đảm bảo hiệu quả phát điện.

Điều 2. Mùa lũ, mùa cạn trong Quy trình này được quy định như sau:

1. Mùa lũ:

a) Từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11 đối với các hồ: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đăk R’Tih, Đồng Nai 5, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi và Dầu Tiếng;

b) Từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 31 tháng 12 đối với các hồ Đơn Dương và Đại Ninh.

2. Mùa cạn:

a) Từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 30 tháng 6 năm sau đối với các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đồng Nai 2, Đng Nai 3, Đng Nai 4, Đăk R’Tih, Đồng Nai 5, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi và Dầu Tiếng;

b) Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 7 đối với các hồ Đơn Dương và Đại Ninh.

Điều 3. Vận hành công trình xả của các hồ và các đập dâng

Việc vận hành các công trình xả của các hồ chứa phải thực hiện theo đúng quy trình vận hành công trình xả đã được ban hành, nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình đu mối.

Điều 4. Các thông số kỹ thuật cơ bản của các hồ chứa

1. Hồ Thác Mơ:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

218 m;

Cao trình mực nước chết:

198 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

220,8 m;

Dung tích toàn bộ:

1.360 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

1.250 triệu m3.

2. Hồ Cần Đơn:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

110 m;

Cao trình mực nước chết:

104 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

112,36 m;

Cao trình mực nước lũ thiết kế:

111,44 m;

Dung tích toàn bộ:

165,5 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

79,9 triệu m3.

3. Hồ Srok Phu Miêng:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

72 m;

Cao trình mực nước chết:

70 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

73,6 m;

Cao trình mực nước lũ thiết kế:

72,75 m;

Dung tích toàn bộ:

99,3 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

28,57 triệu m3.

4. Hồ Phước Hòa:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

42,9 m;

Cao trình mực nước chết:

42,5 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

48,25 m;

Cao trình mực nước lũ thiết kế:

46,23 m;

Dung tích toàn bộ:

13,72 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

2,45 triệu m3.

5. Hồ Đơn Dương:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

1.042 m;

Cao trình mực nước chết:

1.018 m;

Cao trình mực nước dâng gia cường:

1.043,2 m;

Dung tích toàn bộ:

165,0 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

155,14 triệu m3.

6. Hồ Đại Ninh:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

880 m;

Cao trình mực nước chết:

860 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

882,6 m;

Dung tích toàn bộ:

319,77 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

251,73 triệu m3.

7. Hồ Đồng Nai 2:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

680 m;

Cao trình mực nước chết:

665 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

681,61 m;

Dung tích toàn bộ:

281,0 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

143,4 triệu m3.

8. Hồ Đồng Nai 3:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

590 m;

Cao trình mực nước chết:

570 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

593,24 m;

Dung tích toàn bộ:

1.690,1 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

891,5 triệu m3.

9. Hồ Đồng Nai 4:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

476 m;

Cao trình mực nước chết:

474 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

479,24 m;

Dung tích toàn bộ:

332,1 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

16,4 triệu m3.

10. Hồ Đăk R’Tih (Bậc trên):

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

618 m;

Cao trình mực nước chết:

603 m;

Cao trình mực nước dâng gia cường:

619,53 m;

Dung tích toàn bộ:

137,1 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

101,8 triệu m3.

11. Hồ Đồng Nai 5:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

288 m;

Cao trình mực nước chết:

286 m;

Dung tích toàn bộ:

106,33 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

8,35 triệu m3.

12. Hồ Hàm Thuận:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

605 m;

Cao trình mực nước chết:

575 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

607,5 m;

Cao trình mực nước lũ thiết kế:

606,7 m;

Dung tích toàn bộ:

695 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

523 triệu m3.

13. Hồ Đa Mi:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

325 m;

Cao trình mực nước chết:

323 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

327,4 m;

Cao trình mực nước lũ thiết kế:

327,05 m;

Dung tích toàn bộ:

140,8 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

11,6 triệu m3.

14. Hồ Trị An:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

62 m;

Cao trình mực nước chết:

50 m;

Cao trình mực nước dâng gia cường:

63,9 m;

Dung tích toàn bộ:

2764,7 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

2546,7 triệu m3.

15. Hồ Dầu Tiếng:

 

Cao trình mực nước dâng bình thường:

24,4 m;

Cao trình mực nước chết:

17 m;

Cao trình mực nước lũ kiểm tra:

26,92 m;

Cao trình mực nước lũ thiết kế:

25,1 m;

Dung tích toàn bộ:

1.580 triệu m3;

Dung tích hữu ích:

1.110 triệu m3.

Chương II

VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA LŨ

Điều 5. Nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du

1. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra hoặc mực nước dâng gia cường để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn, trừ hồ Dầu Tiếng và các trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

2. Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở dưới hạ du hồ chứa.

3. Trong thời kỳ mùa lũ quy định tại Điều 2 của Quy trình này, khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt mực nước cao nhất trước lũ được quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này.

4. Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn, thời kỳ triều cường; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.

5. Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du phải đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này.

Điều 6. Quy định mực nước vận hành hồ trong mùa lũ

1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông tại các trạm thủy văn được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ

Sông

Trạm thủy văn

Báo động I
(m)

Báo động II (m)

Báo động III (m)

Phước Hòa

29

30

31

Đồng Nai

Tà Lài

112,5

113

113,5

La Ngà

Tà Pao

119

120

121

Đồng Nai

Biên Hòa

1,6

1,8

2,0

Sài Gòn

Phú An

1,3

1,4

1,5

2. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong thời kỳ mùa lũ được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ

TT

Thời kỳ

Hồ

Mực nước hồ (m)

01/7-31/7

01/8 -31/8

01/9 -30/9

01/10-31/10

01/11-30/11

01/12-31/12

1

Thác Mơ

216,5

216

216

216

217

 

2

Cần Đơn

109,5

109

109

109

109,5

 

3

Đăk R’Tih

617

616,5

616,5

616,5

617

 

4

Đồng Nai 2

679

678

678

678

679,5

 

5

Đồng Nai 3

588,5

587,5

587,5

587,5

589

 

6

Trị An

61

60,8

60,8

60,8

61,5

 

7

Hàm Thuận

603,5

602,5

602,5

604

604

 

8

Đơn Dương

 

1040,5

1040,5

1039,5

1039,5

1041,5

9

Đại Ninh

 

878,5

878,5

878

878

879

10

Dầu Tiếng

19,0

19,3

20,3

22,1

23,3

 

3. Mực nước đón lũ thấp nhất của các hồ khi tham gia giảm lũ cho hạ du được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3. Mực nước đón lũ thấp nhất của các hồ

TT

Thời kỳ

Hồ

Mực nước hồ (m)

01/7-31/7

01/8 -31/8

01/9 -30/9

01/10-31/10

01/11-30/11

01/12-31/12

1

Thác Mơ

216

215,5

215,5

215,5

216,5

 

2

Cần Đơn

109,2

108,7

108,7

108,7

109,2

 

3

Đăk R’Tih

616,5

616

616

616

616,5

 

4

Đồng Nai 2

678,5

677,5

677,5

677,5

679

 

5

Đồng Nai 3

587,7

586,7

586,7

586,7

588,2

 

6

Hàm Thuận

602,5

601,5

601,5

603

603

 

7

Đơn Dương

 

1039,5

1039,5

1038,5

1038,5

1040,5

8

Đại Ninh

 

877,9

877,9

877,4

877,4

878,4

4. Mực nước tại các trạm thủy văn để quyết định vận hành các hồ giảm lũ được quy định tại Bảng 4.

Bảng 4. Mực nước tại các trạm thủy văn để quyết định vận hành giảm lũ đi với các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Đăk R’Tih, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Trị An, Hàm Thuận và Dầu Tiếng trong mùa lũ

Trạm thủy văn

Phước Hòa

Tà Lài

Tà Pao

Biên Hòa

Phú An

Mực nước
(m)

29,5

113,2

120,5

1,6

1,30

Điều 7. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với các hồ Thác Mơ và Cần Đơn

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này;

b) Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc các tình huống mưa, lũ quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy PCTT&TKCN) tỉnh Bình Phước quyết định việc vận hành các hồ.

2. Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ:

Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước căn cứ nhận định tình hình thời tiết của các địa phương trên lưu vực sông Bé để xem xét, quyết định việc vận hành các hồ như sau:

a) Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa đang trên báo động I và dưới giá trị quy định tại Bảng 4, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ;

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa đang dưới báo động I, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 3. Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa vượt báo động I và dưới giá trị quy định tại Bảng 4, vận hành với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

b) Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3, chủ hồ được phép vận hành điều tiết nước nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 3;

c) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và nhận định tình hình thi tiết của các địa phương nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Bé, vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2.

3. Khi kết thúc quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ để đón lũ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này mà các điều kiện để vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này chưa xuất hiện thì vận hành hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước.

4. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa vượt giá trị quy định tại Bảng 4, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước quyết định vận hành các hồ với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

b) Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

5. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa xuống dưới mức báo động I, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước quyết định việc vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

b) Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa đạt báo động I, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

6. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước quyết định việc vận hành các hồ Thác Mơ và Cần Đơn.

