ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4615/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 22
tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11
năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng
11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng
12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách,
pháp luật về khoáng sản;
Căn cứ Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 20/12/2016 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai (Khóa IX) về tăng cường quản lý khai thác và
kinh doanh khoáng sản trên địa bàn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 1684/TTr-STNMT ngày 30/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 03;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam;
- Cục KSHĐKS Miền Nam;
- TT. Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng CNN;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- TT.Công báo;
- Lưu: VT, CNN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Chánh
|
PHƯƠNG ÁN
BẢO
VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4615/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2017 của
UBND tỉnh Đồng Nai)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN
1. Sư cần thiết
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, phân công trách nhiệm của các Sở, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
(sau đây gọi là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là UBND cấp xã) quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển và
kinh doanh khoáng sản không phép, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã ban
hành Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 ban hành Quy chế phối hợp thực
hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản
và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và
Chỉ thị 23/CT-UBND ngày 24/12/2015 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử
lý hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát không phép trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
Từ khi ban hành và triển khai thực hiện Quyết định
số 270/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 và Chỉ thị 23/CT-UBND ngày 24/12/2015 đã khắc phục
được một số yếu kém trong quản lý nhà nước về khoáng sản và hạn chế các vi phạm
trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, hoạt động
khai thác khoáng sản vẫn tồn tại, đặc biệt là đối với hoạt động khoáng sản cát
xây dựng trên sông Đồng Nai, đá bazan dạng tảng lăn (đá mồ côi) trên địa bàn
huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất.
Để tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý
nhà nước về khai thác nhằm đảm bảo quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai
thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự
trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên
khoáng sản; cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác
trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện thực hiện quy định tại
Điều 16, Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP
ngày 28/11/2013 của Chính phủ; Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
ngày 29/11/2016 của Chính phủ, Chỉ thị số 14-CT/TU của Tỉnh ủy về tăng cường quản
lý khai thác và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn. UBND tỉnh ban hành Phương
án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ
thực hiện.
2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Phương án:
- Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
- Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm
2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
- Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật
về khoáng sản;
- Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 20/12/2016 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Đồng Nai (Khóa IX) về tăng cường quản lý khai thác và kinh doanh
khoáng sản trên địa bàn;
- Văn bản số 6667/VPCP ngày 27/6/2017 của Văn phòng
Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về tình hình quản
lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi toàn quốc.
II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ KHOÁNG SẢN TRONG THỜI GIAN QUA:
1. Xây dựng, ban hành văn bản triển khai Luật
Khoáng sản
Để thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, UBND tỉnh ban hành các văn bản:
- Quy chế số 1125/QCPH-BD-ĐN ngày 02/05/2012 về việc
phối hợp thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông Đồng Nai đoạn
tiếp giáp địa giới hành chính giữa hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
- Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 của
UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 và
Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 24/9/2015 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ
sung bảng giá tối thiểu để tính thuế đối với các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 24/12/2015 về việc
tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển và
kinh doanh cát không phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
2. Công tác khoanh định, trình phê duyệt các khu
vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Căn cứ các quy định pháp luật về Khoáng sản, từ năm
2006, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các sở,
ngành và địa phương trong tỉnh khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản tại các khu vực có tiềm năng khoáng sản để lập hồ sơ xin ý kiến các
Bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các Bộ: Công nghiệp;
Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an; Kế hoạch và Đầu tư; Quốc
phòng; Văn hóa - Thông tin; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Tổng cục Du
Lịch, UBND tỉnh Đồng Nai đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ các khu vực cấm, tạm
thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đề nghị phê duyệt.
Thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày
30/11/2007 Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động
đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp,
theo đó Chính phủ giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khoanh định và phê duyệt khu vực cấm,
tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của địa phương mình để làm cơ sở cấp giấy
phép cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khoáng sản.
Do vậy, ngày 14/01/2008 UBND tỉnh Đồng Nai đã có
Quyết định số 203/QĐ-UBND về việc phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt
động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Công tác khoanh định khu vực không đấu giá
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4053/QĐ-UBND
ngày 01/12/2016 về việc khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh gồm 134 khu vực, diện tích 1.857,9ha, trong đó đá
xây dựng: 40 khu vực, diện tích 1.210,21ha, sét gạch ngói: 02 khu vực, diện
tích 75ha, cát xây dựng: 02 khu vực, diện tích 53,82ha,vật liệu san lấp: 90 khu
vực, diện tích 518,87ha (Quyết định số 4053/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 thay thế
các Quyết định số 3244/QĐ-UBND ngày 05/11/2012; Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày
07/5/2013; Quyết định số 2719/QĐ-UBND ngày 04/9/2014) (Chi tiết tại phụ lục
1).
