Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 46/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Đào Xuân Quý
Ngày ban hành: 03/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 46/2008/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 03  tháng 10  năm 2008

 

QUYẾT  ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐỊNH GIÁ RỪNG (TẠM THỜI) ĐỂ GIAO, CHO THUÊ VÀ BỒI THƯỜNG RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 09/9/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá IX - kỳ họp bất thường (lần 3) về việc thông qua Đề án định giá rừng (tạm thời) để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án định giá rừng (tạm thời) để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Giá quyền sử dụng rừng (theo các thông số tính toán trong Đề án):

- Rừng giàu:                              20.000.000 đồng/ha

- Rừng Trung bình:                    14.000.000 đồng/ha

- Rừng nghèo:                             2.400.000 đồng/ha

2. Tiền bồi thường khi thu hồi rừng (theo các thông số tính toán trong Đề án):

- Rừng giàu:                              21.000.000 đồng/ha

- Rừng Trung bình:                    18.000.000 đồng/ha

- Rừng nghèo:                           10.000.000 đồng/ha

- Rừng non:                                6.000.000 đồng/ha

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan có văn bản liên ngành hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, cần điều chỉnh, bổ sung; các Sở, Ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài chính tổng hợp) để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Giám đốc Lâm trường Kon Tum, Giám đốc các Công ty Đầu tư phát triển lâm nông công nghiệp và Dịch vụ các huyện; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào xuân Quí

 

ĐỀ ÁN

ĐỊNH GIÁ RỪNG (TẠM THỜI) ĐỂ GIAO, CHO THUÊ VÀ BỒI THƯỜNG RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

(Ban hành kèm theo Quyết định 46/2008/QĐ-UBND, ngày 03/10/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum).

Phần thứ nhất

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Tính đến ngày 31/12/2007, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên toàn tỉnh Kon Tum là: 747.168,4 ha; chiếm: 77,21% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là: 622.976,6 ha và 33.843,5 ha rừng trồng; độ che phủ rừng là: 67,8%. Diện tích đất chưa có rừng: 90.348,3 ha; chiếm 12,09% tổng diện tích đất lâm nghiệp; đây là nguồn tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh nhà.

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được như: công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được chú trọng, dẫn đến vốn rừng được giữ vững và phát triển; độ che phủ của rừng đã tăng từ 63,4% (năm 1999) lên 67,8% (năm 2007), nên khả năng phòng hộ đầu nguồn của rừng đã tăng lên một cách đáng kể; công tác xã hội hoá nghề rừng đã được quan tâm, đã thu hút được một lực lượng đáng kể người dân địa phương tham gia hoạt động lâm nghiệp, bước đầu tạo cơ sở phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá... Bên cạnh đó ngành lâm nghiệp tỉnh nhà vẫn còn một số tồn tại như sau: phát triển thiếu tính bền vững; quản lý sử dụng các nguồn lực còn lãng phí, thiếu cơ sở khoa học dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà; mức đóng góp của ngành lâm nghiệp vào GDP của tỉnh cũng như cho ngân sách Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của rừng và đất rừng; chưa khai thác tổng hợp tiềm năng tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường sinh thái.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại nói trên nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân khách quan:

- Điều kiên tự nhiên có nhiều bất lợi. Diện tích đất lâm nghiệp tuy lớn nhưng chủ yếu lại phân bổ ở địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh và xa khu vực dân cư, đường sá đi lại khó khăn; khí hậu khá khắc nghiệt, mùa khô hạn trong năm kéo dài gây chết cây trồng và là tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng cháy rừng trên diện rộng;

- Nguồn lực đầu tư­ cho lâm nghiệp chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, tình hình an ninh chính trị khu vực biên giới cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác điều tra, quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chồng chéo;

- Cơ chế quản lý kinh tế lâm nghiệp hiện nay vẫn còn mang tính hành chính bao cấp, việc vận dụng một số chủ trương chính sách của Nhà nước vào thực tế còn thiếu tính chủ động, kém linh hoạt, chưa quan tâm đúng mức đến các đặc điểm sản xuất lâm nghiệp và các quy luật sinh học, sinh thái rừng ở địa phương cho nên chưa tạo được động lực thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển;

- Việc triển khai thực hiện các chính sách về giao đất, giao rừng hưởng lợi từ rừng còn chậm, chưa tạo được sự thu hút của người dân vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nghề rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng;

- Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý và bảo vệ rừng ở một số công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý còn yếu. Công tác điều tra, khảo sát thống kê tài nguyên rừng của các công ty chưa chắc chắn, dẫn đến không thể đưa ra phương án tổ chức kinh doanh có hiệu quả.

