ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4252/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU
GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT, XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN
NUÔI VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá
X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí
của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí
huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số
41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số
15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban
hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các
xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 - 2020 và Quyết định số
30/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, quản
lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020,
ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân thành phố;
Căn cứ Quyết định số
20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành
cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020
và Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6
năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố;
Căn cứ Công văn số 192/VPĐP-KHTH
ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương về ý
kiến đánh giá của Đoàn công tác thẩm định, xét công nhận huyện nông thôn mới;
Căn cứ Công văn số 225/VPĐP-NV ngày
22 tháng 4 năm 2016 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương về góp ý
Đề án của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh (TP.HCM);
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện
Bình Chánh tại Tờ trình số 613/TTr-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2016 về Đề án nâng
cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt
và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Bình Chánh giai đoạn 2016 - 2020; ý kiến đề xuất của Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Tờ trình số 311/TTr-VPĐP-NV ngày 28
tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng thực hiện công
tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất, xử lý chất thải
chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2016 -
2020 (theo nội dung Đề án đính kèm).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Quy hoạch -
Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố,
Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng
nông thôn mới huyện Bình Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Liêm
|
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ CHẤT
THẢI, NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT, XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ CUNG CẤP
NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
Phần I
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
ĐỂ BAN HÀNH ĐỀ ÁN
- Với sự tập trung cao độ, nỗ lực của
cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung tay thực hiện của nhân dân huyện Bình
Chánh đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong việc thực hiện tiêu chí 17 -
Tiêu chí môi trường trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, như sau:
+ Về sử dụng nước sạch: tổng số hộ
dân được phát triển cấp nước sạch đến ngày 15 tháng 5 năm 2016 là: 81.347
hộ/155.643 hộ (chiếm tỷ lệ 52,27%, tăng từ 33,46% lên 52,27%), số hộ sử
dụng nước hợp vệ sinh là: 74.296 hộ/155.643 hộ (chiếm tỷ lệ 47,73%).
+ Về các cơ sở sản xuất - kinh
doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: số đơn vị đạt tiêu chuẩn môi trường theo hướng
dẫn tại Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đạt tỉ lệ 90,26%.
+ Thường xuyên tuyên truyền, vận
động và tổ chức dọn dẹp vệ sinh các khu dân cư, các đường giao thông, vớt rác
trên các kênh rạch bị ô nhiễm; trồng cây xanh dọc theo các đường giao thông nông
thôn, các kênh rạch, trường học; phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Tổ chức
ra quân thực hiện tổng vệ sinh môi trường tại 217 công trình, với 41.503 lượt
người dân tham gia (bao gồm lực lượng nòng cốt của xã, người dân tại địa phương
và một số trường học, doanh nghiệp...). Đã phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp vận động
cộng đồng dân cư tham gia cải tạo vườn tạp và trồng mới 51.963 cây xanh trong
khu dân cư, dọc các tuyến đường giao thông nông thôn, trường học, công viên tạo
cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
+ Tỷ lệ các khu dân cư tập trung theo
quy hoạch có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 61,5% (08/13 khu dân
cư đã có dân cư tập trung sinh sống), các khu dân cư còn lại áp dụng mô hình hố
lắng, lọc 03 ngăn trước khi xả thải ra môi trường.
+ Về công tác thu gom rác dân lập,
trên địa bàn huyện có 87 đơn vị thực hiện thu gom chất thải sinh hoạt, số lượng
hộ dân đăng ký thu gom rác dân lập đạt 61.184 hộ, đạt tỉ lệ 98,85% số hộ trên các
tuyến đường chính (trước khi thực hiện Đề án nông thôn mới chỉ đạt 33%). Ngoài ra,
để tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh môi trường do tình trạng để chất thải sinh
hoạt dọc các tuyến đường thuộc khu dân cư trong thời gian chờ thu gom, Ủy ban nhân
dân huyện đã có văn bản kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân
dân thành phố hỗ trợ kinh phí trong lắp đặt thùng chứa rác công cộng tại các
tuyến đường trên địa bàn. Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp thuận chủ
trương theo Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2016 về bổ sung dự
chi toán thường xuyên năm 2016 cho Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh.
- Mặc dù việc thực hiện tiêu chí 17
- tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Bình Chánh đạt được nhiều kết quả tích
cực và được đánh giá là đạt theo tiêu chí nông thôn mới nhưng kết quả đạt được
mang tính bền vững chưa cao và cần phải nỗ lực tập trung thực hiện quyết liệt,
thường xuyên như: xử lý chất thải và nước thải sinh hoạt, chất thải và nước
thải trong chăn nuôi; chất thải và nước thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ
thể:
+ Ở những nơi dân cư tập trung đông
nếu không tăng cường tần suất thu gom rác hàng ngày, không bố trí thùng rác
công cộng phù hợp sẽ phát sinh việc thải bỏ rác nơi công cộng, tồn đọng rác
phát sinh ô nhiễm môi trường. Ở những nơi dân cư thưa không thể thực hiện thu gom
rác nếu không có mô hình, giải pháp xử lý rác phù hợp sẽ phát sinh ô nhiễm môi
trường.
+ Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng,
dân cư từ nơi khác đến tạm trú trên địa bàn để làm việc, học tập và sinh sống kéo
theo sự phát triển nhanh chóng của các khu dân cư, nhà trọ, nhà cho thuê và các
dịch vụ đi kèm. Kết quả tất yếu của quá trình phát triển nêu trên nếu không có
giải pháp thu gom chất thải, giải pháp cấp nước sạch phù hợp sẽ dẫn đến tình
trạng quá tải trong thu gom chất thải sinh hoạt và không đáp ứng được nhu cầu
cung cấp nước sạch cho người dân.
+ Việc tồn tại các hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư có nguy cơ phát sinh tình trạng ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong thời gian tới.
+ Với đặc thù là huyện đang đô thị
hóa nhanh, cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chủ
yếu (chiếm 81%) với 4.635 doanh nghiệp và 13.368 hộ kinh doanh đang hoạt động,
trong đó có các cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm xen cài trong khu dân cư cũng như
sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung nếu không có
giải pháp xử lý căn cơ, quyết liệt thì tình trạng ô nhiễm môi trường do nước
thải và khí thải trong thời gian tới sẽ không thể tránh khỏi.
Do vậy, để đảm bảo tính bền vững và
nâng cao chất lượng thực hiện tiêu chí 17 -tiêu chí môi trường trên địa bàn
huyện Bình Chánh giai đoạn 2016-2020 thì việc triển khai thực hiện Đề án nâng
cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt
và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Bình Chánh, giai đoạn 2016 - 2020 là thực sự cần thiết. Đồng thời, việc triển
khai thực hiện Đề án sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân, xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt theo mục tiêu đề
ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2016-2020.
II. CĂN CỨ PHÁP
LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23
tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày
14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24
tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05
tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông
thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020;
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 28 tháng
8 năm 2015 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bình Chánh lần thứ XI, nhiệm kỳ
2015 - 2020;
- Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 11
tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII kỳ họp thứ 20 về
nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2016 về chỉ tiêu cấp nước sạch;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Điều kiện
trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học được ban hành theo Thông tư số
04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT);
- Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22
tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 6485/QĐ-UBND ngày
04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình Phát
triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày
14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định chính sách
khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông
nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 27
tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn
mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số
2927/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về điều chỉnh
tiêu chí Môi trường: tiêu chí 17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
theo quy chuẩn quốc gia, trong Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng
nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chương trình hành động số
08-CTrHĐ/HU ngày 08 tháng 01 năm 2016 của Huyện ủy về "Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn huyện Bình Chánh";
- Chương trình hành động số
09-CTrHĐ/HU ngày 08 tháng 01 năm 2016 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XI về "Nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí xây
dựng xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung xây dựng xã Bình Hưng, thị trấn
Tân Túc phù hợp với các tiêu chí nông thôn mới";
- Kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 01 tháng
6 năm 2016 của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh
về thực hiện nâng chất các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình
Chánh, giai đoạn 2016 - 2020.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI SINH HOẠT; XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI
VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1. Thực trạng
công tác thu gom, xử lý chất thải
Qua điều tra, khảo sát thực tế cho
thấy do tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn diễn ra nhanh, dân cư đông nên lượng
chất thải phát sinh hàng ngày rất lớn và ngày càng nhiều.
1.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh
hoạt
a) Chất thải sinh hoạt
Tổng lượng chất thải sinh hoạt theo
số liệu khảo sát trên địa bàn huyện Bình Chánh có khoảng 350 tấn/ngày, trong
đó, từ các chợ 40 tấn và tại các hộ gia đình, các tổ chức khác khoảng 310
tấn/ngày.
b) Chất thải công nghiệp
Theo số liệu thống kê từ phiếu thu thập
thông tin liên quan đến chất thải rắn công nghiệp, ước tính trên địa bàn huyện
Bình Chánh phát sinh khoảng 100 tấn chất thải rắn công nghiệp/ngày. Trong đó:
- Chất thải công nghiệp không nguy hại:
phát sinh khoảng 88 tấn/ngày, với thành phần như sau: plastic (chai, lọ, hộp, túi
nilong, mảnh nhựa vụn...); giấy (giấy vụn, catton...); kim loại (vỏ hộp, sợi kim
loại.); thủy tinh (chai lọ, mảnh vỡ.); da vụn, cao su, giả da.; khác (mùn cưa,
ván vụn, .).
- Chất thải công nghiệp nguy hại: phát
sinh khoảng 12 tấn/ngày, với thành phần như sau: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính
dầu, nhớt, sơn; bao bì thải nhiễm thành phần nguy hại; tro, xỉ; bùn thải; que hàn;
mạch điện tử và các thành phần khác (pin thải, bình đựng mực in thải.).
c) Đối với chất thải từ sản xuất
nông nghiệp
Chất thải từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh bao gồm chất thải thông thường (rơm, rạ,
cây trồng, .) và chất thải nguy hại (chai, lọ hoặc bao bì dùng để chứa hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng,.).