4. Công tác lập, trình phê duyệt Quy hoạch thăm
dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh
Đồng Nai đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị
quyết số 57/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 và điều chỉnh bổ sung tại Nghị quyết số
120/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
3816/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2332/QĐ-UBND
ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020.
Sau khi kết thúc kỳ quy hoạch đến năm 2015, UBND tỉnh
Đồng Nai đã lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Quy hoạch khoáng sản), gửi lấy ý kiến của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng hợp hoàn thiện quy hoạch và trình HĐND tỉnh
thông qua tại Nghị quyết số 184/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 và UBND tỉnh đã
phê duyệt Quy hoạch khoáng sản (Quyết định số 61/2016/QĐ-UBND ngày 12/01/2016).
5. Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường, dự án cải tạo, phục hồi môi trường
Các Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trong thời
gian qua đều lập thủ tục môi trường theo đúng quy định, tất cả các mỏ khoáng sản
được cấp giấy phép đều thực hiện lập thủ tục đánh giá tác động môi trường, lập
phương án ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt
theo quy định và thực hiện nộp tiền ký quỹ phục hồi môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 51 dự án khai
thác khoáng sản gồm 35 dự án khai thác đá xây dựng, trong đó Bộ Tài nguyên và
Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của 26 dự án khai
thác khoáng sản (26 dự án khai thác đá xây dựng) và UBND tỉnh, UBND cấp huyện
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường của
25 dự án khai thác (trong đó 09 dự án khai thác đá xây dựng).
Trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận; nhìn chung các
tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cơ bản đã thực hiện theo quy trình khai
thác, chế biến, các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác ngay
từ khi xây dựng cơ bản mỏ.
Nhằm hạn chế bụi và bảo vệ các tuyến đường vận chuyển
sản phẩm đá xây dựng đi qua, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đầu tư lắp
đặt hệ thống phun sương tự động, hố thu nước và đường bê tông kết nối trong khu
vực chế biến ra tuyến đường chung, ký cam kết vận chuyển đúng tải trọng và thời
gian vận chuyển nhằm hạn chế bụi, tiếng ồn và xuống cấp đường giao thông do vận
chuyển sản phẩm đá xây dựng gây ra và đóng góp kinh phí thường xuyên để duy tu,
sửa chữa các tuyến đường xuống cấp, hư hỏng.
Về trách nhiệm của các sở, ngành trong việc bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác nhất là khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố: Đã được
quy định rõ trách nhiệm của các sở ngành tại Điều 6 Quy chế phối hợp số
37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp ranh địa
giới hành chính giữa thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng
Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bình
Phước và tỉnh Lâm Đồng.
6. Công tác triển khai, tuyên truyền phổ biến
pháp luật khoáng sản
UBND tỉnh đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ
biến hướng dẫn pháp luật về khoáng sản và các văn bản có liên quan đến các cán
bộ chuyên ngành cấp huyện và các xã, phường, thị trấn. Thường xuyên cung cấp, cập
nhật các văn bản pháp luật mới về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đến
các địa phương và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
Sau khi Luật Khoáng sản được Quốc hội thông qua vào
ngày 17/11/2010 (Luật Khoáng sản năm 2010), UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên
và Môi trường đã phối hợp cùng Cục Kiểm soát hoạt động Khoáng sản Miền Nam tổ
chức triển khai, tập huấn Luật Khoáng sản 2010, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày
09/3/2012, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 đến các ngành, các cấp và
tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản (triển khai tháng 7/2012).
7. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật về khoáng sản
a) Thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản
theo giấy phép.
Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực khoáng
sản được cơ quan chức năng thực hiện định kỳ theo kế hoạch hàng năm và thường
xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn
toàn tỉnh để chấn chỉnh, xử lý các sai phạm.