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỊNH GIÁ RỪNG

Việc triển khai thực hiện định giá rừng là một nhiệm nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo là xuất phát từ các yêu cầu sau đây:

- Nhằm triển khai tinh thần Nghị quyết TW lần thứ X về việc " vốn hoá các nguồn tìm năng", thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; theo đó, toàn bộ rừng sản xuất phải được giao, cho thuê rừng có thu hoặc không thu tiền sử dụng rừng, để làm được những việc này phải tiến hành công tác định giá rừng.

- Nhằm phục vụ cho Đề án giao rừng, cho thuê rừng có thu hoặc không thu tiền sử dụng rừng theo Quyết định số 2740/QĐ-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Việc bồi thường các khu rừng cần phải giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông…cũng cần phải có giá cụ thể để tính toán, đền bù.

- Để đẩy mạnh sản xuất lâm sản và phát triển các dịch vụ lâm nghiệp trên cơ sở vốn rừng và tài nguyên rừng được quản lý bền vững, tổ chức thực hiện một hệ thống chính sách lâm nghiệp có khả năng thu hút cao sự tham gia của người dân, của các thành phần kinh tế để tạo nên động lực mới phát triển lâm nghiệp bền vững trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện công tác định giá rừng.

III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

- Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

- Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác;

- Và một số tài liệu liên quan khác.

Phần thứ hai

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục đích của Đề án là dùng làm cơ sở tính toán giá trị rừng để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu của Đề án là xác định giá trị quyền sử dụng 1 ha rừng sản xuất phục vụ Đề án giao rừng, cho thuê rừng có thu hoặc không thu tiền sử dụng rừng theo Quyết định số 2740/QĐ-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum và rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được cấp thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng, thông qua đó:

- Đưa ra giá giao, giá thuê hợp lý khi Nhà nước thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên;

- Đưa ra giá bồi thường hợp lý khi thu hồi chuyển múc đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên;

- Là cơ sở để xác định tài sản, đánh giá hiệu quả hoạt động của các chủ rừng;

- Là cơ sở khoa học giúp Nhà nước và các chủ rừng quản lý ngày càng tốt hơn nguồn tài nguyên rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp;

- Nâng cao về nhận thức và trách nhiệm của các chủ rừng trong việc giữ gìn bảo vệ giá trị quý báu của rừng bao gồm giá trị kinh tế và giá trị môi trường của rừng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

- Về đối tượng: Áp dụng đối với rừng tự nhiên gồm: rừng sản xuất; rừng phòng hộ, đặc dụng được cấp thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Về phạm vi: do thiếu công tác điều tra cụ thể về trữ lượng lâm sản cũng như các hoạt động kinh tế khác trên từng ha rừng trên địa bàn toàn tỉnh mà chỉ mô hình hoá (lý thuyết hoá) các thông số mang tính chất đại diện cho một số trạng thái rừng. Vì vậy, kết quả tính toán chỉ dùng để xây dựng kế hoạch, xây dựng đề án. Khi triển khai cụ thể, chỉ những dự án nào có số liệu điều tra phù hợp với các thông số đã đưa ra thì được sử dụng kết quả này để giao, cho thuê , bồi thường hay tổ chức đấu giá.

III. MÔ HÌNH TÍNH TOÁN ĐỊNH GIÁ RỪNG

1. Cơ sở giá trị:

Giá trị của rừng

Loại

Mô tả

Cách tiếp cận được sử dụng và sự tương ứng với nghiên cứu này

Giá trị sử dụng  trực tiếp

Sản phẩm

Thương mại

Khai thác gỗ thương mại và và các sản phẩm khác (dương xỉ, tre nứa, mật ong, cây để làm thuốc,...)

Tiếp cận trực tiếp thống qua đánh giá trữ lượng khai thác.

Sinh kế

Các sản phẩm phục vụ sinh hoạt: củi đun, gỗ xây dựng, các sản phẩm của động vật, thực phẩm và cây để làm thuốc.

Rất khó xác định chính xác. Việc thẩm định giá gián tiếp dựa trên giả định về sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng của những dân cư sống  liền kề mà cuộc sống của họ có mối quan hệ mật thiết với rừng.

Phi tiêu thụ

Du lịch, giải trí

Việc tạo ra thu nhập thông qua du lịch sinh thái. Giá trị tạo ra từ sự thỏa mãn nhu cầu giai trí của người tham quan.

Có thể ước tính giá trị này bằng số lượng du khách, sự  thu hút của các điểm nút du lịch, các thuộc tính độc đáo của rừng, giá trị về cảnh vật, địa điểm văn hoá, v.v.. (hay thông qua việc xác định chi phí du hành).