Điều 8. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với các hồ Đơn Dương và Đại Ninh

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này;

b) Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc các tình huống mưa, lũ quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định việc vận hành các hồ.

2. Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ:

Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, Trưởng Ban Ch huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng căn cứ nhận định tình hình thời tiết của các địa phương trên lưu vực để xem xét, quyết định việc vận hành hồ như sau:

a) Đối với hồ Đơn Dương:

- Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3:

+ Khi lưu lượng đến hồ nhỏ hơn 200 m3/s, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ nhưng không vượt quá 300 m3/s, để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 3;

+ Khi lưu lượng đến hồ ln hơn 200 m3/s và nhỏ hơn 350 m3/s, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ. Trong quá trình vận hành nếu lưu lượng đến h vượt 350 m3/s thì chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

- Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3, chủ hồ được phép vận hành điều tiết nước, nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 3.

b) Đối với hồ Đại Ninh:

- Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3:

+ Khi lưu lượng đến hồ nhỏ hơn 300 m3/s, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ, để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 3;

+ Khi lưu lượng đến hồ lớn hơn 300 m3/s và nhỏ hơn 420 m3/s, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ. Trong quá trình vận hành nếu lưu lượng đến hồ vượt 420 m3/s thì chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

- Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3, chủ hồ được phép vận hành điều tiết nước, nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 3.

c) Trong quá trình vận hành theo Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và nhận định tình hình thời tiết của các địa phương, nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đa Nhim, vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2.

3. Khi kết thúc quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ để đón lũ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này mà các điều kiện để vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này chưa xuất hiện thì vận hành hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng.

4. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

a) Đối với hồ Đơn Dương:

- Khi lưu lượng đến hồ lớn hơn 350 m3/s, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định vận hành với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

- Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

b) Đối với hồ Đại Ninh:

- Khi lưu lượng đến hồ lớn hơn 420 m3/s, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định vận hành với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du, nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

- Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

5. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Đối với hồ Đơn Dương:

- Khi lưu lượng đến hồ nhỏ hơn 200 m3/s, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định vận hành hồ với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ, nhưng không vượt quá 300 m3/s, trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

- Trong quá trình vận hành, nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 200 m3/s thì vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

 b) Đối với hồ Đại Ninh:

- Khi lưu lượng đến hồ nhỏ hơn 300 m3/s, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định vận hành hồ với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

- Trong quá trình vận hành, nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 300 m3/s thì vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

6. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định việc vận hành các hồ Đơn Dương và Đại Ninh.

Điều 9. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với các hồ Đồng Nai 2, Đồng Nai 3 và Đăk R’Tih

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này;

b) Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc các tình huống mưa, lũ quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định việc vận hành đối với các hồ Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông quyết định việc vận hành đối với hồ Đăk R’Tih.

2. Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ:

Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gn bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trc tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng căn cứ nhận định tình hình thời tiết của địa phương xem xét, quyết định việc vận hành đối với các hồ Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông căn cứ nhận định tình hình thời tiết của địa phương xem xét, quyết định việc vận hành đối với hồ Đăk R’Tih như sau:

a) Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Lài đang trên báo động II và dưới giá trị quy định tại Bảng 4, vận hành với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ;

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Lài đang dưới báo động II, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ, để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 3. Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Tà Lài vượt mức báo động II và dưới giá trị quy định tại Bảng 4, vận hành với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của h.

b) Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3, chủ hồ được phép vận hành điều tiết nước nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 3;

c) Trong quá trình vận hành theo Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và nhận định tình hình thời tiết của các địa phương, nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2.

3. Khi kết thúc quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ để đón lũ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này mà các điều kiện để vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này chưa xuất hiện thì vận hành hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ đ duy trì mực nước hiện tại của hồ và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng đối với các hồ Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông đối với hồ Đăk R’Tih.

4. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

a) Đối với các hồ Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Lài vượt giá trị quy định tại Bảng 4, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định vận hành với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

- Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, các hồ vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

b) Đối với hồ Đăk R’Tih:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Lài vượt giá trị quy định tại Bảng 4, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông quyết định vận hành với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

- Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, các hồ vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

5. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Lài xuống dưới mức báo động I, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định việc vận hành điều tiết đối với các hồ Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông đối với hồ Đăk R’Tih với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

b) Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Tà Lài đạt giá trị báo động II, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

6. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định việc vận hành đối với các hồ Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông quyết định việc vận hành đối với h Đăk R’Tih.

Điều 10. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Hàm Thuận

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này;

b) Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc các tình huống mưa, lũ quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận quyết định việc vận hành hồ.

2. Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ:

Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận căn cứ nhận định tình hình thời tiết của các địa phương trên lưu vực sông La Ngà để xem xét, quyết định việc vận hành hồ như sau:

a) Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Pao đang trên báo động II và dưới giá trị quy định tại Bảng 4, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ;

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Pao đang dưới báo động II, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ, để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 3. Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Tà Pao vượt mức báo động II và dưới giá trị quy định tại Bảng 4, vận hành với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

b) Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3, chủ hồ được phép vận hành điều tiết nước nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 3;

c) Trong quá trình vận hành theo Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và nhận định tình hình thời tiết của các địa phương, nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông La Ngà, vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2.

3. Khi kết thúc quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ để đón lũ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này mà các điều kiện để vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này chưa xuất hiện thì vận hành hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận.

4. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Pao vượt giá trị quy định tại Bảng 4, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận quyết định vận hành với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

b) Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

5. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Tà Pao xuống dưới mức báo động I, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận quyết định việc vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

b) Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Tà Pao đạt báo động II, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

6. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận quyết định việc vận hành hồ Hàm Thuận.

Điều 11. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Trị An

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này;

b) Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ hoặc xuất hiện các trận lũ ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh căn cứ nhận định tình hình thời tiết của các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai xem xét, quyết định việc vận hành hồ.

2. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

Khi xuất hiện hình thế thời tiết quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh quyết định vận hành hồ như sau:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Biên Hòa hoặc mực nước tại Trạm thủy văn Phú An đạt giá trị quy định tại Bảng 4, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh quyết định vận hành hồ với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du, nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

b) Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

3. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Biên Hòa xuống dưới mức giá trị 1,4m và Trạm thủy văn Phú An xuống dưới mức giá trị 1,2 m, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh quyết định việc vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

b) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Biên Hòa đạt giá trị 1,4 m hoặc Trạm thủy văn Phú An đạt giá trị 1,2 m, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

4. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định việc vận hành hồ Trị An.

Điều 12. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Dầu Tiếng

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 của Quy trình này, nhưng phải bảo đảm lưu lượng xả về hạ lưu không vượt quá 200 m3/s;

b) Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ hoặc xuất hiện các trận lũ ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh căn cứ nhận định tình hình thời tiết của các địa phương trên lưu vực sông Sài Gòn xem xét, quyết định việc vận hành hồ.

2. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

Khi xuất hiện hình thế thời tiết quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh quyết định vận hành hồ như sau:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phú An đạt giá trị quy định tại Bảng 4, vận hành hồ với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du, nhưng phải bảo đm lưu lượng xả không quá 200 m3/s và mực nước hồ không vượt quá cao trình 25,1 m;

b) Khi mực nước hồ đạt đến cao trình 25,1 m và còn tiếp tục lên, chuyn sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.

3. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phú An xuống dưới mức giá trị 1,2 m, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh quyết định vận hành hồ với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến h, nhưng không vượt quá 200 m3/s trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

4. Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phú An đạt mức giá trị 1,2 m vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ hoặc nhỏ hơn và phải bảo đảm lưu lượng xả không vượt quá 200 m3/s.

4. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định việc vận hành hồ Dầu Tiếng.

Điều 13. Vận hành các hồ Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5 và Đa Mi

1. Các hồ Srok Phu Miêng, Phước Hòa: Trong quá trình các hồ Thác Mơ, Cần Đơn vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định của Quy trình này, phải vận hành để duy trì mực nước hồ không được vượt quá mực nước dâng bình thường.

2. Các hồ Đồng Nai 4, Đồng Nai 5: Trong quá trình các hồ Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3 và Đăk R’Tih vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định của Quy trình này, phải vận hành để duy trì mực nước hồ không được vượt quá mực nước dâng bình thường.

3. Hồ Đa Mi: Trong quá trình hồ Hàm Thuận vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định của Quy trình này, phải vận hành để duy trì mực nước hồ không được vượt quá mực nước dâng bình thường.