Qua kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác
khoáng sản trong thời gian vừa qua cho thấy: Việc chấp hành pháp luật về khoáng
sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tích cực hơn, qua đó đã góp phần hạn chế
các sai phạm trong hoạt động khoáng sản. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật
về khoáng sản của các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản cũng đã được nâng cao,
từ đó các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu
tác động xấu đến môi trường. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhất là khai
thác đá xây dựng có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hàng năm đều có tập huấn kỹ
thuật an toàn trong khai thác mỏ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, xây dựng
nội quy, hướng dẫn an toàn lao động trong khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một vài doanh nghiệp
thực hiện chưa tốt việc trồng cây xanh xung quanh khu vực mỏ, chưa thực hiện
thường xuyên việc tưới nước giảm thiểu bụi phát tán trong quá trình khai thác mỏ,
các vi phạm này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động hoặc cùng phối hợp
cùng các Sở ngành có liên quan kiểm tra, xử lý kịp thời.
Trong 03 năm (từ 2014 đến 2016) Sở Tài nguyên và
Môi trường đã thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất với tổng số lượt
thanh tra, kiểm tra là 36 lượt, xử lý vi phạm hành chính 18 trường hợp với tổng
số tiền là 545 triệu đồng.
b) Tình hình thanh tra kiểm tra hoạt động khai thác
khoáng sản trái phép
Công tác kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản
trái phép đã được cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh và UBND các huyện thường
xuyên tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất để kiểm tra các hoạt động khai thác
khoáng sản bất hợp pháp. Đa số các hoạt động này là khai thác đất, bơm hút cát
trên sông không phép. UBND Tỉnh kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm để nhằm
răn đe và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương, kết quả thực hiện
như sau:
- Năm 2014: tiến hành kiểm tra và xử lý 159 trường
hợp vi phạm (41 trường hợp khai thác đá xây dựng và vật liệu san lấp, 111 trường
hợp khai thác cát), xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản với số
tiền là 2.320.275.000 đồng; tịch thu 106 phương tiện các loại gồm xe cuốc, ghe
bơm hút cát, máy bơm hút cát;
- Năm 2015: tiến hành kiểm tra và xử lý 218 trường
hợp vi phạm (73 trường hợp khai thác đá xây dựng và vật liệu san lấp, 142 trường
hợp khai thác cát), xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản với số
tiền là 1.344.050.000 đồng; tịch thu 89 phương tiện các loại gồm xe cuốc, ghe
bơm hút cát, máy bơm hút cát; Năm 2016: tiến hành kiểm tra và xử lý 118 trường
hợp vi phạm, giảm 46% (đá xây dựng và vật liệu san lấp 85 (tăng 4%), cát xây dựng
33 (giảm 77%)), số tang vật tạm giữ 39 (32 ghe, 06 thiết bị bơm hút cát, 1 xáng
cạp), với số tiền xử phạt và bán đấu giá phương tiện, tang vật tịch thu là
2.366 triệu đồng (tăng 76%);
- Trong 6 tháng đầu năm 2017, các huyện, thị xã
Long Khánh, thành phố Biên Hòa đã phát hiện và xử lý 58 trường hợp vi phạm (đá
18, cát 21, đất 19), số tang vật tạm giữ gồm 12 ghe bơm hút cát, 50 m3
cát, số tiền xử phạt là 934 triệu đồng. Riêng đối với lực lượng Công an tỉnh đã
phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức hàng trăm buổi tuần tra, mật phục để
bắt giữ, xử lý đối tượng khai thác cát. Kết quả đã phát hiện, bắt giữ, xử lý tổng
số: 109 vụ khai thác cát trái phép; xử phạt tổng số tiền 1,73 tỷ đồng; tịch thu
30 ghe bơm hút cát.
8. Công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản
a) Công tác cấp phép thăm dò
Công tác cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác
khoáng sản được UBND tỉnh thực hiện đúng theo trình tự của pháp luật về khoáng
sản như việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện trên cơ sở báo
cáo kết quả thăm dò trữ lượng; dự án đầu tư; thiết kế cơ sở và báo cáo đánh giá
tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng theo quy định
của pháp luật. Đối với các khu vực nằm giáp ranh giữa 02 tỉnh đều có văn bản thỏa
thuận giữa UBND 02 tỉnh trước khi xem xét cấp phép thăm dò, đánh giá trữ lượng.