Văn hoá, lịch sử

Các địa điểm thiêng liêng, hoặc khu vực có tầm quan trọng về lịch sử

Được đánh giá trên cơ sở số lượng du khách (hay thông qua việc xác định chi phí du hành).

Khoa học, giáo dục

Giá trị của rừng trong vấn đề khoa học, giáo dục.

Không thể ứng dụng trực tiếp. có thể liên quan chặt chẽ với giá trị đa dạng sinh học và tính độc đáo.

Giá trị sử dụng  gián tiếp

 

Phong cảnh và chức năng sinh thái

Bảo vệ đất, tái sinh chất dinh dưỡng, tình trạng màu mỡ của đất, góp phần ổn định khí hậu và giữ lại khí các bon,...

Rừng đóng vai trò quan trọng trong chức năng hệ thống sinh thái phong cảnh, đặc biệt là về tái sinh chất dinh dưỡng, hấp thu khí các bon, và giữ nước.

Các khu rừng xuất hiện trong khu vực của các con sông lớn có thể được coi là có chức năng quan trọng đặc biệt về sinh thái.

 

Giá trị đa dạng sinh học

Rừng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

Đây là giá trị quan trọng của rừng. Đánh giá thông qua mức độ đa dạng sinh học, việc cung cấp các loại sinh vật quý, gen quý,...

Giá trị phi sử dụng

 

Các giá trị tuỳ chọn

Người ta có thể định giá quyền chọn đối với việc sử dụng một khu rừng trong tương lai.

Chưa có một phương thức đánh giá hợp lý

 

Giá trị hiện hữu và giá trị về mặt di sản

Người ta có thể định giá một khu rừng như là một di sản cho những người khác hoặc cho các thế hệ khác.

Chưa có một phương thức đánh giá hợp lý

Qua bảng trên cho thấy, giá trị của rừng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại chưa có cơ sở và điều kiện để tính toán phần giá trị gián tiếp, giá trị phi sử dụng và giá trị lâm sản ngoài gỗ. Vì vậy, Đề án chỉ tính đến giá trị thu nhập từ hoạt động khai thác gỗ tròn và củi, chưa tính toán các giá trị khác.

2. Lựa chọn phương pháp và trình tự tính toán định giá rừng theo phương pháp thu nhập:

2.1. Lựa chọn phương pháp:

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC nói trên, có 3 phương pháp xác định giá các loại rừng. Cụ thể như sau:

- Phương pháp thu nhập: là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ vào thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền Việt Nam đồng (VNĐ) tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá.

Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

- Phương pháp chi phí: là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ vào các khoản chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng và lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá.

Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trong điều kiện loại rừng cần định giá chưa có giao dịch trên thị trường.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng trồng, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng rừng trên thị trường hoặc giá giao dịch về quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng (giữa Nhà nước và chủ rừng) của diện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng, trữ lượng rừng; chất lượng lâm sản để so sánh với diện tích rừng cần định giá.

Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tỉnh ta mới bắt đầu triển khai thực hiện định giá rừng nên chưa có giá giao dịch thực tế về quyền sử dụng rừng, vì vậy, không thể áp dụng phương pháp so sánh. Mặt khác, Đề án này phục vụ chủ yếu cho Đề án giao rừng, cho thuê rừng có thu hoặc không thu tiền sử dụng rừng theo Quyết định số 2740/QĐ-BNN nói trên; trong đó, đối tượng rừng được giao, cho thuê chủ yếu là rừng tự nhiên. Trong Đề án này không đề cập đến rừng trồng nên không áp dụng phương pháp chi phí.

Với các lý do nói trên, trong Đề án chỉ áp dụng phương pháp thu nhập để tính toán xác định giá quyền sử dụng rừng và tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

2.2. Trình tự các bước tính toán theo phương pháp thu nhập:

- Bước 1: Căn cứ hồ sơ về khu rừng; trong đó có vị trí địa lý, địa hình, địa vật, tài nguyên rừng, trạng thái rừng, trữ lượng và chất lượng lâm sản, các điều kiện về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng theo kế hoạch định giá rừng hằng năm... và trên cơ sở lượng tăng trưởng tự nhiên bình quân hằng năm của rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ở Tây nguyên là 2% để xác định trữ lượng gỗ tại năm được phép khai thác theo quy trình.

- Bước 2: Tính tổng doanh thu từ việc bán gỗ, củi tại năm được phép khai thác.

- Bước 3: Tính tổng chi phí tại năm định giá đối với trường hợp thu hồi rừng và đối với trường hợp giao, cho thuê rừng được tính từ năm định giá đến khi kết thúc thời hạn giao, cho thuê rừng bao gồm: chi phí khai thác gỗ, củi tại năm tổ chức khai thác; chi phí bảo vệ hằng năm tại thời điểm định giá đến khi kết thúc thời hạn giao, cho thuê rừng, các khoản thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).