1.2. Thực trạng công tác thu gom và
xử lý chất thải
a) Đối với chất thải sinh hoạt
- Trên địa bàn 16 xã - thị trấn đều
có Tổ, Đội thu gom chất thải với có 87 đơn vị thực hiện thu gom chất thải sinh
hoạt tại các chợ và khu dân cư (gồm 79 Tổ thu gom rác dân lập và 08 doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân thực hiện thu gom rác, trong đó có 10 đơn vị thu
gom trên địa bàn nhiều xã - thị trấn) với khối lượng chất thải sinh hoạt
được thu gom đến 255 tấn/ngày (bao gồm rác hộ gia đình, ngoài hộ gia đình và
rác phát sinh từ công tác quét rác đường, rác tự phát, rác chợ). Hiện tỉ lệ
chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom và vận chuyển về khu liên hợp
xử lý chất thải Đa Phước đạt khoảng 72,8%, với số lượng hộ dân đăng ký thu gom rác
dân lập đã thống kê được là 61.184 hộ. Khối lượng còn lại được người dân tự xử
lý tại hộ gia đình bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp; hoặc một số trường hợp thải
bỏ tại các khu vực đất trống hình thành nên các bãi rác tự phát làm ảnh hưởng
mỹ quan đô thị.
- Về phương tiện thu gom, vận
chuyển chất thải hiện có gồm: 53 xe tải, 20 xe đẩy tay, 85 xe cải tiến, 31 xe
chức năng ép rác, 389 thùng chứa rác (240 lít).
- Toàn bộ chất thải sinh hoạt nêu trên
được lực lượng thu gom rác dân lập lấy từ các hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ và chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh thu
gom tại các điểm hẹn tiếp nhận và chuyển về Trạm trung chuyển rác khép kín để ép
trước khi chuyển về Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn để chôn lấp. Quy trình hoạt
động thu gom, vận chuyển chất thải được vận hành theo Quyết định số
1622/QĐ-TNMT-CTR ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hồ Chí Minh về việc duyệt lộ trình, cự ly bình quân thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh
thực hiện.
b) Đối với chất thải công nghiệp
- Với chất thải công nghiệp không nguy
hại: khoảng 5% doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý chất thải; hơn 50%
doanh nghiệp bán chất thải; khoảng 45% doanh nghiệp còn lại thực hiện tái sử
dụng như bổ sung làm nguyên liệu sản xuất, làm nguyên liệu để đốt hoặc đổ bỏ
chung với chất thải sinh hoạt.
- Đối với chất thải công nghiệp
nguy hại: có khoảng 30% các doanh nghiệp lựa chọn phương án "ký hợp đồng thu
gom, xử lý chất thải"; khoảng 70% các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp
lưu trữ tạm thời tại đơn vị do khối lượng phát sinh rất ít.
c) Đối với chất thải từ sản xuất
nông nghiệp
Công tác thu gom và xử lý chất thải
nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh hiện nay được thực hiện rất tốt, theo
quy trình: nông dân sau khi sử dụng, đem chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật,
thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng bỏ vào các ống cống1 bằng bêtông
được lắp đặt ở các trục đường chính ngoài đồng; cuối tháng, mạng lưới bảo vệ
thực vật cấp xã phối hợp với các đoàn thể tổ chức thu gom và giao cho Chi cục Bảo
vệ thực vật thu gom về kho chứa của Chi cục tại Khu Tiểu thủ công nghiệp Lê Minh
Xuân.
1.3. Công tác qui hoạch, xây dựng
trạm trung chuyển chất thải
Trên địa bàn huyện Bình Chánh có khu
liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tiếp nhận chất thải trên toàn địa bàn
thành phố vơi phương pháp xử lý truyền thống là chôn lấp. Đồng thời, huyện Bình
Chánh đã quy hoạch 02 trạm trung chuyển rác khép kín, trạm tại xã Bình Chánh
diện tích 2.000 m² đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và chính thức đi vào hoạt động
từ tháng 10 năm 2015 và trạm tại xã Lê Minh Xuân diện tích 2.400m² đang trong
quá trình đầu tư xây dựng.
1.4. Hạn chế trong công tác xử lý
chất thải
+ Địa bàn huyện rộng, cơ sở hạ tầng
chưa hoàn thiện đồng bộ; gây khó khăn cho việc bố trí các đơn vị thu gom rác
rộng khắp;
+ Tình trạng thải bỏ rác không đúng
quy định vẫn còn diễn ra thường xuyên, gây mất mỹ quan và phát sinh chi phí, nhân
sự thu gom, dọn dẹp. Do đặc thù địa phương, dân cư tại các vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa và trong các tuyến hẻm nhỏ chưa có phương tiện thu gom đến tận nhà để
thu gom, vận chuyển rác dẫn đến việc tự xử lý hoặc thải bỏ không đúng quy định.
Công tác bố trí thùng rác công cộng trên địa bàn huyện rất hạn chế về số lượng,
do đó chưa đảm bảo nơi thải bỏ rác cho người dân;
+ Doanh nghiệp một phần vì nhận
thức chưa cao, chưa phân biệt được các loại chất thải nguy hại hoặc cố tình không
nhận biết chất thải nguy hại; một phần vì lợi nhuận kinh tế không quan tâm đến
vấn đề môi trường tại cơ sở nên đã có những hành vi trong quản lý chất thải
công nghiệp không đúng quy định gây ra những ảnh hưởng đến môi trường.
+ Các đơn vị thu gom chất thải nguy
hại không thu gom đối với những đơn vị phát sinh ít chất thải công nghiệp nguy hại
hoặc thu gom với mức phí quá cao, dẫn đến một vài doanh nghiệp thực hiện hành vi
không đúng quy định pháp luật trong quản lý chất thải công nghiệp nguy hại. Vấn
đề này đã được huyện chấn chỉnh, bàn biện pháp khắc phục.
+ Doanh nghiệp tận dụng chất thải
công nghiệp để tái sử dụng hoặc tái chế thành nguyên liệu đầu vào của quy trình
sản xuất, hoặc bán lại cho các đơn vị tái chế.
2. Thực trạng
thu gom và xử lý nước thải
2.1. Nước thải sinh hoạt tại hộ gia
đình
- Đối với Khu dân cư hiện hữu: nước
thải sinh hoạt được các hộ dân xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại, sau đó xả thải vào
hệ thống thoát nước công cộng, thải ra sông, kênh, rạch hoặc rảnh thoát nước của
khu vực. Tỷ lệ hộ dân đấu nối xả thải vào hệ thống thoát nước công cộng khoảng 40,6%,
còn lại thực hiện lắng lọc bằng hầm rồi xả thải vào hệ thống thoát nước công
cộng hoặc sông, kênh, rạch.
- Đối với Khu dân cư xây mới: lượng
nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý qua hệ thống xử lý nước
thải trước khi thải ra môi trường. Hiện nay, có khoảng 61,5% khu dân cư xây mới
đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, các khu còn lại đang thực hiện đầu tư theo
quy định.
2.2. Nước thải từ hoạt động sản
xuất
- Nước thải từ Khu công nghiệp: hiện
trên địa bàn huyện có 04 khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Lê Minh Xuân,
Khu tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân, Khu công nghiệp An Hạ và một phần khu
công nghiệp Vĩnh Lộc A. Trước khi thải ra môi trường tiếp nhận, được các nhà
máy xử lý sơ bộ theo quy định của từng khu công nghiệp trước khi đấu nối vào
nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tại nhà máy xử lý nước thải
tập trung của khu công nghiệp, nước thải sẽ được xử lý đảm bảo đạt loại B, Quy chuẩn
40:2011/BTNMT trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên.
- Nước thải từ các đơn vị sản xuất
xen cài: hiện trên địa bàn huyện có 167 đơn vị có phát sinh nước thải sản xuất trong
quá trình hoạt động, với lưu lượng thải khoảng 2.500m³/ngày đêm. Theo quy định,
các đơn vị sản xuất xen cài phát sinh nước thải phải đầu tư hệ thống xử lý và
xử lý nước thải phát sinh đảm bảo đạt loại B của quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường tương ứng từng ngành trước khi thải ra môi trường tiếp nhận là hệ thống
cống thoát nước, kênh, rạch trên địa bàn huyện.
2.3. Quy hoạch xử lý nước thải.
Bên cạnh các nhà máy xử lý nước
thải tập trung trong các khu công nghiệp thì theo quy hoạch đã được phê duyệt
trên địa bàn huyện Bình Chánh có 02 khu xử nước thải tập trung gồm: Khu xử lý
nước thải tại xã Bình Hưng đã đầu tư đưa vào khai thác sử dụng với diện tích
khoảng 45ha và Ủy ban nhân dân thành phố sẽ đầu tư xây dựng mới khu xử lý nước
thải tập trung tại xã Tân Nhựt, diện tích dự kiến khoảng 76ha.
2.4. Hạn chế trong công tác thu gom,
xử lý nước thải:
- Đối với nước thải sinh hoạt:
+ Hạ tầng thoát nước của huyện chưa
được đồng bộ, hệ thống cống thoát nước chủ yếu được đầu tư theo các công trình
thi công đường giao thông, do đó còn nhiều khu vực dân cư chưa được đầu tư hệ
thống thoát nước công cộng, người dân xả thải vào kênh rạch, rảnh thoát nước chung
hoặc tự thấm vào lòng đất. Từ đó, gây khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nước
thải sinh hoạt và công tác thu gom, xử lý tập trung.
+ Công tác thu gom, xử lý nước thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện chưa được thực hiện, do chờ triển khai đầu tư hệ
thống xử lý nước thải tập trung từ thành phố.
- Đối với nước thải sản xuất: theo quy
định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, hành vi thải chất thải chưa qua xử lý
đạt quy chuẩn môi trường là hành vi bị nghiêm cấm nhưng do ý thức kém và lợi
nhuận về mặt kinh tế, vẫn còn một số đơn vị sản xuất kinh doanh có phát sinh
nước thải lén lút xả thải trực tiếp nhằm giảm thiểu chi phí vận hành hệ thống
xử lý.
3. Thực trạng
xử lý chất thải trong chăn nuôi
3.1. Công tác qui hoạch khu chăn
nuôi
- Phát triển các vùng chăn nuôi tập
trung trên địa bàn huyện Bình Chánh được xem xét phát triển trong các khu vực: Vĩnh
Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Lợi, Tân Nhựt với qui mô 85,3 ha đến năm 2020. Triển khai
dự án xây dựng Khu công nghiệp Công nghệ cao ngành chăn nuôi tại xã Phạm Văn
Hai, với quy mô 170,49ha.
