HÀ NỘI 2000
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều 1- Các
dạng hút nước - ý nghĩa mục đích
Hút nước là một dạng công việc bắt buộc của công tác thí
nghiệm-thấm nhằm nghiên cứu điều kiện địa chất thuỷ văn của các tầng chứa nước.
Hút nước là phương pháp lấy nước lên một cách cưỡng bức từ các lỗ khoan,
giếng, điểm lộ, hầm mỏ gây nên sự biến dạng trường thấm tự nhiên (mực nước, tốc
độ...).
Hút nước tiến hành bằng phương pháp tự chảy được gọi là "xả
nước".
Theo ý nghĩa mục đích của hút nước người ta chia ra các dạng
hút nước sau: hút thử, thí nghiệm, khai thác thí nghiệm.
1- Hút thổi rửa là dạng được tiến hành nhằm làm sạch
mùn khoan, dung dịch khoan và các vật chất lấp nhét trong lỗ hổng, khe nứt, ống
lọc, đảm bảo sự lưu thông bình thường của nước từ tầng chứa nước vào công trình
thí nghiệm
2-Hút khai trương (sơ bộ) được tiến hành nhằm kiểm tra
sự phù hợp của thiết kế với điều kiện tự nhiên thực tế của tầng chứa nước và
cấu trúc lỗ khoan, giếng, điểm lộ... cụ thể và chỉnh lại thiết kế (nếu cần) đảm
bảo cho hút thử, thí nghiệm, khai thác-thí nghiệm đạt yêu cầu.
3- Hút thử là dạng được tiến hành nhằm đánh giá sơ bộ
độ giàu nước, tính chất chứa và thấm nước của đất đá chứa nước, chất lượng nước
dưới đất, cho ta đặc trưng so sánh các khoảnh khác nhau của tầng chứa nước.
4 - Hút thí nghiệm là dạng được tiến hành nhằm:
- Xác định
độ giàu nước (lưu lượng) của tầng chứa nước.
- Xác định các thông số địa chất thuỷ văn của các tầng chứa
nước (hệ số thấm, độ dẫn nước, hệ số truyền áp, truyền mực nước, hệ số phóng
thích, thấm xuyên, bán kính ảnh hưởng dẫn dùng, tổng lực cản của trầm tích lòng
sông); các thông số dịch chuyển của nước dưới đất.
- Nghiên cứu điều kiện biên của các tầng chứa nước trên bình
đồ và lát cắt (quan hệ nước dưới đất với nước mặt, tác động tương hỗ của các
tầng chứa nước kề liền ).
- Xác định mối quan hệ giữa lưu lượng và mực nước hạ thấp;
xác định lực cản thuỷ lực ở đới gần lỗ khoan; bước nhảy mực nước; hiệu suất lỗ
khoan.
Tuỳ thuộc vào giai đoạn nghiên cứu, điều kiện địa chất thuỷ
văn và phương pháp đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất mà hút nước thí
nghiệm nhằm giải quyết một hay vài nhiệm vụ kể trên. Căn cứ vào số lượng lỗ
khoan hút nước, sơ đồ bố trí và cấu trúc các lỗ khoan, số bậc hạ thấp và mục
đích của hút nước để chia ra các loại sau:
a)
Hút thí nghiệm đơn là hút nước không có lỗ khoan quan sát.
b)
Hút thí nghiệm chùm là hút nước khi có lỗ khoan quan sát (bao gồm
cả hút nước thí nghiệm có thả chất chỉ thị).
c)
Hút thí nghiệm nhóm là dạng hút nước thí nghiệm được tiến hành
đồng thời từ 2 lỗ khoan hút nước trở lên.
d)
Hút phân đoạn là dạng hút nước tiến hành thí nghiệm một đoạn nào
đó của tầng chứa nước.
e)
Hút thí nghiệm với 1 bậc lưu lượng (hạ thấp) là hút nước mà suốt
thời gian thí nghiệm chỉ có một giá trị lưu lượng hay một giá trị mực nước hạ
thấp.
f)
Hút thí nghiệm nhiều bậc lưu lượng là hút thí nghiệm với nhiều
đợt mà mỗi đợt có một giá trị lưu lượng ( hay mực nước hạ thấp ).
g)
Hút thí nghiệm giật cấp cũng là dạng hút nước nhiều bậc lưu lượng
nhưng với thời lượng rất ngắn.
5 - Hút khai thác - thí nghiệm là dạng hút nước nhằm
xác định bằng con đường thực nghiệm qui luật thay đổi mực nước (lưu lượng) và
chất lượng nước dưới đất (cả nước khoáng, nước nóng).
Các dạng hút nước trong điều tra địa chất thuỷ văn bao gồm: hút
thổi rửa, khai trương, hút thử, thí nghiệm (đơn, chùm, phân đoạn, giật cấp),
khai thác - thí nghiệm.
Điều 2 - Các
định nghĩa, thuật ngữ
Trong quy phạm này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 - Tầng chứa nước là tập hợp các vỉa đất đá chứa nước có thành phần
thạch học - tướng và đặc điểm địa chất thuỷ văn đồng nhất hay gần gũi nhau, tương
đối duy trì trong không gian (chiều dài phân bố so với chiều dày từ 1000 lần
trở lên) có thể có thành phần hoá đồng nhất hay khác nhau, nước trong một tầng
chứa nước thuộc một hệ thống thuỷ động lực duy nhất. Giữa các tầng chứa nước có
thể hoặc không có các tầng cách nước ngăn cách.
a) Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước có đất đá cách nước phủ trên
và trải dưới, áp lực thuỷ tĩnh lớn hơn áp lực khí quyển (bề mặt áp lực phân bố
ở vị trí cao hơn nóc tầng chứa nước), biểu hiện chủ yếu là dung lượng nước đàn
hồi.
b) Tầng chứa nước không áp là tầng chứa nước ngầm có đáy cách nước trải
bên dưới và bề mặt thoáng tự do phía trên, áp lực thuỷ tĩnh bằng áp lực khí
quyển, biểu hiện chủ yếu là dung lượng nước trọng lực.
2 - Động thái không ổn định là động thái chuyển động của nước dưới
đất mà lưu lượng, phương, tốc độ và góc dốc của dòng chảy thay đổi theo thời
gian.
3 - Động thái gần ổn định là một dạng khác của động thái không ổn
định khi trong mỗi thời điểm chuyển động của nước dưới đất có thể được đặc
trưng bởi phương trình thấm ổn định; là động thái chuyển động của nước dưới đất
có nhịp độ hạ thấp mực nước (áp lực) như nhau, đường cong hạ thấp theo thời
gian sẽ song song với nhau. Thời điểm cho phép thay hàm số tích phân biểu diễn
mực nước hạ thấp bằng hàm số logarit được gọi là thời điểm đạt đến động thái
gần ổn định (còn trước nó thuộc về động thái không ổn định).
4 - Động thái ổn định là động thái chuyển động của nước dưới đất khi tất
cả các yếu tố của dòng thấm không thay đổi theo thời gian (lưu lượng, phương
dòng, tốc độ, tiết diện ngang và góc dốc áp lực); là động thái chuyển động của
nước dưới đất có nhịp độ hạ thấp mực nước (áp lực) rất nhỏ gần như bằng
không, đường cong hạ thấp không thay đổi theo thời gian dù thời lượng hút nước
có dài thêm bao nhiêu cũng vậy.
Điều 3 - Các
loại lỗ khoan trong thí nghiệm hút nước
1- Lỗ khoan hút nước: Là lỗ khoan được đặt thiết bị lấy nước từ
dưới lên.
a) Lỗ khoan trung tâm: là lỗ khoan hút nước của chùm thí nghiệm.
b) Lỗ khoan hút nước hoàn chỉnh: là lỗ khoan khoan hết chiều dày
tầng chứa nước nghiên cứu và ống lọc được kết cấu hết chiều dày chứa nước.
c) Lỗ khoan hút nước không hoàn chỉnh: là lỗ khoan không
khoan hết chiều dày tầng chứa nước hoặc khoan hết nhưng ống lọc chỉ được bố trí
một phần chiều dày tầng chứa nước.
2- Lỗ khoan quan sát: Là lỗ khoan chỉ dùng để đo mực
nước trong quá trình thí nghiệm.
a) Lỗ khoan quan sát hoàn chỉnh là lỗ khoan được bố
trí cách lỗ khoan trung tâm trên khoảng cách bằng hay lớn hơn chiều dày tầng
chứa nước.
b) Lỗ khoan quan sát không hoàn chỉnh là lỗ khoan được
bố trí cách lỗ khoan trung tâm trên khoảng cách nhỏ hơn chiều dày tầng chứa
nước.
c) Trong thực tế những lỗ khoan quan sát thường bố trí cách
xa lỗ khoan trung tâm từ bẩy phần mười chiều dày tầng chứa nước trở lên được coi
là hoàn chỉnh, ngược lại là không hoàn chỉnh.
3 - Lỗ khoan vách: là lỗ khoan quan sát đặt cạnh lỗ
khoan hút nước có chiều sâu, kết cấu và chiều dài ống lọc như lỗ khoan hút nước
nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng “ vỏ ” và hiện tượng chảy rối ở đới gần
lỗ khoan hút nước.
4 - Lỗ khoan thả chất chỉ thị: là lỗ khoan quan sát
của chùm thí nghiệm dùng để nạp chất chỉ thị.
Điều 4 - Các loại
thiết bị dùng trong thí nghiệm hút nước
1- Máy bơm
Là thiết bị được dùng để lấy nước lên khỏi mặt đất. Khi hút nước
thường dùng airlift, máy bơm li tâm trục ngang, trục đứng hay bơm điện chìm.
Airlift bao gồm: máy nén khí, ống dẫn khí, bộ phận hỗn hợp, ống dâng nước
Để thổi rửa sạch mùn khoan, dung dịch sét và tiến hành thí nghiệm hút
nước ở lỗ khoan, chủ yếu dùng airlift.
Máy nén khí phải chọn loại có công suất đảm bảo thực hiện
được nhiệm vụ thổi rửa lỗ khoan, hút nước liên tục cho một đợt hạ thấp và đủ
khả năng điều chỉnh sang các bậc lưu lượng khác nhau.