- Bước 4: Xác định lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân kỳ hạn 1 năm tại tỉnh Kon Tum.

- Bước 5: Tính giá quyền sử dụng rừng hoặc tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo công thức:

 

 

 


Trong đó:

- G là giá quyền sử dụng rừng;

- Bi là doanh thu trong năm i tính từ năm định giá (năm 1) đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng;

- Ci là chi phí trong năm i tính từ năm định giá (năm 1) đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng;

- t là khoảng thời gian tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng;

- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm. 

- B là tổng doanh thu bình quân 01 năm tính cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm  định giá.

- C là tổng chi phí bình quân 01 năm tính cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm định giá.

Tuy nhiên như đã nói tại điểm 1, Mục III của Phần thứ hai nói trên, giá quyền sử dụng rừng trong Đề án được tính toán dựa trên giá trị thu nhập thuần tuý và chi phí từ hoạt động khai thác gỗ tròn và củi, không có thu nhập thường xuyên nào khác. Do vậy, (B - C)/r trong công thức trên bằng 0.

3. Kết quả tính toán xác định giá quyền sử dụng rừng và tiền bồi thường khi thu hồi rừng:

3.1. Thông số tính toán:

Các thông số giả định được sử dụng để xây dựng mô hình tính toán giá quyền sử dụng rừng và tiền bồi thường của 1 ha rừng như sau:

- Thời gian giao, cho thuê rừng có thu tiền sử dụng được tính theo luân kỳ khai thác là 35 năm. Trong Đề án, năm đầu tiên của luân kỳ khai thác cũng chính là năm định giá bắt đầu từ năm 2009;

- Tính thu nhập thuần tuý từ hoạt động khai thác gỗ, củi của 4 trạng thái rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá (gồm: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng non) với chủng loại gỗ nhóm IV;

- Giá bán gỗ, củi theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 15/02/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc quy định giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với lâm sản rừng tự nhiên, thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các loại lâm sản rừng trồng, vườn trồng. Tiền cây đứng tính theo Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 10/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Lãi suất tiền gởi tiết kiệm bình quân trên địa bàn thị xã Kon Tum: từ năm 2009 đến 2011 là 18% và từ năm 2012 đến năm 2043 là 8,16%;

- Định mức lao động và ca máy căn cứ theo các điều kiện tác nghiệp giả định được áp dụng chung cho các trạng thái rừng (Cự ly đi làm: 1 ÷ 2 km; độ dốc của rừng 15 0 ≤ i ≤ 30 0 ; cự ly vận chuyển: 25 km; cự ly vận xuất: 200 – 300 m).

- Áp dụng phương thức khai thác chọn khi tính toán giá quyền sử dụng rừng và theo phương thức khai thác trắng khi tính toán tiền bồi thường để thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu trong khai thác theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói trên.

3.2. Kết quả tính toán: 

+ Giá quyền sử dụng rừng: Kết quả tính toán giá quyền sử dụng rừng tính cho 1 ha rừng theo các trạng thái rừng như sau:

- Rừng giàu: 19.966.639 đ/ha.

- Rừng trung bình: 13.178.697 đ/ha.

- Rừng nghèo: 2.388.937 đ/ha.  

+ Tiền bồi thường khi thu hồi rừng: Kết quả tính toán tiền bồi thường khi thu hồi, chuyển mục đích sử dụng 1 ha rừng theo các trạng thái rừng như sau:

- Rừng giàu: 20.976.240 đ/ha.

- Rừng trung bình: 17.779.408 đ/ha.

- Rừng nghèo: 9.787.328 đ/ha.

- Rừng non: 5.742.080 đ/ha.

(chi tiết xem phụ lục kèm theo)

IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Không tổ chức thu tiền cây đứng khi các chủ rừng tổ chức khai thác gỗ, củi vì kết quả tính toán giá quyền sử dụng rừng và tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng nói trên đã bao gồm chi phí tiền cây đứng.

2. Do Luân kỳ khai thác đưa vào tính toán theo quy định là 35 năm. Vì vậy, khoảng thời gian giữa 2 kỳ khai thác chính kế tiếp nhau quá dài, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép ban hành chính sách tài chính ràng buộc nhà đầu tư phải có trách nhiệm chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng sau khi khai thác lần I (như: ký quỹ, bảo lãnh...). Đồng thời uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát nhà đầu tư trong việc tổ chức thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng nhằm tránh trường hợp nhà đầu tư từ bỏ trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng sau khi tổ chức khai thác lần I.