- Về định hướng trong thời gian
tới, để xây dựng các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện Bình Chánh thì phải đáp
ứng đủ các điều kiện như sau: phù hợp quy hoạch chăn nuôi trên địa bàn huyện Bình
Chánh đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; thực hiện theo đúng Quy chuẩn
Việt Nam QCVN 01-14:2010/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại
chăn nuôi lợn an toàn sinh học và hướng đến mô hình chăn nuôi theo quy trình
VietGap
3.2. Tình hình chăn nuôi trên địa
bàn huyện Bình Chánh
Tổng đàn đang chăn nuôi trên địa
bàn huyện Bình Chánh đến thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 2016 là 84.376 con, trong
đó: lợn là 71.775 con/1.038 hộ; trâu, bò là 9.189 con/ 1.148 hộ; dê là 1.238
con/33 hộ, cừu là 174/2 hộ; cá sấu là 2.300 con/14 hộ và 01 công ty (riêng gia
cầm hiện nay được nuôi nhỏ lẻ không thống kê được). Phần lớn các hộ chăn
nuôi trên địa bàn huyện Bình Chánh có quy mô nhỏ, lẻ với hình thức hộ gia đình,
nằm xen cài trong khu dân cư và phân bố ở các xã, thị trấn nhưng tập trung chủ
yếu ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Nhựt, Bình Lợi.
Về mô hình chăn nuôi: chủ yếu là áp
dụng mô hình chăn nuôi truyền thống với các mô hình vườn - ao - chuồng, vườn -
chuồng, ao - chuồng hoặc chuồng.
Về quy hoạch chăn nuôi trên địa bàn
huyện Bình Chánh đến năm 2020 và định hướng đến năm 20252: các vật
nuôi chủ yếu là heo, trâu, bò tập trung tại các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và
Phạm Văn Hai. Ngoài ra, còn có chăn nuôi gia cầm tập trung ở Phạm Văn Hai và các
xã khác đủ điều kiện chăn nuôi gia cầm; cá sấu và dê ở một số xã có điều kiện
phù hợp.
3.3. Tình hình xử lý chất thải
Qua khảo sát về tình hình chăn nuôi
trên địa bàn huyện thì chưa có hộ chăn nuôi hoặc cơ sở chăn nuôi nào trên địa bàn
được công nhận đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học được ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng
01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, chất thải trong
chăn nuôi chủ yếu xả thải trực tiếp ra ao nuôi cá làm thức ăn để nuôi cá hoặc
được xử lý bằng phương pháp hầm biogas rồi xả thải trực tiếp ra môi trường nên
ở một số khu vực đã gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt các ao, hồ, sông,
kênh, rạch như tại xã Vĩnh Lộc A.
Hiện nay, việc áp dụng các biện pháp
xử lý chất thải chăn nuôi thông qua một số biện pháp xử lý như hầm Biogas (Hệ
thống khí sinh học), đệm lót sinh học đã được các hộ chăn nuôi triển khai thực
hiện ngày càng nhiều (có 07 hộ áp dụng thí điểm mô hình đệm lót sinh học tại 02
xã Tân Nhựt và Bình Lợi).
4. Hiện trạng
cấp nước sạch
4.1. Hiện trạng cấp nước sạch
- Tổng số hộ dân hiện đang cư trú
trên địa bàn huyện Bình Chánh đến cuối tháng 12 năm 2015 là 155.643 hộ với 608.616
nhân khẩu (trong đó KT1: 53.300 hộ, 255.085 nhân khẩu; KT2: 32.273 hộ, 121.630
nhân khẩu; KT3+KT4: 70.070 hộ, 231.901 nhân khẩu, chiếm khoảng 45% tổng số dân).
- Tổng số dân được phát triển cấp
nước sạch đến ngày 15 tháng 05 năm 2016 là: 81.347 hộ/155.643 hộ, chiếm tỷ lệ
52,27%. Tổng số hộ dân đang sử dụng nước hợp vệ sinh là 74.296 hộ/155.643 hộ,
chiếm tỷ lệ 47,73%.
4.2. Nguồn cung cấp nước sạch và
đơn vị cấp nước
a) Nguồn cung cấp nước sạch
- Nguồn nước mặt lấy từ sông Sài Gòn
và sông Đồng Nai qua các Nhà máy nước xử lý đạt chất lượng nước sạch (theo Quy chuẩn
QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN 01:2009/BYT).
- Nguồn nước ngầm:
+ Các trạm cấp nước hiện hữu được đầu
tư và xử lý đạt chất lượng nước sạch (theo Quy chuẩn: QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 01:2009/BYT,
QCVN 02:2009/BYT).
+ Các giếng khoan hộ gia đình (tại các
khu vực mạng lưới cấp nước chưa thể phát triển đến) được lắp đặt thiết bị lọc nước,
nước qua thiết bị lọc đạt chất lượng nước sạch (theo Quy chuẩn QCVN
01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT).
b) Các đơn vị cấp nước sạch
Hiện nay, nguồn nước sạch cung cấp cho
các hộ dân trên địa bàn huyện do các đơn vị sau cung cấp:
- Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH
Một thành viên (cung cấp nước sạch từ nguồn nước mặt đã qua xử lý).
- Công ty Cổ phần cấp nước Chợ Lớn (cung
cấp nước sạch từ nguồn nước mặt đã qua xử lý).
- Xí nghiệp cấp nước sinh hoạt nông
thôn Thành phố (cung cấp nước sạch từ nguồn nước ngầm đã qua xử lý).
5. Thực trạng
môi trường sông, kênh, rạch
5.1. Hiện trạng
Toàn địa bàn huyện Bình Chánh còn
35 tuyến sông, kênh, rạch đang trong tình trạng ô nhiễm nguồn nước gồm có 08 tuyến
ô nhiễm nặng, 04 tuyến ô nhiễm nhẹ và 23 tuyến nhiễm bẩn.
Nguyên nhân gây ô nhiễm sông, kênh,
rạch chủ yếu từ các nguồn: nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư chưa qua xử lý
tập trung, không đảm bảo chất lượng trước khi xả thải; các cơ sở sản xuất trên địa
bàn lén lút xả nước thải chưa qua xử lý; chất thải sinh hoạt thải bỏ trực tiếp
xuống lòng kênh, rạch; ảnh hưởng nguồn nước ô nhiễm từ hệ thống sông, kênh,
rạch liên thông từ các địa bàn giáp ranh (đính kèm Phụ lục).
5.2. Công tác cải tạo, vệ sinh kênh,
rạch trên địa bàn
Trong thời gian qua, huyện Bình Chánh
đã có sự quan tâm đặc biệt, chú trọng công tác khắc phục ô nhiễm bằng nhiều
giải pháp đồng bộ như:
- Nạo vét, khai thông dòng chảy các
tuyến kênh, rạch bị bồi lắng, tù đọng, tạo sự thông thoáng và tăng khả năng tự
làm sạch của các tuyến kênh, rạch;
- Xử lý các công trình lấn chiếm
lòng kênh gây ách tắc dòng chảy;
- Định kỳ ra quân vớt rác, dọn cỏ, vớt
lục bình; theo dõi diễn biến chất lượng nguồn nước tuyến kênh, rạch; duy trì
kết quả công trình và ngăn chặn việc tái ô nhiễm nguồn nước.
- Tăng cường các giải pháp ngăn chặn
nguồn gây ô nhiễm, nghiên cứu áp dụng các giải pháp công trình và phi công
trình trong xử lý ô nhiễm, cải tạo kênh, rạch.
- Đối với các tuyến kênh, rạch thuộc
thẩm quyền quản lý của huyện: Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đã giao Công ty TNHH
Một thành viên Dịch vụ Công ích huyện thực hiện thường xuyên công tác vớt rác,
dọn cỏ lục bình và đã có 05 tuyến kênh đã được thông thoáng, đảm bảo dòng chảy
lưu thông tốt. Đồng thời, giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các xã - thị
trấn thường xuyên tổ chức lực lượng dọn vệ sinh, cỏ, rác, lục bình tại các
tuyến kênh, rạch trên địa bàn quản lý.
- Đối với các tuyến kênh, rạch không
thuộc thẩm quyền quản lý của huyện: Ủy ban nhân dân huyện đã đề xuất các đơn vị
chủ quản quan tâm, hỗ trợ trong công tác cải tạo, vệ sinh các tuyến kênh, rạch do
các đơn vị quản lý. Qua đó, các đơn vị chủ quản cũng đã thực hiện công tác vớt
rác, dọn cỏ, lục bình một số tuyến kênh, rạch do mình quản lý, đồng thời tiếp
tục có kế hoạch thực hiện vệ sinh đối với các tuyến còn lại.
Tính đến nay, huyện Bình Chánh còn 35
tuyến sông, kênh, rạch đang trong tình trạng ô nhiễm gồm có 08 tuyến ô nhiễm nặng,
04 tuyến ô nhiễm nhẹ và 23 tuyến nhiễm bẩn (trong đó đang thực hiện lắp đặt
cống hộp đối với 02 tuyến rạch Nhà Máy và rạch Xóm Rẩy để thực hiện chức năng
thoát nước). Đối với 33 tuyến sông, kênh, rạch ô nhiễm còn lại, huyện Bình
Chánh tiếp tục tăng cường các giải pháp công trình và phi công trình nhằm kéo
giảm tình trạng ô nhiễm.
6. Hiện trạng
cảnh quan môi trường trên địa bàn huyện
- Công tác cải tạo vườn tạp và trồng
mới cây xanh trên địa bàn huyện: Đã phối hợp Chi cục Lâm nghiệp và vận động
cộng đồng dân cư tham gia cải tạo vườn tạp và trồng mới khoảng 51.963 cây xanh
trong khu dân cư, dọc các tuyến đường giao thông nông thôn, trường học, công viên
tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Số lượng các hộ dân thực hiện làm
hàng rào bằng cây xanh còn ít do quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới mở
rộng đường giao thông đã phải nhổ bỏ và một phần do đặc thù phát triển đô thị, đảm
bảo giữ gìn tài sản thì người dân có thói quen và tâm lý xây dựng hàng rào kiên
cố bằng bêtông.
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động
tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp giữ gìn vệ sinh môi trường, xử
lý chất thải hợp vệ sinh, không lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh; phát
động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" thu gom chất thải, cỏ tại các
tuyến đường; tổ chức 551 buổi tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt
tổ nhân dân với 21.345 lượt người tham gia và hệ thống phát thanh xã. Qua đó, đã
xóa 174 bãi rác tự phát; giải tỏa được 10 điểm thường xuyên mua bán lấn chiếm
lòng, lề đường.
II. NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Bên cạnh những kết quả mà huyện
Bình Chánh đã đạt trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường, hiện nay trên địa
bàn huyện vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần phải khắc phục để góp phần nâng cao
chất lượng thực hiện tiêu chí môi trường trong thời gian tới như sau:
1. Tồn tại
- Vẫn còn chất thải nơi công cộng
chưa quét dọn thu gom kịp thời, để chất thải không đúng nơi quy định hoặc thải,
bỏ rác xuống sông, kênh, rạch. Hoạt động thu gom rác của các Tổ thu gom rác dân
lập vẫn chưa tốt: một vài tuyến đường vẫn còn ứ đọng rác do chưa thu gom kịp
thời; phương tiện và trang thiết bị thu gom rác chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tế.
- Vẫn còn một số cơ sở sản xuất
công nghiệp chưa chấp hành đúng các quy định về xử lý chất thải, nước thải phát
sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh như: lén lút xả nước thải chưa qua xử lý
ra môi trường, đổ bỏ chất thải ra những khu đất trống, tuyến đường vắng.
- Nhiều tuyến đường, khu vực chưa
có hệ thống thoát nước công cộng nên người dân, cơ sở sản xuất không thể đấu nối
mà xả thải trực tiếp ra môi trường gây khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nước
thải.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
bằng các giải pháp tạm thời như đồng hồ tổng, lắp đặt bồn cấp nước, lắp đặt
thiết bị lọc nước (47,99%). Cụ thể:
+ Tổng Công ty cấp nước Sài gòn TNHH
MTV thực hiện cấp nước sạch 51.497 hộ dân, qua 03 giải pháp sau: (1)
Mạng lưới đường ống cấp 3, thực hiện 44 dự án, trong đó đã phát triển 314,004
km đường ống, cấp nước sạch cho 42.921 hộ; (2) Đồng hồ tổng, lắp đặt
52 đồng hồ tổng, cấp nước sạch cho 2.380 hộ; (3) Xây dựng và nâng
cấp Trạm cấp nước, thực hiện 18 công trình (xây mới 02 trạm, nâng cấp 16 trạm),
cấp nước sạch cho 6.196 hộ dân.
+ Ủy ban nhân dân huyện thực hiện cấp
nước sạch cho 25.214 hộ qua 03 giải pháp sau: (1) Phát triển mạng lưới
qua giải pháp đầu tư xã hội, cấp nước sạch cho 5.814 hộ; (2) Lắp đặt
bồn nước 5m³, 433 bồn, cấp nước sạch cho 18.917 hộ dân; (3) Lắp đặt
thiết bị lọc nước hộ gia đình, 410 thiết bị, cấp nước sạch cho 483 hộ dân.
2. Nguyên nhân
- Mặc dù công tác tuyên truyền vận động
nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường được duy trì và thực hiện nhưng ý
thức của một số người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao (đặc biệt
là người đi đường): đổ bỏ ra đường, sông rạch hoặc để rác không đúng nơi quy định,
không đăng ký thực hiện thu gom và chuyển giao cho các tổ thu gom rác.
- Công tác giám sát, theo dõi việc
chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường và kiểm tra, xử lý vi phạm đối
với các trường hợp vi phạm quy định về môi trường chưa được thực hiện thường
xuyên và đầy đủ.
- Việc đầu tư xây dựng, bố trí các
thùng chứa rác công cộng, các thùng chứa rác sinh hoạt dọc các tuyến đường giao
thông, trong các khu dân cư chưa rộng khắp do địa bàn rộng và nguồn kinh phí
hạn chế.
- Chưa có các chính sách khuyến khích,
hỗ trợ cho các Tổ thu gom rác dân lập đầu tư, trang bị mới phương tiện, mở rộng
quy mô và nâng cao năng suất hoạt động.
- Nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp và
phát triển mới mạng lưới cấp 3 và trạm cấp nước hàng năm chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải trên địa bàn huyện Bình Chánh chưa khép kín, thiếu đồng bộ với công tác đầu
tư xây dựng hệ thống đường giao thông. Công tác đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung, thu gom xử lý nước thải trên địa bàn huyện Bình
Chánh chưa được quan tâm đúng mức.
- Quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm đối với các cơ sở vi phạm về môi trường chưa đủ tác dụng răn đe, ngăn
ngừa vi phạm nên các cơ sở sản xuất chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp
luật về môi trường, còn nhiều trường hợp lén lút xả nước thải chưa qua xử lý ra
môi trường hoặc xử lý nước thải chưa đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép, đổ bỏ rác
ra môi trường chưa đúng quy định.
- Do địa bàn rộng, dân cư phân tán,
hệ thống giao thông phát triển chưa hoàn thiện, nhiều sông rạch... đã ảnh hưởng
đến công tác phát triển hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn.
- Ở cấp xã không có công chức chuyên
trách về môi trường, chủ yếu cán bộ phụ trách về môi trường là hợp đồng và kiêm
nhiệm nhiều công việc khác nhau, chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về môi
trường.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
- Đảm bảo tính bền vững và nâng cao
chất lượng thực hiện tiêu chí 17 - Tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Bình
Chánh giai đoạn 2016 - 2020.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của cộng đồng dân cư về việc thu gom, xử lý chất thải và nước thải sinh hoạt;
xử lý chất thải trong chăn nuôi, tạo môi trường sống ngày càng xanh - sạch -
đẹp.
- Cụ thể hóa Chương trình trọng điểm
theo Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Bình Chánh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhằm tập trung thực hiện phát
triển cấp nước sạch cho nhân dân huyện Bình Chánh đạt 100% tỷ lệ hộ dân sử dụng
nước sạch cuối năm 2016 đến năm 2020.
- Phát triển bền vững, tạo hình
ảnh, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường đối với các sản phẩm nông
nghiệp sạch, đặc biệt là chăn nuôi trên địa bàn huyện.
- Khắc phục những vấn đề môi trường
còn tồn đọng trên địa bàn huyện, phấn đấu hoàn thành tiêu chí môi trường giai đoạn
2011 - 2015 và nâng cao chất lượng thực hiện tiêu chí môi trường giai đoạn 2016
- 2020.
2. Mục tiêu
cụ thể
a) Năm 2016.
* Mục tiêu thực hiện thí điểm trên
địa bàn xã Bình Chánh:
- Đảm bảo 100% hộ gia đình ở khu vực
có thể thu gom rác thực hiện chuyển giao rác cho Tổ thu gom rác và hỗ trợ cho 100%
hộ gia đình (420 hộ) ở khu vực không thể thực hiện thu gom rác thực hiện xử lý
rác bằng mô hình ủ phân compost;
- Hỗ trợ cho 50 hộ gia đình đầu tư xây
dựng mới hầm xử lý nước thải đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn sau khi xử lý;
- Trồng mới cây xanh trên tất cả
các tuyến đường giao thông và vận động ít nhất 10% hộ dân trồng cây xanh dọc
các hàng rào;
- Hỗ trợ 07/07 hộ thực hiện mô hình
xử lý chất thải trong chăn nuôi;
- Đầu tư, phát triển mới 17,25 km
tuyến ống cấp 3 và đầu tư cải tạo 6 trạm cấp nước để cung cấp nước sạch cho
2.062 hộ dân đảm bảo 100% hộ dân trên địa bàn xã Bình Chánh được cung cấp nước
sạch bằng các giải pháp phát triển mạng cấp 3, trạm cấp nước.
* Mục tiêu chung của tất cả các xã
- thị trấn:
- Không còn tồn tại bãi rác tự phát
trên địa bàn (duy trì cho các năm sau); có ít nhất 5% hộ gia đình ở các
khu vực không thể thực hiện thu gom rác sẽ thực hiện xử lý rác bằng mô hình ủ
phân compost.
- 100% trường hợp chăn nuôi có áp dụng
mô hình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn (duy trì cho các năm sau) và 100%
hộ chăn nuôi trong khu dân cư tập trung được vận động giảm đàn, di dời khỏi khu
dân cư tập trung; mỗi xã có ít nhất 01 mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn
VietGap.
- 100% hộ gia đình có hệ thống xử
lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc áp dụng mô hình xử lý nước thải đạt chuẩn (duy
trì cho các năm sau).
- 100% cơ sở sản xuất phát sinh ô nhiễm
môi trường được phát hiện, xử lý và khắc phục (duy trì cho các năm sau).
- Nâng tổng số hộ dân sử dụng nước sạch
bằng các giải pháp phát triển mạng cấp 3, trạm cấp nước, đồng hồ tổng đạt 75%; số
hộ dân sử dụng nước sạch bằng các giải pháp còn lại khoảng 25%.
- 30% vườn tạp trên địa bàn huyện được
cải tạo; 50% tuyến đường trên địa bàn huyện có cây xanh; tỷ lệ xanh hóa hàng
rào đạt 05%.