Ống dẫn khí, dẫn nước, đo mực nước cần đảm bảo độ bền, chịu
đựng được áp lực khí nén và hoạt động lâu dài liên tục. Khi nghiên cứu nước
khoáng, nước nóng các dụng cụ, thiết bị cần phải đảm bảo chịu nhiệt, chống ăn
mòn hoá học.
Bố trí ống dẫn khí và ống dẫn nước có thể song song hay đồng
tâm. Ống dẫn nước cần đảm bảo nhận được lưu lượng cần thiết và quan sát địa
chất thuỷ văn dễ dàng.
Trong điều kiện thực tế, hút thử, thí nghiệm, khai thác - thí
nghiệm sử dụng cả các loại máy bơm khác như li tâm, điện chìm... Đối với nước
khoáng, nước nóng khí hoá cao, khí quý (CO2, H2S, Rn)
tuyệt đối không đước dùng thiết bị airlift để hút thử, thí nghiệm, khai thác-
thí nghiệm mà phải sử dụng các loại máy bơm khác.
2 - Dụng cụ đo mực nước và lưu lượng
Dụng cụ đo mực nước gồm máy
đo điện và máy tự ghi.
Dụng cụ đo lưu lượng gồm
thùng định lượng, ván đo, ống đo áp lực và đồng hồ lưu lượng.
Điều 5 - Yêu cầu
hút nước
1 - Đối với hút thổi rửa
Được tiến hành theo
trình tự từ trên xuống, bắn tia ở đoạn ống lọc, tạo chân không đột ngột, thổi
bốc đáy.
Dùng công suất lớn nhất của máy bơm ứng với điều kiện cụ thể
của lỗ khoan, giếng, điểm lộ. Riêng đối với trầm tích hạt mịn cần thổi theo
dạng bậc với công suất từ nhỏ đến lớn.
Thổi rửa phải đảm bảo nước lên trong, sạch mùn khoan, dung
dịch, ống lọc lỗ khoan không bị lấp và hoạt động tốt. Trường hợp dùng máy bơm
li tâm, bơm điện chìm để hút nước thì hàm lượng cát phải nhỏ hơn 5 mg/l.
2 - Đối với hút khai trương (sơ bộ)
Phải tìm được hệ số ngập hợp lý (trường hợp dùng airlift) hay
chiều sâu đặt máy thích hợp (trường hợp dùng các loại bơm khác).
3 - Đối với hút nước thử và hút thí nghiệm (đơn, chùm, nhóm)
a)
Đảm báo tính liên tục của thí nghiệm.
b)
Khống chế lưu lượng (hay mực nước) ổn định ngay từ đầu đợt hút.
c)
Công suất thí nghiệm phải phù hợp với điều kiện địa chất thuỷ văn cụ
thể, đảm bảo giải quyết tốt, hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ đặt ra.
Đối với hút nước thí nghiệm nhiều bậc, giật cấp, thả chất chỉ thị còn cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
d)
Hút nước thí nghiệm nhiều bậc hạ thấp kết thúc mỗi đợt phải đo hồi phục
mực nước hoàn toàn rồi mới chuyển sang đợt kế tiếp.
e)
Hút nước giật cấp chuyển tiếp liên tục không ngừng từ cấp nọ sang cấp
kia. Sau khi kết thúc bậc cuối cùng phải đo hồi phục hoàn toàn (mực nước sau 8h
đo liên tiếp thay đổi không quá 2cm).
f)
Chất chỉ thị được dùng trong thí nghiệm là chất không độc hại, không bị
hấp thu, dễ được phát hiện và khác biệt rõ với phông nước dưới đất. Chất chỉ
thị được thả xuống vị trí ống lọc hoạt động, có độ hoà tan tốt trong môi trường
nước.
4 - Đối với hút khai thác - thí nghiệm
Đảm bảo tính liên tục của thí nghiệm. Khống chế lưu lượng
(hay mực nước) ổn định ngay từ đầu đợt hút. Đối với loại nước khoáng, nước nóng
khí hoá cao, khí quý (CO2, H2S và Rn) tuyệt đối không
được dùng máy hơi ép để hút thử, thí nghiệm và khai thác - thí nghiệm.
Điều 6 - Xác định
giá trị mực nước tĩnh, lưu lượng và mực nước hạ thấp trung bình của công trình
thí nghiệm (lỗ khoan, giếng, điểm lộ ...)
1 - Mực nước tĩnh
Việc lựa chọn chiều sâu mực nước (áp lực) kể từ mặt đất làm
mực nước tĩnh được quy định như sau:
a) Khi động thái tự nhiên nước dưới đất của tầng chứa nước
trong thời kỳ thí nghiệm là ổn định thì mực nước hồi phục hoàn toàn sau hút
khai trương (sơ bộ) được lấy làm giá trị mực nước tĩnh.
b) Khi động thái tự nhiên nước dưới đất của tầng chứa nước
trong thời kỳ thí nghiệm là không ổn định thì mực nước hồi phục đợt trước được
lấy làm giá trị mực nước tĩnh (quy ước) của đợt thí nghiệm sau (ví dụ: mực nước
hồi phục đợt khai trương được lấy làm mực nước tĩnh đợt 1; mực nước hồi phục
đợt 1 được lấy làm mực nước tĩnh đợt 2 ...).
2 - Mực nước hạ thấp
a)
Trường hợp động thái tự nhiên nước dưới đất ổn định
-
Là hiệu số của giá trị mực nước động với mực nước tĩnh.
-
Mực nước hạ thấp trung bình của công trình thí nghiệm là giá trị trung
bình 8h cuối cùng trước khi ngừng hút.
b)
Trường hợp động thái tự nhiên nước dưới đất không ổn định
-
Hiệu chỉnh giá trị mực nước động thực tế đo được tại công trình,
với việc sử dụng tài liệu quan trắc động thái mực nước của công trình nằm
ngoài phạm vi ảnh hưởng của hút nước và có điều
kiện địa chất thuỷ văn tương tự.
-
Mực nước hạ thấp trung bình là giá trị trung bình 8h cuối cùng trước khi
dừng hút.
Điều 7 - Khái niệm
về mỏ nước dưới đất, phân loại mỏ theo mức độ phức tạp về điều kiện địa chất
thuỷ văn
Mỏ nước dưới đất là một phần giới hạn không gian của hệ thống
chứa nước mà trong phạm vi ấy có điều kiện thuận lợi hơn so với diện tích xung
quanh để khai thác một lượng nước đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho nền kinh tế
quốc dân.
Theo mức độ phức tạp
về điều kiện địa chất thuỷ văn, các kiểu mỏ nước dưới đất được chia thành 3
nhóm: đơn giản, phức tạp và rất phức tạp
Nhóm I. Mỏ
có điều kiện Địa chất thuỷ văn đơn giản
Tầng chứa nước có thế
nằm ổn định, đất đá tương đối đồng nhất. Nguồn chính hình thành trữ lượng khai
thác có thể xác định được khá chắc chắn, đồng thời có thể dự đoán sự thay đổi
chất lượng nước một cách có cơ sở. Xếp vào nhóm này gồm có :
1)
Mỏ thung lũng sông có sự cung cấp được đảm bảo bởi nước mặt hay trữ
lượng tĩnh tự nhiên nước dưới đất.
2) Mỏ
dạng bồn actezi trùng với vỉa đồng nhất.
3) Mỏ
nón phóng vật và trũng giữa núi.
4)
Mỏ trong các khối cát có ranh giới của đới nước nhạt là đơn giản.
Nhóm II - Mỏ có điều kiện Địa chất thuỷ văn phức tạp.
Tầng chứa nước có thế nằm bình ổn nhưng chiều dày không duy
trì hay không đồng nhất về tính thấm (khe nứt, khe nứt-karst không đều).
Một phần nguồn hình thành trữ lượng khai thác có thể nghiên
cứu được khá chắc chắn, phần khác chỉ nghiên cứu được gần đúng.
Khả năng thay đổi chất lượng nước trong quá trình khai thác
có thể được xác định bằng tính toán gần đúng. Xếp vào nhóm này gồm có:
1)
Mỏ thung lũng sông trong điều
kiện phục hồi trữ lượng một cách định kỳ.
2)
Mỏ thung lũng sông bị chôn vùi (thung lũng cổ).
3)
Mỏ dạng bồn actezi với tính
thấm không đồng nhất và rất không đồng nhất.
4)
Mỏ có diện tích các cấu trúc hạn chế hay các khối đất đá nứt nẻ, nứt
nẻ-karst có liên quan với sông.
5)
Mỏ trong các khối cát có điều kiện thuỷ hoá phức tạp.
Nhóm III - Mỏ có điều kiện địa chất thuỷ văn rất phức tạp
Tầng chứa nước có tính thấm rất không đồng nhất (nứt nẻ, nứt
nẻ-karst không đều) và phân bố cục bộ; chiều dày rất không ổn định và bị và các
phá huỷ kiến tạo làm phức tạp thêm.
Nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất có thể
nghiên cứu gần đúng còn khả năng thay đổi chất lượng nước chỉ xác định được một
cách phỏng chừng. Xếp vào nhóm này có :
1)
Mỏ nước khe nứt - karst và khe nứt - mạch không liên quan với sông.
2)
Mỏ bồn actezi ở phần rìa trong các tầng có tính thấm rất không đồng nhất
và nguồn hình thành trữ lượng khai thác biểu thị không rõ ràng.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP HÚT NƯỚC
Điều 8- Lựa chọn
dạng hút nước
Căn cứ vào ý nghĩa mục đích, điều kiện
địa chất thuỷ văn và giai đoạn điều tra để lựa chọn dạng hút nước thích hợp.
1 - Hút thử
Được tiến hành ở tất cả các
lỗ khoan khi điều tra địa chất thuỷ văn như lập bản đồ địa chất thuỷ văn, điều tra
địa chất đô thị, địa chất môi trường, địa chất nông thôn, địa chất tai biến
nước dưới đất, địa nhiệt, địa chất thuỷ văn cải tạo đất, tháo khô mỏ, đánh giá
tài nguyên nước dưới đất (cả nước khoáng, nước nóng), trừ các lỗ khoan quan sát
của chùm thí nghiệm và các lỗ khoan được hút nước thí nghiệm. Hút nước thử cũng
được tiến hành tại một số giếng, điểm lộ... cần thiết được các đề án thiết kế
lựa chọn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2 - Hút thí nghiệm
a)
Hút thí nghiệm đơn được tiến
hành trong lỗ khoan, giếng, điểm lộ thuộc các đề án điều tra địa chất thuỷ văn.
