Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 46/2018/QĐ-UBND quy định quản lý thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng

Số hiệu: 46/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 27/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2018/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết, thực hiện một số nội dung của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 9570/TTr-SXD ngày 16 tháng 10 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2019 và thay thế các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng: Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2012 ban hành Quy định về quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 57/2012/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành theo Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2012.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TTT
U, TT HĐND thành phố (b/c);
- CT, các PCT UBND thành phố;
- CVP, các PCVP UBND thà
nh phố;
- Đoàn ĐBQH thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Sở, ban, ngành;
- Cổng TTĐT thành phố;
- Đài PTTH Đà N
ng, Báo Đà Nng;
- Lưu: VT, QLĐTh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nng.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hoạt động thoát nước và xử lý nước thải là các hoạt động về quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

2. Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là dịch vụ thoát nước) là các hoạt động về quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải theo các quy định của pháp luật.

3. Chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là chi phí dịch vụ thoát nước) là các chi phí để thực hiện các nhiệm vụ thu gom, tiêu thoát nước mưa và thu gom, xử lý nước thải tại khu vực có dịch vụ thoát nước.

4. Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là giá dịch vụ thoát nước) là toàn bộ chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ và mức lợi nhuận hợp lý cho một mét khi nước thải (1m3) đthực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải.

5. Đơn vị quản lý thoát nước là Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và các đơn vị được UBND thành phố phân cấp, phân công nhiệm vụ quản lý hệ thống thoát nước theo quy định.

6. Đơn vị thoát nước là tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo hợp đồng quản lý vận hành.

7. Hộ thoát nước bao gồm các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp xả nước mưa, nước thải vào hệ thống thoát nước.

8. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.

9. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

10. Hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nng (dưới đây gọi tắt là hệ thống thoát nước đô thị) là bộ phận của kết cấu hạ tầng đô thị để thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống úng ngập và xử lý nước thải, bao gồm:

a) Toàn bộ mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa nước, hồ ao thu nước, các công trình đầu mối như trạm bơm, cửa xả và các bộ phận công trình phụ trợ như giếng kiểm tra, hố ga, cửa thu nước.

b) Hệ thống thu gom nước thải, trạm (nhà máy) xử lý nước thải.

c) Những công trình phụ trợ như đường quản lý quanh hồ, đường quản lý dọc hai bên bờ kênh mương thoát nước.

11. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.

12. Điểm xả là nơi xả nước ra môi trường của hệ thống thoát nước hoặc các hộ thoát nước đơn lẻ.

13. Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm: các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông, suối, kênh mương, nước ngầm, biển.

14. Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc trạm xử lý nước thải.

Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hệ thống thoát nước

1. Quản lý quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống thoát nước.

2. Quản lý khai thác, duy trì thường xuyên hệ thống thoát nước.

3. Xử lý thoát nước và ngập úng.

4. Xử lý sự cố công trình thoát nước.

5. Đấu nối thoát nước.

6. Quản lý dữ liệu thoát nước và tài sản hệ thống thoát nước.

7. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm công trình thoát nước.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I. QUẢN LÝ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 4. Nguyên tắc quản lý xây dựng công trình thoát nước

1. Tất cả các dự án, công trình thoát nước đều phải được thẩm định, xét duyệt trên cơ sở quy hoạch chiều cao và thoát nước thành phố và các đồ án quy hoạch chiều cao thoát nước của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (giao thông, thủy lợi, cấp nước, thông tin liên lạc...) phải đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống thoát nước có liên quan và được Sở Xây dựng xem xét, thống nhất bằng văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Khi cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình giao thông có liên quan đến hệ thống thoát nước thì Chủ đầu tư phải có phương án bảo đảm thoát nước bình thường và có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi hoặc xây dựng mới đồng bộ các hạng mục công trình thoát nước có liên quan theo quy hoạch.

4. Trong quá trình thi công công trình thoát nước, đơn vị thi công phải áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; không ảnh hưởng đến thoát nước, vệ sinh môi trường, gây ngập úng; không ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác lân cận.

5. Đơn vị quản lý thoát nước, đơn vị thoát nước có quyền và nghĩa vụ tham gia giám sát quá trình xây dựng các công trình thoát nước của các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan.

6. Đơn vị quản lý thoát nước, đơn vị thoát nước có quyền từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước nếu chất lượng xây dựng công trình và điều kiện vận hành khai thác, sử dụng không bảo đảm theo quy định.

