Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 452/QĐ-UBND 2019 Quy chế phối hợp quản lý hoạt động hóa chất tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu: 452/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
Ngày ban hành: 12/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 452/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 12 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21/11/2007;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố Hóa chất độc;

Căn cứ Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Căn cứ Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại phiên họp thường kỳ tháng 7 năm 2019 ngày 22/7/2019;

Xét Tờ trình số 481/TTr-SCT ngày 25/6/2019 của Sở Công thương về việc đề nghị Ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Công thương (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.XDCB; CVP, P.CVP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Nhường

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12/8/2019 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm và nội dung phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Công tác phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất phải đảm bảo tính thống nhất, theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước;

2. Đảm bảo giải quyết công việc có tính hệ thống, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp và các cá nhân được giao nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động hóa chất.

3. Công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nhiều loại hóa chất, do nhiều ngành quản lý, các đơn vị phối hợp thực hiện thông qua cơ quan đầu mối là Sở Công Thương.

4. Các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất không nằm trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Hình thức phối hợp

1. Làm việc trực tiếp để thảo luận, trao đổi thông tin, tài liệu.

2. Trao đổi thông qua văn bản.

3. Trao đổi thông qua các phương tiện thông tin liên lạc.

4. Cử cán bộ tham gia các hoạt động phối hợp liên ngành.

5. Thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn.

6. Các hình thức phối hợp khác.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Hóa chất nguy hiểm: là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu (GHS) về phân loại và ghi nhãn hóa chất: dễ nổ; ôxy hóa mạnh; ăn mòn mạnh; dễ cháy; độc cấp tính; độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; độc hại đến môi trường.

2. Hoá chất độc: là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm: độc cấp tính; độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; độc hại đến môi trường.

3. Sự cố hóa chất: là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.

4. Hoạt động hóa chất: là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.

Chương II

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT

Điều 5. Sở Công Thương

1. Là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp bao gồm các danh mục: Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; hóa chất phải khai báo; hóa chất độc; tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; hóa chất phải xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

2. Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh.

3. Tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

4. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.

5. Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân về hoạt động hóa chất; tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp trên hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương.

6. Chủ trì và phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh. 

7. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ hóa chất nguy hiểm; xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

8. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chât công nghiệp.

Điều 6. Sở Y tế

1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất, danh mục tiền chất trong lĩnh vực y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.   

2. Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính: cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong lĩnh vực y tế đối với phương tiện giao thông đường bộ. Tiếp nhận báo cáo định kỳ của các cơ sở hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế bằng chế phẩm.

3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đối với hoạt động hóa chất trong lĩnh vực y tế. 

4. Tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất lĩnh vực y tế báo cáo các cơ quan liên quan theo quy định. 

5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, các cơ sơ sản xuất, cung cấp dịch vụ diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế bằng chế phẩm; xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở vi phạm.

6. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác phòng ngừa, ứng phó  sự cố hóa chất của tố chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực y tế. 

Điều 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước đối với hóa chất sử dụng trong ngành trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến nông lâm sản, thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trực tiếp quản lý các danh mục: thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm dùng trong thú y, thủy sản. 

2. Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất: cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật; cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón); cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc Thú y. Hướng dẫn phân loại, ghi nhãn và xây dựng Phiếu an toàn hóa chất đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

3. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức chuyên môn đối với hoạt động hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thủy sản.

4. Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc ngành; tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất thuộc diện quản lý, báo cáo cơ quan đầu mối tổng hợp và UBND Tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

6. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác phòng ngừa,         ứng phó sự cố hóa chất. 

Điều 8. Công an tỉnh

1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.

2. Hướng dẫn và giải quyết thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và đường sắt; chủ trì phối hợp với ngành chức năng thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển hàng nguy hiểm theo cấp phép vận chuyển.

3. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy các công trình hóa chất, các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế theo quy định.

4. Huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy hiểm, cháy, nổ.

5. Kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy và xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với cơ sở hóa chất không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy; 

6. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất các dự án hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.

7. Chủ trì, phối hợp với Sở ban ngành có liên quan về quản lý tiền chất.

8. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác phòng ngừa, ứng phó  sự cố hóa chất. 

Điều 9. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

1. Quản lý hóa chất, sản phẩm hóa chất trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực quốc phòng.

2. Phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các cấp xây dựng Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.

3. Chỉ đạo việc huy động lực lượng, phương tiện và thực hiện các biện pháp để ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố cháy, nổ, sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Điều 10. Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất. Hướng dẫn lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đối với dự án, cơ sở hóa chất trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực hiện và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ sở hoạt động hóa chất.

2. Hướng dẫn việc xử lý, thải bỏ, hóa chất độc tồn dư, chất thải trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ hóa chất độc, hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất độc bị tịch thu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.   

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với cơ sở hóa chất gây ô nhiễm môi trường.

Điều 11. Sở Khoa học và Công nghệ

1. Hướng dẫn và giải quyết thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất oxit hữu cơ, các chất phóng xạ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển hàng nguy hiểm theo cấp phép.

2. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về đóng gói, nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm và các vi phạm khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất nguy hiểm theo thẩm quyền.

Điều 12. Cục Hải quan

1. Giám sát, quản lý hải quan quá trình xuất nhập khẩu hóa chất.

2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn hóa chất khi có yêu cầu.

Điều 13. Cục Quản lý thị trường

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ hóa chất trên địa bàn tỉnh; xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Công Thương và các cơ quan liên quan về danh mục các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất.

Điều 14. Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

2. Cung cấp thông tin cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan về danh mục các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động hóa chất khi có yêu cầu.

3. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện không đáp ứng đủ điều kiện. 

4. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp vi phạm theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều 15. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh  

1. Phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan về danh mục các tổ chức, cá nhân đầu tư trong khu công nghiệp có hoạt động hóa chất.

2. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của chủ đầu tư các dự án hoạt động hóa chất trong các Khu công nghiệp. Phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan hướng dẫn xây dựng và thực hiện Biện pháp phòng ngừa hoặc Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của doanh nghiệp hoạt động hóa chất.

3. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong địa bàn quản lý.   

Điều 16. Sở Giáo dục và đào tạo

1.Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn hóa chất trong các trường phổ thông.

2. Quản lý việc sử dụng hóa chất và công tác thu gom, tiêu hủy hóa chất hết hạn sử dụng trong hệ thống trường phổ thông và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Điều 17. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn hóa chất đối với các đối tượng  quản lý.

2. Quản lý việc sử dụng hóa chất và công tác thu gom, tiêu hủy hóa chất hết hạn sử dụng trong hệ thống các cơ sở dạy nghề thuộc trách nhiệm quản lý.

3. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc trách nhiệm quản lý.

Điều 18. Các Sở, ban, ngành khác

Các sở, ban, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất và tồn trữ hóa chất nguy hiểm.

Điều 19. UBND các huyện, thị xã, thành phố

1. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn rà soát, thống kê tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.

2. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn khi có yêu cầu.

3. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những trường hợp phát hiện vi phạm.

4. Phối hợp với các Sở, ngành xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn.

5. Khi xảy ra sự cố hóa chất, UBND cấp huyện có trách nhiệm huy động lực lượng tại chỗ thực hiện các biện pháp ứng cứu, sơ tán người, tài sản, đồng thời báo cáo ngay cho UBND tỉnh, Sở Công Thương để chỉ đạo xử lý.

Điều 20. Các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh

1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động hóa chất, quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển và tồn trữ hóa chất nguy hiểm.

2. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát tại cơ sở việc thực hiện các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất, đặc biệt  là các hóa chất nguy hiểm.

3. Thực hiện quy định của Luật Hóa chất về xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất. Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy, nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi sự cố hóa chất xảy ra.

4. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải tổ chức thực hành diễn tập phòng ngừa, ứng phó sự cố theo quy định.

Chương III

PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT

Điều 21. Những nội dung phối hợp

1. Tuyên truyền, phổ biên, nâng cao nhận thức về chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất.

2. Kết nối, thống kê, cập nhật danh sách, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển và tồn trữ hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh; chia xẻ thông tin quản lý về hóa chất và các nội dung khác có liên quan.

3. Tổ chức kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở hoạt động hóa chất; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất; kiểm soát hoạt động lưu thông hóa chất trên thị trường.

4. Phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Điều 22. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn về an toàn hóa chất

1. Các sở, ngành: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chức năng nhiệm vụ trong quản lý hoạt động hóa chất chuyên ngành, có trách nhiệm chủ trì và phối hợp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn chuyên môn các quy định pháp luật về an toàn hóa chất.

2. Các sở, ban ngành: Công an, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý có trách nhiệm chủ trì và phối hợp tuyên truyền, tập huấn về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vận chuyển hóa chất nguy hiểm, xử lý chất thải nguy hại, pháp luật bảo vệ môi trường...

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký doanh nghiệp các ngành, nghề sản xuất, bán buôn, bán lẻ hóa chất liên hệ với Sở, ngành chức năng để thực hiện thủ tục liên quan theo quy định.

Điều 23. Phối hợp thống kê, chia sẻ thông tin quản lý hoạt động hóa chất

1. Sở Công Thương là đầu mối tiếp nhận báo cáo, tổng hợp và phân loại các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trách nhiệm thống kê danh sách tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, dự án hoạt động hóa chất theo chức năng, nhiệm vụ quản lý; kết quả cấp các loại Giấy phép, Giấy chứng nhận; kết quả xử lý vi phạm hành chính; tình hình xuất nhập khẩu hóa chất định kỳ gửi Sở Công Thương để tổng hợp.

2. Quy định về lập các Phụ lục báo cáo:

a) Các Sở ngành: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Y tế lập báo cáo thống kê các đơn vị hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý theo Phụ lục 01 kèm theo Quy chế này;

b) Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công an Tỉnh lập báo cáo thống kê tình hình cấp Giấy phép vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm theo Phụ lục 02 kèm theo Quy chế này;

c) Các cơ quan đơn vị: Cục Quản lý thị trường, Công an Tỉnh lập báo cáo thống kê tình hình xử lý các vi phạm về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển và tồn trữ hóa chất nguy hiểm theo Phụ lục 03 kèm theo Quy chế này;

d) Cục Hải quan lập báo cáo thống kê các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất, nhập khẩu hóa chất trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục 04 kèm theo Quy chế này;

e) Ban quản lý khu công nghiệp Tỉnh lập báo cáo thống kê các dự án triển khai trong khu công nghiệp có hoạt động hóa chất theo Phụ lục 05 kèm theo Quy chế này;

f) Sở Kế hoạch và Đầu tư thống kê danh sách tổ chức, cá nhân được cấp đăng ký doanh nghiệp với các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh hóa chất theo Phụ lục 06 kèm theo Quy chế này.

g) UBND các huyện, thị xã, thành phố thống kê danh sách hộ kinh doanh  được cấp đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc địa bàn quản lý theo Phụ lục 07 kèm theo Quy chế này.

Điều 24. Phối hợp kiểm tra, kiểm soát hoạt động hóa chất

1. Các Sở ngành: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra chuyên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ hóa chất thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; xử phạt hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; nếu cần thiết đề xuất với UBND Tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. Việc xử phạt vi phạm hành chính hoạt động hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP .

2. Ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Sở quản lý chuyên ngành về hóa chất thực hiện kiểm tra các cơ sở hoạt động hóa chất trong khu vực và trên địa bàn quản lý; thực hiện kiểm soát việc chấp hành của các cơ sở hóa chất theo kiến nghị của các Đoàn kiểm tra.