3. Giá quyền sử dụng rừng được tính toán trên cơ sở thu nhập và chi phí từ hoạt động khai thác gỗ, củi. Do vậy, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép chủ rừng được quyền chủ động tổ chức khai thác lâm sản theo quy định trong phương án đấu giá giao, cho thuê rừng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm tạo điều kiện cho chủ rừng được chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4. Hiện nay, Trung ương chưa có chế độ quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng có thu tiền sử dụng và tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng. Vì vậy, trước mắt khoản thu nói trên được vận dụng quản lý như nguồn tài nguyên đất hiện hành, được sử dụng để chi cho sự nghiệp lâm nghiệp, chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, chi cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng…Khi có hướng dẫn của Trung ương thì thực hiện theo hướng dẫn đó.

5. Khi tổ chức triển khai các dự án có số liệu điều tra lâm sản cụ thể hoặc điều tra kinh tế xã hội khác mà có sự khác biệt với số liệu mẫu đưa ra thì Hội đồng định giá của tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn theo Pháp luật sẽ tính toán lại giá theo đúng quy định của Nhà nước. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để xử lý cụ thể.

6. Khi yếu tố giá cả và các yếu tố khác thay đổi làm ảnh hưởng tăng hoặc  giảm giá quyền sử dụng rừng và tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng trên 20% liên tục trong thời gian từ 6 tháng trở lên thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để sửa đổi và báo cáo lại cho Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp gần nhất.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Hội đồng thí điểm định giá rừng:

- Làm cơ quan đầu mối có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Chi Cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và các Sở, Ngành liên quan tổ chức triển khai Đề án;

- Chỉ đạo việc lập và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch định giá rừng hằng năm để phục vụ công tác giao, cho thuê rừng và thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;

- Tổ chức thẩm định giá các loại rừng, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, Ngành phối hợp thực hiện việc giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo kế hoạch định giá rừng thống nhất, đồng bộ với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất theo quy định pháp luật hiện hành;

- Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án.

2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chịu trách nhiệm tổ chức xác định vị trí, ranh giới, loại rừng, trạng thái rừng, chất lượng rừng và các điều kiện về giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng kế hoạch định giá rừng hằng năm;

- Tổ chức việc tiếp nhận đơn xin giao, thuê rừng, trả lại rừng theo kế hoạch định giá rừng hằng năm; chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư khu rừng của tổ chức lập; thực hiện các nội dung về giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định hiện hành;

- Tổ chức việc bàn giao rừng hoặc nhận lại rừng ngoài thực địa;

- Tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện định giá rừng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia việc giao, thuê rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo qui định hiện hành.

- Xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các qui trình, trình tự thủ tục khai thác, chăm sóc, nuôi dưỡng phục hồi rừng sau khi giao, cho thuê.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh:

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về định giá rừng; 

+ Tổ chức quản lý hồ sơ về giao, thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc chương trình định giá rừng; theo dõi, thống kê biến động; tổng hợp báo cáo Hội đồng thí điểm định giá rừng;

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng của các chủ rừng sau khi đã được giao, cho thuê;

+ Bảo đảm chấp hành pháp luật trong các hoạt động về giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc chương trình định giá rừng; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tranh chấp về rừng.

3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh: Việc giao đất, cho thuê đất trên diện tích đã giao rừng, cho thuê rừng; việc thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất trên những diện tích đã được cấp thẩm quyền cho phép đầu tư các công trình cần phải giải phóng mặt bằng.

4. Trách nhiệm của Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư cân đối và bố trí kế hoạch kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án trên cơ sở thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo qui định hiện hành, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt;

- Tổ chức xác định giá các loại  rừng; theo dõi biến động giá các loại rừng trên thị trường; tổ chức thống kê giá các loại rừng;

- Xây dựng chính sách tài chính ràng buộc nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển rừng sau khai thác (ký quỹ, bảo lãnh…) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Lập và báo cáo Hội đồng thí điểm định giá rừng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng rừng trong trường hợp giao, cho thuê rừng có thu tiền sử dụng rừng theo phương thức đấu giá.

5. Trách nhiệm của các cơ quan khác có liên quan:

Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã có rừng, Lâm trường Kon Tum và các Công ty Đầu tư phát triển lâm nông công nghiệp và Dịch vụ thuộc tỉnh chủ động phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham gia các hoạt động của Đề án này.

Các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp có nhu cầu được giao, thuê rừng thì đăng ký với các cơ quan chức năng của tỉnh để được hướng dẫn thực hiện.