Điều 14. Vận hành đảm bảo an toàn công trình

1. Đối với các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đăk R’Tih, Đồng Nai 5, Tr An, Hàm Thuận và Đa Mi: khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, mà lũ đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình, thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Đối với hồ Dầu Tiếng: khi mực nước hồ đạt đến cao trình 25,1 m, mà lũ đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình, thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Điều 15. Vận hành duy trì dòng chảy sau đập

1. Khi không tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, các hồ, đập phải vận hành đảm bảo duy trì lưu lượng xả thường xuyên, liên tục sau đập như sau:

a) Không nhỏ hơn 2,5 m3/s đối với Hồ Đại Ninh;

b) Không nhỏ hơn 0,8 m3/s qua cống điều tiết của đập bậc trên và không nhỏ hơn 1,2 m3/s qua cng điều tiết của đập bậc dưới đối với Hồ Đăk R’Tih;

c) Không nhỏ hơn 4 m3/s đối với Hồ Đồng Nai 2;

d) Không nhỏ hơn 2,5 m3/s đối với Hồ Đồng Nai 4;

đ) Không nhỏ hơn 3,8 m3/s đối với Đập Tà Pao.

2. Khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, hồ Đơn Dương phải thực hiện các biện pháp xả nước về sông Đa Nhim theo yêu cầu.

Điều 16. Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cảnh báo có khả năng xuất hiện lũ lớn ngoài thời gian quy định tại Điều 2 của Quy trình này, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh quyết định vận hành các hồ theo Quy trình này như sau:

1. Tỉnh Bình Phước đối với các hồ Thác Mơ, Cần Đơn.

2. Tỉnh Lâm Đồng đối với các hồ Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3.

3. Tỉnh Đắk Nông đối với Đăk R’Tih.

4. Tỉnh Bình Thuận đối với hồ Hàm Thuận.

5. Thành phố Hồ Chí Minh đối với các hồ Trị An và Dầu Tiếng.

Điều 17. Tích nước cuối mùa lũ

1. Căn cứ nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia nếu không xuất hiện hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ trên lưu vực, chủ hồ được phép chủ động tích nước để đưa dn mực nước hồ về mực nước dâng bình thường trong khoảng thời gian quy định sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm đối với các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Đăk R’Tih, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Hàm Thuận và Trị An;

b) Từ ngày 10 tháng 10 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với các hồ Đơn Dương và Đại Ninh;

c) Từ ngày 26 tháng 10 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm đối với hồ Dầu Tiếng.

2. Trong thời gian các hồ tích nước theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 gi tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên phạm vi lưu vực sông Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh quyết định việc vận hành các hồ như sau:

a) Tỉnh Bình Phước quyết định việc vận hành hạ mực nước các hồ Thác Mơ, Cần Đơn để đón lũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2 và vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 của Quy trình này;

b) Tỉnh Lâm Đồng quyết định việc vận hành hạ mực nước các hồ Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3 để đón lũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8, Điều 9, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2 và vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8, Điều 9 của Quy trình này;

c) Tỉnh Đắk Nông quyết định việc vận hành hạ mực nước hồ Đăk R’Tih để đón lũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2 và vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 của Quy trình này;

d) Tỉnh Bình Thuận quyết định việc vận hành hạ mực nước hồ Hàm Thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều 10, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2 và vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 10 của Quy trình này;

đ) Thành phố Hồ Chí Minh quyết định việc vận hành các hồ Trị An và Dầu Tiếng theo quy định tại Khoản 2 Điều 11, Điều 12 của Quy trình này;

e) Trong quá trình vận hành theo Điểm a, b, c, d và Điểm đ Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai thì vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về mực nước dâng bình thường.

3. Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du, nếu không có bản tin cảnh báo, dự báo tiếp theo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia như quy định tại Khoản 2 Điều này, các hồ được phép tích nước, nhưng không vượt mực nước dâng bình thường.

Chương III

VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA CẠN

Điều 18. Nguyên tắc vận hành trong mùa cạn

1. Vận hành hồ theo các thời kỳ; theo thời đoạn 10 ngày.

2. Trong thời gian vận hành, các hồ chứa căn cứ vào mực nước hồ hiện tại và dự báo dòng chảy đến hồ trung bình 10 ngày tới để điều chỉnh việc vận hành sao cho mực nước hồ tại các thời điểm tương ứng không nhỏ hơn giá trị quy định trong Phụ lục III.

Điều 19. Các thời kỳ vận hành hồ chứa trong mùa cạn

1. Đối với các hồ Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và Phước Hòa:

a) Thời kỳ I: từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 30 tháng 4 năm sau;

b) Thời kỳ II: bao gồm thời gian còn lại của mùa cạn.

2. Đối với các hồ Hàm Thuận, Đa Mi và đập dâng Tà Pao:

a) Thời kỳ I: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 4 và từ ngày 01 đến 30 tháng 6;

b) Thời kỳ II: bao gồm thời gian còn lại của mùa cạn.

3. Đối với hồ Đơn Dương:

a) Thời kỳ I: từ ngày 16 tháng 01 đến ngày 31 tháng 05;

b) Thời kỳ II: bao gồm thời gian còn lại của mùa cạn.

4. Đi với hồ Đại Ninh:

a) Thời kỳ I: t ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3 và từ ngày 01 đến tháng 7;

b) Thời kỳ II: bao gồm thời gian còn lại của mùa cạn.

Điều 20. Vận hành các hồ Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Đồng Nai 4 và Đồng Nai 5

1. Hồ Trị An:

a) Hàng ngày, hồ Trị An vận hành xả nước với lưu lượng trung bình ngày không nhỏ hơn:

- 130 m3/s đối với thời kỳ I;

- 120 m3/s đi với thời kỳ II.

b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, nếu mực nước hồ Trị An giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụ lục III tại thời điểm tiếp theo, thì phải điều chỉnh giảm lưu lượng xả để đảm bảo mực hồ không nhỏ hơn giá trị mực nước tại thời điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

2. Hồ Đồng Nai 2:

a) Hàng ngày, hồ Đồng Nai 2 vận hành xả nước liên tục qua đập về hạ lưu sông Đồng Nai với lưu lượng không nhỏ hơn 4 m3/s và đảm bảo tng lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn:

- 22 m3/s đối với thời kỳ I;

- 12 m3/s đối với thời kỳ II.

b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, nếu mực nước hồ Đồng Nai 3 vượt giá trị quy định tại Phụ lục III, hồ Đồng Nai 2 được phép chủ động vận hành, trừ lưu lượng xả qua đập.

3. Hồ Đồng Nai 3:

a) Hàng ngày, hồ Đồng Nai 3 vận hành xả nước với lưu lượng trung bình ngày không nhỏ hơn:

- 50 m3/s đối với thời kỳ I;

- 45 m3/s đối với thời kỳ II.

b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, nếu mực nước hồ Đồng Nai 3 giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụ lục III tại thời điểm tiếp theo, thì phải điều chỉnh giảm lưu lượng xả đ đảm bảo mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị mực nước tại thời điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

4. Hồ Đăk R’Tih:

a) Hàng ngày, hồ Đăk R’Tih vận hành xả nước thường xuyên, liên tục qua đập về hạ lưu sông Đăk R’Tih với lưu lượng không nhỏ hơn 0,8 m3/s đi với đập bậc trên, không nhỏ hơn 1,2 m3/s đối với đập bậc dưới và đảm bảo tng lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn:

- 10 m3/s đối với thời kỳ I;

- 5 m3/s đối với thời kỳ II.

b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, nếu mực nước hồ Đăk R’Tih giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụ lục III tại thời điểm tiếp theo, thì phải điều chỉnh giảm lưu lượng xả để đảm bảo mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị mực nước tại thời điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

5. Hồ Đồng Nai 4, hồ Đồng Nai 5:

a) Hàng ngày, hồ Đồng Nai 4 vận hành xả nước thường xuyên, liên tục qua đập về hạ du sông Đồng Nai với lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 m3/s và đảm bảo tổng lưu lượng xả trung bình ngày xuống hạ du không nhỏ hơn lưu lượng đến hồ.

b) Hàng ngày, hồ Đồng Nai 5 vận hành xả nước bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình ngày xuống hạ du không nhỏ hơn lưu lượng đến hồ.

Điều 21. Vận hành các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và Phước Hòa

1. Hồ Thác Mơ:

a) Hàng ngày, hồ Thác Mơ vận hành xả nước về hạ du với lưu lượng trung bình ngày không nhỏ hơn:

- 65 m3/s đối với thời kỳ I;

- 60 m3/s đối với thời kỳ II.

b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này nếu mực nước hồ Thác Mơ giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụ lục III tại thời điểm tiếp theo, thì phải điều chỉnh giảm lưu lượng xả để đảm bảo mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị mực nước tại thời điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

2. Hồ Cần Đơn:

Hàng ngày, hồ Cần Đơn vận hành xả nước về hạ du với lưu lượng trung bình ngày không nhỏ hơn:

- 70 m3/s đối với thời kỳ I;

- 65 m3/s đối với thời kỳ II.

3. Hồ Srok Phu Miêng:

Hàng ngày, hồ Srok Phu Miêng vận hành xả nước về hạ du với thời gian xả không ít hơn 15 giờ/ngày và bảo đảm lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn:

a) 77 m3/s đối với thời kỳ I;

b) 70 m3/s đối với thời kỳ II.