Tuỳ thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa chất thuỷ văn (điều 7) mà số lỗ
khoan hút nước thí nghiệm đơn được quy định bằng 30% (trường hợp điều kiện ĐCTV
đơn giản); 40% (trường hợp điều kiện ĐCTV phức tạp); 50% (trường hợp điều kiện
ĐCTV rất phức tạp) tổng số lượng các lỗ khoan của đề án điều tra địa chất thuỷ
văn.
b)
Hút thí nghiệm chùm chỉ được
tiến hành trong các đề án điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất, đánh giá môi
trường nước dưới đất. Mỗi một đề án không bố trí quá 1 chùm hút nước thí nghiệm
khi nhiệm vụ nghiên cứu hệ số nhả nước, điều kiện biên hay thông số dịch chuyển
nước dưới đất là nhiệm vụ bắt buộc.
c)
Hút thí nghiệm nhóm chỉ được tiến hành khi hút nước từ lỗ khoan đơn có
mực nước hạ thấp không đạt mực hạ thấp quy định theo điều 10.
d)
Hút thí nghiệm phân đoạn chỉ
được tiến hành khi tầng chứa nước nghiên cứu có chiều dày lớn, tính thấm của
đất đá bất đồng nhất rõ theo phương thẳng đứng mà buộc phải tìm đoạn có lưu
lượng và chất lượng tốt nhất cho sử dụng.
e)
Hút thí nghiệm với 1 bậc lưu
lượng (hạ thấp) là dạng hút nước chủ yếu được tiến hành trong điều tra địa chât
thuỷ văn.
f)
Hút thí nghiệm nhiều bậc lưu
lượng (hạ thấp) chỉ đuợc tiến hành trong đề án điều tra đánh giá tài nguyên
nước dưới đất, đồng thời bắt buộc phải xác định quan hệ giữa lưu lượng với mực
nước hạ thấp và phải dùng phương pháp thuỷ lực để đánh giá trữ lượng nước dưới
đất.
g)
h, Hút thí nghiệm giật cấp được
tiến hành tại các lỗ khoan ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu khi cần xác định
lực cản thuỷ lực ở đới gần lỗ khoan, bước nhảy hạ thấp và hiệu suất lỗ khoan
(trừ các lỗ khoan quan sát, lỗ khoan thả chất chỉ thị và các lỗ khoan có lưu
lượng dưới 5 l/s).
3 - Hút khai thác-thí
nghiệm
Chỉ được tiến hành khi mỏ có điều
kiện địa chất thuỷ văn và thuỷ hoá phức tạp, nghiên cứu nước khoáng, nước nóng
và nhiễm bẩn nước dưới đất.
Điều 9- Lựa chọn
sơ đồ
1 - Vị trí lỗ khoan hút nước và khoảnh thí nghiệm
Lựa chọn vị trí lỗ
khoan và khoảnh thí nghiệm phải xuất phát từ mục đích hút nước và độ chi tiết
cần thiết của nghiên cứu, có tính đến đặc điểm địa hình, cấu tạo địa chất và
đặc điểm địa chất thuỷ văn.
Khoảnh đặt lỗ khoan hút nước là khoảnh đặc trưng, điển hình
đối với lãnh thổ nghiên cứu, tránh bố trí ở nơi chiều dày chứa nước thay đổi
đột ngột. Không bố trí lỗ khoan hút nước gần các biên; tức là phải cách biên
trên khoảng cách lớn hơn bán kính ảnh hưởng cuả hút nước để loại trừ được ảnh
hưởng của các biên (trừ trường hợp khi mục đích thí nghiệm là nghiên cứu điều
kiện biên ).
Sơ đồ thí nghiệm cần tương ứng với phương pháp giải thích và
ngược lại.
2 - Bố trí các lỗ khoan quan sát
a) Nguyên
tắc chung
- Các lỗ khoan quan sát chỉ được bố trí khi cần xác định
chính xác thông số địa chất thuỷ văn cơ bản, thông số tính toán; nghiên cứu điều
kiện biên hay điều kiện cung cấp cho tầng chứa nước.
- Lỗ khoan quan sát gần nhất phải đặt cách lỗ khoan hút nước
trên khoảng cách từ 0,7 đến 1 lần chiều dày tầng chứa nước.
- Khi có từ hai lỗ khoan quan sát trở lên thì khỏang cách từ
lỗ khoan quan sát đến lỗ khoan hút nước được xác định theo công thức :
rn = r1 .an-1
r1- Khoảng cách từ lỗ khoan trung tâm đến lỗ
khoan quan sát thứ nhất
n - Số thứ tự lỗ khoan quan sát (n=2,3,4...)
a - Hệ số
kinh nghiệm; lấy a bằng 1,5
đối với tầng chứa nước không áp và 2,5 đối với tầng chứa nước áp lực.
- Ngoài các lỗ khoan quan sát thuộc chùm thí nghiệm, cố gắng
quan trắc một lỗ khoan nằm ngoài đới ảnh hưởng của hút nước nhưng có đặc điểm
địa chất thuỷ văn tương tự (trường hợp này là bắt buộc khi có ảnh hưởng của
thuỷ triều, nước mặt hoặc dao động mực nước dưới đất trong trạng thái tự nhiên
với biên độ lớn).
- Các lỗ khoan quan sát chỉ được bố trí chính thức (được
khoan) khi có tài liệu hút thử ở lỗ khoan trung tâm.
- Cố gắng tận dụng các lỗ khoan cũ làm lỗ khoan quan sát.
- Trường hợp môi trường hai lớp, môi trường hai vỉa, môi
trường nhiều lớp, cùng với lỗ khoan quan sát trong tầng chứa nước thí nghiệm ít
nhất bố trí 1-2 lỗ khoan quan sát trong các tầng lân cận ở cùng vị trí với lỗ
khoan trong tầng chứa nước, còn trong lớp thấm yếu đặt ống đo áp lực lỗ hổng. Khoảng
cách các lỗ khoan quan sát khi có thấm xuyên đặt trong khoảng cách r/B £ 0,4 (với r là khoảng cách từ lỗ
khoan hút nước đến lỗ khoan quan sát; B là hệ số thấm xuyên).
- Các lỗ khoan quan sát được bố trí vuông góc với hướng dòng
chảy, trừ trường hợp đặc biệt có thể bố trí theo chiều dòng chảy.
- Trường hợp tầng chứa nước bị giới hạn bởi các biên nhưng
muốn nghiên cứu các đặc điểm tầng chứa nước mà không bị các biên làm nhiễu loạn
thì các lỗ khoan quan sát được bố trí trong phạm vi đới thực tế vắng mặt sự
biến dạng lưới thuỷ động lực.
- Trường hợp hút nước thí nghiệm nhóm chùm thì khoảng cách
giữa các lỗ khoan hút nước (l) được bố trí như sau: Đối với tầng chứa nước
không áp: l £ 0,3r1; tầng
chứa nước áp lực l £ 0,5r1
(r1 - khoảng cách đến lỗ khoan quan sát gần nhất ).
Trường hợp hút thí nghiệm nhóm đơn các lỗ khoan bố trí cách
nhau 5 - 10m.
b)
Số lượng lỗ khoan quan sát
Trong tầng chứa nước áp lực đồng nhất chỉ xác định thông số
địa chất thuỷ văn cơ bản, số lượng lỗ khoan quan sát được chọn là 1-2 lỗ khoan,
đối với tầng chứa nước không áp số lỗ khoan quan sát là 2-3 lỗ khoan. Khi tầng
không đồng nhất tương ứng là 2-3 và 3-4 lỗ khoan, rất không đồng nhất thì tối
thiểu phải có 4 lỗ khoan quan sát. Trường hợp nghiên cứu quan hệ giữa các tầng
chứa nước với nhau thì ngoài lỗ khoan trong tầng nghiên cứu cần bố trí các lỗ
khoan quan sát trong tầng chưá nước nằm trên hoặc dưới cũng như trong tầng ngăn
cách. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nước dưới đất với nước mặt nên bố trí 1
lỗ khoan quan sát nằm sát mép nước sông và 1
lỗ khoan quan sát ở bờ đối diện nếu sông có chiều rộng không lớn (
50-70m).
c)
Số tia lỗ khoan quan sát
Số tia lỗ khoan quan sát được chọn theo mục đích thí nghiệm
và đặc điểm của tầng chứa nước :
- Tầng chứa nước đồng nhất vô hạn : 1 tia
- Tầng chứa nước dị hướng: 2 tia
- Nghiên cứu biên của tầng chứa nước: Tối thiểu 2 tia ( 1
tia song song với biên, 1 tia vuông góc với biên. Trường hợp cần nghiên cứu cân
bằng nước, số tia có thể tăng lên 4 tia).
d)
Kết cấu lỗ khoan quan sát
Kết cấu của các lỗ khoan quan sát đảm bảo lưu thông nước dễ
dàng và phản ánh đúng bản chất mực nước của tầng nghiên cứu.
Điều 10- Đặc
trưng và mức độ tác động
1 - Số lần hạ thấp mực nước hay số cấp sẽ giật
a) Số
lần(bậc) hạ thấp mực nước
Để xác định quan hệ Q-S chỉ cần 2 bậc
hạ thấp mực nước, khi thật cần thiết ( đặc biệt trong đất đá nứt nẻ) số
bậc có thể là 3 nhưng với số lượng lỗ khoan hạn chế, các trường hợp còn lại chỉ
hút với 1 bậc hạ thấp.
b) Số cấp sẽ giật
Hút nước ít nhất với 4 bậc lưu lượng.
2 - Lưu lượng hút nước và trị số hạ thấp mực nước
a) Nguyên
tắc chung
Phương pháp hút nước chủ yếu là giữ ổn định lưu lượng suốt
quá trình thí nghiệm (sai số lưu lượng tối đa không vượt quá 5%).
Trường hợp hút nước bằng phương pháp tự chảy, ta giữ ổn định
mực nước hạ thấp suốt thời gian thí nghiệm (sai số mực nước hạ thấp tối đa
5-10cm).
b) Lựa
chọn lưu lượng hút nước
Lưu lượng hút nước không được quá nhỏ hay quá lớn so
với độ giàu nước của tầng thí nghiệm:
- Khi hút nước trong cát trước Đệ Tứ, cát kết không cứng
chắc, đất đá nứt nẻ nhưng không bị Karst hoá... với độ dẫn nước của tầng thí
nghiệm dao động trong khoảng 50-500m2/ng, chọn lưu lượng hút nước
5-25 l/s.