- Vận động nhân dân thực hiện vớt
sạch cỏ rác, lục bình nhằm cải thiện cơ bản cảnh quan, vệ sinh môi trường tại 35
tuyến kênh, rạch ô nhiễm bằng phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
b) Năm 2017
- Mỗi xã (riêng xã Bình Chánh hoàn
thành năm 2016) có ít nhất 25% hộ gia đình ở khu vực không thể thực hiện thu
gom rác thực hiện xử lý rác bằng mô hình ủ phân compost;
- Mỗi xã có ít nhất 15% hộ chăn nuôi
thực hiện mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap; vận động giảm đàn và di
dời ít nhất 25% cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung;
- Nâng tổng số hộ dân sử dụng nước
sạch qua phát triển mạng cấp 3, trạm cấp nước, đồng hồ tổng đạt ít nhất 85%; số
hộ dân còn lại sử dụng nước sạch bằng các giải pháp còn lại;
- Ít nhất 30% vườn tạp trên địa bàn
huyện được cải tạo; ít nhất 70% tuyến đường trên địa bàn huyện có cây xanh; tỷ
lệ xanh hóa hàng rào đạt ít nhất 20% (riêng xã Bình Chánh đạt ít nhất 30%);
- Đầu tư nạo vét, xử lý giảm ô
nhiễm ít nhất 08 tuyến kênh, rạch.
c) Năm 2018
- Mỗi xã (riêng xã Bình Chánh hoàn
thành năm 2016) có ít nhất 50% hộ gia đình ở khu vực không thể thực hiện thu
gom rác thực hiện xử lý rác bằng mô hình ủ phân compost;
- Mỗi xã có ít nhất 30% hộ chăn nuôi
thực hiện mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap; vận động giảm đàn và di
dời ít nhất 50% cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung;
- Nâng tổng số hộ dân sử dụng nước
sạch qua phát triển mạng cấp 3, trạm cấp nước, đồng hồ tổng đạt ít nhất 95%; số
hộ dân còn lại sử dụng nước sạch bằng các giải pháp còn lại;
- Ít nhất 50% vườn tạp trên địa bàn
huyện được cải tạo; ít nhất 90% tuyến đường trên địa bàn huyện có cây xanh; tỷ
lệ xanh hóa hàng rào đạt ít nhất 30% (riêng xã Bình Chánh đạt ít nhất 40%);
- Đầu tư nạo vét, xử lý giảm ô nhiễm
thêm ít nhất 10 tuyến kênh (lũy kế là ít nhất 18 tuyến).
d) Năm 2019
- Mỗi xã (riêng xã Bình Chánh hoàn
thành năm 2016) có ít nhất 75% hộ gia đình ở khu vực không thể thực hiện thu gom
rác thực hiện xử lý rác bằng mô hình ủ phân compost;
- Mỗi xã có ít nhất 45% hộ chăn nuôi
thực hiện mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap; vận động giảm đàn và di
dời ít nhất 75% cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung;
- Ít nhất 70% vườn tạp trên địa bàn
huyện được cải tạo; 100% tuyến đường trên địa bàn huyện có cây xanh; tỷ lệ xanh
hóa hàng rào đạt ít nhất 40% (riêng xã Bình Chánh đạt ít nhất 50%);
- Nâng tổng số hộ dân sử dụng nước
sạch qua phát triển mạng cấp 3, trạm cấp nước đạt 100% (duy trì cho các năm
sau);
- Đầu tư nạo vét, xử lý giảm ô
nhiễm thêm ít nhất 10 tuyến kênh, rạch (lũy kế là ít nhất 28 tuyến).
đ) Năm 2020
- Có 100% hộ gia đình ở khu vực
không thể thực hiện thu gom rác thực hiện xử lý rác bằng mô hình ủ phân compost.
- Mỗi xã có ít nhất 50% hộ chăn nuôi
thực hiện mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap; vận động giảm đàn và di
dời 100% cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung;
- 100% vườn tạp trên địa bàn huyện được
cải tạo; 100% tuyến đường trên địa bàn huyện có cây xanh; tỷ lệ xanh hóa tường rào
đạt ít nhất 50% (riêng xã Bình Chánh đạt ít nhất 60%);
- Đầu tư nạo vét, xử lý giảm ô
nhiễm thêm 7 tuyến kênh (lũy kế là 35), đạt 100% tuyến kênh, rạch ô nhiễm trên địa
bàn cải thiện chất lượng nguồn nước, không để tái ô nhiễm và phát sinh ô nhiễm
mới.
IV. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện tốt Đề án nâng
cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt
và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Bình Chánh, giai đoạn 2016 - 2020; Giao Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh phối
hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các giải pháp
sau đây:
1. Giải pháp
về thu gom và xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt
1.1. Về thu gom, xử lý chất thải
- Vận động nhân dân tham gia đăng ký
thu gom, chuyển giao rác đúng nơi quy định hoặc áp dụng mô hình xử lý rác bằng phương
pháp ủ phân compost tại hộ gia đình đối với những khu vực mà lực lượng thu gom
rác dân lập không thể thu gom.
Xây dựng và ban hành Tài liệu hướng
dẫn thực hiện phân loại rác tại nguồn và hướng dẫn kỹ thuật thực hiện phương
pháp ủ phân compost đến tất cả các hộ gia đình không thể thực hiện thu gom rác
và giao cho các Tổ thu gom rác trên địa bàn huyện.
- Quản lý chặt việc thải bỏ rác tại
các hộ kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê thông qua việc vận động
các chủ nhà trọ phải đăng ký, thực hiện thu gom rác và giao trách nhiệm cho chủ
nhà trọ trong công tác nhắc nhở các hộ ở trọ thu gom, thải bỏ rác đúng quy định
và kịp thời xử lý các chủ trọ nếu để phát sinh chất thải trong khuôn viên và
khu vực liền kề nhà trọ.
- Củng cố, phát huy hiệu quả hoạt
động của lực lượng thu gom rác dân lập, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động thu gom
rác để đảm bảo rác được thu gom, vận chuyển rác từ hộ gia đình đến các điểm tập
kết kịp thời. Quản lý chặt hoạt động thu gom, vận chuyển rác của các Tổ rác dân
lập và các doanh nghiệp hoạt động thu gom rác trên địa bàn; xử lý theo quy định
đối với các đơn vị không thực hiện đúng theo quy chế hoạt động thu gom, vận
chuyển rác.
- Thực hiện quét dọn, vệ sinh môi trường
hàng ngày đối với các tuyến, trục đường chính trên địa bàn các xã - thị trấn nhằm
đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và xử lý kịp thời chất thải phát sinh
do thải bỏ rác không đúng nơi quy định, các bãi rác tự phát dọc các tuyến đường
giao thông (đính kèm Biểu).
- Tăng cường công tác giám sát,
nhắc nhở của nhân dân (giao nhiệm vụ tự quản lý cho Tổ nhân dân, các chi
hội, đoàn thể ấp, nhóm hộ) và công tác tuần tra, kiểm tra (công an xã và
Đội Quản lý trật tự đô thị) đối với các tuyến đường, khu vực thường xuyên
phát sinh tình trạng thải bỏ chất thải không đúng quy định, phát sinh bãi rác tự
phát để kịp thời phát hiện xử lý vi phạm hành chính, buộc thu gom trả lại hiện
trạng ban đầu theo quy định.
- Nâng cao hiệu suất thu gom, vận chuyển
rác của các Tổ rác dân lập; yêu cầu các Tổ rác tăng cường nhân sự và tăng tần
suất thu gom; trong trường hợp các Tổ rác không đảm bảo công tác thu gom,
thường xuyên để rác tồn đọng tại nhà dân, đề nghị Ủy ban nhân dân xã - thị trấn
xử lý hoặc thay thế Tổ rác có năng lực hơn.
- Thực hiện thí điểm lắp đặt camera
quan sát về an ninh trật tự đối với các tuyến đường, khu vực (thường xuyên phát
sinh bãi rác tự phát) và thông tin rộng rãi trên phương tiện truyền thông,
lắp bảng thông tin tuyến đường, khu vực có lắp đặt camera quan sát.
- Chọn xã Bình Chánh để triển khai
thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu đề ra.
1.2. Về thu gom và xử lý nước thải
sinh hoạt
a) Đối với nước thải của các khu dân
cư tập trung hiện hữu
- Xây dựng và ban hành Tài liệu tuyên
truyền, vận động và hướng dẫn cho các hộ dân trên địa bàn huyện về việc giữ gìn
vệ sinh môi trường, không xả nước thải trực tiếp ra môi trường mà phải có biện
pháp thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn; đồng thời, vận động các hộ
dân trên địa bàn xây dựng các bể tự hoại đúng quy chuẩn kỹ thuật; thường xuyên
hút, nạo vét phân hầm cầu (3 - 6 tháng/lần) và sử dụng các chế phẩm sinh học
nhằm tăng quá trình phân hủy chất thải. Trong đó, chọn xã Bình Chánh để triển
khai thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu đề ra.
- Hoàn thiện hệ thống thoát nước
công cộng, đảm bảo nước thải sinh hoạt tại các hộ dân được đấu nối và phát thải
tại các điểm được quy định, nhằm kiểm soát lưu lượng và quản lý đầu phát thải
(tạo thuận lợi cho công tác thu gom đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
theo quy hoạch của thành phố).
- Kêu gọi đầu tư xã hội hóa trong hoạt
động xử lý nước thải sinh hoạt nhằm giảm gánh nặng về mặt tài chính trong công
tác bảo vệ môi trường.
b) Đối với nước thải của các khu dân
cư đầu tư mới
Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan
kiểm tra, đôn đốc và yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào
khai thác, sử dụng các trạm xử lý nước thải tập trung tại dự án khu dân cư trên
địa bàn huyện; nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại các dự án khu dân cư đã đi
vào hoạt động và có biện pháp xử lý vi phạm hành chính về môi trường đối với các
đơn vị vi phạm về tiến độ xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung hoặc xử lý
nước thải không đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN
14:2008/BTNMT.
2. Giải pháp
xử lý chất thải, nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu công
nghiệp trên địa bàn
a) Về xử lý chất thải
- Đối với chất thải sinh hoạt phát
sinh tại cơ sở sản xuất: yêu cầu thực hiện đăng ký thu gom rác tại Ủy ban nhân dân
xã - thị trấn, rác sinh hoạt phát sinh sẽ được Tổ rác dân lập thu gom và vận
chuyển đến các điểm tập kết (xử lý giống chất thải sinh hoạt tại hộ gia đình).
- Đối với chất thải công nghiệp: tổ
chức thống kê, rà soát thực trạng xử lý chất thải công nghiệp của các cơ sở sản
xuất kinh doanh trên địa bàn và vận động, tuyên truyền, yêu cầu các đơn vị tiến
hành ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải với đơn vị chức năng thu gom và xử
lý theo quy định; thực hiện lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (đối với các
đơn vị phải thực hiện) hoặc lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại (đối với các
đơn vị không phải đối tượng lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại) theo quy
định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Trong đó, chọn xã Bình Chánh để triển khai thực hiện thí điểm
trong năm 2016 theo mục tiêu đề ra.
Riêng đối với các đơn vị hoạt động
trong Khu công nghiệp: phải thực hiện ký hợp đồng thu gom chất thải công nghiệp
với đơn vị chức năng và chịu sự quản lý của Ban Quản lý Khu công nghiệp. Ban
Quản lý các Khu công nghiệp trên địa bàn thực hiện công tác kiểm tra định kỳ và
đột xuất đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nhằm đảm bảo 100% các cơ sở
sản xuất, kinh doanh hoạt động trong Khu công nghiệp thực hiện việc xử lý chất
thải đúng quy định.
b) Về xử lý nước thải
- Các giải pháp hỗ trợ:
- Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận
các nguồn vốn vay ưu đãi trong việc đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến
hạn chế phát sinh chất thải; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải và các
vấn đề liên quan công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút các
nhà đầu tư hoạt động các ngành công nghiệp xanh, vừa phát triển kinh tế vừa đảm
bảo giữ gìn môi trường.