3. Cục Hải quan tỉnh phối hợp với cơ quan có liên quan trong công tác kiểm soát, quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất trên địa bàn tỉnh.

4. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các cấp kiểm tra phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình hóa chất, hoạt động vận chuyển hóa chất, sản xuất, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp; điều tra, khởi tố các trường hợp có dấu hiệu phạm tội và các vụ án liên quan đến hoạt động hóa chất để gây ra sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường.

5. Cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các cấp tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ hóa chất trên địa bàn tỉnh; xử lý hành chính các vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, các vi phạm về ghi nhãn hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện.

Điều 25. Phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo việc ứng phó khắc phục sự cố hóa chất.

2. Các sở, ngành: Công Thương,Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo các nội dung:

a) Chủ trì xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực được phân công; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất; 

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hoạt động hóa chất thuộc lĩnh vực phân công; định kỳ kiểm tra năng lực ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở;

c) Chỉ đạo việc huy động lực lượng, phương tiện của ngành tham gia công tác ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất.

3. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện xây dựng phương án ứng phó các sự cố hóa chất, cháy, nổ; chỉ đạo việc huy động lực lượng và phương tiện ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra các sự cố.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và địa phương về phương án khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường sau sự cố hóa chất.

5. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hóa chất kiểm tra Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hóa chất nguy hiểm trong các khu công nghiệp; có trách nhiệm huy động lực lượng và phương tiện của các cơ sở, doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia ứng phó cứu nạn, cứu hộ khi sự cố xảy ra.

6. UBND các các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành chức năng xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn; phối hợp công tác kiểm tra Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hoạt động hóa chất. Trách nhiệm huy động lực lượng người, phương tiện tại chỗ để ứng phó sự cố, thực hiện sơ cứu, sơ tán người, tài sản, thông báo kịp thời cho Chủ tịch UBND tỉnh và Sở Công Thương.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và người đứng đầu cơ quan, tổ chức căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm được phân công tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.

Định kỳ 06 tháng và hàng năm (Các cơ quan liên quan báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 25 tháng 6; báo cáo năm gửi trước ngày 25 tháng 12) về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương tình hình và kết quả thực hiện theo Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Phụ lục 01: Mẫu tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất trong lĩnh vực Y tế và Nông nghiệp

(Kèm theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ban hành tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019)

UBND TỈNH BẮC NINH
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /

Bắc Ninh, ngày …  tháng  … năm    ….

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT  THUỘC LĨNH VỰC …(1)

(6 tháng/năm)............................

Kính gửi: ………………………(2)……………………….

Căn cứ Quy chế Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số   /QĐ-UBND ngày     tháng       năm 2019;

…(3)… tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh (6 tháng/năm)...........như sau:

I. Danh sách doanh nghiệp/cơ sở hoạt động hóa chất:

STT

Tên đơn vị

Mã số doanh nghiệp

Địa chỉ

Điện thoại

Quy mô hoạt động hóa chất (4)

Giấy phép/Giấy chứng nhận hoạt động

Ghi chú

A.

Đơn vị sản xuất hóa chất

1

Công ty ..

..

..

..

 

 

Kèm theo danh mục hóa chất, khối lượng

B.

Đơn vị kinh doanh hóa chất

1

Công ty …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C.

Đơn vị cất giữ (kho lưu giữ)/ sử dụng hóa chất

1

Công ty…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D.

Đơn vị vận chuyển hóa chất

1

Công ty …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất liên quan đến lĩnh vực quản lý:

III. Tình hình thực hiện các quy định về công tác huấn luyện an toàn hóa chất tại các doanhg nghiệp/cơ sở

IV. Kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý hóa chất:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1) Lĩnh vực Y tế hoặc Nông nghiệp

- (2) Tên cơ quan nhận báo cáo;

- (3) Tên cơ quan gửi báo cáo.