- Khi hút nước trong cát bồi tích Đệ Tứ, các trầm tích
cát-sạn bồi tích-lũ tích, đất đá nứt nẻ-lỗ hổng rải rác có hang karst, với độ
dẫn nước 500-1000m2/ng, chọn lưu lượng hút nước 25-50 l/s.
- Khi hút nước trong tầng cuội sỏi lấp đầy cát-sạn, khối nứt
nẻ karst, với độ dẫn nước 1000-3000m2/ng, chọn lưu lượng hút nước
50-150 l/s.
- Đối với đất đá có độ dẫn nước dưới 50 m2/ng, cần
hút nước với lưu lượng lớn nhất có thể của lỗ khoan. Khi lưu lượng lỗ khoan nhỏ
hơn 0,5 l/s chỉ nên hút thử.
- Trường hợp cần thiết phải hút với vài bậc hạ thấp thì lưu
lượng các bậc sau được lấy bằng 1,5-2 lần lưu lượng bậc trước, hoặc gia số lưu
lượng giữa các bậc được lấy bằng trị số lưu lượng bậc đầu tiên.
c) Lựa
chọn trị số hạ thấp mực nước
- Trị số hạ thấp mực nước tiêu chuẩn là 3m (đối với tầng
không áp) và 4m (đối với tầng áp lực), trừ tầng không áp có chiều dày nhỏ
(4-5m) mực hạ thấp tối thiểu là 0,2 chiều dày nhưng trong mọi trường hợp không
được nhỏ hơn 1m.
- Trường hợp hút chùm,
hiệu số giữa mực nước hạ thấp giữa các lỗ khoan quan sát liên tiếp và mực nước
hạ thấp lỗ khoan quan sát xa nhất tối thiểu phải đạt 0,2-0,3m.
- Trường hợp nghiên cứu thấm xuyên khi mực nước cả hai tầng
đều hạ thấp thì hiệu trị số hạ thấp mực nước của cặp lỗ khoan tại 1 điểm tối
thiểu 0,2-0,3m.
-Khi hút nước ở lỗ khoan với ống lọc không ngập thì mực nước
hạ thấp lớn nhất trong lỗ khoan không được lớn hơn 1/3 phần ống lọc ngập.
-Trường hợp hút nước ở khoảnh
đặt hầm mỏ khai thác khoáng sản có ích thì mực nước hạ thấp lớn nhất phải đạt
giá trị bằng 0,5-0,7 chiều cao cột nước trong lỗ khoan. Nếu thực tế không đạt
được yêu cầu này thì độ chênh giữa hai đợt hạ thấp kề nhau không được ít hơn 1m
và đợt hạ thấp nhỏ nhất phải đạt được giá trị từ 1m trở lên.
Điều 11- Thời
lượng hút nước
1 - Thời lượng hút thổi rửa
Thời lượng hút thổi rửa tuỳ thuộc đường kính lỗ khoan, đường
kính ống lọc, loại đất đá, loại ống lọc, chiều dài ống lọc, chiều sâu lỗ khoan.
Công tác thổi rửa chỉ được dừng khi đạt yêu cầu nêu trong khoản 1 điều 5.
Thời lượng hút thổi rửa
tạm quy định như sau: Tối thiểu 3-4 ca máy cho mỗi lỗ khoan (đối với các lỗ
khoan đường kính dưới f219mm) và 5-6 ca cho mỗi lỗ khoan (đối với các lỗ
khoan đường kính từ f 219mm trở lên).
Đối với đất đá bở rời, hạt mịn, lọc lưới: dùng giới hạn trên
Đối với đất đá bở rời, hạt thô, lọc cuốn dây: dùng giới hạn
dưới
Đối với đất đá cứng nứt nẻ, khoan bằng nước lã: dùng giới hạn
dưới
Đối với đất đá cứng nứt nẻ-karst, trong hang chứa nhiều trầm
tích hạt mịn: dùng giới hạn trên.
Trường hợp lỗ khoan đường kính lớn: không chèn sỏi dùng giới
hạn dưới, nếu có chèn sỏi dùng giới hạn trên.
Hết thời gian tối thiểu nêu trên, nếu nước còn đục, cần báo
cáo với chủ biên, cơ quan quản lý xin tăng thời lượng cho đạt mục đích.
2 - Thời lượng hút khai trương
Thời lượng hút khai trương khoảng một vài giờ, tối đa không được quá 8
giờ.
3 - Thời lượng hút thử, thí nghiệm, khai thác- thí nghiệm
Thời lượng
hút nước từng dạng được quy định trong bảng 1
BẢNG 1 - THỜI LƯỢNG HÚT
NƯỚC
Dạng hút nước
|
Mục đích chủ yếu
|
Thời lượng (ca)/bậc
|
Hút nước thử
|
Xác định sơ bộ độ giàu nước và chất lượng nước.
|
3-6
|
Hút
nước
thí
nghiệm
|
Hút nước
thí nghiệm đơn (cả nhóm, phân đoạn)
|
Xác định độ giàu nước, tính chất thấm và chất lượng nước . Khi hút nước
thí nghiệm nhiều bậc hạ thấp còn xác định thêm quan hệ Q-S
|
6-9
(Đối với nước khoáng, nước nóng 15-45)
|
Hút thí nghiệm giật cấp
|
Xác định sức cản tổng hợp, bước nhảy mực nước và hiệu suất lỗ khoan.
|
0,25-0,5. Tối thiểu mỗi cấp 1h
|
Hút thí nghiệm chùm
(cả nhóm, phân đoạn)
|
Xác định các thông số ĐCTV:
-
Trong đất đá lỗ hổng, áp lực, đất đá nứt nẻ- karst
-
Trong đất đá lỗ hổng không áp, trong môi trường hai lớp
|
15-30
30-45
|
Nghiên cứu điều kiện biên:
-
Quan hệ nước mặt và nước dưới đất
-
Quan hệ các tầng chứa nước ngăn cách bởi lớp thấm nước yếu
|
30-45
90-120
|
Hút khai thác - thí nghiệm
|
Xác định bằng con đường thực nghiệm quy luật thay đổi mực nước và chất
lượng nước khoáng, nước nóng
|
90 và lớn hơn
|
Thời lượng nêu trên được
dùng cho thiết kế công tác hút nước. Tuỳ theo điều kiện thực tế, thời lượng cụ
thể có thể giảm đi hay tăng lên. Trường hợp tăng thời lượng phải được cấp có
thẩm quyền cho phép.
4 - Thời lượng đo hồi phục
Thời lượng đo hồi phục mực nước thay đổi trong phạm vi rất
rộng tuỳ theo độ giàu nước của tầng, tạm quy định 3 ca cho 1 đợt (kể cả hút
khai trương).
5 - Thời lượng đo mực nước tĩnh
Thời lượng đo mực nước tĩnh trước khi hút nước chính thức là
1 ca (khi mực nước ổn định), 3 ca (khi mực nước dao động).
6 - Tiêu chuẩn ngừng hút nước
Hút nước thử, thí nghiệm, khai thác-thí nghiệm được dừng khi
giải quyết được mục tiêu nhiệm vụ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đạt được các chỉ
tiêu sau:
- Động thái mực nước là gần ổn định.
- Đối với tầng chứa nước áp lực đồng nhất vô hạn, đất đá nứt
nẻ, nứt nẻ-karst khi phát hiện được khoảnh II trên đồ thị theo dõi thời gian.
- Đối với các tầng chứa nước còn lại như không áp, hai lớp,
hai vỉa... khi phát hiện được khoảnh III trên đồ thị theo dõi thời gian.
- Trường hợp hút nước thí nghiệm có các lỗ khoan quan sát thì
trên đồ thị theo dõi kết hợp phát hiện được đường tiệm cận chung hay song song
với nhau.
- Trường hợp hút nước thí nghiệm ở tầng chứa nước có biên
nhưng mục đích chỉ để xác định thông số địa chất thuỷ văn cơ bản thì ngoài việc
lỗ khoan phải nằm trong đới không có nhiễu của lưới thuỷ động lực còn cần đạt
tới thời gian lớn hơn 5 lần giá trị thời gian kiểm tra.
- Trường hợp nghiên cứu sự thay đổi chất lượng nước là mục
đích của thí nghiệm thì thí nghiệm chỉ được dừng khi có đủ tài liệu thực tế
khẳng định tính ổn định của các chỉ tiêu đánh giá hoặc xác lập được qui luật
thay đổi của chúng theo không gian hay thời gian.
Đối với nước khoáng, nước nóng chỉ được dừng khi mực hạ thấp
đạt ổn định ít nhất 20% thời gian hút nước và chất lượng nước đạt ổn định (ít
nhất 3 kết quả liên tiếp nằm trong giới hạn sai số lặp theo cùng một phương
pháp phân tích đối với mỗi chỉ tiêu).
Chương III
TIẾN HÀNH HÚT NƯỚC
Điều 12 - Những
yêu cầu về thời kỳ tiến hành hút nước
Khi hút nước thử, thí nghiệm, khai thác - thí nghiệm được
tiến hành vào mùa khô kiệt nhất, trừ trường hợp đối với giai đoạn lập bản đồ
hoặc nghiên cứu các mỏ áp lực có thể tiến hành vào đầu hoặc cuối mùa mưa nhưng
phải có tài liệu minh chứng các yếu tố khí tượng, thuỷ văn ảnh hưởng rất nhỏ
đến tài liệu thí nghiệm.
Riêng các lỗ khoan nghiên cứu tháo khô mỏ ngược lại nên tiến
hành vào mùa mà ảnh hưởng khí tượng thuỷ văn biểu hiện lớn nhất. Khi nghiên cứu
nước khoáng, nước nóng thời kỳ hút nước được chọn là mùa mưa (trường hợp đặc
biệt phải làm sáng tỏ trữ lượng thì hút nước cả hai mùa).