Phần thứ tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:

Đề án được xây dựng theo các qui định hiện hành của Nhà nước, số liệu tính toán về trữ lượng dựa trên các hồ sơ thiết kế khai thác các năm trước, giá cây đứng áp dụng theo đơn giá được Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành, do đó tương đối phù hợp. Tuy nhiên do bước đầu xây dựng nên Đề án chỉ có tính chất tạm thời, áp dụng thực hiện trong thời gian trước mắt, trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.

II. KIẾN NGHỊ:

Để có cơ sở thực hiện được công tác giao rừng, cho thuê rừng và bồi thường rừng tự nhiên trên diện tích được phép chuyển mục đích sử dụng, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua Đề án.                

 

PHỤ LỤC:

BẢNG TÍNH TOÁN GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG VÀ TIỀN BỒI THƯỜNG KHI THU HỒI, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 1 HA RỪNG TỰ NHIÊN

1. Giá quyền sử dụng rừng:

a. Rừng giàu:

Hạng mục

ĐVT

Trữ lượng

Khai thác lần I ( Năm 2009)

Khai thác lần II (Năm 2043 )

1. Trữ lượng gỗ tại thời điểm định gía

m³/ha

 

150

 

2. Trữ lượng được phép khai thác

m³/ha

150

 

 

3. Tăng trưởng bình quân năm

m³/ha/ năm

3,4

 

 

4. Số năm cần để đạt trữ lượng khai thác

năm

 

 

35

5. Trữ lượng tại thời điểm khai thác

m³/ha

 

150

203

6. Cường độ được phép khai thác

%

 

26

21

7. Tỷ lệ chặt bài thải

%

 

5

5

8. Trữ lượng khai thác

m³/ha

 

46,5

52,8

9. Sản lượng khai thác

m³/ha

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Sản lượng gỗ chính phẩm

m³/ha

 

27,9

31,7

- Sản lượng gỗ tận dụng

m³/ha

 

7,0

7,9

- Sản lượng củi

Ste

 

3,3

3,70

10. Trữ lượng còn lại sau khai thác

m³/ha

 

104

150

11. Giá bán sản phẩm

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Gỗ chính phẩm

đ/m³

 

2.200.000

2.200.000

- Gỗ tận dụng

đ/m³

 

450.000

450.000

- Củi

đ/Ste

 

190.000

190.000

12. Doanh thu tại thời điểm khai thác (B)

đồng

 

65.137.200

67.626.240

Trong đó:

 

 

 

 

- Doanh thu từ gỗ chính phẩm

đồng

 

61.380.000

63.360.000

- Doanh thu từ gỗ tận dụng

đồng

 

3.138.750

3.564.000

- Doanh thu từ củi

đồng

 

618.450

702.240

13.  Tổng chi phí (C)

đồng

 

41.706.911

48.970.198

Trong đó:

 

 

 

 

- Chi phí khai thác

đồng

 

17.184.794

25.393.284

- Chi phí quản lý bảo vệ

đồng

 

100.000

100.000

- Chi phí quản lý công ty

đồng

 

16.578.688

17.224.900

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (25 %)

đồng

 

7.843.430

6.252.014

14. Thu nhập thuần túy (B  - C)

đồng

 

23.430.289

18.656.042

15. Giá quyền sử dụng 1 ha rừng giàu (G )

đồng

 

19.966.639

b. Rừng trung bình:

Hạng mục

ĐVT

Trữ lượng

Khai thác lần I (Năm 2009)

Khai thác lần II (Năm 2043)

1. Trữ lượng gỗ tại thời điểm định gía

m³/ha

130

 

 

2. Trữ lượng được phép khai thác

m³/ha

130

 

 

3. Tăng trưởng bình quân năm

m³/ha/năm

3,5

 

 

4. Số năm cần để đạt trữ lượng khai thác

năm

 

 

35

5. Trữ lượng tại thời điểm khai thác

m³/ha

 

130

189

6. Cường độ được phép khai thác

%

 

21

25

7. Tỷ lệ chặt bài thải

%

 

5

5

8. Trữ lượng khai thác

m³/ha

 

33,8

56,6

9. Sản lượng khai thác

m³/ha

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Sản lượng gổ chính phẩm

m³/ha

 

20,3

34,0

- Sản lượng gổ tận dụng

m³/ha

 

5,1

8,5

- Sản lượng củi

Ste

 

2,4

4,0

10. Trữ lượng còn lại sau khai thác

m³/ha

 

96

132

11. Giá bán sản phẩm

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Gỗ chính phẩm

đ/m³

 

2.200.000

2.200.000

- Gỗ tận dụng

đ/m³

 

450.000

450.000

- Củi

đ/Ste

 