- Triển khai chính sách ký quỹ hoàn
chi đối với các doanh nghiệp đầu tư hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện với
ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhằm có cơ sở vững chắc ràng buộc
các đơn vị có trách nhiệm hơn đối với việc bảo vệ môi trường.
- Triển khai đầu tư xây dựng mới khu,
cụm công nghiệp tập trung theo quy hoạch đã được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu
đầu tư, phát triển đa dạng các ngành nghề của doanh nghiệp và phục vụ công tác
di dời các cơ sở sản xuất xen cài trong khu dân cư (Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân
1 mở rộng, Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2, Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 3, Cụm
Công nghiệp Qui Đức, Cụm Công nghiệp Lê Minh Xuân, Cụm Công nghiệp Đa Phước,
Cụm Công nghiệp tại xã Phạm Văn Hai).
c) Các giải pháp quản lý
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát và kịp thời xử lý vi phạm trong việc xả thải của các đơn vị sản xuất,
buộc các cơ sở sản xuất đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo
nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.
- Triển khai thực hiện Quyết định số
6781/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành
Kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và
Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Bình
Chánh về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Bình Chánh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, Ban Quản lý các khu chế xuất -khu công nghiệp thực hiện kiểm tra, giám
sát tình hình đấu nối, thu gom và vận hành hệ thống xử lý nước thải của các khu
công nghiệp trên địa bàn; đảm bảo toàn bộ nước thải được thu gom và xử lý đạt
quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.
- Chọn xã Bình Chánh để triển khai
thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu của Đề án.
3. Giải pháp xử
lý chất thải, nước thải từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện
Tổ chức rà soát, thống kê và cập
nhật toàn bộ hiện trạng các hộ chăn nuôi trên địa bàn để thực hiện các giải
pháp cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp không phù
hợp quy hoạch (đặc biệt là nằm trong khu dân cư): vận động 100% hộ chăn nuôi trên
địa bàn thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời ra khỏi khu dân cư, đến nơi
phù hợp quy hoạch theo mục tiêu đề ra. Các trường hợp không thực hiện di dời
thì xử lý vi phạm về môi trường theo quy định và buộc ngưng hoạt động.
- Đối với các trường hợp phù hợp
quy hoạch: hướng dẫn thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa chuồng trại, xây dựng
hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn. Trường hợp không thực hiện việc cải tạo,
nâng cấp và xây dựng quy trình chăn nuôi, xử lý chất thải đạt quy chuẩn thì xử
lý vi phạm theo quy định và buộc ngưng hoạt động.
Trong quá trình thực hiện phải hỗ
trợ, hướng dẫn các thủ tục để di dời, xây dựng chuồng trại mới và hướng dẫn đăng
ký các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị, sản xuất theo quy trình
ViệtGap của Thành phố để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, hệ thống xử lý
chất thải đạt quy chuẩn. Đối với những trường hợp ngưng chăn nuôi, chuyển đổi
ngành nghề thì thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề phù hợp,
giới thiệu giải quyết việc làm phù hợp.
- Chọn xã Bình Chánh để triển khai
thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu của Đề án (đính kèm Biểu 1).
4. Giải pháp
giữ gìn vệ sinh công cộng và tạo cảnh quan môi trường
- Giao Công ty TNHH Một thành viên dịch
vụ công ích huyện hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Công ty
TNHH MTV môi trường đô thị thành phố thực hiện công tác quét dọn, vệ sinh môi
trường các tuyến, trục đường chính trên địa bàn huyện.
- Thành lập các Tổ tự quản về vệ
sinh công cộng theo Tổ nhân dân hoặc tuyến đường do các Đoàn thể xã, ấp phụ
trách công tác vận động nhân dân tham gia quét dọn, vệ sinh môi trường đối với tất
cả các tuyến, trục đường trên địa bàn xã (ngoài các tuyến do Công ty TNHH Một thành
viên dịch vụ công ích huyện hoặc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố
phụ trách).
- Rà soát hiện trạng và tổ chức vận
động toàn bộ nhân dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thường xuyên phát quang,
khai thông cống, rãnh và trồng mới cây xanh xung quanh nơi ở, nơi sản xuất. Đồng
thời, vận động nhân dân thực hiện cải tạo vườn tạp, trồng mới các loại cây trồng
phù hợp vừa làm kinh tế tăng thu nhập, vừa tạo cảnh quan môi trường. Chú trọng việc
vận động nhân dân làm hàng rào bằng cây xanh hoặc trồng cây loại cây xanh, dây
leo phù hợp để tạo mảng xanh bên cạnh hàng rào bê tông. Bên cạnh đó, hàng năm
các xã - thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phải tổ chức tốt hoạt động
"Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" trong nhân dân để không ngừng
tăng số lượng cây xanh trên địa bàn.
- Khảo sát và lắp đặt thêm các thùng
chứa rác tại những nơi công cộng, vị trí phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho
người đi đường bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế tình trạng vứt chất thải bừa
bãi nơi công cộng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động bằng các pano, banrol nơi công cộng để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh
chung, bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Song song đó, thường xuyên kiểm tra,
nhắc nhở mọi người dân cùng nhau tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường chung (đưa
nội dung giao nhiệm vụ người dân địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở
người đi đường chấp hành quy định về vệ sinh môi trường nơi mình sinh sống vào Hương
ước của ấp) đi kèm với tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, xử phạt
theo quy định.
- Chọn xã Bình Chánh để triển khai
thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu của Đề án.
5. Giải pháp
xử lý chất thải từ sản xuất nông nghiệp (vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật)
- Tiếp tục khảo sát, rà soát sửa
chữa hoặc lắp đặt mới các ống cống rộng khắp trên các cánh đồng trồng rau, lúa để
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân thực hiện lưu chứa tạm thời vỏ, bao
bì thuốc bảo vệ thực vật tập trung đúng nơi quy định trong thời gian chờ Chi
Cục Bảo vệ thực vật thành phố thu gom, xử lý.
- Vận động, tuyên truyền, hướng dẫn
nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng quy định, không sử dụng các
loại thuốc, phân bón có hại cho môi trường, các danh mục bị cấm sử dụng hoặc
khuyến cáo không nên sử dụng.
- Tổ chức tuyên truyền vận động
nông dân tham gia thực hiện thải bỏ vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy
định, thành lập các Tổ tự quản trong nông dân. Kết hợp công tác tuyên truyền vận
động với việc khen thưởng kịp thời những nơi thực hiện tốt và tăng cường công
tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.
- Chọn xã Bình Chánh để triển khai
thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu của Đề án.
6. Giải pháp
về cải tạo và làm sạch hệ thống sông, kênh, rạch
- Khảo sát, triển khai các dự án đầu
tư nạo vét, vớt rác, dọn cỏ, lục bình tạo sự thông thoáng dòng chảy, tăng khả
năng tự làm sạch của kênh, rạch. Định kỳ hàng quý, vận động nhân dân tham gia
ra quân dọn vệ sinh tại các tuyến kênh, rạch nhằm duy trì cảnh quan và tránh
tình trạng tái phát sinh rác, cỏ và lục bình.
- Khảo sát, thống kê số lượng các cơ
sở sản xuất kinh doanh có phát sinh nước thải dọc các tuyến sông, kênh rạch và yêu
cầu thực hiện xử lý nước thải theo quy định. Tăng cường công tác giám sát của nhân
dân, kiểm tra của các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm.
- Vận động nhân dân sinh sống dọc các
tuyến sông, kênh rạch đăng ký thu gom rác hoặc thực hiện các mô hình xử lý chất
thải tại chỗ nhằm hạn chế tình trạng thải bỏ rác xuống sông, kênh rạch. Tăng cường
công tác giám sát của nhân dân, kiểm tra của các cơ quan chức năng để kịp thời
phát hiện, phê bình tại các cuộc họp Tổ nhân dân hàng tháng hoặc xử lý vi phạm theo
quy định đối với các trường hợp vi phạm về xả chất thải, nước thải xuống sông,
kênh rạch và san lấp, lấn chiếm, xây dựng trên sông kênh, rạch.
- Thực hiện công tác phối hợp liên
tịch để giải quyết các vấn đề môi trường tại khu vực giáp ranh (nhất là nguồn nước
sông, kênh, rạch) giữa huyện Bình Chánh và các quận - huyện giáp ranh. Phối hợp
đồng bộ với các Sở ngành liên quan trong công tác quản lý nguồn thải, cải thiện
ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
- Đầu tư xây dựng các trạm xử lý
nước thải tập trung, giải quyết tình trạng nước thải sinh hoạt từ các khu dân
cư thải qua hệ thống thoát nước công cộng gây ô nhiễm kéo dài đối với các tuyến
kênh, rạch tiếp nhận. Trong thời gian chờ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung, triển khai vận động các hộ dân quan tâm xử lý sơ bộ nước thải
sinh hoạt (bổ sung dung dịch xử lý vào hầm cầu), thực hiện dọn vệ sinh, khai
thông dòng chảy các tuyến kênh để làm tăng khả năng tự làm sạch.
- Chọn xã Bình Chánh để triển khai
thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu của Đề án.
7. Giải pháp về
cung cấp nước sạch
- Định kỳ rà soát và tổng hợp thực trạng
cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện để cung cấp số liệu, đề nghị các đơn vị
cung cấp nước sạch có kế hoạch đầu tư, phát triển mạng lưới nhằm đảm bảo cung
cấp nước sạch kịp thời cho 100% hộ dân. Đồng thời, vận động các mạnh thường quân,
đơn vị tài trợ kịp thời hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn lắp đặt
đồng hồ cung cấp nước sạch, đường ống cấp nước và trang thiết bị phụ vụ việc sử
dụng nước sạch.
- Phối hợp các đơn vị cấp nước lập
Kế hoạch chi tiết từng năm giai đoạn 2017 -2020 thực hiện phát triển cấp nước
sạch trên địa bàn huyện Bình Chánh. Trong đó:
+ Tập trung phát triển mạng lưới
đường ống cấp nước sạch trên các tuyến đường trục chính, các đường nhánh, hẻm, tổ...
trên địa bàn các xã, thị trấn chưa có mạng cấp nước và thay thế dần các giải
pháp cấp nước tạm thời (lắp bồn, thiết bị lọc nước, đồng hồ tổng...).