Điều 13 - Thiết
kế hút nước
1- Nguyên tắc chung
Khi thiết kế công tác hút nước, tác giả chủ biên đề án, đề
tài cần nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn cụ thể của mỏ và khoảnh
thí nghiệm, nhiệm vụ đặt ra của hút nước nhằm hiệu chỉnh sơ đồ thí nghiệm, kiểm
tra khả năng thực hiện nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp hút nước. Trên cơ sở tài
liệu thu được của hút khai trương, tiến hành dự đoán động thái mực nước, tính
toán mực nước hạ thấp (cả lỗ khoan quan sát nếu có) ứng với lưu lượng và thời
lượng dự kiến, nếu cần thì đề xuất điều chỉnh lại mục tiêu nhiệm vụ cho chính
xác.
2- Thiết kế kỹ thuật hút nước
a)
Khi dùng máy nén khí
Dựa vào tài liệu hút sơ bộ sau thổi rửa cần tiến hành tính tỷ
lưu lượng khí (vo), tiết diện ống nâng nước, chiều sâu ống dẫn khí,
chiều sâu ống đo mực nước và loại máy bơm nén khí được sử dụng.
Chiều sâu đặt ống dẫn khí được chọn căn cứ vào chiều sâu mực
nước động (h), thông thường chiều sâu đặt ống dẫn khí có thể thay đổi từ 1,4
đến 2,5 lần h (đối với tầng giầu nước trung bình) và 4- 5 lần h (đối với tầng
giầu và rất giầu nước).
Ống dẫn khí cần đặt cao hơn mút dưới của ống dẫn nước tối
thiểu 3 - 5m. Chọn đường kính ống dẫn khí căn cứ vào khối lượng khí, đường kính
ống nâng nước (ống dẫn nước) - Bảng 2, 3, 4. Áp suất khí nén khởi động, làm
việc được chọn căn cứ vào chiều cao cột nước phải đẩy và tổn thất áp lực.
b)
Khi dùng máy bơm ly tâm trục ngang, trục đứng, điện chìm
Dựa vào kết cấu lỗ khoan để lựa chọn máy bơm thích hợp, chiều sâu đặt máy
đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm, riêng máy bơm ly tâm trục ngang, phải căn cứ
vào chiều sâu mực nước tĩnh, mực nước động để lựa chọn.
c)
Thiết kế ống đo mực nước
Chiều sâu mực nước được đo qua khoảng không
giữa đường kính ống chống lỗ khoan và ống dẫn nước hoặc ống đo bố trí song song
với ống dẫn khí. Chiều sâu ống đo đặt sâu hơn mút dưới ống dẫn khí 3 - 5m.
Ống đo được chọn có đường kính càng nhỏ càng tốt nhưng đảm bảo dụng cụ đo
hoạt động bình thường. Trong thực tế đường kính ống đo F15 - F27 mm
d)
Thiết kế ống nâng nước
Ống dẫn nước có thể tận dụng phần ống chống nằm bên trên ống lọc của lỗ
khoan nếu thoả mãn yêu cầu. Trường hợp phải thả ống dẫn nước ngập vào ống lọc
thì ống dẫn nước phải nhỏ hơn ống lọc tối thiêủ 2 cấp đường kính
BẢNG 2 - CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC CỦA AIRLIFTKHI BỐ TRÍ
(MẮC) SONG SONG
Đường kính ống nâng nước
(mm)
|
Đường kính
ống khí
(mm)
|
Ống nhũ tương
|
Đường kính lỗ
(mm)
|
Khoảng cách giữa các lỗ (mm)
|
Số lỗ trong 1 loạt
|
a
|
b
|
|
50-60
|
19-32
|
4
|
12
|
20
|
7
|
|
75-80
|
19-38
|
4
|
12
|
35
|
10
|
|
100-125
|
32-50
|
5
|
15
|
40
|
12
|
|
150-200
|
38-50-65-75
|
6
|
20
|
30
|
12
|
|
250-300
|
50-65-75-100
|
6
|
30
|
30
|
20
|
|
350-400
|
75-100-125
|
6
|
30
|
30
|
25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG 3 - KHI BỐ TRÍ (MẮC) ĐỒNG TÂM
Đường kính ống khí
(mm)
|
Chiều dài bộ phận hỗn hợp
( mm)
|
Số lỗ trong một loạt
|
Đường kính lỗ
(mm)
|
Đường kính ống khí
(mm)
|
Chiều dài bộ phận hỗn hợp
(mm)
|
Số lỗ trong một loạt
|
Đường kính lỗ
(mm)
|
19
|
1490
|
6
|
4
|
65
|
2075
|
12
|
6
|
25
|
1490
|
8
|
4
|
75
|
2075
|
15
|
6
|
32
|
1490
|
8
|
5
|
100
|
2075
|
22
|
6
|
38
|
1490
|
8
|
6
|
125
|
2075
|
26
|
6
|
50
|
1490
|
8
|
6
|
|
|
|
|
BẢNG 4 - QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG KÍNH ỐNG DẪN KHÍ VÀ LƯU
LƯỢNG KHÍ
Khối lượng khí của máy nén khí
(m3/h)
|
Đường kính ống dẫn khí
(mm)
|
10-20
|
13-19
|
34-59
|
19-25
|
60-100
|
25-32
|
101-200
|
32-38
|
201-400
|
38-51
|
401-700
|
61-63
|
701-1000
|
63-76
|
1001-1600
|
76-89
|
e) Yêu
cầu kỹ thuật
* Hút nước cần đảm bảo tính
liên tục. Thời gian ngừng do mất điện, hỏng máy tối đa không được quá 5-10%
tổng thời gian thí nghiệm, đồng thời cần đảm bảo sau thời gian ngắn nhất (15-30’)
lưu lượng (mực nước) lỗ khoan phải đạt được giá trị như trước khi gặp sự cố.
Trường hợp mới tiến hành được
5-10% tổng thời gian thí nghiệm mà có sự cố thì phải tiến hành hút lại từ đầu.
* Khi hút nước cần tổ
chức quan trắc mực nước sông hồ, các giếng đào, các lỗ khoan cũ trong phạm vi
ảnh hưởng của hút nước; thu thập đủ tài liệu để nghiên cứu quan hệ thuỷ lực
giữa nước mặt với nước dưới đất của tầng chứa nước thí nghiệm và hiệu chỉnh số
liệu đo mực nước thực tế trong lỗ khoan, giếng, điểm lộ...
* Toàn bộ các tài liệu
thí nghiệm cùng các tài liệu liên quan đều được ghi kịp thời , đầy đủ, chính
xác, trung thực vào sổ hút nước (phụ lục 6), ghi rõ
người thu thập, người kiểm tra, ý kiến nhận xét đánh giá của tổ trưởng, chủ
biên, thời gian cụ thể tiến hành các công việc có liên quan như lấy mẫu phân
tích chất lượng nước hay các diễn biến khí tượng thuỷ văn như mưa, gió, nắng,
thời lượng mưa, loại mưa, thời gian thuỷ triều lên-xuống, thời gian bơm nước
tưới, tích nước vào hồ hay xả nước...
Trong quá trình hút nước nếu
có xảy ra các hiện tượng đột biến như nhiễm bẩn, nhiễm mặn, nước vẩn đục, bùn
cát chảy vào lỗ khoan thì thường xuyên phải theo dõi ghi chép đầy đủ và báo cáo
cho chủ biên đề án. Trường hợp xét thấy nguy cơ bị phá huỷ hoặc có hại cho sản
xuất phải báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
f)
Yêu cầu về thoát nước
Nước hút lên cần tránh không
cho nước chảy trở lại lỗ khoan, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu, đảm bảo
độ thoát tự nhiên tốt, không gây ứ, ngập.
Đối với tầng chứa nước không
áp phải dùng ống dẫn xả nước ra ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp. Đối với tầng
chứa nước áp lực có thể dùng mương máng đuợc gia cố tốt.
Bản vẽ thiết kế hút nước được
nêu trong phụ lục 2
Điều 14 - Công
tác chuẩn bị
1 - Trước khi đưa máy móc, thiết bị vào vị trí
cần tổ chức khảo sát hiện trường nhằm:
- Kiểm tra đường, nền đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
máy móc vận chuyển tập kết vào lỗ khoan thí nghiệm; lựa chọn phương án dẫn
thoát nước hút lên đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Làm việc với chính quyền địa phương đảm bảo lợi ích chính
đáng của dân sở tại, bảo vệ tài sản, an toàn, an ninh của đơn vị thi công;
trường hợp địa phương có yêu cầu sử dụng lỗ khoan thì hướng dẫn các thủ tục
pháp lí cần thiết.
- Đơn vị được giao nhiệm vụ thi công hút nước phải nghiên cứu
kỹ bản vẽ thiết kế thi công hút nước. Phòng kỹ thuật, tác giả đề án có trách
nhiệm phải bàn giao trước cho đơn vị thi công ít nhất một tuần.
2 - Kiểm tra máy móc, thiết bị, dụng cụ đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ với chất lương cao.
- Máy bơm phải hoạt động được liên tục, ổn định và đạt yêu
cầu hút nước. Nếu cần, máy dự phòng phải cùng tính năng tương đương.
- Thiết bị đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ, dụng cụ lấy mẫu
cần phải đủ và phù hợp (đồng hồ đo, thùng đo, ván đo, trường hợp dùng ván đo
cần có biện pháp đảm bảo dòng chảy ổn định như thùng chắn sóng chẳng hạn ...).
Điều 15 - Tổ chức
nhân lực trong quá trình hút nước
Nhân lực của tổ bơm phải bố trí đủ năng lực làm liên tục 1
ngày 3 ca, mỗi ca có ít nhất 1 kỹ thuật địa chất thuỷ văn, 1 người làm công tác
cơ khí vận hành, 1 người làm công tác cơ khí sửa chữa.
Trường hợp có các công trình quan sát (lỗ khoan, giếng, hồ,
dòng mặt...) phải bố trí đủ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và kỹ năng đảm bảo
thu thập chính xác các yếu tố quan trắc với tần số đã định trước.
Điều 16- Lắp đặt
thiết bị
Dựa theo thiết kế hút nước, tiến hành lắp đặt thiết bị (thả
ống dẫn nước, cần đo, cần hơi, chiều sâu đặt máy...) hút thổi rửa và hút sơ bộ
để kiểm tra thiết kế. Khi nghiên cứu nước khoáng, nước nóng, các bộ phận bơm
cũng như dụng cụ đo hay lấy mẫu đều phải được khử trùng trước khi đưa xuống lỗ
khoan.