190.000

190.000

12. Doanh thu tại thời điểm khai thác (B)

đồng

 

47.347.040

72.493.280

Trong đó:

 

 

 

 

- Doanh thu từ gỗ chính phẩm

đồng

 

44.616.000

67.920.000

- Doanh thu từ gỗ tận dụng

đồng

 

2.281.500

3.820.500

- Doanh thu từ củi

đồng

 

449.540

752.780

13.  Tổng chi phí (C)

đồng

 

32.358.624

46.439.534

Trong đó:

 

 

 

 

- Chi phí khai thác

đồng

 

14.955.777

19.082.593

- Chi phí quản lý bảo vệ

đồng

 

100.000

100.000

- Chi phí quản lý công ty

đồng

 

12.273.375

18.539.025

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (25 %)

đồng

 

5.029.472

8.717.915

14. Thu nhập thuần túy (B  - C)

đồng

 

14.988.416

26.053.746

15. Giá quyền sử dụng 1 ha rừng trung bình ( G )

đồng

 

13.178.697

c. Rừng nghèo:

Hạng mục

ĐVT

Trữ lượng

Khai thác lần I (Năm 2026)

Khai thác lần II (Năm 2043 )

1. Trữ lượng gỗ tại thời điểm định gía

m³/ha

80

 

 

2. Trữ lượng được phép khai thác

m³/ha

80

 

 

3. Tăng trưởng bình quân năm

m³/ha/năm

 

 

 

4. Số năm cần để đạt trữ lượng khai thác

năm

 

13

22

5. Trữ lượng tại thời điểm khai thác

m³/ha

 

112

112

6. Cường độ được phép khai thác

%

 

23,5

24,5

7. Tỷ lệ chặt bài thải

%

 

5

5

8. Trữ lượng khai thác

m³/ha

 

32

33

9. Sản lượng khai thác

m³/ha

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Sản lượng gỗ chính phẩm

m³/ha

 

19,2

19,8

- Sản lượng gỗ tận dụng

m³/ha

 

4,8

5,0

- Sản lượng củi

Ste

 

2,2

2,3

10. Trữ lượng còn lại sau khai thác

m³/ha

 

80

79

11. Giá bán sản phẩm

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Gỗ chính phẩm

đ/m³

 

2.200.000

2.200.000

- Gỗ tận dụng

đ/m³

 

450.000

450.000

- Củi

đ/Ste

 

190.000

190.000

12. Doanh thu tại thời điểm khai thác (B)

đồng

 

44.825.600

46.226.400

Trong đó:

 

 

 

 

- Doanh thu từ gỗ chính phẩm

đồng

 

42.240.000

43.560.000

- Doanh thu từ gỗ tận dụng

đồng

 

2.160.000

2.227.500

- Doanh thu từ củi

đồng

 

425.600

438.900

13.  Tổng chi phí (C)

đồng

 

31.066.550

46.226.400

Trong đó:

 

 

 

 

- Chi phí khai thác

đồng

 

14.697.866

15.581.662

- Chi phí quản lý bảo vệ

đồng

 

100.000

100.000

- Chi phí quản lý công ty

đồng

 

11.649.000

12.050.775

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (25 %)

đồng

 

4.619.683

4.648.491

14. Thu nhập thuần túy (B  - C)

đồng

 

13.759.050

13.845.472

15. Giá quyền sử dụng 1 ha rừng nghèo (G)

đồng

 

2.388.937

2. Tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng:      

a. Rừng giàu:

Hạng mục

ĐVT

Trữ lượng

Năm khai thác 2009

1. Trữ lượng gỗ tại thời điểm định gía

m³/ha

150

 

2. Cường độ được phép khai thác

%

 

100

3. Sản lượng khai thác

m³/ha

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Sản lượng gỗ chính phẩm

m³/ha

 

18

- Sản lượng gỗ tận dụng

m³/ha

 

22,5

- Sản lượng củi

Ste

 

77,7

4. Giá bán sản phẩm

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Gỗ chính phẩm

đ/m³

 

2.200.000

- Gỗ tận dụng

đ/m³

 

450.000

- Củi

đ/Ste

 

190.000

5. Doanh thu tại thời điểm khai thác (B)

đồng

 

64.488.000

Trong đó:

 

 

 

- Doanh thu từ gỗ chính phẩm

đồng

 

39.600.000

- Doanh thu từ gỗ tận dụng

đồng

 

10.125.000

- Doanh thu từ củi

đồng

 

14.763.000

6.  Tổng chi phí (C)

đồng

 

43.511.760

Trong đó:

 

 

 

- Chi phí khai thác

đồng

 

16.397.681

- Chi phí quản lý công ty

đồng

 