4. Hồ Phước Hòa:

Hàng ngày, hồ Phước Hòa vận hành xả thường xuyên, liên tục qua đập Phước Hòa về hạ du sông Bé, bảo đảm lưu lượng không nhỏ hơn 25 m3/s và vận hành kênh chuyển nước Phước Hòa - Dầu Tiếng phù hợp với yêu cầu sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, Phước Hòa.

Điều 22. Vận hành cụm hồ Hàm Thuận - Đa Mi và đập dâng Tà Pao

1. Cụm hồ Hàm Thuận - Đa Mi:

a) Hàng ngày, cụm hồ Hàm Thuận - Đa Mi vận hành xả nước về hạ du sông Đa Mi với thời gian xả không ít hơn 12 giờ/ngày và bảo đảm lưu lượng x trung bình ngày không nhỏ hơn:

- 32 m3/s đối với thời kỳ I;

- 27 m3/s đối với thời kỳ II.

b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này nếu mực nước hồ Hàm Thuận giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụ lục III tại thời điểm tiếp theo, thì phải điều chỉnh giảm lưu lượng xả để đảm bảo mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị mực nước tại thời điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

2. Đập dâng Tà Pao:

Hàng ngày, đập dâng Tà Pao vận hành các cống lấy nước đầu kênh để bảo đảm yêu cầu sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi Tà Pao và bảo đảm duy trì lượng xả thường xuyên, liên tục sau đập Tà Pao về hạ du sông La Ngà với lưu lượng không nhỏ hơn 3,8 m3/s.

Điều 23. Vận hành hồ Đơn Dương

1. Hàng ngày, hồ Đơn Dương vận hành xả nước về sông Cái Phan Rang với thời gian xả không ít hơn 16 gi/ngày và bảo đảm lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn:

a) 15 m3/s đối với thời kỳ I;

b) 10 m3/s đối với thời kỳ II.

2. Khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, hồ Đơn Dương phải thực hiện các biện pháp xả nước về sông Đa Nhim theo yêu cầu.

3. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu mực nước hồ Đơn Dương giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụ lục III tại thời điểm tiếp theo, thì phải điều chnh giảm lưu lượng xả để đảm bảo mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị mực nước tại thi điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

Điều 24. Vận hành hồ Đại Ninh

1. Hàng ngày, hồ Đại Ninh vận hành xả nước thường xuyên, liên tục qua đập về hạ lưu sông Đa Nhim với lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 m3/s và vận hành xả nước về sông Lũy với thời gian không ít hơn 12 giờ/ngày, bảo đảm lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn:

a) 12 m3/s đối với thời kỳ I;

b) 8 m3/s đối với thời kỳ II.

2. Khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, hồ Đại Ninh phải thực hiện các biện pháp xả nước về sông Đa Nhim theo yêu cầu.

3. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu mực nước hồ Đại Ninh giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụ lục III tại thời điểm tiếp theo, thì phải điều chỉnh giảm lưu lượng xả để đảm bảo mực nước hồ không nhỏ hơn giá tr mực nước tại thời điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

Điều 25. Vận hành hồ Dầu Tiếng

1. Hàng ngày, hồ Dầu Tiếng vận hành xả nước thường xuyên, liên tục về hạ du sông Sài Gòn bảo đảm lưu lượng không nhỏ hơn 36 m3/s và vận hành các cống lấy nước đầu kênh phù hợp với yêu cầu sử dụng nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.

2. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu không bảo đảm yêu cầu đẩy mặn cho hạ du sông Sài Gòn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc điều chỉnh thời gian, lưu lượng xả của hồ Dầu Tiếng cho phù hợp.

Điều 26. Vận hành đảm bảo mực nước hồ trong mùa cạn

1. Trong quá trình vận hành hồ theo quy định của Quy trình này phải đảm bảo mực nước các hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm quy định trong Phụ lục III của Quy trình này.

2. Trường hợp không đảm bảo giá trị mực nước hồ tại thời điểm tương ứng quy định trong Phụ lục III, căn cứ vào dự báo lưu lượng đến hồ trong 10 ngày tới Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành hồ để bảo đảm mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm tiếp theo.

3. Trong trường hợp vào đầu mùa cạn mà mực nước các hồ không đạt giá trị quy định trong Phụ lục III, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc vận hành nhằm bảo đảm chậm nhất đến ngày 21 tháng 01 đối với các hồ Thác Mơ, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Trị An, Hàm Thuận, Dầu Tiếng và ngày 21 tháng 02 đối với các hồ Đơn Dương và Đại Ninh, mực nước hồ đạt giá trị như quy định trong Phụ lục III.

Chương IV

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM, TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 27. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Đắk Nông và thành phố Hồ Chí Minh

1. Trong mùa lũ:

a) Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước quyết định, chỉ đạo việc vận hành các hồ Thác Mơ và Cần Đơn có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm thực hiện, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành các hồ, chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước;

- Khi ban hành lệnh vận hành hồ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Dương, Trưng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước;

- Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh Bình Dương và Bình Phước để có biện pháp xử lý kịp thời.

b) Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng quyết định, chỉ đạo việc vận hành các hồ Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2 và Đồng Nai 3 có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm thực hiện, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành các hồ, chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước;

- Khi ban hành lệnh vận hành hồ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng;

- Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước và Đồng Nai để có biện pháp xử lý kịp thời.

c) Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận quyết định, chỉ đạo việc vận hành hồ Hàm Thuận có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm thực hiện, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ, chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi hồ xả nước;

- Khi ban hành lệnh vận hành hồ phải thông báo ngay tới Trưng Ban Ch huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai, Trưởng Ban Ch huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận;

- Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai để có biện pháp xử lý kịp thời.

d) Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tnh Đắk Nông quyết định, chỉ đạo việc vận hành hồ Đăk R’Tih có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm thực hiện, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ, chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi hồ xả nước;

- Khi ban hành lệnh vận hành hồ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông;

- Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.

đ) Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh quyết định, chỉ đạo việc vận hành các hồ Trị An và Dầu Tiếng có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm thực hiện, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành các hồ, chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước;

- Khi ban hành lệnh vận hành hồ Trị An phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Dương, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ; vận hành hồ Dầu Tiếng phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

- Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai đối với hồ Trị An, các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương đối với hồ Dầu Tiếng để có biện pháp xử lý kịp thời.

e) Trưởng Ban Ch huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai:

- Khi nhận được thông báo lệnh vận hành từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương có liên quan phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành các h; đồng thời phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du trên địa bàn khi các hồ xả nước.

g) Trưng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Tây Ninh:

- Khi nhận được thông báo lệnh vận hành từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ Dầu tiếng; đồng thời phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư trên địa bàn khi hồ xả nước.

h) Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Dương:

- Khi nhận được thông báo lệnh vận hành từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương liên quan phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành các hồ; đồng thời phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du trên địa bàn khi các h xả nước.

i) Khi nhận được thông báo lệnh vận hành từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện phải thông báo ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực hạ du bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ đạo trin khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thông báo đ nhân dân biết và trin khai các biện pháp ứng phó.

Các lệnh, thông báo, chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ giữa các cơ quan liên quan quy định tại Điều này đều phải thực hiện bng văn bản và được gửi qua fax hoặc chuyn bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại, sau đó văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu h sơ quản lý.

2. Trong mùa cạn:

Quyết định vận hành các hồ khi xuất hiện mưa, lũ lớn ngoài thời gian mùa lũ quy định tại Quy trình này.

Điều 28. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Đắk Nông và thành phố Hồ Chí Minh

1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt và chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ vận hành của các hồ theo quy định của Quy trình này nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước.

2. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy trình này đối với các đơn vị quản lý, vận hành hồ trên địa bàn.

3. Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ, lụt và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt trên địa bàn. Quyết định việc vận hành các hồ trong tình huống xảy ra lũ, lụt bất thường ở hạ du; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại.

4. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đk Nông và thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành hồ thực hiện việc đảm bảo an toàn hồ thuộc phạm vi quản lý của mình; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp s liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị theo quy định và thực hiện vận hành hồ theo đúng Quy trình này;

b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để chỉ đạo chống lũ cho hạ du trước khi hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối.

5. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, lịch vn hành của các h chứa theo quy định tại Quy trình này.

6. Chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lịch thời vụ gieo trồng và kế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy định của Quy trình này.

7. Trường hợp do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước, lập kế hoạch, phương án gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất chỉ đạo các hồ điều tiết xả nước cho hạ du.

8. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh còn có trách nhiệm giám sát độ mặn trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, quyết định việc điều chỉnh thời gian, lưu lượng xả của hồ Dầu Tiếng và Trị An trong trường hợp lưu lượng xả từ các hồ Dầu Tiếng và Trị An không bảo đảm yêu cầu đẩy mặn cho hạ du sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Điều 29. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trong mùa lũ

1. Quyết định cảnh báo và chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt, hạn hán ở hạ du trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý của địa phương.

2. Đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hoặc xảy ra sự cố bất thường.