Điều 5. Bàn giao công trình thoát nước đưa vào quản lý, sử dụng

1. Công trình thoát nước trước khi bàn giao đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng phải được tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo đúng quy định hiện hành và được đơn vị quản lý thoát nước theo phân cấp kiểm tra, xác nhận bằng văn bản công trình đảm bảo điều kiện đưa vào vận hành, khai thác sử dụng.

2. Khi bàn giao toàn bộ hoặc bộ phận công trình thoát nước, Chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ hoàn công thành phần như sau:

a) Bàn giao cho quản lý thoát nước: Bản vẽ hoàn công, các văn bản pháp lý có liên quan, kèm theo đĩa mềm ghi nội dung bản vẽ hoàn công, thuyết minh hoàn công.

b) Bàn giao cho đơn vị thoát nước: Toàn bộ hồ sơ hoàn công, bao gồm bản vẽ hoàn công, hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo trì công trình, kèm theo đĩa mềm ghi các nội dung hồ sơ hoàn công.

3. Việc bảo hành công trình thoát nước phải được thực hiện theo quy định về bảo hành công trình xây dựng của Nhà nước.

Mục 2. QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ DUY TRÌ THƯỜNG XUYÊN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 6. Nội dung quản lý chung hệ thống thoát nước

1. Đơn vị quản lý thoát nước, đơn vị thoát nước chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống thoát nước, kiểm tra đảm bảo điều kiện vận hành của hệ thống, kịp thời phát hiện những hư hỏng, sự cố công trình thoát nước, có phương án sửa chữa và tiến hành sửa chữa theo quy định hoặc báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

2. Đơn vị quản lý thoát nước, đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý tài sản thuộc hệ thống thoát nước theo phân cấp quản lý, bao gồm:

a) Lập danh mục tài sản được giao quản lý.

b) Tổ chức bảo vệ tài sản được giao quản lý.

c) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản.

d) Lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế và mua sắm trang thiết bị mới.

3. Đơn vị quản lý thoát nước, đơn vị thoát nước xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu hệ thống thoát nước đô thị, phục vụ công tác quản lý, vận hành và phát triển hệ thống thoát nước đô thị theo quy định tại Mục 6 Quy định này.

Điều 7. Nội dung quản lý hệ thống thoát nước mưa

1. Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa khu vực, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hoà nước mưa, chống úng ngập, các trạm bơm... các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường.

2. Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo.

3. Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định.

4. Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực, đầu tư xây dựng tùng bước hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa.

Điều 8. Nội dung quản lý hệ thống thoát nước thải

1. Quản lý hệ thống thoát nước thải bao gồm quản lý các điểm đấu nối, các tuyến cống thu gom, các tuyến cống dẫn nước đến nhà máy xử lý nước thải và từ nhà máy xử lý nước thải đến các điểm xả ra môi trường. Nội dung quản lý thoát nước thải bao gồm:

a) Định kỳ kiểm tra độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới;

b) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới;

c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;

d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.

2. Trường hợp hệ thống thoát nước chung thì việc quản lý hệ thống thoát nước đô thị được thực hiện như quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều này.

Điều 9. Nội dung quản lý hệ thống hồ điều hòa

1. Quản lý hệ thống hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước nhm điều hòa nước mưa, đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái kết hợp làm nơi vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản theo quy định.

2. Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hồ điều hòa.

3. Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng hồ điều hòa vào các mục đích khác nhau được cấp có thẩm quyền cho phép (vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch...) tuân thủ theo các quy định để bảo đảm chức năng điều hòa nước mưa và môi trường.

4. Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, bảo đảm tốt nhiệm vụ điều hòa nước mưa và các yêu cầu khác.

5. Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ và bờ hồ.

6. Lập quy trình quản lý, các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.

Điều 10. Nội dung quản lý các công trình đầu mối

1. Vận hành các trạm bơm, tuyến ống áp lực, nhà máy xử lý nước thải, các điểm xả ra môi trường tuân thủ các quy trình vận hành, bảo trì đã được phê duyệt.

2. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thng, đxuất các biện pháp thay thế, sửa chữa và kế hoạch phát triển.

Điều 11. Nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước

Khi tiến hành nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Thực hiện các biện pháp cần thiết như đặt tín hiệu, biển báo công trình... để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

2. Chất thải nạo vét phải để vào thùng kín, không rò rỉ ra ngoài và vận chuyển đưa ra bãi thải trong ngày. Nghiêm cấm để chất thải qua đêm trên đường phố.

3. Vận chuyển chất thải bằng phương tiện chuyên dùng, không được để chất thải rơi vãi khi lưu thông trên đường giao thông công cộng.

4. Nạo vét đến đâu, phải tiến hành đậy đan, chèn khít mạch hệ thống thoát nước đến đó. Không được để miệng cống, hố ga hở qua đêm.