20.122.000

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (25 %)

đồng

 

6.992.080

7. Thu nhập thuần túy (B  - C)

đồng

 

20.976.240

8. Tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng 1 ha rừng giàu ( G )

đồng

 

20.976.240

b. Rừng trung bình:

Hạng mục

ĐVT

Trữ lượng

Năm khai thác 2009

1. Trữ lượng gỗ tại thời điểm định gía

m³/ha

130

 

2. Cường độ được phép khai thác

%

 

100

3. Sản lượng khai thác

m³/ha

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Sản lượng gỗ chính phẩm

m³/ha

 

15,6

- Sản lượng gỗ tận dụng

m³/ha

 

19,5

- Sản lượng củi

Ste

 

67,3

4. Giá bán sản phẩm

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Gỗ chính phẩm

đ/m³

 

 

- Gỗ tận dụng

đ/m³

 

 

- Củi

đ/Ste

 

 

5. Doanh thu tại thời điểm khai thác (B)

đồng

 

55.889.600

Trong đó:

 

 

 

- Doanh thu từ gỗ chính phẩm

đồng

 

34.320.000

- Doanh thu từ gỗ tận dụng

đồng

 

8.775.000

- Doanh thu từ củi

đồng

 

12.794.600

6.  Tổng chi phí (C)

đồng

 

38.110.192

Trong đó:

 

 

 

- Chi phí khai thác

đồng

 

14.211.323

- Chi phí quản lý công ty

đồng

 

17.972.400

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (25 %)

đồng

 

5.926.469

7. Thu nhập thuần túy (B  - C)

đồng

 

17.779.408

8. Tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng 1 ha rừng trung bình ( G )

đồng

 

17.779.408

c. Rừng nghèo:

Hạng mục

ĐVT

Trữ lượng

Năm khai thác 2009

1. Trữ lượng gỗ tại thời điểm định gía

m³/ha

80

 

2. Cường độ được phép khai thác

%

 

100

3. Sản lượng khai thác

m³/ha

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Sản lượng gỗ chính phẩm

m³/ha

 

9,6

- Sản lượng gỗ tận dụng

m³/ha

 

12

- Sản lượng củi

Ste

 

41,4

4. Giá bán sản phẩm

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Gỗ chính phẩm

đ/m³

 

 

- Gỗ tận dụng

đ/m³

 

 

- Củi

đ/Ste

 

 

5. Doanh thu tại thời điểm khai thác (B)

đồng

 

34.393.600

Trong đó:

 

 

 

- Doanh thu từ gỗ chính phẩm

đồng

 

21.120.000

- Doanh thu từ gỗ tận dụng

đồng

 

5.400.000

- Doanh thu từ củi

đồng

 

7.873.600

6.  Tổng chi phí (C)

đồng

 

24.606.272

Trong đó:

 

 

 

- Chi phí khai thác

đồng

 

8.745.430

- Chi phí quản lý công ty

đồng

 

12.598.400

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (25 %)

đồng

 

3.262.443

7. Thu nhập thuần túy (B  - C)

đồng

 

9.787.328

8. Tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng 1 ha rừng nghèo ( G )

đồng

 

9.787.328

d. Rừng non:

Hạng mục

ĐVT

Trữ lượng

Năm khai thác 2009

1. Trữ lượng gỗ tại thời điểm định gía

m³/ha

50

 

2. Cường độ được phép khai thác

%

 

100

3. Sản lượng khai thác

m³/ha

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Sản lượng gỗ chính phẩm

m³/ha

 

6

- Sản lượng gỗ tận dụng

m³/ha

 

7,5

- Sản lượng củi

Ste

 

25,9

4. Giá bán sản phẩm

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Gỗ chính phẩm

đ/m³

 

 

- Gỗ tận dụng

đ/m³

 

 

- Củi

đ/Ste

 

 

5. Doanh thu tại thời điểm khai thác (B)

đồng

 

21.496.000

Trong đó:

 

 

 

- Doanh thu từ gỗ chính phẩm

đồng

 

13.200.000

- Doanh thu từ gỗ tận dụng

đồng

 

3.375.000

- Doanh thu từ củi

đồng

 

4.921.000

6.  Tổng chi phí (C)

đồng

 

15.753.920

Trong đó:

 

 

 

- Chi phí khai thác

đồng

 

5.465.894

- Chi phí quản lý công ty

đồng

 

8.374.000

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (25 %)

đồng

 

1.914.027

7. Thu nhập thuần túy (B  - C)

đồng

 

5.742.080

8. Tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng 1 ha rừng non ( G )

đồng

 

5.742.080

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 46/2008/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 về đề án định giá rừng (tạm thời) để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.051

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.111.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!