3. Quyết định việc vận hành các hồ trong tình huống đặc biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy trình này.

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương

1. Chỉ đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn, Công ty Cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh, Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam, Công ty Thủy điện Đng Nai, Công ty Cổ phần thủy điện Đăk R’Tih, Tổng công ty Điện lực Vinacomin và Công ty Thủy điện Trị An thực hiện việc đảm bảo an toàn các hồ thủy điện.

2. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị quản lý, vận hành các hồ thủy điện vận hành giảm lũ và vận hành điều tiết nước cho hạ du theo quy định của Quy trình này; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp s liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị của Quy trình này và thực hiện vận hành các h theo đúng Quy trình này; lắp đặt hệ thống báo động, thông tin đến các hộ dân vùng hạ lưu nhận biết các tín hiệu khi các hồ chứa thủy điện tiến hành xả lũ.

3. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia huy động điện tối đa của các nhà máy thủy điện trong thời gian các hồ thực hiện nhiệm vụ giảm lũ cho hạ du; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch huy động điện của các nhà máy thủy điện đảm bảo phù hợp với thời kỳ, thời gian vận hành các hồ chứa trong mùa cạn theo quy định của Quy trình này.

4. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trước khi các hồ thủy điện xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối.

5. Chỉ đạo các chủ hồ thủy điện lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trong mùa lũ:

a) Chỉ đạo đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi có liên quan.

b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để chỉ đạo chống lũ cho hạ du trước khi hồ Dầu Tiếng xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối.

c) Chỉ đạo xử lý các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực sông Đồng Nai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

2. Trong mùa cạn:

a) Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh rà soát, kiểm tra, sẵn sàng cho việc lấy nước khi các hồ xả nước, đảm bảo không gây lãng phí nước;

b) Chỉ đạo các địa phương có liên quan thay đổi lịch thời vụ gieo trồng và kế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy định của Quy trình này.

3. Chỉ đạo các chủ hồ Dầu Tiếng và Phước Hòa lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tổ chức công bố, hướng dẫn thực hiện Quy trình. Chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc vận hành các hồ chứa giảm lũ cho hạ du theo Quy trình này.

2. Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia thực hiện việc quan trc, cảnh báo, dự báo theo chế độ và cung cấp số liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị quy định của Quy trình này.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du trong trường hợp xảy ra hạn hán thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này (trừ trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ).

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành các hồ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 của Quy trình này.

5. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ khi cần thiết.

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Chỉ đạo đảm bảo an toàn các công trình, các hoạt động khai thác, sử dụng nước thuộc phạm vi quản lý.

2. Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc, các cơ quan có liên quan xây dựng biện pháp xử lý các sự cố do lũ gây ra và lập kế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy trình này.

Điều 34. Trách nhiệm của Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ

1. Thực hiện vận hành hồ chứa theo quy định của Quy trình này, trường hợp xảy ra thiên tai nghiêm trọng, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.

2. Theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn; thực hiện chế độ quan trắc dự báo và cung cấp thông tin số liệu theo quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Quy trình này.

3. Lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

4. Trong mùa lũ:

a) Trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành được quy định như sau:

- Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ có trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành công trình của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh và của các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền quy định tại Quy trình này;

- Trường hợp xảy ra tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng lệnh vận hành, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo ngay với người ra lệnh vận hành;

- Trường hợp mất thông tin liên lạc hoặc không nhận được lệnh vận hành của người có thẩm quyền ra lệnh và các tình hung bt thường khác, Giám đc đơn vị quản lý, vận hành h quyết định việc vận hành h theo đúng quy định của Quy trình này, đồng thời phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó phù hợp.

b) Khi thực hiện lệnh vận hành các cửa xả, Giám đốc đơn vị quản lý vận hành hồ phải thông báo ngay tới người có thẩm quyền đã ban hành lệnh vận hành hồ của mình theo quy định của Quy trình này, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Trung tâm Khí tượng Thủy văn các tỉnh hạ du hồ chứa và các đơn vị sau đây:

- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đối với các đơn vị quản lý vận hành hồ: Thác Mơ, Cần Đơn, Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Hàm Thuận, Trị An và Dầu Tiếng;

- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đối với đơn vị quản lý vận hành hồ Hàm Thuận;

- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên đối với các đơn vị quản lý vận hành hồ: Đơn Dương, Đại Ninh và Đăk R’Tih;

- Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ bậc dưới liền kề như sau:

+ Cần Đơn đối với việc thực hiện lệnh vận hành của hồ Thác Mơ;

+ Srok Phu Miêng đối với việc thực hiện lệnh vận hành của hồ Cần Đơn;

+ Đại Ninh đối với việc thực hiện lệnh vận hành của hồ Đơn Dương;

+ Đồng Nai 2 đối với việc thực hiện lệnh vận hành của hồ Đại Ninh;

+ Đồng Nai 3 đối với việc thực hiện lệnh vận hành của hồ Đồng Nai 2;

+ Đồng Nai 5 đối với việc thực hiện lệnh vận hành của các hồ Đồng Nai 3 và Đăk R’Tih;

+ Trị An đối với việc thực hiện lệnh vận hành của các hồ Đồng Nai 3, Đăk R’Tih và Hàm Thuận.

Việc thông báo tới các cơ quan quy định tại Khoản này được gửi qua fax hoặc chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại, sau đó văn bn gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

c) Thực hiện việc quan trắc, cảnh báo, dự báo theo chế độ quy định tại Điều 37 và cung cấp số liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 38 của Quy trình này.

d) Thực hiện việc vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này. Khi vận hành đảm bảo an toàn công trình, phải báo cáo ngay tới các cơ quan sau đây:

- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;

- Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định vận hành hồ của mình theo quy định của Quy trình này;

- Bộ Công Thương đối với các hồ thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ Dầu Tiếng và Phước Hòa.

5. Trong mùa cạn:

a) Nếu xảy ra sự cố hoặc trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành các hồ phải đề xuất phương án, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh để thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du;

b) Thực hiện chế độ quan trắc và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định tại Điều 39 của Quy trình này.

c) Lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kỳ kèm theo kế hoạch xả nước cấp cho hạ du và thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh theo quy định tại Khoản 5 Điều này và Cục Quản lý tài nguyên nước.

Điều 35. Trách nhiệm của Công ty TNHH MTV khai thác CTTL Bình Thuận

1. Vận hành đập Tà Pao để bảo đảm yêu cầu sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi Tà Pao và bảo đảm duy trì lượng xả thường xuyên, liên tục sau đập Tà Pao về hạ du sông La Ngà với lưu lượng không nhỏ hơn 3,8 m3/s.

2. Thực hiện chế độ quan trắc và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định tại Điều 39 của Quy trình này.

3. Trong trường hợp xảy ra hạn hán thiếu nước, công trình thủy lợi không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này thì Công ty TNHH MTV KTCTTL Bình Thuận phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận để yêu cầu cụm hồ Hàm Thuận - Đa Mi điều tiết xả nước bổ sung nước cho hạ du.

Điều 36. Trách nhiệm về an toàn các công trình

1. Lệnh vận hành điều tiết các hồ trái với các quy định của Quy trình này dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Việc thực hiện sai lệnh vận hành dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Trong quá trình vận hành công trình nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục để chỉ đạo xử lý, khc phục sự c tới Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định việc vận hành hồ theo quy định của Quy trình này và các cơ quan sau đây:

a) Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đối với các hồ thủy điện;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hồ Dầu Tiếng và Phước Hòa.

4. Nếu phát hiện sự cố các công trình thủy lợi ở hạ du, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo cáo và đề xuất phương án khắc phục với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý, đồng thi báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để chỉ đạo điều chỉnh chế độ vận hành.

5. Hàng năm, phải thực hiện tổng kiểm tra trước mùa lũ theo quy định. Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo tới Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định vận hành hồ của mình theo quy định của Quy trình này và các cơ quan sau đây để theo dõi, chỉ đạo:

a) Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đối với các hồ thủy điện;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hồ Dầu Tiếng và Phước Hòa.

6. Trường hợp có sự cố công trình và trang thiết bị, không thể sửa chữa xong trước khi bắt đầu mùa lũ quy định tại Điều 2 của Quy trình này. Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo ngay tới các cơ quan quy định tại Khoản 5 Điều này để chỉ đạo xử lý.

Điều 37. Chế độ quan trắc, dự báo trong mùa lũ

1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện chế độ quan trắc, dự báo như sau:

a) Hàng ngày, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải thực hiện 01 bản tin dự báo tại các Trạm thủy văn Phước Hòa, Tà Lài, Tà Pao, Biên Hòa và Phú An vào 11 giờ;

b) Hàng ngày, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ phải thực hiện 01 bản tin dự báo vào 11 giờ đối với các Trạm thủy văn Phước Hòa, Tà Lài, Biên Hòa, Phú An; Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đối với Trạm thủy văn Tà Pao; Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên đối với các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

c) Hàng ngày, các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải thực hiện việc quan trc, dự báo như sau:

- Tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 04 lần vào các thời điểm: 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ, 19 giờ;

- Thực hiện bản tin dự báo 01 lần vào 10 giờ. Nội dung bản tin dự báo phải bao gồm lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 gi, 24 giờ tới; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới (nếu có).