Điều 17 - Trình
tự hút nước
Khi hút nước thử, thí nghiệm, khai thác - thí nghiệm với lưu lượng không
đổi (ổn định), người thi công sẽ điều chỉnh áp lực hơi (đối với máy nén khí)
hay van (đối với máy bơm chìm hoặc trục đứng) để khống chế lưu lượng nước hút
ra là ổn định (nếu có thay đổi thì sự thay đổi đó nằm trong giới hạn cho phép).
Khi hút nước thử, thí nghiệm, khai thác - thí nghiệm với mực
nước hạ thấp không đổi, người thi công sẽ điều chỉnh lưu lượng nước hút ra để
khống chế mực nước là ổn định.
Trường hợp hút nước thí nghiệm với vài bậc hạ thấp thì tiến
hành theo trình tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất đối với các đất đá chứa nước hạt
thô (cuội, sạn, cát thô lẫn sạn sỏi, đất đá nứt nẻ) hoặc ngược lại với đất đá
chứa nước hạt mịn (cát, cát pha, sét pha).
Trường hợp hút nước thí nghiệm giật cấp luôn tuân theo trình tự
giật từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất.
Trường hợp hút nước thí nghiệm có thả chất chỉ thị: đầu tiên là chuẩn bị
chất chỉ thị, dùng ống đưa chất chỉ thị xuống vị trí ống lọc của lỗ khoan, sau
đó nhấc ống lên xuống nhằm trộn đều chất chỉ thị với nước, rồi mới bắt đầu hút
nước thí nghiệm, lấy mẫu và phân tích ngay ngoài hiện trường theo dõi nồng độ
chất chỉ thị trong nước hút lên (chú ý xác định nồng độ phông chất chỉ thị).
Điều 18 - Tần số
đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ
1 - Khi hút nước
Tần số đo
được quy định tại bảng 5
BẢNG 5 - TẦN SỐ ĐO
Thời
lượng
|
Đo mực nước
|
Đo lưu lượng
|
Đo nhiệt độ
|
20 phút
đầu
|
1 phút đo 1 lần
|
5 phút đo 1 lần
|
đo 1 lần
|
20 phút
tiếp theo
|
2 phút đo 1 lần
|
4 phút đo 1 lần
|
đo 1 lần
|
Hết giờ
đầu
|
5 phút đo 1 lần
|
5 phút đo 1 lần
|
đo 1 lần
|
Hết giờ
thứ 2
|
10 phút đo 1 lần
|
10 phút đo 1 lần
|
đo 1 lần
|
Hết giờ
thứ 5
|
20 phút đo 1 lần
|
20 phút đo 1 lần
|
1 giờ đo 1 lần
|
Hết giờ
thứ 10
|
30 phút đo 1 lần
|
30 phút đo 1 lần
|
1 giờ đo 1 lần
|
Từ giờ thứ
11 đến khi kết thúc
|
1 giờ đo 1 lần
|
1 giờ đo 1 lần
|
1 giờ đo 1 lần
|
2 - Khi hồi phục
Cũng đo với tần số như khi hút nước cho đến mực nước hồi phục
hoàn toàn.
Điều 19 - Cách đo
mực nước
Đo chiều sâu mực nước tại lỗ khoan hút nước được sử dụng dụng cụ đo điện.
Đo chiều sâu mực nước tại lỗ khoan quan sát, giếng, điểm lộ ... tuỳ theo
mực nước, kết cấu lỗ khoan được sử dụng dụng cụ đo điện, ống dội âm.
Khi nghiên cứu nước khoáng, nước nóng khí hoá cao dùng thêm ống hỗ trợ và
bộ tách khí.
Chiều sâu mực nước được đo ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung bình.
Điều 20 - Cách đo
lưu lượng
1 - Phương pháp đo
Để xác định lưu lượng lỗ khoan, giếng, điểm lộ, có thể dùng
thùng định lượng; ván đo; áp lực nước; lưu lượng kế.
2 - Cách đo lưu lượng
a)
Xác định lưu lượng bằng thùng định lượng.
Được
dùng khi lưu lượng không lớn hơn 10 l/s.
Để tránh sai số đo, thời gian đầy thùng không nhỏ hơn
30" và phải đo ít nhất 3 lần, sai số 3 lần đo không được lớn hơn 5%, rồi
lấy giá trị trung bình.
b)
Xác định lưu lượng bằng ván đo
Đo chiều cao cột nước tràn qua ván với độ chính xác tới mm. Đo ít nhất 3
lần và lấy giá trị trung bình.
Ván tam giác và ván hình
chữ nhật thường được dùng khi lưu lượng đến10 l/s. Lưu lượng nước hút lên (Q - l/s)
được xác định theo công thức:
(đối với ván tam giác)
(đối với ván hình chữ nhật)
Trong
đó: h - Chiều cao mực nước trước mép ván, cm
b
- Chiều rộng mép ván dưới, cm.
Ván hình thang thường được dùng khi lưu lượng từ 10 l/s trở
lên (30 - 50 l/s và lớn hơn), với b thông dụng 320, 420 ; 640 và 1200mm. Lưu
lượng nước hút lên (Q - l/s) được xác định theo công thức: (đại lượng b, h như trên).
Khi
dùng ván đo lưu lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau :
-
Khoảng cách từ ngưỡng ván đến đáy ván không được nhỏ hơn 10 - 20cm.
- Khoảng cách từ mép ván
đến thành ngoài của ván không được nhỏ hơn 10-20cm.
- Dòng chảy trước ván phải tương
đối đều đặn, nước chảy qua ván phải chảy rót.
-
Ván không bị ngập dưới nước.
-
Không cho nước thấm chảy qua thành ván và đáy ván.
-
Ván phải đặt nằm ngang, xác định bằng ống thuỷ.
- Trường hợp dùng thùng có ván đo thì cách ván 0,8 - 1,0m gắn
chặt thước đo milimét. Điểm 0 của thang cần trùng với mực của ngưỡng ván. Chiều
dài thùng có thể 1,5 - 2m đến 3 - 4 m tùy thuộc lưu lượng nước. Chiều rộng
thùng 1,5m, chiều cao thùng 0,5 - 0,75m.
- Đối với nước khoáng bão hoà khí thì phải dùng thêm thùng
tách khí.
c)
Xác định lưu lượng bằng áp lực nước
Dụng
cụ được thiết kế như hình 1
CHỈ DẪN THIẾT KẾ
PHẦN NƯỚC THOÁT RA
45o O
d
CHI TIẾT PHẦN THOÁT NƯỚC
1500mm
d D
20D 5 D 450
Hình 1- Dụng cụ đo áp lực dùng để xác định lưu lượng khi
hút nước
Đo
chiều cao cột nước dâng trong ống đo.
Dựa
vào chiều cao cột nước và tỉ số d/D tra bảng ta có lưu lượng nước.
Tùy
thuộc d/D ta có lưu lượng giới hạn như sau :
BẢNG 6 - LƯU LƯỢNG NƯỚC HÚT RA
d
Inch
|
D
Inch
|
Lưu lượng nhỏ nhất
|
Lưu lượng lớn nhất
|
m3/h
|
l/s
|
m3/h
|
l/s
|
2
|
4
|
6,61
|
1,836
|
26,358
|
7,32
|
3
|
4
|
17,9
|
4,97
|
71,38
|
19,83
|
4
|
7
|
27,42
|
7,61
|
109,34
|
30,37
|
5
|
7
|
47,94
|
13,32
|
191,18
|
53,1
|
6
|
8
|
71,62
|
19,89
|
285,54
|
79,32
|
d) Xác định
lưu lượng bằng lưu lượng kế
Lưu lượng kế đo tốc độ chuyển động của nước, để từ đó tính ra
lưu lượng. Có loại đo lưu lượng nước tổng cộng sau một thời gian chảy nào đó.
Để đảm bảo đo được đúng toàn bộ tiết diện cần hoàn toàn lấp đầy nước. Trước điểm
tính cần có khoảng thẳng với chiều dài (8 - 10) D, còn sau điểm tính khoảng
thẳng dài (3 - 5) D (ở đây D - đường kính ống dẫn nước).
Điều 21 - Cách đo
và dụng cụ đo nhiệt độ nước và không khí
Ở tất cả các lỗ khoan hút nước, nhiệt độ nước được đo ở ngay dòng nước
thoát ra và ghi vào sổ ngoài trời (cả thời gian : phút, giờ, ngày tháng năm đo)
Đo nhiệt độ nước còn được tiến hành ở các lỗ khoan quan sát, hố đào,
giếng, hồ, hay sông (nếu có yêu cầu).
Tất cả các điểm cần đo nhiệt độ nước thì khi đo cần ngăn ngừa khỏi tác
động của nhiệt độ không khí đặc biệt đối với nước ngầm và khi nhiệt độ không
khí chênh lớn so với phông bình thường.
Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế chậm bách phân với thang chia 0, 1 -
0,20C và có bao kim loại. Đo nhiệt độ nước ở lỗ khoan, giếng, điểm
lộ ... thí nghiệm được đo trực tiếp ngay ở vòi xả nước.
Đo nhiệt độ nước ở các điểm quan sát tại phạm vi ống lọc và giữ trong khoảng
một vài phút. Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế bách phân bình thường với độ
chính xác 0,10C. Đọc nhiệt độ với độ chính xác 0,10C.
Điều 22 - Lấy mẫu
nghiên cứu chất lượng nước
1 - Nguyên tắc chung
Mẫu nghiên cứu chất lượng nước được lấy tại các lỗ khoan, giếng, điểm lộ
hút thử, thí nghiệm và khai thác - thí nghiệm ở đầu và cuối kỳ hút nước.
Trường hợp thời lượng hút nước dài và điều kiện thuỷ hoá phức tạp cứ 3-5
ca lấy 1 mẫu (tần số lấy mẫu dày hơn nếu điều kiện thủy hoá phức tạp hơn hoặc
có nguy cơ nhiễm bẩn hơn).
Các mẫu phải đại diện cho nguồn nước và không xảy ra sự nhiễm bẩn trong
quá trình lấy mẫu bảo quản và vận chuyển mẫu.
2 - Cách lấy, bảo quản, vận chuyển mẫu
Việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển các
loại mẫu nước (đa lượng, vi lượng, chuyên môn) tuân theo các quy định kỹ thuật
hiện hành. Trong hút nước mẫu được lấy ngay tại vòi xả nước.
Dụng cụ lấy mẫu vi trùng phải là dụng cụ đã được khử trùng.