+ Nâng cấp, thay thế các đường ống cấp
nước cũ, mục để luôn đảm bảo chất lượng nước sạch cho nhân dân.
+ Khuyến khích đầu tư xã hội hóa
việc phát triển mạng lưới và dịch vụ cung cấp nước sạch nhằm giảm gánh nặng cho
ngân sách.
- Chọn xã Bình Chánh để triển khai
thực hiện thí điểm trong năm 2016 theo mục tiêu của Đề án.
BIỂU 1
PHƯƠNG ÁN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ BÌNH CHÁNH THUỘC ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU
GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT, XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN
NUÔI VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
Phần I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT
I. CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT
Chất thải rắn sinh hoạt (sau đây gọi
là rác sinh hoạt) là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào
của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, lượng rác ngày
càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống. Chất thải rắn
sinh hoạt hay còn gọi là rác sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con
người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc
khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán,
nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học....
Theo quy định tại Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất
thải và phế liệu, trong đó rác sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với
mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm
thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);
b) Nhóm có khả năng tái sử dụng,
tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
c) Nhóm còn lại.
Ngoài rác sinh hoạt, hoạt động sống
của con người còn phát sinh chất thải nguy hại (bóng đèn, pin, bình ắc quy...)
cần được bố trí lưu trữ an toàn, thu gom và xử lý theo quy định riêng.
II. TÁC HẠI
CỦA XỬ LÝ RÁC THẢI KHÔNG HỢP VỆ SINH
Đối với rác sinh hoạt phát sinh
trong đời sống hàng ngày, người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại
bỏ bằng cách đốt, tập kết rác tại bãi rác (lộ thiên) hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề
đường, ao, hồ,.... Tuy nhiên, việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, hợp vệ
sinh sẽ gây mất mỹ quan và tác hại xấu ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con
người và sinh vật.
1. Tác hại
của việc đốt rác thải
a) Thói quen của người dân nông thôn
là đốt rác thải ngay tại gia đình trong đó có chứa các vật liệu thừa như: chai
nhựa, cao su, túi nilon.
b) Khi đốt ở nhiệt độ thấp chúng cháy
không triệt để và các khí độc thoát ra ngoài. Trong đám cháy có chứa các chất nguy
hại như: Oxit cácbon, hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen và dioxin, những chất
có thể gây ung thư.
c) Đốt rác theo phương pháp thủ
công trong khu dân cư thì các chất có hại nêu trên sẽ đe dọa trực tiếp đến sức
khỏe. Hậu quả không chỉ dừng lại ở hiện tượng khó thở, viêm đường hô hấp mà
tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư.
d) Biện pháp tốt nhất để hạn chế
những tác hại là tách riêng các loại chất thải nói trên để tái chế thành sản
phẩm hoặc xử lý bằng các lò đốt chuyên dụng.
2. Tác hại
của việc đổ rác thải bừa bãi
a) Thói quen đổ rác thải bừa bãi
ven đường, bờ sông, ao hồ đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn gây mất mỹ
quan và là nguồn ô nhiễm, nguồn bệnh.
b) Nước rỉ rác sẽ chảy xuống ao hồ,
làm ô nhiễm nguồn nước.
c) Các chất độc hại trong nước sẽ
tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá... sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các
chất loại thực phẩm này.
d) Để phòng tránh những ảnh hưởng
đến hệ sinh thái và sức khỏe cần phải xóa bỏ thói quen đổ rác bừa bãi, tổ chức
thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh.
III. HƯỚNG DẪN
PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC TẠI HỘ GIA ĐÌNH
1. Phương
pháp phân loại rác sinh hoạt
Rác sinh hoạt trước khi được đem xử
lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết:
- Nhóm dễ phân hủy: là các loại rác
dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức
ăn thừa, thức ăn hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây, các chất thải thực
phẩm do làm bếp....
- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái
chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại
như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, thùng chứa bằng kim loại,...), các
loại nhựa, thủy tinh...
- Nhóm còn lại: chất thải không có
khả năng phân hủy, tái chế.
Ngoài ra, quá trình sinh hoạt còn phát
sinh một lượng chất thải nguy hại như: bóng đèn, pin, bình ắc quy,... phải tách
riêng, lưu giữ an toàn và chuyển giao vào các tuần thu gom chất thải nguy hại
tổ chức tại Huyện.
2. Phương
pháp thu gom rác
Thu gom rác dễ phân hủy:bao gồm thức
ăn thừa, rau, hoa quả, bã trà, vỏ tôm cua, vỏ ốc... dễ thối rữa nên phải thu gom
hàng ngày hoặc xử lý tại hộ gia đình bằng phương pháp ủ phân compost.
Thu gom rác tái chế: bao gồm kim loại,
giấy, cao su, nhựa, phần lớn đã được những người đồng nát thu nhặt, phần còn lẫn
trong rác người thu gom đựng riêng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho
cơ sở tái chế.
Các thành phần chất thải không có khả
năng tái chế sẽ được thu gom, chứa trong các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng,
sọt, bao tải, túi nilon... sau đó được chuyển giao cho lực lượng thu gom (đối
với các hộ đã có tuyến thu gom) hoặc tập kết tại các điểm quy định (đối với các
hộ chưa có tuyến thu gom).
Phần hình ảnh màu thùng rác: màu
xanh lá cây lưu giữ rác hữu cơ dễ phân hủy, thùng xám lưu giữ chất thải còn
lại, có logo, bảng chữ trước thùng để phân biệt.
Thu gom chất thải nguy hại: chất thải
nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt của người dân được lưu chứa vào các
túi riêng, thu gom và xử lý theo kế hoạch thu gom, xử lý chất thải nguy hại hộ
gia đình của địa phương (theo chương trình tuần lễ thu gom chất thải nguy hại).
3. Phương
pháp xử lý rác tại hộ gia đình
* Việc xử lý rác sinh hoạt tại gia
đình cần:
- Tự tổ chức thu gom phần rác của
gia đình mình và vận chuyển ra điểm tập kết.
- KHÔNG đốt rác ngay tại hộ gia
đình.
- KHÔNG đổ rác bừa bãi ven đường,
bờ kênh, ao hồ...
* Lưu ý: Trong rác sinh hoạt,
có một số thành phần được gọi là chất thải nguy hại. Chất thải được gọi là nguy
hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau: dễ nổ (bình gas, bật lửa,.), dễ
cháy (vật dính xăng dầu, bình ắc quy.), ăn mòn (các chất có tính axit hoặc kiềm
mạnh), gây nhiễm trùng (chất thải người bệnh, bơm kim tiêm,.), chứa chất độc
hại (vỏ thuốc bảo vệ thực vật, pin .).
Đối với chất thải nguy hại, cần
được thu gom vào một túi riêng sẫm màu và cần được giao cho chính quyền địa
phương (trong tuần lễ thu gom chất thải nguy hại) xử lý theo quy trình riêng.
* Xử lý chất thải rắn dễ phân hủy
bằng phương pháp ủ phân compost:
Ủ phân compost là một trong những
mô hình xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy. Đây là mô hình dễ ứng dụng, linh hoạt mà
không kém phần hiệu quả.
* Nguyên tắc chung của phương pháp:
Rác hữu cơ dễ phân hủy hàng ngày được
người dân bỏ vào thùng chứa có nắp đậy (chú ý cần lọc bỏ bao bì, bao nilon...) được
phân hủy do vi khuẩn và các loại sinh vật đất hay nói cách khác là tự phân hủy.
Sản phẩm sau quá trình tự phân hủy được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Việc xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy được
thực hiện theo phương pháp nối tiếp: phần sản phẩm sau phân hủy sẽ được lấy ra
ngoài qua 2 cửa vuông gần mép thùng, tạo không gian để bổ sung lượng rác từ
phía trên thùng chứa.
Cách bố trí thùng ủ phân compost:
việc bố trí thùng chứa dùng cho mục đích ủ phân compost được bố trí tại khu vực
riêng, đảm bảo khoảng cách không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân (tùy
theo điều kiện từng hộ để bố trí khu vực đặt thùng chứa).
Quy cách thùng ủ phân compost:
- Thùng bằng nhựa, hình tròn, dung
tích 220 lít.
- Vách thùng khoan nhiều lỗ nhỏ
cách nhau 10 cm -15 cm đều nhau. Hai bên thành thùng gần mép đáy thùng được
khoan 2 cửa vuông khoảng 20 - 30cm vuông để lấy phân.
- Nơi đặt thùng ủ phân: Cách xa nguồn
nước sinh hoạt, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác. Nước rỉ được dùng tưới lên
đống rác ủ trong thùng giúp rác mau phân hủy thành phân.
* Ưu điểm - lợi ích:
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện;
+ Giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt
hữu cơ của các hộ gia đình và không gây ô nhiễm môi trường;
+ Không tốn diện tích của các hộ
gia đình.
- Lợi ích về môi trường:
+ Hạn chế ô nhiễm không khí do đốt
rác và diện tích chôn lắp rác.
+ Có nguồn phân hữu cơ bổ sung chất
dinh dưỡng trong đất trồng.
+ Giảm bớt sự lạm dụng phân hóa học
trong sản xuất và chi phí sản xuất do giá phân hóa học ngày càng cao.
+ Mang tính giáo dục môi trường vì
đòi hỏi tổ chức cộng đồng phân loại rác tại nguồn. Đây là lĩnh vực thuộc về mặt
xã hội - kinh tế, giáo dục ý thức cho cộng đồng chuyển đổi hành vi và trở thành
thói quen bảo vệ môi trường về lâu dài.
- Lợi ích về kinh tế: Mô hình xử lý
rác hữu cơ thành phân compost đã được thử nghiệm trong nông hộ và phân compost
đã được đem bón trong đất trồng một số loại rau, củ, hoa kiểng với kết quả khả
quan; đồng thời, giảm được chi phí mua phân bón.
(Ước tính trung bình mỗi hộ dân
phát thải khoảng 2kg rác hữu cơ dễ phân hủy trong một ngày)
Phần II
TỔNG
QUAN VỀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ RÁC SINH HOẠT TẠI XÃ BÌNH CHÁNH
- Xã Bình Chánh có tổng diện tích
814.74ha; dân số 26.929 dân; số hộ 6.039 hộ; tổ nhân dân 119, tổ chức doanh
nghiệp 45 đơn vị.