Trong giai đoạn từ ngày 01/01/2014 đến nay, UBND tỉnh
Đồng Nai đã cấp 16 giấy phép thăm dò (trong đó có 11 thăm dò đá xây dựng) và hiện
chỉ còn mỏ đá Tân Cang 7 đã hoàn thành công tác thăm dò đang hoàn thiện hồ sơ để
được phê duyệt trữ lượng theo quy định và mỏ đá Tân Cang 5 đang tiến hành lập đề
án thăm dò sâu đến cote -80m.
b) Công tác cấp phép khai thác
Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai có 51 mỏ hoạt động khoáng sản (trong đó 06 Giấy phép do Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp và 45 Giấy phép do UBND tỉnh Đồng Nai cấp), cụ thể như sau:
Số TT
|
Loại Khoáng sản
|
Số lượng mỏ
|
Diện tích (ha)
|
Trữ lượng
(nghìn m3)
|
1
|
Đá xây dựng
|
35
|
1.223
|
465.828
|
2
|
Sét gạch ngói
|
04
|
101
|
7.756
|
3
|
Cát xây dựng
|
06
|
325
|
6.030
|
4
|
Đá ốp lát
|
03
|
10
|
321
|
5
|
Puzơland
|
01
|
38
|
5.665
|
6
|
Nước khoáng
|
01
|
|
|
7
|
Vật liệu san lấp
|
01
|
5
|
254
|
Tổng cộng
|
51
|
1702
|
485.854
|
c) Đối với công tác đóng cửa mỏ
Đối với 14 mỏ đã kết thúc hoạt động khai thác, Sở Tài
nguyên và Môi trường đã hướng dẫn chủ mỏ lập thủ tục đóng cửa mỏ theo quy định,
kể từ năm 2011 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn doanh nghiệp lập
thủ tục theo đúng quy định và thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt đề án đóng cửa
mỏ và cho phép đóng cửa 13/14 mỏ, còn 01 mỏ thuộc xã Tân Hạnh, thành phố Biên
Hòa đang tiến hành lập thủ tục đóng cửa. Công tác quản lý, sử dụng đất sau khi
đóng cửa mỏ đã được bàn giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh quản lý và lập
phương án sử dụng.
III. THÔNG TIN QUY HOẠCH THĂM
DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN
- Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử
dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó tỉnh Đồng Nai có
03 mỏ khoáng sản (01 mỏ bazan Núi Nứa xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh; 01 mỏ
Puzơlan xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu; 01 mỏ Laterit Tân An, huyện Vĩnh Cửu).
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế
biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, trong
đó tỉnh Đồng Nai có 04 mỏ khoáng sản (03 mỏ cao lanh tại xã Phú An, huyện Tân
Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, xã Tam An, huyện Long Thành; 01 mỏ đá granit
tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc).
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN
NGÀNH
Để tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác
quản lý nhà nước khai thác nhằm đảm bảo quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động
khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh
trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài
nguyên khoáng sản; cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai
thác trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, trong đó giao nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở,
ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện cụ thể như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của UBND
cấp huyện, UBND cấp xã trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
b) Thanh tra, kiểm tra đột xuất hoạt động khai thác
khoáng sản hoặc theo đơn thư phản ánh của các tổ chức, cá nhân;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả quản lý khoáng sản chưa
khai thác và đề xuất UBND tỉnh các giải pháp thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác.
d) Tham mưu UBND tỉnh khoanh định khu vực cấm, tạm
cấm hoạt động khoáng sản tại các khu vực theo đề xuất của các sở ngành và UBND
cấp huyện.
đ) Tổ chức cắm mốc thực địa các khu vực quy hoạch
điều chỉnh, bổ sung khoáng sản.
e) Nghiên cứu thăm dò đánh giá trữ lượng các mỏ cát
có tiềm năng để đánh giá trữ lượng và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
kể cả đánh giá tiềm năng đá xây dựng xay ra để thay thế cát.
Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức
hội nghị tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về khoáng sản cho các cơ
quan quản lý cấp huyện, cấp xã và tổ chức, cá nhân đang hoạt động khoáng sản và
nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản cho các cơ quan, lực lượng
chức năng.
2. Sở Công Thương
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm
trong hành lang lưới điện cao áp; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường
công tác kiểm tra, xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản
không có nguồn gốc khai thác, chế biến hợp pháp.