Sau khi lấy mẫu phải đưa ngay đến cơ sở phân tích trong ngày. Trường hợp không
thể thực hiện được thì phải bảo quản mẫu ở nhiệt độ dưới 10oC và
chuyển đến cơ sở phân tích trước 3 ngày.
Khi nghiên cứu nước khoáng, nước nóng cần lấy mẫu xác định
thành phần khí (tự do và hoà tan), hàm lượng khí đặc biệt (H2S, CO2,
Rn), hàm lượng hợp phần đặc biệt (Br, I, SiO2, Ra, U) và các đồng vị
bền và đồng vị phóng xạ của nước.
Mẫu phải có đủ các thông tin cần thiết nêu trong phụ lục 7.
Điều 23 - Yêu cầu
về an toàn lao động và bảo vệ môi trường
Trong quá trình thi công hút nước, phải thực hiện nghiêm túc
yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường:
- Nước hút lên được xả vào môi trường xung quanh phải đảm bảo
không gây ô nhiễm môi trường theo quy định hiện hành.
- Xả nước lợ, nước mặn phải dùng ống dẫn nước đến nơi có khả
năng thải, không được làm ảnh hưởng đến mùa màng cây trái của cư dân, trường
hợp bất khả kháng phải được cư dân thoả thuận và đền bù thiệt hại thoả đáng.
- Xả nước quá nóng, nước có hơi độc, khí cháy, chất độc hại,
phóng xạ còn phải có hàng rào bảo vệ, có biển báo nguy hiểm, không cho người
(đặc biệt là trẻ em) vào nơi thí nghiệm. Phải có phương tiện bảo vệ cho cán bộ,
công nhân làm nhiệm vụ (chống bỏng, chống độc). Trường hợp có khí dễ cháy phải
có dụng cụ chống cháy nổ và thực hiện nghiêm quy trình phòng chống cháy nổ.
- Trường hợp hút nước trong đất đá karst phải có biện pháp
phòng ngừa nguy cơ sụt lún mặt đất, làm hư hỏng nhà cửa, công trình...
- Nhiên liệu dùng cho thí nghiệm phải được bảo vệ cẩn trọng,
không được để dò rỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, môi trường đất và bảo
đảm an toàn.
Khi kết thúc thí nghiệm, cần tổ chức tháo dỡ máy máy móc,
thiết bị, san lấp lại hiện trường, bảo vệ công trình (nếu là lỗ khoan phải lắp
nắp bảo vệ, sơn phần ống nhô cao lên mặt đất và ghi tên đơn vị thi công, tên
công trình...) trước khi rút.
Điều 24 - Yêu cầu
về chỉnh lí sơ bộ tài liệu ngoài thực địa
- Chọn giá trị mực nước tĩnh và tính toán giá trị lưu lượng,
mực nước hạ thấp, tỉ lưu lượng của công trình hút nước
- Các tài liệu hút nước
phải được cán bộ kỹ thuật cập nhật thể hiện trên các đồ thị như: Q-t; S-lgt; S*-lgt;
S-lgt/r2; S-lgr, trường hợp hút thí nghiệm nhiều đợt yêu cầu thêm đồ
thị q-S; Q-S..
- Đánh giá so sánh với mục đích yêu cầu đề ra.
- Trên cơ sở các đồ thị được cập nhật
ngay tại thực địa, phải tiến hành phân tích và giải đoán tài liệu để có cơ sở
dừng công tác hút nước một cách hợp lí (dừng sớm hay kéo dài hơn, trường hợp
phải tăng thời lượng hút nước cần báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm quyền).
Điều 25 - Quy
định về giao nộp sản phẩm
Tổ trưởng tổ bơm phải giao nộp ngay (không chậm quá 3 ngày)
cho chủ biên đề án, đề tài toàn bộ tài liệu hút nước ( bao gồm sổ hút nước, bản
vẽ thi công hút nước, các đồ thị và kết quả chỉnh lý sơ bộ tài liệu ngoài thực
địa, biên bản kiểm tra chiều sâu lỗ khoan, biên bản bảo vệ lỗ khoan, quyết định
thi công, quyết định dừng hút nước...). Chủ biên đề án kiểm tra chỉnh lý và
trình hội đồng nghiệm thu của đơn vị (chậm nhất không quá 7 ngày sau khi kết
thúc công tác thí nghiệm) và lập các tờ trình báo cáo đơn vị trong trường hợp
cần thiết.
Điều 26 - Các
hình thức xử lí
Trường hợp không đạt được mục đích yêu cầu đặt ra do nguyên
nhân khách quan phải có tờ trình diễn giải lí do với đầy đủ các cơ sở khoa học
và kĩ thuật cần thiết và đề xuất điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Trường hợp không đạt được mục đích yêu cầu đặt ra do nguyên
nhân chủ quan phải nghiêm túc xem xét tìm rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp giải
quyết hữu hiệu cho việc hút nước đạt mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
Điều 27 - Yêu cầu
về công tác kiểm tra khi hút nước
Công tác kiểm tra được thực hiện có tính chất bắt buộc. Có
hai loại kiểm tra: Kiểm tra nội bộ do đơn vị thi công thực hiện và kiểm tra
ngoại bộ do cơ quan quản lý thực hiện.
Nội dung kiểm tra sự tuân thủ
quy phạm hút nước từ khâu chuẩn bị thiết kế và tiến hành hút nước thí nghiệm,
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoặc đình chỉ khi có sai phạm lớn làm
tài liệu không đủ độ tin cậy khi sử dụng.
Chương IV
CÔNG TÁC CHỈNH LÍ TÀI LIỆU HÚT
NƯỚC
Điều 28- Kiểm tra
các điều kiện cần tuân thủ khi hút nước
Công tác kiểm tra phải đánh giá mức độ tuân thủ quy phạm và
mức độ hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ yêu cầu:
1)
Khoảng thời gian (thời kỳ) hút nước theo điều 12
2)
Kiểm tra tần số đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ theo điều 18; tính toán
lưu lượng nước hút ra (điều 20) và tính lưu lượng trung bình 8h cuối cùng(
trường hợp có biến động lưu lượng nhưng không vượt quá 5%); tính toán trị số
mực nước hạ thấp trên cơ sở lựa chọn chính thức chiều sâu mực nước tĩnh và
chiều sâu mực nước động trung bình của lỗ khoan ở cuối thời kỳ hút nước.
3)
Kiểm tra tốc độ hạ thấp mực nước theo thời gian tại lỗ khoan hút nước (
khi hút nước với lưu lượng không đổi), hay tốc độ thay đổi lưu lượng ( khi hút
nước với mực nước hạ thấp không đổi). Đối với lỗ khoan quan sát thì thời gian
hút nước thí nghiệm cần so sánh với thời gian kiểm tra (tk).
4)
Kiểm tra độ ổn định về chất lượng nước ( đặc biệt quan trọng đối với
nước khoáng, nước nóng).
5)
Kết luận chung về chất lượng hút nước.
6)
Lựa chọn phương pháp chỉnh lý, giải thích tài liệu hút nước.
Kết quả kiểm tra
được thể hiện bằng biên bản kiểm tra.
Điều 29 - Đánh
giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Trước khi chỉnh lý phải soát xét và xử lý các ảnh hưởng của
các nhân tố tự nhiên, nhân tạo ảnh hưởng đến tài liệu hút nước. Phải tận dụng
triệt để toàn bộ các tài liệu đã có để đánh giá mức độ ảnh hưởng và hiệu chỉnh
tài liệu thí nghiệm.
Điều 30 - Phân
loại chất lượng tài liệu hút nước trước khi đưa vào xử lý
Sau khi kiểm tra và đánh giá mức độ ảnh hưởng phải tiến hành
phân loại tài liệu hút nước ra một số loại chính sau ( lập bảng thống kê):
-
Loại dùng cho đánh giá mức độ giàu nước
-
Loại dùng đánh giá sơ bộ thông số địa chất thuỷ văn cơ bản.
-
Loại dùng đánh giá chính xác thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và các
thông số chuyên môn khác ( hệ số thấm xuyên, lực cản của trầm tích lòng sông, thông
số dịch chuyển)
-
Loại dùng đáng giá quan hệ Q-S, xác định bước nhảy mực nước, ảnh hưởng
can nhiễu
-
Loại nghiên cứu điều kiện biên của tầng chứa nước.
Điều 31 - Chỉnh
lý tài liệu hút nước
Tài liệu các dạng hút nước được chỉnh lý với các công đoạn
chính sau:
1 - Xác định mực nước tĩnh, lưu lượng, mực nước hạ thấp của công trình
thí nghiệm hút nước
Lựa chọn giá trị mực nước tĩnh; tính toán giá trị lưu lượng, mực nước hạ
thấp theo thời gian, xác định lưu lượng, mực nước hạ thấp trung bình trên cơ
sở chiều sâu mực nước động (có hiệu chỉnh - nếu cần); tính đại lượng tỷ lưu
lượng (phải loại bỏ bước nhảy mực nước hình thành do sức cản thuỷ lực ở đới
miền gần lỗ khoan và của ống lọc).
Trường hợp có công trình quan sát phải lựa chọn giá trị mực
nước tĩnh; tính mực nước hạ thấp và khoảng cách đến công trình hút nước. Trường
hợp hút nước nhóm phải tính tâm của nhóm và xác định thêm giá trị lưu lượng,
mực nước hạ thấp trung bình của toàn nhóm.