2. Khi có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác gây mưa lũ, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và duy trì cho đến khi kết thúc đợt lũ như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương:

- Thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo. Tần suất thực hiện bản tin dự báo, cảnh báo thực hiện theo quy định ti Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai (sau đây gọi tắt là Quyết định 46);

- Thực hiện việc thu thập số liệu quan trắc mưa, mực nước tại các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn thuộc hệ thống sông Đồng Nai theo quy định;

- Thực hiện bản tin dự báo lũ, lũ khẩn cấp tại các Trạm thủy văn Phước Hòa, Tà Lài, Tà Pao, Biên Hòa và Phú An. Tần suất thực hiện bản tin theo quy định tại Quyết định 46.

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên thực hiện việc thu thập số liệu mưa, mực nước tại các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý trên hệ thống sông Đồng Nai. Ngoài ra, các Đài sau đây thực hiện các nhiệm vụ:

- Đối với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ:

+ Thực hiện bản tin cảnh báo lũ tại các Trạm thủy văn Phước Hòa, Tà Lài, Biên Hòa và Phú An. Tần suất thực hiện bản tin dự báo theo quy định tại Quyết định 46;

+ Thực hiện các bản tin dự báo mực nước, tin lũ, tin lũ khẩn cấp tại Trạm thủy văn Phước Hòa, Tà Lài, Biên Hòa và Phú An. Tn sut thực hiện bản tin dự báo theo quy định tại Quyết định 46;

+ Theo dõi, dự báo và phát hiện thời điểm mực nước tại các Trạm thủy văn Phước Hòa, Tà Lài, Biên Hòa và Phú An đạt giá trị quy định tại Bảng 1, Bảng 4.

- Đối với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ:

+ Thực hiện bản tin cảnh báo lũ tại Trạm thủy văn Tà Pao. Tần suất thực hiện bản tin dự báo theo quy định tại Quyết định 46;

+ Thực hiện các bản tin dự báo mực nước, tin lũ, tin lũ khẩn cấp tại Trạm thủy văn Tà Pao. Tần suất thực hiện bản tin dự báo theo quy định tại Quyết định 46;

+ Theo dõi, dự báo và phát hiện thời điểm mực nước tại các Trạm thủy văn Tà Pao đạt giá trị quy định tại Bảng 1, Bảng 4.

c) Các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:

- Tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 15 phút một lần;

- Thực hiện bản tin dự báo lũ về hồ định kỳ 03 giờ 01 lần. Nội dung bản tin dự báo gồm mực nước hồ, lưu lượng đến hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới, trong đó phải dự báo thời gian xuất hiện đỉnh lũ về hồ; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới.

3. Hàng năm, trước thời gian bắt đầu được phép tích nước quy định tại Điều 17 của Quy trình này, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải thực hiện bản tin nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn và khả năng xuất hiện lũ trong giai đoạn cuối mùa lũ để phục vụ việc điều hành các hồ vận hành tích nước theo quy định của Quy trình này.

Điều 38. Trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo trong mùa lũ

1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 37 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trước 12 giờ hàng ngày;

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ phải cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị quản lý, vận hành hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Trị An và Dầu Tiếng trước 12 giờ hàng ngày.

c) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ phải cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận, đơn vị quản lý, vận hành hồ Hàm Thuận trước 12 giờ hàng ngày;

d) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên phải cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng, đơn vị quản lý, vận hành các hồ Đơn Dương và Đại Ninh trước 12 giờ hàng ngày;

đ) Các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải cung cấp bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định vận hành hồ của mình theo quy định của Quy trình này, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương trước 10 giờ hàng ngày. Đồng thời, phải cung cấp cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực như sau:

- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đối với các đơn vị quản lý, vận hành hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Trị An và Dầu Tiếng;

- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đối với đơn vị quản lý, vận hành hồ Hàm Thuận.

- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên đối với các đơn vị quản lý, vận hành hồ Đơn Dương và Đại Ninh.

e) Đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa bậc trên phải thực hiện việc cung cấp ngay bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Quy trình này cho đơn vị quản lý, vận hành hồ bậc dưới, cụ thể như sau:

- Hồ Thác Mơ đối vi hồ Cần Đơn;

- Hồ Cần Đơn đối với hồ Srok Phu Miêng;

- Hồ Đơn Dương đối với hồ Đại Ninh;

- Hồ Đại Ninh đối với hồ Đồng Nai 2;

- Hồ Đồng Nai 2 đối với hồ Đồng Nai 3;

- Hồ Đồng Nai 3 và Đăk R’Tih đối với hồ Đồng Nai 5;

- Hồ Đồng Nai 3, Đăk R’Tih và Hàm Thuận đối với các hồ Trị An.

2. Khi có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác gây mưa lũ, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải cung cấp ngay và liên tục các số liệu, bản tin cnh báo, dự báo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 37 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên phải cung cấp ngay và liên tục các số liệu, bản tin cảnh báo, dự báo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 37 của Quy trình này như sau:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị quản lý, vận hành hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Trị An và Dầu Tiếng đối với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận, đơn vị quản lý, vận hành hồ Hàm Thuận đối với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng, các đơn vị quản lý, vận hành hồ Đơn Dương, Đại Ninh đối với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên.

c) Khi mực nước tại các trạm thủy văn thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đạt mức quy định tại Bảng 1, Bảng 4, phải thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị như sau:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, các đơn vị quản lý, vận hành hồ Thác Mơ và Cần Đơn đối với Trạm thủy văn Phước Hòa;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, các đơn vị quản lý vận hành hồ Đồng Nai 2, Đồng Nai 3 và Đăk R’Tih đối với Trạm thủy văn Tà Lài;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị quản lý, vận hành hồ Trị An và Dầu Tiếng đối với các Trạm thủy văn Biên Hòa và Phú An;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bỉnh Thuận, đơn vị quản lý, vận hành hồ Hàm Thuận đối với Trạm thủy văn Tà Pao.

d) Các đơn vị quản lý vận hành hồ phải cung cấp ngay bản tin dự báo kèm theo số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 37 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định vận hành hồ của mình theo quy định của Quy trình này, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ.

đ) Các đơn vị quản lý, vận hành hồ bậc trên phải thực hiện việc cung cấp ngay bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 37 của Quy trình này cho đơn vị quản lý, vận hành h bậc dưới trên cùng dòng sông như quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.

3. Trách nhiệm báo cáo:

Các đơn vị quản lý vận hành hồ có trách nhiệm báo cáo kết quả vận hành giảm lũ và trạng thái làm việc của công trình, việc báo cáo được thực hiện như sau:

a) Chậm nhất 02 ngày sau khi kết thúc đợt lũ, các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo kết quả vận hành giảm lũ, trạng thái làm việc sau đợt lũ của hồ và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Cục Quản lý tài nguyên nước và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định vận hành hồ của mình theo quy định của Quy trình này để theo dõi, chỉ đạo.

b) Hàng năm, chậm nhất sau 15 ngày khi kết thúc mùa lũ quy định tại Điều 2 của Quy trình này, các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo kết quả vận hành trong mùa lũ, trạng thái làm việc trong mùa lũ của hồ, các đề xuất, kiến nghị và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định vận hành hồ của mình theo quy định của Quy trình này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan sau đây để theo dõi, chỉ đạo:

- Bộ Công Thương đối với các hồ thủy điện;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hồ Dầu Tiếng và Phước Hòa.

4. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:

Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Bằng fax;

b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;

c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;

d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại;

đ) Liên lạc bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM).

Điều 39. Chế độ quan trắc, dự báo và trách nhiệm cung cấp thông tin báo cáo trong mùa cạn

1. Trách nhiệm tổ chức quan trắc, dự báo:

a) Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc:

- Tổ chức đo đạc, quan trắc các trị s khí tượng thủy văn: số liệu mưa, mực nước của toàn bộ mạng quan trắc thuộc hệ thống sông Đồng Nai;

- Nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn trong tháng tới trên lưu vực sông Đồng Nai vào ngày 01 hàng tháng.

b) Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn, Công ty Cổ phn Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO, Công ty C phn Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh, Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam, Công ty Thủy điện Đng Nai, Công ty C phn thủy điện Đăk R’Tih, Tổng công ty Điện lực Vinacomin và Công ty Thủy điện Trị An và Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa:

- Tổ chức đo đạc, quan trắc lưu lượng đến hồ, lưu lượng qua đập tràn, qua nhà máy, mực nước thượng, hạ lưu hồ ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19 giờ;

- Tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 10 ngày tới vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng.

c) Công ty TNHH MTV KTCTTL Bình Thuận

Hàng ngày, tổ chức đo đạc, quan trắc mực nước, lưu lượng đến đập, lưu lượng lấy vào hai hệ thống kênh chính Bắc, kênh chính Nam và lưu lượng xuống hạ du sông La Ngà.

d) Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn và Công ty TNHH cấp nước Bình An

Hàng ngày, tổ chức quan trắc, giám sát độ mặn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn tại vị trí lấy nước của các nhà máy Bình An, Thủ Đức và Tân Hiệp.

2. Trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu:

a) Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia: Chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc cung cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn, Công ty Cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh, Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam, Công ty Thủy điện Đồng Nai, Công ty Cổ phần thủy điện Đăk R’Tih, Tổng công ty Điện lực Vinacomin, Công ty Thủy điện Trị An và Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa các số liệu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trong 10 ngày qua trước 16 giờ các ngày 01, 11, 21 hàng tháng;

b) Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn, Công ty Cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh, Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam, Công ty Thủy điện Đồng Nai, Công ty Cổ phn thủy điện Đăk R’Tih, Tng công ty Điện lực Vinacomin, Công ty Thủy điện Trị An và Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa cung cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia các số liệu như sau:

- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ; lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du thực tế 10 ngày qua trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;

- Lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du dự kiến 10 ngày tới trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng.

c) Công ty TNHH MTV KTCTTL Bình Thuận cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Công ty Cổ phn thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi các số liệu quan trắc mực nước, lưu lượng đến tuyến đập, lưu lượng lấy vào hai hệ thống kênh chính Bắc và kênh chính Nam, lưu lượng xuống hạ du sông La Ngà hàng ngày của đập Tà Pao.

d) Đơn vị quản lý, vận hành các hồ Thác Mơ, Đồng Nai 3, Đăk R’Tih, Trị An, Hàm Thuận, Dầu Tiếng, Đơn Dương và Đại Ninh phải thông báo kịp thời thông tin về mực nước hồ thời điểm đầu mùa cạn và các trường hợp mực nước hồ không bảo đảm giá trị theo quy định tại Phụ lục III cho Cục Quản lý tài nguyên nước và Ủy ban nhân dân các tỉnh, như sau:

- Bình Phước đối với hồ Thác Mơ;

- Lâm Đồng đối với hồ Đồng Nai 3;

- Đắk Nông đối với hồ Đăk R’Tih;

- Thành phố Hồ Chí Minh đối với các hồ Trị An và Dầu Tiếng;

- Bình Thuận đối với các hồ Hàm Thuận và Đại Ninh;

- Ninh Thuận đối với hồ Đơn Dương.

đ) Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn, Công ty Cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh, Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam, Công ty Thủy điện Đồng Nai, Công ty Cổ phần thủy điện Đăk R’Tih, Tổng công ty Điện lực Vinacomin, Công ty Thủy điện Trị An và Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa phải thông báo kịp thời các thông tin về vận hành, điều tiết cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia khi vận hành theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 26 của Quy trình này.

e) Hàng ngày, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn và Công ty TNHH cấp nước Bình An cung cấp số liệu độ mặn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn tại vị trí lấy nước của các nhà máy Bình An, Thủ Đức và Tân Hiệp cho các đơn vị quản lý, vận hành các hồ, như sau:

- Trị An đối với nhà máy nước Bình An và Thủ Đức;

- Dầu Tiếng đối với nhà máy nước Tân Hiệp.

Trường hợp các nhà máy không thể lấy nước do độ mặn trên các sông vượt ngưỡng cho phép, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn và Công ty TNHH cấp nước Bình An phải thông báo ngay tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:

Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Bằng fax;

b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;

c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;

d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại.

Điều 40. Trong quá trình thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan kiến nghị bằng văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 


PHỤ LỤC 1

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC HỒ CHỨA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Thông Số

Đơn vị

Hồ cha

Thác Mơ

Cần Đơn

Srok Phu Miêng

Phước Hòa

Đơn Dương

Đại Ninh

Đồng Nai 2

Đồng Nai 3

Đồng Nai 4

Đăk R’Tih

Đồng Nai 5

Trị An

Hàm Thuận

Đa Mi

Dầu Tiếng

I

Các đặc trưng lưu vực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lưu lượng TB nhiu năm

m3/s

87,4

150,3

160

 

22,5

30,2

57,6

78,1

83,3

30,4

140.6

506

50,2

3,51

 

2

Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra

m3/s

6.100

P=0,1%

6.965

P=0,1%

 

6.200

P=0,1%

5.395

11.000

(=PMF)

13.055

P=0,02%

14.300

P=0,02%

13.300

P=0,02%

3.140

P=0,1%

11.300

P=0,1%

23.500

P=0,02%

6.600

P=0,05%

1.660

P=0,1%

6.200

P=0,02%

3

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế

m3/s

4.900

P=0,5%

6.160

P=0,5%

 

4.200

P=0,5%

3.688

6.000

P=0,1%

6.740

P=0,1%

10.400

P=0,1%

10.000

P=0,1%

2.360

P=0,5%

8320

P=0,5%

19.000

P=0,1%

5.700

P=0,1%

1320

P=0,5%

4.910

P=0,1%

II

Thông số hồ chứa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Mực nước dâng bình thường

m

218

110

72

42,9

1042

880

680

590

476

618

288

62

605

325

24,4

2

Mục nước chết

m

198

104

70

42,5

1018

860

665

570

474

603

286

50

575

323

17

3

Mực nước lũ thiết kế

m

219,6

P = 0,5%

111,44

P = 0,5%

72,75

P = 0,5%

46,23

P = 0,5%

1042,8

 

 

 

 

 

288

62,48

607,5

327,05

25,1

P = 0,1%

4

Mực nước lũ kiểm tra

m

220,8

P=0,1%

112,36

P=0,1%

73,6

P=0,1%

48,25

P=0,1%

1044,6

 

681,61

P=0,02%

593,24

P=0,02%

479,24

P=0,02%

 

290,74

63,9

606,7

327,4

26,92

P=0,02%

5

Dung tích toàn bộ (Wtb)

106m3

1360

165,5

99,3

21

165

319,77

281

1690,1

332,1

137,1

106,33

2764,7

695

140,8

1.580

6

Dung tích hữu ích (Whi)

106m3

1250

79,9

28,57

2,45

155,14

251,73

143,4

891,5

16,4

101,8

8,35

2546,7

523

11,6

1.110

7

Dung tích chết (Wc)

106m3

110

85,6

70,73

18,55

9,86

68,04

137,4

798,6

315,7

35,3

97,98

218

172

129,2

470

III

Đập dâng chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cao trình đnh đập

m

222,6

113,5

75,5

51,5

1045,5

883,7

684,2

595

481

620,8

293

65

609,5

329

28,00

2

Chiu dài đnh đập

m

440

115

2.200

546

1460

300

763,4

572

565

553

471

420

686

490

1.100

3

Chiều cao đập lớn nhất

m

46,5

45,5

31

28,5

38

56

79,2

107

127,5

41,5

72

40

93,5

72

28,00

IV

Đập tràn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

S khoang tràn

khoang

4

5

6

 

4

3

4

5

5

3

5

8

5

 

6

2

Kích thước cửa van

m x m

11 x 11

10 x 12

11

 

11 x 13,7

15 x 18,75

14 x 17

14 x 17,5

14 x 17,5

10 x 11,5

14 x 16

15 x 15

11 x 11,6

 

10 x 6

3

Qxả max với P=0.1%

m3/s

3.539

5.287

6.153

 

4.300,6

6.000

8.663

10.188

10.188

2.330

11.300

18.700

4.500

820

2.800

4

Cao trình ngưỡng tràn

m

207

98

59

 

1029,2

862,5

665,1

572,5

458,5

 

272

46

594

325

14

V

Nhà máy thủy đin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lưu lượng lớn nhất

m3/s

186

269,6

302

 

26,4

55,4

121,7

215

216

50

288

880

136

137

 

2

Công sut lp máy

MW

150

77,6

51

 

160

150 x 2

70

180

340

82

150

400

300

175

 

3

Số tổ máy

tổ

2

2

2

 

4

2

2

2

2

2

2

4

2

2

 

 


PHỤ LỤC II

BẢNG TRA QUAN HỆ MỰC NƯỚC, DIỆN TÍCH VÀ DUNG TÍCH CÁC HỒ CHỨA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

I. HỒ THÁC MƠ

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Z (m)

180

185

190

195

200

205

210

215

220

225

F (km2)

0

0,54

4,55

13,55

28,4

48,18

69,97

91,67

116,77

145,97

W (106 m3)

0

0,9

11,97

55,19

157,67

346,91

640,57

1043,44

1563,29

2218,79

II. HỒ CẦN ĐƠN

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Z (m)

71,6

80

85

90

95

100

105

110

115

F (km2)

0

0,57

1,36

2,04

3,58

6,34

10,13

19,02

39,16

W (106 m3)

0

1,59

6,25

14,68

28,53

52,98

93,78

165,49

307,94

III. HỒ SROK PHU MIÊNG

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Z (m)

47,5

50

54

58

62

66

68

70

72

74

76

F (km2)