3. Sở Xây dựng
- Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong
các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
- Tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng, sử dụng
vật liệu thay thế có sẵn tại địa phương, hạn chế sử dụng cát tự nhiên dùng để
san lấp, sử dụng cát tự nhiên có hiệu quả, tiết kiệm đặc biệt sử dụng cát nghiền
nhân tạo cho bê tông và vữa thay thế cát tự nhiên.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm
trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Đánh giá tác động dòng chảy ảnh hưởng đến sạt lở
đường bờ, đưa ra giải pháp bảo vệ nhằm hạn chế tối đa tác động dòng chảy ảnh hưởng
đến sạt lở bờ.
5. Sở Giao thông Vận tải
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm
trong hành lang giao thông.
6. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các
khu vực thuộc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu
vực thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin liên lạc viễn thông.
8. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để bảo đảm
cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP
ngày 28/11/2013 của Chính phủ.
9. Công an tỉnh
a) Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc đất dành
riêng cho an ninh các khu vực thuộc quy hoạch đất an ninh; ngăn chặn, xử lý hoạt
động khai thác khoáng sản trái phép, hủy hoại, gây ô nhiễm môi trường, gây mất
an ninh trật tự xã hội. Phối hợp các sở ngành liên quan, kiểm tra, xử lý hoạt động
mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp
pháp.
b) Tăng cường tuần tra (nhất là vào ban đêm) phát
hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác, vận chuyển cát không phép. Kiểm
tra, xử lý các trường hợp “Bảo kê” tiếp tay vi phạm theo thẩm quyền; trường hợp
vượt thẩm quyền, tạm giữ tang vật, phương tiện báo cáo UBND Tỉnh xử lý theo quy
định.
c) Phối hợp chặt chẽ với Công an các tỉnh, thành phố
giáp ranh kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác, vận chuyển và kinh doanh
cát không phép tại các khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố.
d) Chỉ đạo Công an cấp huyện:
- Phối hợp với các phòng, ban của huyện tổ chức kiểm
tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp khai thác, vận chuyển và kinh
doanh cát không phép, xử lý nghiêm các trường hợp “Bảo kê” tiếp
tay vi phạm trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền và khu vực giáp ranh giữa các huyện.
Nơi nào để tình trạng khai thác cát trái phép kéo dài thì người đứng đầu Công
an địa phương chịu trách nhiệm.
- Chỉ đạo Công an cấp xã ven sông quản lý nhân hộ
khẩu các trường hợp ghe có gắn thiết bị đặc thù bơm hút cát, thường xuyên đậu đỗ
ở bờ sông thuộc địa bàn quản lý.
10. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc đất quốc
phòng và các khu vực thuộc quy hoạch đất quốc phòng.
11. Cục thuế tỉnh
Truy thu các nghĩa vụ tài chính đối với sản lượng
khoáng sản khai thác trái phép; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Thuế.
12. Báo, Đài truyền hình tỉnh Đồng Nai
- Thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật
về tài nguyên khoáng sản; Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
- Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối
với tài nguyên, khoáng sản; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách
nhiệm về thông tin đã đăng tải theo quy định của pháp luật.
13. Chủ tịch UBND cấp huyện
Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để hoạt động khoáng sản
trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu
đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người
dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che,
tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức,
cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật. Cụ thể:
a) Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
b) Thành lập Đội kiểm tra phản ứng nhanh do Công an
huyện chủ trì để tiếp nhận thông tin, tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động
khai thác khoáng sản không phép. Công bố số điện thoại của Đội kiểm tra để nhân
dân biết và kịp thời cung cấp thông tin, phản ảnh các trường hợp khai thác, vận
chuyển khoáng sản không phép.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác;
d) Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai
thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên
địa bàn. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường
hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;
đ) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa
phương;
e) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để
xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc
để diễn ra kéo dài theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số
158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
14. Chủ tịch UBND cấp xã
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu
mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức,
cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn;
b) Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn
hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt
thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉ đạo công tác
giải tỏa;
c) Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi để xảy ra tình trạng khai thác
khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.
15. Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các sở,
ngành có liên quan trong việc cung cấp, xử lý thông tin và giải tỏa hoạt động
khai thác trái phép
1. Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng, Sở Công thương và các Sở, ngành có liên quan ban hành kế hoạch thanh tra
về hoạt động khoáng sản chậm nhất vào ngày 15/12 hằng năm và kịp thời gửi về Thanh
tra tỉnh để xử lý chồng chéo theo quy định.
2. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm rà soát, xử lý chồng
chéo trong hoạt động thanh tra trên địa bàn tỉnh theo quy chế phối hợp đã được
UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 08/6/2016.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành có liên quan thẩm định các dự án nông nghiệp có tận thu khoáng sản thuộc
đất nông nghiệp.
4. UBND cấp huyện giám sát việc thực hiện thi công
các dự án có tận thu khoáng sản; khi phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện dự án
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở, ngành
có liên quan kiểm tra, xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.
5. UBND cấp huyện lập dự án đầu tư xây dựng các
công trình nhằm khắc phục, hạn chế, giảm thiểu các tác động đến môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản, gửi lấy ý kiến của các Sở, ngành liên
quan trước khi trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở,
ngành có liên quan xem xét sự phù hợp của dự án, công trình bảo vệ môi trường ở
địa phương báo cáo UBND tỉnh để quyết định đầu tư;
7. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành
có liên quan xem xét sự phù hợp của dự án, công trình bảo vệ môi trường ở địa
phương báo cáo UBND tỉnh để quyết định đầu tư từ các nguồn thu trong hoạt động
khai thác khoáng sản;
8. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài
chính, UBND cấp huyện triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công
trình nhằm khắc phục, hạn chế, giảm thiểu các tác động đến môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản.
9. UBND cấp huyện, UBND cấp xã phối hợp với Trung
tâm phát triển Quỹ đất tỉnh tiếp nhận, bảo vệ, quản lý khu vực đã được UBND tỉnh
cho phép đóng cửa mỏ theo đúng quy định. Sau khi tiếp nhận, UBND cấp huyện chịu
trách nhiệm kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân lấn chiếm, kinh doanh, tự ý đi
vào khu vực này theo đúng quy định pháp luật.
V. KẾ HOẠCH, CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN; DỰ TOÁN CHI PHÍ THỰC HIỆN
1. Kế hoạch và các giải pháp thực hiện
a) Đối với UBND cấp huyện, cấp xã
- Chủ động phát hiện, lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác hàng năm và tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về khai
thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; báo cáo UBND cấp trên các trường
hợp vượt thẩm quyền, khai thác khoáng sản trái phép liên quan đến các địa bàn địa
phương lân cận.
- Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải
chủ động tổ chức, huy động lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành
vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền, trường hợp, vượt quá thẩm
quyền, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.
- Đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm
soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải
quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể
thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.
- Thực hiện báo cáo định kỳ tình hình bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo quy định tại điểm đ Khoản 2, điểm
c Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày
15/12 hàng năm.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương
kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Phương án đã được phê duyệt.
- Tham mưu UBND tỉnh về tổng kết, đánh giá công tác
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và Báo cáo tình hình quản lý
nhà nước về khoáng sản hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại
điểm b Khoản 1 Điều 7, điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày
29/11/2016 của Chính phủ.
2. Về kinh phí thực hiện
Trước ngày 15/8 hàng năm (cùng với thời điểm xây dựng
dự toán ngân sách nhà nước), các cơ quan, gồm:
a) UBND cấp huyện, cấp xã
Cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện có trách
nhiệm lập dự toán kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác gửi
cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt; đồng thời
gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách
và nguồn thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo
phân cấp, cơ quan Tài chính trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường lập dự toán
chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cùng với thời điểm xây dựng dự
toán ngân sách nhà nước, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ khả
năng cân đối của ngân sách và dự toán thu từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp; Sở Tài chính xem xét, tổng hợp
phương án phân bổ chi ngân sách trình UBND tỉnh xem xét, quyết định (theo quy định
tại Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ).
c) Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường lập, căn cứ khả
năng cân đối của ngân sách và dự toán thu từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp; tổ chức tổng hợp, thẩm định
phương án phân bổ chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
theo Luật Ngân sách.
3. Tổ chức thực hiện
a) Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan (các Sở:
Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận
tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Cục thuế
tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh); Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Báo Đồng Nai, Đài truyền hình tỉnh Đồng Nai; các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy
phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm túc Phương án bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc,
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc,
các sở ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan báo cáo về Sở Tài
nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.