5. Trước khi tiến hành nạo vét phải lập kế hoạch cụ thể về thời gian thi công, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; gửi đơn vị quản lý giao thông theo phân cấp (Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Công ty Quản lý cầu đường...) để phối hợp quản lý, theo dõi quá trình thực hiện.

Mục 3. XỬ LÝ THOÁT NƯỚC NGẬP ÚNG

Điều 12. Phân công trách nhiệm xử lý ngập úng

1. Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt hoặc đã có quy hoạch chi tiết được duyệt nhưng chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật (bao gồm hệ thống thoát nước) và các khu vực dân cư hiện trạng được quy hoạch giữ lại chỉnh trang nhưng chưa có hệ thng thoát nước: Đơn vị quản lý thoát nước theo phân cấp chủ trì triển khai thực hiện xử lý ngập úng.

2. Đối với khu vực các dự án đang được triển khai đầu tư xây dựng dở dang: Chủ đầu tư (hoặc điều hành dự án) có trách nhiệm phối hợp với UBND các quận, huyện thực hiện giải pháp xử lý ngập úng trong phạm vi dự án đơn vị đang điều hành và các khu vực lân cận bị ảnh hưởng thoát nước do triển khai dự án.

3. Đối với khu vực các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng hệ thng thoát nước và các khu vực dân cư hiện trạng đã có hệ thng thoát nước đang được quản lý, vận hành: Đơn vị thoát nước chủ động phối hợp với UBND quận, huyện thực hiện xử lý ngập úng. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, đề xuất báo cáo đơn vị quản lý thoát nước theo phân cấp để kiểm tra, xử lý theo quy định.

Điều 13. Nội dung xử lý ngập úng

1. Xử lý ngập úng đô thị phải dựa trên điều kiện hiện trạng hệ thống thoát nước đô thị, đồng thời phải xét đến yếu tố quy hoạch phát triển của hệ thống thoát nước trong tương lai, đảm bảo hiệu quả xử lý trước mắt và lâu dài, phù hợp với quy hoạch đô thị và tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng.

2. Hàng năm, trước mùa mưa bão, các đơn vị theo phân công trách nhiệm quy định tại Điều 12 Quy định này phải tổ chức rà soát, kiểm tra các điểm ngập úng và có khả năng phát sinh ngập úng, chủ động xử lý hoặc báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền phương án xử lý ngập úng để kịp thời có kế hoạch và triển khai công tác phòng chống ngập úng, giảm thiểu thiệt hại do ngập úng đô thị gây ra.

3. Các đơn vị thoát nước phải tổ chức theo dõi kết quả thực hiện xử lý ngập úng, đánh giá hiệu quả của việc xử lý ngập úng và đề xuất các giải pháp khắc phục, bổ sung cần thiết để nâng cao hiệu quả xử lý ngập úng.

Mục 4. XỬ LÝ SỰ CỐ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC

Điều 14. Sự cố công trình thoát nước phải được xử lý kịp thời, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản (nếu có), đảm bảo thoát nước, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; đồng thời phải được giám định, điều tra (nếu có), xác định nguyên nhân gây ra sự cố, xử lý trách nhiệm của các bên liên quan (nếu có).

Ngay sau khi sự cố công trình thoát nước xảy ra, đơn vị thoát nước phải chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục, dọn dẹp mặt bằng trong thời gian sớm nhất có thể nhằm đảm bảo an toàn giao thông đồng thời với quá trình xử lý sự cố công trình thoát nước.

Điều 15. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý sự cố công trình thoát nước

Đơn vị thoát nước được giao nhiệm vụ quản lý thoát nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức xử lý sự cố công trình thoát nước công cộng theo nguyên tắc, nội dung, trình tự sau đây:

1. Nguyên tắc xử lý sự ccông trình thoát nước:

a) Báo cáo sự cố và phối hợp giải quyết sự cố đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đúng trình tự quy định.

b) Khẩn trương, kịp thời khắc phục sự cố và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra do sự cố.

c) Đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ nguyên nhân sự cố để xử lý dứt điểm sự cố và xác định đối tượng chịu trách nhiệm (nếu có).

2. Báo cáo sự cố công trình thoát nước:

a) Ngay sau khi xảy ra sự cố đối với công trình thoát nước, bằng phương pháp nhanh nhất đơn vị thoát nước phải báo cáo tóm tắt về sự cố (địa điểm, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố, tình hình thiệt hại, đánh giá sơ bộ nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục) đến Ủy ban nhân dân phường/xã nơi xảy ra sự cố và Sở Xây dựng thành phố.

b) Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố đối với công trình thoát nước, đơn vị thoát nước báo cáo về sự cố bằng văn bản với các thông tin quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15, gửi Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Xây dựng thành phố.