0

0,10

0,26

1,11

3,42

6,65

9,35

12,26

16,42

20,27

24,54

W (106 m3)

0

0,08

0,76

3,07

11,48

33,27

49,19

70,73

99,3

135,92

180,66

IV. H ĐƠN DƯƠNG

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

STT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

1

1009

0

0

18

1029

6,47

61,42

2

1010

0,05

0,02

19

1030

6,79

67,79

3

1012

0,35

0,42

20

1031

7,00

74,84

4

1014

0,79

1,56

21

1032

7,21

81,92

5

1016

1,91

4,26

22

1033

7,43

89,22

6

1017

2,40

7,06

23

1034

7,64

96,74

7

1018

2,89

9,86

24

1035

7,85

104,48

8

1019

3,31

12,77

25

1036

8,06

112,44

9

1020

3,73

15,68

26

1037

8,27

120,62

10

1021

4,02

19,71

27

1038

8,49

129,02

11

1022

4,31

23,75

28

1039

8,70

137,64

12

1023

4,61

28,38

29

1040

8,91

146,47

13

1024

4,91

33,01

30

1041

9,10

155,58

14

1025

5,20

38,21

31

1042

9,29

165,00

15

1026

5,49

43,41

32

1043

9,47

174,42

16

1027

5,82

49,20

33

1050

10,79

244,97

17

1028

6,14

55,00

 

 

 

 

V. HỒ ĐẠI NINH

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Z (m)

830

835

840

845

850

855

860

865

870

875

880

885

890

F (km2)

0

0,29

0,86

1,62

2,95

4,69

6,88

9,42

12,48

15,70

18,77

22,56

28,25

W (106  m3)

0

0,48

3,07

9,13

20,37

39,30

68,04

108,61

163,18

233,47

319,77

423,19

549,82

VI. HỒ ĐỒNG NAI 2

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

1

610

0

0

11

660

556

104,9

2

615

34

0,5

12

665

739

137,4

3

620

58

2,8

13

670

869

177,6

4

625

91

6,5

14

675

1027

224,9

5

630

135

12,1

15

680

1212

280,8

6

635

182

20,0

16

685

1435

346,9

7

640

229

30,3

17

690

1675

424,6

8

645

295

43,4

18

695

1952

515,2

9

650

356

59,6

19

700

2207

619,1

10

655

447

79,6

 

 

 

 

VII. HỒ ĐỒNG NAI 3

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

1

490

0

0

12

545

12,992

223,54

2

495

0,105

0,26

13

550

16,573

297,45

3

500

0,516

1,82

14

555

20,740

390,74

4

505

1,464

7,00

15

560

24,945

504,95

5

510

1,981

15,38

16

565

29,284

640,52

6

515

2,844

27,44

17

570

33,941

798,58

7

520

3,566

43,47

18

575

39,693

982,66

8

525

4,424

63,44

19

580

44,418

1192,94

9

530

5,848

89,12

20

585

49,624

1428,05

10

535

7,550

122,62

21

590

55,181

1690,06

11

540

9,913

166,28

22

595

60,966

1980,43

VIII. HỒ ĐẮK R’TIH

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

1

565

0

0

8

600

3,106

23,79

2

570

0,008

0,01

9

605

4,621

42,99

3

575

0,016

0,07

10

610

6,415

70,45

4

580

0,048

0,23

11

615

8,474

107,6

5

585

0,219

0,84

12

620

11,28

156,8

6

590

1,107

3,87

13

625

14,37

220,7

7

595

1,92

11,35

14

630

17,1

299,3

IX. H TRỊ AN

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

1

35

0

0

9

54

184,78

697,86

2

40

2,45

1,63

10

56

226,32

1108,26

3

42

6,22

10,09

11

58

260,06

1594,25

4

44

12,24

28,48

12

60

293,80

2147,77

5

46

22,76

62,64

13

62

323,40

2764,73

6

48

35,68

120,60

14

64

353,00

3440,92

7

50

63,10

218,03

15

66

383,66

4177,30

8

52

118,64

396,88

 

 

 

 

X. HỒ HÀM THUẬN

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

1

518,68

0

0

11

575

9,91

172,73

2

530

0,27

1,19

12

580

12,05

227,54

3

535

0,81

3,76

13

585

14,37

293,50

4

540

1,17

8,68

14

590

17,30

372,56

5

545

2,06

16,65

15

595

20,22

465,26

6

550

3,02

29,27

16

600

23,13

574,55

7

555

3,65

45,92

17

605

25,16

695,23

8

560

4,67

66,66

18

610

28,23

828,63

9

565

6,13

93,57

19

615

30,96

976,55

10

570

7,85

128,43

 

 

 

 

XI. HỒ ĐA MI

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

TT

Z (m)

F (km2)

W (106 m3)

1

320

5,36

111,72

20

323,9

6,078

134,387

2

320,5

5,452

114,626

21

324

6,096

134,968

3

321

5,544

117,532

22

324,1

6,114

135,549

4

321,5

5,636

120,438

23

324,2

6,133

136,13

5

322

5,728

123,344

24

324,3

6,151

136,712

6

322,5

5,82

126,25

25

324,4

6,17

137,293

7

322,6

5,838

126,831

26

324,5

6,188

137,874

8

322,7

5,857

127,412

27

324,6

6,206

138,455

9

322,8

5,875

127,994

28

324,7

6,225

139,036

10

322,9

5,894

128,575

29

324,8

6,243

139,618

11

323

5,912

129,156

30

324,9

6,262

140,199

12

323,1

5,93

129,737

31

325

6,28

140,78

13

323,2

5,949

130,318

32

325,1

6,307

141,474

14

323,3

5,967

130,90

33

325,5

6,414

144,249

15

323,4

5,986

131,481

34

326

6,548

147,718

16

323,5

6,004

132,062

35

326,5

6,682

151,187

17

323,6

6,022

132,643

36

327

6,816

154,656

18

323,7

6,041

133,224

37

327,5

6,95

158,125

19

323,8

6,059

133,806

 

 

 

 

XII. HỒ DẦU TIẾNG

1. Biểu đồ quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

2. Bảng quan hệ F=f(Z) và W=f(Z)

TT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Z (m)

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

F (km2)

94,5

111,2

132,38

152,76

173,14

193,52

213,9

234,28

256,6

275

W (106 m3)

385

470

567

679

798

938

1101

1282

1488

1720

 

PHỤ LỤC III

MỰC NƯỚC TỐI THIỂU CỦA CÁC HỒ CHỨA TẠI CÁC THỜI ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Thời điểm (ngày/tháng)

Thác Mơ

Đồng Nai 3

Đăk R’Tih

Hàm Thuận

Trị An

Dầu Tiếng

Đơn Dương

Đại Ninh

1

01/12

216,4

586,4

615,4

601,7

58,1

21,67

 

 

2

11/12

216,0

585,8

615,4

601,1

58,0

21,60

 

 

3

21/12

215,5

585,2

615,4

600,6

57,8

21,55

 

 

4

01/01

215,0

584,5

615,2

600,1

57,6

21,50

1037,1

876,2

5

11/01

214,4

583,7

614,8

599,3

57,3

21,21

1036,8

875,3

6

21/01

213,7

582,8

614,2

598,3

56,9

21,03

1036,0

874,4

7

01/02

213,2

582,0

613,5

597

56,3

20,81

1035,1

873,3

8

11/02

212,5

581,1

612,9

595,6

55,9

20,51

1034,1

872,3

9

21/02

211,8

580,3

612,3

594

55,6

20,21

1033,1

871,2

10

01/3

211,1

579,3

611,6

592,3

55,2

19,97

1032,1

870,0

11

11/3

210,2

578,4

610,8

591

54,8

19,46

1030,9

868,8

12

21/3

209,3

577,6

610,1

589,5

54,3

19,03

1029,6

867,5

13

01/4

208,2

576,7

609,1

587,9

53,7

18,59

1028,3

866,1

14

11/4

207,1

575,8

607,5

586,5

53,0

18,28

1027,3

865,9

15

21/4

206,0

574,9

606,1

585

52,4

17,98

1025,9

865,3

16

01/5

204,7

573,9

604,8

583,5

51,8

17,70

1024,3

864,4

17

11/5

203,5

573,2

603,8

582,3

51,3

17,48

1022,5

864,0

18

21/5

202,2

572,5

603,4

581,2

50,7

17,33

1020,8

863,6

19

01/6

201,0

571,8

603,3

580,3

50,3

17,30

1020,8

863,0

20

11/6

199,9

571,1

603,2

578,5

50,2

17,03

1020,0

862,4

21

21/6

198,7

570,5

603,1

576,7

50,1

17,03

1019,8

862,0

22

30/6

198,0

570,0

603,0

575

50,0

17,00

1019,2

861,6

23

01/7

 

 

 

 

 

 

1018,6

860,6

24

11/7

 

 

 

 

 

 

1018,3

860,3

25

31/7

 

 

 

 

 

 

1018,0

860,0

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 471/QĐ-TTg ngày 24/03/2016 về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.411

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.15.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!