- Phương tiện thu gom, vận chuyển rác
gồm 01 xe chức năng ép vận chuyển rác, 10 thùng đựng rác loại 240 lít, 03 xe
cải tiến.
- Hiện nay, trên địa bàn xã Bình
Chánh có 02 Tổ thu gom rác và Công ty TNHH Thành Vạn, Sài Thành thực hiện thu gom
rác; địa bàn tổ chức thu gom 119/119 tổ nhân dân; tổng lượng rác thải hiện nay bình
quân ngày đêm khoảng 16tấn/ ngày đêm (trong đó hộ dân cư 08tấn, tổ chức và chợ
08 tấn).
- Kết quả thu gom: Hiện nay công tác
thu gom tại địa bàn xã Bình Chánh đã triển khai 119/119 tổ nhân dân; kết quả
thu gom lượng rác thải ngày đêm khoảng 15,2 tấn/ngày đêm (trong đó hộ dân cư
7,2 tấn, tổ chức và chợ 08 tấn).
- Số hộ dân chưa đăng ký thu gom
rác: 420/6.039 hộ.
Từ số liệu trên cho thấy, công tác thu
gom rác trên địa bàn xã Bình Chánh vẫn chưa triệt để, còn tồn 420 hộ chưa được bố
trí lực lượng thu gom rác, có khoảng 800kg rác/ngày đêm do người dân đang tự xử
lý (thải bỏ không đúng quy định hoặc đốt bỏ tại nhà).
Bên cạnh lượng rác phát sinh từ các
hộ gia đình sinh sống trên địa bàn xã, thì lượng rác phát sinh từ khách vãng
lai, từ người dân địa bàn lân cận thải bỏ bừa bãi trên các tuyến đường, các bãi
đất trống vẫn đang là gánh nặng trong công tác quản lý, xử lý rác thải trên địa
bàn xã Bình Chánh.
Do đó, để góp phần giải quyết gánh
nặng trong công tác quản lý, xử lý rác thải trên địa bàn, phương án xử lý rác
sinh hoạt được xây dựng và áp dụng thí điểm tại xã Bình Chánh là một yêu cầu
cấp thiết, có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao cả về mặt quản lý và mặt xã
hội.
Phần III
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THÍ
ĐIỂM THỰC HIỆN XỬ LÝ RÁC TẠI XÃ BÌNH CHÁNH
Mô hình xử lý rác sẽ được áp dụng
thí điểm tại xã Bình Chánh, sau đó tổng kết kết quả thực hiện, nếu đạt hiệu quả
sẽ nhân rộng thực hiện trên toàn địa bàn huyện Bình Chánh.
Triển khai thực hiện phương án đồng
bộ bằng các công tác sau:
1. Công tác
tuyên truyền:
Tăng cường công tác tuyên truyền về
thu gom xử lý rác trên các thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các ngành, cấp ấp, tổ nhân dân và các hộ gia đình trong công tác bảo
vệ môi trường, cụ thể:
- Phát tờ bướm với nội dung hướng dẫn
thu gom, phân loại và phương pháp xử lý chất thải tại hộ gia đình; thông tin về
quy định xử lý vi phạm đối với hành vi thải bỏ rác không đúng quy định...
- Treo pano, áp phích với nội dung
tuyên truyền, cung cấp thông tin liên quan về chương trình xử lý rác và các
thông tin liên quan tại các tuyến đường chính, trụ sở ban nhân dân ấp...
- Phát thanh tuyên truyền, thông
tin các nội dung trong chương trình thí điểm xử lý rác cho nhân dân trên địa
bàn
- Tổ chức, bố trí lực lượng đến
từng hộ gia đình hướng dẫn cách phân loại rác thải và cách thực hiện xử lý rác
thải tại hộ gia đình.
- Thành lập tổ công tác (bao gồm trưởng
ấp và các tổ trưởng tổ nhân dân) thường xuyên kiểm tra tình hình thu gom, xử lý
rác tại hộ gia đình; nhắc nhở, vận động các hộ dân chưa chấp hành phải thực hiện
đúng theo chủ trương chung của chính quyền địa phương.
2. Công tác
hỗ trợ xử lý rác sinh hoạt tại hộ gia đình:
- Cung cấp tờ bướm với nội dung
hướng dẫn hộ dân phân loại rác tại nhà, xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp
ủ phân compost.
- Hỗ trợ, trang bị thùng chứa và chế
phẩm enzyme xử lý rác tại hộ gia đình nhằm khuyến khích người dân thực hiện
theo mô hình đề ra.
- Bố trí lực lượng hướng dẫn tại hộ
gia đình đối với việc phân loại rác thải, xử lý rác hữu cơ bằng phương pháp ủ
phân compost.
- Phối hợp với đơn vị sản xuất phân
bón tiến hành thu mua lượng phân bón hữu cơ sau xử lý tại nhà dân từ các thùng ủ
phân compost nhằm tạo sự khuyến khích và nguồn thu cho các hộ dân khi thực hiện
mô hình.
3. Công tác
quản lý, xử lý việc thải bỏ rác thải:
- Bố trí lực lượng tuần tra (công
an xã và đội quản lý trật tự đô thị) tại các tuyến đường, khu vực thường xuyên
phát sinh tình trạng thải bỏ rác thải, kịp thời phát hiện xử lý theo quy định.
- Thực hiện thí điểm tuyến đường,
khu vực (thường xuyên phát sinh rác) có lắp đặt camera quan sát về an ninh trật
tự và thông tin rộng rãi trên phương tiện truyền thông, lắp bảng thông tin
tuyến đường, khu vực có lắp đặt camera quan sát.
- Bố trí thùng rác công cộng trên các
tuyến đường tạo thuận lợi trong việc thải bỏ rác cho người dân trong khu vực và
khách vãng lai.
- Thực hiện quản lý chặt chẽ tình hình
thải bỏ rác tại các nhà trọ, giao trách nhiệm cho chủ nhà trọ trong công tác
nhắc nhở các hộ ở trọ thu gom, thải bỏ rác đúng quy định.
- Quản lý chặt chẽ tình hình hoạt
động thu gom rác của các Tổ rác dân lập và các doanh nghiệp hoạt động thu gom
rác trên địa bàn; xử lý theo quy định đối với các đơn vị không thực hiện đúng
theo quy chế hoạt động thu gom, vận chuyển rác.
4. Công tác
tổ chức phong trào:
- Kết hợp với chương trình "15
phút vì thành phố văn minh sạch đẹp", các tổ trưởng tổ nhân dân kêu gọi các
hộ gia đình tham gia tổng vệ sinh nhà cửa, khu vực mặt tiền nhà và tham gia vệ
sinh trên tuyến đường công cộng.
- Việc tổ chức thực hiện phong trào
cần đảm bảo về chất lượng, có sức hút với sự tham gia nhiệt tình cùa người dân (trong
đó thể hiện tính tiên phong của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và các trưởng
ấp, tổ trưởng tổ nhân dân); từng bước tạo dựng ý thức, thói quen giữ gìn vệ
sinh môi trường trong sinh hoạt của người dân.
- Giao trách nhiệm cho các trưởng
ấp và các tổ trưởng hằng tuần thực hiện kêu gọi người dân trong tổ nhân dân thực
hiện vệ sinh các tuyến đường trong khu vực; báo cáo kết quả thực hiện đến Ủy
ban nhân dân xã.
- Đánh giá các tuyến đường có rác, đưa
vào tiêu chí xét khu phố văn hóa; tiêu chí thi đua giữa các ấp.
- Thực hiện chế độ khen thưởng, tuyên
dương các tổ nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh nơi cư
trú; phê bình, nhắc nhở các tổ nhân dân thường xuyên để phát sinh rác thải tồn
đọng hoặc có hộ dân vi phạm về thải bỏ rác thải.
Phần IV
LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ
THỰC HIỆN
I. LỘ TRÌNH:
- Áp dụng thực hiện thí điểm phương
án xử lý rác tại xã Bình Chánh trong năm 2016.
- Sau khi áp dụng thí điểm tại xã
Bình Chánh đạt hiệu quả, nhân rộng mô hình trên toàn địa bàn huyện.
II. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Chi phí áp
dụng mô hình xử lý rác tại hộ gia đình:
- Thùng rác đôi hộ gia đình 10 lít
x 2 dùng cho Chương trình phân loại rác tại nguồn (hai màu): 200.000 đồng/thùng.
- Chế phẩm enzyme xử lý rác, khử
mùi: 80.000đ/sp cho 05 lần sử dụng.
(Hỗ trợ mỗi hộ gia đình trong
đợt đầu áp dụng, mỗi hộ 02 sản phẩm = 160.000 đồng).
- Chi phí thùng nhựa có nắp đậy 220
lít: 240.000đ/sp.
* Tổng chi phí hỗ trợ cho mỗi hộ dân:
Chi phí thùng rác + Chi phí chế
phẩm + Chi phí thùng chứa = 600.000 đồng.
2. Chi phí
triển khai lực lượng giám sát và lắp đặt, vận hành camera quan sát; Chi phí tuyên
truyền:
Trong quá trình triển khai phương
án thí điểm xử lý rác tại xã Bình Chánh, Ủy ban nhân dân xã lên phương án và dự
trù kinh phí cụ thể và đề xuất hỗ trợ.
3. Dự trù
kinh phí thực hiện trong năm 2016 đối với phương án xử lý rác tại hộ gia đình:
Theo số liệu thống kê, địa bàn xã
Bình Chánh hiện có 420 hộ thuộc khu vực không thể thực hiện thu gom, vận chuyển
rác đến nơi tập kết (trong đó: 300 hộ có đất vườn, 120 hộ không có đất vườn),
do đó, chi phí dự trù để áp dụng mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình, như
sau:
a) Chi phí hỗ trợ hộ dân thực hiện
xử lý rác tại nhà:
420 hộ x 600.000 đồng/hộ = 252.000.000
đồng
b) Chi phí hỗ trợ các Tổ hướng dẫn
thực hiện tại hộ dân:
20 người x 100.000 đồng/người/ngày
x 10 ngày = 20.000.000 đồng.
c) Chi phí cung cấp Sổ tay Hướng
dẫn xử lý rác tại hộ gia đình:
10.000 đồng/quyển x 420 = 4.200.000
đồng
Tổng chi phí: a + b + c =
258.200.000 đồng.
(Bằng chữ: Hai trăm năm mươi tám
triệu hai trăm nghìn đồng).