3. Giải quyết sự cố công trình thoát nước:

a) Đối với sự cố không gây ảnh hưởng đến người, tài sản, đơn vị thoát nước phải:

- Báo cáo tóm tắt về sự cố theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 ngay sau khi xảy ra sự cố công trình thoát nước.

- Chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết và lập hồ sơ sự cố trước khi khắc phục.

- Khẩn trương huy động con người, thiết bị thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố.

- Báo cáo sự cố theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15, đồng thời báo cáo kết quả xử lý sự cố.

b) Đối với sự cố ảnh hưởng đến người và tài sản, đơn vị thoát nước phải:

- Báo cáo tóm tắt về sự cố theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 ngay sau khi xảy ra sự cố công trình thoát nước.

- Chủ động phối hợp UBND phường/xã, Công an phường/xã nơi xảy ra sự cố, người (trong trường hợp có khả năng ký xác nhận) và chủ tài sản bị ảnh hưởng thực hiện: chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết và lập hồ sơ sự cố; lập Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: địa điểm, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình thoát nước khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và vật chất; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.

- Khẩn trương huy động con người, thiết bị thực hiện các biện pháp kịp thời để bảo đảm an toàn đối với người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; khắc phục sự cố.

- Báo cáo sự cố theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15, đồng thời báo cáo kết quả xử lý sự cố.

c) Các trường hợp khác trong xử lý sự cố công trình thoát nước:

- Trong trường hợp cần phải giải quyết ngay để bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ tài sản và đảm bảo giao thông: Đơn vị thoát nước chụp ảnh, quay phim hiện trạng sự cố, thu thập đầy đủ chứng cứ, ghi chép tư liệu cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra sự cố; khẩn trương tiến hành biện pháp thu dọn hoặc chống dựng lại, hạn chế, ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra do sự cố và thực hiện giải quyết sự cố theo quy định nêu trên.

- Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức liên quan không phối hợp thực hiện: Đơn vị thoát nước liên hệ đường dây nóng của Hội đồng nhân dân thành phố (0236 88888) hoặc của Ủy ban nhân dân thành phố (0236 1022) để được chỉ đạo giải quyết kịp thời.

4. Hồ sơ sự cố công trình thoát nước bao gồm:

a) Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố.

b) Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố (nếu có).

c) Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

Điều 16. Xử lý thiệt hại do sự cố công trình thoát nước gây ra

1. Chủ sở hữu công trình thoát nước; đơn vị đang điều hành dự án công trình thoát nước; tổ chức, cá nhân đang quản lý công trình thoát nước do mình đầu tư xây dựng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do sự cố công trình thoát nước gây ra.

2. Xác định nội dung và mức độ thiệt hại phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, có bằng chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp sự cố công trình thoát nước xảy ra trong điều kiện bất khả kháng: Hội đồng kiểm định sự cố công trình thoát nước dựa trên các quy định liên quan, kiểm tra, xác định nguyên nhân, thiệt hại và trách nhiệm về thiệt hại do sự cố công trình thoát nước gây ra (Sở Xây dựng, Sở Tài chính, địa phương, đơn vị thực hiện kiểm định (nếu có)).

Mục 5. ĐẤU NỐI HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 17. Quản lý đấu nối thoát nước

1. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm thỏa thuận đấu nối thoát nước cho các hộ thoát nước và giám sát việc thực hiện đấu nối thoát nước theo nhiệm vụ được giao và hợp đồng quản lý vận hành hệ thống thoát nước.

2. Thỏa thuận đấu nối gồm các nội dung: vị trí đấu nối, lưu lượng đấu nối, chất lượng nước thải đấu nối, khả năng đảm nhận của hệ thống thoát nước hiện có, yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối.

Điều 18. Thực hiện đấu nối thoát nước

1. Hộ thoát nước có trách nhiệm thực hiện việc đấu nối thoát nước theo đúng nội dung đã thỏa thuận với đơn vị thoát nước.

2. Kinh phí thực hiện đấu nối thoát nước do hộ thoát nước đảm nhận.

Điều 19. Thi công đấu nối thoát nước

1. Sau khi được thỏa thuận đấu nối, hộ thoát nước có trách nhiệm liên hệ với đơn vị quản lý giao thông để lập thủ tục về thi công trên đường bộ đang khai thác theo quy định.