2 - Xác định thông số địa chất thuỷ văn và các nhiệm vụ khác của thí
nghiệm
a) Đối
với hút thử
Tính sơ bộ hệ số thấm, độ dẫn nước theo phương pháp đường cong chuẩn hoặc
phương pháp thử dần
b) Đối
với hút thí nghiệm
Tính toán sơ bộ thông số địa chất thuỷ văn cơ bản (độ dẫn
nước, hệ số truyền áp hay truyền mực nước) bằng phương pháp đường cong chuẩn,
theo dõi thời gian, thử dần hoặc dùng phần mềm GWW tuỳ thuộc đặc điểm địa chất
thuỷ văn và động thái chuyển động của nước dưới đất. Giá trị thông số xác định
theo tài liệu hút nước thí nghiệm đơn chỉ được dùng để tính toán trữ lượng khai
thác tiềm năng, trữ lượng cấp triển vọng, không được dùng để tính trữ lượng
khai thác cấp công nghiệp (trừ trường hợp đã xác định được mối tương quan giữa
giá trị thông số xác định theo tài liệu hút thí nghiệm đơn và hút nước thí
nghiệm chùm).
c) Hút
thí nghiệm chùm
Xây dựng đường đồng đẳng mực nước, xác định hướng chảy và sơ
bộ tính vận tốc chảy của nước dưới đất trong trạng thái tự nhiên. Trường hợp
tầng chứa nước có biên phải phân đới động thái chuyển động mực nước và lựa chọn
các lỗ khoan phục vụ tính toán thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và tính toán
các thông số chuyên môn. Tại mỗi lỗ khoan quan sát cần tính toán thời gian kiểm
tra, tính ảnh hưởng hiệu ứng thể tích (đối với lỗ khoan, giếng, điểm lộ... có
đường kính lớn), hiệu ứng Walton (trong tầng không áp) hiệu ứng lỗ hổng kép
(tầng nứt nẻ, karst) thấm xuyên (tầng cấu tạo lớp).
Xác định mối quan hệ giữa trị số hạ thấp mực nước và thời
gian tuân theo mô hình lý thuyết nào để lựa chọn phương pháp xác định thông số
địa chất thuỷ văn cơ bản và chuyên môn.
Đối với tầng chứa nước đồng nhất, một lớp dùng phương pháp
Theis-Jacov để tính toán thông số địa chất thuỷ văn cơ bản ( động thái không ổn
định, gần ổn định). Trường hợp động thái ổn định dùng phương pháp Dupuit-Tima.
Khi xảy ra hiệu ứng Walton, lỗ hổng kép có thể sử dụng phương
pháp điểm đặc trưng. Đối với tầng chứa nước đồng nhất, một lớp, không áp, dùng
phương pháp Neuman, Theis - Jacov, Mironhenco - Sestacov để chỉnh lý xác định
thông số.
Đối với tầng chứa nước phân lớp dùng phương pháp Hantus để xác
định thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và hệ số thấm xuyên. Trường hợp thời
lượng hút nước thí nghiệm dài làm cho hệ thống trở thành một tầng đồng nhất có
thể dùng phương pháp Theis, Jacov để xác định thông số tổng hợp của toàn hệ
thống.
Đối với tầng có quan hệ thuỷ lực với sông hồ sẽ sử dụng các
phương pháp Theis, Jacov, Forgaymer, Viazakov để xác định thông số địa chất
thuỷ văn cơ bản và sức cản tổng hợp của lòng sông hồ.
Trường hợp động thái thấm của nước từ sông hồ vào tầng chứa
nước không phải là:”liên tục” mà là ”mưa dưới lòng” có thể phải dùng cách khôi
phục lại hình phễu hạ thấp mực nước theo thời gian trên mô hình.
d) Hút thí
nghiệm đơn với vài bậc lưu lượng
- Kiểm tra định luật thấm.
- Dự đoán lưu lượng lỗ khoan điểm lộ theo đường cong lưu lượng
(theo Dupuit:Q=qS; Keller: So=a+bQ; Smreker: lgQ=lgn+1/mlgS và
Antovski: Q=a+blgS) với việc thành lập các đồ thị và xác định các thông số q,
b, a, m, lgn, b, a bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.
- Đối chiếu và đánh giá so sánh các phương pháp ngoại suy
theo các công thức nêu trên và lựa chọn phương pháp kỳ vọng nhất dùng để tính
toán trữ lượng.
e) Hút
thí nghiệm nhóm
Tính thông số địa chất thuỷ văn trong trường hợp hút nước thí
nghiệm nhóm đồng bộ như đối với hút thí nghiệm đơn nhưng chỉ lưu ý thay bán
kính lỗ khoan bằng bán kính cụm lỗ khoan.
Trường hợp hút nước thí nghiệm nhóm không đồng bộ để tính
toán thông số địa chất thuỷ văn cơ bản phải thay thời gian (t) bằng thờì gian
dẫn dùng (tnp) và bán kính (r ) bằng bán kính dẫn dùng (rnp),
tính giá trị hao hụt mực nước của lỗ khoan này sinh ra cho lỗ khoan kia trong
dự báo trữ lượng các lỗ khoan can nhiễu bằng phương pháp thuỷ lực.
f) Hút
thí nghiệm giật cấp
Sử dụng tài liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (sau khi đã loại bỏ
các đợt không đạt)để xác định các hệ số B,C của phương trình ( S=BQ+CQ2);
a,b của phương trình S=(a+b lgt)Q; tổn thất áp lực trong giếng ( CQ2);
tổn thất áp lực trong tầng chứa (BQ), tính toán hiệu suất giếng E( E=[BQ/(BQ+CQ2)].100%
)và tính toán độ dẫn nước của tầng chứa nước.
Độ dẫn nước của tầng chứa nước (T) có thể được xác định bởi
đồ thị S/Qi theo Qi bằng phương pháp Hazel hay Eden-Hazel. Hiện nay đã có chương
trình phần mềm giúp chỉnh lý tài liệu hút thí nghiệm giật cấp nhanh và chính
xác.
g) Hút
nước thí nghiệm có thả chất chỉ thị
- Xây dựng đồ thị nồng độ các chất chỉ thị theo thời gian (t) kể từ thời điểm
bắt đầu thả chất chỉ thị và thời gian lấy mẫu phân tích.
- Xác định nồng độ lớn nhất các chất chỉ thị C1'max và C2
max và thời gian tương ứng t1' max và t2'
max.
- Lập đồ
thị:
Trong đó: Ci
là nồng độ chất chỉ thị ứng với thời điểm ti.
- Xác định hệ số góc các đồ thị trên b1 ứng với chất chỉ thị C1
và b2 ứng với chất chỉ thị C2.
- Xác định các thông số dịch chuyển bao gồm: hệ số khuếch tán đối lưu (D1,
D2); hệ số phân phối muối (g); tốc độ hữu hiệu trung bình chuyển
động của nước (V0); độ lỗ hổng hữu hiệu của đất đá (n).
Điều 32- Lựa chọn
các giá trị đặc trưng của các thông số
Khi có một tập hợp số liệu các giá trị thông số của một tầng
chứa nước nghiên cứu theo tài liệu hút nước thí nghiệm đơn hoặc chùm (nhưng
phải đảm bảo có độ tin cậy) để xác định giá trị đặc trưng có thể dùng phương
pháp bình quân số học, bình quân diện tích, bình quân khoảng cách hoặc xác suất
thống kê trong đó phương pháp xác suất thống kê là kỳ vọng nhất.
Phương
pháp xác suất thống kê được tiến hành theo trình tự sau:
-
Loại bỏ sai số thô và lựa chọn các giá trị không chứa sai số thô vào tập
hợp.
-
Tính trung bình số học của tập hợp 2
và phương sai s2 (phân biệt
theo hai trường hợp khác nhau khi tập hợp nhỏ hơn 20 và từ 20 trở lên).
-
Tính độ lệch s.
-
Xác định sai số của tập hợp sR
và độ chính xác của thí nghiệm (sai số trung bình) .
-
Xác định giá trị kỳ vọng của thông số ( lưu ý cho trường hợp dùng tính
trữ lượng cung cấp nước và tháo khô).
Điều 33 - Thành
lập biểu đồ kết qủa hút nước
Tài liệu hút nước sau chỉnh lí được thể hiện trên biểu đồ tổng hợp bao
gồm: cột địa tầng và cấu trúc lỗ khoan, đồ thị Q-t; S-t; Q-S; q-S; thiết kế thí
nghiệm; kết quả hút nước thí nghiệm và xác định thông số ĐCTV; hàm lượng các
nguyên tố, vi trùng; sơ đồ vị trí lỗ khoan (phụ lục 8)
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34
Quy phạm này áp dụng cho công tác điều tra địa
chất thuỷ văn của các tổ chức, cá nhân điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ
bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, các hoạt động khoáng sản theo quy định
của pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung quy phạm này phải do Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp quyết định. Các quy định trước đây trái với quy phạm này đều bãi bỏ.
PHẦN PHỤ LỤC
1- Mẫu quyết định giao nhiệm vụ thi công công tác hút nước
2-Mẫu thiết kế thi công hút nước lỗ khoan
3-Mẫu biên bản kiểm tra chiều sâu lỗ khoan
4-Mẫu biên bản sự cố hút nước
5-Mẫu biên bản nghiệm thu kết quả
6-Mẫu số hút nước
7-Mẫu thông tin về mẫu (hoá, vi trùng) lấy và phân tích
8- Mẫu biểu đồ tổng hợp khoan, hút nước lỗ khoan
Phụ lục 2- Quy phạm
CƠ QUAN QUẢN LÍ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Cơ quan thực hiện
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số /
|
.. .. .. ngày tháng năm
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA (TÊN CƠ QUAN)
Về việc giao nhiệm vụ
thi công công tác hút nước
- Căn cứ vào quyết định số --- ngày ---- tháng ---- năm
---- của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt đề án...
- Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch năm... được giao
- Căn cứ vào quy phạm và
yêu cầu kỹ thuật hút nước thí nghiệm (có văn bản kèm theo).
- Theo đề nghị của Trưởng
phòng kỹ thuật, kế hoạch - sản xuất và chủ nhiệm đề án.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Giao cho tổ bơm ------------------Đại diện là ông
-------------------
Chức vụ :.....................thực hiện công tác hút nước ------- lỗ
khoan (LK...) thuộc đề án ........... từ ngày ..... đến .....với khối
lượng các hạng mục theo đúng thiết kế đã được (tên cơ quan) phê duyệt.
Điều 2 : Phòng kĩ thuật, chủ nhiệm đề án có trách nhiệm bàn giao
thiết kế kĩ thuật cho tổ bơm trước 1 tuần.
Tổ bơm... ... ... có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ hút nước theo đúng
các yêu cầu trong bản thiết kế kĩ thuật đã được phê duyệt, thực hiện có chất
lượng và hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị máy móc, trật tự trị
an, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và bảo mật tài liệu.
Điều 3 : Các ông phụ trách kế hoạch sản xuất, tổ chức lao động,
tài chính - kế toán, kĩ thuật, tác giả đề án, tổ trưởng tổ bơm -------- chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN
Nơi nhận:
- Tổ bơm để
thi hành
- Các phòng
chức năng có liên quan
- Chủ nhiệm
đề án
- Cơ quan
thực hiện
- Lưu