- (4)Quy mô hoạt động Hóa chất được hiểu là: Quy mô công suất sản xuất đối với các cơ sở sản xuất Hóa chất; Quy mô hoạt động kinh doanh, quy mô cất giữ Hóa chất lớn nhất tại một thời điểm của cơ sở kinh doanh, cất giữ và sử dụng Hóa chất nguy hiểm.

- File mềm đề nghị quý cơ quan đơn vị gửi về Email: [email protected]

 

Phụ lục 02: Mẫu báo cáo tình hình cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm

(Kèm theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước  hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12  tháng 8  năm 2019)

UBND TỈNH BẮC NINH
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /

Bắc Ninh, ngày …  tháng  … năm …….

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT NGUY HIỂM

(6 tháng/năm)........................

Kính gửi: ………………………(1)……………………….

Căn cứ Quy chế Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số    /QĐ-UBND  ngày     tháng       năm 2019;

…(2)… tổng hợp tình hình cấp phép vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh (6 tháng/năm)............... như sau:

I. Danh sách tổ chức cá nhận vận chuyển hóa chất:

STT

Tên đơn vị

Mã số doanh nghiệp

Địa chỉ

Phương tiện vận chuyển

Giấy phép

Quy mô vận chuyển

1

Công ty ..

..

..

- BKS số: …

Số:…, thời hạn …

- Hóa chất A: … (kg)

- Hóa chất B: … (kg)

- BKS số:

Số:…, thời hạn …

- Hóa chất A: … (kg)

- Hóa chất B: … (kg)

2

Công ty …

- BKS số: …

Số:…, thời hạn …

- Hóa chất A: … (kg)

- Hóa chất B: … (kg)

- BKS số: …

Số:…, thời hạn …

- Hóa chất A: … (kg)

- Hóa chất B: … (kg)

 

 

 

 

 

 

II. Kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý hóa chất:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1) Tên cơ quan nhận báo cáo;

- (2) Tên cơ quan gửi báo cáo.

- File mềm đề nghị quý cơ quan đơn vị gửi về Email: [email protected]

 

Phụ lục 03: Tổng hợp tình hình xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất

(Kèm theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019)

UBND TỈNH BẮC NINH
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /   

Bắc Ninh, ngày …  tháng  … năm 2019

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH XỬ LÝ VI PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT

(6 tháng/năm)...........................

Kính gửi: ………………………(1)……………………….

Căn cứ Quy chế Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số   /QĐ-UBND ngày     tháng       năm 2019;

…(2)… tổng hợp tình hình xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh (6 tháng/năm).........................như sau:

I. Danh sách cơ sở vi phạm:

STT

Tên tổ chức, cá nhân

Địa chỉ

Mã số doanh nghiệp

Lỗi vi phạm về hoạt động hóa chất

Hình thức xử lý

Ghi chú

1

Công ty ..

..

..

 

 

 

2

Công ty ..

..

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý hóa chất:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1) Tên cơ quan nhận báo cáo;

- (2) Tên cơ quan gửi báo cáo.

- File mềm đề nghị quý cơ quan đơn vị gửi về Email: [email protected]

 

Phụ lục 04: Mẫu thống kê đơn vị xuất, nhập khẩu Hóa chất trên địa bàn tỉnh

(Kèm theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019)

UBND TỈNH BẮC NINH
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /

Bắc Ninh, ngày …  tháng  … năm 2019

 

THỐNG KÊ

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

(6 tháng/năm).....................

Kính gửi: ………………………(1)……………………….

Căn cứ Quy chế Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số   /QĐ-UBND ngày     tháng       năm 2019;

…(2)….....tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu hóa chất trên địa bàn (6 tháng/năm)..................... như sau:

I. Danh sách tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hóa chất:

STT

Tên đơn vị

Mã số doanh nghiệp

Địa chỉ

Quy mô hoạt động Hóa chất

Ghi chú

Tên Hóa chất

Khối lượng (kg)

A.