2. Quá trình triển khai thi công đấu nối, hộ thoát nước có trách nhiệm hoàn trả mặt bằng, đảm bảo việc thoát nước, an toàn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật lân cận, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị tại vị trí đấu nối.

Mục 6. THỐNG KÊ, LẬP DỮ LIỆU VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 20. Dữ liệu công trình thoát nước

1. Dữ liệu hệ thống thoát nước bao gồm những thông tin: Vị trí, số lượng, kết cấu, khẩu độ, cao trình, độ dốc, thời điểm xây dựng, bàn giao quản lý, tình trạng sử dụng các công trình thoát nước, bao gồm: mương, cống, đường ống thu gom, chuyển tải và trạm xử lý nước thải, cửa xả, cấu tróc tách dòng...

2. Hồ sơ hệ thống thoát nước được cập nhật vào phần mềm quản lý thoát nước đô thị.

Điều 21. Xây dựng, cập nhật dữ liệu hệ thống thoát nước

1. Sở Xây dựng chủ trì, tổng hợp dữ liệu hệ thống thoát nước trên toàn địa bàn thành phố.

2. Các cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước thực hiện xây dựng và cập nhật dữ liệu hệ thống thoát nước trên địa bàn quản lý theo phân cấp; hằng năm tiến hành rà soát, gửi báo cáo hiện trạng hệ thng thoát nước về Sở Xây dựng đ tng hợp, theo dõi.

Điều 22. Quản lý, kiểm tra và báo cáo tài sản hệ thống thoát nước

Các cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước thực hiện việc kiểm kê, đánh giá, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản về hệ thng thoát nước theo đúng quy định hiện hành.

Mục 7. KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC

Điều 23. Những hành vi bị cấm

Những hành vi bị cấm liên quan đến quản lý hệ thống thoát nước bao gồm: phá hoại, làm hư hỏng công trình thoát nước, cản trở việc thu gom, thoát nước, lấn chiếm công trình thoát nước.

Điều 24. Xử lý vi phạm công trình thoát nước

1. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình và phân cấp quản lý thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm công trình thoát nước theo quy định hiện hành.

2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ công trình thoát nước phải thực hiện khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Phân cấp quản lý nhà nước đối với hệ thống thoát nước

1. UBND thành phố thống nhất quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn thành phố, có phân cấp, phân công và ủy quyền thực hiện quản lý theo quy định.

2. Sở Xây dựng thực hiện quản lý hệ thống thoát nước trên các tuyến đường có bề rộng mặt đường ≥ 10,5m, kênh hở, hồ điều tiết; các trạm xử lý nước thải tập trung; mương cống thoát nước có cấp công trình ≥ II.

3. UBND các quận, huyện thực hiện quản lý hệ thống thoát nước theo địa bàn hành chính trên các tuyến đường có bề rộng mặt đường < 10,5m; mương cống thoát nước trong kiệt hẻm, mương thoát nước thải sau nhà, mương đất hiện trạng, ngoại trừ mương cống thoát nước có cấp công trình ≥ II.

4. Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện quản lý hệ thống thoát nước thuộc phạm vi khu công nghiệp do đơn vị quản lý theo quy chế hoạt động của đơn vị và quy định này.

5. Các Chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án thực hiện quản lý hệ thống thoát nước thuộc phạm vi dự án, công trình do đơn vị đang triển khai thực hiện (trong thời gian chưa bàn giao đưa vào quản lý, sử dụng).

6. Đơn vị thoát nước tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo hợp đồng quản lý vận hành.

Điều 26. Trách nhiệm của các đơn vị

1. Sở Xây dựng:

a) Là cơ quan đầu mối tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố về quản lý nhà nước đối với hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố.

b) Tham mưu cho UBND thành phố tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương về lĩnh vực thoát nước, ban hành các văn bản quy định về quản lý thoát nước.

c) Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, định kỳ hàng năm đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện thực hiện xử lý thoát nước chống ngập úng; chủ trì thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm liên quan đến hoạt động thoát nước theo quy định.

3. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và phát triển hệ thống thoát nước.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND thành phố cân đối, bố trí vốn ngân sách thành phố cho công tác xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước.

5. Sở Tài chính tham mưu cho UBND thành phố cân đối, bố trí đủ kinh phí cho công tác quản lý, khai thác và duy trì hệ thống thoát nước; chủ trì tổ chức thẩm định giá dịch vụ thoát nước, trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định.

6. Kho bạc nhà nước thực hiện thanh quyết toán vốn cho đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, đột xuất và duy trì thường xuyên hệ thng thoát nước.

Điều 27. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 46/2018/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 quy định về quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.666

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.194.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!