Đơn vị nhập khẩu Hóa chất

1

Công ty …

Hóa chất …

 

Hóa chất …

 

 

 

 

 

 

 

B

Đơn vị xuất khẩu Hóa chất

1

Công ty …

Hóa chất …

 

Hóa chất …

 

 

 

 

 

 

 

II. Kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý Hóa chất:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1) Tên cơ quan nhận báo cáo;

- (2) Tên cơ quan gửi báo cáo.

- File mềm đề nghị quý cơ quan đơn vị gửi về Email: [email protected]

 

Phụ lục 05: Mẫu thống kê dự án hoạt động hóa chất

(Kèm theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019)

UBND TỈNH BẮC NINH
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /

Bắc Ninh, ngày …  tháng  … năm ….

 

THỐNG KÊ

DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

(6 tháng/năm)...................

Kính gửi: ………………………(1)……………………….

Căn cứ Quy chế Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số   /QĐ-UBND ngày     tháng       năm 2019;

…(2)… tổng hợp dự án hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh (6 tháng/năm) như sau:

I. Danh sách dự án hoạt động hóa chất:

STT

Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp thành lập

Chủ đầu tư

Địa chỉ, Điện thoại, mã số doanh nghiệp của Chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp

Mục tiêu hoạt động của DA

Công suất (năm sx ổn định)

Thời gian bắt đầu hoạt động

1

 

 

Mã số DN:

 

 

 

Địa chỉ:

SĐT:

 

 

 

 

 

 

II. Kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý hóa chất:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1) Tên cơ quan nhận báo cáo;

- (2) Tên cơ quan gửi báo cáo.

- File mềm đề nghị quý cơ quan đơn vị gửi về Email: [email protected]

 

Phụ lục 06: Mẫu thống doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động hóa chất

(Kèm theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019)

UBND TỈNH BẮC NINH
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /

Bắc Ninh, ngày …  tháng  … năm ….

 

THỐNG KÊ

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG  KÝ NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

(6 tháng/ năm)..........................

Kính gửi: ………………………(1)……………………….

Căn cứ Quy chế Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số   /QĐ-UBND ngày     tháng       năm 2019;

…(2)… tổng hợp tổ chức, cá nhân đăng ký ngành nghề hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh (6 tháng/ năm)............... như sau:

I. Danh sách tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất:

STT

Tên tổ chức, cá nhân

Địa chỉ

Mã số doanh nghiệp

Điện thoại

Ghi chú

1

Công ty ..

..

..

 

 

2

Công ty ..

..

..

 

 

 

 

 

 

 

II. Kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý hóa chất:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1) Tên cơ quan nhận báo cáo;

- (2) Tên cơ quan gửi báo cáo.

- File mềm đề nghị quý cơ quan đơn vị gửi về Email: [email protected]

 

Phụ lục 07: Mẫu báo cáo tình hình cấp đăng ký kinh doanh hóa chất

(Kèm theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019)

UBND …(1)..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /

Bắc Ninh, ngày …  tháng  … năm ….

 

THỐNG KÊ

CẤP ĐĂNG KÝ KINH DOANH HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN  …(2)….

(6 tháng, năm)...............

Kính gửi: ………………………(3)……………………….

Căn cứ Quy chế Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số   /QĐ-UBND ngày     tháng        năm 2019;

…...(1)..… tổng hợp tổ chức, cá nhân được cấp ĐKKD hoạt động hóa chất trên địa bàn (6 tháng/năm).................... như sau:

I. Danh sách tổ chức, cá nhân:

STT

Tên tổ chức, cá nhân

Địa chỉ

Mã số đăng ký

Điện thoại liên hệ

Loại hình hoạt động hóa chất

Ghi chú

1

..............

..

..

 

 

 

2

..............

..

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý hóa chất:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……

TM. UBND
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1) Tên cơ quan gửi báo cáo.

- (2) Huyện/thị xã/thành phố.

- (3) Tên cơ quan nhận báo cáo;

- File mềm đề nghị quý cơ quan, đơn vị gửi về Email: [email protected]

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 452/QĐ-UBND ngày 12/08/2019 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.299

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.49.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!